Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

xây dựng dự án trồng nấm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (370.78 KB, 39 trang )

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN NGHỀ TRỒNG NẤM.
Mục lục :
I. Giới thiệu chung về dự án…………………………………………… 3
1. Lý do chọn dự án………………………………………………… 3
2. Sản phẩm của dự án……………………………………………… 3
3. Địa điểm đặt dự án…………………………………………… 4
4. Mô hình kinh doanh……………………………………………… 5
II. Tính khả thi của dự án………………………… 5
III. Nghiên cứu thị trường của dự án……………………………… 6
1. Phân tích môi trường vĩ mô ……………………………………… 6
2. Phân tích môi trường ngành………………………………………. 8
3. Biện pháp chiếm lĩnh thị phần…………………………………… 9
IV. Nghiên cứu công nghệ, kĩ thuật, môi trường của dự án……………… 10
1. Xác định sản phẩm của dự án …………………………………… 10
2. Lựa chọn công nghệ, phương pháp sản xuất, quy trình kĩ thuật … 14
2.1. Xây dựng nhà trồng nấm…………………………………………. 14
2.2. Phương pháp và quy trình công nghệ …………………………… 16
2.2.1. Công nghệ trồng nấm Rơm……………………………… 16
2.2.2. Công nghệ trồng nấm Hương …………………………… 23
2.2.3. Công nghệ trồng nấm Linh Chi…………………………… 25
3. Xác định công suất của dự án …………………………………… 28
4. Khu đất xây dựng công trình…………………………………… 29
5. Vấn đề môi trường và xử lý chất thải…………………………… 29
V. Nghiên cứu tài chính của dự án………………………………………. 29
VI. Nghiên cứu kinh tế - xã hôi – tổ chức dự án………………………… 34
VII. Chiến lược và kế hoạch hành động cụ thể…………………………… 35
1
VIII. Rủi ro và các phương án dự phòng……………………………………37
2
Dự án phát triển nghề trồng nấm.
I. Giới thiệu chung về dự án.


1. Lý do chọn dự án.
Nấm được xem là một loại thực phẩm xếp vào loại “rau sạch”, “thịt
sạch” rất giàu dinh dưỡng, chất khoảng, protein, vitamin có thể thay thế thịt,
cá và là nguồn dược liệu quý. Không gây ra những hậu quả bất lợi như đạm
động vật, đường hay tinh bột.
Trong những năm gần đây thì nghiên cứu và nuôi trồng nấm dần phát
triển mạnh mẽ ở nhiều nước tuy nhiên lượng cung của nấm luôn thấp hơn so
với nhu cầu. Nước ta lại có tiềm năng to lớn để trồng nấm nhưng nhiều năm
nay nghề nấm hầu như vẫn cứ giậm chân tại chỗ. Hơn nữa sự xuất hiện từ
các loại nấm không rõ nguồn gốc, chất lượng khiến người dân luôn lo lắng
khi sử dụng. Người tiêu dùng sẽ sẵn sàng chi trả mức giá cao để mua được
sản phẩm mà mình tin tưởng, mà nấm là sản phẩm vừa đảm bảo chất lượng
lại có mức giá cả phù hợp với người tiêu dùng.
Thống kê ngành nông nghiệp cho thấy những nguyên liệu sản xuất nấm
là xenlulo và hemixinlulo có trong các phế phẩm như mạt cưa, xác cà phê,
mía đường, rơm rạ, gỗ mục Nếu tận dụng được thì ta sẽ có nguồn nguyên
liệu gần như vô tận để nuôi trồng nấm. Nhưng nước ta mới chỉ tận dụng
được 10% của khoảng 60 triệu tấn phế liệu nông nghiệp hàng năm.
Với trồng nấm thì diện tích nhỏ nhất vẫn có thể cho năng suất cao nhất
nên có thể áp dụng trồng nấm ở quy mô nhỏ hay lớn, kinh tế hộ gia đình.
Nấm có chu kỳ sinh trưởng ngắn, quay vòng vốn nhanh, có thể ngừng sản
xuất bất cứ lúc nào khi gặp thời tiết bất thuận nên thiệt hại không nhiều.
Nguyên liệu trồng nấm rẻ và sẵn. Nấm là loại thực phẩm có giá trị xuất
khẩu cao. Góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống, giải quyết
công ăn việc làm cho người lao động ở nông thôn. Công nghệ trồng và sơ
chế nấm không khó phù hợp với trình độ lao động ở nông thôn.
2. Sản phẩm của dự án.
Dự án ban đầu xác định sẽ thực hiện với quy mô vừa và nhỏ, bên cạnh đó
để tránh rủi ro trong quá trình sản xuất và đảm bảo có thể thu hồi vốn vì vậy
dự án sẽ tiến hành tập trung chuyên môn hóa vào trồng và cung ứng 3 loại

3
sản phẩm chính : Nấm Rơm, Nấm Hương và Nấm Linh Chi. Tuy 3 loại sản
phẩm này có đặc tính khác nhau, kĩ thuật nuôi trồng khác nhau nhưng với
việc ưu tiên chuyên môn hóa thì dự án vẫn có thể dảm bảo cung cấp 1 lượng
nhất định cho thị trường. Lựa chọn 3 loại có đặc tính sinh trưởng khác nhau
gắn với 3 nguyên liệu đầu vào khác nhau có thể đảm bảo cho dự án hoạt
động liên tục, tránh trường hợp thiếu nguyên liệu đầu vào do các nguyên
nhân khách quan và chủ quan. Sau khi dự án đã đi vào hoạt động ổn định sẽ
tiến hành đa dạng hóa các loại sản phẩm như : Nấm Sò, Nấm Bào Ngư,
Nấm Kim Châm, Mộc Nhĩ,…
3. Địa điểm đặt dự án.
Địa điểm đặt dự án là xã Ba Trại, huyện Ba Vì, Hà Nội:
-Vị trí địa lý: diện tích xã khoảng 36km2 thuộc huyện Ba Vì tỉnh Hà Tây,
nằm dưới chân phía bắc núi Ba Vì. Phía Đông giáp xã Tản Lĩnh, phía Bắc
giáp xã Cẩm Lĩnh, phía Tây giáp xã Thuần Mỹ.
Xã nằm giữa hai con đường Tỉnh lộ, đường 87 Sơn Tây - Đá Chông và
đường 88 Sơn Tây - Bất Bạt. Đường 87 đi qua xã từ phía Đông - Nam qua
các xóm Chằm Mè - Trung Sơn tiếp giáp đường 89 tại Đá Chông. Đường 89
chạy song song với sông Đà qua địa phận xã thuộc địa phận xã Thuần Mỹ.
Đường 88 đi qua xã ở phía Bắc và cũng là gianh giới giữa Ba Trại với Cẩm
Lĩnh.
-Gần thủ đô Hà Nội : Thị trường tiêu thụ sản phẩm chính của dự án. Thuận
lợi cho việc vận chuyển sản phẩm và đặc tính không dự trữ được của sản
phẩm.
- Gần Khu du lịch Ba Vì: thuận tiện cho việc mở các hội chợ ẩm thực cho
khách du lịch, và giới thiệu sản phẩm của địa phương.
-Địa hình khí hậu: bị chi phối bởi các yếu tố vĩ độ Bắc, cơ chế gió mùa, sự
phối hợp giữa gió mùa và vĩ độ tạo nên khí hậu nhiệt đới ẩm với mùa đông
lạnh và khô. Nhiệt độ bình quân năm trong khu vực là 23,4 độC. Lượng
mưa trung bình năm 2.500mm, phân bố không đều trong năm, tập trung

nhiều vào tháng 7, tháng 8. Độ ẩm không khí 86,1%. Vùng thấp thường khô
hanh vào tháng 12, tháng 1.
Nhìn chung địa hình của xã phần lớn là đồi gò, độ cao các quả đồi chênh
nhau từ 5 đến 20 mét, độ dốc không lớn. Diện tích ruộng có 730 mẫu bắc bộ
phần lớn là ruộng chằm, diện tích còn lại là đất đồi.
Xã có trên 2.300 nhân khẩu, trong đó gần 40% là người dân tộc Mường,
Dao. Gần 80% người dân sinh sống chủ yếu bằng nghề nông, sản phẩm chủ
yếu bao gồm ngô, sắn, lúa Ngoài ra, Xã Ba Trại còn phát triển làng nghề
4
trồng và chế biến chè. Điều kiện kinh tế tại địa phương kém, thu nhập bình
quân đầu người, tốc độ tăng trưởng kinh tế tại địa phương còn thấp. Thời
gian nông nhàn còn nhiều.
-Nhận định Xã Ba trại có đầy đủ nguyên vật liệu: rơm, mùn cưa, gỗ,…
làm nguyên liệu đầu vào chính cho dự án trống nấm và phù hợp với quy mô
ban đầu của dự án.

4. Mô hình kinh doanh.
Với diện tích đồi núi, mật độ dân số khoảng 64 người/km2. Số lượng dân
cư ít và diện tích đất của các hộ gia đình là lớn nhưng dân cư phân tán khó
có thể tổ chức dự án. Tuy nhiên, xã có nhiều khu đất trống, bỏ hoang mà dự
án có thể thuê và xây dựng các hạng mục công trình và thực hiện dự án với
quy mô vừa, sản xuất khép kín. Với những điều kiện trên ta nên áp dụng
mô hình Hợp Tác Xã, liên kết giữa các hộ gia đình giúp giải quyết công ăn
việc làm và tạo thêm thu nhập cho khoảng 30 người. Sau khi dự án ổn định
hoạt động thu hồi vốn ban đầu sẽ tiến hành mở rộng mô hình ra toàn xã, đa
dạng hóa các loại sản phẩm và xây dựng dự án với quy mô lớn hơn.
II. Tính khả thi của dự án.
Hiện tại, nhu cầu về các loại nấm ăn, nấm dược liệu ngày càng tăng,
nguyên nhân do hiện nay vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm ngày càng trở
nên phức tạp, giá cả các thực phẩm ngày càng tăng. Trong khi đó, nấm ăn,

nấm dược liệu không những có giá trị về mặt dinh dưỡng (rất giàu protein -
đạm thực vật, chiếm 30 - 40 % chất khô, glucid, lipid, các axit amin,
vitamin, các khoáng chất ), nấm còn có các hoạt chất sinh học
(polysaccharide - chất đa đường, axit nucleic ). Vì vậy, có thể coi nấm như
một loại rau sạch, thịt sạch, thực phẩm chức năng, thuốc trong y dược.
Sản xuất nấm ăn và nấm dược liệu phù hợp với tất cả các vùng, miền
trong cả nước. Với thành công của các dự án trồng nấm ăn và nấm dược liệu
giúp hàng ngàn lao động nông thôn có công ăn, việc làm, thu nhập ổn định,
góp phần phát triển kinh tế, chính trị, an sinh xã hội.
Từ những năm 1970, chúng ta đã bắt đầu chú ý đến việc nghiên cứu và
sản xuất nấm, đến nay đã làm chủ được công nghệ chọn tạo giống, nuôi
trồng, chế biến 18 loại nấm ăn và nấm dược liệu. Các công nghệ này đang
phổ cập cho nhiều người dân áp dụng để sản xuất.
Thị trường tiêu thụ sản phẩm nấm ở trong nước và thế giới ngày càng
phát triển. Toàn thế giới có khoảng 5 triệu tấn nấm lưu thông, trong đó
Trung Quốc là nước xuất khẩu nấm lớn nhất, Mỹ, Nhật, Tây Âu phải nhập
khẩu nấm vì trong nước sản xuất không đủ và giá rất cao.
5
Ngay nước ta cũng đang phải nhập khẩu một số loại nấm cao cấp như
kim châm, đùi gà, ngọc châm, nấm hương, linh chi từ Trung Quốc, Hàn
Quốc, Đài Loan với số lượng hàng chục ngàn tấn/ năm. Dự đoán trong
tương lai nhu cầu tiêu dùng nấm ngày càng tăng ở cả hai thị trường trong
nước và thế giới.
Hiệp hội Nấm ăn thế giới khuyến cáo: Nấm ăn và nấm dược liệu là
thức ăn của loài người trong thế kỷ 21. Đánh giá sự văn minh của một quốc
gia căn cứ vào chỉ tiêu bình quân lượng nấm tiêu thụ/đầu người/năm của
quốc gia đó là bao nhiêu kg? Hiện một số nước như Mỹ, Nhật Bản, Đức
đang tiêu thụ 5 - 6 kg nấm/ người/ năm.
Địa điểm đặt dự án mang nhiều thuận lợi về địa hình, khí hậu, chính
trị, phù hợp đặc điểm văn hóa, xã hội và phong tục tập quán, đặc điểm sản

xuất nông nghiệp ( thời gian nông nhàn). Dự án trồng nấm với chi phí thấp
rất phù hợp với sự phát triển hiện tại của địa phương, hơn nữa dự án lại phù
hợp với điều kiện của vùng, tạo điều kiện cho người dân có thêm thu nhập,
phát triển kinh tế địa phương.

III. Nghiên cứu thị trường của dự án.
1. Phân Tích môi trường vĩ mô:
a) Kinh tế :
• Tăng trưởng kinh tế : Nền kinh tế Việt Nam trong những năm gần
đây đạt mức tăng trưởng cao. Tốc độ tăng GDP bình quân giai
đoạn 1990-2008 liên tục giữ ở mức cao là 7,56%/năm. Năm 2013,
tốc độ tăng GDP ước tính là 5,42%. Tốc độ tăng trưởng kinh tế
cao, trong khi tốc độ tăng dân số đang được kìm hãm, dẫn đến
mức thu nhập GDP bình quân trên đầu người mỗi năm một tăng
• Xu hướng tăng lên về thu nhập trung bình của người dân có tác
động tích cực đến sức mua trong nước, trong đó có vấn đề tiêu thụ
nấm. Thu nhập tăng thì người dân sẽ quan tâm hơn đến sức khỏe
của các thành viên trong gia đình, đặc biệt là trẻ em. Từ đó, tăng
chi tiêu cho việc tiêu dùng các sản phẩm giàu chất dinh dưỡng
như nấm.
• Lạm phát: là yếu tố ảnh hưởng tới giá nguyên liệu đầu vào của
doanh nghiệp. Khi giá nguyên liệu tăng sẽ làm cho giá sản phẩm
tăng, có thể sẽ ảnh hưởng doanh thu trên thị trường. Sau năm
2011, tỉ lệ lạm phát có xu hướng giảm: còn 1 con số (6,81% năm
2012 và 5,92% trong 10 tháng đầu năm 2013).
• Lãi suất: lãi suất và xu hướng lãi suất trong nền kinh tế ảnh
hưởng mạnh mẽ đến xu thế tiết kiệm, tiêu dùng, đầu tư trong
dân chúng, do vậy sẽ tác động đến hoạt động của doanh nghiệp.
b) Chính trị - Pháp luật :
6

• Khi kinh doanh trên một đơn vị hành chính, các doanh nghiệp sẽ
phải bắt buộc tuân theo các yếu tố thể chế luật pháp tại khu vực
đó.
• Nhà nước đã sửa đổi, ban hành nhiều văn bản pháp luật, chính
sách khuyến khích các DN, hộ gia đình tham gia vào các hoạt
động sản xuất kinh doanh nói chung và sản xuất, tiêu thụ nấm nói
riêng.
Luật khuyến khích đầu tư trong nước ( 1994).
Luật hợp tác xã ( 1997).
Luật doanh nghiệp ( 1999).
Bên cạnh có cũng có các chính sách khác như : chính sách thuế, chính
sách tín dụng cho người nông dân vay vốn để phát triển kinh tế, chính
sách khuyến nông, chính sách về thực hiện chương trình nông thôn
mới, chính sách giải quyết việc làm….
• Chính trị Việt Nam và tại xã Ba Trại tương đối ổn định, thị
trường nấm nói chung không bị ảnh hưởng nhiều bởi sự bất ổn
định, đó là điều kiện tốt cho các doanh nghiệp sản xuất nấm phát
triển. Ngoài ra, một nền chính trị ổn định cũng là tiền đề cho sự
phát triển xã hội, xã hội càng phát triển thì nhu cầu của người dân
ngày càng nâng lên, thị trường nấm cũng có thêm nhiều cơ hội.
• Các chính sách hỗ trợ về vốn, kĩ thuật, nhân lực , vật lực . Chính
sách khuyến nông của địa phương cũng như của nhà nước tạo
điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện dự án trồng nấm diễn ra
hiệu quả hơn.
c) Văn hóa – Xã hội :
• Việt Nam có quy mô dân số khá lớn, theo số liệu của cục thống kế,
dân số VN năm 2011 là 87,84 triệu người, năm 2012 là 88,78 triệu
người, tăng 1,06% so với năm 2011 và trong năm 2013 dân số đã
đạt mốc 90 triệu người. Do đó, Việt Nam có một thị trường tiêu thụ
nấm lớn. Đây sẽ là cơ hội tốt cho ngành trồng nấm phát triển.

7
• Ẩm thực Việt Nam rất đa dạng, phong phú và lâu đời. Bên cạnh đó,
Nấm là 1 loại thực phấm bổ dưỡng gần gũi với người dân, cách chế
biến cũng rất đa dạng góp phần phát huy tinh hoa ẩm thực Việt.
d) Công nghệ:
• Việc tiếp cận KH-CN hiện nay đã không còn khó khăn, có thể dễ
dàng tiếp cận, chuyển giao, vận hành. Các dây chuyền công nghệ sản
xuất, chế biến , bảo quản đều rất hiện đại góp phần đảm bảo và nâng
cao chất lượng sản phẩm nấm đầu ra. Trồng nấm không khó, nhưng
nếu áp dụng được khoa học công nghệ vào việc trồng nấm thì ta sẽ
thu được năng suất rất cao mà lại đỡ tốn kém chi phí thuê lao động
e) Khí hậu:
• Khí hậu Ba Vì chi phối bởi các yếu tố vĩ độ Bắc, cơ chế gió mùa, sự
phối hợp giữa gió mùa và vĩ độ tạo nên khí hậu nhiệt đới ẩm với mùa
đông lạnh và khô. Nhiệt độ bình quân năm trong khu vực là 23,4
độC. ( nhiệt độ, độ ẩm) nói chung phù hợp cho việc phát triển trồng
nấm.
2. Phân tích môi trường ngành:
• Thị phần:
Trước tiên ta xác định, sản phẩm của dự án sản xuất ra cần phải có thị
trường tiêu thụ. Với đặc tính khó dự trữ ( nấm rơm) thì thị trường tiêu
thụ cần phải gần với địa điểm đặt dự án.

Nấm giàu dinh dưỡng và có tác dụng dược lý khá phong phú như tăng
cường khả năng miễn dịch của cơ thể, bảo vệ tế bào gan, hạ đường
máu… nên nhu cầu tiêu thụ ngày càng tăng.
Người tiêu dùng sản phẩm là người dân huyện Ba Vì, các huyện lân cận,
các chợ đầu mối. Tiếp đó, là các nhà hàng địa phương, nhà hàng đặc sản,
nhà hàng ăn chay, khách sạn, các siêu thị lớn, các hiệu thuốc Đông y, các
công ty xuất khẩu (Để tìm kiếm được khách hàng này cần phải tạo được

chất lượng sản phẩm, tạo được danh tiếng trên thị trường trong nước
trước). Tuy nhiên dự án xác định thị trường tiêu thụ chính là thành phố
Hà Nội vì Hà Nội có dân số đông, lượng hàng hóa thực phẩm tiêu thụ
8
lớn, mà nấm là hàng hóa cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho
cơ thể, nên đây là thị trường lớn cho đầu ra của dự án. Hơn nữa huyện
Ba Vì lại thuộc Hà Nội nên chi phí vận chuyển của hàng hóa sẽ nhỏ. Sau
đó tiến đến các thị trường các tỉnh lân cận.
• Đối thủ cạnh tranh:
Các cơ sở trồng nấm trồng và chế biến nấm trên địa bàn Hà Nội, Lạng
Sơn, Quảng Ninh, Hưng Yên…hoàn thiện được quy trình công nghệ sản
xuất giống và nuôi trồng nấm Rơm, nấm Trân châu, Sò vua, Kim châm,
nấm Hương, nấm Linh Chi từ nguồn giống gốc; Xây dựng được mô hình
trồng nấm ăn và nấm dược liệu công nghiệp có giá trị cao, các mô hình
này là nơi giới thiệu nhân rộng ra cho các địa phương; Tạo ra được các
quy trình sơ chế, bảo quản, chế biến các loại nấm. Cán bộ thực hiện dự
án đã nắm vững, chủ động hoàn toàn về công nghệ nhân giống, nuôi
trồng, chế biến các loại nấm và đã đi chuyển giao công nghệ cho các địa
phương…
• Nguồn cung cấp nguyên vật liệu:
Ngành nông nghiệp nước ta tương đối phát triển, Sau quá trình thu hoạch,
chế biến thì ngành nông nghiệp tao ra rất nhiều những phế phẩm như mạt
cưa, xác cà phê, mía đường, rơm rạ, gỗ mục… đây là những nguồn
nguyên liệu chính để sản xuất nấm. Những phế thải nông nghiệp này có
thể gặp ở rất nhiều nơi thường bị bỏ đi gây ô nhiễm môi trường, có thể nói
nguồn nguyên liệu là vô tận.
3. Biện pháp chiếm lĩnh thị phần.
Tại xã Ba Trại hiện chưa có cơ sở trồng nấm nào, các xã lân cận cũng
mới chỉ có 1 vài hộ gia đình nhỏ lẻ tiến hành nuôi trồng mang tính chất tự
cung tự cấp là chính. Lượng cung nấm ra thị trường không đáng kể như vậy

đây là một trong những cơ hội để dự án có thể chiếm lĩnh thị trường một
cách nhanh chóng.
Hiện nay trên địa bàn huyện Ba Vì nói riêng và TP Hà Nội nói chung
thì lượng cung ( tính cả lượng không rõ nguồn gốc, xuất xứ) về sản phẩm
nấm luôn ít hơn so với nhu cầu. Hứa hẹn thị trường luôn rộng mở cho các
cơ sở trồng nấm.
Giai đoạn đầu của dự án : Tạo dựng uy tín với người dân và khách
hàng. Tận dụng những ưu thế cạnh tranh vốn có tại địa phương. Liên kết
9
chặt chẽ với người dân để đảm bảo có đủ nguyên vật liệu đầu vào. Tạo dựng
và mở rộng các mối quan hệ, liên kết với các nhà hàng, khách sạn, chùa
chiền, chợ đầu mối, siêu thị, nhà thuốc gia truyền, cơ sở chế thuốc, … có
nhu cầu về nấm để đảm bảo đầu ra cho sản phẩm. Đảm bảo cung cấp sản
phẩm chất lượng cao. Ưu tiên sử dụng chiến lược giá và chiến lược xúc tiến
quảng cáo. Có thể tìm kiếm các công ty chuyên chế biến sản phẩm nông sản
hoặc công ty xuất khẩu để ký hợp đồng cung cấp nhằm giảm thiểu rủi ro và
đảm bảo đầu ra.
Giai đoạn tiếp theo: sau khi đã tạo dựng được uy tín, niềm tin, sản
phẩm đã có vị trí nhất định trong tâm trí khách hàng thì dự án sẽ tiến hành
mở rộng quy mô sản xuất, sử dụng dây chuyền công nghệ, máy móc hiện
đại, phát triển sản xuất theo cả chiều rộng và chiều sâu nhằm tăng cả về chất
lượng và số lượng. Từ đó có thể gia tăng lượng cung sản phẩm và đặt ra yêu
cầu phải tìm kiếm các thị trường lớn hơn ngoài TP Hà Nội có thể là các tỉnh
xung quanh như Hòa Bình, Vĩnh Phúc ….
IV. Nghiên cứu công nghệ, kĩ thuật, môi trường của dự án.
1. Xác định sản phẩm của dự án.
a) Nấm Hương:
Nấm hương
Nấm hương là một trong những loại nấm hoại sinh thuộc nhóm nấm mọc trên
gỗ, có tên khoa học là Lentinus. Còn được gọi là nấm đông cô, hương cô,

hương tím, hương tẩm. Nấm hương mọc hoang nhiều ở: Việt Nam, Trung
Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ. Sản phẩm nấm được sử dụng chủ yếu ở dạng
tươi và sấy khô.
Hình dạng, màu sắc:
Nấm hương gồm một chân đính vào giữa mũ (còn gọi là chụp hay tai nấm),
đường kính 4-10 cm, màu nâu nhạt, khi chín chuyển thành nâu sậm. Trên mặt
nấm có những vảy nhỏ màu trắng. Thịt nấm màu trắng, cuống có hình trụ.Nấm
hình thành hoàn chỉnh có các phần rõ rệt: cuống, màng bao, phiến, mũ nấm.
10
Kích thước quả thể và bề mặt mũ nấm có hình dạng khác nhau tuỳ theo từng
chủng loại nấm hương.
Điều kiện ngoại cảnh:
Thích hợp với khí hậu ôn đới. Nhiệt độ để quả thể nấm hình thành và phát triển
trung bình khoảng 15-16oC, nhiệt độ sợi nấm phát triển (pha sợi) khoảng 24-
26oC.
Độ ẩm cơ chất: 65-70%
Độ ẩm không khí: ≥ 80%
Độ pH trung tính.
Ánh sáng không cần thiết trong giai đoạn sợi nấm phát triển. Giai đoạn hình
thành quả thể cần ánh sáng khuếch tán.
Độ thông thoáng trung bình.
Thời vụ nuôi trồng:
Thời gian bắt đầu trồng (cấy giống) nấm hương từ tháng 10 đến tháng 4 dương
lịch là tốt nhất (trồng trên cây gỗ). Còn nếu trồng trên mùn cưa từ tháng 10 đến
tháng 1 năm sau.
Công dụng: Nấm hương chứa nhiều đạm và đặc biệt giàu khoáng chất, vitamin
như: vitamin C, B, tiền vitamin D, canxi, Niacin, nhôm, sắt, magiê Nấm
hương có khoảng 30 enzym và tất cả các acid amin cần thiết cho cơ thể (những
acid amin mà cơ thể không tổng hợp được). Nấm cũng có một số alcool hữu cơ
mà khi nấu chín, các alcool này biến đổi, tạo thành mùi thơm đặc biệt. Chất

Lentinan và Lentinula Edodes mycelium (LEM) là 2 chất chính tạo nên tác
dụng dược lý của nấm.
Tăng cường khả năng miễn dịch. Giải độc và bảo vệ tế bào gan. Kháng ung thư
và virus. Phòng chống và trị liệu các bệnh tim mạch. Thanh trừ các gốc tự do
và chống lão hóa. Hạ đường huyết và chống phóng xạ
b) Nấm Rơm:
Có nhiều loại tuy nhiên tùy thuộc vào quy trình nuôi trồng mà có các hình dạng
khác nhau. Từ lúc trồng đến khi thu hoạch chỉ sau 10-12 ngày.
11
Đặc điểm sinh học: Nấm rơm có tên khoa học Volvariella volvacea gồm
nhiều loài khác nhau, có loại màu xám trắng, xám, xám đen,… kích thước
đường kính “cây nấm” lớn, nhỏ tùy thuộc từng loại.
+ Bao gốc : Dài và cao lúc nhỏ, bao lấy tai nấm. Khi tai nấm trưởng thành, nó
chỉ còn lại phần trùm lấy phần gốc chân cuống nấm, bao nấm là hệ sợi tơ nấm
chứa sắc tố melanin tạo ra màu đen ở bao gốc. Độ đậm nhạt tùy thuộc vào ánh
sáng. Ánh sáng càng nhiều thì bao gốc càng đen.
+ Cuống nấm: Là bó hệ sợi xốp, xếp theo kiểu vòng tròn đồng tâm. Khi còn
non thì mềm và giòn. Nhưng khi già xơ cứng và khó bẻ gãy.
+ Mũ nấm: Hình nón, cũng có melanin, nhưng nhạt dần từ trung tâm ra rìa mép.
+ Chu kỳ sống:
Giai đoạn đầu đinh ghim => Giai đoạn hình nút nhỏ => Giai đoạn hình nút =>
Giai đoạn hình trứng =>Giai đoạn hình chuông => Giai đoạn trưởng thành.
Thời vụ trồng : Nấm rơm có thể trồng quanh năm. Mùa Đông Xuân, giáp Tết
Nguyên Đán có gió lạnh thì phải chắn gió, giữ ấm và làm mô nấm lớn hơn.
Mùa mưa cần ủ rơm dầy hơn, làm mái che, nền cao để giảm độ ẩm.
Công dụng:
Thành phần dinh dưỡng của nấm rơm khá phong phú, trong 100 gam nấm rơm
khô đúng chuẩn có chứa 21-37g chất đạm, 2,1- 4,6g chất béo, 9,9g chất bột
đường, 21g chất xơ, rất nhiều các yếu tố vi lượng như Can-xi, Sắt, Phốt-pho,
các vitamin A, B1, B2, C, D,…Đặc biệt trong nấm rơm, thành phần đạm vừa

nhiều vừa đầy đủ các a-xít amin tối cần thiết, hơn cả trong thịt bò và đậu tương.
Với thành phần dinh dưỡng tốt, nấm rơm được chỉ rõ là một thức ăn tuyệt vời,
có thể biến chế nhiều “thực phẩm chức năng”, món ăn “thuốc” để hỗ trợ chữa
bệnh, đặc biệt với năm loại bệnh nội tiết chuyển hóa nổi cộm hiện nay là: béo
phì, rối loạn lipid máu, đái tháo đường, xơ vữa động mạch và tăng huyết áp.
Các nhà khoa học Nhật và Mỹ cũng cho rằng các polysaccharide đặc biệt trong
các nấm ăn như nấm hương, nấm đông, nấm mộc nhĩ và nấm rơm đều có chứa
hoạt chất chống lại bệnh ung thư.
Theo Đông Y nấm rơm vị ngọt, tính hàn, có tác dụng bổ tỳ, ích khí, tiêu thực,
khử nhiệt, tăng đề kháng. Phương Đông cũng đánh giá nấm rơm là thực phẩm
tốt và có sử dụng nấm rơm trong một số bài thuốc chữa bệnh:
* Nấm rơm xào tôm và rau dền: để chữa, yếu sinh lý.
* Nấm rơm xào với thịt chim sẻ, thịt ếch : tác dụng cường dương.
* Canh nấm rơm nấu với đại táo: bồi bổ và tăng cường sức khỏe.
* Nấm rơm hầm đậu phụ: bồi bổ dạ dày, tỳ vị suy yếu, chống ung thư.
* Nấm rơm xào trứng bồ câu hay trứng cút: bổ gan thận, ích khí huyết, tăng
cường sức khoẻ. Chữa xuất tinh sớm, gan nhiễm mỡ, suy giảm trí nhớ.
c) Nấm Linh Chi :
12
Một loại dược thảo quý hiếm từ thiên nhiên, đã được sử dụng trên 4000 năm.
Hình dạng và màu sắc:
Cây nấm gồm 2 phần cuống nấm và mũ nấm.
Cuống nấm thường ngắn, ít phân nhánh, đôi khi có uốn khúc cong queo, đính
bên có hình trụ với đường kính từ 0,5-3cm. Lớp vỏ cuống được phủ đều lên
mặt tán bằng màu nâu đỏ, nâu đen, bóng và không có lông.
Mũ nấm khi non có hình trứng, phát triển thành hình quạt. Trên mặt mũ nấm có
vân gạch đồng tâm có màu sắc được chuyển từ vàng chanh sang vàng
nghệ, vàng nâu, vàng cam rồi đỏ nâu và cuối cùng là màu nâu tím nhẵn bóng
như láng một lớp vecni. Đường kính của mũ nấm từ 2-15cm, dày từ 0,8-1,2cm,
phần đính cuống gồ lên hoặc hơi lõm xuống.

Khi đến tuổi trưởng thành, nấm sẽ phát tán bào tử từ phiến có màu nâu sẫm.
Điều kiện ngoại cảnh:
Độ ẩm:
- Độ ẩm cơ chất: 60%-62%
- Độ ẩm không khí: 80-95%.
Nhiệt độ thích hợp:
- Giai đoạn nuôi sợi: 20OC - 30OC.
- Giai đoạn quả thể: 22OC - 28OC.
Độ thông thoáng:
Trong suốt quá trình sinh trưởng quả thể, nấm Linh Chi đều cần có độ thông
thoáng tốt.
Ánh sáng khuếch tán (mức độ đọc sách được) và chiếu đều từ mọi phía
Dinh dưỡng: dùng trực tiếp nguồn xenlulôza.
Độ pH:
Linh Chi thích nghi trong môi trường trung tính đến axit yếu (pH 5,5-7).
- Giai đoạn nuôi sợi: kín gió,độ sáng vừa phải
- Giai đoạn quả thể phát triển:cần ánh sáng tán xạ (ánh sáng đọc sách được),
ánh sáng được cân đối từ mọi phía.
13
Thời vụ nuôi trồng:
Trồng nấm linh chi cũng giống như trồng những loại hoa màu khác. Nấm cũng
sẽ có những thời vụ riêng của mình. Theo kinh nghiệm thì nấm bắt đầu cấy
giống làm 2 đợt như sau:
Đợt 1:từ ngày 15/1 đến 15/3.
Đợt 2: từ 15/8 đến 15/9 dương lịch.
Công dụng:
- Ổn định huyết áp.
- Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư.
- Giải độc gan, hiệu quả tốt với các bệnh về gan như viêm gan, xơ gan, gan
nhiễm mỡ.

- Nâng cao sức đề kháng, phòng trừ bệnh tật.
- Phòng chữa bệnh tiểu đường.
- Ngăn chặn quá trình làm lão hóa, giúp cơ thể tươi trẻ.
- Chống đau đầu và tứ chi, giảm mệt mỏi.
- Đối với các bệnh về hô hấp nấm Linh Chi hiệu quả tốt tới 80% giúp bệnh
thuyên giảm và khỏi hẳn ở các chứng: viêm phế quản dị ứng, hen phế quản.
- Giúp làm sạch ruột, chống táo bón mãn tính và tiêu chảy.
- Uống linh chi thường xuyên giúp da dẻ hồng hào, chống các bệnh ngoài da
như dị ứng, mụn trứng cá
- Điều hòa kinh nguyệt.
- Chống béo phì.

2. Lựa chọn công nghệ, phương pháp sản xuất, quy trình kĩ thuật.
2.1 Xây dựng nhà trồng nấm.
DẠNG NHÀ KÍNH MÁI HỞ CỐ ĐỊNH MỘT BÊN.
Cấu trúc đặc tính kĩ thuật:
Dựa trên những nguyên tắc thiết kế của các dạng nhà kính, loại nhà kính này
còn tính toán đến môi trường đặc thù của việc sinh trưởng các loại nấm, Việc
thiết kế mô hình nhà kính trồng nấm đảm bảo được các yêu cầu trồng theo
kiểu:
- Trồng nấm loại treo
- Trồng nấm loại xếp hình chữ A
- Trồng nấm tự nhiên
Chiều rộng mỗi gian: từ 8m đến 10m
Chiều cao tính từ đỉnh nóc: 5m7 đến 6m
Trụ cột đúc bê tông vững chắc, khoảng cách mỗi trụ là 3m
Phần mái lệch lồi ra phía trên được che phủ một lớp lưới chống côn trùng.
14
Phần hông xung quanh nhà kính được che phủ toàn bộ bằng màng polyethylene
hoặc ½ bằng lớp lưới cước chống côn trùng, ½ được che phủ bởi màng

polyethylene.
• Thiết bị kèm theo:
Màng cuốn hông, cuốn nóc.
- Hệ thống tưới: Tưới nhỏ giọt, hoặc tưới phun sương,… tùy theo sự lựa chọn
của khách hàng.
Hệ thống quạt thông gió.
-Lưới cắt nắng (loại 65%; 75%; 85%)
Màng cuốn nóc,….
Và những thiết bị khác (Giá thể, bàn trồng, hệ thống bón phân, chiếu sáng kích
thích sinh trưởng cây trồng, v.v…)
DẠNG NHÀ TRỒNG NẤM THÔNG THƯỜNG:
• TRẠI ĐỂ KỆ:
Kích thước để làm trại từ 50m2->100m2 trở lên. Trong trại cần thiết kế kệ
bằng cây tầm vông hoặc các nguyên liệu khác nhau (cây, tre, đước tràm…).
Chiều cao trại 4,2m để nấm phát triển tố, thông thóang
Kệ trại được làm theo hàng ngang (thuận lợi cho việc chăm sóc)
Mỗi kệ cách nhau 0,7-0,8m
Tầng kệ dưới cùng cách mặt đất 0,4m
Các tầng kệ cách nhau 0,4m, trại 100m2 ta nuôi trồng được 10.000 phôi để
kệ.
• TRẠI TREO:
Kích thước trại 50m2 ->100m2 trở lên. Trong trại cần làm dây treo để treo
bịch phôi ( theo kích thước dây của Cty đưa ra)
Trại 100m2 ta nuôi được 7000 phôi treo
Dây treo làm bằng nilon (có thể dùng dây khác), mỗi dây treo 5-6 bịch phôi
tuỳ vào chiều cao người chăm sóc.
Dây này cách dây kia 20-23cm (mục đích tránh sự va chạm khi nấm phát
triển)
Dây cách mặt đất 0,4m.
Cần tạo lối đi trong trại để thuận lợi cho việc chăm sóc cũng như thu hái

nấm.
XỬ LÝ TRẠI TRỒNG NẤM.
Sau khi đã xây dựng xong mô hình trại, dùng 1 gói Actara cho 8lít nước,
phun xịt lên toàn bộ trại (nền trại, kệ, dây treo…) 1 trại ta dùng 3 gói cho
100m2
15
Sau 1 tháng thu hoạch, dùng 10kg vôi bột rải đều trên mặt nền trại, để khử
trùng cho bịch vôi phát triển tốt.
Cây cột, kèo ta lột vỏ thật sạch sau đó dùng nhớt xe thải ra pha chung với
actara quậy đều quét thật dày lên cây đem đi phơi nắng cho thật kỹ sau đó ta
có thể bó chân cột bằng xi măng, hay bỏ bào ống nước chôn xuống đất. khi
ta xả nước hàng ngày tưới nấm chân cột sẽ không bị mụt, cột không bị sâu
mọt phát triển, đục phá nấm.
Nấm phát triển trong môi trường sạch, do đó cần phải khử trùng trại trước
khi mang bịch phôi về nuôi trồng từ 10-12 ngày.
Một trại 100m2 dùng 40-45kg vôi bột, rải đều trên mặt nền trại
• Lưu ý: có thể trồng nấm ở quy mô nhỏ hơn.
2.2 Phương pháp và quy trình công nghệ:
2.2.1 CÔNG NGHỆ TRỒNG NẤM RƠM
Nhiệt độ:
Nhiệt độ tối thích cho phát triển của sợi nấm là 30
0
C - 35
0
C và cho sự
hình thành quả thể là 28 - 30
0
C
Từ 10 - 20
0

C sợi nấm sinh trưởng phát triển yếu, ở 20
0
C: Sau 12 giờ chết
toàn bộ quả thể hình đinh ghim và đình chỉ sinh trưởng quả thể hình cầu.
Nhiệt độ < 15
0
C và > 45
0
C không bao giờ xuất hiện quả thể.
ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ LÊN NẤM RƠM
THÀNH PHẦN NHIỆT ĐỘ KIỂU BIỂU HIỆN
TƠ NẤM
>= 40
0
C Tơ nấm mọc chậm, thưa dần rồi chết
<= 15
0
C Tơ ngừng tăng trưởng và không mọc lại được
QUẢ THỂ
<= 25
0
C Quả thể hay tai nấm không tạo thành được
25 – 28
0
C Tai nấm dị hình
>= 35
0
C Nấm mau trưởng thành (sớm bung dù)
Độ ẩm:
+ Độ ẩm trong mô nấm (Độ ẩm nguyên liệu)

Sợi nấm rơm có thể sinh trưởng trong điều kiện nguyên liệu có độ ẩm tốt
nhất là 65 - 70%. Kiểm tra độ ẩm nguyên liệu bằng cách nắm nguyên liệu trong
tay vắt mạnh:
- Nước không chảy ra (độ ẩm quá thấp)
- Nước chảy ra thành dòng (độ ẩm quá cao)
16
- Nước chảy ra kẻ tay (độ ẩm đạt yêu cầu)
+ Độ ẩm tương đối của không khí (A
0
):
Độ ẩm tương đối của không khí có tác dụng điều hoà sự bốc hơi nước từ
mô nấm và quả thể nấm ra không khí. Đo độ ẩm bằng ẩm kế.
Nếu trong không khí hơi nước bảo hoà (có độ ẩm 100%) thì sự bốc hơi
cân bằng với hơi nước ngưng tụ lại trên mô nấm làm cho mô nấm luôn luôn ẩm
ướt tạo điều kiện tốt cho nấm rơm sinh trưởng và phát triển.
A
0
<=60 - 70% gây chết toàn bộ nấm giai đoạn đinh ghim, đình chỉ sự
sinh trưởng của nấm giai đoạn hình cầu. Nếu tiếp tục kéo dài thì gây ra hiện
tượng teo đầu của quả thể.
A
0
= 80 - 85%: Gây chết một phần giai đoạn đầu đinh ghim, không ảnh
hưởng đến giai đoạn khác.
A0 = 90 - 100%: Rất tốt với giai đoạn đầu đinh ghim, nhưng có phần nào
giảm phẩm chất ở một số giai đoạn khác. Nếu kèm theo nhiệt độ cao thì nấm
sinh trưởng phát triển nhanh, hàm lượng nước trong nấm nhiều, nở nhanh và dễ
bị nứt trong khi vận chuyển, nấm giai đoạn hình dù dễ bị thối rữa.
PH: Sử dụng giấy quỳ để đo PH
PH là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình thu nhận thức ăn và hoạt

động của các loại men. Sợi nấm rơm sinh trưởng ở PH = 4 - 11. Nhưng thích
hợp nhất đối với nấm rơm là PH = 7 -8
Ánh sáng:
Nấm rơm không có diệp lục nên không cần ánh sáng để tổng hợp chất
hữu cơ như thực vật màu xanh. Do đó thời kỳ sinh trưởng của sợi nấm không
cần ánh sáng. Cường độ ánh sáng có thể đình chỉ các quá trình sinh trưởng và
gây chết sợi nấm. Ánh sáng như một yếu tố kích thích sự hình thành và phát
triển của quả thể.
Nấm rơm trồng trong tối sẽ không hình thành quả thể mặc dù có đầy đủ
các yếu tố khác. Thường ánh sáng khuyếch tán của mặt trời hoặc đèn điện Neon
(Mỗi ngày chiếu sáng 2 lần, mỗi lần 30 phút đến 1 giờ). Nên bố trí luống nấm
như thế nào để khi chiếu ánh sáng khuyếch tán sao cho ánh sáng đến khắp mọi
nơi của bề mặt mô nấm để nấm xuất hiện đều cùng một lúc.
Nếu cường độ ánh sáng quá mạnh (As trực tiếp của mặt trời) cũng có thể
gây chết toàn bộ nấm ở giai đoạn đầu đinh ghim( sau 1 giờ), gây chết 10 -
30% giai đoạn hình cầu.
Không khí:
Sự thông khí cần thiết cho quá trình sinh trưởng của sợi nấm và phát
triển của quả thể.Thiếu oxy xảy ra khi độ ẩm nguyên liệu quá cao (mô nấm),
nguyên liệu bị nén quá chặt.
17
Thiếu oxy (thông thoáng) thường biểu hiện như sau:
Quả thể giai đoạn đầu đinh ghim được hình thành dày đặc nhưng không
tiếp tục sinh trưởng, sau vài ngày toàn bộ quả thể chết và mềm nhũn.
Giai đoạn hình cầu không hình thành hoặc hình thành sắc tố đen rất
chậm, thời gian ở giai đoạn hình cầu rất lâu.
Quả thể nấm rơm bị thấm dịch từ môi trường làm cho bên trong quả thể
biến thành màu nâu (màu của dịch môi trường).
Nguồn nước:
Dùng nước sạch, không bị nhiễm phèn, nhiễm mặn, không dùng nước

thải công nghiệp, nước bẩn ao tù để tưới cho nấm và xử lý nguyên liệu sẽ khiến
tơ nấm vừa nảy nở ít vừa phát triển chậm; có thể ngừng tăng trưởng và tai nấm
cũng bị dị hình, hoặc không phát triển thánh nấm sẽ đem lại sự thất bại lớn.
Tưới nước cho mô nấm nên dùng bình có vòi bông sen tạo ra những tia
nước nhỏ như mưa, như vậy nước tưới dễ thấm đều vào mô, đồng thời không
làm hại những nụ nấm mới hình thành.
Nguyên liệu:
Rơm rạ, bã mía, bông gòn, trong trường hợp mùn cưa đã hoai mục cũng có
thể làm nguyên liệu cho trồng nấm rơm. Năng suất nấm rơm cao nhất hiện nay
là trên bông thải (45%), nhưng tiện lợi hơn dùng rơm rạ, năng suất (14,5%-
21,6%).
Yêu cầu rơm, rạ thật khô dòn, sau khi gặt lúa xong phơi khô rơm ngay, đánh
đống bảo quản dùng dần. Nơi dự trữ không bị mưa dột, nếu để ngoài trời thì
nên đánh đống thành cây, hoặc kê cao lên khỏi mặt đất.
Rơm không bị mốc, không nhiễm nấm lạ, không nhiễm phèn, măn. Rơm mới
sau khi phơi khô chất đống một tuần mới được dùng.
Giống nấm (Meo giống)
Giống nấm quyết định sự thành, bại trong sản xuất, giống tốt cho năng suất cao
và ngược lại.
Giống tốt: Giống không bị nhiễm bệnh, giống đúng tuổi, không quá già hoặc
quá non, có mùi thơm dễ chịu.
Giống không mốc xanh, mốc đen, giống không có mùi chua.
Túi giống có màu trắng đồng nhất, không loang lỗ, sợi nấm ăn kín đáy, có mùi
đặc trưng của giống nấm rơm. Túi giống phía trên có màu hồng nhạt.Tuổi giống
từ 12 – 16 ngày tuổi (giống ăn kín đáy túi 2 – 3 ngày.)
Thường từ khi sản xuất đến khi trồng không quá 25 ngày.
Địa điểm trồng và điều kiện nơi trồng nấm rơm:
18
Dù trồng ít hay nhiều mô nấm, nơi trồng nấm phải là nơi cao ráo, bằng
phẳng và sạch sẽ, xa nơi ao tù nước đọng, nơi bãi rác dơ bẩn, không gần chuồng

trại chăn nuôi heo, gà vịt, nơi để hóa chất vốn ô nhiễm và chứa nhiều côn
trùng và mầm bệnh, ảnh hưởng xấu đến nơi trồng nấm sau này.
Trồng nấm rơm trong nhà phải làm 2 nhà để có thời gian xử lý nguồn
bệnh sau vài đợt trồng nấm. Nếu trồng nấm trong nhà liên tục cả năm mà không
xử lý nguồn bệnh thì sẽ bị nhiễm bệnh và năng suất thấp thậm chí thất thu.
Nhà trồng nấm: Có 2 loại nhà: nhà ủ sợi và nhà trồng nấm.
+ Nhà ủ sợi: Rộng 2,6 m, dài 5 m và cao 2,4m trong nhà có 2 dãy kệ, kệ
có kích thước: 0,6 x 4 x 1m có 3 tầng. Có 1 cửa ra vào và 4 cửa thông gió.
Thường 1 nhà ủ sợi dùng cho 5 - 7 nhà trồng nấm.
+ Nhà trồng nấm: tốt nhất có kích thước 3,3 x 5 x 2,4m
Nhà phải cao ráo, không ngập lụt.
Tùy theo diện tích, quy mô mà làm nhà lớn hay nhỏ. Đầu tiên làm 1 nhà
sau đó làm thêm một nhà nữa để tiện cho việc xử lý nguồn bệnh và làm luân
phiên nhà này và nhà kia. Bố trí 1 cửa chính và 4 cửa thông gió ở 2 đầu.
Cũng có thể xây nhà hoặc làm nhà tạm. Nguyên tắc phải che kín toàn bộ để giữ
ẩm và giữ nhiệt, có ánh sáng khuyếch tán chiếu vào.
Mái nhà lợp bằng tranh, lá mía, lá dừa nưóc, tôn đều được. Trên mái tùy
theo diện tích, kích thước nhà mà lợp 2 hoặc 4 tấm tôn nhựa để ánh sáng dọi
vào nhà (ánh sáng khuyếch tán). Xung quanh nhà và trần nhà bọc kín bằng
nylon trắng. Xung quanh nhà bên ngoài lớp nylon trắng bọc thêm một lớp bạt.
Trong nhà làm 3 - 4 dãy kệ tùy theo diện tích nhà. Khoảng cách giữa các kệ 50
cm để tiện đi lại chăm sóc thu hái.
Dụng cụ và vật tư trồng nấm:
- Giống nấm (meo giống)
- Vôi xử lý rơm
- Bể ngâm ủ: Có kích thước: 0,8 x 0,75 x 2m tương đương 1m
3
- Kệ ủ rơm
- Nylon ủ rơm.
- Nylon gói rơm. Kích thước tùy theo khuôn gỗ.

- Bình bơm tưới nấm hoặc hệ thống phun.
- Nhiệt kế: Đo nhiệt độ
- Ẩm kế: Đo ẩm độ
- Giấy quỳ: Đo PH nước
- Kệ trồng nấm: Tùy theo kích thước nhà trồng nấm.
- Khuôn nấm : 12 x 20 x 27cm
19
- Nhà trồng nấm có kích thước 3,3 x 5 x 2,8 m
- Rơm: Đúng tiêu chuẩn.
Kỹ thuật trồng:
- Xử lý nguyên liêu (ủ) : Rơm rạ khô, không bị mốc, không còn mùi
thuốc trừ sâu được ngâm trong nước vôi loãng ( 3,5 kg vôi bột/m
3
nước) cho đủ
ẩm, có màu vàng. Để rơm róc nước, rồi chất đống ủ có kệ lót cách mặt đất 20
cm, có cọc thông khí ở giữa, xung quanh quây nilon, để hở phía trên, có mái
che cao trên nóc để tránh mưa. Kích thước đống ủ : Dài 1,5m, rộng 1,5 m, cao
1,5 m. Một đống ủ đảm bảo tối thiểu từ 300 kg rơm rạ trở lên. Nếu lượng rơm
nhiều hơn ta kéo dài đống ủ, chiều cao, chiều rộng giữ nguyên. Xung quanh
đống ủ được che nilon để hở chân và nóc đống ủ.
- Đảo rơm: Sau khi ủ rơm 3 ngày, kiểm tra nhiệt độ đống ủ từ 65 – 70
0
C
là được. Giũ tơi rơm, chỉnh độ ẩm, dùng tay vắt chặt rơm, nếu thấy chỉ có nước
chảy nhỏ giọt là vừa. Nếu nước chảy thành dòng là rơm còn ướt phải tãi rộng
cho bay bớt hơi nước ; nếu vắt rơm không có nước là khô, phải dùng phun bổ
sung nước. Đảo xếp rơm vào đống ủ, đảo từ trên xuống dưới, trong ra ngoài cho
đều. Quây nilon như ban đầu. Ủ tiếp 3 – 4 ngày nữa . Theo dõi nhiệt độ trong
đống ủ lớn hơn 75
0

C là đạt yêu cầu. Ngày thứ 7 – 9 sau khi ủ đống, kiểm tra
thấy rơm hết mùi khai, mùi chua thì tiến hành đóng mô, cấy giống
- Cấy giống
Sau khi nguyên liệu rơm rạ, bông đã xử lý thì chuẩn bị túi nylon: nếu trồng trên
rơm rạ nên dùng túi kích thước 30x40cm. Tỷ lệ giống cấy cho một túi khoảng
40-50g tức 40kg giống cho một tấn nguyên liệu. Khu vực cấy giống cần sạch
sẽ, nếu có điều kiện thì cần chuẩn bị một phòng riêng biệt để hạn chế các bào tử
nấm mốc trong không khí rơi vào trong túi nấm gây khả năng nhiễm bệnh
lớn.Cho một lớp nguyên liệu vào túi đã gấp đáy vuông, cao 5-7cm, rắc một lớp
giống nấm chung quanh thành túi. Cứ làm như vậy đủ 3 lớp, lớp trên cùng rắc
giống đều bề mặt. Sau đó lấy một lượng bông bằng miệng chén uống nước
(hoặc tạo cổ túi bằng nhựa), cuốn dây cao su chặt nút bông. Bịch (túi) đã cấy
gống nấm phải đảm bảo căng tròn, độ nén vừa phải. Trọng lượng của một túi
đối với nguyên liệu và rơm rạ khoảng 2-3 kg/túi, đối với bông phế thải và mùn
cưa là 1,2-1,5 kg/túi.
- Chăm sóc sau khi cấy giống :
+ Ươm và rạch bịch
20
Bịch nấm đã được cấy giống chuyển vào phòng ươm, đặt trên giá hoặc để trực
tiếp xuống nền đất thuận chiều (nút bông phía trên). Khoảng cách giữa các bịch
từ 5-10cm, nhà ươm cần thoáng mát, sạch sẽ, không cần ánh sáng. Thời gian
ươm kéo dài khoảng 25-30 ngày. Sợi nấm phát triển, ăn dần vào nguyên liệu
tạo nên màu trắng đồng nhất, bịch rắn trắc là tốt. Nếu giống không ăn kín
nguyên liệu hoặc không phát triển có thể do nguyên liệu đã bị nhiễm bệnh, nên
vứt bỏ các túi đó xa khu vực nuôi trồng. Trường hợp nhìn thấy bịch nấm có
màu xanh, đen do bị nhiễm nấm mốc cũng nên loại. Khi sợi nấm đã ăn trắng
bịch, gỡ nút bông, nén nhẹ, rút căng miệng túi buộc chặt bằng dây chun treo
bịch lên. Khi treo bịch cần lưu ý: úp miệng túi quay xuống phía dưới và đặt
bịch cách nhau 15-20cm. Nút bông sau khi gỡ ra có thể phơi, sấy khô, đưa vào
thanh trùng ở nhiệt độ 121-1250C để dùng cho những mùa vụ sau.


Rạch bịch: Bịch nấm đã phát triển tốt sau 25-30 ngày ( kể từ lúc cấy giống),
dùng dao nhọn, sắc, rạch 4-6 đường xung quanh. Khoảng cách giữa các đường
rạch đều nhau, chiều dài vết rạch 3-4cm.
+ Nuôi ủ sợi nấm : Sau khi cấy giống xong, các gói rơm được mang xếp trên
kệ nhà ủ sợi. Thời gian nuôi ủ sợi nấm từ 2-5 ngày (tùy điều kiện thời tiết).
Trong thời gian này nên che tối nhà ủ sợi, đống kín các cửa nhà ủ. Duy trì nhiệt
độ nhà ủ từ 32-35
0C
, điều chỉnh độ ẩm không khí từ 80-85% bằng cách tưới lên
tường, trần nhà và trong không khí. Mỗi ngày mở của sổ thông gió cho nhà ủ 1-
2 lần, mỗi lần 10-30 phút. Khi sợi nấm mọc đầy các gói nấm thì mang vào nhà
trồng tiếp tục chăm sóc.
+ Chăm sóc và thu hái :
Xếp các gói nấm lên kệ, mỗi tầng xếp 3 lớp. Hằng ngày mở cửa thông cho
nhà trồng 2 lần, mỗi lần 30 phút. Duy trì nhiệt độ phòng 28-32
0C
, giữ độ ẩm
tương đối không khí luôn đạt 90-100% trong giai đoạn đầu đinh ghim, giai đoạn
hình cầu và hình trứng điều chỉnh độ ẩm không khí 80-85%. Khi thấy màng sợi
từ màu trắng đục chuyển sang màu trắng trong phải tưới đón nấm (ngày 8-9 sau
khi cấy giống). Tưới nhẹ trực tiếp vào các mặt mô nấm cho ẩm đều, đẫm hơn
bình thường. Từ ngày thứ 9 – 13 : Trên mô nấm xuất hiện đinh ghim như hạt
gạo, tưới giữ ẩm bình thường, tưới cao vòi tránh bị đứt sợi nấm.
BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH TỔNG HỢP
BIỆN PHÁP CÁCH LÀM
Xử lý nền đất kỹ
- Phơi nắng, tưới nước, xới, rắc vôi…
- Định kỳ thay đổi nền đất để cắt nguồn bệnh
Xử lý nguyên liệu - Tránh sử dụng nguyên liệu mốc, hẩm…

21
- Đảm bảo độ ẩm, PH thích hợp.
Xử lý dụng cụ trồng
nấm
- Giặt sạch, phơi khô trước khi sử dụmg trồng nấm
Giữ ấm mô nấm
- Luôn giữ mô ở nhiệt độ 32 – 35
0
C
- Trời lạnh che phủ thêm áo mô, trời nắng lấy bớt
Phòng bệnh
- Theo di thường xuyên để phát hiện bệnh
- Diệt ngay nguồn bệnh để tránh lây lan
- Dọn vệ sinh và chùi rửa kệ trồng sau mỗi lần trồng
Một số bệnh thường gặp trong quá trình trồng nấm rơm và cách phòng
tránh:
+ Nấm dại
- Nấm mực: nấm mực phát sinh do ủ nguyên liệu chưa tốt, độ ẩm
nguyên liệu quá cao. Loại nấm này không gây hại nhưng cạnh tranh dinh dưỡng
mạnh với nấm rơm, ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất nấm. Để phòng tránh nấm
mực phát triển, cần chú ý chỉnh độ ẩm nguyên liệu phù hợp.
- Các loại nấm mốc (mốc xanh, mốc vàng, mốc đen….) là những bệnh
hại nguy hiểm. Nguyên nhân bệnh xuất hiện có thể do nguyên liệu bị nhiễm
bệnh từ trước, nhà trồng nấm vệ sinh không sạch sẽ, khu vực nuôi trồng nấm
ẩm thấp, trồng nấm nhiều đợt liên tục nhưng không vệ sinh định kỳ.
+ Động vật phá hoại, gây bệnh: Chuột, gián, kiến, mối… gặm nhấm sợi
và cây nấm. Chúng đào hang, làm xáo trộn mô nấm, ăn giống nấm vừa cấy
xong… Do vậy, phải dùng thuốc bẫy chuột, kiến, gián… tại khu vực nuôi trồng
nấm.
Thu hoạch

Nấm rơm phát triển nhanh, sau vài giờ nấm có thể nở xòe. Vì vậy, phải
hái nấm đúng tuổi, trước lúc nứt bao.
Nên thu hái nấm lúc giai đoạn hình trứng vì giai đoạn này dinh dưỡng cao nhất.
Nấm ngon và có chất lượng cao nhất là khi quả nấm từ hình tròn chuyển sang
hình trứng chưa nứt bao.
Trường hợp nấm mọc tập trung thành cụm, ta có thể tách những cây nấm
lớn hái trước, nếu khó tách thì hái cả cụm. Nấm mọc rộ, ngày hái 2 – 3 lần.
Những ngày nóng, nhiệt độ không khí cao, nấm phát triển nhanh, vì vậy phải
quan sát kỹ. Khi nấm hơi nhọn đầu là hái ngay.
Sau khi hái nấm xong, tưới ẩm đều cho nấm mọc tiếp. Lứa 1 từ ngày 14
– 18 chiếm 80% năng suất. Hết lứa 1 chăm sóc tiếp để nấm ra tiếp lứa 2
22
Sau khi thu hoạch xong đợt đầu, phải làm vệ sinh mô nấm, bằng cách
nhặt bỏ hết những gốc nấm còn sót lại trên mô nấm.
* Đóng gói và bảo quản sản phẩm nấm tươi
Sản phẩm nấm tươi được đóng vào túi nilon khối lượng 0.5kg.
Yêu cầu đối với sản phẩm nấm tươi:
- Đường kính cánh nấm từ 2-2.5cm
- Nấm phải được cắt sạch gốc, không để lại rễ vàng
- Cánh nấm không bị nứt
- Nấm có màu trắng tự nhiên không bị vàng, úa
- Nấm không được ướt quá dễ bị thối nát
Vệ sinh nhà trồng nấm:
Sau khi thu hoạch, loại bỏ các mô nấm ra khỏi nhà trồng. Chất đống cao 40 cm
tưới nước vôi ủ thành phân. Đống ủ cách xa khu vực trồng nấm. Dọn sạch sẽ
nhà trồng, mở hết các cửa thông gió và cho ánh sáng vào nhà trồng. Phơi nhà
trồng 5 - 7 ngày trước khi trồng lần tới. Chùi rửa và phơi kệ trồng, quét nước
muối và vôi lên kệ theo tỷ lệ: (Muối/ vôi = 1/1).
2.2.2. Công nghệ trồng nấm hương.
Trồng nấm h ương trên mùn cưa

Xử lý nguyên liệu:
- Chọn các loại mùn cưa không có tinh dầu, không bị mốc, không có các độc tố
(dầu mỡ, hoá chất…). Làm ẩm đạt độ thủy phần 70%. Ủ đống có khối lượng từ
300kg/đống trở lên. Thời gian ủ kéo dài 4-6 ngày, đảo một lần mỗi lần cách
nhau 2-3 ngày.
- Mùn cưa đã ủ xong trộn thêm 3% bột nhẹ (CaCO3) hoặc 1,5% vôi bột đóng
vào túi nilông chịu nhiệt. Kích thước túi rộng 25cm, cao 40cm. Khối lượng
1,5kg/túi. Nút cổ túi bằng ống nhựa và bông, đưa túi mùn cưa vào nồi thanh
trùng theo hai cách sau:
- Có thể hấp trong thùng phuy hoặc xây lò theo kết cấu: đáy dùng chảo gang,
quấn tôn chung quanh, bảo ôn lớp tôn bằng bông thủy tinh, amiăng, xây gạch
bọc ngoài. Nhiên liệu đốt dùng than hoặc củi. Xếp túi mùn cưa vào thùng hấp
cách thủy ở nhiệt độ 100oC trong thời gian 10-12 giờ kể từ khi sôi.
- Hấp túi mùn cưa trong nồi Autoclave ở nhiệt độ 121oC, thời gian 90 phút.
Cấy giống nấm:
Túi mùn cưa đã được thanh trùng theo một trong hai cách trên, lấy ra để trong
phòng sạch sẽ, đến khi nguội. Cấy giống nấm trong các tủ cấy vô trùng sang túi
23
mùn cưa theo tỷ lệ 2,5-3% lượng giống so với nguyên liệu, (1 chai giống 400g
cấy thành 20-25 túi mùa cưa).
Năng suất nấm trung bình khi hết một chu kỳ thu hái mỗi túi cho thu hoạch
600-800g nấm tươi. Nấm thu hoạch xong có thể tiêu thụ ở dạng tươi hoặc phơi
sấy khô ở nhiệt độ 40-45oC. Giữ nấm khô trong túi nilon, buộc chặt. Trong
nhân dân có thói quen treo trên gác bếp sẽ bảo quản nấm được lâu hơn.
Trồng nấm h ương trên cây gỗ
Chọn gỗ:
Nhìn chung các loại gỗ không có tinh dầu, cây còn tươi tốt, không sâu bệnh đều
trồng nấm hương được. Nhóm gỗ thích hợp nhất để nấm hương sinh trưởng và
phát triển cho năng suất cao, chất lượng tốt là gỗ sồi, dẻ, sau sau Vào đầu
mùa xuân hàng năm (tháng 4 dương lịch hoặc tháng 10 và tháng 11) tiến hành

chặt gỗ.
Lựa chọn những đoạn gỗ thẳng, cắt thành khúc có đường kính từ 5-20cm, chiều
dài 1,0-1,2m. Không làm sây xát lớp vỏ. Để gỗ trong nhà thoáng mát, sạch sẽ,
sau 5-9 ngày là trồng được.
Cấy giống và ươm:
- Các đoạn gỗ đạt tiêu chuẩn như trên đem rửa sạch, dùng nước vôi đặc quét hai
đầu đoạn gỗ. Lấy búa chuyên dùng hoặc khoan tạo lỗ trên đoạn gỗ, đường kính
lỗ 1,5cm, sâu 3-4cm, cứ cách 15-20cm tạo một lỗ; hàng nọ cách hàng kia 7-
10cm; các lỗ so le nhau.
Tra giống nấm gần đầy miệng lỗ, lượng giống dùng 3kg/1m3, dùng phoi gỗ đã
tạo ra làm nắp đậy (chiều dày bằng chiều dày của vỏ cây), lấp kín lớp giống
cấy. Phía ngoài dùng xi măng hòa thành bột giống như vữa trát twờng quét trên
miệng nắp để bịt kín miệng lỗ.
- Xếp gỗ theo kiểu "cũi lợn" thành đống, cách mặt đất 15-20cm cao 1,5m, chiều
dài tùy theo khối lượng gỗ đem trồng. Phía trên cùng dùng bao tải gai dấp ướt
để ráo nước phủ kín toàn bộ đống ủ.
- Hàng ngày chăm sóc đống ủ, chủ yếu là tới nước. Lượng nước tưới chỉ đủ ướt
lớp bao tải. Tuyệt đối không tưới nhiều, nước sẽ thấm sâu vào thân gỗ làm chết
giống. Tốt nhất nên ươm trong nhà thoáng mát, tránh mưa nắng. Thời gian ươm
kéo dài 6-16 tháng (tùy thuộc theo từng chủng loại gỗ). Cứ 2 tháng lại tiến hành
đảo đống gỗ một lần. Khi đảo cần kiểm tra độ ẩm của gỗ. Nếu thấy gỗ quá khô
cần dùng bình để phun nước nhẹ xung quanh thân gỗ, sau đó mới ủ đống lại.
Trong thời gian ươm cần phòng trừ một số loại sâu bệnh hại nấm: cá loại nấm
mốc, côn trùng, chuột Khi phát hiện các đoạn gỗ bị bệnh cần để cách ly khỏi
đống ủ nhằm tránh lây lan sang các đoạn gỗ khác.
24
Chăm sóc, thu hái nấm:
Khi kết thúc giai đoạn ươm, nấm hương bắt đầu hình thành quả thể. Quan sát
trên bề mặt thân gỗ có những chấm màu hồng nhạt, chúng lớn dần như hạt ngô
và hình thành nên cây nấm hoàn chỉnh. Dựng đứng thân gỗ, xếp theo kiểu giá

súng, hàng nọ cách hàng kia 50-60cm. Có thể xếp gỗ trong nhà có mái che,
thoáng mát, độ ẩm không khí cao, ánh sáng khuyếch tán. Trường hợp đơn giản
hơn có thể để ngoài trời, trên làm thành giàn "kiểu giàn mớp", phủ bằng lá mía,
bẹ ngô, lá cây tạo bóng mát, chung quanh quây kín để tránh gió lùa trực tiếp.
Hàng ngày tiến hành tới nước nhẹ vài lần trực tiếp lên thân gỗ.
Khi nấm đủ lớn thì bắt đầu hái. Dùng tay trái đè lên điểm gần cuống, tay phải
xoay nhẹ "cây nấm", không để sót phần cuống còn lại. Hái nấm xong cắt bỏ
phần gốc bám vào thân gỗ. Tiêu thụ ở dạng tơi hoặc sấy khô (tương tự ở phần
trên). Cứ khoảng 2 tháng một lần cần đảo đầu đoạn gỗ trên quay xuống dưới để
độ ẩm trong thân gỗ đều hơn.
Quá trình chăm sóc, thu hái nấm liên tục như vậy trong khoảng thời gian 2-3
năm. Năng suất trung bình khi kết thúc toàn bộ quá trình thu hái đạt 15-20 kg
nấm khô/1m3 gỗ.

Một số điểm lưu ý trong quá trình trồng nấm hương :
Nấm hương là một loại nấm có chu kỳ sinh trưởng và phát triển trong một thời
gian khá dài, thích hợp với khí hậu vùng ôn đới.
Khi trồng trên thân cây gỗ, thời gian thu hoạch chỉ được 3-6 tháng/năm, nhiệt
độ không khí cao trên 20oC cần xếp gọn gỗ lại rồi ươm như lúc ban đầu mới
cấy giống đến đúng chu kỳ lạnh năm sau tiếp tục tới nước và thu hái.
Thời gian bắt đầu trồng (cấy giống) nấm hương từ tháng 10 đến tháng 4 dương
lịch là tốt nhất (trồng trên cây gỗ) (nếu trồng trên mùn cưa từ tháng 10 đến
tháng 1 năm sau).
2.2.3. Công nghệ trồng nấm Linh Chi:
Nguyên liệu và phương pháp xử lý
Nguyên liệu:
Nguyên liệu chủ yếu của Linh Chi là mùn cưa khô hoặc tươi của các loại gỗ
mềm, không có tinh dầu hay độc tố. Ngoài ra còn có thể trồng Linh Chi
từ nguyên liệu là thân gỗ mềm, các cây thuốc thuộc họ thân thảo.
Phương pháp xử lý nguyên liệu:

Chuẩn bị:
• Bông nút, cổ nút
25

×