Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Kinh nghiệm bố trí và sử dụng thiết bị giáo dục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.43 KB, 3 trang )

Trao đổi KN: Kinh nghiệm bố trí và sử
dụng thiết bị giáo dục ở trường THCS
Làm thế nào để có thể bảo quản, sử dụng và khai thác có hiệu quả các TBGD, xin
nêu một số công việc cụ thể và những kinh nghiệm rút ra trong quá trình triển khai
thực hiện chương trình và SGK mới
Hiệu quả sử dụng và khai thác TBGD phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Sự quan tâm của lãnh
đạo nhà trường đối với việc đổi mới phương pháp dạy và học, đối với công tác tổ chức
quản lý nghiệp vụ TBGD, khả năng và trình độ chuyên môn quản lý nghiệp vụ của cán
bộ phụ trách TBGD,sự nhiệt tình và trách nhiệm của các giáo viên bộ môn, cách bố trí
sắp xếp các thiết bị giáo dục của nhà trường, tổ chức sử dụng và khai thác hợp lý các
TBGD …xin nêu 2 vấn đề có liên quan chặt chẽ với nhau và cũng là những kinh nghiệm
được rút ra từ thực tế trong công tác TBGD ở một số trường THCS.
1. Người cán bộ phụ trách phòng TBGD:
Đây là yếu tố tiên quyết hàng đầu của mỗi nhà trường khi muốn nâng cao chất lượng sử
dụng và khai thác TBGD. Hiện nay, ở các trường THCS, cán bộ chuyên trách phòng thí
nghiệm là giáo viên bộ môn kiêm nhiệm. Do đó muốn đáp ứng yêu cầu quản lý và sử
dụng có hiệu quả TBGD, người cán bộ phụ trách TBGD phải có một số tư chất sau đây:
Hiểu được kiến thức chuyên môn và kỹ năng quản lý nghiệp vụ công tác TBGD.
Người phụ trách TBGD cần phải hiểu tầm quan trọng của công việc chuẩn bị thiết bị
phục vụ cho dạy của thầy và học của trò trong một nhà trường. Đặc biệt trong giai đoạn
hiện nay đang thực hiện đổi mới nội dung và phương pháp dạy học, người cán bộ TBGD
phải nắm chắc kiến thức chuyên môn, phương pháp dạy học có sử dụng các thiết bị giáo
dục. Chúng ta chưa bàn đến tâm lí của người làm công tác TBGD hoặc về vị trí của công
việc này mà chỉ nói đến việc nếu quản lý TBGD tốt sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy
và học.
Có tinh thần, thái độ và trách nhiệm cao và với công việc quản lý nghiệp vụ thiết bị giáo
dục của trường học. Vì vậy, phẩm chất bền bỉ, tỉ mỉ và cần cù làm việc, xây dựng tác
phong làm việc khoa học là yếu tố thành công của người phụ trách phòng TBGD.
Có tinh thần đoàn kết thân ái giữ đúng nguyên tắc xuất nhập các thiết bị thí nghiệm với
thái độ ôn hoà khi chuẩn bị thiết bị giáo dục, đóng một vai trò quan trọng trong việc hoàn
thành chất lượng các bài lên lớp.


2. Cấu trúc phòng thiết bị giáo dục.
Để nâng cao chất lượng sử dụng và khai thác có hiệu quả các TBGD được trang bị, nhà
trường phải bố trí, sắp xếp hợp lý, khoa học các phòng TBGD. Một số yếu tố cơ bản
mang tính nguyên tắc tác động đến hiệu quả hoạt động của phòng TBGD ở trường THCS
là:
Phòng TBGD phải được bố trí ở nơi thoáng mát, cao ráo và sáng sủa thuận lợi cho việc di
chuyển của giáo viên và học sinh trong trường.
Bên trong của phòng TBGD phải phân ra nhiều lô hoặc nhiều góc. Mỗi lô dành cho thiết
bị của một lớp. Mỗi lớp lại chia nhiều ngăn chứa thiết bị, mỗi ngăn là một vị trí dành cho
thiết bị của một bộ môn. Sắp xếp như vậy, khi người cán bộ thiết bị hoặc giáo viên cần sử
dụng thiết bị của môn nào, của lớp nào có thể nhìn thấy ngay không phải mất công tìm
kiếm …
Các TBGD được đánh mã số theo sơ đồ. Nghĩa là mỗi thiết bị đã nằm trong phòng
TBGD đều có tên, có mã số và vị trí nhất định. Ngay các dụng cụ hoặc các lọ đưng hoá
chất để trong hộp cũng phải có sơ đồ chỉ rõ từng vị trí của các lọ hoá chất . Như vậy rất
thuận lợi cho việc lấy ra sử dụng và khi cất đi đúng vị trí sẽ ngăn nắp khoa học, rất dễ
dàng và thuận lợi cho việc bảo quản…
Thực hiện được yêu cầu trên, phòng TBGD phải tuân theo một số nguyên tắc sau:
Nguyên tắc dễ tìm, dễ thấy, dễ lấy
Sắp xếp đồ dùng thiết bị theo nguyên tắc này, trước hết người quản lí luôn đáp ứng được
nhu cầu của giáo viên và học sinh khi cần sử dụng.
Áp dụng linh hoạt các kiểu sắp xếp : thấp ở ngoài, cao ở trong, bé ở ngoài, to ở trong.
Những đồ vụn vặt có thể để trong khay như lực kế ống hay lò so lá tròn… Nhà trường
nên trang bị cho phòng TBGD tủ kính khung nhôm được chia ra nhiều ngăn thì sắp xếp
sẽ dễ dang và thuận lợi.
Nếu thiết bị là các tranh vẽ , biểu bảng … cần được treo vào các giá tự thiết kế gắn trên t-
ường hoặc giá treo theo từng phân môn. Tranh ảnh hiện nay được trang bị khá nhiều nên
ngay từ đầu cũng cần được phân theo chương trình , theo học kỳ để dễ tìm, dễ lấy, tránh
sự quá tải cho các loại giá treo.
Nguyên tắc ưu tiên.

Những đồ dùng thường xuyên phải dùng thì để tại vị trí dễ lấy nhất như xếp đặt ở phía
ngoài, hoặc ở vị trí vừa tầm lấy.
Nguyên tắc sắp xếp theo từng chuyên môn.
Tức là phân theo khu vực ví dụ : môn lí ( lí 6,lí 7, lí 8,lí 9…), Môn công nghệ ( CN6,
CN8,CN9)…tạo điều kiện dễ tìm dễ thấy,dễ lấy và mang tính khoa học của việc sắp xếp.
Nguyên tắc an toàn.
Đó là vị trí để hoá chất độc hại, hoá chất dễ gây cháy nổ , đồ dùng dễ vỡ đều phải để nơi
an toàn, nhất là an toàn về điện và chống cháy.
Phòng đồ dùng cần được trang bị bình chữa cháy và luôn ngăn ngừa hoả hạn bằng cách
loại trừ nguy cơ chập điện và cháy nổ do hoá chất gây lên.
An toàn còn phải xét ở việc chống mối mọt, ẩm mốc cho vỏ gỗ đựng thiết bị.
An toàn đặc biệt với thiết bị quang học của kính hiển vi. Có thể bị hỏng ngay sau khi tiếp
xúc với không khí ẩm. Vì vậy sau khi dùng, kính hiển vi phải được bảo quản ngay nhất là
bảo quản trong hộp xốp, bọc thêm túi chống ẩm và cất trong tủ.
An toàn còn đảm bảo yếu tố an ninh.
Nguyên tắc đảm bảo thẩm mỹ.
Phòng thí nghiệm là nơi học thực hành của học sinh nên ngoài tiêu chuẩn về ánh sáng,
thông gió thoáng mát thì trình bày đồ dùng hợp lí trên các giá, tủ đẹp cũng tạo nên tâm
thế tốt cho việc học tập của học sinh.
Nguyên tắc có tên cho từng danh mục đồ dùng.
Thiết bị và dụng cụ đồ dùng dạy học nhất thiết phải ghi rõ tên và công dụng để giúp công
tác bảo quản, không bị nhầm lẫn nhất là đối với các đồ dùng ,thiết bị mới của môn Hoá,
lý, sinh vật và công nghệ. Đó cũng là tạo điều kiện dễ tìm, dễ lấy.
Nguyên tắc vào sổ và kí mượn trả.
Thiết bị và dụng cụ khi giáo viên sử dụng phải kí vào sổ theo dõi. Nếu coi thường công
việc này sẽ dẫn đến thiết bị sẽ thất thoát, xếp đặt lộn xộn hậu quả mất nhiều công tìm
kiếm ảnh hưởng tới các hoạt động tiếp theo .
Đó là hai vấn đề mà chúng tôi thấy có tác động rất lớn tới hiệu quả sử dụng và khai tác
TBGD.Xin được nêu ra để cùng trao đổi.

×