Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

Tình hình nghiên cứu cây neem ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.36 MB, 29 trang )

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
- Nông nghiệp đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế nước ta. Trong sản xuất nông
nghiệp, người nông dân gặp rất nhiều khó khăn, trong đó khó khăn lớn nhất là phòng trừ và
tiêu diệt các loại sâu hại cây trồng. Theo thống kê của tổ chức lương nông thế giới (FAO)
cho thấy: các loại cây trồng trên đồng ruộng hiện nay phải chống đỡ với hơn 100.000 loài
sâu hại khác nhau, 10.000 loài nấm, 200 loài vi khuẩn, 600 loài tuyến trùng và 600 loài virus
gây bệnh. Hằng năm có khoảng 20% sản lượng lương thực thực phẩm trên thế giới bị mất
trắng (Trần thị Thanh, 2003). Để khắc phục tình trạng trên, con người đã tích cực tìm kiếm
các biện pháp phòng chống các tác nhân gây hại, nhiều biện pháp khác nhau đã được sử
dụng, trong đó có biện pháp sử dụng thuốc trừ sâu hóa học, chúng đóng một vai trò quan
trọng trong hệ thống canh tác nông nghiệp trong một thời gian dài và mang lại hiệu quả cao ở
phạm vi sử dụng rộng lớn. Có thể nói, không một biện pháp bảo vệ mùa màng nào hiệu quả
hơn biện pháp hóa học về mặt qui mô và hiệu quả.
- Nhưng các biện pháp hóa học đã bộc lộ ngày càng nhiều những khuyết điểm của nó, sau khi
dùng chất diệt cỏ hoặc thuốc trừ sâu hóa học, môi trường bị ô nhiễm, con người bị ngộ độc
và cả khu hệ sinh vật đi kèm cũng bị ảnh hưởng làm mất cân bằng sinh thái. Điều nghiêm
trọng hơn là tình trạng gia tăng liều lượng và thời gian phun thuốc hóa học chống sâu bệnh
đã tạo nên dư lượng thuốc không cho phép trên rau màu và lương thực, là nguyên nhân gây
nhiễm độc cho khoảng 1,5 triệu người mỗi năm trên toàn thế giới, trong đó có khoảng 25
nghìn người bị tử vong (WHO, 1998).
- Trước thực trạng này, các nhà khoa học nông nghiệp đã nghiên cứu và đưa ra phương pháp
mới trong phòng trừ và tiêu diệt các loài sâu hại cây trồng. Một trong những phương pháp đó
là kiểm soát sinh học: nghiên cứu sử dụng nấm, vi khuẩn, virus, ký sinh thiên địch, các hợp
chất thứ cấp có nguồn gốc thảo mộc…có khả năng phòng trừ, tiêu diệt sâu hại cây trồng hiệu
quả và an toàn.
- Do đó, các chế phẩm phòng trừ sâu hại cây trồng có nguồn gốc sinh học rất được quan tâm,
bởi chúng ít ảnh hưởng đến sinh vật sống, dễ phân hủy, không làm độc nông phẩm và tiện sử
dụng. Trong đó, có các chế phẩm từ cây neem (cây xoan chịu hạn).
- Cây xoan chịu hạn (Azadirachta Indica A.Juss) là một trong những loài thảo mộc có đặc
tính kháng sâu bệnh đang được nghiên cứu và sử dụng ngày càng nhiều ở nước ta và một số
nước trên thế giới do chúng có khả năng phòng trừ hơn 400 loại dịch hại. Cây xoan chịu hạn


có nguồn gốc từ Ấn Độ, du nhập vào nước ta cách đây gần 30 năm và được trồng nhiều ở các
tỉnh miền trung. Hiện nay rừng neem tại Ninh Thuận và Bình Thuận vẫn không ngừng phát
triển với diện tích hơn 1.000 ha, đây là nguồn nguyên liệu quan trọng, bước đầu tạo ra các
sản phẩm phòng trừ sâu hại cây trồng.
5
II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Giới thiệu chung về cây xoan chịu hạn
2.1.1 Phân loại
- Nghành : Angiospermatophyta (nghành thực vật hạt kín)
- Lớp : Dicotyledoneae (lớp hai lá nầm)
- Lớp phụ : Archichlamydeae (lớp phụ ngun hoa bì)
- Nhóm : Dialypetalae (nhóm cánh phân)
- Bộ : Rutales (bộ cam)
- Bộ phụ : Rutinae
- Họ : Meliaceae (họ xoan)
- Họ phụ : Melioideae
- Tộc (chi): Melieae
- Giống : Azadirachta
- Lồi : indica A. Juss
1.1.2 Tên chung
Có rất nhiều tên chung cho cây neem, đặc biệt ở những nước có trồng cây
neem lâu đời.
Bảng 1.1 Một số tên thường dùng của cây neem
STT Châu Tên cây neem theo tiếng đòa phương
1
CHÂU Á,
CHÂU ÚC:
Ấn Độ (Limba, Limbo, Vembu, khoảng gần 100 tên);
Pakistan (Nimmi); Myanmar (Tamarkha); Srilanka
(Kohomba); Thailand (Dadao India, Kwinin, Dao); Úc,

Fijii, New Guinea (neem); Việt Nam (Xoan Ấn Độ,
xoan chòu hạn, neem)
2
CHÂU PHI: Nigeria (Babo Yaho); Tanzania (Warobaini)
3
CHÂU MỸ: Mỹ (neem); Châu Mỹ La Tinh (Nim).
4
CHÂU ÂU: Đức (Neim, Nim, Indischer Zedrach); Pháp (Lilas de
Indes, Margousier); Tây Ban Nha (Nim, Margosa); Anh
(India Lilac, Neem).
1.1.3 Đặc tính thực vật
6
Neem (Azadirachta indica) là cây phát triển nhanh, thường có chiều cao tới 20
m, thậm chí có thể lên tới 40 m ở điều kiện thuận lợi. Neem là cây có lá xanh
quanh năm, nhưng ở điều kiện khắc nghiệt trong thời kì khô hạn kéo dài, cây có
thể bò rụng hết lá, cành bò khô gẫy. Hệ thống rễ gồm có rễ cái phát triển mạnh và
nhiều rễ phụ. Rễ phụ có thể dài tới 18 m (Benge, 1989). Cành lá mọc so le, dài từ
20 – 40 cm, phiến lá có màu xanh lạt đến đậm. Một cành có đến 31 lá, mỗi phiến
lá dài từ 3 đến 8 cm, cuống lá thường ngắn. Lá non có màu đỏ đến đỏ lạt. Lá khô
chứa 12,40 đến 18,27 % protein thô, 11,40 – 23,08% xơ thô, 43,32 – 66,60% N-
free extract, 2,27% - 6,24% ether extract, 7,73 – 18,37% khoáng tổng số, 0,89 –
3,96% can xi và 0,10 – 0,30 % phosphor [92]. Hoa màu trắng, có mùi thơm, nằm ở
nách lá. Chùm hoa rũ xuống và dài tới 25cm. Cụm hoa phân nhánh 3 lớp và có tới
150 hoa, đặc biệt có khi có tới 250 hoa. Hoa đơn dài 5 – 6 mm, rộng 8 – 11 mm,
năm cánh dài 5 mm, rộng 2 mm, hoa lưỡng tính, nhò đực chín trước, hoa đực mọc
cùng chỗ giống như các loại hoa tạp tính [32, 43, 106]. Quả nhẵn hình tròn hoặc
ovan. Trái neem khi chín có kích thước 1,4 - 2,8 x 1,0- 1,5 cm. Quả màu xanh khi
còn non, trở nên màu vàng xanh hoặc vàng khi chín già. Vỏ quả mỏng, vò đắng,
màu vàng nhạt và có nhiều xơ. Phần thòt quả ở giữa dày 0,3 – 0,5cm. Nhân hạt có
vỏ lụa màu nâu, hạt thường có một nhân, đôi khi có đến 2 hoặc 3 nhân. Hạt có kích

thước 0,9 – 2,2 x 0,5 – 0,8 cm, nhân có kích thước 0,8 – 1,6 x 0,4 – 0,5cm. Số
nhiễm sắc thể là: 2 n = 28; n = 14 [100].
(a) Quả và cây neem (b) Hoa neem
Hình 1.1 Cây, quả neem (a) và hoa neem (b) trồng ở Ninh Thuận
7
(a) Quả neem chín (b) Quả neem xanh bổ dọc
Hình 1.2 Quả neem
2.1.3 Nguồn gốc và sự phân bố của cây xoan chịu hạn
Xoan chịu hạn được xem là có nguồn gốc ở vùng Assam và Burma. Tuy nhiên, nguồn gốc
chính xác của nó vẫn chưa được biết, một số người cho rằng xoan chịu hạn sống tự nhiên ở
vùng tiểu lục địa Ấn Độ; những người khác lại cho rằng nó thuộc vùngkhơ hạn trên tồn khu
vực Nam Á, Đơng Nam Á bao gồm Sri Lanka, Thái Lan, Malaysia và Indonesia Xoan chịu
hạn được di thực vào Châu Phi từ những năm đầu của thế kỷ 20.
Ngày nay, nó được trồng rộng rãi ở ít nhất 30 quốc gia, đặc biệt ở vùng dọc theo khu vực
vành đai phía nam sa mạc Sahara. Trong thế kỷ 20, xoan chịu hạn cũng đã được di thực đến
Fiji, Mauritius và nhiều quốc gia thuộc Trung, Nam Mỹ
Xoan chịu hạn được di thực vào Việt Nam năm 1981 do GS. Lâm Cơng Định, một nhà lâm
học Việt Nam. Nhân dịp tham dự hội thảo quốc tế lâm nghiệp về “Vai trò của rừng trong sự
phát triển của cộng đồng nơng thơn” tại Senegal, Châu Phi, ơng đã đem hạt giống xoan chịu
hạn về trồng tại vùng đất Phan Thiết, sau đó cho nhân rộng ra và trồng tại Ninh Thuận, Bình
Thuận. Ơng cũng là người đặt tên cho lồi cây này là cây xoan chịu hạn(Azadirachta indica
A.Juss) để phân biệt với xoan địa phương (Melia azedarach) được trồng phổ biến ở nước ta
2.1.4 Điều kiện thích nghi và tăng trưởng
Xoan chịu hạn là lồi thực vật có phổ thích nghi rộng và chịu được điều kiện khắc nghiệt tốt
hơn nhiều lồi cây khác. Cây vẫn có thể phát triển mạnh trên những vùng đất khơ hạn, nghèo
chất dinh dưỡng, đất có độ mặn trung bình hoặc kiềm nặng.
Cây cũng có thể sống sót trên đất có pH thấp, do trong lá xoan chịu hạn có hàm lượng chất
khống khá cao, có tác dụng giảm độ acid trong đất.
Cây xoan chịu hạn thích nghi tốt ở những vùng nhiệt đới khơ nóng với nhiệt độ có thể cao
hơn 45

0
C và lượng mưa trung bình khoảng 400 – 1500 mm/ năm. Mức độ tăng trưởng của
cây cũng tùy thuộc vào chất lượng đất, cây thường phát triển nhanh trong 5 năm đầu, có thể
đạt chiều cao 4 m sau 5 năm và 10 m sau 25 năm trồng.
+ Ảnh hưởng của vùng sinh thái lên sự tích lũy azadirachtin ở cây neem
8
Kết quả phân tích 256 mẫu được thu từ 26 quốc gia trên thế giới cho thấy
hàm lượng azadirachtin trung bình trong nhân hạt neem ở các mẫu là 3,6mg/g và
hàm lượng dầu là 46,7%. Có sự biến động rất lớn về hàm lượng azadirachtin trong
nhân hạt neem giữa các vùng đòa lý khác nhau, kể cả ngay ở trong một nước và ở
ngay trong một vùng, thậm chí giữa các cây trong cùng một vùng (Ermel và cs,
1986; Benge, 1989). Sự khác nhau này có thể do các yếu tố khí hậu và thổ
nhưỡng, cũng có thể do điều kiện thu hái, chế biến và bảo quản hạt neem.
Một số tác giả cho rằng hai yếu tố nhiệt độ và độ ẩm có ảnh hưởng lớn nhất
đến hàm lượng azadirachtin trong hạt neem. Theo một số tác giả khác thì, các yếu
tố khí hậu, thổ nhưỡng lại không gây ảnh hưởng trực tiếp đến hàm lượng
azadirachti. Singh (1986) thông báo hàm lượng hoạt chất gây ngán ăn trong hạt
neem ở vùng đất khô cằn cao hơn vùng ven biển có nhiều mưa. Ở Senegan, hạt
neem được thu hoạch hai lần trong năm, đợt một(vụ chính), vào tháng 6-7, đợt hai
vào tháng 10-11. Điều kiện khí hậu khô trong tháng 10-11 cho hàm lượng
azadirachtin trong nhân hạt cao hơn so với vụ chính, tháng 6-7 (mùa mưa).
Nghiên cứu sự biến động hàm lượng azadirachtin giữa các vùng khác nhau
của Ấn Độ cho thấy, hàm lượng azadirachtin A biến động từ 556,9-3030,8 mg.kg
-1
nhân hạt neem. Hàm lượng azadirachtin B biến động từ 43,1-590,6 mg.kg
-1
. Đa
phần các vùng đất khô cằn, kiềm và chua mặn có hàm lượng dầu thấp (< 35%).
Các kết quả nghiên cứu còn cho thấy có sự biến động lớn về hàm lượng
azadirachtin giữa các cá thể cây trong cùng một vùng đất. Điều này chứng tỏ các

yếu tố như lượng nước mưa, ẩm độ và nhiệt độ không gây ảnh hưởng nhiều đến
hàm lượng hoạt chất azadirachtin trong nhân hạt neem [47].
Nhìn chung, vẫn chưa rõ yếu tố nào, bên ngoài hay bên trong ảnh hưởng đến
hàm lượng hoạt chất azadirachtin, salannin và nimbin trong nhân hạt neem.
1.1.6 Một số bệnh thường gặp trên cây neem
1.1.6.1 Bệnh do vi khuẩn
+ Pseudomonas azadirachtae (Pseudomonadaceae) là vi khuẩn gây bệnh ở
cây neem, lần đầu được phát hiện ở Bang Gujarat Ấn Độ. Nó chính là nguyên
9
nhân làm nhỏ lá, mọng nước, nhiều nốt ở góc lá, làm vùng xung quanh nốt ở mặt
lá trở nên vàng, chết từng vùng và cuối cùng là khô héo. Lá bò nhiễm bệnh sẽ mờ
đục đi và các nốt phát triển thành những vân giả như lá bò vẽ bùa. Những lá bò
nhiễm khuẩn nặng trở nên vàng, héo khô và rụng.
+ Xanthonas azadirachtti (Pseudomonadaceae) là nguyên nhân gây bệnh
đốm nhỏ, trắng đục, mọng nước, sau chuyển màu thành nâu nhạt và nâu đậm trên
lá. Những vết này càng ngày càng lớn và chết hoại từ trung tâm.
1.1.6.2 Bệnh do nấm
+ Pseodocercospora subsessilis (=Cercospora subsessilis): Là nấm gây hại
mạnh nhất ở cây neem, nó là nguyên nhân gây bệnh đốm lá với triệu chứng: mô bò
nhiễm bệnh đầu tiên có màu xanh sáng và sau trở thành màu nâu. Các lá bò bệnh
thường bò lỗ chỗ với kích thước lỗ to nhỏ khác nhau. Ngoài Ấn Độ, bệnh này còn
thấy xuất hiện ở Philippines, Myanmar, vùng Đông và Tây Phi (Somali, Benin), ở
vùng biển Caribe (cộng hoà Dominica) và Nam Mỹ (Equador). Thời kỳ ủ và phát
triển bệnh kéo dài từ 25 đến 50 ngày.
+ Aspergilus spp.: Một vài loài nấm Aspergillus, đặc biệt là A. flavus, thường
xuất hiện ở hạt neem khi bảo quản. Nấm tồn tại ở dạng bào tử và phát tán rất
nhanh, phá hủy nhân và các hoạt chất sinh học trong nhân như azadirachtin. A.
flavus là nấm mốc nguy hiểm nhất đối với nhân hạt neem vì chúng sản xuất ra loại
độc tố mycotoxin và aflatoxin. Các nấm Aspergillus spp. khác có mặt trên hạt và
nhân hạt neem là A. niger, A. tamari, A. versicolor và A. quercinus (= A. melleus)

(Sinniah và cs, 1983).
1.1.6.3 Bệnh ký sinh thực vật
Dendrophtoe falcate, Tapinanthus sp. và Loranthus sp. được ghi nhận là những
kí sinh trên cây neem ở Ấn Độ và châu Phi.
1.1.6.4 Bệnh rối loạn chức năng
Khoảng vào năm 1990, xuất hiện những báo cáo về bệnh rối loạn chức năng
ở cây neem trồng ở Nam và Tây Nam Nigeria, Bắc Nigeria và ở Mali. Cây neem ở
những lứa tuổi khác nhau đồng loạt bò rụng lá, các mầm cây và cành bò rụng làm
10
nhiều cây bò chết, thậm chí cả những cây đã được trên 20 năm tuổi. Người ta cho
rằng bệnh rối loạn chức năng có lẽ là do yếu tố không bình thường của môi trường,
trong đó sự thiếu hụt nước hình như là nhân tố chủ yếu. Bệnh rối loạn về hấp thu
nước của cây neem ở các lứa tuổi khác nhau được phát hiện ở miền Nam Yemen,
vỏ của các cây này bò phá hủy từng phần do bò tàn héo hay các mầm non cây bò
hỏng, lá vàng úa và rụng, dòch rỉ tràn ra ở thân cây làm cây chết
1.1.7 Sinh trưởng và năng suất quả
1.1.7.1 Sinh trưởng
Cây neem phát triển rất nhanh ở điều kiện thuận lợi. Các yếu tố như pH đất,
khả năng giữ nước của đất, lượng nước mưa, chế độ tưới nước, chất dinh dưỡng
trong đất, bệnh nấm, yếu tố di truyền và sự cạnh tranh trong loài đều ảnh hưởng
đối với cây neem. Ở vùng đất khô có độ cao lớn so với mặt nước biển và khí hậu
lạnh, cây neem phát triển kém hơn so với các vùng khác.
Theo Radwanski (1981), ở Nigeria, 66% sự phát triển của cây neem xảy ra ở
3 năm đầu tiên, cây có thể cao 7 m, năm năm tiếp theo, cây neem có thể cao tới
11m. Ở châu Phi, ở những vườn có đất tốt, cây neem có thể cao tới 1,5 m ở ngay
năm đầu tiên, năm thứ hai cao 2m, năm thứ 4 cao tới 4,5m với đường kính thân 7 –
8cm. Ở Cameroon, cây neem 30 năm tuổi có đường kính thân cây tới 1m. Cây
neem nhiều năm tuổi ở vùng đất tốt có thể cao tới 30 – 35m với đường kính thân
cây 2,5 – 3,5m. Những cây neem non cần được bảo vệ khỏi cỏ dại mọc lấn, đặc
biệt với những cây neem mới trồng. Ở Ấn Độ, trên thực tế cây neem bò cỏ dại mọc

lấn đến 2 năm tuổi, khi cây đã đạt chiều cao 0,5 đến 1,4 m. Nếu không trừ cỏ dại
thường xuyên, cây neem chỉ cao được 0,5 – 1,0 m.
1.1.7.2 Năng suất quả
Cây neem khoảng hai năm tuổi, đã cho một số quả đầu tiên. Cây neem được
tưới nước đầy đủ sẽ phát triển nhanh và cho quả sớm hơn. Ở Bắc bán cầu, thời kì
ra hoa và kết quả thường rơi vào khoảng tháng 2 - 3 đến tháng 5 (ở Ấn Độ), và ở
vùng Nam bán cầu vào khoảng tháng 11 – 12. Ở những vùng trồng nhiều cây
neem, đôi khi có những cây neem ra hoa và kết quả trái vụ.
11
Ở một số nơi, hai mùa cây neem ra hoa kết quả thường phân biệt rất rõ rệt,
mùa đầu vào khoảng tháng 3 – 4, mùa sau từ tháng 7 đến tháng 8. Thông thường
cây neem ra quả vào khoảng tháng 7. Ở miền Trung Senegal, sự trổ hoa của cây
cũng có sự khác biệt giữa các cây trong cùng một vùng, chủ yếu do ảnh hưởng của
lượng nước mưa, đặc biệt trong tuần đầu tiên của mùa mưa.
Năng suất quả của cây neem thường biến động, theo Koul O. (1990) một cây
neem cao 8 m, cho trung bình từ 35 – 55kg quả/ năm. Còn ở phía Bắc Nigeria,
trung bình một cây cho khoảng 20,5 kg. Ở Nicaragua, năng suất quả của cây 6- 9
năm tuổi là 19,2 kg. Cây neem trồng biệt lập hoặc trồng từng nhóm nhỏ thường có
năng suất cao hơn cây trồng tập trung. Saxena (1993) thông báo cây neem trưởng
thành cho trung bình 25 kg quả/năm và có thể thu đến 100 kg quả ở những cây mọc
riêng lẻ ở vùng biển Kenia. Những thí nghiệm của hãng Baritiya cho thấy cây
neem từ 8 – 10 năm tuổi cho năng suất quả 9 kg/năm, cây 15 năm cho 13 kg/ năm,
cây 20 năm cho 19 kg/ năm. Ở Nicaragua chỉ khoảng 4% hoa đậu trái. Tỷ lệ trọng
lượng giữa hạt và thòt quả là 1:2; 1.800 hạt nặng trung bình 1kg, nhưng có sự biến
động lớn do hạt có nhiều cỡ khác nhau, tùy cây.
2.1.5 Nhân giống
Xoan chịu hạn dễ được nhân giống bằng cả sinh sản hữu tính lẫn vơ tính. Cây có thể được
trồng từ hạt, từ cây giống con, cây non, từ chồi rễ mút hoặc ni cấy mơ.
Tuy nhiên, hiện nay cây thường được trồng từ hạt. Do tỷ lệ nảy mầm của hạt rất biến động
(15% đối với hạt dự trử và 85% đối với hạt tươi), nên nhiều chun gia khuyến cáo gieo hạt

sớm trong vườn ươm. Hạt cần ngâm trong nước lạnh 24 giờ và cắt đầu vỏ hạt để tăng khả
năng nảy mầm. Gieo hạt trên những luống cát mịn ở độ sâu 2,5 cm và cách nhau 2 – 5 cm.
Hạt thường nảy mầm từ 1 – 2 tuần.
Nhiều tác giả cho rằng hạt khơng tồn tại được lâu, chỉ sau 2 – 6 tháng bảo quản hạt sẽ khơng
thể nảy nầm được. Tuy nhiên, một số nghiên cứu gần đây ở Pháp cho thấy, hạt được bảo
quản mà khơng bị hư vỏ quả trong (nội quả bì) có khả năng nảy mầm đến 45% sau 5 năm
bảo quản.
1.1.8.2 Chọn giống cây cho năng suất quả và hoạt chất cao
Chọn, nhân và lai giống để tạo cây neem có năng suất quả với hàm lượng dầu
và hoạt chất azadirachtin cao vẫn chưa đạt kết quả khả quan do hàm lượng
azadirachtin luôn biến đổi (Ermer và cs, 1983). Hàm lượng azadirachtin biến động
12
phụ thuộc vào điều kiện môi trường hơn là các yếu tố di truyền. Sử dụng kó thuật
di truyền và nuôi cấy mô để phát hiện và nhân giống neem có khả năng kháng sâu
bệnh hay có hàm lượng azadirachtin cao cũng mới chỉ được bắt đầu (Rice, 1993).
2.3 Các hoạt chất phòng trị cơn trùng trích từ cây xoan chịu hạn
2.3.1 Các hoạt chất có trong xoan chịu hạn
Trong cây xoan chịu hạn, trên 300 hợp chất tự nhiên đã được phân lập và mơ tả.
Tanin có nhiều trong vỏ cây (14%), lá cây ngồi các limonoid còn chứa tinh dầu và alkaloid.
Theo Mitra (1963), lá cây chứa alkaloid “Parisian”, xoan chịu hạn tự bảo vệ nó khỏi nhiều
loại cơn trùng gây hại do nó chứa nhiều thành phần có hoạt tính kháng cơn trùng. Xoan chịu
hạn chứa hỗn hợp của 3 đến 4 hợp chất chính và khoảng hơn 20 các hợp chất phụ khác, các
hợp chất phụ này có tác động theo phương cách này hay phương cách khác. Các hợp chất
chính thuộc về nhóm các hợp chất tự nhiên triterpenoid; chun biêt hơn, đó là các limonoid
(tetranotriterpenoid)
Cho đến nay, 9 limonoid trong xoan chịu hạn đã được chứng minh là có khả năng ngăn cản
sự phát triển của cơn trùng, đặc biệt là những cơn trùng gây dịch bệnh cho nơng nghiệp và
ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người. Nhiều limonoid mới vẫn đang tiếp tục được phát
hiện trong cây, các limonoid như azadirachtin, salannin, meliantriol, nimbin, nimbidin được
xem là thành phần hoạt chất chính trong xoan chịu hạn.

2.3.2 Dầu xoan chịu hạn
Theo Tewari (1992), nhân hạt xoan chịu hạn có chứa khoảng 40,0 – 48,9% dầu, dầu xoan
chịu hạn có màu vàng nâu, mùi tỏi. Theo Ketkar (1976), nhân hạt xoan chịu hạn khi được
chiết xuất bằng phương pháp ép thu được từ 30 – 40% dầu. Cặn dầu có thể được chiết xuất
bằng một số dung mơi khác. Theo Anon (1985), dầu xoan chịu hạn có thể được tách chiết
bằng cách đun sơi nhân hạt xoan chịu hạn đã được xay nhỏ trong nước.
13
2.3.3 Azadirachtin và các limonoid khác
2.3.3.1 Azadirachtin
Azadirachtin là hợp chất chính trong xoan chịu hạn, có công thức phân tử là C
35
H
44
O
16
, nhiệt
độ nóng chảy 154 – 158
0
C, có hoạt tính kháng côn trùng mạnh nhất, đặc biệt là tác động xua
đuổi và ức chế sinh trưởng mạnh. Azadirachtin có cấu trúc tương tự như hormone
“ecdysone”, hormone này có tác dụng kiểm soát tiến trình biến đổi nội hóa học của côn trùng
khi côn trùng chuyển từ dạng ấu trùng sang dạng nhộng để sang dạng trưởng thành.
Azadirachtin được xem như chất ngăn cản sự tổng hợp các hormone cần thiết cho cở thể côn
trùng, do đó phá vỡ chu kỳ sống của côn trùng.
Azadirachtin tập trung nhiếu nhất trong nhân hạt xoan chịu hạn. Trung bình 1 gram nhân hạt
chứa từ 2 đến 4 mg azadirachtin, đặc biệt ở Senegal, 1g nhân hạt có thể chứa đến 9 mg
azadirachtin.
Hàm lượng azadirachtin trong nhân hạt xoan chịu hạn cũng biến động tùy thuộc vào nguồn
gốc, xuất xứ, điều kiện khí hậu ở nhiều vùng khác nhau, trong mỗi cây cũng có sự biến động
về hàm lượng azadirachtin (Bảng 2.2), (Ermel và cộng sự, 1987; Singh, 1987)

Bảng 2.2: Sự biến động hàm lượng azadirachtin trong mẫu hạt từ nhiều nơi khác nhau
14
Hàm lượng azadirachtin cũng phụ thuộc vào tời điểm thu hái, quả xoan chịu hạn thu hoạch
tốt nhất khi nó chuyển sang màu vàng hay vàng xanh, lúc này hàm lượng azadirachtin cao
nhất. không nên để quả quá chín và rụng vì hạt thường bị giảm chất lượng khi bị rơi xuống
đất.
Hình 2.1: Công thức cấu tạo của Azadirachtin
2.3.3.2 Meliantriol
Meliantriol là một hợp chất thuộc triterpenoid alcohol, là tác nhân gây ngán ăn mạnh đối với
côn trùng ngay cả khi xử lý với nồng độ rất thấp. Nhiều loại côn trùng đã không dám ăn
trong khoảng 2 – 6 tuần sau khi tiếp xúc với chế phẩm từ xoan chịu hạn
15
Hình 2.2: Công thức cấu tạo của meliantriol
2.3.3.3 Salannin
Salannin cũng có hoạt tính gây ngán ăn mạnh và là chất chống lại sự lột xác của côn trùng.
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng chất này tác động mạnh lên sự lột xác của con bọ cánh
cứng trên dưa chuột – Acalymma vitta và bọ cánh cứng Nhật Bản – Popillia japonica. Trong
hạt, hàm lượng salannin thường từ 15 – 1247 µg/ g nhân hạt xoan chịu hạn (Eeswara và cộng
sự, 1996)
Hình 2.3: Công thức cấu tạo của Salannin
2.3.3.4 Nimbin và Nimbidin
Hai chất này được xem là có hoạt tính kháng virus mạnh. Chúng tỏ ra có hiệu quả đối với
virus gây bệnh trên cây cà chua, bệnh đậu mùa và bệnh trên gia cầm. Eeswara và cộng sự
(1996) báo cáo rằng nimbidin có trong hạt xoan chịu hạn từ 9 đến 619 µg/ g nhân hạt
Nimbidin là thành phần chủ yếu gây ra vị đắng của dịch chiết từ hạt xoan chịu hạn với cồn.
Nimbidin chiếm khoảng 2% trong nhân hạt xoan chịu hạn
16
Hình 2.4: (a) Cơng thức cấu tạo của Nimbin
(b) Cơng thức cấu tạo của Nimbidin
2.3.3.5 Các chất khác

Những chất có bản chất limonoid mới được tìm thấy sau này: Diacetylazadirachtin được
chiết từ quả tươi, hiệu lực tương tự azadirachtin. Hai chất tương tự salannin là 3 –
diacetylsalannin và salannol gây ra sự ngán ăn ở cơn trùng.
1.2.5 Cơ chế tác động của azadirachtin lên côn trùng
Azadirachtin ảnh hưởng lên sinh trưởng, phát triển, biến thái, sinh sản của
côn trùng. Những cơ quan khác nhau của côn trùng được xác đònh là đích tác động
của azadirachtin theo cơ chế thụ quan hóa học. Các tác động này có liên quan đến
quá trình kiểm soát nội tiết tố thần kinh của quá trình lột xác và thay lông. Nhưng
cơ chế tác động phân tử vẫn chưa rõ
1.2.5.1 Cơ chế thụ cảm hóa học
Việc chọn các cây chủ của côn trùng ăn tạp phụ thuộc vào các chất được tạo
ra từ cây chủ, trong đó có những chất ức chế và kích thích, chúng tác động phụ
thuộc lẫn nhau. Thức ăn được côn trùng lựa chọn phụ thuộc vào hệ thống thụ cảm
hóa học. Các thí nghiệm đã chứng minh côn trùng có nhạy cảm đặc biệt đối với
17
azadirachtin so với các chất khác. Azadirachtin tác động trực tiếp lên thụ cảm hóa
học, thông qua hệ thống thần kinh, gây ức chế tiếp nhận thức ăn và tạo cảm giác
gây ngán ăn ở côn trùng. Một số thí nghiệm trên tế bào côn trùng cánh vẩy
(Spodoptera frugiperda, Sf 9) nuôi cấy một lớp cho thấy azadirachtin ức chế miền
phân chia tế bào và sự hình thành lớp tế bào, làm giảm sự tổng hợp protein. Các
kích thích ức chế do azadirachtin cũng rất có ý nghóa đối với những loài côn trùng
ăn tạp đẻ trứng. Dòch chiết nhân hạt neem và dầu neem có tác động kìm hãm sự
đẻ trứng ở nhiều loại côn trùng.
1.2.5.2 Cơ chế nội tiết
Nhiều nghiên cứu cho thấy azadirachtin tác động trực tiếp lên nơi phóng thích
hóc môn đốt ngực trước (PTTH) từ thể hạch thần kinh, ngăn cản phóng thích
hocmôn lột xác từ vòng hạch thần kinh não, làm giảm vòng tuần hoàn và tác động
lên tổng hợp hóc môn PTTH (Sơ đồ 1.1). Azadirachtin còn tác động lên quá trình
dò hóa hóc môn lột xác ở côn trùng, hóc môn lột xác được chuyển thành dạng hoạt
động hơn là 20- hydroxyecdysone do ecdisone -20- monoxygenase xúc tác. Vì vậy,

quá trình này là kiểu tác động nữa của azadirachtin và đóng vai trò một phần gây
độc tổng thể đối với côn trùng. Trên ấu trùng Galleria mellonella, azadirachtin tác
động kích thích tạo hóc môn trẻ hóa và lột xác, gây sự lột xác quá mức do giải
phóng allatotropin thành thể allata, phá vỡ quá trình tạo vỏ chitin và dẫn đến thay
đổi vòng sinh trưởng, làm côn trùng không sinh sản được và chết. Ở ấu trùng
Lucilia cuprin, azadirachtin có tác động gây thoái hóa nhân, tạo khối dò nhiễm sắc
tố và sự thoái hóa tế bào, ảnh hưởng trực tiếp lên sự gián phân trong các đóa phôi,
tế bào biểu bì, tế bào biểu mô ruột giữa, gây chết tế bào trong quá trình phân chia
ở giai đoạn sau trung kỳ.
18
Sơ đồ1.1 Tác động kìm hãm trực tiếp lên hệ nội tiết côn trùng của
azadirachtin (BS. Parmar và C.M. Ketkar, 1996)
(*): Điểm xảy ra tác động kìm hãm trực tiếp của azadirachtin lên các mô, enzyme
và các nội quan khác.( PTTH = hóc môn đốt ngực trước, JH = hóc môn trẻ, TB máu = tế
bào máu, TH chitin = tổng hợp chitin)
1.2.5.3 Các cơ chế sinh lý khác
Azadirachtin tác động mạnh lên hệ thống mô cơ của côn trùng, làm giảm khả
năng vận động chung và khả năng bay thông qua ức chế bài tiết hóc môn tạo mỡ ở
thể hạch thần kinh. Cơ ruột giữa và ruột sau của côn trùng bò azadirachtin tác động
làm phồng lean, thức ăn đi qua ruột rất chậm, làm côn trùng rối loạn tiêu hóa, rồi
chết. Ngoài ra, azadirachtin còn tác động làm giảm bài tiết các men phân giải
protein, gây bệnh hoại tử các tế bào biểu mô ở ruột côn trùng. Tác động của
azadirachtin lên các đáp ứng miễn dòch được thấy ở R. prolixus, khi xử lý với liều
1 µg/ml azadirachtin làm giảm đáp ứng miễn dòch trong 6 ngày. Có thể do thông
19
qua cơ chế nội tiết, azadirachtin điều hoà hệ thống mô tế bào máu, làm giảm năng
lực tổng hợp protein ở côn trùng.
Hình 1. Tác động gây biến dạng của neem đối với rầy nâu
a , b : Rầy nâu cánh dài và cánh ngắn bình thường. c, d, e, f: Các kiểu rầy
biến dạng

Hình 2. Tác động gây biến dạng của neem đối với ng ài gạo
a, b, e: Ấu trùng, nhộng, thành trùng bình thường.
c, d: ấu trùng, nhộng dị dạng. f, g, h: Các kiểu biến dạng của th ành trùng
Hình 3. Một số tác động của neem đối với sâu t ơ
a, b: Tác động gây ngán ăn (a là đối chứng, b là mẫu xử lý neem)
c, d: tác động làm biến dạng thành trùng; e: tác động gây chết nhộng
20
1.2.6 Mối tương quan giữa hoạt tính và cấu trúc
Các nghiên cứu có hệ thống về mối tương quan giữa cấu trúc và hoạt tính,
thí nghiệm thử hoạt tính trên tuyến trùng, vi khuẩn, nấm, nhuyễn thể và các loài
khác hiện chưa nhiều. Các thí nghiệm hóa dược chủ yếu được thử bằng dòch chiết
thô . Một số thí nghiệm khác cho thấy, những chất không có cấu trúc tương tự như
salannin thì hầu như không gây ngán ăn. Gốc ester gắn với C-4 được cho là đóng
vai trò quan trọng đối với hoạt tính gây ngán ăn của azadirachtin, vì tất cả các dẫn
xuất không có gốc ester thì chỉ có hoạt tính ức chế sinh trưởng, không có hoạt tính
gây ngán ăn.
3.2.2 Phương pháp chiết xuất thơ hoạt chất sinh học từ nhân hạt xoan chịu hạn
Ngun liệu
Quả xoan chịu hạn được thu hái từ cây 4 – 5 tuổi trồng tại Ninh Thuận, làm sạch vỏ và thịt
hạt, sau đó phơi khơ hạt trong bóng râm hoặc sấy khơ ở nhiệt độ 50
0
C. Hạt được tách vỏ lấy
nhân hạt để ép dầu.
Thiết bị và hố chất
Máy ép dầu thực vật chun dụng KOMET Model D 85 – 1G (Đức).
Máy cơ quay chân khơng.
Dung mơi Êtanol.
Cách tiến hành
Nhân hạt xoan chịu hạn được ép lạnh trên máy ép dầu chun dụng Komet (Đức) ở nhiệt độ
được khống chế từ 35

0
C đến 45
0
C, thu được dầu và bánh dầu. Bánh dầu (bã còn lại sau khi ép
dầu) được cho ngấm kiệt và chiết xuất với ethanol nhằm tận thu các hoạt chất còn lại trong
bánh dầu, đặc biệt là azadirachtin. Dịch chiết bánh dầu được loại hết ethanol bằng cơ quay
chân khơng ở nhiệt độ 50
0
C và trộn với dầu, thu được dầu xoan chịu hạn đã làm giàu
azadirachtin. (Hình 3.1)
21
Hình 3.1: Qui trình chiết xuất thô hoạt chất sinh học từ nhân hạt xoan chịu hạn
22
Hình 3.2: Máy Micro – Kjeldahl Hình 3.3: Máy cô quay chân không
Hình 3.4: Lọc chân không Hình 3.5: Hệ thống sắc ký lỏng cao áp (HPLC)
Hình 3.6: Hệ thống Soxhlet Hình 3.7: Máy ép dầu chuyên dụng KOMET (Đức)
Ưu điểm của các dịch chiết từ xoan chịu hạn
So với thuốc trừ sâu tổng hợp, ưu điểm của thuốc trừ sâu gốc thảo mộc là khả năng làm chậm
sự phát triển tính kháng ở tác nhân gây dịch hại. Trong số các thuốc gốc thảo mộc đã phổ
biến, dịch chiết từ cây xoan chịu hạn phong phú hơn cả về thành phần hoạt chất. Pyrethrin
(sản phẩm chiết xuất từ cây hoa cúc Chrysanthemum cinerariaefolium) chỉ chứa 4 loại ester
và Rotenone (sản phẩm chiết xuất từ cây thuốc lá Derris spp. và Lonchocarpus spp.) chỉ chứa
khoảng 6 loại isoflavonoid có hoạt tính diệt côn trùng. Còn ở cây xoan chịu hạn, riêng nhóm
azadirachtin đã gồm khoảng 9 loại đồng dạng khác nhau, trong đó nhóm azadarachtin được
cho là có hoạt tính kháng côn trùng mạng nhất.
Ngoài ra, chưa kể các loại limonoid khác cũng có hoạt tính cao như salanin, meliantriol có
mặt trong vỏ và lá xoan chịu hạn. Hoạt lực của các dịch chiết từ xoan chịu hạn được tạo
23
thành từ sự phối hợp tương tác phức tạp của nhiều thành phần hoạt tính, nhờ đó làm giảm
tính kháng của các lồi dịch hại và sự nhạy cảm về tập tính (Isman, 1997). Thí nghiệm chọn

lọc trong điều kiện phòng thí nghiệm trên lồi rệp Myzus persicae nhận thấy rằng: khi xử lý
azadirachtin tinh sạch lên cây thì tính kháng của lồi rệp này tăng lên 9 lần sau 40 thế hệ,
nhưng xử lý bằng dịch chiết hạt xoan chịu hạn (chứa hàm lượng azadirachtin tương đương)
thì khơng làm xuất hiện tính kháng của M. persicae sau chừng ấy thế hệ.
Có thể chính sự đa dạng về thành phần hoạt chất của dịch chiết hạt xoan chịu hạn đã làm
phân tán tiến trình chọn lọc thích nghi của đối tượng dịch hại, nhờ đó làm chậm sự phát triển
tính kháng của chúng. Tuy nhiên, cũng như bao nhiêu thuốc thảo mộc khác, các sản phẩm
chiết xuất từ xoan chịu hạn dễ bị phân hủy về mặt sinh học, khơng bền vững trong mơi
trường tự nhiên do dễ bị oxy hóa, khơng làm hại thiên địch và khơng gây độc hại đối với
người
1.7 Một số ứng dụng
Quả và lá neem được sử dụng để tạo nhiều sản phẩm. Một cây neem đã phát
triển đầy đủ có thể cho trên 50 kg quả và 350 kg lá mỗi năm. Từ quả có thể thu
những sản phẩm phụ dưới đây
Sơ đồ1.3 Thành phần quả neem (B.S. Parmar và C.M. Ketkar, 1996)
1.7.1 Ứng dụng làm thuốc trừ sâu hóa nông
24
Sơ đồ 1.2 Vai trò tham gia của các sản phẩm từ cây neem trong quản lý dòch
hại tổng hợp (BS. Parmar và C.M. Ketkar, 1996).
Các sản phẩm được chế biến từ hạt và lá neem đều có hoạt tính trừ sâu, nấm
gây bệnh, tuyến trùng, gây ngán ăn, ức chế phát triển, ức chế sinh sản, giảm khả
năng đẻ trứng, làm biến thái nhiều loại côn trùng và có đặc tính xua đuổi. Trên
300 loài côn trùng được kiểm soát bởi sản phẩm từ neem. Đã có một số thuốc bảo
vệ thực vật được sản xuất và thương mại dựa trên nền chính là dầu neem và các
hoạt chất chiết từ nhân hạt neem, lá neem. Riêng ở Ấn Độ đã có tới 100 sản phẩm
từ cây neem, tính đến năm 1996
25
1R.7.2 Một số phương pháp sản xuất thuốc trừ sâu dạng thô từ hạt neem
+ Dòch chiết nước: Hạt neem được phơi khô, làm sạch, tách vỏ lấy nhân hạt,
nghiền nhỏ và hoà với nước. Để qua đêm, lọc qua vải và phun trực tiếp lên rau

(chế phẩm này không trộn thêm bất cứ một phụ gia nào khác), liều dùng là 800
lít/ha.
+ Dầu neem: Dầu neem thu được bằng ép tay hay bằng máy ép chuyên dụng
KOMET(Đức), sử dụng với liều khuyến cáo từ 5 – 10 lít/ha.
+ Bột nhân hạt neem: Bột nhân hạt neem cũng được chuẩn bò như dòch chiết
nước ở trên, với liều dùng 3 – 5g/ lít nước.
26
Các sản phẩm thô này được dùng để phòng trò Scrobipalpa ergasima trên rau xanh
đòa phương(ở Togo), phòng sâu hại jacobielia faciallis và Lepidopterous trên cà
tím, trò Plutella xylostella và Helluta undalis trên bắp cải.
+ Chế phẩm dầu neem được làm giàu Azadirachtin ( AZT-VRT-K) và dòch
chiết nhân hạt neem: Nhân hạt neem được nghiền nhỏ, ngâm nước với tỷ lệ 25g/
lít trong 24 giờ, lọc vải. Dòch sau lọc được dùng phun trực tiếp. Chế phẩm AZT-
VRT-K được dùng ở dạng huyền phù (EC) được hoà vào nước với nồng độ thích
hợp (liều khuyến cáo, 162 lít/ha). Chế phẩm này được dùng để phòng Heliothis
spp. và Plutella xylostella ở bắp cải, hiệu quả tương đương với thuốc đặc trò hóa
học Tamaron 600 .
1.7.3 Một số ứng dụng trong y học
Dòch chiết lá, hạt và dầu neem được sử dụng phổ biến để phòng trò một số
bệnh trong y học
Bảng 1.5 Một số sản phẩm thương mại dùng trong y học
Sản phẩm Thành phần chính Công dụng Nơi sản xuất
Sensal Dầu Cai đẻ Ấn Độ
JK-22 Dòch chiết lá Đái đường Ấn Độ
Greneem Dòch chiết lá Lọc máu Ấn Độ
Neemcure Dòch chiết lá, dầu neem Chống nhiễm trùng Ấn Độ
Pasutone Bột lá, hạt Tẩy giun, sán ở người Ấn Độ
Ioquin Dòch chiết lá, hạt Trò bệnh sốt rét Ấn Độ
1.7.4 Một số sản phẩm khác
Dầu neem và dòch chiết lá neem được phối trộn với một số phụ gia để sản

xuất một số loại mỹ phẩm như kem dưỡng da, kem chống muỗi, xà bông vệ sinh,
thuốc đánh răng, v.v. .
1.8 Tình hình nghiên cứu cây neem ở Việt Nam
Năm 1981, giáo sư Lâm Công Đònh đã tiến hành trồng thử nghiệm cây neem
giống Senegal ở tỉnh Ninh Thuận. Bước đầu cho thấy cây neem phát triển tốt,
thích nghi với vùng đất khô cằn ở đây. Còn cây neem giống n Độ được du nhập
vào nước ta những năm sau này [5, 6].
27
Từ đầu những năm 1990, việc trồng neem phát triển mạnh ở 2 tỉnh Ninh
Thuận, Bình Thuận là nơi có khí hậu khô hạn nhất nước ta, với lượng mưa trung
bình hàng năm chỉ vào khoảng 500 mm và chỉ tập trung vào 1-2 tháng trong năm.
Ở Ninh Thuận, cây neem đã được quy hoạch trồng thành rừng dọc theo vùng đất
cát ven biển. Đến nay, đã có trên 5.000 ha cây neem, trong đó có hơn 700 ha đã
cho quả. Theo đánh giá ban đầu, cây neem đã thích nghi với vùng đất khô cằn ở
Ninh Thuận. Trước mắt, việc trồng cây neem phục vụ cho mục đích phủ xanh đất
trống, cải tạo môi trường sống và ban đầu tạo nguồn nguyên liệu làm thuốc bảo vệ
thực vật.
Ở các tỉnh phía Bắc, đã có một số công trình tách chiết hoạt chất từ hạt neem
để làm thuốc trừ sâu (Dương Anh Tuấn, Viện Hóa học, 2003). Theo đánh giá
chung, các tác giả đều cho thấy: Thuốc trừ sâu thảo mộc từ neem tuy không mạnh
bằng thuốc trừ sâu hóa học nhưng phổ tác động rộng, không gây lờn thuốc, thời
gian tác động kéo dài, đặc trưng cho thuốc trừ sâu sinh học. Các nghiên cứu này
còn bò hạn chế do nguồn nguyên liệu ít vì cây neem tỏ ra không thích hợp với các
vùng đất và khí hậu ở các tỉnh phía Bắc (cây đã được trồng nhưng phát triển chậm,
không ra hoa, kết trái).
Ở các tỉnh phía Nam, việc trồng và phát triển cây neem có thuận lợi hơn, nên
sẵn có nguồn nguyên liệu là hạt neem để nghiên cứu sâu hơn về kó thuật trồng và
tách chiết hoạt chất từ neem. Năm 2001, Viện Sinh học Nhiệt đới được Nhà Nước
giao thực hiện đề tài theo nghò đònh thư giữa Việt Nam và n Độ về “Nghiên cứu
và sử dụng cây xoan chòu hạn (Azadirachta indica), tức cây neem, trồng tại Việt

Nam”. Kết quả, Viện đã hoàn thiện được quy trình nhân giống cây neem bằng
nuôi cấy mô và đã tiến hành thử nghiệm trồng cây neem trên diện rộng ở huyện
Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận. Viện Sinh học Nhiệt đới đã xác đònh được quy trình
chiết tách thô hoạt chất sinh học từ nhân hạt neem, quy trình tách, tinh sạch
azadirachtin, salannin và xác đònh hàm lượng azadirachtin, salannin và nimbin
bằng kó thuật sắc ký lỏng cao áp (HPLC), khảo sát ảnh hưởng của dòch chiết thô
nhân hạt neem lên một số loại nấm gây bệnh và rầy nâu hại lúa. Một số tác giả
28
khác của Viện Sinh học nhiệt đới như Nguyễn Thò Quỳnh (2000) đã thử nghiệm
chế phẩm dầu neem “Plasma” của Ấn Độ phun lên dây khoai lang trước khi trồng
cho thấy có tác dụng làm giảm tỷ lệ nhiễm hà ở củ khi thu hoạch. Nguyễn Thò
Phương Thảo (VSHNĐ, 2000) cũng sử dụng chế phẩm trên để bảo quản củ khoai
lang, kết quả thu được cho thấy dầu neem có tác dụng xua đuổi bọ hà kí sinh ở
liều xử lý 200 ppm [16, 17]. Những năm sau này, một số nhà nghiên cứu đã tiến
hành thử nghiệm sản xuất thuốc BVTV từ hạt neem cho kết quả khả quan như: Võ
Văn Kim (Hiệp hội rau quả Đà Lạt, 2005) đã sản xuất được 3 dạng chế phẩm từ
neem như Neemcide 3000 EC dạng nhũ dầu, Neemcide SP dạng bột rắc và
Neemcide 3000ES dạng dung dòch với tổng hàm lượng limonoid (AZRL) 3%, có
tác dụng diệt mối, ve, bọ chét, rệp đen, bọ tró hại trà [12]. Ngô Văn Đát và cs
(2005) nghiên cứu trích ly hoạt chất azadirachtin từ hạt neem để gia công thành
chế phẩm Vineem 1500 EC, chế phẩm có tác dụng trừ bọ tró, rệp sáp hại nho từ
68,9% đến 75,5% sau 7 ngày phun, trừ sâu xanh bướm trắng hại cây bắp cải được
60% - 90% sau 5 – 7 ngày phun [4]. Trần Kim Quy (2005) đã xây dựng được quy
trình chiết xuất limonoid từ lá neem bằng cồn 95
0
để sản xuất thuốc BVTV
Neemcide SP 3% và từ hạt neem, bằng phương pháp ép nguội khung bản, thu được
dầu và cao chiết có hàm lượng AZRL 1,61% làm nguyên liệu sản xuất thuốc
Neemcide SC 3%. Các chế phẩm thuốc BVTV này hiện đang trong giai đoạn thử
nghiệm .

2.7. Tạo chế phẩm phối trộn giữa dầu neem và Bt (Bacillus thuringiensis)
Chế phẩm được chuẩn bò ở dạng tươi để dùng ngay. Dòch chiết bánh dầu chứa
1600 mg azairachtin/lít dòch chiết, chế phẩm Bt dạng bột do Trung Quốc sản xuất
có mật độ bào tử 3,2 x10
9
bào tử/mg. Phối chế thành 16 công thức (Bảng 2.1) và
thử nghiệm hiệu lực các công thức trên sâu xanh và sâu tơ trong phòng thí nghiệm.
Bảng 2.1 Công thức phối trộn dầu neem và bột Bt
TT Công thức
phối chế
Thành phần chính
(%, m/v)
TT Công thức
phối chế
Thành phần chính
(%, m/v)
Dầu neem
(% m/v)
Bột Bt
(% m/v)
Dầu neem
(% m/v)
Bột Bt
(% m/v)
29

×