I. Tóm tắt các nguyên nhân của tình hình tội phạm ma tuý ở Việt Nam trong
luận án thạc sĩ Luật học của Nguyễn Thị Tuyết Mai.
1. Nguyên nhân và điều kiện về điều kiện tự nhiên, lịch sử, kinh tế và xã hội.
- Về điều kiện tự nhiên và lịch sử: Ở những vùng núi cao phía Bắc, vấn đề về sinh
sống, điều kiện tự nhiên và thổ nhưỡng phù hợp với việc canh tác cây anh túc. Đời
sống kinh tế khó khăn, thiếu hiểu biết về tác hại của ma tuý, thói quen sử dụng
thuốc phiện khi đói, khi đau...trở thành tập quán. Đồng thời tàn dư của chính sách
khuyến khích trồng cây thuốc phiện tạo điều kiện để cây thuốc phiện bám rễ ở Việt
Nam. Vào những năm 80, nhà nước cho trồng cây thuốc phiện để đáp ứng nhu cầu
dược liệu trong nước, khiến cho việc trồng cây thuốc phiện trở thành thu nhập
chính của đồng bào miền núi.
Việt Nam nằm trong khu vực Đông Nam Á, gần khu vực Tam Giác Vàng ( 3 nước
ĐNA: Myanma, Thái Lan, Lào) Và Trăng lưỡi liềm vàng ( Các nước Tây Nam Á:
Thổ Nhĩ Kỳ, Apganistan, Pakistan và Iran) những điểm nóng về buôn bán, vận
chuyển ma tuý ở Châu Á. Bên cạnh đó, Việt Nam lại là một đất nước có đường
biên giới dài, bao gồm 4667km đường biên giới đất liền với 37 của khẩu chính, địa
hình phức tạp, thuộc nhiều nơi xa xôi, hẻo lánh, đi lại rất khó khăn, nhiều đường
mòn, sông suối. Đường biên giới biển đảo dài 3260km với hàng ngàn đảo, quần
đảo, vũng sâu, bãi ngang...thuận tiện cho tàu bè đi lại nhưng khó kiểm soát, quản
lý. Chính những đặc điểm này tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của tội phạm
ma tuý ở Việt Nam.
Sau khủng bố ở Mỹ 11/09/2001 và chiến sự ở Apganistan, khu vực Trăng lưỡi liềm
vàng được thế giới kiểm soát chặt chẽ hơn. Nhiều băng nhóm tội phạm xuyên quốc
gia gia tăng hoạt động ở vùng Tam Giác Vàng kết hợp với sự kiện" vua ma tuý"
Khunsa đầu hàng chính phủ Myanma và sự tan vỡ của tổ chức buôn lậu ma tuý do
ông cầm đầu đã ảnh hưởng đến hoạt động trồng cây thuốc phiện và sản xuất thuốc
phiện, hêrôin trong khu vực Tam Giác Vàng, ma tuý tổng hợp xuất hiện và gia tăng
ở các nước ASEAN, tuyến đường buôn ma tuý qua Thái Lan bị triệt phá. Chính vì
thế bọn tội phạm buôn bán ma tuý chuyển hướng tìm kiếm con đường khác để hoạt
động và Việt Nam là nơi có điều kiện, địa hình thuận lợi để tiêu thụ và trung
chuyển ma tuý của chúng.
- Về điều kiện kinh tế, xã hội: Việt Nam mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế với
những thành tựu mới về kinh tế, văn hoá, xã hội, làm nâng cao đời sống nhân dân
cũng như mặt bằng dân trí...tuy nhiên, kéo theo đó là sự phân hoá xã hội sâu sắc,
lực lượng lao động tự nhiên tăng, mỗi năm khoảng 1,2 triệu người, thất nghiệp
ngày càng gia tăng, kéo theo đó là bất ổn trong gia đinh, trong cộng đồng làm
nhiều người mất phương hướng. Tự do cá nhân mở rộng nhưng bên cạnh đó cũng
tồn tại những nhận thức sai lệch về tự do, dân chủ của một bộ phận người dân. Lối
sống thực dụng, ích kỷ, nhu cầu hưởng thụ, khao khát kiếm tiền và lo làm giàu
nhanh chóng được đề cao trong một bộ phân xã hội nhất là giới trẻ. Cơ chế quản lý
kinh tế chưa thực hiện tốt, dẫn đến nhiều thiếu xót như buông lỏng quản lý, coi
thường pháp luật...Tất cả các yếu tố đó đã đẩy con người lao vào con đường bất
chính - điều kiện thuận lợi cho nhóm tội phạm ma tuý ở Việt Nam phát triển nhanh
chóng. Bên cạnh đó, chính sách " mở cửa " tạo điều kiện cho Việt Kiều về thăm
quê hương, người nước ngoài vào đầu tư, du lịch ở Việt Nam dễ dàng hơn. Đây
cũng là một yếu tố để nhiều kẻ lợi dụng thực hiện hành vi phạm tội gây khó khăn
cho công tác kiểm soát, điều tra.
2. Nguyên nhân và điều kiện về giáo dục và tâm lý.
- Yếu tố giáo dục:
+ Giáo dục ở gia đình: Gia đình là môi trường đầu tiên mà con người tiếp xúc, là
yếu tố chủ đạo cho sự hình thành và phát triển những phẩm chất tâm lý, nhân cách
con người. Cấu trúc gia đình, phong cách làm cha mẹ, chất lượng mối quan hệ cha
mẹ - con cái, sự giám sát của cha mẹ... có ảnh hưởng rất nhiều đến sự hình thành
các đặc điểm tâm lý xấu và các hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội của con trẻ. Gia
đình tan vỡ, các mối quan hệ trong gia đình suy yếu, tình trạng tội phạm và sử
dụng ma tuý của cha mẹ, anh chị em ruột, sự buông lỏng quản lý, giám sát của cha
mẹ đối với con cái được xác định là yếu tố nghiêm trọng dẫn đến việc sử dụng ma
tuý và tội phạm về ma tuý ở Việt Nam.
+ Giáo dục ở nhà trường: Trên 50% quỹ thời gian của thế hệ trẻ hiện nay là dành
cho học tập, sinh hoạt ở nhà trường. Nhà trường đóng vai trò giáo dục tri thức và
định hướng hành vi, ứng xử của học sinh, sinh viên, giúp các em phân biệt đúng
sai, xấu tốt. Hiện nay, tỷ lệ nghiện ma tuý trong học đường là rất cao, có thể điểm
qua vài nguyên nhân sau:
. Do yếu tố khách quan: sự thiếu thốn và xuống cấp của hệ thống cơ sở hạ tầng,
thiết bị trong nhà trường dẫn đến khó khăn trong tổ chức và quản lý. Việc thiếu
thốn cơ sở vật chất khiến việc quản lý, giám sát khó khăn gây ra tình trạng đi học
thất thường, học kém, nhiều em gia nhập đội quân lang thang đường phố, vì thế dễ
tiếp xúc với các tệ nạn trong đó có ma tuý.
. Yếu tố chủ quan: Nhiều trường học tỏ ra chủ quan hoặc thiếu những biện pháp
cương quyết trong tổ chức, thực hiện làm trong sạch môi trường học đường. Nhà
trường không đánh giá đúng tình hình học sinh, sinh viên nghiện hút để có các biện
pháp phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn...
+ Giáo dục ở mội trường văn hóa cộng đồng:
. Thiếu môi trường vui chơi, giải trí lành mạnh cho giới trẻ.
. Thiếu định hướng cơ bản trước những chuyển đổi của cơ chế kinh tế, xã hội qua
sự hội nhập quốc tế.
. Những giá trị nhân văn truyền thống bị lu mờ, tạo điều kiện cho nếp sống đồi
truỵ, thiếu lành mạnh thâm nhập vào mỗi cá nhân, tạo điều kiện cho sự xâm nhập
của ma tuý.
- Yếu tố tâm lý:
Những đặc điểm tâm lý cá nhân kết hợp với việc không được quan tâm, định
hướng đúng đắn cũng là nguyên nhân cho việc xuất hiện những hành vi sai lệch
chuẩn mực xã hội trong đó có nghiện ma tuý và tội phạm về ma tuý. Kết quả
nghiên cứu cho thấy những người nghiện ma tuý là những người có lòng tự trọng
thấp, tính tự kiếm chế kém (hung hăng, bốc đồng), thích phiêu lưu (ưa tìm cảm
giác mạnh), thiếu bản lĩnh trong cuộc sống.
Bên cạnh đó, tính ích kỷ, tâm lý thực dụng, hám lợi, chạy theo đồng tiền đã đẩy
người ta lao vào con đường phạm tội, sứ hút ghê gớm của " Lợi nhuận siêu ngạch"
có được khi thực hiện tội phạm về ma tuy khiến người ta có thể bất chấp cả sự răn
đe của pháp luật và mức án tử hình có thể đến với họ.
Đồng thời, tâm lý đầu hàng ma tuý của người nghiện và người đấu tranh phòng
chống ma tuý khiến cho tỷ lệ nghiện ma tuý và tội phạm về ma tuý tăng cao gây
khó khăn cho công tác đấu tranh, phòng chống ma tuý.
3. Nguyên nhân và điều kiện liên quan đến các quy định của pháp luật.
Trước hết là sự chậm trễ trong việc thể hiện và đổi mới chính sách Nhà nước về
phòng, chống ma túy.
Ngay từ giữa thể kỷ XX, thế giới đã nhận thức được hiểm họa ma túy và sự cần
thiết phải liên kết để đối phó với “thỏa họa” này. Đành rằng chiến tranh kéo dài
nhưng mãi tới 1/9/1997 Việt Nam mới tham gia 3 công ước Quốc tế của Liên hợp
quốc về kiểm soát ma túy nên đã bỏ lỡ cơ hội chung sức với cộng đồng quốc tế
trong cuộc chiến chống tệ nạn ma túy. Đây cũng là thời gian hiểm họa ma túy tích
lũy được cả về “lượng” và “chất” trong môi trường ở Việt Nam.
Chính sách hình sự của Nhà nước ta về tội phạm ma túy cũng chậm đổi mới. Trong
bộ luật hình sự năm 1985 tội phạm ma túy chỉ được ghi nhận tại điều 2003. Tới
năm 1991- lần sửa đổi bổ sung thứ ba BLHS mới có tội danh qui định tại điều 96.a.
Trong lần sửa đổi bổ sung thứ 4 năm 1997, chương VIIa quy định thêm 8 hành vi
phạm tội mới. Tuy nhiên mãi đến năm 1999, BLHS mới thể hiện thái độ nghiêm
khắc và kiên quyết hơn trừng trị các tội phạm về ma túy. Đến tận cuối năm 2000,
chúng ta mới có một văn bản luật có hiệu lực pháp lý cao nhất là Luật phòng chống
ma túy.
Những quy định của BLHS 1999 về tội phạm về ma túy cũng bộc lộ nhiều điểm thiếu
chặt chẽ và không hợp lý, thể hiện ở những điểm sau.
Trước hết là những quy định liên quan đến đối tượng của các tội phạm về ma túy.
Đối với các tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt
chất ma túy, BLHS lấy căn cứ xác định TNHS của người thực hiện các tội phạm
nêu trên là chất ma túy gì, có số lượng, trọng lượng bao nhiêu. Vậy phải hiểu qui
định trọng lượng trên áp dụng với dạng nào của cùng loại chất ma túy (heroin hàm
lượng bao nhiêu, thuốc phiện sống hay chín?). Lợi dụng kẽ hở này, bọn tội phạm
về ma túy đã tìm ra nhiều thủ đoạn điều chế, cất giấu các chất ma túy với hàm
lượng rất cao gây khó khăn cho việc phát hiện, điều tra và xử lý tội phạm. Việc qui
đổi tiền chất từ thể lỏng sang thể rắn, tỉ lệ quy đổi như thế nào còn chưa được quy
định.
Thứ hai, xung quanh qui định về dấu hiệu “đã bị xử phạt hành chính…” về hành vi
phạm tội của người trồng cây thuốc phiện, cây cooca…còn nhiều hạn chế, bất cập
so với thực tế dẫn đến việc giáo dục và xử lý hành chính tỏ ra không có hiệu quả.
Đ.119 BLHS quy định tội sử dụng trái phép chất ma túy thực tế thì những người có
đủ dấu hiệu của tội này không bị xử lý hình sự mà chỉ áp dụng hình thức cai
nghiện. Thêm vào đó, hình phạt áp dụng là tù có thời hạn mà điều kiện hệ thống
nhà tù, trại giam nước ta vốn đã quá tải. Như vậy mục đích của điều luật không đạt
được.
Một số nội dung mới của BLHS 1999 về tội phạm ma túy còn chưa được hướng dẫn
kịp thời vì vậy dẫn đến những hạn chế nhất định trong công tác áp dụng pháp luật.
BLHS 1999 có hiệu lực thi hành từ 1/7/2000 nhưng cho đến nay mới chỉ có một
văn bản hướng dẫn một số quy định đó là nghị quyết 01/2001/NQ-HĐTP. Song