Cảm nhận thiên nhiên trong Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh
Bài tham khảo 1:
Những bài thơ tả cảnh thể hiện rất rõ cảm hứng dạt dào của Bác trước thiên nhiên.
Có bài chỉ vài nét phác họa đơn sơ, song cũng có bài như một bức tranh sơn mài lộng
lẫy. Nhưng bao trùm lên tất cả vẫn là vẻ đẹp phong phú, đa dạng của thiên nhiên.
Mặc dù thân thể bị giam cầm trong ngục tối nhưng trái tim nhạy cảm của Bác vẫn
dễ dàng rung động trước một ánh nắng mai rọi chiếu nơi cửa ngục âm u :
Trong ngục giờ đây còn tối mịt,
Ánh hồng trước mặt đã bừng soi.
(“Buổi sớm”).
Hoặc giao cảm chan hòa với đêm trăng đẹp :
Trong tù không rượu cũng không hoa,
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ.
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.
(“Ngắm trăng”).
Bác đã quên đi trong phút chốc cái hiện thực phũ phàng, nghiệt ngã chố lao tù để
thảnh thơi mà “thưởng nguyệt” như cái thú thanh cao của thi sĩ muôn đời. Vẻ đẹp thiên
nhiên ở đây giản dị mà độc đáo : ánh trăng soi qua khung cửa sổ nhà lao và trở thành
tri âm, tri kỉ của người tù.
Cách ngắm trăng độc đáo có một không hai ấy thể hiện tâm hồn nghệ sĩ đa cảm và
tinh tế. Trăng làm đẹp người, người làm đẹp trăng. Cái nhìn thi vị hóa của Bác khiến
trăng thêm đẹp và vẻ đẹp của trăng làm cho tâm hồn Bác rung động sâu xa như tâm
hồn thi sĩ. Giữa trăng với người có mối giao hòa đặc biệt.
Mặt trời, trăng sao, tiếng chim hót sớm mai, hương hoa hồng thoảng vào trong
ngục…tượng trưng cho mơ ước, niềm vui, khát vọng tự do của người tù cộng sản Hồ
Chí Minh. Đặc biệt là hình tượng mặt trời xuất hiện nhiều lần trong thơ Bác đã trở
thành biểu tượng thiêng liêng của niềm tin vào tương lai tươi sáng của Cách mạng, của
cuộc đời. Trên đường chuyển lao, đi trong đêm khuya giá lạnh nhưng Bác vẫn vượt lên
gian khổ để thưởng thức vẻ đẹp thiên nhiên :
Gà gáy một lần đêm chửa tan,
Chòm sao đưa nguyệt vượt lên ngàn;
Người đi cất bước trên đường thẳm,
Rát mặt đêm thu, trận gió hàn.
Phương Đông màu trắng chuyển sang hồng,
Bóng tối đêm tàn, quét sạch không;
Hơi ấm bao la trùm vũ trụ,
Người đi, thi hứng bỗng thêm nồng.\
(“Giải đi sớm”)
Thiên nhiên trong “Nhật kí trong tù” đẹp đẽ và ấm áp tình người. Nó thực sự trở
thành nguồn động viên, an ủi to lớn đối với người tù đặc biệt Hồ Chí Minh:
Mặc dù bị trói chân tay,
Chim ca rộn núi, hương bay ngát rừng.
Vui say ai cấm ta đừng,
Đường xa âu cũng bớt chừng quạnh hiu.
(“Trên đường đi”).
Có lúc, thiên nhiên hiện lên như những thử thách nghiệt ngã tưởng chừng khó có
thể vượt qua: “Đi đường mới biết gian lao. Núi cao rồi lại núi cao trập trùng” (“Đi
đường”). Hoặc đêm thu giá lạnh, gió quất ràn rạt từng trận, từng trận vào mặt “Người
đi cất bước trên đường thẳm” (“Chiều tối”). Chiều tàn, Bác vẫn phải dẫn bước trên con
đường núi quanh co, hiu quạnh, giữa thiên nhiên dữ dội và khắc nghiệt : “Gió sắc tựa
gươm mài đá núi. Rét như dùi nhọn chích cành cây” (“Hoàng hôn”). Vượt qua tất cả
những gian nan thử thách ấy, Bác trở nên con người vĩ đại.
Thiên nhiên muôn màu muôn vẻ luôn là người bạn song hành với Bác trong suốt
cuộc đời. Bác đã dành cho thiên nhiên một vị trí xứng đáng trong tâm hồn và trong thơ
mình. Đó cũng là biểu hiện của tình cảm phong phú cùng tấm lòng nhân ái mênh mông
của người chiến sĩ – thi sĩ Hồ Chí Minh.
Bài tham khảo 2:
Tập thơ Nhật kí trong tù được Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng tác khi Người bị chính
quyền Tưởng Giới Thạch giam cầm trong nhà tù Trung Quốc vào .những năm 1942,
1943. Người viết tập thơ này dường như không có ý làm nghệ thuật, lưu danh hậu thế
mà chỉ cốt để ngâm ngợi cho khuây khỏa những tháng ngày "mất tự do". Tuy vậy, Nhật
kí trong tù đã trở thành một tác phẩm lớn có giá trị về nhiều mặt trong lịch sử văn học
Việt Nam cận, hiện đại. Nó có sức hấp dẫn lâu bền với nhiều thế hệ bạn đọc ở cả trong
nước lẫn ngoài nước.
Mấy chục năm qua, kể từ khi tập thơ được công bố, nhiều người đã viết về tập thơ
này. Họ nhấn mạnh đến giá trị phản ánh hiện thực, sức mạnh tô" cáo của Nhật kí trong
tù đối với chế độ nhà tù Quốc dân đảng Tưởng Giới Thạch. Tuy vậy, điều quan trọng
nhất cần phải thấy: trước sau đây vẫn là một tập nhật kí bằng thơ, một tập nhật kí
"hướng nội", tác giả chủ yếu viết cho mình. Do đó, sức hấp dẫn của tập thơ chính là
hình tượng của nhân vật trữ tình – tác giả Hồ Chí Minh, một chiến sĩ thi sĩ. Vì vậy,
hoàn toàn có lí, khi sách giáo khoa Văn 12 đã khẳng định:’
"Có thể xem Nhật kí trong tà như một bức chân dung tự họa con người tinh thần
của Chủ tịch Hồ Chí Minh".
Đọc tác phẩm Nhật kí trong tù, chúng ta bắt gặp con người Hồ Chí Minh với tất cả
vẻ đẹp, phong phú, sâu sắc trong tâm hồn, trong tính cách, trong cách nhìn, cách nghĩ
suy về cuộc đời và con người. Nhật kí trong tù đúng là một "bức chân dung tự họa"
bằng thơ về con người tinh thần của người sáng tạo ra nó.
Qua hơn một trăm bài thơ, ta có thể nhận thấy nỗi khắc khoải nóng lòng, sốt ruột
ngóng trông tự do của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Người đọc còn nhớ, mùa thu 1942, với
tư cách là đại biểu cho phong trào cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh có trọng trách
tìm sang Trung Hoa để bàn cách phôi hợp hành động chông bọn đế quốc, phát xít.
Nhưng vô cớ, Người bị bọn mật vụ Quốc dân đảng bắt giữ và sau đó, bị giải đi hết nhà
lao này đến nhà lao khác, không được xét xử. Người cũng hoàn toàn không được biết
đến bao giờ mình mới được trả tự do. Hồ Chí Minh đau khổ vô hạn và thấm thìa sâu
sắc nỗi "mất tự do". Nỗi đau khổ này được tác giả bộc lộ trong khá nhiều bài thơ.
Chẳng hạn như trong một lần chuyển đổi nhà lao có bọn "cảnh binh khiêng lợn cùng
đi", Bác đã viết những câu thơ đầy cay đắng, biểu lộ một qui luật trong cuộc sống, mà
qui luật này Người đã rút ra một cách thấm thìa ngay trong cuộc sống đau khổ của
chính mình:
Trên đời ngàn vạn điều Gay đấng
Cay đắng chi bằng mất tự do?
Hay, trong một bài thơ khác, bài Bị hạn chế Hồ Chí Minh cũng khẳng định Đau
khổ chi bằng mất tự do.
Nỗi sốt ruột, khắc khoải chờ mong kéo dài theo ngày tháng đã chuyển thành sự
giận dữ, phẫn nộ. Người đã đặt cho bài thơ một nhan đề hết sức độc đáo là chỉ có một
dấu hỏi chấm (?).
Quăng Tây đi khắp lòng oan ức
Giải đến bao giờ, giải tới đâu?
Bên cạnh con người nóng lòng, sốt ruột, đau khổ vô hạn vì mất tự do, người đọc
còn bắt gặp trong Nhật kí trong tù một con người hoàn toàn tự chủ về mặt tinh thần,
luôn bình thản ung dung, tự tại, tâm hồn như bay lượn trên bầu trời tự do, không sức
mạnh của nhà tù nào giam hãm được. Như vậy, có thể nói chúng có thể giam cầm được
thể xác Bác, nhưng không khi nào chúng có thể giam cầm được tinh thần Bác, Điều
này đã được chính tác giả thể hiện qua hai câu thơ mở đầu, được xem như lời đề từ của
tập Nhật kí trong tù:
Thân thể tại ngục trung
Tinh thần tại ngục ngoại.
Có nghĩa là :
Thân thể ở trong lao
Tinh thần ở ngoài lao.
Và, không ít lần, Hồ Chí Minh thấy mình là "khách tự do", thanh thản, ung dung,
tự tại như là một khách tiên. Điều này được thể hiện qua khá nhiều bài thơ như Đi Nam
Ninh, Giải đi sớm, Vào nhà lao huyện Tĩnh Tây, và có lẽ tiêu biểu phải kẽ đên bài
Ngắm trăng sau đây:
Trong tù không rượu cũng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.
Trong bài thơ này hoàn toàn không thấy tác giả nói đên nỗi đau khổ, bồn chồn vì bị
mất tự do, mà chỉ thấy hình tượng một thi sĩ hết sức nhạy cảm và tinh tế trước vẻ đẹp
của thiên nhiên.
Thực ra, trong chốn lao tù, ắt hẳn người thi sĩ đâu cố được thưởng trăng một cách
thoải mái. Có lẽ, song cửa nhà lao chỉ đu cho lọt qua một chút ánh trăng thấp thoáng
mà thôi. Song, cho dù chỉ như thế, nhưng với sức tưởng tượng phong phú, với tâm hồn
yêu mến thiên nhiên, Hồ Chí Minh cũng cảm thấy dạt dào thi hứng, cũng cảm thấy bồi
hồi xao xuyến trước cảnh đẹp của đêm trăng. Câu thơ thứ hai nguyên văn chữ Hán là:
Đối thử lương tiêu nại nhược hà?
Có nghĩa:
Trước cảnh đẹp đèm nay biết thế nào?
Câu thơ dường như có một chút bối rối. Cái bối rối rất thi sĩ… Tiếc rằng câu thơ
dịch "Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ đã làm mất "cái bối rối" rất thi sĩ . Người xưa
thưởng trăng thường hay có rượu và hoa. Ở trong tù, Hồ Chí Minh làm sao có được
những thứ này? Cho dù thế, thi hứng của nhà thơ vẫn dạt dào:
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.
Thi nhân và ánh trăng tựa hồ như đôi bạn tri âm, tri kỉ, có sự giao hòa tuyệt diệu.
Ánh trăng vô tri vô giác qua tâm hồn của người tù thi sĩ trở thành một nhân vật đáng
yêu, có tâm trạng, có linh hồn. Trên đây là những câu thơ đặc biệt ý vị. Ý vị không
phải chỉ xuất phát từ kĩ thuật làm thơ mà điều quan trọng nhất vần là tâm hồn, là xúc
cảm của người tù thi sĩ Hồ Chí Minh…
Đúng là đọc Nhật kí trong tùy chúng ta được chứng kiến nhiều cuộc vượt ngục
bằng tinh thần của người tù Hồ Chì Minh. Khi thì Người thả hồn theo một áng mây trôi,
một cánh chim chiều, một vầng trăng non, lúc thì Người dối theo một vầng dương buổi
sớm, một cảnh làng xóm ven sông, hay cảnh buổi tối khi cô thôn nữ vừa xay xong ngô
tối thì lò than đã ửng hồng. Đặc biệt, tâm hồn của Hồ Chí Minh luôn hướng về Tổ quốc,
về đồng chí, đồng bào; ngay trong giấc ngủ, Người cũng luôn mơ về đất nước thân yêu.
Có những đêm, Bác trằn trọc mãi không sao ngủ dược, đến "Canh bốn, canh năm vừa
chợp mắt – Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh".
Ngoài ra, trong "bức chân dung tự họa" của Hồ Chí Minh ta còn bắt gặp một trí tuệ
lớn, một tầm tư tưởng lớn. Trí tuệ lớn trước hết thường được thể hiện qua cái nhìn đối
với hiện thực. Hơn ai hết, Bác thấy rõ những bất công vô lí trong nhà tù Quốc dân đảng
Tưởng Giới Thạch. Nhà tù này chính là nước Trung Hoa rộng lớn khi đó thu nhỏ. Bên
cạnh đó, từ những sự việc nhỏ nhoi, tầm thường hằng ngày, với trí tuệ mẫn tiệp, Hồ
Chí Minh rút ra được những khái quát, tìm rạ qui luật của cuộc sống thông qua sự từng
trải, sự chiêm nghiệm của chính bản thân mình. Vì vậy, một số câu thơ, bài thơ của
Người có ý vị triết lí thâm trầm sâu sắc. Chẳng hạn, từ việc "Học đánh cờ", Người rút
ra tầm quan trọng của thời cơ đối với sự thành bại trong hoạt động của con người:
Lạc nước hai xe đành bỏ phí,
Gặp thời một tốt cũng thành công.
Hay, nhà thơ khẳng định bản chất lương thiện của con người và sự ảnh hưởng của
hoàn cảnh giáo dục:
Ngủ thì ai cũng như lương thiện
Tỉnh dậy phân ra kẻ dữ, hiền.
Hiền, dữ phải đâu là tính sẵn
Phần nhiều do giáo dục mà nên.
Đồng thời, Hồ Chí Minh cung có những chiêm nghiệm đúng đắn về "Đường đời
hiểm trở", về sự phức tạp khó khăn trong cuộc sống xã hội:
Núi cao gặp hổ mà vô sự
Đường phẳng gặp người bị tống lao
Tuy nhiên, những nhận xét khái quát về cuộc đời, về con người của Hồ Chí Minh
không bao giờ có ý vị yếm thế hay hư vô mà Người luôn hướng con người tới những
hành động thiết thực để cải tạo con người, cải tạo hoàn cảnh. Điều đó chứng tỏ lòng tin
vững chắc của nhà thơ vào bản chất lương thiện, tốt đẹp của con người. Khi Bác khẳng
định "Hiền dữ phải đâu là tính sẵn – Phần nhiều do giáo dục mà nên" tức là Người dặt
ra vấn đề giáo dục và tin tưởng ở kết quả xây dựng lực lượng cách mạng về sau. Những
ai đã được sống gần Hồ Chí Minh đều nhận thấy sức mạnh cảm hóa của Bác. Niềm tin
vào con người là hạt nhân quan trọng tạo nên niềm tin vào sự nghiệp cách mạng ở Hồ
Chí Minh. Qua bài Đi đường, Bác thể hiện khá tập trung ý tưởng chinh phục khó khăn,
hướng tới cuộc sông, hướng tới tương lai:
Đi đường mới biết gian lao,
Núi cao rồi lại núi cao chập chùng.
Núi cao lên đến tận cùng,
Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non.
Ngay trong cảnh gian khổ, khó khăn, Người vẫn nhìn thấy ánh sáng của tương lai
tươi sáng!
Trong ngục giờ đây còn tối mịt Ánh hồng trước mặt đã bừng soi. Hồ Chí Minh
luôn có cái nhìn biện chứng về sự vận động của đời sống của tự nhiên. Bởi vậy, thơ
Người viết trong tù vẫn khiến cho người đọc thêm niềm tin vào cuộc sống, vào con
người. Có đêm, gà vừa gáy lần đầu tiên, trời tối, gió rét, Hồ Chí Minh đã phải chuyển
lao. Nhưng bỗng chốc được con mắt của người tù thi sĩ, cảnh vật liền biến đổi, ánh
sáng bình minh ấm áp rực rỡ xua tan bóng tôi, người tù bỗng trở thành thi nhân nồng
nàn thi hứng… như trong bài thơ Giải đi sớm. Đây là bài thơ quen thuộc với nhiều
người.
Dẫu sao, vẫn sề là một thiếu sót rất lớn, nếu như viết về "bức chân dung tự họa" nói
trên, ta không đề cập tới lòng nhân ái bao la, sâu sắc của Bác Hồ.
Trong bài Bác ơi! Tố Hữu đã viết được những câu thơ rất hay, rất đúng về con
người Chủ tịch Hồ Chí Minh:
Bác ơi, tim Bác mênh mông thế
Ôm cả non sông, mọi kiếp người!
Trước hết, trái tim ấy dành cho những người lao khổ dù họ là người Trung Quốc
hay người Việt Nam.
Nhà thơ dễ dàng quên những đau đớn khổ sở mà mình phải chịu, nhanh chổng
đồng cảm sâu sắc và phát hiện ra những bất hạnh, đau khổ của những người xung
quanh để thông cảm, chia sẻ với họ. Bác thương cảm Vợ người bạn tù đến thăm chồng,
đối với Cháu bé trong nhà lao Tân Dương, hay đôi với Một người tù cờ bạc vừa chết…
Chỉ cần nghe "Người bạn tù thổi sáo", Bác chẳng những thấu hiểu nỗi lòng nhớ quê
của anh ta, mà còn hình dung thấy ở chôn chân trời xa xôi kia có một phụ nữ bước lên
một tầng lầu nữa để ngóng trông chồng:
Bỗng nghe trong ngục sáo vỉ vu
Khúc nhạc tình quê chuyển điệu sầu.
Muôn dải quan hà khôn xiết nỗi,
Lên lầu ai đó ngóng trông nhau.
Trong tù, Bác gọi những người cùng bị giam là "nạn hữu” (bạn tù) và Người cùng
chia sẻ với họ những nỗi niềm sâu kín hay cùng đùa vui trong cảnh ghẻ lở khổ sở:
Mặc gấm bạn tủ đều khách quý
Gảy đàn trong ngục thảy tri âm.
Nhìn bao quát, tình yêu thương của Hồ Chí Minh mang tầm nhân loại rộng lớn.
Điểu này tạo nên giá trị đặc biệt của tập thơ.
Ở con người tác giả, rõ ràng có sự thống nhất giữa các mặt đối lập. Bên cạnh sự
nhạy cảm tinh tế, người đọc có thể nhận thấy ý chí sắt son, nghị lực phi thường, lớn lao,
bền bí. Chất "tình" và chất "thép" được kết hợp một cách tự nhiên, hài hòa trong tập
Nhật kí trong tù. Đúng như cách đây mấy chục năm nhà thơ Hoàng Trung Thông đồ
nhận xét về thơ Hồ Chí Minh: "Vần thơ của Bác vần thơ thép". "Thép" chính là tinh
thần chiện đấu kiên cường, bất khuất. Nhưng điều đáng quý là chất ”thép" ấy được toát
ra một cách tự nhiên, bình ,dị trong tư thế ung dung, tự tại của một con người làm chủ
mọi tình huống. Có lần chuyển lao, Bác bị bọn lính xích chân vào thuyền, nhưng
Người vẫn phát hiện cuộc sống đông đúc vui tươi của làng xóm bên sông, của những
thuyền câu nhẹ lướt. Có lần, sau suốt một ngày đi xa vất vả, chiều xuống, Bác tới một
xóm núi, gây ấn tượng đối với Người không phải là nỗi gian truân đã qua hoặc sắp tới
mà lại chính là cảnh "Cô em xóm núi xay ngô tối, Xay hết lò than đã rực hồng… Chất
"thép" thể hiện đặc biệt rõ ở sự kiên định vững vàng, sẵn sàng chiến thắng mọi gian lao
thử thách khắc nghiệt. Đối với Bác, mọi gian lao đều được coi như là những sự thử
thách để rèn giũa con người thèm vững vàng kiên định. "Nghe tiếng giã gạo", Hồ Chí
Minh làm thơ như để tự khuyên mình:
Gạo đem vào giã bao đau đớn,
Gạo giã xong rồi trắng tựa bông.
Sống ở trên đời người cũng vậy,
Gian lao rèn luyện mới thành công.
Ý thơ này, Người vẫn hằng tâm niệm. Bởi vậy, ngay ở lời đề từ của tập thơ Bác đã
khẳng định "Muôn nên sự nghiệp lớn – Tinh thần càng phải cao”. Hồ Chí Minh luôn
nhấn mạnh đến sự rèn luyện tu dưỡng của con người và Bác là một tấm gương sáng về
tu dưỡng và rèn luyện.
Nhật kí trong tù là một tập thơ có giá trị về nhiều phương diện. Sức hấp dẫn của tập
thơ này trước hết đúng là sức hấp dẫn trong bức "chân dung tự họa con người tinh thần
của Chủ tịch Hồ Chí Minh". Hay nói cách khác, sức hấp dẫn của tập thơ chính là sức
hấp dẫn của "chất người cộng sản Hồ Chí Minh” (Xuân Diệu)… Là những cách nói
khác nhau, nhưng tất cả đều nhằm khẳng định tác giả của Nhật kí trong tù là một nhân
vật kiệt xuất, "đại trí", "đại nhân" và ‘đại dũng". Tập thơ thể hiện sinh động nhân vật
kiệt xuất này.
Bài văn mẫu 3:
Cảm nhận về thiên nhiên trong Nhật ký trong tù của Hồ Chí Minh
Bác Hồ là một chiến sĩ cộng sản lỗi lạc có tâm hồn của một thi sĩ rất mực tài hoa.
Vì vậy khi bị bắt vào tù, Người mới có điều kiện mở lòng đón nhận những vẻ đẹp của
thiên nhiên. Bởi thế mà trong Nhật ký trong tù bên cạnh những bài thơ thể hiện tinh
thần "thép" trực tiếp của người chiến sĩ cách mạng Hồ Chí Minh vĩ đại, còn có những
bài viết về thiên nhiên rất đặc sắc.
Các nhà thơ cổ điển Trung Quốc cũng như Việt Nam xưa nay vẫn luôn lấy thiên
nhiên làm nguồn thi hứng cơ bản của thi ca. Qua những bức tranh phong cảnh, tác giả
muốn bộc lộ cảm hứng về đất nước con người, biểu hiện ít nhiều tình cảm chủ quan
của người viết. (Một cách tiếp xúc với phong cảnh, một cách nhận thức, một cách nhìn
và mối quan hệ giữa tâm hồn con người với cảnh vật). Cho nên đằng sau những bài thơ
tả cảnh khách quan, thiên nhiên trong thơ Bác cũng nằm trong quy luật khách quan đó,
ta thường bắt gặp một con người. Tuy nhiên đi sâu tìm hiểu, chúng ta thấy thơ Bác vừa
có cái chung, vừa có nét riêng đặc sắc. Thiên nhiên trong Nhật ký trong tù rất phong
phú, đa dạng, mỗi bài thơ là một bức tranh nên thơ nên hoa, có những cảnh đẹp lộng
lẫy thể hiện rõ khát vọng tự do, khát vọng lãng mạn của Bác. Thiên nhiên trong thơ
Bác phong phú, đa dạng, đẹp đẽ nên thơ.
Trong số một trăm ba mươi bài thơ của Nhật ký trong tù đã có trên dưới vài chục
bài thơ tả cảnh. Ngay ở những bài thơ, Bác không chú tâm tả cảnh, ta vẫn bắt gặp rất
nhiều hình ảnh thiên nhiên. Nhìn chung hình ảnh thiên nhiên trong thơ Bác có nội dung
phong phú và có sự biểu hiện đa dạng, sinh động, đẹp đẽ và hấp dẫn.
Bác Hồ chiêm ngưỡng thiên nhiên trong mọi thời khắc, có cảnh nắng, cảnh mưa
cảnh sớm, cảnh trưa, cảnh chiều, cảnh tối. Có những cảnh mang vẻ đẹp lộng lẫy "Sông
núi muôn trùng trải gấm phơi", có những cảnh mang vẻ đẹp bình dị, kín đáo thơ mộng.
Đó là cảnh hoàng hôn với những âm thanh quen thuộc và cổ kính đầy gợi cảm:
Chùa xa chuông giục người nhanh bước
Trẻ dắt trâu về tiếng sáo bay.
(Những câu thơ phảng phất giọng thơ Bà Huyện Thanh Quan)
Cảnh thiên nhiên trong bài Mới ra tù, tập leo núi cũng thật đẹp nên thơ, vừa hùng
vĩ, vừa êm ả sáng trong. "Núi ấp ôm mây, mây ấp núi". Không thể nào phân tích hết
những câu thơ thể hiện cái đẹp tinh tế của thiên nhiên trong Nhật ký trong tù.
Như vậy, nét đặc sắc dễ thấy về hình ảnh thiên nhiên trong thơ Bác là ngay trong
chốn đọa đày, tù tội, xiềng xích, đói rét, ốm đau, đâu phải là hoàn cảnh thuận tiện cho
cảm hứng thiên nhiên nảy sinh. Ấy vậy mà độc giả chúng ta vẫn được thưởng thức biết
bao hình ảnh thiên nhiên nên thơ, nên họa, được Bác viết bằng một cảm hứng say đắm,
dạt dào. Bởi lẽ:
Nói đến thiên nhiên là nói đến khát vọng tự do, khát vọng lãng mạn. Những bài thơ
nói về thiên nhiên của Bác là biểu thị một thái độ muốn vượt lên trên cái hiện thực bị
giam cầm tù đày, đau khổ:
Mặc dù bị trói chân tay
Chim ca rộn núi hương bay ngát rừng
Vui say ai cấm ta đừng
Đường xa âu cũng bớt chừng quạnh hiu
Dẫu trói chân tay đến ngặt nghèo,
Khắp rừng hương ngát với chim kêu;
Tự do thưởng ngoạn, ai ngăn được,
Cỏ quanh đường xa, vợi ít nhiều
Với quan niệm đó, tâm hồn Bác thường hướng đến những hình tượng thiên nhiên
đẹp như tiếng chim hót, bông hoa ngát hương và đặc biệt có ý nghĩa là hình tượng vầng
trăng và mặt trời.
Trước hết là hình ảnh vầng trăng. Xưa nay, trăng thường tượng trưng cho ước mơ,
niềm vui, hạnh phúc thanh bình, cho khát vọng tự do. Vì thế "Thơ Bác đầy tráng”
(Hoài Thanh). Ở trong từ "không được tự do thưởng nguyệt", thì Bác đã để cho tâm
hồn mình "bay theo vời vợi mảnh trăng thu" (Trung thu).
Sống trong cảnh chân bị cùm, tay bị xích, nhưng Bác vẫn hiện lên trong tư thế của
một thi nhân. Bài Ngắm trăng đã diễn tả khá chân thực và cảm động điều đó. Hiện thực
nhà tù khô khan; không rượu cũng không hoa vẫn không thể ngăn cản nổi tâm hồn xốn
xang dạt dào cảm xúc của Bác khi vầng trăng đẹp xuất hiện.
Trong tù không rượu cũng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ
Và thế là bất chấp song sắt nhà tù tàn bạo, Người đã hướng tới vầng trăng trong
một niềm cảm thông kỳ lạ.
Người ngắm trăng soi…
Trăng nhòm khe cửa…
Qua hình ảnh thơ, chúng ta không còn thấy nhà tù đâu nữa mà chi thấy nổi bật lên
trên trang thơ là hình ảnh một vầng trăng lung linh tỏa sáng và một thi nhân ung dung
thư thái với tâm hồn đắm say với trăng. Đằng sau cái phong thái ngắm trăng ung dung
ấy là cả một bản lĩnh thép phi thường của Bác Hồ kính yêu. Đó cũng là một sự tự vượt
ngục về tinh thần Thật kỳ diệu của người chiến sĩ cộng sản kiên cường".
Thơ của Bác không chỉ là thơ của một thi sĩ tài hoa mà còn là thơ của một chiến sĩ
cách mạng nắm vững quy luật vận động của cuộc sống, lịch sử. Vì vậy, cùng với hình
ảnh vầng trăng, thơ Bác cũng rất nhiều hình ảnh mặt trời (Mặt trời luôn luôn ửng đỏ
trong thơ Bác xua tan bóng tối âm u, đưa lại một bình minh tươi sáng). Bởi mặt trời là
nguồn sinh khí trong cảnh tù đày, tăm tối, mặt trời cùng tượng trưng cho tương lai tươi
dẹp của cách mạng và cuộc đời chung:
Đầu tường sớm sớm vầng dương mọc
Đầu non sớm sớm vầng dương mọc
Phương Đông màu trắng chuyển sang hồng
"Trời hửng" là một bức tranh thiên nhiên sinh động, dưới ánh nắng, đất trời hiện
lên như một "bức thảm thêu bằng chữ bạc chữ vàng trên nền gấm đỏ" – Đặng Thai Mai.
Đó là thiên nhiên được cảm nhận bởi một trái tim phơi phới lạc quan. Có thể nói chưa
bao giờ có nhiều hình ảnh bình minh như trong Nhật ký trong tù, cảnh nào cũng rực rỡ
tràn ngập ánh sáng và sức sống, được tả bằng một ngòi bút khoáng đạt hào hùng và
mãnh liệt. Giữa đêm đen của ngục tối Hồ Chí Minh nhận ra ánh sáng bình minh bừng
lên phía chân trời:
Trong ngục giờ đây còn tối mịt
Ánh hồng trước mặt đã bừng soi
Đó là cảnh bình minh của đất trời, nhưng cùng là biểu tượng bình minh của thời
đại. Những điều đã trình bày trên cho thấy Bác Hồ thực sự có một tâm hồn nghệ sĩ rất
nhạy cảm với cái đẹp của thiên nhiên, và tâm hồn Người đang mở ra với thiên nhiên.
Đã thế ngòi bút của Bác lại tài hoa tinh tế nên mới có thể viết nên được những câu thơ
vừa giản dị vừa đầy thiên nhiên như vậy.
Trong thơ Bác, con người gắn bó hài hòa với thiên nhiên, là tri âm tri kỷ của nhau.
Trăng đối với Bác như người bạn đã dành cả đến những cánh hoa hồng kia nữa cũng
như thấu hiểu lòng nhà thơ nên đã nhờ làn hương của mình bay vào nhà giam để chia
sẻ nỗi niềm với người tù bằng một mối cảm thông sâu sắc đến kỳ lạ (Vãn cảnh).
Có khi thiên nhiên đã trở thành nơi bộc lộ tâm tình của thi nhân: "Vân ủng trùng
sơn., như trần” mây núi hòa quyện vào nhau phải chăng còn nói tình cảm thương yêu
đùm bọc lẫn nhau giữa bạn bè, đồng chí? Và lòng sống sạch như gương ấy chính là tấm
lòng trong trẻo không chút bụi nào làm đục được của người chiến sĩ cách mạng
Nguyễn Ái Quốc?
Cổ điển và hiện đại vốn là nét phong cách nổi bật trong thơ trữ tình của Bác. Nét
phong cách ấy được thể hiện đầy đủ nhất trong đề tài thiên nhiên.
Màu sắc cổ điển trong thơ thường được biểu hiện ở việc hay tìm cảm hứng về thiên
nhiên, nhất là trăng, thường viết về đề tài "đăng sơn ức hữu".
Điểm nhìn trong thơ thường từ chỗ cao, xa, bao quát cả không gian cao rộng, trời
mây non nước. Bút pháp cổ điển không tả kỹ chỉ phác họa một vài nét nhằm làm nổi
bật lên cái hồn của cảnh. Và nhân vật trữ tình trong thơ thường hiện lên với phong thái
ung dung nhàn tản giữa cảnh non nước bao la như một nhà hiền triết xưa (Bài thơ
Ngắm trăng, Mới ra tù, tập leo núi Vọng nguyệt, Chiều tối… của Bác là những bài thơ
tiêu biểu nhất cho phương diện này).
Thơ Bác rất cổ điển mà cùng rất hiện đại. (Hiện đại vì có nội dung cách mạng, tư
thế, cách nhìn, cách cảm, cách nghĩ của người cách mạng trong thời đại mới). Nếu như
thiên nhiên trong thơ xưa, con người thường hòa tan hoặc chìm trong cảnh, thì ở thơ
Bác, con người là trung tâm, ánh sáng, linh hồn của cảnh. Và cảnh ở đây rất sống động,
luôn luôn vận động khỏe khoắn hướng về phía ánh sáng và tương lai, không tĩnh lặng
như thơ xưa, vì nó được sức sống con người phả vào, và được nhìn thấy bằng "đôi mắt"
lạc quan cách mạng nên rất vui.
Chim ca rộn núi hương bay ngát rừng
Trời ấm hoa cười chào gió nhẹ.
Cây cao chim hót rộn cành tươi
Người cùng vạn vật đều phơi phới
Hết khổ là vui vốn lẽ đời
Bồi hồi độc bộ tây phong lĩnh
Tìm hiểu những bài thơ viết về thiên nhiên của Bác, chúng ta thấy nhân vật trữ tình
không chỉ xuất hiện với tư cách là một thi sĩ mà còn hiện lên với tấm lòng của một nhà
nhân đạo luôn yêu-thương, gắn bó, quan tâm đến con người và cuộc sống. Đi qua một
vùng được mùa, Bác đã hòa niềm vui với cái vui của nhân dân. Nhưng khi trông thấy
nhân dân mất mùa, cánh đồng khô hạn thì Bác đã buồn nỗi buồn của nhân dân. (Từ
Long An đến Đồng Chính). Có thể nói ở nhiều bài thơ, cảm quan thiền nhiên của Bác
cũng là cảm quan nhân đạo.
Thơ của Bác rất lãng mạn mà cũng rất hiện thực. Và Nhật ký trong tù trước hết là
một tập thơ ghi lại những sinh hoạt của người tù trong nhiều cảnh ngộ thật cay đắng trớ
trêu. Vì thế thiên nhiên không phải bao giờ cũng đẹp đẽ nên thơ, cũng có khi nó trở
thành thiên tai đầy đọa hành hạ con người.
Lúc này hình ảnh thiên nhiên được mô tả hết sức chân thực. Bác ghi lại nhiều đêm
lạnh, không ngủ được khiến cho đêm như dài thêm ra; Hoặc phải chuyển lao trong
cảnh "Rát mặt đêm thu trận gió hàn" hoặc "Gió sắc tựa gươm mài đá núi – Rét như dùi
nhọn chích cành cây" hay "Đi đường mái biết gian lao, Núi cao rồi lại núi cao trập
trùng". Và những hình ảnh thiên nhiên khắc nghiệt ấy chính là những thử thách khốc
liệt mà con người phải vượt qua và con người đã chiến thắng:
Núi cao lên đến… nước non.
Thiên nhiên trong Nhật ký trong tù rất chân thực, đa dạng nhiều màu sắc. Thiên
nhiên ở đây đã được nhân hóa tượng trưng hóa để trở thành phương tiện biểu hiện tình
cảm phong phú của con người. Tình cảm thiến nhiên của Bác thấm nhuần cảm quan xã
hội, khác hẳn với thơ xưa, chỉ nói đến thiên nhiên thuần túy. Đấy chính là nét đặc sắc
của thơ Bác nói chung, thơ thiên nhiên của Bác nói riêng.