Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

lịch sử Lâm Đồng ( Tiết PPCT 44)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.88 KB, 3 trang )

PPCT 44 Ngày soạn 2/3/2011 Ngày dạy 04/03/2011
LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG LÂM ĐỒNG
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức: Qua bài này HS nắm được các kiến thức cơ bản:
- Những nét chính về phong trào đấu tranh đòi dân sinh dân chủ (1930 – 1945) và cách mạng tháng Tám năm
1945.
- Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trở lại xâm lược 1945 – 1954 và cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu
nước 1954 – 1975.
2. Về thái độ: HS có thái độ tự hào về quê hương Lâm Đồng, từ đó nỗ lực phấn đấu học tập để xây dựng Lâm
Đồng ngày càng giàu đẹp.
3. Về kĩ năng: rèn luyện kĩ năng phân tích, đánh giá các sự kiện lịch sử.
II. CHUẨN BỊ:
- Dư địa chí Lâm Đồng.
- Phương pháp: thuyết trình, nêu vấn đề.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.
1. Giới thiệu bài mới.
2. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò Kiến thức cơ bản
2. Kháng chiến chống Pháp 1945 - 1954
- Nhiệm vụ của cách mạng
LĐ cùng với quân dân MN
như thế nào?
- Vì sao ta và Pháp mở Hội
nghị trù bị ở Đà lạt?
a/ Đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược trở lại: (2/9/45 – 1950):
* Đấu tranh trên chiến trường:
-11-1945, quân Nhật chiếm lại nhiều vị trí quan trọng ở Lâm Viên và
Ðồng Nai Thượng.
-Ðầu tháng 12-1945, các đơn vị Nam tiến cùng phối hợp với lực lượng
vũ trang hai tỉnh xây dựng các phòng tuyến ở Trại Mát, Phi Nôm và Km
42 trên đường số 8.


- Ngày 27-1-1946, thực dân Pháp đưa một lực lượng quân đội từ Sài
Gòn lên Lâm Viên và Ðồng Nai Thượng. Ngày 28-1, phối hợp với quân
Nhật tại chỗ, chúng mở cuộc tấn công với quy mô lớn vào ba phòng tuyến
ở Trại Mát, Phi Nôm và Km 42 trên đường số 8. Sau một ngày chiến đấu
không cân sức, lực lượng ta phải rút khỏi các phòng tuyến, chuyển quân
xuống các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận.
* Đấu tranh trên bàn Hội nghị: Hội nghị trù bị ( 17/4- 12/5/46) tại
trường trung học Yersin (nay là Trường CĐSP Ðà Lạt): Với bản chất
ngoan cố, hiếu chiến, thực dân Pháp vẫn không từ bỏ âm mưu xâm lược
nước ta và đòi tách Nam Bộ ra khỏi Việt Nam nên hội nghị đã không đạt
được một thoả thuận nào.
- Những năm 1950-1953 tình
hình trên chiến trường cả
nước như thế nào?
b/ Thời kì củng cố và xây dựng lực lượng: ( 1950-1953):
- Bị thất bại nặng nề trên các chiến trường, từ cuối năm 1950, thực dân
Pháp tập trung củng cố và xây dựng Tây Nguyên để đối phó với các hoạt
động của ta. Tại Lâm Viên và Ðồng Nai Thượng, địch tiến hành nhiều âm
mưu, thủ đoạn trên các lĩnh vực quân sự, chính trị, kinh tế.
- 22-2-1951 hợp nhất hai tỉnh Lâm Viên và Ðồng Nai Thượng thành tỉnh
Lâm Ðồng.
- Trong năm 1953, Phân ban cán sự miền Tây Bắc và Thị uỷ Ðà Lạt
thực hiện chủ trương: xây dựng Ðà Lạt và các làng Kinh để làm nòng cốt
xây dựng vùng dân tộc thiểu số
-Tình hình 53-54 có chuyển
c/ Kháng chiến chống Pháp thắng lợi ( 1953-1954):
- Ðầu năm 1954, cuộc tiến công chiến lược Ðông Xuân 1953 – 1954 mà
biến mới gì? đỉnh cao là chiến dịch Ðiện Biên Phủ đã giành được thắng lợi quan trọng.
- Phối hợp với các chiến trường chính, lực lượng vũ trang tỉnh Lâm Ðồng
cùng với trung đoàn 812 mở trận tập kích diệt gọn các đồn La Dày, Gia

Bắc, Tánh Linh trong đêm 6 rạng ngày 7-4-1954, giải phóng một vùng
rộng lớn với hàng ngàn dân. Phát huy thắng lợi, mở rộng địa bàn hoạt
động ở huyện Djiring ( Di –Linh)
- Trải qua 9 năm kháng chiến, dưới sự lãnh đạo của Ðảng, nhân dân các
dân tộc Lâm Ðồng đã nêu cao tinh thần đoàn kết, vượt qua mọi khó khăn,
gian khổ, ác liệt, từng bước đưa phong trào cách mạng địa phương phát
triển, góp phần cùng cả nước kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống
thực dân Pháp xâm lược.
3. Kháng chiến chống Mỹ nước 1954 – 1975
- thời kì 1954-58 chủ trương
đấu tranh của ta như thế
nào? Phong trào gì đang
diễn ra mạnh mẽ ở MN? Kết
quả?
a/ Thời kì đấu tranh hòa bình, đòi thi hành Hiệp định Giơnevo ( 54-58):
- Tại Lâm Ðồng, ngụy quyền các cấp tiến hành phân loại quần chúng, tổ
chức các lớp “tố cộng” nhằm truy bức quần chúng khai báo tổ chức Ðảng,
cán bộ, cơ sở cách mạng. Ðến tháng 6-1956, địch đã cưỡng bức mở 80 lớp
“tố cộng” với gần 20.000 người và 19 lớp với hơn 10.000 người cho ngụy
quyền cấp quận, xã.
- Phối hợp với phong trào bảo vệ hòa bình, tháng 8-1955, hơn 300 phụ
nữ chợ Ðà Lạt tổ chức mít tinh, bãi thị, cử đại diện gặp Thị trưởng Ðà Lạt
đưa kiến nghị đòi thi hành hiệp định đình chiến, đòi Mỹ không được can
thiệp vào miền Nam Việt Nam.
-59-60 phong trào đấu tranh
ở MN diễn ra như thế nào?
b/ Lâm Đồng trong phong trào “Đồng khởi” ( 1959-1960):
- Phối hợp với phong trào đồng khởi đang phát triển mạnh ở các tỉnh
Nam Bộ và Liên khu V, đêm 31-7-1960, gần 30 cán bộ, chiến sĩ và 80 du
kích vùng căn cứ tập kích đồn Bắc Ruộng và quận lỵ Hoài Ðức (thuộc tỉnh

Bình Thuận), diệt và bắt sống trên 300 tên địch, thu 126 súng các loại, hỗ
trợ cho gần 5.000 đồng bào nổi dậy phá khu tập trung trở về buôn làng cũ,
trong đó có trên 1.000 đồng bào Cơ Ho huyện Di Linh.
-Xương sống của CTĐB là
gì? Chúng tiến hành ở LĐ
như thế nào?
c/ Đấu tranh chống CTĐB ( 1961-1965):
- Ở Lâm Ðồng, trong hai năm 1962 – 1963, địch tập trung lực lượng
dồn hàng chục ngàn dân vào 80 khu tập trung, ấp chiến lược xung quanh
thị xã, thị trấn và dọc các đường giao thông quan trọng để dễ kiểm soát và
làm vành đai bảo vệ.
-GV lượt các trận đánh lớn,
thông báo số liệu thống kê.
d/ Đấu tranh chống CTCB ( 1965-1968):
* Mặt trận quân sự: Trong năm 1966, tỉnh Lâm Ðồng đánh địch 274 trận,
loại khỏi vòng chiến đấu gần 3.000 tên, tỉnh Tuyên Ðức(5) đánh địch 42
trận, loại khỏi vòng chiến đấu trên 700 tên, phá huỷ 30 xe quân sự.
* Mặt trận chính trị, binh vận:
- Trong ba tháng đầu năm 1966, đã có 18 cuộc đấu tranh với hàng ngàn
lượt người tham gia. Tiêu biểu là cuộc đấu tranh ngày 9-6-1966 của hơn
2.000 đồng bào Phật giáo thị xã B’Lao chống chính quyền Thiệu – Kỳ. 26-
4-1966, nhân dân Ðà Lạt tổng đình công, bãi thị, bãi khoá, trên 10.000
người đến chùa Linh Sơn dự lễ truy điệu và an táng năm thanh niên bị địch
giết hại trong cuộc biểu tình ngày 21-4-1966.
Trong 8 tháng đầu năm 1967, có trên 100 cuộc đấu tranh với gần 8.000 lượt
người tham gia.
- Về công tác binh vận, đã tuyên truyền giáo dục trên 10.000 lượt người,
477 gia đình binh lính địch, có 471 binh lính đào ngũ, rã ngũ, nhiều nơi bộ
máy hoạt động kém hiệu lực, một số tên bỏ việc.
* Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Mậu thân 1968: Ðêm 31-1, tuy chậm

hơn một ngày so với kế hoạch chung của toàn miền và địch tăng cường
phòng thủ nhưng các đơn vị vẫn tiếp tục vào bên trong, đồng loạt nổ súng
đánh chiếm các mục tiêu đã định.
Qua hai đợt hoạt động cao điểm Xuân Mậu thân, lực lượng vũ trang đã đánh
địch 180 trận, loại khỏi vòng chiến đấu nhiều tên địch, bắn rơi và phá huỷ
14 máy bay, bắn cháy gần 100 xe quân sự.
- GV thông báo kết quả 69-
73
e/ Đấu tranh chống VNHCT ( 1969-1973):
- Về hoạt động quân sự, trong năm 1969, lực lượng vũ trang tỉnh Lâm
Ðồng đánh địch gần 870 trận, loại khỏi vòng chiến đấu trên 5.200 tên, thu
432 súng các loại, bắn rơi và phá huỷ 24 máy bay; đột nhập 325 lần vào
87 ấp, làm tan rã tổ chức phòng vệ dân sự ở 3 xã, 21 ấp, đồn điền, đưa trên
8.000 dân lên thế làm chủ và trên 48.500 dân lên thế tranh chấp.
Trong năm 1971, ta đánh địch 217 trận, loại khỏi vòng chiến đấu gần
2.500 tên, bắn rơi 14 máy bay, phá huỷ 38 xe quân sự
- Về phong trào đấu tranh chính trị và công tác binh vận: trong năm
1969, có gần 170 cuộc đấu tranh với trên 12.000 lượt người tham gia,
tuyên truyền giáo dục 630 gia đình ngụy quân, ngụy quyền, rải trên 10.000
truyền đơn, vận động được trên 1.000 binh lính đào ngũ, rã ngũ.
- tình thế xuất hiện torng
những năm 1973- đầu 1975
là gì?
-GV tường thuật diễn biến.
g/ Đấu tranh giải phóng tỉnh Lâm Đồng ( 1973-1975):
- Cuối năm 1974, trên chiến trường miền Nam đã xuất hiện tình thế mới,
tình hình có nhiều chuyển biến căn bản, ta giải phóng một số quận lỵ
nhưng địch không có khả năng chiếm lại. Trước tình hình đó, tháng 10-
1974, Bộ Chính trị Trung ương Ðảng họp và quyết định phương án hoàn
thành sự nghiệp giải phóng miền Nam trong hai năm 1975 - 1976.

- Lúc 14 giờ ngày 27-3-1975, Sư đoàn 7 đánh chiếm chi khu Ðạ Huoai, đồn
Madagouil
Ðúng 4 giờ sáng ngày 28-3, các đơn vị xe tăng, pháo binh, bộ binh đồng
loạt tiến công đánh vào thị xã B’Lao -> 8 giờ Bảo Lộc giải phóng.
- Sáng ngày 3-4-1975, các đơn vị chia làm hai hướng: tiểu đoàn 840 theo
đường 21 đánh chiếm chi khu, quận lỵ Dran, nhưng bọn địch ở đây đã rút
chạy; tiểu đoàn 186 tiến lên Ðà Lạt, lúc 8 giờ ngày 3-4-1975, một tiểu đội
của đơn vị cùng một số cán bộ, cơ sở Ðà Lạt vào chiếm lĩnh tòa hành chính
tỉnh Tuyên Ðức. Cờ cách mạng tung bay tại cơ quan đầu não của ngụy
quyền tỉnh. Thị xã Ðà Lạt và tỉnh Tuyên Ðức hoàn toàn được giải phóng.
Tối 3-4-1975, Uỷ ban quân quản tỉnh Tuyên Ðức và Uỷ ban quân quản thị
xã Ðà Lạt được thành lập.
3. Sơ kết bài học: Tóm tắt các giai đoạn của lịch sử Lâm Đồng: những nét chính qua các thời kì 1945-75.
4. Dặn dò: Tiết sau kiểm tra 45’

×