Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Luận bàn về “phát hiện lịch sử chấn động”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.45 KB, 14 trang )

Luận bàn về “phát hiện lịch sử chấn động”
của ông Lê Mạnh Thát
Nguyễn Hòa
1. Cách đây 8 năm, dư luận đã một lần kinh ngạc khi thấy cuốn sách Huyền
thoại hay sự thật cội nguồn cha Rồng mẹ Tiên của Võ Trọng Thái ra mắt tại
NXB Văn hóa dân tộc. Dư luận kinh ngạc vì từ mấy nghiên cứu hết sức kỳ
quái, Võ Trọng Thái đã đi tới một số kết luận hết sức kỳ quặc, như khẳng
định kinh đô nước Xích Quỷ là ở làng Vân Nội (xã Phú Lương, Thanh Oai,
Hà Tây), xã Phú Lương cũng là nơi có lăng mộ các Vua Hùng; Hai Bà
Trưng vốn thuộc dòng họ Lê Đĩnh (Thục Phán) nên Trưng Trắc tên thật là
Lê Thị Hồng Hưng, Trưng Nhị tên thật là Lê Thị Hồng Hà (!)… Những
tưởng cùng với thời gian, các sản phẩm “nghiên cứu” như của Võ Trọng
Thái sẽ không còn đất dung thân trong sinh hoạt học thuật, vậy mà vừa qua,
dư luận lại một lần nữa xôn xao về cuốn Lục độ tập kinh và lịch sử khởi
nguyên của dân tộc ta của Lê Mạnh Thát - một cuốn sách mà tôi rất nghi ngờ
về phẩm chất khoa học. Và điều đáng nói là, dù đã xuất bản từ năm 1972,
gần đây là năm 2006, song Lục độ tập kinh và lịch sử khởi nguyên của dân
tộc ta của Lê Mạnh Thát vẫn không một tiếng vang trong sinh hoạt khoa
học, ấy rồi nó lại được chú ý sau khi bài Thiền sư Lê Mạnh Thát và những
phát hiện lịch sử chấn động của Hoàng Hải Vân được đăng tải trên báo
Thanh Niên.
Theo tôi, việc cuốn sách của Lê Mạnh Thát không có tiếng vang trong sinh
hoạt khoa học chỉ nên giải thích từ giá trị của nó, không nên cho rằng bạn
đọc và giới nghiên cứu không có khả năng tiếp nhận hay lảng tránh “phát
hiện” của ông. Hơn nữa, vấn đề còn là trước khi đồng tình hay bác bỏ, mỗi
người cần tiếp nhận trực tiếp từ cuốn sách của Lê Mạnh Thát, chứ không chỉ
tiếp nhận qua bài viết của Hoàng Hải Vân. Bởi dù thế nào thì “phát hiện”
của Lê Mạnh Thát cũng đã đi qua “lăng kính” của Hoàng Hải Vân với tất cả
niềm hứng khởi của tác giả này (?). Đáng tiếc là hầu như các ý kiến đã công
bố để đánh giá “phát hiện” của Lê Mạnh Thát đều chủ yếu dựa trên bài viết
của Hoàng Hải Vân và theo xét đoán của tôi, ngoài Trương Thái Du, có lẽ


chưa có tác giả nào đã trực tiếp đọc Lục độ tập kinh và lịch sử khởi nguyên
của dân tộc ta. Phải chăng vì thế, không tính đến một vài ý kiến ca ngợi, dù
là ý kiến phản bác thì tác giả vẫn phải “gài” vào phát biểu của mình một số
ngôn từ để thể hiện thái độ trân trọng (thận trọng?) và ý niệm “phát hiện”
vẫn được trình bày như là muốn đảm bảo cho tinh thần khách quan. Bên
cạnh đó, đọc các ý kiến, tôi nhận thấy hầu hết đều bị cuốn theo xu hướng
tranh biện với những dẫn liệu sử học, văn học, Phật học do ông Lê Mạnh
Thát đưa ra mà chưa chú ý tới một điều cực kỳ quan thiết là khi đánh giá
một công trình nghiên cứu phải xem xét tiền đề khoa học của nó - tức là xem
xét điểm xuất phát để từ đó tác giả tiến hành công trình. Nói cách khác,
muốn khảo sát và đánh giá một công trình nghiên cứu, trước hết phải bắt đầu
từ giả thuyết khoa học chứ không chỉ bắt đầu từ các kết luận mà nó đưa lại.
Bởi, nếu giả thuyết chỉ là ý tưởng “giả khoa học” thì dẫn liệu dù phong phú
đến đâu, tác giả dù thông thái, uyên thâm đến mức độ nào thì kết quả nghiên
cứu của anh ta vẫn chỉ là một (các) hư cấu chủ quan, nếu không nói là vô
nghĩa.
Do không có trong tay bản in cuốn Lịch sử Phật giáo Việt Nam (tập 1) của
Lê Mạnh Thát, tôi đành bằng lòng với việc đọc cuốn sách này qua bản điện
tử của website quangduc.com (1). Đọc Lịch sử Phật giáo Việt Nam của Lê
Mạnh Thát, đối chiếu với Lục độ tập kinh và lịch sử khởi nguyên của dân
tộc ta rất dễ nhận ra Lục độ tập kinh và lịch sử khởi nguyên của dân tộc ta
chỉ là “dị bản”, chính xác hơn chỉ là bản “thu nhỏ” những nội dung tương tự
đã được trình bày trong Lịch sử Phật giáo Việt Nam. Các ý tưởng, tài liệu Lê
Mạnh Thát sử dụng trong Lục độ tập kinh và lịch sử khởi nguyên của dân
tộc ta đều có mặt trong Lịch sử Phật giáo Việt Nam. Tình huống ấy làm cho
tôi muốn đặt câu hỏi: Dù Lê Mạnh Thát đã cố gắng trình bày trong hai cuốn
sách khác nhau về cùng một vấn đề nhưng vẫn không được chú ý, và Hoàng
Hải Vân đã “có công lao” làm cho các ý tưởng của Lê Mạnh Thát trở thành
tâm điểm của dư luận trong thời gian gần đây? Về phần mình, tuy đã đọc
Lịch sử Phật giáo Việt Nam của Lê Mạnh Thát, song để bài viết này tập

trung vào vấn đề muốn đề cập, nên tôi chỉ bàn tới Lục độ tập kinh và lịch sử
khởi nguyên của dân tộc ta, bài báo của Hoàng Hải Vân cùng một hai ý kiến
có liên quan. Hy vọng vào một ngày đẹp trời nào đó, tôi sẽ trở lại với Lịch
sử Phật giáo Việt Nam của Lê Mạnh Thát để phân tích kỹ hơn các lập luận
ông đã trình bày.
2. Dựa trên các tiền đề sách vở do ông “phát hiện”, gồm: truyền thuyết trăm
trứng liên quan tới Lạc Long Quân - Âu Cơ từng được ghi lại trong Lục độ
tập kinh - một bộ kinh Phật; truyền thuyết về An Dương Vương chỉ là dị bản
mô phỏng trận đánh giữa anh em Pandu và Duryodhana đã được kể lại trong
Mahabharata - một sử thi Ấn Độ, Lê Mạnh Thát đã triển khai suy luận và
truy lùng văn bản vừa để chứng minh, vừa để đưa ra các kết luận đại loại
như: văn bản Lục độ tập kinh mà Khương Tăng Hội sử dụng để dịch sang
tiếng Hán vốn là bản tiếng Việt chứ không phải một bản tiếng Phạn; Triệu
Đà chưa từng xâm lược Việt Nam nên thời đại của An Dương Vương chỉ là
hư cấu lịch sử; triều đại Hùng Vương kéo dài tới năm 43 sau công nguyên,
triều đại này rất phát triển, có chữ viết riêng, có luật pháp riêng, và sự
nghiệp của Hai Bà Trưng là vương triều cuối cùng của triều đại Hùng
Vương chứ không phải là một cuộc khởi nghĩa…
Vậy là từ một hai chi tiết, Lê Mạnh Thát đã phóng đại chúng lên làm mẫu
nghiên cứu theo kiểu “chọn giầy”, rồi chứng minh theo lối “gọt chân”, cái gì
phù hợp với suy đoán thì ông OK, cái gì không phù hợp với suy đoán thì ông
gạt phắt ra ngoài hoặc chụp cho cái mũ… “không đáng tin cậy”! Theo tôi,
đây chính là điều cần phê phán nhất trong “nghiên cứu” của Lê Mạnh Thát,
bởi từ một chi tiết có vai trò dẫn truyện trong Lục độ tập kinh, ông không chỉ
suy đoán, mà còn dựa vào đó để đưa ra một loạt khẳng định với tâm thế rất
tự tin. Thiển nghĩ, hoặc là Lê Mạnh Thát không nắm được các nguyên tắc
của nghiên cứu khoa học, hoặc là ông có điều bất thường về tư duy, hoặc là
mấy nghìn năm nay Phật giới Việt Nam và Trung Hoa đã “vô minh” đến
mức tin tưởng, chấp nhận, rồi đề cao một tập kinh Phật mà trong đó “chứa
đựng “một lượng bất bình thường” các tư tưởng, quan điểm và đạo lý mang

sắc thái chính trị và lịch sử Việt Nam”(2).
Theo xét đoán của ông Lê Mạnh Thát: “không phải Khương Tăng Hội đã
viết Lục độ tập kinh, mà do Hội đã dịch nó theo một bản tiếng Việt” (3) và
“Khương Tăng Hội, khi tiến hành phiên dịch Lục độ tập kinh tiếng Trung
Quốc, đã chịu không những tác động của tiếng mẹ đẻ, mà còn chịu tác động
trực tiếp của nguyên bản Lục độ tập kinh tiếng Việt…” (4), thì ngược về thời
gian và hoàn cảnh lịch sử để truy nguyên văn bản, sẽ xuất hiện ba khả năng
trực tiếp liên quan tới kết luận của ông mà tôi đồ rằng, dẫu Lê Mạnh Thát có
“ba đầu sáu tay” cũng không thể giải quyết được:
Một: Nếu bản Lục độ tập kinh bằng tiếng Việt mà Khương Tăng Hội sử
dụng vốn được dịch từ một bản tiếng Phạn thì phải chăng mấy nghìn năm
trước ở bên Ấn Độ xa xôi lại có người tỷ mẩn ghi chép giúp tổ tiên chúng ta
một cuốn lịch sử về nguồn gốc dân tộc bằng tiếng Phạn, rồi ai đó đã dịch từ
bản tiếng Phạn sang tiếng Việt, và Khương Tăng Hội dựa vào bản tiếng Việt
này để dịch sang tiếng Hán hay sao? Vì sự lòng vòng ấy chưa từng thấy có
tiền lệ, nên tôi đặt câu hỏi và xin trả lời luôn: đây là điều bất khả. Không chỉ
về khoảng cách địa lý, mà cả về các quan hệ kinh tế - văn hóa, liệu cách đây
hơn 2000 năm, giữa Việt Nam và Ấn Độ đã có quan hệ văn hóa mật thiết
đến mức một sự kiện quan trọng như trên lại có thể xảy ra, và liệu Lê Mạnh
Thát có thể chứng minh? Nếu không chứng minh được, “phát hiện” của ông,
rốt cục sẽ chỉ là sự võ đoán tùy tiện, không thể hiện diện trong nghiên cứu
khoa học.
Hai: Nếu tình huống trên không xảy ra thì chẳng lẽ khi dịch Lục độ tập
kinh sang tiếng Hán từ một bản tiếng Việt nào đó, Khương Tăng Hội đã
tranh thủ thêm thắt một số ghi chép về lịch sử dân tộc Việt Nam, để rồi bao
nhiêu đời cao tăng, học giả Việt Nam và Trung Quốc mấy nghìn năm qua đã
không phát hiện ra? Đây là vấn đề Lê Mạnh Thát cần lý giải, một câu hỏi Lê
Mạnh Thát cần trả lời nếu ông muốn chứng minh “phát hiện” của ông là
chính xác. Xin nói luôn đây cũng là một điều bất khả, vì một cuốn kinh sách
và lịch sử của một dân tộc có thể có mối liên hệ nào đó, song không thể

đồng nhất, vì sự ra đời của kinh sách trước hết, không phải là để viết lịch sử.
Ba: Như là hệ quả của vấn đề thứ hai tôi đưa ra ở trên, nếu bản gốc Lục độ
tập kinh do người Việt viết bằng chữ của người Việt thì chí ít Lê Mạnh Thát
cũng phải minh định được chữ viết của người Việt vào thời đó ra sao, phải
chứng minh được rằng trước và sau công nguyên Phật giáo Việt Nam đã rất
phát triển, vì phải đạt tới một trình độ nào đó, các cao tăng Việt Nam mới có
thể viết được kinh sách. Và nếu đó là sự thật thì các cao tăng Việt Nam xưa
kia xứng đáng phải được lưu danh vào lịch sử Phật giáo, bởi họ đã viết được
một tập kinh trứ danh đến mức Phật giáo phải đưa vào Đại tạng tập kinh,
vậy mà đến nay tên tuổi của họ vẫn vắng bóng, chẳng lẽ Phật giới Việt Nam
và Trung Quốc đã vội lãng quên họ? Tôi đặt ra khả năng thứ ba nhằm hài
hước hóa vấn đề, nên không đề nghị Lê Mạnh Thát trả lời. Bởi riêng chuyện
gán cho Lục độ tập kinh có quan hệ với lịch sử Việt Nam thôi, cũng đã là
một điều kỳ dị không nên bắt bẻ.
Tôi tin là các câu hỏi về nguồn gốc văn bản tôi đặt ra trên đây hoàn toàn
không có mặt trong thao tác nghiên cứu của ông Lê Mạnh Thát khi euréka ra
các “phát hiện lịch sử chấn động”. Và dưới đây, tôi sẽ chứng minh ông đã
sai lầm như thế nào.
3. Đọc câu chuyện trong Lục độ tập kinh (3 ĐTK 251 tờ 14a26-c18) do Lê
Mạnh Thát dẫn lại, dù không phải là người làm công việc nghiên cứu Phật
học, tôi cũng nhận ra đó là một dẫn dụ về “đốn ngộ” mà cái bọc trăm trứng
có vai trò dựng truyện. Ấy là sau khi một trăm người con sinh ra từ một trăm
quả trứng kéo quân về đánh chiếm kinh thành của vua cha mà họ không biết
đó là vua cha, bà mẹ của họ đứng trên chòi nói với những đứa con của bà:
“Rằng đại nghịch tội đó, gồm có ba: Không xa bọn tà, chuốc tội đời sau, đấy
là tội thứ nhất. Sinh ra mà không biết cha mẹ, lại đi ngược lại hiếu hạnh, đấy
là tội thứ hai. Ỷ sức mà giết cha mẹ, làm hại Tam bảo, đấy là tội thứ ba. Giữ
ba điều đại nghịch ấy, ác không lấy gì che được. Chúng mày hãy hả miệng
thì chứng cứ hiện ngay”. Bà mẹ liền lấy vú mình ra, trời khiến nó bắn sữa
khắp cả miệng một trăm đứa con. Cảm thấy sự tinh thành, chúng uống sữa,

lòng buồn, nên đồng thanh nói: “Đây là cha mẹ ta”. Nước mắt chảy lan cả
hai má, chúng chắp tay đi tới, cúi đầu hối lỗi…” (5). Giọt sữa của bà mẹ đã
đưa các con bà ra khỏi chốn “vô minh”, giúp họ tỉnh ngộ, nhận ra điều trái
với đạo hiếu không được làm. So sánh chuyện này với truyền thuyết về Lạc
Long Quân - Âu Cơ thì ngoài cái bọc trăm trứng, giữa chúng không có bất
cứ liên hệ nào. Một bên là minh chứng cho khả năng “đốn ngộ”, một bên là
truyền thuyết về nòi giống và quá trình xây dựng cộng đồng, mở mang bờ
cõi, tính mục đích hoàn toàn khác nhau. “Vớ” được sự gần gũi trong chi tiết
một trăm quả trứng nở ra một trăm chàng trai, Lê Mạnh Thát vội vàng quả
quyết: “Và chính đây là chi tiết mà nó giúp ta xác định thời gian xuất hiện và
nguồn gốc khai sinh truyền thuyết về lịch sử khởi nguyên của dân tộc ta” (6)
thì ông đã lộ ra điểm yếu cốt tử mà tôi sẽ chứng minh tiếp ở phần sau. Ở đây
chỉ xin nói rằng, chỉ vì câu chuyện trong Lục độ tập kinh và truyền thuyết
Lạc Long Quân - Âu Cơ cùng đề cập tới cái bọc trăm trứng mà đã vội coi cái
này chính là nguyên gốc của cái kia thì trí tưởng tượng đúng là… “hơi bị phi
phàm”. Cứ xét đoán khơi khơi như Lê Mạnh Thát thì trên đời này sẽ có vô
khối chuyện khôi hài!
Tương tự như thế, việc Lê Mạnh Thát tìm ra mối liên hệ giữa Mahabharata
với truyền thuyết An Dương Vương theo tôi cũng là khảo chứng tư biện, nếu
không nói ông đã tùy tiện xác lập một quan hệ. Tôi lại tự hỏi: liệu Lê Mạnh
Thát có thể chứng minh quan hệ Việt Nam - Ấn Độ đã mật thiết từ đầu công
nguyên hay không? Vì để một tác phẩm thấm đẫm tinh thần Ấn Độ giáo,
được coi là Đại bách khoa toàn thư về văn hóa truyền thống, về các truyền
thuyết và thể chế chính trị - xã hội của Ấn Độ cổ xưa như sử thi
Mahabharata có thể thấm sâu vào đời sống tinh thần của người Việt Nam, để
người Việt Nam có thể vay mượn từ đó một câu chuyện rồi xây dựng nên
một truyền thuyết, hẳn là Mahabharata phải được du nhập, được dịch và
được phổ biến ngay từ trước hoặc sau công nguyên. Cũng là điều lạ lùng,
trong Mahabharata có bao nhiêu câu chuyện, bao nhiêu truyền thuyết mà tại
sao người Việt không vay mượn một cách phổ biến, mà chỉ nhè vào chuyện

×