Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

ĐỀ CƯƠNG ôn tập LỊCH sử lớp 10 Học kỳ 2 ( có kèm đáp án )

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.51 KB, 6 trang )


ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP LỊCH SỬ 2014-2015
( TRƯỜNG THPT TAM DƯƠNG )
Câu 1: Hãy cho biết những chuyển biến về các mặt: kinh tế, văn hóa, xã hội
nước ta thời Bắc thuộc.
a. Về kinh tế
- Trong nông nghiệp: Công cụ sắt được sử dụng phổ biến, công cuộc khai
hoang được đẩy mạnh, thuỷ lợi mở mang ⇒ Năng suất lúa tăng hơn trước.
- Thủ công nghiệp, thương mại có sự chuyển biến đáng kể.
+ Nghề cũ phát triển hơn: Rèn sắt, khai thác vàng bạc làm đồ trang sức.
+ Một số nghề mới xuất hiện như làm giấy, làm thuỷ tinh.
+ Đường giao thông thuỷ bộ giữa các vùng quận hình thành.
b. Về văn hoá, xã hội:
- Về văn hóa:
+ Một mặt ta tiếp thu những tích cực của văn hoá Trung Hoa thời Hán –
Đường như: ngôn ngữ, văn tự.
+ Bên cạnh đó nhân dân ta vẫn giữ được phong tục tập quán: Nhuộm răng,
ăn trầu, làm bánh chưng, bánh dày, tôn trọng phụ nữ.
→ Nhân dân ta không bị đồng hoá.
- Về xã hội:
+ Nhân dân > < chính quyền đô hộ Đấu tranh chống đô hộ.♦
+ Ở một số nơi nông dân tự do bị nông nô hoá, bị bóc lột theo kiểu địa tô
phong kiến.
Câu 2: Vì sao trong hơn 1000 năm Bắc thuộc, với chính sách đồng hóa tàn
bạo, khốc liệt của kẻ thù song nhân ta vẫn giữ được tiếng nói và các phong tục
tập quán tốt đẹp?
• Do lòng yêu nước, ý thức dân tộc nên các phong tục tập quán của người
Việt vẫn được duy trì trong nhân dân ta.
• Kẻ thù chỉ chiếm được lãnh thổ đất nước song không thể chiếm được trái
tim và tình cảm của nhân dân ta.
• Chính sách đô hộ tàn bạo càng làm cho nhân dân căm thù, khi có cơ hội là


vùng lên đấu tranh giành độc lập.
• Tuy chịu ảnh hưởng của nền văn hóa Trung Quốc nhưng nhân dân ta tiếp
thu có chọn lọc và được “ Việt Hóa” để phù hợp với phong tục tập quán
của người Việt.
Câu 3: Nêu những sự kiện chứng tỏ tính liên tục và rộng lớn của phong trào
đấu tranh giành độc lập dân tộc thời Bắc thuộc.
- Trong suốt 1000 năm Bắc thuộc, dân Âu Lạc liên tiếp vùng dậy đấu tranh
giành độc lập dân tộc.
- Các cuộc khởi nghĩa nổ ra liên tiếp, rộng lớn, nhiều cuộc khởi nghĩa có nhân
dân cả 3 quận tham gia.
Thời gian Tên cuộc khởi nghĩa Địa bàn
40 Hai Bà Trưng Giao Chỉ
100, 137, 144 KN của ND Nhật Nam Nhật Nam
178, 181 KN của ND Giao Chỉ,
Cửu Chân, Nhật Nam.
Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật
Nam.
542 KN Lý Bí Giao Châu, Ái Châu, Hoan
Châu,
905 KN Khúc Thừa Dụ Giao Châu
938 KN Ngô Quyền Giao Châu

- Ý nghĩa: thể hiện tinh thần yêu nước chống giặc ngoại xâm, ý chí tự chủ và
tinh thần dân tộc của nhân dân Âu Lạc.
Câu 4: Chứng minh sự hoàn thiện của tổ chức bộ máy nhà nước phong kiến
ở các thế kỉ XI – XV.
Trải qua các triều đại Lý - Trần - Hồ - Lê sơ ( thế kỉ XI – XV), nhà nước quân
chủ ngày càng hoàn thiện và tổ chức chặt chẽ.

Thời Lý – Trần – Hồ:

- Ở trung ương: đứng đầu là vua, dưới có tể tướng và một số qua đại thần.
Bên dưới là các cơ quan: sảnh, đài, viện, cục.
- Ở địa phương: chia làm các lộ, trấn. dưới lộ là các: phủ, huyện, châu, xã.

Thời Lê sơ:
- Năm 1428, Lê Lợi lên ngôi vua, nhà nước quân chủ mới được tổ chức theo
mô hình thời Lý - Trần - Hồ với một số thay đổi.
- Đến thời Lê Thánh Tông với cuộc cải cách hành chính, tổ chức bộ máy
nhà nước ở trung ương và địa phương có những thay đổi và chặt chẽ và
thống nhất hơn:
+ Trung ương: Vua trực tiếp nắm 6 bộ cùng với Ngự sử đài, Hàn lâm viện.
+ Cả nước chia thành 13 đạo, thừa tuyên mỗi đạo có 3 ti. Dưới đạo là: Phủ,
huyện, Châu, Xã.
Câu 5: Lập niên biểu các cuộc kháng chiến thời kì phong kiến độc lập thế kỉ X
– XV
Cuộc kháng
chiến
Thời gian Quân
xâm lược
Người chỉ huy Trận quyết chiến chiến
lược
Chống Tống
thời Tiền Lê
980 – 981 Tống Lê Hoàn Trên sông Bạch Đằng
Chống Tống
Thời Lý
1075 - 1077 Tống Lý Thường Kiệt Trên sông Như Nguyệt
Ba lần chống
Mông-
Nguyên

1258 - 1288 Nguyên-
Mông
Các vua Trần,
Trần Hưng Đạo
Tây Kết, Chương Dương,
Bạch Đằng…
Chống Minh 1418 - 1427 Minh Lê Lợi,
Nguyễn Trãi
Tốt Động,
Chi Lăng – Xương
Giang.
Câu 6: Sự phát triển của tư tưởng tôn giáo từ thế kỉ X – XV? Vì sao Phật
giáo phát triển ở thời Lý, Trần nhưng đến thời Lê lại không phát triển?
❖ Ở thời kỳ độc lập nho giáo, phật giáo, đạo giáo có điều kiện phát triển mạnh.
✓ Nho giáo:
- Thời Lý, Trần : Nho giáo đã dần trở thành hệ tư tưởng chính thống của
giai cấp thống trị, chi phối nội dung giáo dục, thi cử song không phổ biến
trong nhân dân.
- Thời Lê sơ Nho giáo giữ địa vị độc tôn.
✓Phật giáo:
- Thời Lý – Trần được phổ biến rộng rãi, chùa chiền được xây dựng ở khắp
nơi , sư sãi đông.
- Thời Lê sơ Phật giáo bị hạn chế, thu hẹp, đi vào trong nhân dân.
✓ Đạo giáo: Hòa lẫn với tính ngưỡng dân gian.
❖ Nguyên nhân Phật giáo thời Lê bị suy thoái:
- Thời Lê chủ trương phát triển đưa Nho giáo lên vị trí độc tôn, hạn chế
Phật giáo bằng cách:
+ Cấm nhân dân xây dựng thêm chùa quán mới, tự tiện đúc chuông, tô
tượng.
+ Bắt một số nhà sư không chấp hành nghiêm giáo lí nhà phật phải hoàn

tục.
Câu 7: Phân tích hậu quả của tình trạng đất nước bị chia cắt thời Trịnh
Nguyễn phân tranh.
• Chiến tranh gây bao cảnh thương đau tang tóc cho nhân dân
• Đất nước không ổn định, chiến tranh liên miên làm cho kinh tế suy yếu.
• Đất nước bị chia cắt làm suy yếu sức mạnh đoàn kết dân tộc, kẻ thù bên
ngoài lợi dụng xâm lược.
Câu 8: Hãy cho biết sự hưng khởi của các đô thị nước ta từ thế kỉ XVI đến thế
kỉ XVIII. Tại sao đến giữa thế kỉ XVIII, ngoại thương nước ta dần suy yếu, đô
thị lụi tàn?
- Thế kỷ XVI – XVIII nhiều đô thị mới hình thành phát triển hưng thịnh.
- Thăng Long – kẽ chợ với 36 phố phường trở thành đô thị lớn của cả nước.
- Những đô thị mới như: Phố Hiến (Hưng Yên), Hội An (Quảng Nam), Thanh
Hà (Phú Xuân – Huế) trở thành những nơi buôn bán sầm uất.
- Sự hưng khởi của các đô thị thể hiện sự phát triển của thương nghiệp, đặc
biệt là ngoại thương. Tuy nhiên đến giữa thế kỉ XVIII, ngoại thương suy yếu,
một số đô thị lụi tàn do:
+ Chính sách hạn chế ngoại thương, hạn chế giao lưu giữa các vùng của
chính quyền phong kiến.
+ Chế độ thuế khóa nặng nề, hà khắc và phức tạp của triều Nguyễn.
+ Kinh tế sa sút, đời sống nhân dân khó khăn, xã hội không ổn định.
Câu 9: Trình bày nét chính của phong trào Tây Sơn trong việc lật đổ chúa
Nguyễn, vua Lê, chúa Trịnh, thống nhất đất nước. Vai trò của Quang Trung
đối với dân tộc.

Nét chính của phong trào Tây Sơn:
• Vào giữa thế kỉ XVIII, chế độ phong kiến đàng Trong, đàng Ngoài khủng
hoảng sâu sắc.
• Năm 1771, cuộc khởi nghĩa nông dân Tây Sơn bùn nổ.Từ Tây Sơn, cuộc
khởi nghĩa đã phát triển, lật đổ chính quyền họ Nguyễn ở đàng Trong, làm

chủ vùng đất từ Quảng Nam trở vào.
• Năm 1788, nghĩa quân tiến ra Đàng Ngoài, lật đổ chính quyền Vua Lê,
chúa trịnh. Sự nghiệp thống nhất đất nước về cơ bản được hoàn thành.

Vai trò của Quang Trung đối với dân tộc:
• Tiêu diệt các tập đoàn phong kiến Nguyễn, Lê - Trịnh. Chấm dứt sự chia
cắt đất nước, đặt nền móng căn bản cho sự thống nhất đất nước.
• Đánh tan cuộc chiến tranh xâm lược của các thế lực ngoại xâm ( Xiêm và
Thanh)
• Tổ chức lại giáo dục, thi cử, tổ chức quân đội.
• Thực hiện chính sách đối ngoại hòa hảo đối với nhà Thanh, quan hệ với
Lào và Chân Lạp diến ra tốt đẹp.
Câu 10: Sự phát triển của tư tưởng tôn giáo trong các thế kỉ XVI – XVIII?
Nguyên nhân dẫn đến sự suy thoái của Nho giáo?
- Thế kỉ XVI – XVIII Nho giáo từng bước suy thoái, trật tự phong kiến bị đảo
lộn.
- Phật giáo có điều kiện khôi phục lại, nhưng không phát triển mạnh như thời
kỳ
Lý – Trần.
- Thế kỉ XVI – XVIII đạo Thiên chúa được truyền bá ngày càng rộng rãi.
- Tín ngưỡng truyền thống phát huy: Thờ cúng tổ tiên, thần linh, anh hùng hào
kiệt.
→ Đời sống tín ngưỡng ngày càng phong phú.
Nguyên nhân dẫn đến sự suy thoái của Nho giáo:
• Trật tự phong kiến bị đảo lộn trong khi Nho giáo là hệ tư tưởng của giai
cấp phong kiến.
• Những giáo lý của đạo Nho không còn phù hợp với tình hình xã hội hiện
thời.
PHẦN II: LỊCH SỬ THẾ GIỚI:
Câu 1: Trình bày nguyên nhân, những nét chính về diễn biến cuộc chiến

tranh giành độc lập của các thuộc Anh ở Bắc Mỹ.
a. Nguyên nhân:
- Giữa thế kỉ XVIII, nền công thương nghiệp tư bản chủ nghĩa của 13 bang
thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ phát triển mạnh mẽ.
• Chính quyền thực dân Anh ở Bắc Mỹ cản trở sự phát triển của kinh tế
TBCN
• Mâu thuẫn giữa nhân dân 13 bang thuộc địa với thực dân Anh gay gắt
chiến tranh giành độc lập.♦
b. Diễn biến:
- Năm 1773 nhân dân Bô-xtơn tấn công tàu chở chè Anh.
- Năm 1774, đại hội lục địa Phi-la-đen-phi-a họp yêu cầu vua bãi bỏ chính
sách hạn chế công thương nghiệp nhưng không được chấp nhận.
- 4/1775 chiến tranh bùng nổ.
- 5/1775 đại hội lục địa lần 2 họp quyết định thành lập quân đội thuộc địa.
- 4/7/1776, Tuyên ngôn độc lập được thông qua, chính thức thành lập Hợp
chủng quốc Mỹ.
- Năm 1781,chiến tranh kết thúc, quân thuộc địa giành thắng lợi.
Câu 2: Chứng minh thời kì chuyên chính Gia-cô-banh là đỉnh cao của cách
mạng tư sản Pháp.
• Chính quyền cách mạng đã thi hành các biện pháp: xóa bỏ mọi nghĩa vụ
của nông dân đối với phong kiến, chia ruộng đất cho nông dân, quy định
giá các mặt hàng bán cho dân nghèo….
• Ban hành lệnh tổng động viên, xây dựng quân đội cách mạng hùng mạnh,
nhờ đó đánh bại ngoại xâm và nội phản.
• Vì nội bộ chia rẽ nên phái Gia-cô-banh bị đảo chính 27/7/1794.
Với những chính sách mang lại quyền lợi cho đại đa số nhân dân lao động thời kì
chuyên chính Gia-cô-banh thật sự là đỉnh cao của cách mạng tư sản Pháp.♦
Câu 3: Trình bày những thành tựu chủ yếu của cách mạng công nghiệp ở
nước Anh thế kỉ XVIII –XIX.
• Những phát minh đầu tiên xuất hiện trong công nghiệp dệt vải bông…máy

kéo sợi, máy kéo sợi chạy bằng sức nước….
• Máy hơi nước được phát minh và đưa vào sử dụng, lao động bằng chân tay
dần được thay thế bằng máy móc, khởi đầu quá trình công nghiệp hóa ở
Anh.
• Nghành giao thông vận tải với những bước tiến quan trọng: tàu thủy, xe
lửa…
• Đến giữa thế kỉ XIX, nước Anh được mệnh danh là “ công xưởng của thế
giới”
Câu 4: Tại sao cuộc đấu tranh thống nhất Đức, I-ta-li-a và nội chiến ở Mỹ
mang tính chất một cuộc cách mạng tư sản?
• Quá trình thống nhất Đức, I-ta-li-a hay nội chiến ở Mỹ dù diễn ra dưới
hình thức khác nhau ( nội chiến hay thống nhất đất nước), nhưng kết cục
đều giải quyết được những nhiệm vụ đặt ra của một cuộc cách mạng tư
sản, đó là xóa bỏ những rào cản, tạo điều kiện cho kinh tế TBCN phát
triển.
Vì thế có thể nói quá trình thống nhất Đức, I-ta-li-a hay nội chiến ở Mỹ đều
có ý nghĩa như một cuộc cách mạng tư sản.♦
Câu 5: Chứng minh: Công xã Pa-ri là nhà nước kiều mới. Phân tích ý nghĩa
lịch sử của Công xã Pa-ri.


Công xã Pa-ri được coi là nhà nước kiểu mới vì:
• Chính phủ được bầu theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu.
• Bộ máy nhà nước: đứng đầu là Hội đồng Công xã, bên dưới là các ủy ban.
• Công xã đưa ra nhiều chính sách tiến bộ: giải tán quân đội và cảnh sát,
thay vào đó là lực lượng vũ trang nhân dân. Tách nhà thờ ra khỏi trường
học, nhà trường thôi dạy kinh thánh. Quy định tiền lương tối thiểu, giảm
bớt giờ làm việc ban đêm, cấm cúp phạt công nhân. Chủ trương giáo dục
bắt buộc, miễn học phí.
Những chính sách trên đây đem lại quyền lợi cho đại đa số người dân lao

động. Do đó Công xã Pa-ri được coi là nhà nước kiểu mới.♦


Ý nghĩa lịch sử: Mặc dù công xã chỉ tồn tại trong 72 ngày nhưng nó có ý
nghĩa rất lớn:
- Công xã là một hình ảnh thu nhỏ của chế độ xã hội mới.
- Phát huy mạnh mẽ chủ nghĩa anh hùng cách mạng.
- Những chính sách mà công xã đề ra đã thể hiện sự sáng tạo trong việc xây
dựng hình thức nhà nước kiểu mới dựa trên lợi ích của đa số nhân dân lao động.
- Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý như: Cách mạng muốn thắng lợi phải
có đảng chân chính lãnh đạo, thực hiện liên minh công – nông chặt chẽ, kiên
quyết trấn áp kẻ thù.
Câu 6: Trình bày hoàn cảnh lịch sử bùng nổ và những hình thức đấu tranh
đầu tiên của giai cấp công nhân quốc tế.

Hoàn cảnh lịch sử dẫn tới bùng nổ phong trào công nhân quốc tế:
• Giai cấp công nhân ra đời, lớn mạnh cùng với sự hình thành và phát triển
của CNTB.
• Trong các công xưởng, công nhân phải làm việc hết sức vất vả: trung bình
tử 14 – 15 giờ mỗi ngày….
• Việc sử dụng máy móc làm cho công nhân phải sống trong cảnh đe dọa
mất việc làm.
Đó là nguyên nhân thúc đẩy công nhân đứng lên đấu tranh.♦

Hình thức đấu tranh buổi đầu của giai cáp công nhân:
• Phong trào đập pha máy móc, đốt công xưởng. Xuất phát từ nhận thức còn
hạn chế, lầm tưởng máy móc là nguồn gốc gây nên nổi khổ cho họ. Đây là
phong trào mang tính tự phát và là hình thức đấu tranh sơ khai đầu tiên của
giai cấp công nhân.
• Hình thức bãi công đòi tăng lương, giảm giờ làm. Đây là hình thức đấu

tranh chủ yếu đòi quyền lợi kinh tế, còn mang tính tự phát, nhưng bước
đầu thể hiện sự nhận thức tiến bộ của giai cấp công nhân.

×