4B – We are pro!
LÝ THUYẾT PHONG CÁCH HỌC TIẾNG VIỆT
CHƯƠNG I
DẪN LUẬN VỀ PHONG CÁCH HỌC
Câu 1: Phong cách học là gì?
+ Phong cách (trong tiếng Việt), style (tiếng Anh, tiếng Pháp), stylus (tiếng Latinh)
+ Các quan niệm về phong cách:
- Phong cách là nghệ thuật viết, nghệ thuật diễn đạt, nghệ thuật viết sao cho đạt
hiệu quả
- Phong cách là độ vênh sơ với cách sử dụng thông thường
- Phong cách là sự tu chỉnh
- Phong cách là sự gợi nhắc cá nhân
+ Định nghĩa phong cách
- Phong cách là đặc trưng của hoạt động lời nói lặp đi lặp lại với người nào đó,
ở môi trường ngôn ngữ nào đó, có khả năng khu biệt kiểu diễn đạt ngôn ngữ,
nói cách khác, phong cách là đặc trưng của diễn ngôn, là kết quả của sự lựa
chọn các phương tiện biểu đạt được xác định bởi bản chất và ý định của người
nói hay người viết.
- Các nhân tố cấu thành phong cách:
Phương tiện biểu đạt
Tính chất, đặc trưng của phương tiện biểu đạt
Người nói hay chữ viết
Ý đồ giao tiếp của người nói người viết
Câu 2: Đối tượng của phong cách học
Các quy tắc quy luật chung chi phối sự lựa chọn nhằm đạt hiệu quả biểu đạt cao
nhất.
Trang 1
4B – We are pro!
Câu 3: Nhiệm vụ của phong cách học
+ Xây dựng hệ thống các phương tiện diễn đạt
- Các phương tiện ngữ pháp: Ngữ âm, cú pháp, ngữ nghĩa…
- Các phương tiện phi ngữ pháp: lời thơ, câu văn miêu tả, kể chuyện…
+ Xây dựng hệ thống các kiểu loại diễn ngôn
- Phân loại sinh lí – tâm lí học: phong cách nhục cảm, phong cách điên loạn,
phong cách buồn thảm…
- Phân loại xã hội học: phong cách bình dân, phong cách nghề nghiệp, phong
cách tỉnh lẻ…
- Phân loại văn học: Phong cách lí tưởng, phong cách hiện thực, phong cách
hiện sinh…
Câu 4: Phương pháp nghiên cứu của phong cách học
+ Thủ pháp thống kê
+ Thủ pháp so sánh đối chiếu
+ Thủ pháp thể nghiệm tu từ
Câu 5: Phân loại phong cách học
5.1- Tu từ học cổ điển
5.1.1- Định nghĩa:
Tu từ được xem là nghệ thuật trình bày tư tưởng.
5.1.2- Các quy tắc
+ Cấu tứ
+ Cách diễn đạt
+ Bố cục
+ Hành vi
Trang 2
4B – We are pro!
5.1.3- Các khái niệm cơ bản của tu từ học cổ điển
+ Thể loại
+ Phương thức tu từ
5.2 – Phong cách học miêu tả
5.2.1- Định nghĩa
Phong cách học miêu tả là phong cách của sự biểu đạt, nghiên cứu những giá trị
biểu cảm và gắn với những phương tiện khác nhau của sự biểu đạt ngôn từ. Những
giá trị này là biến thể phong cách học, có nghĩa là những hình thức khác nhau diễn
tả cùng một ý tưởng, đó là những đồng nghĩa phong cách học, mỗi đơn vị đồng
nghĩa diễn tả một phương diện đặc biệt của giao tiếp.
5.2.2- Ba giá trị của một cách diễn đạt
+ Có tính chất khái niệm logic
+ Có tính chất biểu cảm
+ Có tính chất ấn tượng
5.3- Phong cách học cá nhân
+ Sự phê bình thuộc về nội tại tác phẩm
+ Toàn bộ tác phẩm là một tổng thể
+ Mọi chi tiết phải cho phép thâm nhập vào trung tâm tác phẩm
+ Mình ta thâm nhập vào tác phẩm bằng trực giác của mình
+ Mỗi tác phẩm là một thành phần hữu cơ của chủ thể lớn hơn
+ Nét đặc thù của phong cách cá nhân là một sự đi chệch so với ngôn ngữ thông
thường.
+ Phong cách học là sự phê bình thiện cảm
5.4- Phong cách học chức năng cấu trúc
5.4.1- Định nghĩa:
Mọi bộ phận, mọi yếu tố của văn bản, một thông điệp cần được nghiên cứu
trong hệ thống như những bộ phận chức năng của hệ thống chứ không bao giờ được
nghiên cứu tách rời. Do vậy, hiệu quả của tín hiệu ngôn ngữ không phải xuất phát
Trang 3
4B – We are pro!
từ hình thức hay chất liệu của nó mà từ mối quan hệ giữa nó với các tín hiệu khác
được đặt trong văn bản, một thông điệp cụ thể.
5.4.2- Những luận điểm quan trọng
+ Những hiệu quả phong cách được tạo thành từ những nguồn đôi:
- Mặt thứ nhất: Cấu trúc hệ thống ngôn ngữ chứa đựng các giá trị tiềm tàng các
hiệu quả phong cách
- Mặt thứ hai: Cấu trúc của diễn ngôn trong đó hiệu quả phong cách này được
hiện thực hóa.
+ Sự lựa chọn đề tài, xét ở một khía cạnh nào đó, có quan hệ với khí chất tính tình
của người nói người viết.
+ Sự xác định ngôn ngữ được xác định bở bản chất của cá nhân, của nhóm người
trong đó có cá nhân đó.
+ Diễn ngôn là sự giao tiếp của một kinh nghiệm và sự giao tiếp này bao giờ cũng
bao hàm một ý đồ nhất định.
5.5- Phong cách học xã hội – Ngôn ngữ học (Không có tài liệu)
Trang 4
Thi tốt nhé,
các bạn ơi!
4B – We are pro!
CHƯƠNG II
CÁC PHONG CÁCH CHỨC NĂNG CỦA
HOẠT ĐỘNG LỜI NÓI TRONG TIẾNG VIỆT
Câu 6: Khái niệm phong cách chức năng (PCCN)
6.1- Lịch sử khái niệm
Xuất phát từ trường phái xã hội – ngôn ngữ học Xô – Viết
6.2- Định nghĩa:
+ Phong cách chức năng là sự tổng hòa mọi thủ pháp sử dụng, lựa chọn, kết hợp các
phương tiện thông báo bằng lời, có ý thức về mặt xã hội, có điều kiện về mặt chức
năng và thống nhất nội tại trong lĩnh vực ngôn ngữ toàn dân hay ngôn ngữ dân tộc,
tương ứng với những phương thức biểu đạt khác nhau, phục vụ cho mục đích khác
nhau, thực hiện những chức năng khác nhau trong thực tiễn ngôn ngữ của dân tộc
nhất định. (Vinogradov)
+ Như vậy 5 đặc điểm cần lưu ý là:
- Cách sử dụng, lựa chọn, kết hợp
- Quy định xã hội
- Chức năng
- Thống nhất
- Đa dạng
Câu 7: Ngữ vực, kiểu loại ngôn ngữ diễn ngôn
7.1- Ngữ vực
+ Ngữ vực là sự biến đổi ngôn ngữ tùy theo tình huống giao tiếp, dạng ngôn ngữ
được sử dụng trong các tình huống nhất định.
+ Phân loại ngữ vực:
Có 3 tiêu chí (theo Hallyday)
- Trường diễn ngôn
- Bầu không khí diễn ngôn
- Cách thức diễn ngôn
Trang 5
4B – We are pro!
7.2- Kiểu loại diễn ngôn
7.2.1- Định nghĩa
Các dạng diễn ngôn được khái quát và quy ước theo các tiêu chí nội dung chủ
đề, phong cách, cấu trúc, phản ánh các chức năng và mục tiêu trong tình huống xã
hội cụ thể.
7.2.2- Tiêu chí xác định kiểu loại diễn ngôn
+ Chủ đề nội dung
+ Phong cách
+ Cấu trúc
7.2.3- Đặc trưng của kiểu loại diễn ngôn
+ Chủ đề nội dung
+ Phong cách
+ Cấu trúc
Câu 8: Phong cách hành chính (PCHC)
8.1- Định nghĩa
Là PCCN biểu thị mối quan hệ giao tiếp của những người tham gia giao tiếp
trong các đơn vị hành chính, các tổ chức đoàn thể xã hội theo một khuôn mẫu
nhất định.
8.2- Các loại diễn ngôn
+ Dạng nói: Phổ biến nghị quyết, phổ biến thông tin
+ Dạng viết:
- Văn bản pháp luật
- Văn bản hội nghị
- Văn bản thủ tục hành chính
8.3- Đặc trưng của PCHC
- Tính khuôn mẫu
- Tín chính xác, rõ ràng
- Tính khách quan nghiêm ngặt
Trang 6
4B – We are pro!
8.4- Đặc điểm ngôn ngữ
+ Về từ ngữ
♦ Dùng thuật ngữ của PCHC: Biên bản, lệnh thông báo, thông tư liên
tịch, Ủy ban nhân dân, Sở Y tế…
♦ Dùng khuôn sáo: Căn cứ vào, theo đề nghị, có trách nhiệm thực
hiện, ban hành kèm theo…
♦ Tần số sử dụng danh từ cao hơn các loại PC khác
♦ Từ Hán – Việt chiếm tỉ lệ cao: khởi tố, thụ lí, hữu quan, lưu
hành…
♦ Không dùng từ địa phương, biệt ngữ, tiếng lóng, từ trong ngôn ngữ
hội thoại hàng ngày, từ mơ hồ, chung chung dễ bị bắt bẻ
+ Về cú pháp
♦ Mang tính rập khuôn, không có sự sáng tạo cá nhân, không có yếu
tố cảm xúc cá nhân.
♦ Dùng câu tường thuật, câu mệnh lệnh. Không dùng câu cảm thán,
câu hỏi.
♦ Dùng câu đơn hai thành phần với trật tự thuân, không dùng trật tự
ngược
♦ Không dùng cấu trúc câu có từ tình thái và những thành phần đưa
đẩy.
♦ Dùng nhiều câu phức, nhiều thành phần đồng chức nhằm diễn đạt
sự xác nhận, trách nhiệm thực hiện.
♦ Dùng hệ thống số La Mã (I, II, III…), số Ả Rập (1, 2, 3…) và các
chữ cái Anphabet (a, b, c…) để phân chia nội dung trình bày thành
các đề mục
♦ Dùng nhiều cấu trúc lặp lại, mang tính nhấn mạnh, tránh sự bắt bẻ
♦ Thường dùng đề ngữ
Trang 7
4B – We are pro!
Câu 9: Phong cách khoa học (PCKH)
9.1- Định nghĩa
Là những khuôn mẫu thích hợp để xây dựng lớp diễn ngôn trong đó thể hiện
vai của người tham gia giao tiếp trong lĩnh vực khoa học.
9.2- Các kiểu loại diễn ngôn của PCKH
+ Dạng nói: Lời bài giảng, lời thuyết trình, lời hỏi đáp
+ Dạng viết (Văn bản khoa học): Công trình nghiên cứu khoa học, báo cáo khoa
học, luận văn, bài thi.
9.3- Đặc trưng của PCKH
+ Tính trừu tượng, khái quát cao
+ Tính logic nghiêm ngặt
+ Tính chính xác khách quan
9.4- Đặc điểm ngôn ngữ
+ Về từ ngữ
♦ Các thuật ngữ dùng trong khoa học: logic, đạo hàm, tích phân, lũy
thừa (Toán học), giá trị thặng dư, hàng hóa (Kinh tế học), Vật chất,
ý thức, tư duy, tồn tại (Triết học)…
♦ Dùng nhiều từ khái quát, trừu tượng
♦ Dùng nhiều từ Hán – Việt
♦ Danh từ được dùng nhiều gấp 3, 4 lần động từ
♦ Chỉ được hiểu từ ngữ thuộc PCKH theo một nghĩa và là nghĩa đen
♦ Có tính trung hòa, mang màu sắc sách vở
+ Về cú pháp
♦ Hình thức câu hoàn chỉnh, cấu trúc câu chặt chẽ, rõ ràng
♦ Dùng nhiều kiểu câu vô nhân xưng (Có thể công nhận rằng…Dễ
thấy là…Cần bổ sung thêm là…)
♦ Dùng nhiều phương tiện liên kết câu
Trang 8
4B – We are pro!
Câu 10: Phong cách báo chí (PCBC)
10.1- Định nghĩa
Phong cách báo chí là khuôn mẫu thích hợp để xây dựng lớp diễn ngôn trong
đó thể hiện vai của người tham gia giao tiếp trong lĩnh vực báo chí.
10.2- Các kiểu loại diễn ngôn
+ Dạng nói: Bản tin hàng ngày, mục thông tin quảng cáo trên đài phát thanh
truyền hình
+ Dạng viết: Mẩu tin, tin tổng hợp, điều tra, phỏng vấn, phóng sự…
10.3- Đặc trưng của PC báo chí
+ Tính thời sự
+ Tính hấp dẫn
+ Tính giáo dục
10.4- Đặc điểm ngôn ngữ
+ Về từ ngữ
♦ Có cảm xúc rõ rệt, có màu sắc tu từ chức năng đậm nét
♦ Từ ngữ thuộc phong cách báo chí rất linh hoạt, năng động
♦ Dùng nhiều từ ngữ có màu sắc trang trọng
+ Về ngữ pháp
♦ Dùng câu khuyết chủ ngữ để nêu sự kiện
♦ Câu dùng đề ngữ
♦ Câu dùng thành phần tách biệt
♦ Câu đơn được phát triển
Câu 11: Phong cách chính luận (PCCL)
11.1- Định nghĩa
PCCL là khuôn mẫu thích hợp để xây dựng lớp diễn ngôn trong đó thể hiện vai
của người tham gia giao tiếp trong lĩnh vực chính trị - xã hội.
Trang 9
4B – We are pro!
11.2- Các kiểu loại diễn ngôn
+ Dạng nói: Bài diễn thuyết, bài thuyết trình, bài nói chuyện thời sự, bài phát
biểu trong buổi meeting…
+ Dạng viết: Văn bản nghị luận chính trị, văn bản nghị luận xã hội…
11.3- Đặc trưng của PCCL
+ Tính trí tuệ
+ Tính thuyết phục
+ Tính bình giá công khai
11.4- Đặc điểm ngôn ngữ
+ Về từ ngữ
♦ Có tính chất thuật ngữ của các ngành khoa học
♦ Có tính bình giá công khai
+ Về ngữ pháp
♦ Có xu hướng tìm những cách đặt câu mới mẻ
♦ Dùng kết hợp nhiều kiểu câu
Câu 12: Phong cách hội thoại (PCHT)
12.1- Định nghĩa
PCHT là khuôn mẫu thích hợp để xây dựng lớp diễn ngôn trong đó thể hiện
vai của người tham gia giao tiếp trong lĩnh vực sinh hoạt hàng ngày.
12.2- Các kiểu loại diễn ngôn
+ Dạng nói: trò chuyện, thăm hỏi, tâm sự, trao đổi…
+ Dạng viết: thư từ, lưu niệm, nhật kí…
12.3- Đặc trưng của PCHT:
+ Tính cá thể
+ Tính cụ thể
+ Tính cảm xúc
Trang 10
4B – We are pro!
12.4- Đặc trưng về ngôn ngữ
+ Về ngữ âm
♦ Dùng nhiều từ địa phương
+ Về từ ngữ
♦ Chủ yếu dùng ngôn ngữ nói: cụ thể, giàu hình ảnh, giàu cảm xúc
♦ Sử dụng nhiều cảm thán từ
♦ Dùng nhiều từ láy, thành ngữ, tục ngữ, quán ngữ
+ Về cú pháp
♦ Dùng nhiều câu hỏi, câu cảm thán, lối nói đưa đẩy
♦ Có những kiểu cú pháp riêng
Bài 13: Phong cách nghệ thuật (PCNT)
13.1- Định nghĩa
PCNNNT nghiên cứu các phương tiện ngôn ngữ được nhà văn, nhà thơ sử dụng
để xây dựng nên diễn ngôn nghệ thuật.
13.2- Thể loại của PCNT
+ Thể loại là kiểu mẫu của diễn ngôn nghệ thuật hình thành trong quá trình giao tiếp
nghệ thuật, có tính chất tương đối ổn định, trở thành quy ước chung tồn tại trong kí
ức của ngưởi viết và người nhận như một mô hình cấu tạo diễn ngôn, một thứ siêu
ngôn ngữ, có tác dụng định hướng cho sự tổ chức diễn ngôn của người viết và sự
giải mã diễn ngôn của người nhận.
+ Các thể loại của PCNT
- Thơ
Tác giả trực tiếp tự trình diễn mình thông qua thế giới nội tâm của chính mình.
- Kịch
Tác giả giấu kín mình sau nhân vật
- Văn xuôi
Tác giả thiên về giấu kín mình nhưng có thể tự công khai bộc lộ
Trang 11
4B – We are pro!
13.2.2- Ngôn ngữ của PCNT
+ Ngôn ngữ văn xuôi
Trong một diễn ngôn tự sự, ngôn ngữ được thể hiện thông qua các hệ quy
chiếu có quan hệ chồng chéo nhau.
- Quan hệ giữa người kể và truyện
- Quan hệ giữa người kể và nhân vật
- Quan hệ giữa các nhân vật
- Quan hệ giữa người kể và hình thức ngôn ngữ lựa chọn để biểu đạt
- Quan hệ giữa người kể hàm ẩn và người đọc hàm ẩn
Người kể
Có hai hình thức kể
♦ Người kể kể về mình
♦ Người kể kể về người khác
Lời kể
Chức năng của lời kể
♦ Chức năng thông tin
♦ Chức năng chiếu vật
♦ Chức năng bộc lộ
♦ Chức năng liên kết
♦ Chức năng tiếp xúc
Lời thoại nhân vật
Chức năng của lời thoại nhân vật:
♦ Chức năng cá thể hóa cá tính nhân vật
♦ Chức năng cá thể hóa tình huống
♦ Chức năng liên cá nhân
♦ Lời độc thoại nội tâm
♦ Lời kể gián tiếp tự do
Trang 12
4B – We are pro!
+ Ngôn ngữ thơ
- Ngôn ngữ thơ được lựa chọn và tổ chức theo một cách đặc biệt độc đáo
- Giá trị biểu đạt đặc biệt của ngôn ngữ thơ được biểu hiện qua:
Mặt âm thanh: Nhạc thơ
Mặt ý nghĩa: Cấu tứ
13.3.3- Đặc trưng của ngôn ngữ nghệ thuật
+ Tính hình tượng: tái hiện hiện thực, làm xuất hiện những biểu tượng thị giác,
thính giác, khứu giác, vị giác, những biểu tượng vận động của con người, sự vật,
hiện tượng…Ngôn ngữ có tính hình tượng là ngôn ngữ có khả năng thiết lập mối
quan hệ liên tưởng để gợi ra cho người đọc người nghe những biểu tượng về thế
giới khách quan mà con người nhận thức và chiếm lĩnh.
+ Tính truyền cảm: Tính truyền cảm thể hiện ở chỗ ngôn ngữ nghệ thuật gợi ra
những cảm giác, cảm xúc giống như những cảm giác, cảm xúc mà chủ thể sáng tạo
đã có trong quá trình sáng tạo ra tác phẩm bằng chất liệu ngôn từ. Đó là cảm xúc
thẩm mĩ mà ngôn ngữ nghệ thuật mới có khả năng truyền đến cho người nhận.
+ Tính cá biệt hóa: Tính cá biệt hóa thể hiện dấu ấn phong cách tác giả thông qua
tác phẩm.
+ Tính hệ thống: Mỗi tác phẩm nghệ thuật là một chỉnh thể thống nhất trong đó mỗi
chi tiết là một tín hiệu nằm trong tổng thể, không tách rời tổng thể.
• Phân tích một diễn ngôn từ góc độ phong cách học
- Xác định kiểu loại diễn ngôn và ý hướng diễn ngôn
- Ai viết?
- Bao giờ?
- Cho ai?
- Về cái gì?
- Với hình thức ngôn ngữ nào?
- Với giọng điệu nào?
- Với ý định gì?
- Vì sao? Quá trình tiếp nhận (Góc độ người đọc)?
Trang 13
4B – We are pro!
• Hai hình thức phân tích phong cách học
- Từ hình thức ngôn ngữ đến nghĩa
- Từ hiệu quả ngữ nghĩa đến hình thức ngôn ngữ
CHƯƠNG III
CÁC PHƯƠNG TIỆN TU TỪ VÀ CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ TIẾNG VIỆT
Câu 14: Phương tiện tu từ và biện pháp tu từ
+ Phương tiện tu từ là phương tiện ngôn ngữ thuộc các cấp độ khác nhau (Ngữ
âm, từ vựng, ngữ nghĩa, cú pháp, văn bản) đối lập về mặt tu từ với những phương
tiện trung hòa (chỉ có ý nghĩa cơ bản mà không có màu sắc tu từ). Nói cách khác
phương tiện tu từ là phương tiện ngôn ngữ mà ngoài ý nghĩa cơ bản của nó mà
còn có màu sắc tu từ.
+ Biện pháp tu từ là cách thức sử dụng các phương tiện ngôn ngữ ở các cấp độ
khác nhau (Ngữ âm, từ vựng, ngữ nghĩa, cú pháp, văn bản) khác với cách sử dụng
thông thường nhằm mục đích diễn đạt nội dung thông tin cảm xúc thẩm mĩ.
Câu 15: Các phương tiện tu từ ngữ âm
15.1- Định nghĩa
+ Hệ thống các thanh điệu, nguyên âm, phụ âm, âm tiết…có những khả năng diễn
tả hoặc gợi cảm, gợi hình.
♦ i: gợi những gì nhỏ bé (li ti, lí nhí, tỉ mỉ, ti hí)
♦ ăm: trạng thái tập trung cao độ (chằm chằm, đăm đăm, nhăm
nhăm)
♦ l: hình ảnh uốn lượn (long lanh, lấp lánh, lóng lãnh, lững lờ…)
Trang 14
4B – We are pro!
15.2- Nội dung
+ Âm điệu:
Là những phẩm chất ngữ âm (cao độ, trường độ, cường độ…) của các âm
tiết trong chuỗi ngữ lưu
♦ Đối lập về đường nét tạo ra sự phân biệt về độ bằng phẳng (bằng,
trắc)
♦ Đối lập về cao độ tạo ra sự phân biệt bổng trầm
+ Vần điệu:
- Vần điệu là điệu tính của thơ tạo ra nhờ sự hòa phối ngữ âm của vần hay âm
tiết mang vần trong dòng thơ và giữa dòng thơ.
- Vần tạo ra âm hưởng nhạc điệu cho thơ và góp phần tạo ra giọng thơ.
- Vần còn có chức năng liên kết các dòng thơ, chức năng nhấn mạnh vị trsi tu từ
- Phân loại
♦ Dựa vào phẩm chất của vần: Vần chính, vần thông
♦ Dựa vào vị trí hiệp vần: Vần chân, vần cách, vần hỗn hợp
+ Nhịp điệu: Điệu tính của thơ tạo ra nhờ ngắt nhịp, cách ngắt nhịp tùy thuộc vào
thể thơ và cấu tứ từng bài thơ cụ thể (nhịp chẵn, nhịp lẻ, nhịp không cân xứng…)
Câu 16: Các phương tiện tu từ từ vựng trong tiếng Việt
16.1- Lớp từ Hán Việt so với lớp từ thuần Việt tương đương
+ Sắc thái tao nhã
+ Sắc thái trang trọng
+ Sắc thái khái quát
+ Sác thái cổ
16.2- Lớp từ xưng hô và đại từ nhân xưng
+ Nghi thức của tình huống giao tiếp và hoàn cảnh giao tiếp
+ Vai của các nhân vật tham gia giao tiếp
+ Thái độ tình cảm của các nhân vật tham gia giao tiếp
Trang 15
4B – We are pro!
16.3- Thành ngữ so với từ ngữ tương đương
16.4- Từ toàn dân so với từ địa phương có nghĩa tương đương
16.5- Từ láy
Câu 17: Các phương tiện tu từ ngữ nghĩa
17.1- Nhóm so sánh
So sánh là phương thức diễn đạt của từ khi đem sự vật nảy đối chiếu với sự vật
khác miễn là giữa hai vật có nét tương đồng nào đó, gợi hình ảnh cụ thể, cảm xúc
thẩm mĩ trong nhận thức người tiếp nhận.
17.2- Nhóm ẩn dụ: Ẩn dụ là so sánh ngầm trong đó vế được so sánh được giản
lược đi chỉ còn lại vế so sánh
Phương thức ẩn dụ là phương thức chuyển nghĩa của đối tượng này thay cho đối
tượng khác khi hai nét nghĩa có nét tương đồng nào đó.
+ Ẩn dụ nhân hóa: Chuyển đổi thuộc tính hoạt động của sự vật vô sinh hay động
vật bậc thấp sang con người.
+ Ẩn dụ vật hóa: Lấy tư cách cá nhân của sự vật này gọi tên cho sự vật ki nhằm
nhấn mạnh đến thuộc tính của đối tượng cần đề cập.
17.3- Nhóm hoán dụ
Hoán dụ là phương pháp chuyển nghĩa lâm thời trong ngữ cảnh tạo nên sự liên
tưởng kế cận của sự vật bằng cách dùng một đặc điểm hay một nét tiêu biểu nào đó
của đối tượng để gọi chính đối tượng đó.
Câu 18: Các phương tiện tu từ cú pháp
18.1- Câu đơn đặc biệt
18.2- Câu lược chủ ngữ
18.3- Câu ẩn chủ ngữ
18.4- Câu chuyển đổi tình thái
+ Câu hỏi tu từ
+ Câu hỏi cảm thán
+ Câu hỏi phủ định
Trang 16
4B – We are pro!
Câu 19: Các biện pháp tu từ trong tiếng Việt
19.1- Các biện pháp tu từ ngữ âm
+ Hài thanh
+ Điệp âm
+ Điệp thanh
+ Điệp khúc
19.2- Các biện pháp tu từ từ vựng
+ Biện pháp dùng từ tập trung trong một trường từ vựng – ngữ nghĩa
+ Biện pháp triển khai từ ngữ
+ 20.3- Biện pháp dùng gợi tả tiền giả định
+ Biện pháp chuẩn bị bối cảnh
19.3- Các biện pháp tu từ ngữ nghĩa
+ Điệp ngữ
+ Đồng nghĩa kép
+ Liệt kê và tăng cấp (tiệm tiến, tiệm thoái)
+ Đột giáng
+ Ngoa dụ
+ Phản ngữ
+ Chơi chữ
+ Nói lái
19.4- Các biện pháp tu từ cú pháp
+ Điệp cú pháp
+ Phép nhấn mạnh các thành phần câu
- Đảo trật tự thành phần câu
- Dùng hư từ
+ Tách thành phần câu
+ Phép thể hiện tình thái câu bằng các tiểu từ
Trang 17