Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

ĐỀ TÀI-Tìm hiểu về Internet

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (455.56 KB, 19 trang )

BÀI THẢO LUẬN
Đề tài 7:
Tìm hiểu về Internet
Yêu cầu tìm hiểu:
- Internet là gì ?
- Công dụng của Internet ?
- Các dịch vụ trên internet ?
- Cách thức tìm kiếm thông tin trên google.com?
Giáo viên hướng dẫn : Nguyễn Quang Huy
Nhóm thực hiện: Nhóm 09
Lớp học phần: 1102NWMG0311
DANH SÁCH NHÓM:
1. Kiều Xuân Tài
2. Nguyễn Thanh Tâm
3. Phùng Minh Tâm
4. Hà Văn Thái
5. Nguyễn Huy Thành
6. Nguyễn Thị Thảo (NT)
7. Đỗ Văn Thịnh
8. Lại Đức Thịnh
9. Nguyễn Đức Thịnh
10.Đặng Văn Thọ
I. Khái niệm Internet
Internet là một hệ thống thông tin toàn cầu có thể được truy nhập công cộng
gồm các mạng máy tính được liên kết với nhau. Hệ thống này truyền thông tin
theo kiểu nối chuyển gói dữ liệu (packet switching) dựa trên một giao thức liên
mạng đã được chuẩn hóa (giao thức IP). Hệ thống này bao gồm hàng ngàn
mạng máy tính nhỏ hơn của các doanh nghiệp, của các viện nghiên cứu và các
trường đại học, của người dùng cá nhân, và các chính phủ trên toàn cầu.
II. Công dụng của Internet
Mạng Internet ra đời đã hơn 10 năm. Từ khi ra đời đến nay, nó đã làm thay


đổi một cách kỳ diệu về mọi lĩnh vực hoạt động của loài người, thúc đẩy xã hội
loài người tiến bộ và phát triển với nhịp độ chưa từng có. Không phải mọi nơi,
mọi quốc gia trên thế giới đã cảm nhận và tận dụng hết những lợi ích và tiện
dụng mà Internet đem lại. Thế nhưng, các kiến trúc sư của mạng Internet lại
đang nỗ lực nghiên cứu phát triển để sớm đưa vào ứng dụng mạng Internet thế
hệ 2 với công nghệ IPV6 vì họ phát hiện rằng, cấu trúc của mạng Internet thế hệ
1 với công nghệ IPV4 vẫn còn khoảng cách khá xa với yêu cầu phát triển của
hiện tại và tương lai.
Nước ta, việc đưa vào khai thác chính thức Internet tương đối muộn, nhưng
nhìn chung phát triển về công nghệ, dịch vụ và số thuê bao khá nhanh. Nếu
tháng 12/1997 chúng ta mới chính thức khai trương dịch vụ Internet, thì đến
nay chúng ta đã có gần 2,6 triệu người sử dụng Internet với tốc độ tăng trưởng
hàng năm là 50% - một tốc độ tăng trưởng đáng nể, trong khi tốc độ tăng trưởng
chung bình quân về CNTT trong 5 năm qua của Việt Nam theo ông Hugo Song
– Phó Chủ tịch Tập đoàn IDG là một tốc độ khá cao, đạt 18,7%/năm. Từ chỗ
chỉ có dịch vụ truy cập Internet thông thường, đến nay chúng ta đã có thêm
nhiều loại hình dịch vụ mới như ADSL, MegaVNN, Wi-Fi, Internet Phone, đào
tạo từ xa… và cả truy cập Internet qua điện thoại di động.
Internet hiện nay là một công cụ không thể thiếu đối với cuộc sống hiện nay!
Học vào nghiên cứu tác động của việc sử dụng Internet tới học sinh phổ thông,
nhằm góp phần tìm hiểu, nhận dạng và đề xuất các biện pháp đến các nhà.
Trong bối cảnh thời đại công nghiệp công nghệ thông tin phát triển nhanh
chóng, Internet đã có mặt tại Việt Nam, có mặt ở cả vùng quê và tạo nên nhiều
thay đổi lớn trong đời sống kinh tế, chính trị, xã hội.Số người dùng Internet ở
nước ta cứ sau 10 tháng lại tăng 1.5 lần, tháng 5 năm 2004: 4,7 triệu người;
tháng 5 năm 2005: 7,2 triệu người ( theo tạp chí “ Tin Học và Đời Sống”),
Internet đã có một sức ảnh hưởng vô cùng lớn đối với hầu hết mọi người, mọi
tầng lớp trong xã hội. Một bộ phận lớn trong xã hội đều cảm thấy gặp nhiều bất
tiện, khó khăn khi được hỏi là “ cuộc sống của bạn sẽ thế nào nếu như thế giới
này không có internet?”. Thậm chí một số người còn tuyên bố rằng cuộc sống

của họ sẽ vô nghĩa nếu như không có internet. Chúng ta có thể thấy được
internet đã và đang chi phối hầu như mọi lĩnh vực, từ bác sĩ, kĩ sư, thầy giáo
đến những nhân viên làm việc văn phòng, ở lĩnh vực nào người ta cũng sử dụng
internet. Internet thật sự đã hổ trợ rất nhiều cho công việc của đại bộ phận các
cá thể đó. Trong cuộc sống hằng ngày, internet cũng có những đóng góp vô
cùng lớn mà ai cũng không thể chối bỏ lợi ích của nó được. Chẳng hạn, việc
mua sắm qua mạng giúp chúng ta tiết kiệm được thời gian rất nhiều. Thay vì
phải đi xem thực tế, chúng ta chỉ cần nhấp chuột và cứ thế mà lựa chọn sản
phẩm mình ưa thích.Hay là việc dùng internet để liên lạc với mọi người ở khắp
nơi trên thế giới.Cách này giúp chúng ta tiết kiệm được chi phí rất nhiều. Ngoài
ra bằng cách sử dụng internet chúng ta vừa có thể trò chuyện vừa nhìn thấy
được nhau dù đang ở xa nhau. Hoặc chúng ta có thể xem tin tức được cập nhật
từng giờ, từng phút, những tin tức “hot” nhất mà chưa báo nào đăng cả.Chúng
ta cũng có thể tra cứu thông tin, tìm tài liệu phục vụ cho công việc, cho việc học
tập, giảng dạy mà không phải mất nhiều thời gian như trước đây nữa.
Nói chung, internet đã, đang, và sẽ luôn có sức ảnh hưởng nhất định đối với
cuộc sống của chúng ta. Nó kết nối mọi người trên thế giới này lại với nhau,
giúp nhân loại tiến lại gần nhau hơn. Nó là phương tiện để chúng ta làm việc
đạt được hiệu quả hơn nếu chúng ta biết tận dụng nó.
III. Các dịch vụ trên Internet
Là những phương tiện, cách thức được sử dụng trên Internet…
• World Wide Web (web)
• Thư điện tử - Electronic Mail
• Truyền file – File Transfer Protocol
• Remote Login – Telnet
• Gopher
• IRC- Hội thoại trên Internet
• Dịch vụ nhóm thông tin News
1 .World Wide Web
Khái niệm world wide web (www):

- World Wide Web (WWW) hoặc Web là một dịch vụ của Internet
- Web chứa thông tin bao gồm văn bản, hình ảnh, âm thanh và thậm chí cả
video được kết hợp với nhau.
- Web là kho thông tin khổng lồ: phong phú về nội dung, đa dạng về hình
thức, thường xuyên được cập nhật, đổi mới và phá triển không ngừng
Mô hình Client-Server
Web browser-web server
- Có nhiều chương trình Web browser khác nhau như: W3C (CERN) httpd,
Apache, IIS
- Chạy trên nhiều flatform: Window, MacIntosh, UNIX XWindow
- Các trình duyệt: Nestcape Navigator, Internet Explore, Mosaic NCSA
HTML và các trang Web
- HTML (HyperText Markup Language) Ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản
- Móc nối lẫn nhau nhiều loại hình thông tin thành siêu văn bản: Text, hình
ảnh, âm thanh - mối nối đến các trang khác (các trang web)
- Tập hợp các website liên kết với nhau tạo thành WWW
Cấu trúc của file html (htm)
- <HTML>
- <HEAD>
- <TITLE> Tên tiêu đề </TITLE>
- </HEAD>
- <BODY>
- Nội dung trình bày trong 2 thẻ này
- <a href=“">Nội dung text</a></p>
- src=“ /images/anh1.jpg" width="396" height="51">
- </BODY>
- </HTML>
2. Dịch vụ thư điện tử
- Electronic mail (E-mail) - Thư điện tử: Là một dịch vụ của Internet giúp cho
việc trao đổi thông điệp giữa những người dùng hay nhóm người dùng trên

mạng
- Dựa trên giao thức chuẩn Internet: Simple Mail Transfer Protocol (SMTP)
- Khả năng gửi tới nhiều người cùng một thời điểm
- Nhanh chóng chuyển giao được tài liệu
- Chi phí thấp
Các mô hình hoạt động
• Mô hình thông điệp trực tiếp
• Mô Hình hộp thư lưu
• Mô hình Internet
Mô hình thông điệp trực tiếp
Các thông điệp được gửi trực tiếp ngay lập tức tới máy đang hoạt động trong
mạng nội bộ
Mô hình hộp thư lưu
Thông điệp được gửi gián tiếp tới một máy phục vụ đang hoạt động trong
mạng nội bộ
Các thành phần cơ bản
- Mail server: Chương trình phục vụ thư
- Mail Client: Chương trình cho người sử dụng
- Cách thức giao nhận thư
Mail Server
- Máy phải cài dặt chương trình có nhiệm vụ nhận, chia và chuyển thư đến
máy người dùng;
- Các phần mềm mail server miễn phí trên Interet như: Pegasus Mail,
Mecury, ;
- Các phần mềm thương mại như: Microsoft Exchange, MDaemon,
Mail Client
- Máy người sử dụng cài đặt chương trình có nhiệm vụ nhận, đọc thư, viết gửi
thư; các chức năng mở rộng khác như đính kèm tẹp, lư địa chỉ vào sổ địa
chỉ, lọc thư khong mời mà đến;
- Các phần mềm mail client miễn phí trên Interet như: IncrediMail,

Mecury, ;
- Các phần mềm thương mại như: Outlook Express, IncrediMail Pro,
Mail Client: Outlook Express
3. Dịch vụ FTP (File Transfer Protocol): Dịch vụ cho phép nhận và truyền file
từ các host ở xa

4. Dịch vụ Telnet: Dịch vụ truy cập máy chủ từ xa
Lệnh: Telnet <tên host> hoặc <địa chỉ IP>
Trong đó: <tên host> là tên máy chủ muốn truy cập.
<địa chỉ IP> là địa chỉ của máy chủ muốn truy cập.
 Gopher – Tra cứu thông tin theo thực đơn
 Dịch vụ WAIS (Wide Area Information Server) - Tìm kiếm thông tin
theo diện rộng
 Mailing list: Danh sách trao đổi trên Email
Các dạng mailing list
o Mailing list không có nhà quản trị
o Mailing list có nhà quản trị (thông dụng)
o Mailing list một chiều
5. Tìm kiếm thông tin trên Internet
Có 2 cách thường được sử dụng:
Cách 1: Tìm kiếm theo danh mục địa chỉ hay liên kết được các nhà cung cấp
dịch vụ đặt trên các trang web.
Cách 2: Tìm kiếm nhờ các máy tiềm kiếm (Search Engine). Hiện nay có nhiều
website cung cấp máy tìm kiếm, trong đó có thể kể đến:
- Google: www.google.com ( />- Yahoo: www.yahoo.com ( />- Xa Lộ: www.xalo.vn ( />Người dùng nhập từ cần tìm kiếm và nhận được các địa chỉ chưa từ cần tìm.
IV. Cách tìm kiếm thông tin trên google.com
Một trong các ứng dụng nổi tiếng của Google là công cụ tìm kiếm, công cụ
này giúp người dùng Internet có thể dễ dàng tìm được trang Web có các thông
tin cần thiết. Google hỗ trợ sử dụng nhiều ngôn ngữ, trong đó có ngôn ngữ tiếng
Việt.

Để bắt đầu tìm kiếm ta truy cập vào trang Web của
Google Anh) hoặc
(tiếng Việt).

Để tìm kiếm thông tin, trước tiên cần phải xác định Từ khóa (Key Word)
của thông tin muốn tìm kiếm, đây là phần rất quan trọng, từ khóa là từ đại diện
cho thông tin cần tìm. Nếu từ khóa không rõ ràng và chính xác thì sẽ cho ra kết
quả tìm kiếm rất nhiều, rất khó phân biệt và chọn được thông tin như mong
muốn. Còn nếu từ khóa quá dài thì kết quả tìm kiếm có thể không có.
Thông thường chỉ cần nhập từ khóa muốn tìm và nhấn Tìm với
Google (Search) hoặc nhấn phím Enter thì Google sẽ cho ra nhiều kết quả tìm
kiếm bao gồm địa chỉ liên kết đến trang Web có từ khóa và vài dòng mô tả bên
dưới, chỉ cần nhấn trái chuột vào địa chỉ liên kết sẽ mở được trang Web có
thông tin muốn tìm.
Nhấn vào nút Xem trang đầu tiên tìm được thì Google sẽ tìm và tự động
mở trang Web đầu tiên trong kết quả tìm kiếm.
Các lựa chọn tìm kiếm trên:
• Web: Tìm trên cả các Web Site.
• Những trang viết bằng tiếng Việt: Chỉ tìm những trang hiển thị tiếng
Việt.
• Những trang từ Việt Nam: Chỉ tìm những trang từ Việt Nam.
Ngoài ra để cho kết quả tìm kiếm được chính xác hơn Google còn cho phép
sử dụng các thông số và điều kiện chọn lọc kèm theo từ khóa. Sau đây là các
thông số và điều kiện lọc thông dụng:
• Loại bỏ một từ nào đó ra khỏi kết quả tìm kiếm
Google sẽ tìm tất cả các trang Web có chứa từ khóa cần tìm nhưng không có
từ bị loại bỏ.
Cú pháp: từ khóa -từ loại bỏ
Thí dụ nhập vào ô tìm kiếm của Google vi tính -máy Google sẽ tìm các trang
có từ khóa “vi tính” nhưng không có từ “máy” trong đó.

• Bắt buộc phải có một từ nào đó ra trong kết quả tìm kiếm
Google sẽ tìm tất cả các trang Web có chứa từ khóa cần tìm và bắt buộc phải
có thêm từ bắt buộc.
Cú pháp: từ khóa +từ bắt buộc
Thí dụ nhập vào ô tìm kiếm của Google vi tính +máy Google sẽ tìm các
trang có từ khóa vi tính và có từ máy trong đó.
• Rút gọn từ khóa cần tìm
Dùng để đại diện cho một, nhiều ký tự hoặc nhiều từ khóa quá dài.
Cú pháp: Từ khóa * từ khóa
Thí dụ nhập vào ô tìm kiếm của Google máy * tính Google sẽ tìm các trang
có từ khóa máy vi tính.
• Tìm chính xác từ khóa
Google sẽ cho ra các kết quả có chính xác từ khóa được chỉ định.
Cú pháp: "từ khóa"
Thí dụ nhập vào ô tìm kiếm của Google "máy tính" Google sẽ cho ra kết
quả là máy tính, nhưng nếu dùng từ khóa máy tính thì kết quả có thể là máy vi
tính.
Các điều kiện lọc và thông số kèm theo từ khóa (từ muốn tìm) để giúp cho
kết quả tìm kiếm chính xác như mong muốn, các điều kiện lọc này được kết
thúc bằng dấu hai chấm (:) và tiếp liền theo sau (không có khoảng cách) là
thông số hay từ khóa cần tìm.
• Tìm từ khóa theo tiêu đề trang web
Google sẽ tìm tất cả các trang Web có tiêu đề chứa từ khóa cần tìm.
Cú pháp: intitle:từ khóa
Thí dụ nhập vào ô tìm kiếm của Google intitle:vcu.edu.vn Google sẽ tìm các
trang có từ vcu.edu.vn trong tiêu đề.
• Tìm từ khóa trong một Web Site
Google chỉ tìm các trang có từ khóa trong một web site được chọn đó thôi.
Không cần chú ý đến các Web Site khác.
Cú pháp: từ khóa site:website

Thí dụ nhập vào ô tìm kiếm của Google vi tính site:vatgia.com.vn Google sẽ
tìm các bài viết có từ khóa vi tính trong Web Site vatgia.com.vn
• Tìm từ khóa trong địa chỉ trang Web
Google sẽ tìm những địa chỉ liên kết có từ khóa cần tìm.
Cú pháp: inurl:từ khóa
Thí dụ nhập vào ô tìm kiếm của Google inurl:vatgia Google sẽ liệt kê
những trang có từ vatgia trong địa chỉ liên kết của nó.
• Tìm File (tập tin) có cùng loại
Google sẽ tìm những trang có File (tập tin) có cùng loại (ext) và có tên giống
từ khóa cần tìm.
Cú pháp: từ khóa filetype:ext
Thí dụ nhập vào ô tìm kiếm của Google vi tính filetype:html Google sẽ liệt
kê những File html có từ vi tính.
• Tìm Web Site có từ khóa liên quan với nhau
Google sẽ tìm những Web Site có từ khóa giống nhau.
Cú pháp: related:từ khóa
• Tìm lại Web Site không còn hoạt động
Google sẽ tìm những Web Site đã ngưng hoạt động nhưng vần còn lưu trữ
trong kho dữ liệu của Google.
Cú pháp: cache:website
Thí dụ: Thí dụ nhập vào ô tìm kiếm của Google cache:www.vatgia.com
Google sẽ liệt kê những trang của Web Site vatgia.com đã được lưu trữ trong
kho dữ liệu của Google.
Có thể sử dụng một trong các điều kiện và thông số trên hoặc ghép chúng lại
với nhau.
• Mở rộng:
Cách thức tìm kiếm hiệu quả khi sử dụng công cụ google.com
Google là bộ máy tìm kiếm thong dụng nhất hiện nay, sẽ giúp chúng ta dễ
dàng tìm kiếm và khai thác những nội dung vs thong tin từ nguồn tài nguyên
Internet khổng lồ. Tuy nhiên, chính vì lý do nó là một bộ máy tìm kiếm quá tốt

do đó kết quả mà Google đưa ra cho sự tìm kiếm của bạn có thể là hàng nghìn
hay thậm chí là hang triệu kết quả khác nhau, trong khi đó nội dung bạn cần tìm
thì lại chẳng thấy đâu. Do đó, để tìm được kết quả ưng ý trong hàng triệu kết
quả đưa ra quả là điều không dễ chút nào. Bởi vậy nhóm chúng tôi xin đưa ra
một số phương pháp phổ biến giúp bạn tìm kiếm qua Google một cách hiệu quả
hơn chỉ với một vài thao tác đơn giản:
1. Sử dụng dấu “+”
Cú pháp: Từ khoá + Từ bắt buộc
Cách này sẽ đảm bảo kết quả đem về cho bạn sẽ xác định rõ kết quả những từ đi
kèm với dấu +
Ví dụ: Tìm kiếm: Ôtô + Biển đẹp nó sẽ đưa ra những kết quả chứa các từ ôtô
hay biển đẹp nhưng kết quả sẽ xác định rõ nội dung sẽ bao gồm cả biển đẹp.
2. Sử dụng dấu “-“
Cú pháp : Từ khoá - Từ loại bỏ
Sử dụng dấu này trước mỗi từ khoá sẽ bảo đảm rằng kết quả tìm kiếm được sẽ
có nội dung không chứa những từ đó.
Ví dụ: Bạn tìm kiếm từ blog nhưng không mong muốn tìm được kết quả là
trang blog của Google thì bạn sẽ điền nội dung tìm kiếm kèm theo “ Google” ở
cuối.
3. Định nghĩa một từ
Để đưa ra định nghĩa của một từ chỉ cần dung tìm kiếm theo từ khoá:
define:abc
Ví dụ: Tìm kiếm define: Computer. Google sẽ đưa ra cho bạn kết quả định
nghĩa về Computer
Điều này là thực sự cần thiết cho những ai bắt gặp 1 từ ngữ chuyên ngành
nào đó và không nắm rõ rang từ đó có nghĩa là gì.
4. Sử dụng ký tự thay thế “*”
Cú pháp: Từ khoá * Từ khoá
Ký tự “*” có thể được sử dụng trong nhưng từ mà có một phần đó bạn
không biết đến. Chẳng hạn bạn tìm kiếm “ friend” thì Google sẽ trả lại những

kết quả chứa những từ như friend, friends, friendship….
5. Sử dụng dấu “?”
Nó được dung đến khi bạn không biết đầy đủ các chữ cái của một từ nào đó.
Chẳng hạn tìm kiếm “ comput??” thì Google sẽ đưa ra kết quả trong dấu “?” .
điều này sẽ hữu dụgn cho những ai cần tìm kiếm một từ nhưng lại không
biếtlàm sao để đánh vần được từ đó.
6. Sử dụng dấu ngoặc kép (“”)
Cú pháp: “Từ khoá”
Khi nhập từ khoá tìm kiếm vào trong hộp tìm kiếm của Googlr, nó sẽ không
xác định theo thứ tự của từ khoá bạn muốn tìm mà sẽ tự động lấy những từ liên
quan đến từ khoá không theo một trật tự nhất định. Chính điều này sẽ khiến bạn
tự nhiên bị đưa đến 1 đường dẫn không lien quan chút nào. Và để việc tìm kiếm
chính xác hơn, bạn có thể thêm vào giữa dấu ngoặc kép từ khoá cần tìm rồi
nhấn lệnh tìm kiếm. Lúc này, kết quả của bạn sẽ được chính xác hơn nhiều và
hãy thêm nhiều từ vào nữa, nội dung thứ nhất nội dung thứ hai, nội dung thứ ba,
….
7. Tìm từ khoá theo tiêu đề trang Web
Khi dùng từ intitle này Google sẽ tìm tất cả các trang có tiêu đề chứa
“ từ khoá” mà chúng ta muốn tìm.
Cú pháp: intitle: từ khoá
Thí dụ nhập vào ô tìm kiếm của Google: intitle: svaptech Google sẽ tìm các
trang có từ svaptech trong tiêu đề
8. Tìm từ khoá trong một Website
Google chỉ tìm các trang từ khoá trong một Web site được chọn đó thôi.
Không cần chú ý đến các Web site khác.
Cú pháp: từ khoá site: Website
Vi dụ: Nhập vào ô tìm kiếm từ vi tính site: Svaptech. Ifno
9. Có thể sử dụng một trong các điều kiện và thông số trên hoặc ghép chúng lại
với nhau
“Hy vọng với những thông tin đã cung cấp ở trên, các bạn có thể sử dụng công

cụ tìm kiếm Google một cách hiệu quả nhằm khai thác nguồn tài nguyên rộng
lớn và vô cùng quý giá từ Internet”
Nhiều thảo luận xoay quanh vấn đề này, đặc biệt trong diễn đàn Webmaster Word, xuất
phát từ lý thuyết hoạt động của máy tìm kiếm và các quan sát thực tế, chúng ta có thể tổng
hợp lại 15 cách chung sau mà Google có thể phát hiện ra Website của bạn:
• 1. Các liên kết “Dofollow” (Cho phép bọ tìm kiếm lần theo các liên kết này) từ liên kết bên
trong và bên ngoài trỏ tới một trang;
• 2. Liên tưởng liên kết, ví dụ nếu tồn tại trang web có dạng đường dẫn “site.com/?
product=1″ thì rất có thể cũng tồn tại “site.com/?product=2″;
• 3. Các liên kết bên trong forms:
Matt Cutts đã từng khẳng định rằng các liên kết nằm trong form có thể phân bổ thứ hạng
PageRank. Google thường gán các liên kết ảo cho các form này và tìm kiếm thông tin thông qua
các đường dẫn ảo của form bởi thế các đường dẫn ảo này được liên kết tới sơ đồ Website trong
thuật toán của Google.
• 4. Các liên kết được nhắp chọn trên trình duyệt sử dụng Google Toolbar hoặc kích hoạt
hiển thị chỉ số thứ hạng PageRank, công cụ sẽ gửi thông tin truy vấn về máy chủ Google;
• 5. Khi bạn dán các đường dẫn URL và trong ô tìm kiếm của Google. Bạn sẽ rất ngạc nhiên
nếu biết rằng một số lượng rất lớn người dùng sử dụng ô tìm kiếm của Google để được
chuyển đến địa chỉ Web thay vì dán thẳng vào thanh địa chỉ của trình duyêt;
• 6. Liên kết tới Website của bạn chứa trong liên kết trực tiếp hình ảnh (image hotlinking) từ
các Website khác chẳng hạn;
• 7. Các Website khác liên kết tới các tệp tin CSS hay javascript trên Website của bạn;
• 8. Các liên kết trong email mà máy tìm kiếm có thể truy cập (ví dụ Gmail);
• 9. Các địa chỉ URL xuất hiện trong đồ họa hay phim ảnh Video;
• 10. Đường dẫn URL xuất hiện trong các phần bình luận của mã nguồn HTML, bên trong
phần tiêu đề, thẻ meta hoặc các thành phần phụ (thẻ alt, tên, id, v.v.) hoặc các thẻ phụ khác
của mã nguồn HTML;
• 11. Các liên kết trong các tệp tin Flash;
• 12. Các URL không liên kết (dạng văn bản không có nhắp chọn để chuyển đến địa chỉ
URL hiển thị);

• 13. Liên kết xuất hiện trong các tài liệu khác trang Web; ví dụ các tài liệu.doc,.pdf,.txt v.v.
• 14. Các liên kết trong các phần mềm hay tiện ích của Google như gadgets, widgers
• 15. Các liên kết quảng cáo (Adwords/Yahoo) hoặc các dịch vụ bản đồ địa điểm.
Ngoài ra vietSEO có thể bổ xung thêm một số cách thức mà máy tìm kiếm Google có thể
phát hiện ra tài nguyên trên Website của bạn:
• Thông qua việc submit URL tại các máy tìm kiếm;
• Thông qua việc ping đường dẫn nội dung tới các máy tìm kiếm;
Bạn có thể bổ xung thêm các cách thức mà bạn nghĩ Google có thể tiép cận với Website của bạn
không?

×