Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC PHÂN MÔN THỦ CÔNG LỚP 3 GIÁO ÁN TỪ TUẦN 28 ĐẾN TUẦN 32 THEO CHUẨN KIẾN THỨC KĨ NĂNG.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (427.44 KB, 15 trang )

/>TƯ LIỆU CHUYÊN MÔN TIỂU HỌC.

ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
PHÂN MÔN THỦ CÔNG LỚP 3
GIÁO ÁN TỪ TUẦN 28 ĐẾN TUẦN 32
THEO CHUẨN KIẾN THỨC KĨ NĂNG.

NĂM 2015
/> />LỜI NÓI ĐẦU
Trong giai đoạn xã hội hóa và hội nhập quốc tế hiện nay, nguồn
lực con người Việt Nam trở nên có ý nghĩa quan trọng, quyết định sự
thành công của công cuộc phát triển đất nước. Giáo dục ngày càng có
vai trò và nhiệm vụ quan trọng trong việc xây dựng thế hệ người Việt
Nam mới, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Đảng và nhà
nước luôn quan tâm và chú trọng đến giáo dục. Với chủ đề của năm
học là “Tiếp tục đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục”
đối với giáo dục phổ thông. Mà trong hệ thống giáo dục quốc dân, thì
bậc Tiểu học là bậc nền tảng quan trọng mở đầu, nó có ý nghĩa vô
cùng quan trọng là bước đầu hình thành nhân cách con người cũng là
bậc học khởi đầu nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban
đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất,
thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học Tiểu học. Để
đạt được mục tiêu trên đòi hỏi người dạy học phải có kiến thức sâu
và sự hiểu biết nhất định về nội dung chương trình tổ chức các hoạt
động, có khả năng hiểu được về tâm sinh lí của trẻ, về nhu cầu và khả
năng của trẻ. Đồng thời người dạy có khả năng sử dụng một cách
linh hoạt các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phù hợp với
đối tượng học sinh. Hiện nay chủ trương của ngành là dạy học theo
Chuẩn kiến thức kĩ năng môn học.
- Coi trọng sự tiến bộ của học sinh trong học tập và rèn luyện,
động viên khuyến khích không gây áp lực cho học sinh khi đánh giá.


Tạo điều kiện và cơ hội cho tất cả học sinh hoàn thành chương trình
và có mảng kiến thức dành cho đối tượng học sinh năng khiếu.
Ngoài ra trong quá trình thực hiện đổi mới phương pháp dạy học
Tiểu học căn cứ vào những nhận thức mới của học sinh về hứng thú
hoạt động, học tập và rèn luyện ở các em, căn cứ vào năng lực tổ
chức, thiết kế và những hoạt động trong quá trình dạy học ở giáo
viên. Việc nâng cao chất lượng giáo dục và giảng dạy là vô cùng cần
thiết. việc đó thể hiện đầu tiên trên giáo án - kế hoạch bài giảng cần
/> />đổi mới theo đối tượng học sinh. Giáo viên nghiên cứu, soạn bài,
giảng bài, hướng dẫn các em tìm tòi kiến thức tự nhiên không gò ép,
việc soạn bài cũng rất cần thiết giúp giáo viên chủ động khi lên lớp.
Trân trọng giới thiệu cùng quý vị thầy cô giáo, các bậc phụ
huynh và các bạn đọc cùng tham khảo, trải nghiệm tài liệu:
ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
PHÂN MÔN THỦ CÔNG LỚP 3
GIÁO ÁN TỪ TUẦN 28 ĐẾN TUẦN 32
THEO CHUẨN KIẾN THỨC KĨ NĂNG.
Chân trọng cảm ơn!
/> />ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
PHÂN MÔN THỦ CÔNG LỚP 3
GIÁO ÁN TỪ TUẦN 28 ĐẾN TUẦN 32
THEO CHUẨN KIẾN THỨC KĨ NĂNG.
Thứ… /…./…/200…
Tuần 28: làm đồng hồ để bàn
( Tiết 1 )
I. Mục tiêu :
- Học sinh biết cách làm đồng hồ để bàn bằng giấy thủ
công.
- Làm được đồng hồ để bàn đúng quy trình kĩ thuật.
- Học sinh yêu thích sản phẩm mình làm được.

II. Giáo viên chuẩn bị.
- Mầu đồng hồ đểbàn làm bằng giấy thủ công ( hoặc bìa
màu )
- Đồng hồ để bàn.
- Tranh quy trình làm đồng để bàn.
- Giấy thủ công hoặc bìa màu, giấy trắng, hồ dán, bút
màu, thước kẻ, kéo thủ công.
III. Phương pháp
Trực quan, đàm thoại luyện tập thực hành.
iv. Các hoạt động dạy học.
1. ổn định tổ chức. - Hát.
2. Kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng cho tiết học của học
sinh.
3. Bài mới.
/> />a. Hoạt động 1 : Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát
và nhận xét.
- Giáo viên giới thiệu
đường hồ để bàn mẫu
được làm bằng giáy thủ
công hoặc bìa màu.
- Đồng hồ để bàn được
làm bằng vật liệu gì ?
- Đồng hồ để bàn này có
hình dạng gì ?
- Nêu tác dụng của từng
bộ phận trên đồng hồ ?
- Liên hệ và so sánh hình
dạng, màu sắc, các bộ
phận của đồng hồ mẫu với
đồng hồ để bàn được sử

dụng trong thực tế. Nêu
tác dụng của đồng hồ.
b. Hoạt động 2 : GVHD
mẫu.
Bước 1 : Cắt giấy.
- Cắt 2 tờ giấy thủ công
hoặc bìa
- HS quan sát và nhận xét.
- Đồng hồ để bàn được làm bằng
giấy bìa.
- Đồng hồ để bàn này có hình dạng
hình chữ nhật.
- Kim ngắn chỉ giờ, kim dài chỉ
phút kim nhỏ nhất và dài nhất chỉ
giây, các số trên mặt đồng hồ cho
ta biết thời gian là bao nhiêu.
- Đồng hồ làm mẫu là đồng hồ làm
bằng giấy bìa, các bộ phận của
đồng hồ làm đơn giản hơn chỉ dùng
để làm đồ chơi.
- Đồng hồ để bàn sử dụng trong
thực tế làm bằng sắt. Các bộ phận
của đồng hồ phải làm bằng
máymóc kì công hơn có tác dụng
để xem thời gian.
- HS quan sát giáo viên làm mẫu
màu có chiều dài 24 ô, rộng 16 ô để
làm và làm khung dán mặt đồng
hồ.
/> />- Cắt 1 tờ giấy vuông có cạnh 10 ô để làm chân đỡ đồng hồ.

Nếu dùng bìa hoặc giấy thủ công dày thì chỉ cần cắt tờ giấy
HCN dài 10 ô, rộng 5 ô.
- Cắt một tờ giy trắng có chiều dài 14 ô rộng 8 ô để làm mặt
đồng hồ.
Bước 2 : Làm các bộ phận của đồng hồ ( Khung, mặt, đế và
chân đỡ đồng hồ ).
- Làm khung đồng hồ :
+ Lấy 1 tờ giấy thủ công dài 24 ô, rộng
16 ô, gấp đôi chiều dài, miết kĩ đường gấp.
+ Mở tờ giấy ra, bôi hồ đều vào bốn mép
giấy và giữa tờ giấy. Sau đó, gấp lại theo
đường dấu gấp giữa, miết nhẹ cho hai nửa
tờ giấy dính chặt vào nhau ( H
1
)
+ Gấp hình 1 lên 2 ô theo dấu gấp ( gấp phía có 2 mép giấy
để bước sau sẽ dán vào đế đồng hồ ). Như vậy, kích thước
của khung đồng hồ sẽ là:dài 16ô rộng 10 ô
- Làm mặt đồng hồ.
+ Lấy tờ giấy làm mặt đồng hồ gấp làm
4 phân bằng nhau để xác định điểm giữa
mặt đồng hồ và vạch vào điểm đầu các
nếp gấp. Sau đó viết các số 3,6,9,12
vào bốn vạch xung quanh mặt đồng hồ ( H
3
).
+ Cắt dán hoặc vẽ kim chỉ giờ, kim chỉ phút
và kim chỉ giây từ điểm giữa hình 4.
- Làm đế đồng hồ.
+ Đặt dọc tờ giấy thủ công hoặc tờ bìa dài 24 ô,

rộng 16 ô, mặt kẻ ô ở phía trên. Gấp lên 6 ô theo
đường dấu gấp. Gấp tiếp 2 lần nữa như vậy. Miết
/> /> kĩ các nếp gấp, sau đó bôi hồ vào nếp gấp ngoài cùng và dán
lại để được tờ bìa dày có chiều dài 16ô, rộng 6ô làm đế đồng
hồ.
+ Gấp hai cạnh dài của hình 8 theo đường dấu gấp, mỗi lên
1ô rưỡi, miết cho thẳng và phẳng. Sau đó mở đường gấp ra,
vuốt lại theo đường dấu gấp để tạo chân đế đồng hồ.
- Làm chân đỡ đồng hồ.
+ Đặt tờ giấy hình vuông có cạnh 10 ô lên bàn, mặt kẻ ô ở
phía trên. Gấp lên theo đường dấu gấp 2 ô rưỡi. Gấp liên tiếp
2 lần nữa như vậy. Bôi hồ vào nếp gấp cuối và dánlại được
mảnh bìa có chiều dài 10 ô, rộng 2 ô rưỡi.
+ Bước 3 : Làm thành đồng hồ hoản chỉnh.
- Dán mặt đồng hồ vào khung đồng hồ.
- Dán khung đồng hồ vào phần đế.
- Dán chân đỡ vào mặt sau khung đồng hồ.
4. C
2
dặn dò.
- Gọi 1 học sinh nhắc lại các bước làm đồng hồ để bàn.
- Về nhà tập làm và các bài tiết sau thực hành.
/> />Thứ… /…./…/200…
Tuần 29, 30.
Làm đồng hồ để bàn.
( Tiết 2 + 3 )
* Hoạt động 3 : Học sinh thực hành làm đồng hồ để bàn và
trang trí.
- GV gọi 1 hoặc 2 học sinh nhắc lại các bước làm đồng hồ để
bàn.

- GV nhận xét và sử dụng tranh quy định làm đồng hồ để hệ
thống lại các bước làm đồng hồ.
+ Bước 1 : Cắt giấy.
+ Bước 2 : Làm các bộ phận của đồng hồ.
+ Bước 3 : Làm thành đồng hồ hoàn chỉnh.
- GV nhắc học sinh khi gấp và dán các tờ giấy để làm đế,
khung chân đỡ đồng hồ cần miết kĩ các nếp gấp và bôi hồ cho
đều.
- GV gợi ý học sinh trang trí đg như ô vẽ nỏ làm lịch ghi thứ,
ngày ở gần só 3 ghi nhẵn hiệu của đồng hồ ở phía diưuơí số
12 hoặc vẽ hình trên mặt đg hồ.
- Gv đi kiểm tra, theo dõi và
giúp đỡ hs yếu.
Gv và hs đánh giá khen ngợi
những sản phẩm đẹp có
nhiều sáng tạo.
- hs thực hành làm đg hồ đẻ bàn
- Hs trưng bày sản phẩm
/> />* Củng cố dặn dò:
- Nhận xét sự chuẩn bị và tinh thần thái độ học tập của hs
- Cb bài sau mang giấy thủ công, sợi chỉ, kéo thủ công, hồ
dán để học bài "làm quạt giấy tròn"
Thứ… /…./…/200…
Tuần 31 Làm quạt giấy tròn
( 3Tiết )
I. Mục tiêu :
- Học sinh biết làm quạt giấy tròn
- Làm được quạt giấy tròn đúng quy trình kỹ thuật
- Hs thích làm được đồ chơi
II. Giáo viên chuẩn bị :

- Mẫu quạt giấy tròn có kích thước đủ để hs quan sát.
- Các bộ phận để làm quạt tròn gồm hai tờ giấy đã gấp
các nếp gấp cách đều để làm quạt, cán quạt và chỉ buộc.
- Gấy thủ công, sợi chỉ, kéo thủ công, hồ dán.
- Tranh quy trình gấp quạt tròn.
III. Phương pháp
/> />Trực quan, đàm thoại luyện tập thực hành.
IV. Các hoạt động dạy học.
Tiết 1.
Hoạt động 1: Giáo viên
hướng dẫn học sinh quan sát
và nhận xét.
- Gv giới thiệu quạt mẫu và
các bộ phận làm quạt tròn, sau
đó đặt câu hỏi định hướng
quan sát để rút ra một số nhận
xét sau:
+ Nếp gấp, cách gấp và buộc
chỉ giống cách làm quạt giấy
đã học ở lớp một.
+ Điểm khác là quạt giấy hình
tròn và có cán để cầm
+ để gấp được quạt giấy tròn
cần dán hai tờ giấy thủ công
theo chiều rộng.
Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn màu:
Bước 1: cắt giấy:
- Cắt hai tờ giấy thủ công hình chữ nhật, chiều dài 240, rộng
16 ô để gấp quạt
- Cắt hai tờ giấy hình chữ nhật cùng mày, chiều dài 16 ô rộng

12 ô để làm cán quạt.
Bước 2: Gấp ,dán quạt.
- Đặt tờ giấy hình chữ nhạt thứ nhất lên bàn, mặt kẻ ô ở phía
trên và gấp các nếp gấp cách đều 1 ô theo chiều rộng tờ giấy
cho đén hết. Sau đó gấp đôi để lấy đầu giữa
/> />- Gấp tờ giấy hình chữ nhật thứ 2 giống như gấp tờ giấy hình
chữ nhật thứ nhất.
- Để mặt màu của hai tờ giấy hình chữ nhật vừa gấp ở cùng
một phía, bôi hồ và dán mép hai tờ giấy đã gấp vào với hay
dùng chỉ buộc chặt vào nếp gấp giữa và bôi hồ lên mép gấp
trong cùng, ép chặt.
Bước 3: làm cán quạt và hoàn chỉnh quạt.
- Lấy từng tờ giấy làm cán quạt gấp cuộn thoe cạnh 16 ô với
nếp gấp rộng 1 ô cho đến hết tờ giấy. Bôi hồ vào mép cuối và
dán lại để được cán quạt.
- Bôi hồ lên hai mép ngoài cùng của quạt và nửa cán quạt.
Sau đó lần lượt dán ép hai cán quạt vào hai mép ngoài cùng
của quạt như hình 6:
Chú ý: Dán hai đầu cán quạt cách chỗ buộc chỉ nửa ô và ép
lâu hơn cho hồ khô.
- Mở hai cán quạt theo chiều mũi tên để hai cán quạt ép vào
nhau được chiếc quạt giấy tròn như hình 1.
/> />Gv tổ chức cho hs tập gấp quạt giấy tròn
Tiết 2 + 3
Hoạt động 3: Học sinh thực hành làm quạt giấy tròn và
trang trí
- Gv gọi 1 hoặc 2 hs nhắc lại các bước làm quạt giấy tròn
- Gv nhận xét và hệ thống lại các bước làm quạt giấy tròn.
+ Bước 1: Cắt giấy;
+ Bước 2: Gấp dán quạt

+ Bước 3: Làm quạt cán quạt và hoàn chỉnh quạt.
- Hs thựchành làm quạtgiẩytòn. Gvgợi ý cho hs trangtrí quạt
bằng cách vẽ cáchình hoặc dán các nan giấy bạc nhỏ, hay kẻ
các đường mày song song theo chiều dài tờ giấy trước khi
gấp quạt.
- Gv nhắc hs: Để làm được chiếc quạt tròn đẹp, sau khi gấp
xong mỗi nếp gấp phải miết thẳng và kỹ. Gấp xong cần buộc
chặt bằng chỉ vào đúng nếp gấp giữa.Khi dán, cần bôi hồ
mỏng, đều.
- Trong quá trình thực hành, gv quan sát và giúp đỡ những
em còn lúng túng để các em hoàn thành sản phẩm.
/> />- Tổ chức cho hs trưng bày, nhận xét và tự đánh giá sản
phẩm.
- gv đánh giá sản phẩm của hs và tuyên dương những sản
phẩm đẹp.
IV, Nhận xét - dặn dò.
- Nhận xét về sựchuẩn bị, tinh thần học tập, kỹ năng thực
hành và sản phẩm của hs.
- Dặn dò hs ôn lại các bài đã học và chuẩn bị giấy thủ công,
kéo thủ công thước kẻ, bút chì, bút màu, sợi chỉ, hồ dán để
làm bài kiểm tra cuối năm.
Thứ… /…./…/200…
Tuần 32: Kiểm tra cuối năm
(1 tiết)
I Mục tiêu :
Đánh giá kiến thức, kỹ năng làm thủ công của hs qua sản
phẩm hs tự chọn đã học trong năm và làm được trong giờ
kiểm tra.
II. Giáo viên chuẩn bị
/> />Các mẫu sảnphẩm đã học trong học kỳ II.

III. nội dung kiểm tra:
- Đề bài: Em hãy làm một trong những sản phẩm thủ
công đã học
- Yêu cầu của bài kểim tra: hs làm được một sản phẩm
thủ công theo đúng quy trình kỹ thuật.
- Gv cho hs quan sát lại một số mẫu sản phảm thủ công
đã học.
- Trong quá trình hs làm bài kểm tra. gv đến các bàn quan
sát, hướng dẫn những hs còn lúng túng để các em hoàn thành
bài kiểm tra.
IV. đánh giá.
Đánh giá kết quả bài kiểm tra của hs qua sản phẩm thực
hành theo hai mực độ.
- Hoàn thành (A) thực hiện đúng quy trình kỹ thuật và
làm được sản phẩm hoàn chỉnh, cân đối, nếp gấp đều, đường
cắt thẳng.
Những sản phẩm hoàn thành, trang trí đẹp, có nhiều sáng
tạo được đánh giá làm hoàn thành tốt (A
+
)
- Chưa hoàn thành (B) thực hiện không đúng quy trình kỹ
thuật và chưa làm ra được sản phẩm.
V. Nhận xét:
- Gv nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ làm bài kiểm
tra, kỹ năng thực hành và sản phảm của Hs.
- Nhận xét chung về kiến thức, kỹ năng và thái độ học tập
của hs.
/> /> />

×