Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

trai dat nong len-su ton vong cua con nguoi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.25 KB, 3 trang )

của T. Hiện tượng trái đất đang
nóng lên là sự nguy hại đối với sự tồn
vong của con người.
(GDVN) - “Tác động của biến đối khí hậu với thế giới và Việt Nam thế
nào?” - “Là nước đang phát triển, lượng CO2 thải vào không khí
không lớn, trách nhiệm gìn giữ sự sống Trái đất của Việt Nam ra
sao?”…
Rất nhiều câu hỏi như vậy đã được đặt ra cho nhiều nhà khoa học,
trí thức trong cuộc đối thoại “Biến đổi khí hậu: Nỗi sợ và Hy vọng” do Tia
Sáng cùng Hội đồng Anh tại Hà Nội tổ chức.
“Phải biết sợ”
“Trái đất là một bức tranh hoàn hảo đến mức hễ ai tìm cách thay đổi nó
đều phải trải giá” Nghiên cứu về vấn đề biến đổi khí hậu từ 15 năm nay,
GS.Phạm Duy Hiển nêu một ví dụ sinh động: Dựa trên việc nghiên cứu các
lõi băng được lấy từ vùng cực, các nhà vật lý đã rút ra một kết luận quan
trọng, tỷ lệ CO
2
trong khí quyển đã được giữ ở một mức ổn định từ xa xưa
cho đến khi con người bắt đầu tiến hành công nghiệp hóa vào thế kỷ 18.
Chính việc không ngừng đốt các loại nhiên liệu hóa thạch để đẩy mạnh
quá trình công nghiệp hóa trong vòng 200 năm vừa qua, loài người đã làm
tăng vọt tỷ lệ CO
2
trong bầu khí quyển. Sự gia tăng phát thải CO
2
từ các
hoạt động công nghiệp đã trở thành một trong những tác nhân chính gây
hiệu ứng nhà kính và gây ra biến đổi khí hậu. “Điều này, đã được Ủy ban
về biến đổi khí hậu toàn cầu xác nhận vào năm 2007”– GS Hiển cho biết.
Hơn nữa, theo GS Hiển, CO
2


là loại khí tồn tại rất lâu trong bầu khí quyển
đến mức “nếu thải CO
2
ở thời điểm bây giờ, chúng ta sẽ vẫn thấy CO
2

thế kỷ sau” thì việc kêu gọi giảm lượng phát thải CO
2
xuống còn một nửa
vào thế kỷ 21 nhằm khống chế nhiệt độ trái đất không tăng quá 2
o
C là hoàn
toàn có căn cứ và cũng là một nhiệm vụ hết sức khó khăn.
Những dấu hiệu của biến đổi khí hậu nhiều khi rất nhỏ, nhưng chính nó lại
báo trước thảm họa khôn lường. Nhà văn Nguyên Ngọc nêu một chi tiết:
Cách đây không lâu, người dân Đồng Tháp bắt được một con cá đuối,
chứng tỏ nước mặn đã xâm nhập sâu vào đồng bằng Nam Bộ. “Nếu xu
hướng này tiếp diễn, người Nam Bộ chỉ còn cách lên Tây Nguyên ở.
Nhưng với tốc độ rút nước ngầm tưới cà phê như hiện nay, thì Tây
Nguyên cũng sẽ trở thành một cao nguyên đá!”
Những năm qua, nhiệt độ trái đất dù chỉ tăng 0,7
o
C đã gây nên những hiện
tượng thời tiết cực đoan ảnh hưởng nghiêm trọng đến một bộ phận không
nhỏ đời sống dân cư thế giới, trong đó có người dân Việt Nam. Tiến sỹ
Đặng Kim Sơn cho biết, theo đánh giá của các nhà khoa học, thì Việt Nam
sẽ là một trong năm nước chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ sự ấm lên toàn
cầu, “sẽ có khoảng 22000 người mất nhà cửa và một nửa diện tích ĐBSCL
bị ngập, sẽ có ba thành phố bị ảnh hưởng là Tp.Hồ Chí Minh, Tp.Vũng Tàu
và Tp.Nam Định…” “Chúng ta phải biết sợ. Thay đổi hành động là phải bắt

đầu từ biết sợ!” – TS Đặng Kim Sơn nhấn mạnh. Để làm được điều đó, các
nhà khoa học, nhà văn hóa đang đi tiên phong bằng cách minh chứng sự
tác động của công nghiệp hóa đến môi trường sống bằng những số liệu
tính toán cụ thể, qua đó thuyết phục được chính phủ hành động bằng
những chính sách hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững.
Từ đó người dân cũng bắt đầu ý thức rằng, chạy theo “tiến bộ” bằng bất cứ
giá nào có nghĩa là “ăn vào tài nguyên của con cháu chúng ta”.
Trái đất nóng lên là nguyên nhân khiến các tảng băng tan chảy.
Vẫn có quyền hy vọng
Nhưng “nỗi sợ” không chỉ đến từ những con số có thể đo đếm và có được
từ những nghiên cứu khoa học (dù có độ tin cậy ở một mức nhất định), nỗi
sợ còn đến từ chính cách sống, lối sống của con người mà như nhà văn
Nguyên Ngọc gọi đó là “văn hóa sống”. Loài người đã sống một cuộc sống
hàng vạn năm với nền văn hóa mà không đưa trái đất đến hiểm họa.
Nhưng chỉ trong vòng 200 năm, động lực từ cách sống của loài người, sự
tham lam bất chấp hậu quả đã đóng một vai trò quan trọng trong việc gây
ra những hiện tượng biến đổi khí hậu. Và giải pháp đầu tiên để chống biến
đổi khí hậu, theo nhà văn Nguyên Ngọc: “(có khi) là văn hoá sống”
Có ý kiến cho rằng, khoa học kỹ thuật đã góp phần tạo ra hiện tượng ấm
lên toàn cầu, thì cũng chính khoa học kỹ thuật sẽ giải được những bài toán
mà con người gặp phải như đã từng giải bao nhiêu bài toán trước đó. Vấn
đề ấm lên toàn cầu cũng là một bài toán mà khoa học có thể đương đầu.
Đã có những chương trình, dự án đang tiến hành nghiên cứu đề xuất
những giải pháp thông minh, những “sản phẩm bền vững” để con người có
thể vừa sống tiện nghi, đầy đủ nhưng vẫn có thể bảo vệ môi trường.
“Nhưng những tiến bộ về khoa học kỹ thuật liệu đã là chìa khóa toàn năng
giúp con người giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu một cách triệt để?” Nhà
văn Nguyên Ngọc đặt câu hỏi.
TS Đặng Kim Sơn nêu một “tấm gương” giữ gìn môi trường nhờ khoa học
công nghệ: Hà Lan. Với tên gọi có nghĩa là “vùng đất thấp”, bằng những kỹ

thuật còn thô sơ người Hà Lan đã sớm xây dựng được một hệ thống đê
biển hết sức hiệu quả có thể giúp họ sống an toàn trên một nền lục địa
thấp hơn mực nước biển. Nhưng không chỉ vậy, Hà Lan còn được biết đến
với tên gọi “vương quốc xe đạp”. Theo ước tính, Hà Lan đã có tới 18 triệu
xe đạp, trong khi dân số nước này chỉ khoảng 16 triệu người, có nghĩa là
số xe đạp còn lớn hơn số dân của họ. Điều đó cho thấy, người dân Hà Lan
rất có ý thức bảo vệ môi trường bằng cách giảm thiểu phát thải khí nhà
kính CO2.
Từ bài học Hà Lan, theo TS Đặng Kim Sơn, chúng ta còn có thể chống
biến đổi khí hậu bằng… đạo đức: Con người phải thay đổi cách sống, đạo
lý sống, phải sống vì tương lai của nhân loại chứ không vì sự ích kỷ của
bản thân. Khi nào con người sống biết nghĩ tới tương lai, khi đó con người
sẽ không phải chạy theo giải quyết những hậu quả do chính mình gây ra.

(Tổng thuật và bình luận L)

×