TRÁI ĐẤT NÓNG LÊN
I. QUAN NIỆM
Bạn nghĩ rằng chính các nhà máy, xí nghiệp đã gây nên hiệu ứng nhà kính? Nhưng thực tế, hiệu
ứng nhà kính đã hiện hữu từ bao đời nay trên trái đất, khi các nhà máy chưa xuất hiện.
Chính các chất khí có sẵn trong bầu khí quyển như mêtan, dioxyde cacbon, CO2 và khối lượng
nước đại dương khổng lồ đã “giam” sức nóng từ ánh nắng mặt trời lại bên trong bầu khí quyển. Nhờ đó,
trái đất tự điều hoà được nhiệt độ của mình, vì nếu không thì nhiệt lượng từ mặt trời đã thoát hết ra không
gian, và hành tinh của chúng ta phải chịu lạnh cóng ở -100 độ C. Hiệu ứng nhà kính lúc này có tác dụng
tích cực.
Kể từ năm 1860, sau khi những nhà máy đầu tiên ra đời gây tiêu thụ nhiều than, dầu mỏ và khí đốt,
và khi các loại xe hơi xuất hiện, chúng đã thải ra bầu khí quyển một lượng CO2 quá lớn khiến hiệu ứng
nhà kính ngày càng trở nên trầm trọng.
Sau đây là những quan niệm sai lầm khác về hiện tượng nóng lên của trái đất:
Không có bằng chứng về sự nóng lên của trái đất
Các nhà khí tượng học đã có nhiều phương pháp đo đạc để có được biểu đồ nhiệt độ trong một giai
đoạn dài của lịch sử. Họ đã kết luận rằng hành tinh của chúng ta hiện nay đã nóng lên 0,8 độ C kể từ sau
thời kỳ công nghiệp hoá 1860, và hiện tượng nóng lên này ngày càng tăng mạnh. Chưa bao giờ bàn tay
con người lại tác động lên môi trường sống mạnh mẽ như hiện nay.
Trái đất đã có lúc còn nóng hơn hiện nay, nên không cần lo lắng
Cách đây 55 triệu năm, một vụ bùng nổ núi lửa khổng lồ đã gây ra hiện tượng nóng lên toàn cầu
tương tự như hiện nay. Nhiều giống loài không kịp thích nghi với sự thay đổi khí hậu quá đột ngột nên đã
chết đi.
Giờ đây cũng vậy, sự nóng lên của bầu khí quyển đã làm thay đổi quá nhanh chóng môi trường
sống tự nhiên đến nỗi nhiều loài sinh vật không có thời gian và điều kiện để thích nghi hay trốn thoát đi
nơi khác. Sự đe doạ tuyệt chủng là điều hiển nhiên.
Đã quá muộn cho việc bảo vệ môi trường sống
Không có gì sai lầm hơn quan niệm này! Chúng ta không thể nhìn vào quá khứ của 150 năm trước
để sống mà phải nhìn vào 50 năm sắp đến. Trong vòng 50 năm tới, chỉ cần áp dụng một cách khoa học
nhất và cải thiện một cách tối đa thành tựu của công nghệ là có thể bảo vệ môi trường sống.
Chỉ cần trồng nhiều cây để chúng hấp thu CO2 là đủ
Ở những vùng nhiệt đới, cây xanh sẽ quang hợp và mang lại nhiều lợi ích. Trong khi đó, ở những
vùng gần miền cực, như Siberia hay Canada chẳng hạn, các thảo nguyên rộng lớn lại thật cần thiết vì
chúng giúp phản xạ phân nửa sức nóng mặt trời, nhất là khi chúng bị tuyết bao phủ.
Dùng nhiên liệu sinh học là một giải pháp tối ưu
Để sản xuất nhiên liệu sinh học, chúng ta cũng phải nhờ đến dầu hoả trong quá trình canh tác (chạy
máy kéo, sản xuất phân bón), trong quy trình chuyển hoá sản phẩm (nhà máy) và vận chuyển (xe tải) và
thải ra rất nhiều CO2.
Nhưng trong khoảng 10 năm nữa, sẽ có một thế hệ nhiên liệu sinh học tối ưu, được sản xuất ra từ
những giống cây, rơm rạ hay cỏ dại tự phát triển tốt mà không cần đến một lượng dầu hoả lớn làm ô
nhiễm môi trường.
Băng tan ở vùng cực sẽ nhấn chìm thế giới
Đừng quá hoảng sợ! Các khối băng trên Bắc Băng Dương dù có tan chảy hoàn toàn trước cuối thế
kỷ 21 thì cũng không làm ảnh hưởng đến mực nước biển, cũng tựa như một cục nước đá trong ly nước
vậy! Viên nước đá khi đó chiếm thể tích ngang bằng với thể tích nước dưới dạng lỏng ở phần chìm của nó
trong nước.
Ngược lại, hiện tượng tan băng trên lục địa Nam cực sẽ làm nước biển dâng lên đáng kể: 7 mét với
vùng băng đảo Groenland và 60 mét đối với băng ở Nam cực. Song, các nhà khoa học đã chứng minh
rằng, đa phần băng tại Nam cực vẫn hoàn toàn “vô cảm” với sự thay đổi nhiệt độ trên trái đất. Và phải mất
nhiều thế kỷ, thậm chí nhiều ngàn năm nữa thì chúng mới “chịu” tan chảy hết. Tại Groenland cũng vậy, có
hiện tượng tan băng nhưng cũng phải đến nhiều trăm năm nữa mới ảnh hưởng đến mực nước biển.
Sau thời nóng bức, châu Âu sẽ bước vào kỳ băng giá
Nếu như dòng hải lưu Gulf Stream ở phía bắc Đại Tây Dương ngừng hoạt động thì chắc chắn châu
Âu sẽ rơi vào thời kỳ băng hà. Còn nếu như dòng hải lưu này chậm lại thì nhiệt độ của châu Âu chỉ hạ
xuống vài độ thôi.
Có một yếu tố quan trọng bảo đảm cho khí hậu trên trái đất được điều tiết tốt, đó chính là sự quay
quanh trục của trái đất từ tây sang đông, đưa gió ấm từ lục địa Bắc Mỹ sang châu Âu qua ngả Đại Tây
Dương. Do đó, tại châu Âu, không thể có thời kỳ băng giá trong vòng nhiều thế kỷ tới, và cũng chẳng có
những mùa đông quá khắc nghiệt như ở Canada.
Môi trường sống của chúng ta sắp rơi vào hỗn loạn
Theo ước tính của Liên Hợp Quốc, từ nay đến năm 2050, sẽ có khoảng 150 triệu người phải rời bỏ
nơi sinh sống, nhưng không nhiều so với 8-9 tỷ dân vào thời điểm đó. Và nếu chúng ta thay đổi cách “ứng
xử” đối với trái đất, con số này sẽ nhỏ hơn.
Mặt khác, các nhà xã hội học cho rằng một khi có biến cố, ý thức của con người sẽ dạy cho chúng
ta biết cách đoàn kết lại để sinh tồn, để thích nghi với hoàn cảnh mới một cách tốt nhất.
II.HẬU QUẢ
1. Bão lớn, lốc xoáy gieo tai họa
Cuối tháng 9 vừa qua các nhà khí tượng thế giới cảnh báo rằng, những trận bão lớn và lốc xoáy với sức tàn
phá dữ dội sẽ xảy ra thường xuyên hơn do sự nóng lên không đồng đều của các đại dương của Trái đất. Một trận
bão lớn đổ bộ vào Algeria gây mưa to hai ngày 13 và 14-11 ở nhiều vùng nước này tới 140 mm làm đắm ba con
tàu khiến ít nhất một thủy thủ chết, 18 người mất tích, làm sập nhiều căn nhà, làm ba người chết và 10 người bị
thương, gây thiệt hại vật chất nghiêm trọng.
Các nhà khí tượng thế giới dự báo, hiện tượng nóng lên của Trái đất làm cho từ 30 -50 năm tới, thời tiết sẽ
rất khác so với hiện nay; nhân loại cần hành động khẩn cấp để giảm 70% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính
nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những thay đổi của thời tiết.
2. Hạn làm lúa héo, rau khô
Hạn kéo dài hằng tháng không còn là hiện tượng hiếm ở nhiều khu vực trên thế giới. Giữa tháng 11, Thái-
lan thông báo 2/3 số tỉnh của nước này bị hạn nặng, gây thiệt hại khoảng 74 triệu USD cho nông dân. 27.000 làng ở
51 trên tổng số 76 tỉnh của Thái-lan thiếu nước nghiêm trọng từ đầu tháng 10.
Bên Tây bán cầu, cuối tháng 10, miền Đông Cuba tiếp tục bị hạn kéo dài 15 tháng qua, là đợt hạn hán
nghiêm trọng nhất trong 10 năm nay tại khu vực này.Tỉnh Las Tunas, là một trong những địa phương bị hạn nặng
nhất, lượng mưa chỉ đạt 57% lượng mưa bình quân hằng năm, phải chuyển sang trồng các loại cây lương thực và
rau màu ngắn ngày, hơn 100.000 trên tổng số 532.000 người dân hằng ngày phải sử dụng nước do xe chở đến. Các
tỉnh Camaguey, Granma và Honguin... cũng thiếu nước nghiêm trọng.
Theo Viện Thủy lợi quốc gia Cuba đợt hạn năm nay, kéo dài nhất và trầm trọng nhất trong vòng hơn nửa
thế kỷ qua làm hàng trăm ha cây lương thực, hoa màu và cây ăn quả khô héo, mùa màng thất bát, hàng nghìn đàn
gia súc, gia cầm phải đem giết thịt; đời sống của nhân dân các vùng hạn gặp nhiều khó khăn.
3. San hô biến mất dần
Các dải san hô ở vùng biển Caribe không chỉ đem lại vẻ đẹp tự nhiên. Viện Tài nguyên Thế giới (WRI)
cho biết, năm 2002, các dải san hô đã đem lại nguồn thu từ 3,1 đến 4,6 tỷ USD cho các nước Caribe, tiết kiệm từ
700 triệu USD đến 2,2 tỷ USD khoản chi phí ngăn chặn sự xâm thực của biển vào đất liền. Tuy nhiên, rác thải, hậu
quả của sự phát triển ồ ạt các ngành kinh tế ven biển, cùng với nhiệt độ nước biển tăng cao do khí hậu Trái đất
nóng lên, khiến 1/3 số dải san hô có nguy cơ bị hủy diệt cao.
WRI khẳng định, các dải san hô bị hủy diệt đã tác động mạnh kinh tế của các nước Caribe do nguồn hải sản
cạn kiệt nhanh, mất sự hấp dẫn du lịch và làm gia tăng nạn xâm thực của biển vào đất liền. Vì thế cần khuyến khích
việc khai thác bền vững các nguồn hải sản và nâng cao nhận thức của người dân về tầm quan trọng của các dải san
hô ven biển.
4. Đời sống của động thực vật trên trái đất sẽ ra sao?
Những năm gần đây, ở Mỹ, ôxtrâylia, Inđônêxia…, hiện tượng cháy rừng ngày càng lan rộng, gây ra
hiệu ứng “tuần hoàn ngược” khi phóng thích một lượng khí thải CO
2
, cộng thêm hiệu ứng nhà kính càng
làm cho nhiệt độ tăng cao, khiến cho khả năng cháy rừng càng lớn. Cây hút khí CO
2
, nhả ôxy nên cháy
rừng không chỉ làm cho diện tích rừng bị thu hẹp mà còn làm môi trường bị đe doạ.
Tại đại lục Bắc Mỹ, rất nhiều thực vật đang bị ảnh hưởng bởi trái đất nóng lên. Loài Manzanita bất tử
ở miền Tây Bắc Mỹ đang dần dần khô héo, xương rồng cũng chuyển sang màu vàng úa. Mùa đông năm
2005 ấm áp lạ thường ở Canada và miền Tây nước Mỹ, khiến cho các loại sâu hại sinh trưởng mạnh, hàng
triệu hecta rừng đã bị chúng phá hoại. Động vật cũng đang đứng trước những thảm hoạ. Đến nay, các tổ
chức bảo vệ môi trường đã có hàng loạt danh sách các loài động vật đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.
Ví dụ như ở rừng nhiệt đới vốn có hơn 110 loài cóc màu các loại, nhưng chỉ sau hơn 30 năm, số cóc rừng
này đã bị tuyệt chủng 2/3. Diện tích băng ở Bắc cực bắt đầu thu hẹp, gấu Bắc cực không còn nơi trú ngụ,
buộc phải liều di cư đến gần con người. Đời sống, tập tính của hải cẩu cũng bị thay đổi, do băng ở bờ biển
Bắc Mỹ quá mỏng nên năm 2006 có hàng nghìn con hải cẩu phải sinh sản ở lục địa.
Tổ chức Y tế thế giới cho rằng, khí hậu toàn cầu tuy mới chỉ hơi nhích lên nhưng cũng đã đủ để ảnh
hưởng tới sức khoẻ của con người. Mỗi năm, con số tử vong đã lên đến 15 vạn người. Tháng 8/2003, thời
tiết nóng đã làm 2 vạn người ở các nước châu âu tử vong (theo ước tính của tổ chức này thì đến năm 2030,
con số này sẽ tăng lên gấp đôi). Trái đất nóng lên làm ô nhiễm không khí. Nhiệt độ tăng khiến cho khí hôi
thối cũng bốc lên. Có rất nhiều nghiên cứu cho biết, chất khí này sẽ làm gia tăng lượng người mắc bệnh
tim, phổi. Ngoài ra, hàm lượng khí CO
2
tăng sẽ kích thích tăng trưởng của những loài cây có hoa. Do đó,
các bệnh liên quan đến hô hấp và dị ứng cũng sẽ phát triển. Số lượng côn trùng có hại cũng tăng, mỗi năm
toàn cầu có ít nhất 300 triệu loại virus gây bệnh xuất hiện, gây tử vong cho hơn 1 triệu người.
• Gấu, chim Bắc cực bị xóa sổ
Chương trình Môi trường LHQ (UNEP), trong báo cáo đánh giá tác động của khí hậu Bắc cực (ACIA)
công bố tại trụ sở LHQ New York ngày 8/11 vừa qua cho biết, Bắc cực rộng hơn 30 triệu km
2
, chiếm 1/6 diện tích
trái đất, vẫn được coi là "phong vũ biểu" của hiện tượng biến đổi khí hậu trên toàn cầu, là "dấu hiệu cảnh báo sớm"
đối với Trái đất. Băng ở Bắc cực tan nhanh sẽ cướp đi nơi trú ngụ và sinh trưởng của nhiều loài động vật như gấu
Bắc cực, tuần lộc, nai tuyết, hải mã, hải cẩu, chim cánh cụt, hơn thế nữa sẽ tác động nhiều cộng đồng bản xứ.
WB cảnh báo tình trạng suy thoái môi trường thiên nhiên Ðông Á là hết sức nghiêm trọng, cam kết đầu tư
300 triệu USD bảo vệ đa dạng sinh học ở khu vực này.
5. Băng cực tan chảy, nước biển dâng cao.
Khí thải, nhất là CO
2,
có thể làm thủng tầng ôzôn của khí quyển, làm nhiệt độ bề mặt trái đất tăng lên.
Cuối thời kỳ băng hà, nồng độ khí thải CO
2
trong không khí chỉ có 180 ppm nhưng qua nửa thế kỷ, con số
này đã lên đến 380 ppm. Căn cứ vào số liệu của Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) thì năm 2005 là
năm nóng nhất trong lịch sử 100 năm trở lại đây.
Châu Bắc cực và châu Nam cực là hai khu vực nhạy cảm nhất đối với hiện tượng trái đất nóng lên,
những núi băng, tảng băng không ngừng tan chảy. Theo số liệu khí tượng trong vòng 30 năm gần đây của
Trạm khảo sát Nam cực Anh thì tốc độ nóng lên của Nam cực cao gấp 4 lần trái đất. Từ năm 2002 cho đến
nay, băng tan ở Nam cực khiến cho mực nước biển tăng mỗi năm khoảng 0,4 mm. Tình hình ở Bắc cực
còn tồi tệ hơn. Tốc độ băng tan của đảo Greenland trong 5 năm gần đây tăng gấp 2 lần. Theo ước tính, nếu
cả băng đảo Greenland tan chảy thì nước biển sẽ dâng cao lên 7m. Khi ấy, cả đất nước Bănglađet sẽ chìm
ngập dưới biển.
Băng tan ảnh hưởng lớn đến mối quan hệ giữa mặt trời với trái đất. Băng ở hai vùng Nam cực và Bắc
cực đủ để phản xạ lại 90% năng lượng bức xạ mặt trời. Đại dương thì có tác dụng ngược lại, hấp thu 90%
năng lượng bức xạ mặt trời. Nếu như băng ở hai cực này không còn tồn tại thì không biết nhiệt độ của trái
đất sẽ tăng nhanh như thế nào.
Hiện tượng “tuần hoàn ngược” trên trái đất xảy ra ở những vùng băng đảo. Tại khu vực vĩ độ cao
như Alaska và Siberia có rất nhiều băng đảo trong khi băng đảo lại chứa nhiều khoáng chất. Nếu như băng
ở những băng đảo tan chảy sẽ phóng thích ra Hyđrô cacbua và CO
2
- khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Theo
số liệu của Viện Nghiên cứu khí tượng Mỹ, tất cả băng đảo trên trái đất chứa khoảng 200-800 tỷ tấn CO
2
(hiện nay, lượng CO
2
toàn cầu đã phóng thải chưa quá 0,7 tỷ tấn).
Trái đất nóng lên còn đem đến một hậu quả khủng khiếp: Đại dương càng ngày càng nóng, nhưng
nhiệt độ lục địa càng ngày càng thấp đi. Các chuyên gia cho rằng, trong mùa đông năm 2005 cả châu âu bị
những đợt lạnh tấn công, rất nhiều nơi nhiệt độ hạ thấp dưới -20 độ F, gây tử vong hàng trăm người là một
biểu hiện của hiện tượng này.
Vậy trái đất nóng lên tại sao lại khiến nhiệt độ của lục địa thấp xuống? Chính do trái đất nóng lên
làm tăng nhiệt độ nước biển, băng hà tan chảy khiến lượng nước ngọt đổ vào biển. Hơn nữa, nhiệt độ mặt
nước biển tăng cao, độ mặn lại bị giảm, có thể sẽ làm cho hải lưu ở Bắc Đại Tây Dương chảy chậm, thậm
chí hoàn toàn bị ngừng chảy. Như vậy, nước ở miền nhiệt đới của xích đạo không thể đổ về khu vực Bắc
Đại Tây Dương và làm cho nhiệt độ ở Đông Bắc Mỹ và Tây âu lạnh đi.
Ngoài ra, trong bối cảnh trái đất nóng lên, khô hạn cũng là hiện tượng không tránh khỏi, chỉ có điều
nó xảy ra ở những nơi khác nhau. Khu vực khô hạn trên những dãy núi như miền Tây nước Mỹ, tuyết phủ
trên núi cao là nguồn nước chủ yếu. Nhưng do mấy năm gần đây khí hậu nóng lên, tuyết phủ ở những
vùng núi cao thường bị tan chảy sớm, đến mùa khô hạn cần nước thì tuyết đã tan hết. Những khu vực bị
khô hạn lại rất rộng, nhiệt độ cao làm cho nước dưới lòng đất nóng lên làm nước bay hơi nhanh, lại càng
khô hạn, đồng thời hiện tượng El Nino ở Thái Bình Dương xảy ra liên tiếp khiến cho Đông á và châu Phi
ngày càng trở nên khô hạn. Theo báo cáo của Viện Nghiên cứu khí tượng Mỹ, hiện tượng khô hạn hiện
nay xảy ra nhiều gấp 2 lần so với thập kỷ 70 của thế kỷ trước.
6. Quốc đảo đối mặt với sự “thôn tính”
Gần đây, các nhà khoa học ôxtrâylia cảnh báo, trái đất nóng lên sẽ làm mực nước biển tăng, 3 đảo
quốc là Tuvalu, Kiribati, Maldives không bao lâu sẽ bị nước biển xâm nhập. Hơn 1 vạn dân ở Tuvalu chỉ
còn 26 km
2
, nơi cao nhất ở đây cũng chỉ cao hơn mực mặt nước biển 4,5 m. Cứ khoảng 2-3 tháng lại có
một đợt triều cường, mỗi lần như thế, quốc đảo này lại bị nước biển xâm nhập 30% diện tích, rất nhiều
nhà bị nước biển ngập đến sân. Tuvalu đã sớm phải ký hiệp định di dân với New Zealand, mỗi năm di dân
sang đó 80 người. Niue của Nam Thái Bình Dương cũng mong muốn giúp đỡ nhân dân Tuvalu, nhưng nếu
tốc độ trái đất nóng lên nhanh như thế này thì Niue cũng sẽ chịu chung số phận như Tuvalu.
III. GIẢI PHÁP
Trong các báo cáo của mình WB và UNEP cũng ghi nhận các nước đã cố gắng thực hiện nhiều biện pháp
nhằm quản lý nguồn tài nguyên, bảo tồn đa dạng sinh học. EU đang thực hiện là các chương trình Cuộc sống -
Thiên nhiên; Cuộc sống - Môi trường và Cuộc sống - Các nước thứ ba, với ngân sách tổng cộng 240 triệu
euro/năm. Ủy ban châu Âu cuối tháng 9 đề nghị một chương trình mới về bảo vệ môi trường sẽ được thực hiện
năm 2007; ngân sách thực hiện chương trình giai đoạn 2007 - 2012 lên tới 2,17 tỷ euro. Với nhiệm vụ cụ thể là đấu
tranh chống sự biến đổi của khí hậu, ngăn chặn việc làm thoái hóa đa dạng sinh học, giảm thiểu tác hại của môi
trường đối với sức khỏe con người, xử lý các nguồn nguyên liệu thiên nhiên và chất thải. Vừa qua tại Viêng Chăn
(Lào) Ủy hội Mê Công quốc tế (MRC - gồm Lào, Việt Nam, Campuchia và Thái Lan) đã họp thảo luận chính sách
về quản lý các hồ ở lưu vực sông Mê Công để cân đối các yếu tố kinh tế xã hội trong quá trình quy hoạch nguồn tài
nguyên nước, đất và rừng trong vùng hồ. Cục Phòng vệ Nhật Bản vừa lập kế hoạch mới trong vòng 24 giờ có thể
huy động 19.100 quân nhân, thậm chí 85.000 quân nhân khi cần thiết, tham gia cứu hộ và khắc phục thiên tai trong
trường hợp xảy ra động đất ở vùng Nam Can-tô. Cục cho biết có thể huy động 5.000 lính thủy, 50 máy bay, 50 tàu
của lực lượng phòng vệ biển và 5.000 quân nhân, 75 máy bay của lực lượng không quân tham gia hoạt động này...
Bảo vệ môi trường sinh thái, làm sạch quả đất ngày càng được nhiều nước coi là nhiệm vụ quan trọng cấp
bách không chỉ vì lợi ích một quốc gia mà còn vì sự sống của cả loài người. Chính vì thế Tổng Thư ký LHQ K.
Annan, dư luận Nhật Bản, Ôxtrâylia, Mỹ, các tổ chức môi trường hoan nghênh quyết định của Nga (ngày 22/10)
phê chuẩn Nghị định thư Kyoto về vấn đề biến đổi khí hậu, khẳng định đây là bước đi quan trọng trong việc góp
phần vào nỗ lực chung đối phó những nguy cơ quá trình biến đổi của khí hậu Trái đất gây ra.
Ngoài việc đốc thúc các quốc gia, tổ chức quốc tế áp dụng các biện pháp thiết thực làm giảm thiểu
lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính, các nhà khoa học đang tìm mọi cách để cứu trái đất. Cho dù rất khó
khả thi nhưng ít nhiều cũng mở ra được một cách nhìn mới:
Chôn CO
2
dưới đáy biển.
Các nhà khoa học Anh gần đây đã tìm ra một cách giải quyết cho vấn đề trái đất nóng lên, đó là chôn
CO
2
gây hiệu ứng nhà kính xuống đáy đại dương. Họ tin rằng mỗi năm có thể giấu được hàng triệu tấn
CO
2
xuống đáy Bắc Hải. Họ đã chọn mỏ dầu Millet của Công ty dầu khí Anh làm nơi thử nghiệm đầu tiên.
Họ sử dụng kỹ thuật hoá lỏng CO
2
, thông qua đường dẫn dầu (không còn sử dụng) bơm CO
2
về mỏ dầu