Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

hướng dẫn xử lí số liệu phổ trùng phùng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (658.81 KB, 19 trang )

1
Tài liệu hướng dẫn xử lý số liệu
theo phương pháp cộng biên độ các xung
trùng phùng
Chịu trách nhiệm biên soạn:
1. Nguyễn Xuân Hải
2. Phạm Đình Khang
2
Phần I
PHƯƠNG PHÁP CỘNG BIÊN ĐỘ CÁC XUNG TRÙNG PHÙNG DÙNG
TRONG NGHIÊN CỨU PHÂN RÃ GAMMA NỐI TẦNG
- Nguyên tắc hoạt động,
- Ghi đo sự kiện-sự kiện,
- Mối quan hệ giữa các loại phổ,
- Cách xây dựng sơ đồ phân rã,
- Tính cường độ dịch chuyển gamma nối tầng.
I.1. Giới thiệu chung
Về cơ bản, phương pháp SACP vẫn dựa trên phương pháp trùng phùng 󽝨-󽝨 - một
trong những phương pháp kinh điển của vật lý hạt nhân thực nghiệm. Hệ ghi chỉ thu
nhận thông tin khi cả hai đetectơ có xung ra đồng thời (chính xác hơn là thời điểm
xuất hiện của hai xung lệch nhau một khoảng thời gian nhỏ hơn khoảng thời gian
định trước của hệ đo - được gọi là cửa sổ thời gian của hệ trùng phùng). Nhờ sự
phát triển của công nghệ máy tính, số liệu đo được lưu trữ dưới dạng các mã tương
ứng với năng lượng của các cặp gamma nối tầng. Các đetectơ bán dẫn HPGe biến
đổi tuyến tính năng lượng bức xạ gamma thành biên độ tín hiệu đo, tổng năng lượng
E
1
và E
2
của hai dịch chuyển gamma liên tiếp E
1


+E
2
=E
i
-E
f
được xác định chỉ bởi
các năng lượng E
i
và E
f
của mức phân rã (i) và mức tạo thành sau dịch chuyển nối
tầng hai gamma (f), nó không phụ thuộc vào năng lượng của trạng thái kích thích
trung gian. Khi đó các trường hợp ghi dịch chuyển nối tầng mà xảy ra sự hấp thụ
đồng thời toàn bộ năng lượng hai tia gamma ở cả hai đetectơ sẽ dẫn đến xuất hiện
các đỉnh trong phổ tổng biên độ các xung trùng phùng. Sự hấp thụ không hoàn toàn
năng lượng dù là của một trong các lượng tử gamma sẽ làm dịch chuyển đỉnh tổng
biên độ về miền năng lượng thấp hơn và tạo nên phân bố liên tục tương ứng. Vì vậy
ta có thể dễ dàng tách ra từ tập hợp các trùng phùng 󽝨-󽝨 chỉ những trường hợp khi
mà toàn bộ năng lượng của dịch chuyển nối tầng bị hấp thụ hoàn toàn trong hai
đetectơ. Mặc dù cường độ bức xạ của những trường hợp trùng phùng như vậy là
nhỏ (thường chỉ xảy ra không lớn hơn 10 sự kiện trong 10
6
phân rã), nhưng nhờ khả
năng loại trừ phông liên quan với sự hấp thụ không hoàn toàn năng lượng bức xạ
gamma đã đảm bảo cho phương pháp nghiên cứu phản ứng (n,2󽝨) thu được nhiều
thông tin hơn phương pháp nghiên cứu phản ứng (n,󽝨) thông thường. Trong phổ
tổng còn xuất hiện những đỉnh liên quan đến quá trình thoát đơn và thoát đôi do
lượng tử gamma tương tác với detector theo hiệu ứng tạo cặp – tất nhiên xác suất để
hai lượng tử gamma cùng tương tác với detector theo cơ chế tạo cặp rất thấp.

Ngoài việc nghiên cứu các đặc trưng trung bình, phương pháp SACP còn cho phép
tách ra từ tập hợp các trùng phùng 󽝨-󽝨 một số lớn các dịch chuyển nối tầng hai
gamma mạnh nhất, cho phép xác định được cường độ và năng lượng của các dịch
chuyển nối tầng. Hơn nữa phương pháp có ưu việt là chỉ ghi các dịch chuyển nối
tầng hai gamma liên tiếp, không phụ thuộc vào năng lượng của mức trung gian và
phương pháp cũng cho phép loại đi một số rất lớn các sự kiện phông bao gồm cả
3
trường hợp hấp thụ không hoàn toàn các tia gamma do tán xạ compton ở hai
đetectơ.
Từ các số liệu đo của phương pháp SACP, có thể xây dựng được các sơ đồ phân rã
gamma tin cậy nhất. Tuy nhiên vấn đề trở ngại ở đây là sai số hệ thống có thể làm
sai khác cường độ dịch chuyển nối tầng, trong các sai số khi đo dịch chuyển gamma
nối tầng thường do một số nguyên nhân sau:
- Biến hoán trong của các lượng tử gamma;
- Tự hấp thụ tia gamma trong mãu đo;
- Sai số do xác định hiệu suất ghi của đetectơ;
- Ghi nhận dịch chuyển ba gamma nối tầng như là hai gamma.
I.2. Hệ phổ kế cộng biên độ các xung trùng phùng
I.2.1. Hệ phổ kế cộng biên độ các xung trùng phùng dùng khối trùng phùng
Hình 1. Sơ đồ khối của một hệ phổ kế cộng biên độ các xung trùng phùng dùng khối trùng
phùng.
Trong đó:
ADC1 ADC2: Khối biến đổi tín hiệu tương tự sang tín hiệu số (Analog Digital
Converter)
AMP1, AMP2: Các khối khuyếch đại phổ (Amplifier)
FFT1, FFT2: Các khối khuyếch đại lọc lựa thời gian nhanh (Fast Filter Amplifier)
CFD1, CFD2: Các khối phân biệt ngưỡng (Constant Fraction Discriminator)
DELAY: Khối làm trễ
COIN: Khối trùng phùng nhanh
HPGe1

FFT1
AMP1
AMP2
ADC1
CFD2
ADC2
FFT2
HPGe2
CFD1
COIN
I
N
T
E
R
F
A
C
E
PC
HV
DELAY
4
Interface: Khối thu nhận dữ liệu từ hai ADC và ghép với máy tính.
I.2.2. Nguyên tắc hoạt động
Các tín hiệu xuất hiện ở lối ra E (Energy) từ hai đetectơ 1 và đetectơ 2 được đưa tới
lối vào của hai khuếch đại phổ AMP1 và AMP2. Đồng thời tín hiệu từ hai lối ra T
(Timing) cũng được đưa vào hai khối FFT1 và FFT2. Tín hiệu ở lối ra của hai khối
khuyếch đại nhanh được tiếp tục đưa vào hai bộ phân biệt ngưỡng CFD1 và CFD2.
Tín hiệu ở lối ra của hai khối phân biệt ngưỡng nhanh sẽ được đưa đến hai lối vào

của khối trùng phùng, trong đó có một đường tín hiệu được làm trễ nhằm tạo nên sự
đồng bộ của hai đường truyền (do các khối điện tử đã làm lệch đi trước khi tới khối
trùng phùng nhanh).
Trong trường hợp hai tín hiệu xuất hiện đồng thời thì ở lối ra của khối trùng phùng
sẽ có xung ra. Xung này sẽ tác động vào Gate của các ADC để cho phép hai ADC
biến đổi, khi đó hai ADC biến đổi xung sau khuếch đại phổ thành các giá trị mã
biên độ. Máy tính ghi hai giá trị này nhờ card giao diện làm trung gian kết nối giữa
ADC và máy tính.
Sau khi máy tính ghi xong số liệu, hai ADC trở về trạng thái chờ xung trùng phùng
tiếp theo. Hai ADC sẽ không làm việc khi chưa có xung trùng phùng tác động vào
cửa Gate cho dù có xung tác động lối vào phân tích. Số liệu ghi được viết thành hai
cột A
1
(n) và A
2
(n) tương ứng với biên độ của các cặp xung trùng phùng. Trong đó
các giá trị A
1
(n) và A
2
(n) lần lượt là các mã biên độ của hai xung tới từ các đetectơ
1 và đetectơ 2 tương ứng, n là số thứ tự của các cặp sự kiện trùng phùng tính từ thời
điểm bắt đầu đo. Từ các số liệu (mã biên độ) thu được, sau khi sử dụng các chương
trình xử lý số liệu ta sẽ thu được những thông tin cần thiết về năng lượng, cường độ
chuyển dời và sơ đồ phân rã của hạt nhân được nghiên cứu.
I.2.3. Thời gian chết của hệ phổ kế
- Thời gian chết: là khoảng thời gian ngắn nhất giữa hai cặp mã biên độ liên
tiếp được phổ kế ghi nhận.
- Trong khối Interface được bổ sung chế độ đặt thời gian chết để loại bỏ sự
kiện trùng phùng tiếp theo quá gần sự kiện trước. Việc lựa chọn khoảng thời gian

chết của khối trùng phùng tùy thuộc vào tốc độ làm việc của ADC và card giao
diện. Nếu ADC và card giao diện làm việc chậm thì thời gian chết phải đặt dài và
ngược lại. Nhưng để khỏi mất dữ liệu thì thời gian chết qui định càng ngắn càng tốt,
đây là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu suất ghi.
τ
tối thiểu
= τ
1
+ τ
2
+ τ
3
+ τ
4
(1)
Trong đó: τ
1
độ trễ của khuếch đại phổ, τ
2
shaping time, τ
3
thời gian biến đổi của
ADC, τ
4
thời gian phản ứng trên card giao diện.
I.3.1. Nguyên tắc ghi và xử lý số liệu với hệ đo dùng khối trùng phùng
Số liệu đo được ghi thành các file, số liệu trong mỗi file gồm 2 cột và 4096 dòng.
Giá trị trên mỗi dòng là mã biên độ của các cặp gamma trùng phùng mà hệ đo ghi
5
nhận được. Tên của file được đặt theo nguyên tắc sau: Tên đồ ng vị _chỉ số .txt. Chỉ

số của file sẽ tự động tăng lên trong quá trình đo.
Các bước xử lý số liệu như sau:
- Nối các file có cùng tham số đo thành một file,
- Chuẩn năng lượng,
- Tính phổ tổng,
- Tính các phổ nối tầng bậc hai,
- Hiệu chỉnh hiệu suất,
- Xây dựng sơ đồ phân rã,
- Tính cường độ dịch chuyển.
Để xử lý, các file của cùng một đồng vị có cùng các tham số đo sẽ được nối lại
thành một file lớn. Từ file này, ta sẽ xử lý để thu được các phổ từng kênh, phổ tổng
và các phổ nối tầng bậc hai tương ứng với từng đỉnh tổng. Sơ đồ thuật toán của
phương pháp được mô tả trên hình 2 và hình 3.
* Chuẩ n năng lư ợ ng:
File số liệu đo sau khi nối gồm hai cột, thống kê phân bố của các giá trị trong từng
cột để thu được phổ của từng kênh đo. Từ phổ của từng kênh đo căn cứ vào các
chuyển dời mạnh đã biết của đồng vị đo, xây dựng hàm chuẩn năng lượng cho từng
kênh đo và hiệu chuẩn các giá trị đo ở dạng số kênh về giá trị năng lượng và lưu
thành file mới. Giả sử hàm chuẩn năng lượng của từng kênh đo tương ứng có dạng
đa thức bậc hai, khi đó mối quan hệ giữa các sự kiện trong file ban đầu và trong file
đã chuẩn như sau:
File ban đầu File sau khi chuẩn
)()(
)()(
)()(
ncalibratioEnergy
2211
22221212
21211111
212

2212
2111
nnnnn
xExE
xExE
xExE
xx
xx
xx
󽝎󽝎󽝎󽝎
󽟟
Trong đó: E
1n
(x
1n
) = a
1
x
1n
2
+ b
1
x
1n
+ c
1
; E
2n
(x
2n

) = a
2
x
2n
2
+ b
2
x
2n
+ c
2
, x
1n
, x
2n

giá trị ứng với mã biên độ của cặp sự kiện trùng phùng thứ n trong file ban đầu; các
hệ số a
1
, a
2
, b
1
, b
2
, c
1
, c
2
được xác định bằng phương pháp khớp bình phương tối

thiểu dựa trên bảng số liệu về vị trí kênh và năng lượng của các chuyển dời mạnh
trong phổ từng kênh của đồng vị đo.
6
Hình 2. Sơ đồ thuật toán tạo phổ vi phân.
1
A
1
B
n
A
n
B
Bộ nhớ
Phổ kênh 1
Phổ kênh 2
Tính phổ tổng
C
x
= x
A
+ x
B
Chọn các
E
1
+ E
2
= E
ci
Thư viện

Các hệ số chuẩn
năng lượng
E
cn
. . .E
c1
Phổ nối tầng
bậc hai 1
Phoå nối tầng bậc
hai 1 ñaõ hieäu chænh
Hiệu chỉnh hiệu
suất
E
c1
Chuẩn số liệu
Phổ nối tầng
bậc hai n
Phoå nối tầngbậc
hai n ñaõ hieäu chænh
Hiệu chỉnh hiệu
suất
E
cn
7
Hình 3. Sơ đồ thuật toán xác định cường độ chuyển dời.
* Tính phổ tổ ng:
A
1
A
2

B
1
B
2
E
c
Hình 4: Tính diện tích phổ tổng và loại phông
Phổ nối
tầng bậc
hai thứ 1
Diện tích
và vị trí
các đỉnh
Cường độ
tương đối
Năng lượng
chuyển dời
Thứ tự các
chuyển dời
B
n
E
m
E
2
E
1
0
Thư viện
Phổ nối

tầng bậc
hai thứ n
Diện tích
và vị trí
các đỉnh
Cường độ
tương đối
Năng lượng
chuyển dời
Mức trung gian
Sơ đồ mức
Phổ chuyển dời
sơ cấp
Cường độ
dịch chuyển
Hệ số rẽ nhánh
8
Từ bộ số liệu đã hiệu chỉnh gồm hai cột chứa các giá trị mã biên độ của hai đetectơ
A và B, tính tổng C = A + B, thống kê phân bố của các giá trị tổng C sẽ thu được
phổ tổng biên độ các xung trùng phùng.
Trong phổ tổng, sẽ gồm các đỉnh tương ứng với sự hấp thụ năng lượng hoàn toàn
năng lượng của hai lượng tử gamma ở hai đetectơ, các đỉnh liên quan đến quá trình
tạo cặp (đỉnh thoát đơn và đỉnh thoát đôi) ở ít nhất một trong hai đetectơ. Các cặp
sự kiện trùng phùng do các lượng tử phân rã nối tầng trùng phùng với phông hoặc
có sự hấp thụ không hoàn toàn năng lượng do tán xạ compton sẽ rơi vào phân bố
liên tục trong phổ tổng.
* Tính phổ nố i tầ ng bậ c hai:
Từ mỗi đỉnh trong phổ tổng ta sẽ dựng được một phổ vi phân bằng cách lựa chọn
chỉ những cặp giá trị mà tổng của chúng có giá trị rơi vào đỉnh tổng để tạo lại phổ vi
phân ứng tương ứng. Như vậy các quá trình tạo cặp và tán xạ compton sẽ được loại

bỏ hoàn toàn trong phổ vi phân. Do đã biết năng lượng kích thích Bn của hạt nhân
khi bắt nơtron nhiệt và các mức kích thích thấp, nên hoàn toàn có thể lựa chọn được
các chuyển dời nối tầng từ mức B
n
về các mức kích thích thấp.
Cụ thể ta có thể xây dựng phổ vi phân sau khi đã xây dựng được phổ tổng. Từ phổ
tổng ta xác định được vị trí đỉnh tổng cùng vị trí các chân đỉnh A
1
, A
2
và các giá trị
phông tương ứng B
1
, B
2
. Dựa trên bộ số liệu đã hiệu chỉnh, phổ vi phân được xây
dựng theo nguyên tắc sau:
Đọc các số liệu trong file đã hiệu chỉnh cho hai biến A, B. Xét điều kiện sau: nếu
tổng A + B nằm trong khoảng [A
1
,A
2
] thì số đếm được tăng thêm 1, nếu giá trị tổng
nằm trong khoảng [B
1
,A
1
] và [B
2
,A

2
] thì số đếm tương ứng tại vị trí đó giảm đi 1.
Quá trình trên sẽ lặp lại cho đến hết các số liệu trong file đã hiệu chỉnh. Kết quả là
có mảng số đếm theo kênh của phổ vi phân.
Như vậy về nguyên tắc trong phổ vi phân chỉ có các đỉnh hấp thụ hoàn toàn và cặp
đỉnh tương ứng với một cặp chuyển dời nối tầng sẽ có diện tích và độ rộng bằng
nhau đối xứng qua tâm phổ.
* Hiệ u chỉ nh hiệ u suấ t:
Hiệu suất ghi gamma của đetectơ phụ thuộc năng lượng của gamma, bản thân của
đetectơ và bố trí hình học của việc đo đạc. Đối với hệ đo cộng biên độ các xung
trùng phùng, vấn đề hiệu suất ghi phức tạp hơn do xuất hiện hai đetectơ, vấn đề
tương quan góc, xác suất ghi được cặp chuyển dời nối tầng. Tuy nhiên, có thể đơn
giản vấn đề bằng cách như sau:
Sự phụ thuộc của diện tích đoạn phổ nối tầng bậc hai S(E
c
,E
󽝨
) (tương ứng với
khoảng năng lượng
E󽝅
quanh
E
γ
của phổ nối tầng bậc hai ứng với đỉnh tổng
C
E
):
󽜩 󽜪 󽜩 󽜪
)(*).(.,,
γγγγ

εε EEEEESEES
cccHC
󽜮󽜾
(2)
Trong đó:
󽜩 󽜪
E
γ
ε
là hiệu ghi của hệ tại năng lượng
E
γ
)(*
γ
ε EE
c
󽜮
là hiệu ghi của hệ tại năng lượng
)(
γ
EE
c
󽜮
9
Như vậy để hiệu chỉnh được hiệu suất ghi, cần phải biết các hàm hiệu suất ghi của
từng kênh đo tương ứng. Các hàm này được xác định từ thực nghiệm đo gamma tức
thời trong các phản ứng Cl
35
(n,󽝨)Cl
36

hoặc N
14
(n,󽝨)N
15
.
* Xây dự ng sơ đồ phân rã và tính đị nh cư ờ ng độ dị ch chuyể n:
Xây dựng sơ đồ phân rã:
Sơ đồ phân rã được xây dựng trên cơ sở xác định thứ tự dịch chuyển của cặp
gamma nối tầng trong các phổ nối tầng bậc hai. Các dịch chuyển gamma có năng
lượng xuất hiện trong hai phổ nối tầng trở lên được xem là các chuyển dời gamma
sơ cấp, các dịch chuyển nối tầng tương ứng sẽ là do dịch chuyển gamma thứ cấp tạo
ra. Mức trung gian sẽ có năng lượng bằng B
n
-E
󽝨
, B
n
là năng lượng kích thích của hạt
nhân hợp phần khi phân rã gamma.
Tính cường độ dịch chuyển tương đối:
Cường độ dịch chuyển nối tầng tương đối
γγ 󽜮
i
I
được tính theo công thức:
󽟦
󽜮
󽜮
󽜾
󽜮

n
i
i
i
S
S
I
1
γγ
γγ
γγ
(3)
Trong đó:
γγ 󽜮
i
S
diện tích đỉnh gamma thứ i thu được trong các phổ nối tầng sau khi
đã hiệu chỉnh hiệu suất ghi.
Chú ý: Giá trị cường độ tương đối
γγ 󽜮
i
I
thu được có thể sẽ sai khác giá trị trong các thư
viện do chưa hiệu chỉnh với cường độ của các dịch chuyển trực tiếp hoặc có năng lượng
ngoài khả năng ghi nhận của hệ phổ kế. Để so sánh với các giá trị
γγ 󽜮
i
I
trong các thư viện
cần phải hiệu chỉnh về giá trị tuyệt đối hoặc số phân rã khi bắt 100 nơtron.

I.5. Hệ phổ kế cộng biên độ các xung trùng phùng dùng TAC
Trùng phùng
󽝨
6
A
Z N
X
B
n
, J
i
=J
bia
󽞲1/2
E
f1
, J
f1
Trùng phùng
󽝨
1
󽝨
2
󽝨
5
󽝨
4
󽝨
3
J

f
10
Hình 5. Sơ đồ khối của hệ phổ kế cộng biên độ các xung trùng phùng dùng TAC.
Trong đó: TAC là khối biến đổi thời gian thành biên độ, các khối còn lại tương tự
như trong sơ đồ dùng khối trùng phùng.
Nguyên tắc hoạt động của hệ như sau: khác với trường hợp sử dụng khối trùng
phùng, tín hiệu ở lối ra của hai khối phân biệt ngưỡng nhanh được đưa đến hai lối
vào (START và STOP) của khối biến đổi thời gian thành biên độ. Đường tín hiệu
đưa vào lối STOP của TAC được làm trễ nhằm nâng cao biên độ tín hiệu ở lối ra
của TAC với các sự kiện xuất hiện đồng thời ở hai đetectơ. Khi khối giao diện nhận
được tín hiệu Valid Convert từ TAC thì khối giao diện sẽ gửi tín hiệu đến Gate của
các ADC để cho phép các ADC thu nhận và biến đổi các tín hiệu ở lối vào của các
ADC thành các giá trị mã biên độ ở lối ra. Sau khi các ADC biến đổi xong tín hiệu,
thiết bị giao diện sẽ đọc các số liệu này và lưu trữ chúng vào bộ nhớ hoặc trong các
tập tin trên đĩa cứng.
Sau khi máy tính ghi xong số liệu, các ADC trở về trạng thái chờ tín hiệu Valid
Convert tiếp theo. Các ADC sẽ không làm việc khi chưa có tín hiệu tác động vào
Gate cho dù có xung đến ở lối vào của các ADC. Trong tập tin số liệu, số liệu được
ghi thành ba cột A
1
(n), A
2
(n) và A
3
(n) tương ứng với biên độ của các cặp xung
trùng phùng và độ chênh thời gian giữa hai sự kiện. Các giá trị A
1
(n) và A
2
(n) lần

lượt là các mã biên độ của hai xung tới từ các đetectơ 1 và đetectơ 2 tương ứng,
A
3
(n) là giá trị tương ứng với độ chênh thời gian giữa hai sự kiện, n là số thứ tự của
các cặp sự kiện trùng phùng tính từ thời điểm bắt đầu đo. Số liệu được xử lý sau khi
đo tương tự như trường hợp hệ đo sử dụng khối trùng phùng nhưng trong trường
hợp này ta có thêm thông tin về độ chênh lệch thời điểm xuất hiện các xung ở lối ra
của các đetectơ.
HPGe1
FFT1
AMP1
AMP2
ADC1
CFD2
FFT2
HPGe2
CFD1
I
N
T
E
R
F
A
C
E
PC
HV
TAC
ADC3

DELAY
ADC2
11
Xử lý số liệu:
- Nối các file có cùng tham số đo thành một file,
- Tính và xử lý phổ TAC,
- Tách các sự kiện nối tầng bậc hai tương ứng với từng đỉnh trong phổ TAC,
- Chuẩn năng lượng,
- Tính phổ tổng,
- Tính các phổ nối tầng bậc hai,
- Hiệu chỉnh hiệu suất,
- Xây dựng sơ đồ phân rã,
- Tính cường độ dịch chuyển.
Như vậy, điểm khác so với xử lý số liệu trong sơ đồ TAC là cần tạo và xử lý thêm
phổ TAC để tách ra các cặp sự kiện gamma phân rã nối tầng có cùng đặc trưng về
thời gian. Cách tạo và xử lý phổ TAC tương tự như cách tạo phổ của từng kênh đo.
Mối quan hệ giữa các loại phổ khi sử dụng hệ đo trùng phùng dùng TAC được minh
hoạ trên hình 6.
Hình 5. Sơ đồ minh hoạ mối quan hệ giữa các loại phổ khi đo trùng phùng dùng TAC.
12
Phần II
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MỘT SỐ CHỨC NĂNG CHƯƠNG TRÌNH
Gacasd 1.0
- Các chức năng của chương trình,
- Cách nối các file có cùng tham số,
- Cách chuẩn năng lượng,
- Cách tính phổ tổng,
- Cách tính phổ nối tầng bậc hai.
II.1. Các chức năng chính của chương trình
Hình 6: Cửa sổ giao diện chính của chương trình Gacasd.

Chức năng của các nút lệnh trên cửa sổ chính của chương trình:
- Merge files: nối và chuyển đổi các tập tin số liệu đo,
- Reduce and Filter: lọc các cặp sự kiện trùng phùng theo các tham số giả định của hệ
đo và chuyển đổi giữa các dải đo 4k, 8k hoặc 16k,
- Calib: tính các hệ số chuẩn năng lượng của từng kênh đo và chuẩn các cặp sự kiện
trùng phùng,
- D_Spec: tạo phổ của từng kênh đo,
- S_Spec: tính phổ tổng,
- 3 Dim: tính phổ ba chiều,
- S_Diff: tách các phổ gamma nối tầng bậc hai không loại bỏ các thành phần phông,
13
- S_Diff*: tách các phổ gamma nối tầng bậc hai đồng thời loại bỏ các thành phần
phông,
- Efdet: hiệu chỉnh hiệu suất ghi cho các phổ gamma nối tầng bậc hai,
- Display: hiển thị và xử lý các loại phổ,
- Second_T: xác định phổ các chuyển dời gamma sơ cấp ứng với một chuyển dời
gamma thứ cấp được chọn trước,
- Ident: sắp xếp các chuyển dời gamma và sơ đồ mức kích thích,
- Er+, Er-: tính các sai số trong xác định các chuyển dời gamma và sơ đồ mức.
II.2. Cách nối các file
Bấm Merge files, hộp hội thoại
Input file type to merge sẽ xuất
hiện (hình 7). Mở thư mục chứa các
file số liệu cần nối và chọn tên kiểu
file cần nối, xoá bỏ phần số và chỉ
giữ lại phần tên như hình vẽ sau đó
bấm Open.
Hình 7: Hộp hội thoại chọn tên file và kiểu file để nối
Hộp hội thoại Input parameters sẽ xuất hiện (hình 8), trong ô From gõ thứ tự của file bắt
Đầu nối, trong ô To gõ thứ tự của

file kết thúc. Sau khi bấm OK
chương trình sẽ nối dữ liệu trong các
file lại với nhau.
Hình 8: Hộp hội thoại nhập khoảng các file nối.
14
Sau khi nối xong hộp hội
thoại Input name of new
file sẽ xuất hiện (hình 9).
Hình 9: Hộp hội thoại nhập tên file chứa các code sau khi nối.
Trong ô File name gõ tên của file chứa dữ liệu sau khi nối (kiểu *.dat (data code)).
II.3. Cách chuẩn năng lượng
Từ cửa sổ chính của chương trình, chọn Calib cửa sổ hiển thị phổ sẽ xuất hiện (hình 10)
Hình 10: Cửa sổ hiển thị và xử lý phổ.
- Chọn File->Open, hộp hội thoại Open sẽ xuất hiện (hình 11)
Hình 11: Hộp hội thoại để mở các loại phổ.
Chọn file đã nối và bấm Open, phổ sẽ xuất hiện trong cửa sổ của chương trình (hình 12).
15
Hình 12: Phổ hiển thị trong cửa sổ của chương trình.
Dùng chuột và các phím mũi tên để di chuyển con trỏ theo các kênh, sử dụng phím Z để
phóng to một vùng phổ hoặc sử dụng phím U để thu nhỏ vùng phổ.
Hình 13: Xem và tìm các thông tin về đỉnh để tạo file chuẩn.
16
Chọn các chuyển dời
mạnh đã biết rõ năng
lượng của kênh thứ nhất
thành một file có dạng
như hình 14.
Hình 14: File chứa các thông tin chuẩn năng lượng của kênh 1.
Sau khi xong kênh thứ nhất, chọn View-Detector 2 và lặp lại quá trình xác định vị trí
kênh tương ứng với năng lượng của các chuyển dời mạnh sau đó lưu thành file tương tự

như với kênh 1.
Sau khi đã có đủ hai file chuẩn năng lượng cho hai kênh, bấm View->Detector 1, sau
đó chọn Calibration, cửa sổ chuẩn (hình 15) sẽ xuất hiện. Chọn File->Load file để
chọn file chứ thông tin chuẩn năng lượng của kênh thứ nhất. Chọn hàm khớp
(Functions) sau đó chọn Calib để chuẩn.
Hình 15: Cửa sổ chuẩn năng lượng.
Trong Bảng sẽ hiện số điểm chuẩn, giá trị kênh, giá trị năng lượng chuẩn và giá trị nội
suy từ quá trình khớp, độ lệch giữa tính toán và giá trị chuẩn. Trong ô cửa sổ bên phải
sẽ hiện đường chuẩn và các hệ số của hàm chuẩn.
17
Sau khi chuẩn xong, bấm Exit để trở về cửa sổ chương trình. Chọn View->Detector 2
và lặp lại quá trình chuẩn trên cho kênh thứ hai. Sau khi chẩn xong, bấm Exit để trở về
chương trình, kiểm tra lại phổ và các giá trị chuẩn.
Chọn Calibration->Offset code để chuẩn lại các cặp sự kiện trùng phùng. Số liệu sau
khi chuẩn sẽ được lưu thành file mới có tên giống như file ban đầu nhưng có thêm đuôi
*.enr.
II.4. Tính phổ tổng
Từ cửa sổ chính của chương trình chọn S_Spec, cửa sổ File to make summation
spectrum sẽ xuất hiện (hình 16), trong cửa sổ này chọn tên file code đã hiệu chuẩn để
tạo phổ tổng.
Hình 16: Hộp hội thoại chọn file code để tạo phổ tổng.
Sau khi bấm Open, cửa sổ Input name of summation spectrum sẽ xuất hiện (hình
17). Chọn kiểu Spectrum trong ô Save as type, nhập tên file của phổ tổng vào ô File
name sau đó bấm Save.
Hình 17: Hộp hội thoại để lưu phổ tổng.
II.5. Tính phổ nối tầng bậc hai
II.5.1. Xác định thông tin về các đỉnh tổng
18
Chọn Display để gọi cửa sổ hiển thị phổ sau đó chọn File->Open và chọn phổ tổng. Sử
dụng con trỏ để xem thông tin về các đỉnh tổng gồm: Tâm đỉnh, độ rộng ½ của đỉnh

(tính theo chân đỉnh), sau đó tạo file chứa các thông tin về đỉnh tổng (hình 18).
Hình 18: Xem thông tin về đỉnh tổng.
Hình 19: File chứa thông tin về các đỉnh tổng.
II.5.2. Tính phổ nối tầng bậc hai
19
Từ cửa sổ chính của chương trình, chọn S_Diff*, hộp hội thoại Input file of
summation peaks (hình 20) sẽ xuất hiện, chọn file chứa thông tin về các đỉnh tổng và
bấm Open.
Hộp hội thoại Input file of codes of
energies sẽ mở ra sau đó, chọn tên
file chứa các code đã chuẩn để báo
cho chương trình biết code dữ liệu sẽ
dùng để tạo phổ nối tầng bậc hai, sau
đó bấm Open.
Hình 20: Chọn file chứa thông tin đỉnh tổng.
Chương trình sẽ tạo ra các phổ nối
tầng bậc hai tương ứng với các đỉnh
và tham số của chúng chứa trong file
thông tin về các đỉnh chuẩn. Tên của
các phổ nối tầng bậc hai sẽ được đặt
theo qui ước vị-trí-đỉnh_nửa-độ-
rộng.din trong thư mục chứa file
code đã chuẩn.
Hình 21: Chọn file code để tìm phổ nối tầng.

×