Tải bản đầy đủ (.doc) (71 trang)

Thực trạng chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ nông thôn xã mai sơn, huyện yên mô, tỉnh ninh bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.13 MB, 71 trang )

GVHD: Th.S Lý Thị Hàm
MỞ ĐÂU
1. Lý do chọn đề tài
Chăm sóc sức khỏe sinh sản có vai trò quan trọng đối với mỗi quốc gia
trong đó có Việt Nam. Chăm sóc sức khỏe sinh sản có ảnh hưởng tới thế hệ
tương lai của đất nước; ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực; ảnh
hưởng đến quá trình hình thành và phát triển của mỗi con người; ảnh hưởng
đến đời sống tâm lý, tinh thần của gia đình, dòng họ. Chính vì vậy mà chăm
sóc sức khỏe sinh sản đã được các nước trên thế giới quan tâm từ rất sớm.
Đối với các vùng nông thôn thì chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ
càng có ý nghĩa quan trọng và cấp thiết. So với thành thị vùng nông thôn
ch¨m sãc sức khỏe sinh sản có hạn chế hơn. Mặt khác trình độ học vấn của
phụ nữ nông thôn cũng thấp hơn nên việc tiếp thu kiến thức và sự hiểu biết
về chăm sóc sức khỏe sinh sản còn nhiều khó khăn, hạn chế.
Theo điều tra của Bộ y tế có tới 90% phụ nữ nông thôn không biết
chăm sóc sức khỏe y tế, 40% mắc bệnh là do lao lực, do môi trường lao
động sản xuất, do diều kiện vệ sinh kém. Hiện nay tỷ lệ bác sỹ tuyến Xã
chiếm khoảng 6,5 bác sỹ /vạn dân nhưng trên thực tế có những Tỉnh tỷ lệ
này chỉ đạt 1,1 bác sỹ/ vạn dân. Trong khi đó có 70% dân số làm nông
nghiệp điều này cho thấy việc chăm sóc sức khỏe tại các vùng nông thôn còn
nhiều bất cập. Một trong những lý do mà phụ nữ ở nhiều vùng nông thôn
chưa tiếp cận được các dịch vụ y tế hay chăm sóc sức khỏe là do họ ngại đi
khám và công tác tuyên truyền chưa hiệu quả. Mặt khác họ khó có khả năng
về kinh tế, tài chính để tiếp cận và hưởng thụ thành quả của các dịch vụ y tế
và chăm sóc sức khỏe.
Xã Mai Sơn, Huyện Yên Mô, Tỉnh Ninh Bình là một Xã thuần nông,
dân cư tập trung đông đúc. Những năm qua tình hình chăm sóc sức khỏe
1
GVHD: Th.S Lý Thị Hàm
sinh sản có nhiều thay đổi tích cực, nhận thức của phụ nữ về chăm sóc sức
khỏe sinh sản có nhiều tiến bộ. Tuy nhiên chăm sóc sức khỏe sinh sản hiện


vẫn đang là vấn đề nổi cộm ở địa phương này. Việc chăm sóc phụ nữ mang
thai, sinh con và chăm sóc sau sinh còn nhiều tồn tại, hạn chế ( khám thai,
tiêm phòng không đủ các mũi và số lần yêu cầu, thậm chí là không khám
không tiêm phòng); Việc hiểu biết và sử dụng các biện pháp tránh thai chưa
nhiều, chưa hiệu quả. Theo cán bộ dân số Xã thì có tới 40% số phụ nữ trong
xã bị mắc các bệnh phụ khoa nhưng trong thực tế con số này còn lớn hơn
nhiều vì còn những phụ nữ chưa đi khám phụ khoa và có những phụ nữ lại
khám ở bệnh viện hay những phòng khám tư nhân. Nguyên nhân là do điều
kiện kinh tế còn khó khăn; nhận thức của phụ nữ hạn chế và sự ảnh hưởng
của phong tục tập quán lạc hậu đã có tác động tiêu cực đến công tác chăm
sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ địa phương. Ngoài ra còn do công tác
tuyên truyền chính sách DSKHHGĐ, công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản
và chất lượng cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản còn nhiều
hạn chế nên việc tiếp cận những thông tin, tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức
khỏe sinh sản còn kém.
Đã có nhiều đề tài, nhiều nghiên cứu về vấn đề chăm sóc sức khỏe
sinh sản tuy nhiên xuất phát từ thực trạng, những tồn tại trong công tác chăm
sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ nông thôn Xã Mai Sơn tác giả đã quyết
định chọn đề tài “Thực trạng chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ
nông thôn xã Mai Sơn, Huyện Yên Mô, Tỉnh Ninh Bình” làm đề tài
nghiên cứu khóa luận cho mình, nhằm phân tích thực trạng và đưa ra các
giải pháp, kiến nghị cho công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ Xã
Mai Sơn.
2.Mục đích nghiên cứu
2
GVHD: Th.S Lý Thị Hàm
- Phân tích thực trạng chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ nông
thôn xã Mai Sơn, Huyện Yên Mô, Tỉnh Ninh Bình.
- Đưa ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng chăm
sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ

- Nâng cao kỹ năng nghiên cứu khoa học cho sinh viên
3 . Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ nông thôn ở Xã
Mai Sơn – Huyện Yên Mô – Tỉnh Ninh Bình
4 . Khách thể nghiên cứu
- 120 phụ nữ nông thôn trong độ tuổi từ 18 – 40 đang sinh sống tại xã
Mai Sơn, Huyện Yên Mô, Tỉnh Ninh Bình.
- Chủ tịch Xã, Cán Bộ dân số Xã, Trạm trưởng trạm y tế Xã
5. Phạm vi nghiên cứu
Thời gian: từ tháng 3 đến tháng 5 năm 2010
Địa điểm: Xã Mai Sơn, Huyện Yên Mô, Tỉnh Ninh Bình
Nội dung: Khóa luận nghiên cứu về thực trạng chăm sóc sức khỏe sinh sản
cho phụ nữ nông thôn gồm những nội dung sau:
+ Thực trạng chăm sóc søc khoÎ khi mang thai
+ Thực trạng chăm sóc søc khoÎ khi sinh và sau sinh con
+ Thực trạng sử dụng các biện pháp tránh thai
+ Thực trạng sù hiÓu biÕt c¸c bệnh LTQĐTD
+ Thực trạng ho¹t ®éng cung cấp các dịch vụ y tế, dịch vụ chăm
sóc sức khỏe sinh sản
6. Phương pháp nghiên cứu
Một số phương pháp được sử dụng chính trong khóa luận gồm:
- Phương pháp phân tích tài liệu: Một số tài liệu sử dụng cho khóa
luân như tài liệu trên internet, sách báo, những báo cáo về tình hình kinh tế
3
GVHD: Th.S Lý Thị Hàm
xã hội, việc chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ trong xã, những nghiên
cứu về chăm sóc sức khỏe sinh sản được phân tích cho phù hợp với nội dung
và mục đích khóa luận. Từ phân tích tài liệu để xây dựng cơ sở lý luận và
đưa ra các khái niệm.


H×nh ¶nh ®iÒu tra b»ng phiÕu hái
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Đây là phương pháp được sử
dụng chủ yếu trong bài khóa luận, nội dung và những số liệu của bài đều thu
thập từ phương pháp này.
- Phương pháp phỏng vấn sâu: Phương pháp này thường được tiến
hành cùng với quá trình phát phiếu điều tra bằng bảng hỏi nhằm tìm hiểu sâu
hơn vấn đề nghiên cứu và đồng thời bổ sung những thông tin còn chưa được
đề cập đến trong bảng hỏi
4
GVHD: Th.S Lý Thị Hàm
.
Pháng vÊn s©u C¸n bé d©n sè, Tr¹m Trëng tr¹m Y tÕ X· Mai S¬n
- Phương pháp tọa đàm nhóm: Phương pháp này được sử dụng trong
việc sinh hoạt nhóm cùng một số phụ nữ trong buổi thực hiện chương trình
chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ nông thôn xã nhằm mục đích cùng
nhau thảo luận và đưa ra những suy nghĩ của mình về tầm quan trọng của
chăm sóc sức khỏe sinh sản’
5
GVHD: Th.S Lý Thị Hàm

Buæi th¶o luËn nhãm
- Phương pháp quan sát: Phương pháp này được sử dụng trong quá
trình phỏng vấn thu thập thông tin, nhằm quan sát thái độ của phụ nữ nông
thôn nhằm mục đích cùng họ thảo luận và đưa ra những suy nghĩ của mình
về tầm quan trọng của chăm sóc sức khỏe.
- Phương pháp thống kê toán học: Phương pháp này nhằm xử lý
phân tích các số liệu và thông tin thu thập được thông qua các bước khảo
sát xã hội học.
7. Kết cấu của khóa luận
Ngoài mục lục, danh mục chữ viết tắt, các tài liệu tham khảo đề tài gồm 3

chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận chung
Chương 2: Thực trạng chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ nông
thôn xã Mai Sơn, Huyện Yên Mô, Tỉnh Ninh Bình
Chương 3: Kết luận và gi¶i ph¸p.
CHƯƠNG I.
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG
1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
6
GVHD: Th.S Lý Thị Hàm
Năm 1948 tổ chức y tế thế giới (WHO) đã đưa ra một khái niệm khá
nổi tiếng về sức khỏe “sức khỏe là một trạng thái hoàn hảo về thể chất, lực,
trí lực, tinh thần và phúc lợi xã hội chứ không đơn thuần chỉ là không có
bệnh tật hay không ốm yếu”. Đến năm 1980 Tổ chức này đã đưa ra khái
niệm về sức khỏe sinh sản và các nội hàm cùng với các chương trình về
chăm sóc sức khỏe sinh sản.
Năm 1994 Hội Nghị Quốc Tế về dân số và phát triển tại Cai rô (Ai
Cập) với sự tham gia của hơn 11000 Đại biểu chính thức của Tổ chức Chính
phủ, Phi chính phủ từ hơn 180 nước, đã đưa ra một chương trình hoạt động
mới trong lĩnh vực dân số và phát triển. Chương trình nhấn mạnh đến vấn đề
về sự tham gia và trách nhiệm của tổ chức Quốc Tế, các Quốc Gia và cả
cộng đồng, kể cả nam giới đối với sức khỏe sinh sản.
Phần cơ sở cho hành động cũng nêu rõ: “ Quyền của nam giới và phụ
nữ được thông tin và tiếp cận các biện pháp điều tiết sinh sản……… theo
sự lựa chọn của họ …………, và quyền được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc
sức khỏe phù hợp tạo điều kiện cho người phụ nữ trải qua thời kỳ thai nghén
và sinh con một cách an toàn và cho các cặp vợ chồng một cơ hội tốt nhất để
có đứa con khỏe mạnh. Trong hội nghị dân số và phát triển tại Ai Cập cũng
đã đưa ra một cách khái quát nhất về khái niệm sức khỏe sinh sản đồng thời
đưa ra các con số thống kê phụ nữ tử vong do liên quan đến thai sản. Đồng

thời Hội Nghị đã đưa ra định nghĩa và tầm quan trọng của việc chăm sóc sức
khỏe sinh sản cho phụ nữ. Như vậy chăm sóc sức khỏe sinh sản đã được
quan tâm của rất nhiều tổ chức và các Quốc gia trên thế giới, chứng tỏ sức
khỏe sinh sản có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của mỗi con người
nhất là đối với phụ nữ.
Ở Việt Nam vÊn đề chăm sóc sức khỏe sinh sản trong những năm gÇn
đây đã được quan tâm nhiều hơn cùng với sự phát triển của xã hội. Từ năm
7
GVHD: Th.S Lý Thị Hàm
1996 vấn đề chăm sóc sức khỏe sinh sản đã được ưu tiên nhằm giúp phụ nữ
thực hiện tốt vai trò của mình với gia đình. Ngày 28/11/2000 Thủ tướng
Chính phủ đã ban hành Quyết định số 136/2000/QĐ – TTg về việc phê
duyệt “chiến lược quốc gia chăm sóc sức khỏe sinh sản giai đoạn 2001 –
2010” đặt ra các mục tiêu cụ thể và mục tiêu chung về chăm sóc sức khỏe
sinh sản. Nghị định số 104/ 2003/ NĐ- CP ban hành ngày 16/9/2003 đã quy
định chi tiết về hướng thi hành một số điều của pháp lệnh dân số, trong đó
nội dung của chương trình chăm sóc sức khỏe sinh sản cũng được đề cập
một cách đầy đủ và rõ ràng, chøng tỏ sự quan tâm của Đảng và Chính phủ
về vấn đề chăm sóc sức khỏe sinh sản .
Sức khỏe sinh sản và chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ nông
thôn được xem là vấn đề nan giải đối với việc thực hiện các mục tiêu chiến
lược của các chương trình dân số và kế hoạch hóa gia đình. So với thành thị,
vùng nông thôn có điều kiện kinh tế khó khăn hơn. Theo những kết quả
nghiên cứu gần đây cho thấy ở những mức độ nhất định công tác chăm sóc
sức khỏe sinh sản cho phụ nữ nông thôn còn nhiều hạn chế bất cập. Đã có
nhiều nhà nghiên cứu lựa chọn vấn đề chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ
nữ nông thôn làm Luận án Tiến Sỹ, Thạc sỹ, các nghiên cứu khoa học nhằm
giúp các nhà hoạch định những chính sách dân số và chăm sóc sức khỏe sinh
sản phù hợp, kịp thời cho khu vực nông thôn.
Đó là các nghiên cứu của Hoàng Bá Thịnh về “Vai trò của phụ nữ nông

thôn trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn” nói về vai
trò của phụ nữ nông thôn trong sản xuất nông nghiệp và các yếu tố ảnh
hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần của phụ nữ nơi đây. “Một số
nghiên cứu về sức khỏe sinh sản sau Cairo” đưa ra các khái niệm và sự
thống nhất chương trình chăm sóc sức khỏe sinh sản; Luận án Tiến sỹ của
Đỗ Quan Hà với đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của
8
GVHD: Th.S Lý Thị Hàm
phụ nữ” chủ yếu là nói đến ba yếu tố: bản thân phụ nữ, gia đình và cộng
đồng có ảnh hưởng như thế nào đến việc chăm sóc sức khỏe sinh sản của
phụ nữ. “Những đặc trưng cơ bản về sự phát triển cơ thể và sự sinh đẻ của
phụ nữ nông thôn vùng Bắc Bộ" Chương trình chăm sóc sức khỏe sinh sản
của Ủy ban dân số gia đình và trẻ em (tập 1, năm 2002), sách do Bộ Y tế cấp
cho cán bộ y tế cấp cơ sở, nhằm chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ
trong độ tuổi sinh sản ở tuyến cơ sở được tốt hơn.
Như vậy có thể thấy vấn đề sức khỏe sinh sản và chăm sóc sức khỏe
sinh sản có vai trò rất quan trọng. SKSS và CSSKSS được đề cập từ sớm và
đã có nhiều tổ chức, nhiÒu quốc gia và các nhà nghiên cứu quan tâm.
1.2. Các khái niệm cơ bản
1.2.1. Khái niệm về sức khỏe
- Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO):
Sức khỏe là trạng thái hoàn hảo về thể chất, trí lực, tinh thần và phúc lợi xã
hội chứ không đơn thuần là không bệnh tật, không ốm yếu.
- Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh:
Quan điểm của Người về sức khỏe thể hiện ở các khía cạnh:
+ Sức khỏe là sự thống nhất giữa yếu tố thể chất và yếu tố tinh thần
bao gồm các yếu tố: Sinh hoạt vật chất vừa đủ “tự cung thanh đạm” và trạng
thái tinh thần sáng suốt sảng khoái, sự thanh thản.
+ Sức khỏe gắn với cuộc sống lao động, gắn liền với một nếp sống
đẹp có văn hóa.

+ Sức khỏe cá nhân gắn liền với sức khỏe cộng đồng. Theo Người
“Mỗi người dân yếu ớt là cả nước yếu ớt. Mỗi người dân khỏe mạnh tức là
cả nước khỏe mạnh. Dân cường thì Quốc thịnh”
Như vậy có thế hiểu từ các khái niệm trên về sức khỏe sinh sản là: Sức khỏe
là tình trạng phát triển hài hòa của mỗi người về thể lực, trí tuệ và khả năng
9
GVHD: Th.S Lý Thị Hàm
hòa nhập cộng đồng chứ không chỉ là không có bệnh tật, ốm đau hay tàn
phế. Sức khỏe không chỉ đơn thuần là sự khỏe mạnh về thể chất (ăn uống đủ
chất, không bệnh tật), mà còn cả sự khỏe mạnh về tinh thần (thoải mái về tư
tưởng, sảng khoái,mãn nguyện…). Sự kết hợp sức khỏe thể chất và sức khỏe
tinh thần tạo thành sức khỏe tổng hợp, đầy đủ và lý tưởng của con người.
1.2.2. Khái niệm về sức khỏe sinh sản
- Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO):
Sức khỏe sinh sản là một trạng thái khỏe mạnh hoàn hảo về thể chất, tinh
thần và xã hội trong tất cả các vấn đề liên quan đến hệ thống sinh sản, các
chức năng và quá trình của nó mà không đơn thuần chỉ là ốm đau, hay bệnh
tật. Nội dung của khái niệm này bao gồm 3 vấn đề cơ bản:
+ Thứ nhất: Con người phải đạt được một sự đảm bảo đầy đủ về mặt
thể lực và một tình trạng sức khỏe tốt. Tức là đảm bảo về dinh dưỡng các chỉ
số về cơ thể (chiều cao, cân nặng…) và các bộ máy, cơ quan của cơ thể phát
triển hoàn hảo. Từ sự phát triển khỏe mạnh về thể lực là điều kiện cơ bản để
có thể thực hiện chức năng duy trì nòi giống của con người với các thế hệ kế
tiếp khỏe mạnh.
+ Thứ hai: Con người có một đời sống tinh thần ổn định, tâm lý thoải
mái và lối sống lành mạnh. Con người không bị bắt buộc làm những việc họ
không muốn, làm những điều có hại cho cơ thể họ vì những lý do như không
hiểu biết, thông tin sai, hay hành vi người khác g©y ảnh hưởng đến họ. Nó
cũng có nghĩa là mỗi người được tự do không chịu áp lực tâm lý nào dựa
trên đặc điểm sinh sản của họ.

+ Thứ ba: Con người có thể đạt được những giá trị xã hội cao nhất mà
họ có thể đạt được như trình độ học vấn, điều kiện học tập, trình độ tay
nghề, giao tiếp xã hội và các quan hệ xã hội khác là cơ sở để họ nhận thức,
thái độ và hành vi tình dục, cũng như thực hiện quá trình sinh sản đúng đắn.
10
GVHD: Th.S Lý Thị Hàm
- Theo Ủy ban dân số gia đình và trẻ em:
Sức khỏe sinh sản là tình trạng khỏe mạnh về thể chất, tinh thần và
xã hội, của tất cả những gì liªn quan tới hoạt động và chức năng của bộ máy
sinh sản, chứ không phải là không có bệnh hay khuyết tật của bộ máy đó.
Hoạt động của bộ máy sinh sản nhằm hai mục tiêu:
+ Mục tiêu sinh sản là sinh đẻ
+ Mục tiêu không sinh sản là những hoạt động tình dục
Cả hai mục tiêu đều mang tính xã hội rộng rãi và tính tự nhiên vốn có
Ủy ban dân số gia đình và trẻ em cũng đưa ra một định nghĩa đơn giản
và cụ thể: sức khỏe sinh sản là khả năng nam nữ tiến hành hoạt động tình
dục an toàn, mong muốn có thai hoặc không, và nếu mong muốn thì quá
trình mang thai đủ tháng an toàn, đẻ con ra khỏe mạnh và được chuẩn bị
nuôi dưỡng tốt.
- Theo chương trình hành động của Hội Nghị quốc tế về dân số và
phát triển ( Cairo – Ai Cập):
“Sức khỏe sinh sản là trạng thái khỏe mạnh hoàn toàn về thể chất, tinh
thần và xã hội chứ không chỉ là bệnh tật hay ốm yếu, trong tất cả mọi thứ
liên quan đến hệ thống sinh sản, các chức năng và quá trình của nó”.
+ Sức khỏe sinh sản hàm ý là con người có thể có một cuộc sống tình
dục thỏa mãn, an toàn có khả năng sinh sản và được tự do quyết định khi
nào và thường xuyên như thế nào trong việc này. Điều kiện cuối cùng này
ngụ ý nói về quyền của phụ nữ và nam giới được thông tin và tiếp cận các
biện pháp kế hoạch hóa gia đình an toàn, hiệu quả, dễ dàng và thích hợp tùy
theo sự lựa chọn của họ cũng như được lựa chọn những phương pháp thích

hợp nhằm điều hòa việc sinh đẻ không trái với pháp luật, quyền được tiếp
cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe thích hợp để phụ nữ trải qua thai nghén
11
GVHD: Th.S Lý Thị Hàm
và sinh đẻ an toàn và tạo cho các cặp vợ chồng những điều kiện tốt nhất để
có đứa con khỏe mạnh.
+ Hội nghị cũng đi đến thống nhất quan niệm về sức khỏe sinh sản
không chỉ bao gồm cả các hoạt động chức năng của hệ thống sinh sản không
nhằm mục đích sinh sản. Khái niệm sức khỏe sinh sản đi đôi với khái niệm
quyền sinh sản và nội dung đời sống tình dục của mọi lứa tuổi, đặc biệt là
lứa tuổi vị thành niên và kế hoạch hóa gia đình. Hơn nữa nội hàm của khái
niệm còn đề cập đến việc chăm sóc người cao tuổi cũng như người vô sinh.
Trong truyền thống văn hóa Việt Nam không thấy đề cập đến khái
niệm sức khỏe sinh sản mà chỉ nói đến sức khỏe, giới tính và tình dục.
Tác giả nhận thấy khái niệm SKSS theo chương trình hành động của
Hội nghị Quốc tế về dân số và phát triển nêu ra các nội hàm của khái niệm
và đã bao hàm khá đầy đủ các nội dung mà tác giả sẽ đề cập đến trong phần
thực trạng.
Khái niệm sức khỏe sinh sản được du nhập từ các nước Phương tây
vào nước ta trong thời gian gần đây. Sức khỏe sinh sản không phải là cái gì
xa lạ mà nó chỉ là một bộ phận sức khỏe con người nói chung.
1.2.3.Khái niệm về chăm sóc sức khỏe sinh sản.
- Theo Hội Nghị dân số và phát triển ở Cairo: Chăm sóc sức khỏe sinh
sản là tổng thể các biện pháp kỹ thuật và các dịch vụ góp phần nâng cao sức
khỏe và hạnh phúc bằng cách phòng ngừa và giải quyết các vấn đề về sức
khỏe sinh sản
Nó cũng bao gồm cả sức khỏe tình dục với mục đích là ®ề cao chất
lượng cuộc sống và các mối quan hệ riêng tư, chứ không chỉ là việc tư vấn
và chăm sóc liên quan đến sinh sản và các bệnh lây truyền qua đường tình
dục.

12
GVHD: Th.S Lý Thị Hàm
Trong kế hoạch hành động sau Hội Nghị Cairo và Quỹ dân số Liên
Hợp quốc (UNFPA), nội dung chăm sóc sức khỏe sinh sản bao gồm 6 phạm
vi lớn: làm mẹ an toàn; kế hoạch hóa gia đình; phá thai; vô sinh; bệnh nhiễm
khuẩn và bệnh lây qua đường tình dục; vấn đề tình dục học.
Nhưng mỗi quốc gia, mỗi khu vực lại có những ưu tiên riêng của
mình nên các tổ chức tham gia vào việc thực hiện chương trình sức khỏe
sinh sản đã cụ thể hóa thành 10 nội dung.
1. Làm mẹ an toàn bao gồm việc chăm sóc khi mang thai, khi đẻ và
sau đẻ, mẹ và con an toàn.
2. Kế ho¹ch hóa gia đình: làm cho mức sinh tự nhiên phù hợp với
nhịp độ phát triển kinh tế giúp thực hiện quyền sinh sản.
3. Giảm nạo hút thai và nạo hút thai an toàn
4. Sức khỏe vị thành niên
5. Bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản: viêm tiểu khung, viêm cổ tử
cung, viêm hố chậu ( phát hiện và điều trị các bệnh nhiÔm khuẩn đường sinh
sản)
6. Các bệnh lây truyền qua đường tình dục: lậu, giang mai, viêm gan
B, HIV/AIDS ( Phát hiện và điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục)
7. Phát hiện ung thư vú và các ung thư bộ máy sinh dục khác ( đang
phát triển theo đà phát triển kinh tế)
8. Vô sinh ( đang có xu hướng tăng dần)
9. Giáo dục tình dục học
10. Công tác thông tin giáo dục truyền thông: dễ hiểu, dễ làm cho các
đối tượng ở cấp quản lý các chương trình quốc gia, những người cung cấp
dịch vụ sức khỏe sinh sản và những người sử dụng dịch vụ sức khỏe sinh
sản. Những vấn đề hàng đầu cho các nước Châu Á là làm mẹ an toàn,
KHHGĐ và giảm nạo phá thai.
13

GVHD: Th.S Lý Thị Hàm
Tuy cả nam và nữ đều cùng tham gia vào các hoạt động sinh sản, song
việc mang thai, sinh đẻ nuôi con bằng sữa mẹ vẫn là thiên chức của phụ nữ.
Chính vì vậy cần quan tâm đến họ vì họ là nhóm khách hàng đông đảo nhất
của toàn bộ chương trình chăm sóc sức khỏe sinh sản và cũng là nhóm có
những vấn đề lớn nhất về khả năng đạt được cả về dịch vụ y tế nói chung và
cả dịch vụ sức khỏe sinh sản nói riêng.
Tác giả đã chọn khái niệm về chăm sóc sức khỏe sinh sản theo quan
điểm và sự thống nhất của Hội Nghị dân số và phát triển Ở Cai ro – Ai Cập
làm cơ sở cho việc nghiên cøu về thực trạng chăm sóc sức khỏe sinh sản của
mình. Vì đây là khái niệm khá đầy đủ bao hàm tất cả các nội dung chương
trình chăm sóc sức khỏe sinh sản mà tác giả sẽ đề cập đến.Trong bài khóa
luận của mình tác giả chỉ đề cập đến một vài nội dung trong 10 nội dung về
chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ, để có thể nghiên cứu sâu hơn và kỹ
hơn về các nội dung đã chọn.
1.2.4.Khái niệm phụ nữ
Nói đến phụ nữ là nói đến phần nửa xã hội loài người. Phụ nữ mang
đặc điểm của sự duyên dáng, mềm mại, khéo léo và đảm đang. Trải qua các
giai đoạn lịch sử phụ nữ luôn thể hiện được vai trò của mình không thua
kém gì nam giới.
Để hiểu được khái niệm phụ nữ là gì trước hết cần tìm hiểu khái niệm
về giới, giới tính và khái niệm về vai trò giới:
+ Giới chỉ đặc điểm, vị trí vai trò của nam và nữ trong tất cả các mối
quan hệ xã hội
+ Giới tính chỉ các đặc điểm sinh học của nam, nữ
+ Vai trò giới thể hiện trong những công việc và hoạt động cụ thể mà
nữ giới hoặc nam giới thực tiễn đang làm.
14
GVHD: Th.S Lý Thị Hàm
Từ những đặc điểm trên có thể hiểu phụ nữ là những người có đặc

điểm của giới tính nữ như mang thai và sinh con.
Phụ nữ họ là biểu tượng của hòa bình. Phụ nữ ngày càng vươn lên
khẳng định vai trò và vị trí của mình trong xã hội. Trong cuộc đấu tranh của
dân tộc Bác Hồ đã nêu ra vai trò của phụ nữ thể hiện trong tác phẩm “
Đường cách mệnh – năm 1927; An nam cách mệnh cũng phải có nữ giới đi
tham gia mới thành công. Hồ Chí Minh cũng dẫn lời của Mác rằng: “ Ai đã
biết đến lịch sử thì biết muốn sửa sang xã hội mà không có phụ nữ giúp thì
chắc không làm nổi.
Trong thời đại hiện nay phụ nữ họ đang khẳng định năng lực của họ
thông qua vị trí và công việc họ làm bên ngoài xã hội. Họ vừa thực hiện tốt
vai trò xã hội vừa làm tốt vai trò trong gia đình họ. Nói đến phụ nữ, Nho
giáo đưa ra tiêu chuẩn “ tam tòng tứ đức”. Tam tòng là ba đạo. Tứ đức là “
Công – Dung – Ngôn – Hạnh”; Công – là khéo léo trong công việc; Dung –
hòa nhã trong sắc diện; ngôn – mềm mại trong lời nói; hạnh – nhu mì trong
tính nết. Việc diễn giải tứ đức thời nay có khác đôi chút nhưng nhìn chung
tứ đức luôn là cái đích mà mọi phụ nữ đều mong muốn, đều hướng tới.
Tác giả Hồng Vân của đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh diễn
giải ý nghĩa của tứ đức và đưa ra các nội dung mới của chúng:
+ Công: Phụ nữ hiện đại phải thực hiện tốt công việc gia đình lẫn
công việc xã hội
+ Dung: Người phụ nữ hiện đại phải có vẻ đẹp khỏe mạnh vì có sức
khỏe người phụ nữ mới thực sự lao động tốt, chăm lo được cho bản thân và
gia đình mình.
+ Ngôn: phải biết cách nói năng lịch thiệp, phải biết xã giao ngoài xã
hội và thẳng thắn mạnh dạn.
15
GVHD: Th.S Lý Thị Hàm
+ Hạnh: Sống cần kiệm, có ước mơ hoài bão trong nghề nghiệp, có
trách nhiệm, có lòng vị tha độ lượng.
Phụ nữ hầu như phải chịu đựng những vấn đề thuộc sức khỏe có liên

quan đến hệ thống sinh sản. Tuy cả nam và nữ đều cùng tham gia vào hoạt
động sinh sản nhưng phụ nữ vẫn là trung tâm của sức khỏe sinh sản. Sức
khoẻ sinh sản là cốt lõi của sức khỏe phụ nữ. Sức khỏe phụ nữ lại chịu tác
động của nhiều yếu tố cũng như sức khỏe sinh sản đó là: Phát triển kinh tế,
mức độ thu nhập của gia đình và xã hội; trình độ văn hóa giáo dục của bản
thân phụ nữ và trình độ học vấn chung của toàn xã hội; các chính sách và tục
lệ đối với vị thế của phụ nữ trong gia đình và x· hội; các dịch vụ sức khỏe và
khả năng tiếp cận với các dịch vụ đó của phụ nữ.
1.2.5.Khái niệm phụ nữ nông thôn
Nông thôn là khu vực mà ở đó con người sinh sống và lao động với
nghề chính là trồng trọt và chăn nuôi. So với khu vực thành thị thì nông thôn
có điều kiện kinh tế kém phát triển hơn, điều kiện của người dân còn nhiều
khó khăn. Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chính sách, nhiều chương trình
quan tâm tới khu vực nông thôn, trong đó có những chính sách quan tâm tới
lao động nữ ë nông thôn nhằm cải thiện tình hình chăm sóc sức khỏe sinh
sản của họ.
Phụ nữ nông thôn họ cũng mang những đặc điểm giới tính như mang
thai và sinh con nhưng họ lại sống ở vùng nông thôn mà nông nghiệp là
ngành sản xuất chính.
Ở nông thôn phụ nữ là lao động chính, là nguồn nhân lực quan trọng
trong sản xuất nông nghiệp. Họ đảm đương rất nhiều khâu của quá trình sản
xuất. Người xưa có câu “ chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa” đó là công việc
có sự phân định rõ ràng nhưng hiện nay phụ nữ cũng tham gia vào công việc
cày bừa ở một mức độ đáng kể. Trong sản xuất nông nghiệp hiện nay có sự
16
GVHD: Th.S Lý Thị Hàm
mờ đi về ranh giới phân công lao động dựa trên đặc điểm giới tính. Đặc
điểm này cho ta hai vấn đề: Thứ nhất nó khẳng định năng lực của nữ giới
thứ hai cho thấy gánh nặng công việc sản xuất đang ngày càng dån lên đôi
vai người phụ nữ nông thôn. Trong chăn nuôi phụ nữ là người đảm nhận vai

trß chính. Ở nông thôn khi thực hiện công việc này thì phụ nữ thường tranh
thủ sau giờ sản xuất và công việc này được coi là công việc gia đình và
không được tính công. Phụ nữ nông thôn họ quá bận rộn nên việc chăm sóc
cho bản thân rất hạn chế. Họ thường vẫn lao động vất vả trong thời gian
mang thai và làm việc ngay cả trong những tháng cần phải chú ý cẩn thận.
Đa số phụ nữ nông thôn có trình độ học vấn thấp, số phụ nữ có trình
độ Cao Đẳng, Đại học rất thấp. Trình độ học vấn thấp dẫn đến việc tiếp cận
khoa học kỹ thuật, tiếp cận các thông tin về DSKHHGĐ, thông tin về chăm
sóc sức khỏe sinh sản gặp nhiều khó khăn, hạn chế.
1.2.6. Đặc điểm tâm lý của phụ nữ nông thôn.
Phụ nữ Việt Nam nói chung duyên dáng, dịu dàng, khéo léo. Họ là
những người nhạy cảm, tinh tế và chu đáo. Phụ nữ cẩn thận, tỷ mỷ nên
thường làm các công việc thiên về mỹ thuật như thêu thùa, khâu vá, thư ký,
nhà thiết kế, kế toán, giáo viên Phụ nữ có nhu cầu giao tiếp, chia sẻ và tâm
sự với bạn bè và những người thân mà họ tin tưởng.
Phụ nữ biết cách chi tiêu và cân đối trong chi tiêu. Họ biết việc gì cần
tiêu và tiêu như thế nào tránh lãng phí. Ông cha ta đã nói “chồng là cái giỏ,
vợ là cái hom” là để nói về đặc điểm này của phụ nữ. Phụ nữ sống thiên về
tình cảm họ dễ tha thứ và thông cảm đồng thời cũng dễ xúc động. Phụ nữ
thích được âu yếm vuốt ve và nghe những câu nói ngọt ngào chính vì thế mà
đã có câu “ Phụ nữ yêu bằng tai, đàn ông yêu bằng mắt”.
17
GVHD: Th.S Lý Thị Hàm
Phụ nữ khi có gia đình họ rất yêu thương và hết lòng chăm sóc cho
chồng con. Phụ nữ thích làm đẹp, ngay từ nhỏ đã có khuynh hướng thích
làm đẹp.
Trong bài giảng về giáo dục hôn nhân tác giả Nguyễn Văn Điều nói
về tâm lý của người phụ nữ như sau: Người nữ sống thiên về tình cảm và
trực giác, hiểu bằng trực giác hơn bằng lý trí, lý luận do đó họ biểu lộ tình
cảm một cách úp mở. Người nữ dễ thay đổi lập trường vì tình cảm vẫn lệ

thuộc vào không gian và thời gian. Họ yếu đuối và nhát sợ, dễ hoảng hốt và
mất bình tĩnh.
Phụ nữ nông thôn ngoài những đặc điểm tâm lý của phụ nữ nói chung
họ còn có một số đặc điểm khác nữa.
Phụ nữ nông thôn chăm chỉ cần cù, họ có nhiều kinh nghiệm trong
sản xuất nông nghiệp. Họ đảm đang và biết vun vén cho gia đình khi chồng
đi làm xa. Đức tính nhường nhịn, hết lòng vì chồng con, hy sinh cho chồng
con.
Phụ nữ nông thôn rất đoàn kết sống tình cảm xóm làng và họ hay
giúp đỡ nhau. Đây là điều rất quan trọng nhằm thực hiện chương trình
CSSKSS có hiệu quả hơn.
Phụ nữ nông thôn họ có thói quen sống ổn định, đa số không muốn
thay đổi ví dụ như thay đổi công việc, nhà ở, đi xa…. Họ bằng lòng với hoàn
cảnh hiện tại của họ.
Phụ nữ nông thôn họ e dè, thiếu tự tin trong giao tiếp điều này sẽ làm
ảnh hưởng tới công tác CSSKSS cho họ. Khi tham gia các buổi tập huấn các
chương trình họ có những thắc mắc những câu hỏi nhưng lại không dám
đứng lên hỏi mà thường bàn tán hoặc là im lặng cho qua. Phụ nữ nông thôn
thường có quan niệm có chồng con rồi không cần ăn mặc sang trọng vì thế
họ lôi thôi và luộm thuộm. Họ ít thay đổi về cách ăn mặc, trang phục trang
18
GVHD: Th.S Lý Thị Hàm
điểm. Nếu có người ăn mặc theo mốt, trang điểm thì họ cho là ăn chơi, sỹ
diện và đặc biệt là ăn tiêu hết phần chồng con.
Phụ nữ nông thôn có thói quen sinh hoạt lạc hậu và thường rất khó thay đổi,
hay khó tiếp nhận cái mới. Điều này sẽ tác động làm ảnh hưởng đến công tác
tuyên truyền và triển khai chương trình CSSKSS.
Phụ nữ nông thôn họ tằn tiện trong chi tiêu, chắt bóp dành dụm tiền vì
kinh tế khó khăn. Sự tác động rất lớn của đặc điểm này đối với việc thăm
khám và CSSKSS cho phụ nữ vì họ sợ tốn kém, sợ lãng phí.

Ở nông thôn khi có thời gian rảnh rỗi đặc biệt lúc nông nhàn họ
thường giao lưu trò chuyện và thăm hỏi nhau. Phụ nữ nông thôn họ khá thụ
động, họ ít hoặc không có quyền ra quyết định trong sản xuất cũng như các
công việc trong gia đình. Chính vì vậy mà phụ nữ nông thôn họ thường thực
hiện theo lệnh, theo quyết định của chồng. Điều này ảnh hưởng rất lớn tới
CSSKSS cho họ vì họ không tự quyết định được cho mình về việc sử dụng
các dịch vụ CSSKSS nào. Công tác tuyên truyền về SKSS gặp nhiều khó
khăn hơn.
1.2.7. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về CSSKSS cho phụ nữ
Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm tới phụ nữ trong đó có chăm sóc
SKSS cho họ. Ngay từ năm 1996 Đảng ta đã xác định việc ưu tiên phát triển
thể lực phụ nữ phụ nữ và trẻ em “ Cải thiện các chỉ tiêu cơ bản về sức khỏe
cho mọi người, từng bước nâng cao thể lực tầm vóc, trước hết là nâng cao
thể lực bà mẹ trẻ em” ( Văn kiện Đại hội biểu Toàn quốc lần thứ VIII, 1996:
trang 206). Năm năm sau tức là vào năm 2001 Đảng ta chỉ ra mối liên hệ
giữa việc ưu tiên chăm sóc sức khỏe phụ nữ và tạo điều kiện cho phụ nữ làm
tốt vai trò của mình trong gia đình: “ Chăm sóc và bảo vệ sức khỏe bà mẹ
và trẻ em, tạo điều kiện để phụ nữ thực hiện tốt thiên chức người mẹ; xây
dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc:( Văn kiện Đại hội đại
biểu toàn quốc lần thứ XI, 2001: Trang 126). Quan tâm tới sức khỏe phụ nữ
19
GVHD: Th.S Lý Thị Hàm
không chỉ thể hiện ở chủ trương, đường lối mà còn cần được hiện thực hóa ở
các chính sách liên quan đến lao động nữ. Đồng thời cùng với chăm lo sức
khỏe thể chất của phụ nữ là sự quan tâm dến bảo vệ sức khỏe tâm lý, tinh
thần và nhân phẩm của nữ giới “ chăm sóc bảo vệ sức khỏe bà mẹ, trẻ em”.
Bổ sung và hoàn chỉnh các chính sách về bảo vệ lao động với lao động nữ.
Kiên quyết đấu tranh chống các tệ nạn xã hội và các hành vi bạo lực, xâm
hại và xúc phạm nhân phẩm phụ nữ ( V¨n kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ X, 2006 , trang 120).

Những năm qua Chính phủ cũng như các cấp, các ngành đã có những
chiến lược và đề ra nhiều chương trình hành động vì sức khỏe sinh sản, vì
chất lượng cuộc sống cộng đồng và đã thu được những thành tựu bước đầu
quan trọng. Nhà nước xây dựng và đưa ra chính sách, chiến lược đồng bộ về
CSSKSS.
Chiến lược Quốc gia về SKSS của Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010
cũng nêu rõ “ Động viên sự tham gia của nam giới trong lĩnh vực SKSS
cũng như thực hiện “ bình đẳng giới”, tăng cường vai trò của phụ nữ trong
việc ra quyết định về các vấn đề liên quan đến CSSKSS đề cao vai trò và
trách nhiệm của nam giới trong việc chia sẻ với phụ nữ thực hiện KHHGĐ
và CSSKSS”.
Những chủ trương đó của Đảng và Nhà nước được thể hiện trong hoạt
động của ngành y tế các cơ sở y tế từ Trung ương đến cơ sở, cơ sở y tế công
lập và ngoài công lập đều có nhiệm vụ cung cấp dịch vụ CSSKSS và đang
triển khai thực hiện hướng dẫn chuẩn quốc gia về các dịch vụ CSSKSS. Nhờ
đó hệ thống tổ chức và cơ chế hoạt động thêm hoàn thiện, đội ngũ cán bộ kỹ
thuất được chuyên môn hóa, chất lượng công tác ngày càng cao, đặc biệt là
phát triển nhân lực y tế cơ sở. Với sự phát triển nhanh chóng của các điểm
bán thuốc lẻ, trong đó cơ sở của tư nhân chiếm 72% trên thị trường ( Giáo
trình Xã Hội Học – Hoàng Bá Thịnh), cung ứng thuốc thiết yếu tới các xã
phường khó khăn.
20
GVHD: Th.S Lý Thị Hàm
Đây là những điều kiện thuận lợi, quan trọng đảm bảo cho phụ nữ
Việt Nam được tiếp cận và sử dụng các dịch vụ CSSKSS ngày càng thuận
lợi và có chất lượng. Nhờ có quyết định số 139/2002/QD – TTg quy định
việc mua thẻ Bảo hiểm y tế hoặc thanh toán trực tiếp mọi dịch vụ khám chữa
bệnh từ 50 ngàn đồng đến 70 ngàn đồng trong một năm nên việc khám,
chữa bệnh cho phụ nữ nghèo cũng được đảm bảo.
Nói tóm lại trong chương 1 tác giả đã phân biệt được khái niệm SKSS

và CSSKSS, phân biệt các nội hàm và các nội dung cũng như phạm vi của
hai khái niệm trên. SKSS là một trạng thái khỏe mạnh hoàn toàn về thể
chất, tinh thần và xã hội trong tất cả các vấn đề có liên quan đến hệ thống
sinh sản, các chức năng và quá trình của nó mà không đơn thuần chỉ là ốm
đau hay bệnh tật. Còn CSSKSS là một tổng thể các biện pháp kỹ thuật và
các dịch vụ góp phần nâng cao sức khỏe, hạnh phúc bằng cách phòng ngừa
và giải quyết các vấn đề về SKSS. Tác giả cũng đã nêu ra khái niệm và đặc
điểm tâm lý của phụ nữ nói chung và phụ nữ nông thôn nói riêng. Ngoài ra
sinh viên đã tìm hiểu lịch sử nghiên cứu trên thế giới và trong nước. Đặc biệt
sinh viên cũng đã trình bày quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về CSSKSS
cho phụ nữ và các chương trình, chính sách của Đảng và nhà nước ta.
Việc nghiên cứu lý luận cơ bản về CSSKSS là hết sức quan trọng cho phần
viết thực trạng và giải pháp của khóa luận. Tác giả nhận thấy khi làm rõ và
nắm chắc lý luận cơ bản về CSSKSS sẽ giúp tác giả đi đúng hướng và phản
ánh một cách khách quan CSSKSS cho phụ nữ nông thôn. Từ đó đề ra một
số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng CSSKSS cho phụ nữ nông thôn Xã
Mai Sơn – Yên Mô – Ninh Bình.
CHƯƠNG II.
THỰC TRẠNG CSSKSS CHO PHỤ NỮ NÔNG THÔN XÃ MAI SƠN
– HUYỆN YÊN MÔ – TỈNH NINH BÌNH
21
GVHD: Th.S Lý Th Hm
2.1. Vi nột v a bn nghiờn cu v khỏch th nghiờn cu.
2.1.1. Vi nột v a bn nghiờn cu.
* V v trớ a lý:
Xã Mai Sn giáp ranh với Tỉnh Thanh Hoá, Huyện Hoa L và nằm ở
cửa ngõ của trung tâm Huyện Yên Mô nên giao thông rất thuận lợi trong mối
liên hệ với các khu vực lân cận. Xó nm trờn tuyn ng quc l 1A l
tuyn ng huyt mch ni lin Bc Nam to thun li cho s phỏt trin
kinh t cng nh tip cn cỏc dch v CSSKSS.


Lợc đồ hành chính Xã Mai Sơn
* c im kinh t Xó Mai Sn
Ngnh kinh t mi nhn l nụng nghip trong ú trng trt gi v trớ
ch o. Cõy trng chớnh l cy lỳa v cỏc loi cõy hoa mu. Din tớch t
22
GVHD: Th.S Lý Th Hm
gieo trng l 223,6 ha. Tng lng thc cú ht nm 2009 l 1,229 tn. Chn
nuụi cng l mt trong nhng ngnh c chỳ trng phỏt trin.

Hình ảnh cây trồng chính Xã Mai Sơn
Hoạt động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đợc quan tâm, tiếp tục
duy trì và phát triển các nghề nh sản xuất gạch, khai thác đá, sửa chữa xe
máy, làm đồ mỹ nghệ, các nghề mộc rèn Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ
công nghiệp đạt 7.5 tỷ đồng.
Toàn xã có 13 xe công nông vận tải, 3 máy cày lồng của Hợp tác xã và
11 máy lồng của t nhân, có 4 trạm bơm nớc lớn, 9 máy phụt lúa phục vụ cho
sản xuất nông nghiệp.(Ngun 1)
T l h nghốo l 8.72 % (nm 2009)
Giao thụng ó c gii nha v bờ tụng thun li cho phỏt trin
kinh t, giao lu vn húa. Nh giao thụng i li d dng nờn vic cung ng
v tip cn cỏc dch v CSSKSS tt hn, thun li cho cỏc xe lu ng
tuyờn truyn vn ng v SKSS v DSKHHGD.
Trng trt v chn nuụi khụng nhng ỏp ng c nhu cu v lng
thc hng ngy m cũn cú hng húa nụng nghip em ra th trng gúp phn
tng thu nhp ci thin i sng. Khi cú kinh t h s cú iu kin mua sm
23
GVHD: Th.S Lý Th Hm
cỏc phng tin thụng tin nh i, ti vi, sỏch bỏo hay phng tin i li ( xe
p, xe mỏy ) to thun li cho vic tip thu hc hi cỏc thụng tin v kin

thc CSSKSS. Khi n mc ngi dõn s khụng lo vic kim n, kim
tin, cú iu kin u t CSSKSS. Ph n cú iu kin tip cn cỏc dch v
chm súc sc khoe tt hn.
Sản xuất nông nghiệp nhờ có các máy móc nh máy phụt, máy lồng
máy bơm nớc thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp góp phần làm giảm thời
gian và sự đầu t sức khoẻ vào lao động. Đây là yếu tố rất quan trọng đảm
bảo sức khoẻ cho phụ nữ. Rút ngắn thời gian lao động từ đó phụ nữ sẽ có
thời gian nghỉ ngơi chăm sóc SKSS, đảm bảo hạnh phúc cho bản thân và
gia đình.
Tuy nhiờn nền kinh tế của xã mặc dù đã có những chuyển biến, đời
sống của nhân dân trong xã đã đợc nâng lên nhng trên thực tế kinh tế của xã
còn kém phát triển. Là một xã thuần nông, không có nghề truyền thống, hay
các nghề phụ nh các xã khác trong Huyện. Nờn ngoi thu nhp t nụng
nghip thỡ cỏc khon thu nhp khỏc rt hn ch. Chớnh vỡ vy m hiện nay số
nam giới đi làm xa tại các thành phố lớn khỏ ph bin, gánh nặng công việc
gia đình: chăm sóc con cái, bố mẹ và các công việc đồng áng thuộc về phụ
nữ. Do điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn mà phụ nữ hiện nay còn tham
gia công việc đổ bê tông, đốt vôi, nhặt sỉ, đội đá công việc rất nặng
nhọc và độc hại. Điu ny s ảnh hởng đn sc khe ca phụ nữ nông thôn
trong xã. Họ va phi m nhn cỏc công việc đồng ruộng, va phi i lm
thờm kim tin. Ph n đi làm "'thông ca" ảnh hởng tới việc giữ gìn vệ sinh
cơ quan sinh sản, ảnh hởng tới SKSS của họ. Mặt khác những ngời chồng đi
làm xa thờng mang theo những bệnh truyền nhiễm về nhà t ú làm tăng
nguy cơ bị lây nhiễm các bệnh LTQDTD.
24
GVHD: Th.S Lý Th Hm
* c im Xó hi
V dõn s xó cú khong 4919 nhõn khu vi 1201 h. Xó cú 8 thụn khỏc
nhau.
V phỳc li xó hi:

Công tác giáo dục đào tạo: Hiện nay trờng THCS có 8 lớp với 240
học sinh. Trờng tiểu học có 10 lớp với 238 học sinh. Trờng mầm non 6 lớp
tổng số 206 cháu trong đó nhà trẻ có 63 cháu, mẫu giáo 143 cháu. Các thôn
đều đẫ có nhà văn hoá.( Ngun1 )

Trạm y tế Xã Nhà Trẻ
Nh vn húa: Xã đã có nhà văn hoá, trạm y tế đợc xây dựng ở trung
tâm Xã thuận lợi cho việc giao lu, sinh hoạt và tổ chức các buổi tập huấn, trò
chuyện về chăm sóc SKSS. Đồng thời thuận lợi cho việc tuyên truyền, ra
quân thực hiện chiến dịch truyền thông về CSSKSS và KHHGĐ
25

×