Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Tìm hiểu thị trường bảo hiểm Châu Á

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.2 KB, 19 trang )

Mục lục
Tìm hiểu thị trường bảo hiểm Châu Á
1 Khái quát chung
1.1 Lịch sử hình thành thị trường bảo hiểm
Trên thế giới, bảo hiểm thương mại ra đời, tồn tại và phát triển là do sự tồn
tại khách quan của các rủi ro liên quan đến cuộc sống và sản xuất của loài người.
Từ khi xuất hiện, loài người đã cố gắng phòng vệ và chống lại những rủi ro và
những mối nguy hiểm đe dọa để tồn tại. Con người đã tìm cách bảo vệ không chỉ
cho mình, mà còn tìm cách bảo vệ cho những tài sản của họ. Một trong những
cách thức bảo vệ hiệu quả nhất đã được loài người khẳng định đó là bảo hiểm.
Đầu tiên là vào khoảng thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên người ta đã tìm cách
Phạm Thị Thu Trang-D9.BH6 Trang 1
giảm nhẹ tổn thất toàn bộ một lô hàng bằng cách san nhỏ lô hàng của mình ra
làm nhiều chuyến hàng. Đây là cách phân tán rủi ro, tổn thất và có thể coi đó là
hình thức nguyên khai của bảo hiểm. Sau đó để đối phó với những tổn thất nặng
nề thì hình thức “cho vay mạo hiểm” đã xuất hiện theo đó trong trường hợp xảy
ra tổn thất đối với hàng hoá trong quá trình vận chuyển, người vay sẽ được miễn
không phải trả khoản tiền vay cả vốn lẫn lãi. Ngược lại họ sẽ phải trả một lãi suất
rất cao khi hàng hoá đến bến an toàn, như vậy có thể hiểu lãi suất cao này là hình
thức sơ khai của phí bảo hiểm. Song số vụ tổn thất xảy ra ngày càng nhiều làm
cho các nhà kinh doanh cho vay vốn cũng lâm vào thế nguy hiểm và thay thế nó
là hình thức bảo hiểm ra đời.
Vào thế kỷ XIV, ở Floren, Genoa nước Ý, đã xuất hiện các hợp đồng bảo
hiểm hàng hải đầu tiên mà theo đó một người bảo hiểm cam kết với người được
bảo hiểm sẽ bồi thường những thiệt hại về tài sản mà người được bảo hiểm phải
gánh chịu khi có thiệt hại xảy ra trên biển, đồng thời với việc nhận một khoản
phí. Hợp đồng bảo hiểm cổ xưa nhất mà người ta tìm thấy có ghi ngày
22/04/1329 hiện còn được lưu giữ tại Floren. Sau đó cùng với việc phát hiện ra
Ấn Độ dương và tìm ra Châu Mỹ, ngành hàng hải nói chung và bảo hiểm hàng
hải nói riêng đã phát triển rất nhanh. Về cơ sở pháp lý thì có thể coi chiếu dụ
Barcelona năm 1435 là văn bản pháp luật đầu tiên trong ngành bảo hiểm. Sau đó


là sắc lệnh của Philippe de Bourgogne năm 1458, những sắc lệnh của Brugos
năm 1537, Fiville năm 1552 và ở Amsterdam năm 1558. Ngoài ra còn có sắc
lệnh của Phần Lan năm 1563 liên quan đến hợp đồng bảo hiểm hàng hoá.
Tuy nhiên, phải đến thế kỷ XVI - XVII cùng với sự ra đời của phương thức
sản xuất TBCN thì hoạt động bảo hiểm mới phát triển rộng rãi và ngày càng đi
sâu vào nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế – xã hội.
Ở Châu Á, hình thức bảo hiểm cũng xuất hiện từ rất sớm.
Phạm Thị Thu Trang-D9.BH6 Trang 2
Dịch vụ bảo hiểm ở Ấn độ bắt nguồn từ bộ kinh Veda của nước này. Đơn cử
là trường hợp của tập đoàn bảo hiểm nhân thọ Yogakshema, một Công ty trực
thuộc tổng hội lien hiệp bảo hiểm Ấn Độ. Tên của Công ty này được lấy từ trong
kinh Rig Veda. Cụm từ Yogakshema cho thấy ở Ấn Độ vào khoảng năm 1000
trước Công Nguyên, hình thức “bảo hiểm cộng đồng” đã phát triển thịnh hành và
người Aryan khi đó cũng đã tham gia rất nhiều vào hình thức bảo hiểm này. Hơn
nữa trong giai đoạn truyền bá đạo Phật người Ấn Độ đã lập nên nhiều hội mai
tang để hỗ trợ cho các gia định xây cất nhà cửa đồng thời che trở, đùm bọc các
góa phụ và trẻ nhỏ.
Xuất hiện bảo hiểm hàng hải đầu tiên tại Trung Quốc, khi đó người ta muốn
bảo hiểm hàng hóa của mình khỏi những rủi ro về thiên tai hay cướp biển.
Ngày nay, ở Châu Á thì bảo hiểm đã trở thành một ngành kinh doanh phát
triển rất mạnh, với tốc độ tăng trưởng trung bình khá cao. Đặc biệt, bảo hiểm đã
trở thành một phần không thể thiếu trong kinh doanh, thị trường bảo hiểm phát
triển mạnh.
1.2 Khái niệm về thị trường bảo hiểm (Bảo hiểm thương mại)
1.2.1 Bảo hiểm thương mại là gì?
Bảo hiểm Thương mại hay hoạt động kinh doanh bảo hiểm được thực hiện
bởi các tổ chức kinh doanh bảo hiểm trên thị trường bảo hiểm thương mại.
Bảo hiểm thương mại chỉ những hoạt động mà ở đó các doanh nghiệp bảo
hiểm chấp nhận rủi ro thì người được bảo hiểm đóng một khoản tiển gọi là phí
bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường hay trả tiền bảo hiểm khi xảy ra

các rủi ro đã thỏa thuận trước trên hợp đồng.
1.2.1 Thị trường là gì?
Thị trường là một phạm trù kinh tế vô cùng phức tạp. Vì thế có rất nhiều
khái niệm về thị trường được đưa ra bởi nhiều nhà kinh tế học khác nhau.
Phạm Thị Thu Trang-D9.BH6 Trang 3
Có người nói, thị trường bao gồm toàn bộ các hoạt động trao đổi hàng hóa
diễn ra trong một không gian nhất định , hay thị trường chính là địa điểm trung
gian diễn ra quá trình trao đổi mua bán hàng hóa.
Quan điểm khác lại cho rằng, thị trường là trung tâm của các hoạt động
kinh tế, là nơi diễn ra các quan hệ trao đổi, là lĩnh vực lưu thông hàng hóa mà ở
đó hàng hóa thực hiện giá trị của mình đã được tạo trong quá trình sản xuất. Thị
trường là nơi gặp gỡ giữa cung và cầu, là nơi diễn ra các hoạt động mua, bán
hàng hóa bằng tiền tệ.
Còn hiểu theo cách của các nhà nghiên cứu về Markering thì thị trường bao
gồm tất cả những khách hàng tiềm ẩn cùng có một nhu cầu hay mong muốn cụ
thể, sẵn sàng và có khả năng tham gia trao đổi để thỏa mãn nhu cầu và mong
muốn đó.
1.2.2 Thị trường bảo hiểm là gì?
Thị trường bảo hiểm là nơi diễn ra các hoạt động mua, bán các sản phẩm
bảo hiểm. Bảo hiểm là một ngành kinh doanh đặc biệt và thị trường bảo hiểm
cũng là một thị trường đặc biệt. Tính đặc biệt đó được thể hiện ở chỗ sản phẩm
trên thị trường bảo hiểm là một loại sản phẩm dịch vụ đặc biệt, nó vô hình và
không được bảo hộ bản quyền. Hơn thế nữa, người mua sản phẩm trên thị trường
bảo hiểm là mua với mục đích phòng ngừa, để đảm bảo sự an toàn về mặt tài
chính và ổn định trong quá trình sản xuất kinh doanh cũng như trong đời sống xã
hội, tránh khỏi những tác động bất hường không lường trước được chứ không
bao giờ muốn nó xảy ra để được bồi thường. (Nguồn: />luan-van?id=686346).
1.3 Thị trường bảo hiểm Châu Á
Châu Á là khu vực có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới và tiếp tục là
động lực phát triển nền kinh tế toàn cầu. Tuy có thời điểm bị ảnh hưởng bởi biến

Phạm Thị Thu Trang-D9.BH6 Trang 4
động kinh tế hay gặp những thách thức nhất định thì nền kinh tế Châu Á vẫn thể
hiện rõ sự phục hồi kinh tế từ sức mạnh nội tại ở các quốc gia này.
Bảo hiểm dần thâm nhập vào thị trường Châu Á, bành trướng rất nhanh,
cùng với sự phát triển kinh tế của lục địa này và quá trình tự do hóa kinh tế đang
diễn ra tại phần lớn các nước có nền kinh tế tập trung. Trong thập kỷ qua, doanh
thu bảo hiểm hàng năm tăng trung bình 15%.
Nhìn chung, các nước Châu Á có sự chênh lệch đáng kể về mức độ thâm
nhập thị trường ở mỗi nước khác nhau song thị trường bảo hiểm ở các nước
Châu Á vẫn được nhìn nhận là có tốc độ tăng trưởng và tiềm năng to lớn. Với
nhận thức về rủi ro ngày càng được năng cao cũng như mức tích lũy ngày càng
tăng, thị trường bảo hiểm Châu Á sẽ vẫn tiếp tục đà tăng trưởng, cho dù tốc độ
tăng trưởng ở mỗi nước có thể khác nhau. Mức độ tăng trưởng của từng thị
trường cũng phụ thuộc phần lớn vào môi trường hoạt động kinh doanh bảo hiểm
ở nước đó, mà môi trường kinh doanh bảo hiểm lại chịu ảnh hưởng của một số
yếu tố như: trình độ phát triển kinh tế, các yếu tố về chính trị, kết cấu họ tầng
hoạt động kinh doanh và môi trường pháp lý. (Nguồn: Bảo việt nhân thọ)
Thị trường bảo hiểm nhân thọ khu vực Châu Á được nhận định là một thị
trường phát triển nhanh và nhiều tiềm năng. Một số thị trường các nước như Đài
Loan, Trung Quốc, Indonesia và Việt Nam đã đạt được mức tăng trưởng hai con
số về phí bảo hiểm trong một số năm trở lại đây. Tuy nhiên, tỷ lệ thâm nhập thị
trường ở mỗi nước vẫn có sự chênh lệch khá rõ – tỷ lệ này được đo bằng tỷ lệ
phần trăm của phí bảo hiểm trên tổng thu nhập quốc dân (GDP). Các thị trường
của một số nước như Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản có tỷ lệ thâm nhập thị
trường bảo hiểm nhân thọ cao vào năm, có thể so sánh được với các thị trường
phát triển trên thế giới như Mỹ (4,38%) và Anh (8,62%). Những nước này có thị
Phạm Thị Thu Trang-D9.BH6 Trang 5
trường bảo hiểm phát triển hơn những nước khách trong khu vực, với tỷ lệ dân
số sử dụng sản phẩm bảo hiểm nhân thọ lớn.
2 Các đối tượng tham gia vào thị trường bảo hiểm Châu Á

2.1 Người bán bảo hiểm (Cung bảo hiểm)
Người bán bảo hiểm là các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm đứng ra ký
hợp đồng bảo hiểm và cam kết bồi thường cho người mua bảo hiểm tất cả những
tổn thất do rủi ro được bảo hiểm là nguyên nhân trực tiếp gây ra.
Cung trên thị trường bảo hiểm luôn biến động. Cung trên thị trường bảo
hiểm là những sản phẩm bảo hiểm do các doanh nghiệp bảo hiểm cung cấp cho
khách hàng trên thị trường, nó có thể tăng hoặc giảm tùy theo nhu cầu và khả
năng cạnh tranh trên thị trường. Để nâng cao sức cạnh tranh và đáp ứng tốt hơn
nhu cầu của người mua, các doanh nghiệp đang cố gắng đa dạng hóa các loại
hình bảo hiểm cũng như nâng cao chất lượng sản phẩm để mang đến cho người
tiêu dùng dịch vụ tốt nhất.
Trên thị trường bảo hiểm luôn diễn ra quá trình cạnh tranh và liên kết. Như
mọi thị trường khác, các doanh nghiệp bảo hiểm cạnh tranh nhằm thu lợi nhuận
cao, giành giật khách hàng và thị phần. Các doanh nghiệp có thể cạnh tranh bằng
việc cải tiến, hoàn thiện chất lượng sản phẩm, quảng bá sâu rộng để thu hút
khách hàng, giảm phí, tăng tỷ lệ hoa hồng…Các quá trình này diễn ra hết sức
quyết liệt vì doanh nghiệp nào cũng muốn thắng thế trên thị trường. Bên cạnh
cạnh tranh thì quá trình liên kết cũng diễn ra hết sức mạnh mẽ. Sự liên kết giữa
các doanh nghiệp sẽ giúp họ tăng cường sức mạnh cũng như nâng cao năng lực
cạnh tranh. Có thể nói, cạnh tranh và liên kết là nhu cầu và điều kiện để tồn tại
trong quá trình hội nhập, phát triển toàn cầu hóa, nhất là đối với những thị
trường mới giàu tiềm năng như thị trường bảo hiểm Châu Á.
Phạm Thị Thu Trang-D9.BH6 Trang 6
Các công ty lớn chiếm lĩnh thị trường Châu Á như:
Prudential: có lịch sử phát triển lâu đời Châu Á trong hơn 80 năm qua. Vào
năm 1923, Prudential khai trương hoạt động phi nhân thọ nước ngoài đầu tiên tại
Calcutta, Ấn Độ. Các tổng đại lý bảo hểm cũng được hình thành trong khối thịnh
vượng chung trong suốt những năm 1920 và hoạt động kinh doanh bảo hiểm
cũng đã được mở rộng nhanh chóng sau đó ở Malaysia (1924), Singapore (1931)
và Hồng Kông (1964). Năm 1994, Tập đoàn Prudential Châu Á thành lập trụ sở

chính tại Hồng Kông nhằm mở rộng hoạt động kinh doanh ra ngoài Malaysia,
Singapore và Hồng Kông. Ngày nay, Prudential trở thành tập đoàn bảo hiểm
hàng đầu Châu Á và là một trong những công ty quản lý tài sản lớn nhất trong
khu vực. Các danh mục đầu tư siêu hạnh, mạng lưới kênh bán hàng đa dạng và
hoạt động rộng khắp, quan hệ đối tác chiến lược vững chắc, sản phẩm và dịch vụ
tới trọng tâm vì khách hàng, sở hữu thương hiệu tầm cỡ, là những yếu tố để
Prudential khảng định vị trí hàng đầu và phát triển không nhừng tại Châu Á.
Hiện nay, Prudential đang có các đơn vị kinh doanh bảo hiểm nhân thọ tại 13 thị
trường: Mã Lai, Singapore, Hồng Kông, Thái Lan, Indonesia, Cam Pu Chia,
Philippines, Ấn Độ, Đài Loan, Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc.
Phát triển cùng với chiến lược chung của tập đoàn, hoạt động kinh doanh của
Prudential Châu Á đang phát triển cùng lợi nhuận, đồng thời tạo ra lượng tiền
mặt lớn. Các thị trường phát triển nhanh và mang lại lời nhuận cao trong khu vực
tiếp tục được ưu tiên đầu tư. (Nguồn lịch sử hình thành và phát triển của tập
đoàn Prudential).
MetLife: Metlife được thành lập vào năm 1868, là một công ty Bảo hiểm
Nhân thọ lớn nhất ở Hoa Kỳ hiện đang phục vụ 100 triệu khách hàng trên toàn
cầu và đã có mặt ở Châu Á hơn 60 năm. MetLife đang hoạt động tại 9 nước
trong khu vực và hiện đang nắm giữ vị trí dẫn đầu thị trường tại Hoa Kỳ, Nhật
Phạm Thị Thu Trang-D9.BH6 Trang 7
Bản, Mỹ La tinh, Châu Á - Thái Bình Dương, Châu Âu và Trung Đông. MetLife
đã được trao tặng danh hiệu một trong các công ty đáng ngưỡng mộ thế giới bởi
tạp chí Fortune năm 2011 và hiện được xếp thứ 40 trong danh sách Fortune 500
năm 2013. (Nguồn: )
Tập đoàn AIA là tập đoàn bảo hiểm nhân thọ độc lập, có nguồn gốc Châu Á
lớn nhất thế giới được niêm yết. Tập đoàn có các công ty thành viên hoặc nhánh
thuộc sở hữu toàn phần tại 17 thị trường trong khu vực Châu Á – Thái Bình
Dương – như Hồng Kông, Thái Lan, Singapore, Malaysia, Trung Quốc, Hàn
Quốc, Philippines, Úc, Indonesia, Đài Loan, Việt Nam, New Zealand, Macau,
Brunei, một công ty chi nhánh với 97% cổ phần tại Sri Lanka và một công ty

liên doanh với 26% vốn góp tại Ấn Độ và một văn phòng đại diện tại Myanma.
Hơn 90 năm qua, Tập đoàn AIA đã xây dựng hoạt động kinh doanh vững chắc
thông qua việc đáp ứng như cầu không ngừng thay đổi của người dân và doanh
nghiệp tại Châu Á. Phương pháp tiếp cận dựa trên việc thiết lập và duy trì các
mối quan hệ cá nhân giúp AIA trở thành một phần trong cuộc sống của cộng
đồng tại những nơi AIA hoạt động. Và Tập đoàn tiếp tục bảo vệ các khách hàng
của mình trước những rủi ro mà họ không may gặp phải trong cuộc sống.
Thị phần của các doanh nghiệp bảo hiểm luôn thay đổi. Thị phần là tỷ lệ
phần trăm của mỗi doanh nghiệp chiếm lĩnh trên thị trường. Các doanh nghiệp
đều có cơ hội như nhau, thị phần càng cao chứng tỏ vị thế, sức cạnh tranh của
doanh nghiệp càng cao. Thị phần của các doanh nghiệp luôn thay đổi là do sự
thay đổi của số lượng doanh nghiệp tham gia vào thị trường, sự thay đổi của
chiến lược kinh doanh (Chiến lược marketing, sản phẩm, giá cả,…) để giữ vững
thị phần, giành giật thị phần của doanh nghiệp khác, mở rộng thị phần bằng cách
tung ra sản phẩm mới, cải tiến chất lượng sản phẩm…
Phạm Thị Thu Trang-D9.BH6 Trang 8
Trong những năm gần đây, tốc độ tự do hóa và mở cửa ở những thị trường
trong khu vực ngày càng tăng, dẫn tới cạnh tranh cũng trở nên quyết liệt hơn và
giảm dần số lượng các công ty bảo hiểm hoàn toàn thuộc sở hữu nhà nước. Các
công ty bảo hiểm nội địa trước kia vốn giữ vị thế độc quyền thì nay sẽ phải
đương đầu với áp lực cạnh tranh rất lớn đến từ các công ty nước ngoài. Nhìn
chung tiến trình tự do hóa sẽ có một tác động tích cực tới thị trường bảo hiểm
Châu Á, do đó sự chuyển giao các nguồn tài chính các kỹ năng cũng như bí
quyết về công nghệ từ phía các công ty toàn cầu của nước ngoài.
Trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ, một số thị trường đã mở cửa đối với loại
hình bảo hiểm hưu trí – một loại hình dịch vụ có triển vọng tăng trưởng cao. Các
sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư cũng ngày càng phát triển. Thêm vào đó, nếu
như trước kia kênh phân phối qua đại lý chiếm vai trò chủ đạo thì nay với sự
phát triển của các kênh phân phối thay thế như kênh ngân hàng bảo hiểm
(bancassurance), kênh phân phối truyền thống này đã mất vị trí độc tôn ở hầu hết

thị trường bảo hiểm ở khu vực Châu Á. Tuy nhiên, khả năng sinh lời của các
công ty bảo hiểm nhân thọ ở một số thị trường đang giảm xuống do tỷ suất lợi
nhuận âm. Song tình trạng này đang dần được cải thiện do có những động thái
tích cực về lãi suất, sự nới lỏng các hạn chế về đầu tư cũng như sự mở rộng các
sản phẩm về đầu tư tài chính ở một số thị trường trong khu vực. Doanh thu bảo
hiểm nhân thọ tăng trưởng mạnh nhất ở các thị trường Châu Á mới nổi (tăng
13,1% năm 2014). Ở Trung Quốc, doanh thu phí tăng 15,7% và Ấn Độ tăng 6%
sau 6 năm trì trệ. Các thị trường Châu Á mới nổi chiếm 67% tổng phí của các thị
trường mới nổi năm 2014, tăng so với tỷ trọng 64% của năm 2013. Sự phục hồi
của Trung Quốc, với doanh thu tăng trưởng 15,7% năm 2014 so với mức tăng
5,1% năm 2013 và 1,4% năm 2012 là nguyên nhân hính cho mức tăng trưởng
cao của Châu Á. Ấn Độ và Đông Nam Á cũng có kết quả kinh doanh tốt. Tăng
Phạm Thị Thu Trang-D9.BH6 Trang 9
trưởng doanh thu phí tại Philippin đạt mức xấp xỉ 30%, sau khi đã tăng trưởng ấn
tượng 30% các năm 2013 và 2014. Tăng trưởng mạnh dựa trên sự bùng nổ của
các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ biến đổi.
Trong hạng mức bảo hiểm phi nhân thọ ở thị trường Châu Á, nghiệp vụ bảo
hiểm xe cơ giới vẫn giữ vị trí quan trọng nhất, một phần là do luật pháp ở một số
nước quy định bắt buộc chủ phương tiện phải mua bảo hiểm trách nhiệm đối với
bên thứ 3, dẫn đến nhu cầu đối với loại bảo hiểm này tăng mạnh. Nhưng trong
tương lại thì nghiệp vụ bảo hiểm có xu hướng phát triển mạnh mẽ sẽ là bảo hiểm
cá nhân do thu nhập cá nhân ngày càng cao cộng với nhu cầu về đảm bảo thu
nhập. Tuy nhiên các công ty bảo hiểm phải chú ý đến công tác phân tích rủi ro
bởi tình trạng rủi ro mang tính chất thảm họa đang ở mức cao ở một số thị
trường bảo hiểm trong khu vực. Trên thực tế thì có nhiều công ty bảo hiểm phi
nhân thọ ở khu vực Châu Á đang phải nhờ tới sự hỗ trợ từ phía các công ty tái
bảo hiểm để khai thác các hợp đồng bảo hiểm lớn. do vậy khả năng đáp ứng của
các công ty tái bảo hiểm cũng có ảnh hưởng đáng kể đến việc định phí cũng như
tới biên lợi nhuận của các công ty bảo hiểm phi nhân thọ trong khu vực. Doanh
thu phí bảo hiểm phi nhân thọ tại Châu Á tăng 5,5%, giảm đáng kể so với mức

tăng trưởng một phần do tăng trưởng kinh tế chậm lại ở nhiều quốc gia Đông
Nam Á phụ thuộc vào xuất khẩu và các nước khu vực Trung và Đông Âu. Doanh
thu phí ở Trung Quốc tăng trưởng 15%, dựa trên mức tăng trưởng bán xe ô tô
mới, đầu tư cơ sở hạ tầng và các loại hình bảo hiểm khách bao gồm bảo hiểm
nông nghiệp và bảo hiểm trách nhiệm.
2.2 Người mua bảo hiểm ( Cầu bảo hiểm)
Người mua bảo hiểm là người có lợi ích bảo hiểm, là người bị thiệt hại khi
rủi ro xảy ra và được người bảo hiểm bồi thường. Người được bảo hiểm là người
Phạm Thị Thu Trang-D9.BH6 Trang 10
mua bảo hiểm, người có tên trên hợp đồng bảo hiểm hoặc là người được hưởng
lợi ích trên hợp đồng bảo hiểm.
Cũng như cung bảo hiểm cầu bảo hiểm luôn luôn biến động, cung bảo hiểm
tăng thì cầu bảo hiểm cũng tăng và ngược lại. Cầu trên thị trường bảo hiểm là
nhu cầu vể bảo hiểm của dân cư, các tổ chức xã hội, đơn vị sản xuất kinh doanh,
… và ngày càng có xu hướng tăng lên. Kinh tế xã hội phát triển, đời sống được
cải thiện nên nhu cầu về bảo hiểm cũng tăng lên và yêu cầu về chất lượng cũng
cao hơn.
Đặc điểm của khách hàng trong thị trường bảo hiểm Châu Á: Châu Á dẫn
đầu thế giới về dân số với gần 5 tỷ người (năm 2014). Tầng lớp trung lưu tại
Châu Á dự kiến đạt 1,7 tỷ người trước năm 2020 và con số này dự kiến sẽ còn
tăng gấp đôi lên 3,2 tỷ người vào năm 2030. Khi một người bước vào tầng lớp
trung lưu, họ sẽ sẵn sàng hơn trong việc sử dụng một phần thu nhập để đầu tư
vào các giải pháp hưu trí hay bảo vệ tài chính, bảo vệ sức khỏe và tính mạng của
mình. Người Châu Á cũng đang già đi nhanh do tuổi thọ tăng lên. Do đó, nhu
cầu về hưu trí hay các giải pháp bảo vệ sức khỏe và y tế sẽ tăng rất nhanh. Bên
cạnh đó yêu cầu của họ về dịch vụ bảo hiểm cũng tăng lên, họ không những yêu
cầu về chất lượng sản phẩm bảo hiểm mà còn yêu cầu đa dạng các loại hình bảo
hiểm để họ có thê chọn được loại bảo hiểm phù hợp với mình.
2.3 Các tổ chức trung gian bảo hiểm
Trong quá trình kinh doanh, để tăng cường hiệu quả hoạt động, các công ty

bảo hiểm thường phải sử dụng các trung gian bảo hiểm gồm đại lý bảo hiểm và
môi giới bảo hiểm. Các trung gian bảo hiểm được phép hoạt động kinh doanh
trong lĩnh vực bảo hiểm, song họ không tạo ra các sản phẩm bảo hiểm, không
mua bán các sản phẩm bảo hiểm mà làm cầu nối giữa người được bảo hiểm,
Phạm Thị Thu Trang-D9.BH6 Trang 11
công ty bảo hiểm gốc, công ty tái bảo hiểm. Hoạt động của các trung gian bảo
hiểm là rất cần thiết trong việc tạo sự gặp nhau giữa cung và cầu trên thị trường.
Đại lý bảo hiểm là tổ chức, cá nhân được doanh nghiệp bảo hiểm ủy quyền
trên cơ sở hoạt động đại lý bảo hiểm, thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm. Đại lý
bảo hiểm thường được coi là đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm. Nội dung hoạt
động của đại lý bảo hiểm là: giới thiệu, chào bán bảo hiểm; thu xếp việc giao kết
hợp đồng bảo hiểm; thu phí bảo hiểm; thu xếp giải quyết bồi thường, trả tiền bảo
hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm và thực hiện các hoạt động khác liên quan đến
việc thực hiện hợp đồng bảo hiểm. Hiện nay, các doanh nghiệp bảo hiểm đều chú
ý xây dựng hệ thống đại lý bảo hiểm bởi tầm quan trọng của nó. Đại lý bảo hiểm
giúp doanh nghiệp bảo hiểm triển khai hoạt động trên một phạm vi rộng lớn, đưa
sản phẩm bảo hiểm đến từng địa phương, cơ sở, đến tận đối tượng có nhu cầu
bảo hiểm, từ đó góp phần làm tăng doanh thu thị phần cho doanh nghiệp bảo
hiểm.
Môi giới là công ty hoặc cá nhân đứng ra thu xếp bảo hiểm với các công ty
bảo hiểm, họ tư vấn về nhu cầu bảo hiểm, hợp đồng, thị trường, việc ký hợp
đồng khếu nại, kiện tụng… Họ có thể là đại diện cho cả hai, bên mua và bên bán
bảo hiểm. Doang nghiệp môi giới bảo hiểm cũng tiến hành đàm phán, thu xếp
giao kết và thực hiện các công việc khác liên quan đến việc thực hiện hợp đồng
bảo hiểm theo yêu cầu của bên mua. Hiện trên thế giới có trên 85% các rủi ro
công nghiệp được bảo hiểm qua môi giới. Môi giới bảo hiểm làm tăng thêm lợi
ích cho cả người được bảo hiểm và các công ty bảo hiểm.
Kênh phân phối ngân hàng – Bảo hiểm (Bancassurance): Kênh phân phối
truyền thống qua đại lý đến nay vẫn giữ vai trò chủ đạo trong kinh doanh bảo
hiểm nhân thọ ở hầu hết các thị trường khu vực Châu Á. Tuy nhiên, kênh phân

phối truyền thống này đã mất đi vị trí độc tôn khi xuất hiện những kênh phân
Phạm Thị Thu Trang-D9.BH6 Trang 12
phối thay thế như kênh ngân hàng – bảo hiểm với tầm quan trọng ngày càng lớn.
Ở Đài Loan, Bancassurance tuy chỉ mới xuất hiện trong vài năm trở lại đây
nhưng cũng đã đóng góp khá nhiều vào tổng doanh thu phí bảo hiểm với 30%
phí thu được là từ kênh phân phối này vào năm 2003. Một số công ty bảo hiểm
lớn khác như Cathay, Shin Kong và Fubon, cũng đang phát triển ngày càng mạnh
hình thức phân phối bancassurance bởi những công ty này có thuận lợi đó là
thuộc sự quản lý của các công ty nắm vốn (Financial Holding Company – FHC)
với những đối tác có vốn góp là các ngân hàng. Tuy nhiên, các công ty nắm vốn
không phải là cách thức tiếp cận duy nhất tới kênh Bancassurance. Các công ty
bảo hiểm nhân thọ cũng được phép cung cấp sản phẩm bảo hiểm qua các ngân
hàng không trong cùng một tổ chức.
2.4 Các yếu tố khác trong thị trường bảo hiểm Châu Á
2.4.1 Yếu tố pháp lý, nhà nước
Những cải tổ về chính sách hưu trí tạo nhiều cơ hội cho các công ty bảo
hiểm. Lĩnh vực bảo hiểm hưu trí ở các thị trường trong khu vực đang được mở
cửa, đây là một lĩnh vực bảo hiểm quan trọng nhất đối với sự phát triển của cả thị
trường. Ở Trug Quốc, hệ thống trợ cấp trọn đời của nhà nước đã bị hủy bỏ. Việc
cung cấp các loại hình trợ cấp sẽ dần dần chuyển sang cho các nhà cung cấp tư
nhân. Cơ chế truyền thống của nhà nước đã trở nên không còn hiệu quả khi nhu
cầu được chăm sóc của những người nghỉ hưu ngày càng cao. Chính việc giảm
bớt sự phụ thuộc vào hệ thống trợ cấp xã hộ của nhà nước đã tạo cơ hội cho các
công ty bảo hiểm nhân thọ của Trung Quốc cung cấp dịch vụ bảo hiểm nhân thọ
nhóm cho các tổ chức đang muốn cải thiện lợi ích cho lực lượng lao động đang
ngày càng đông đảo của mình, cũng như cung cấp thêm sản phẩm bảo hiểm sức
khỏe và hưu trí cho những người có tuổi. Tương tự như Trung Quốc, thị trường
cho lĩnh vực bảo hiểm hưu trí ở Đài Loan cũng đang trải qua những thay đổi to
Phạm Thị Thu Trang-D9.BH6 Trang 13
lớn. Kể từ ngày 01/07/2005, những tổ chức có quy mô lớn (được định nghĩa là

những tổ chức có trên 200 nhân viên) được quyền lựa chọn giữa cơ chế hưu trí
của nhà nước và các chương trình bảo hiểm hưu trí của các công ty bảo hiểm tư
nhân. Sắp tới, luật hưu trí của Hàn Quốc cũng sẽ được sửa đổi. Theo đó, các
công ty có thể trang trải những chi phí liên quan đến hưu trí cho nhân viên của
mình qua các loại hình bảo hiểm để thay thế cho cách làm cũ là tự trích quỹ dự
phòng. Suy ra việc cải tổ chính sách hưu trí ở khu vực Châu Á sẽ tạo điều kiện
thuận lợi cũng như làm tăng triển vọng phát triển của bảo hiểm nhân thọ.
Sự thay đổi nhanh chóng trong môi trường pháp lý: Các công ty bảo hiểm
trong khu vực Châu Á đang phải đối mặt với nhiều quy định cho nghành bảo
hiểm bao gồm Luật Đảm Bảo Khả Năng Thanh Toán II (Solvency II), Tiêu
chuẩn Vốn Sở Hữu Dựa Trên Rủi Ro, và việc chuẩn mực hóa hệ thống kế toán
bảo hiểm theo Chuẩn Mực Lập Báo Cáo Tài Chính Quốc Tế (IFRS). Đồng thời
các nhà chính sách cũng đang tìm cách củng cố niềm tin của khách hàng trong
nghành bảo hiểm. Trong bối cảnh phức tạp của các quy định, các công ty bảo
hiểm trong năm 2013 cần phải quan tâm tới những thay đổi mang tính sâu rộng
trong hoạt động và cơ cấu. Rất nhiều công ty đang phải đối mặt với những quyết
định khó khăn trong đó có việc tái cân bằng hệ sản phẩm dựa trên sự phân bổ
nguồn vốn, xác định hoạt động kinh doanh và dòng sản phẩm nào cần gỡ bỏ, và
chiến lược tái bảo hiểm nào là tối ưu. (Nguồn: Thị trường bảo hiểm Châu Á năm
2013). Trung Quốc chuẩn bị áp dụng các tiêu chuẩn giám sát mới với tên gọi
China – Risk Oriented Solvency System (C – ROSS), hệ thống này sẽ đưa các
tiêu chuẩn giám sát bảo hiểm tại Trung Quốc gần hơn với các chuẩn áp dụng tại
các thị trường đã phát triển. Sự hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN (ACE)
vào cuối năm 2015 sẽ thúc đẩy các nhà quản trị bảo hiểm của các nước ASEAN
củng cố và căn chỉnh thống nhất tiêu chuẩn về thanh toán và vốn. Các thay đổi sẽ
Phạm Thị Thu Trang-D9.BH6 Trang 14
dẫn đến những biến động về vốn và nhận thức về rủi ro lớn hơn. Nhiều công ty
bảo hiểm sẽ xem xét điều chỉnh lại thiết kế sản phẩm, và nâng cấp hệ thống giữ
liệu của mình cho phù hợp với những thay đổi quy định mới.
Ngoài ra còn có sự thay đổi về chính sách thuế để tăng cầu về bảo hiểm và

chính sách về thị trường tài chính cũng như các chính sách thắt chặt tiền tệ của
Ngân hàng trung ương ở một số nước cũng làm ảnh hưởng đến thị trường bảo
hiểm Châu Á.
2.4.2 Yếu tố môi trường tự nhiên – xã hội
Các thảm họa thiên nhiên liên tục xảy ra: Nhiều nước trong khu vực như
Đài Loan, Nhật Bản, Indonesia, philippines, Thái Lan và Trung Quốc đang phải
gánh chịu tổn thất nặng nề từ những thảm họa thiên nhiên như bão, lũ lụt, động
đất, sóng thần,… Thảm họa sóng thần xảy ra vào tháng 12/2004 gây ảnh hưởng
tới hàng loạt quốc gia như Thái Lan, Ấn Độ, Indonesia, Băng La Đét. Ty nhiên,
trận sóng thần này cũng không ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình kinh doanh của
các công ty bảo hiểm do những khu vực bị ảnh hưởng hầu hết là không mua bảo
hiểm hoặc mua bảo hiểm dưới giá trị. Từ đó có thể thấy được nhu cầu bảo hiểm
sẽ tăng lên, đặc biệt là đối với rủi ro thảm họa thiên nhiên gây ra, khi nhận thức
của người dân đối với tầm quan trọng của bảo hiểm được nâng lên. Tuy nhiên
các công ty bảo hiểm cũng phải đảm bảo khả năng quản lý rủi ro của mình trong
bối cảnh rủi ro đang ngày càng tăng như hiện nay. Hoạt động tái bảo hiểm có
hiệu quả sẽ là rất quan trọng đối với công tác quản lý rủi ro, với sự hỗ trợ từ phía
các công ty tái bảo hiểm nước ngoài.
Châu Á kinh doanh bảo hiểm khủng bố: Trong những năm gần đây, mối đe
dọa khủng bố luôn rình rập thế giới khiến nhu cầu về dịch vụ bảo hiểm Châu Á
ngày càng tăng. Đây là cơ hội kinh doanh béo bở cho các công ty bảo hiểm
nhưng cũng chắc chắn chứa nhiều rủi ro không thể lường trước được. Hiện tại thì
Phạm Thị Thu Trang-D9.BH6 Trang 15
có rất nhiều công ty bảo hiểm đang phất lên vì hoạt động kinh doanh mới mẻ
này. Đối tượng khách hàng của loại hình bảo hiểm này tại Châu Á chính là các
nhà phát triển địa ốc, các hãng điều hành khu thương mại dây chuyền khách sạn
và các công ty đang tìm kiếm thị trường vốn quốc tế,…
3 Thị trường bảo hiểm Việt Nam
Dân số đông, trên 86 triệu người, Việt Nam là một thị trường rất triển
vọng. Hơn nữa, thu nhập và đời sống của người dân, yêu cầu nâng cao chất

lượng sống cũng đang được nâng lên một cách đáng kể. Nhu cầu mua bảo hiểm
ở tất cả các hình thức đang gia tăng nhanh ở mọi đối tượng, thành phần và độ
tuổi cư dân. Bảo hiểm là một ngành tuy mới mẻ đối với Việt Nam, nhưng có tốc
độ phát triển khá nhanh. Thu nhập từ bảo hiểm cho GDP luôn là 2 con số, lớn
hơn khá nhiều quốc gia. Hơn nữa, ý thức về mua bảo hiểm, nhất là bảo hiểm y
tế, giáo dục, nhân thọ… của người dân cũng ngày càng cao và phổ biến hơn.
Thêm vào đó là gần đây, thị trường bảo hiểm Việt Nam ngày càng có nhiều công
ty nước ngoài tham gia với các loại hình bảo hiểm đa dạng, phong phú. Các công
ty sẽ dần xây dựng cơ sở vật chất và định hướng tập trung vào các dạng sản
phẩm phù hợp với người Việt Nam như dạng sản phẩm giáo dục, sức khoẻ, hưu
trí liên quan đến đối tượng trẻ em, thị dân.
Dù bối cảnh kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn, nhưng thị trường bảo hiểm
Việt Nam những năm gần đây vẫn đạt những bước tiến với kết quả ấn tượng. Sự
gia nhập của các DNBH mới, đặc biệt là nhiều tập đoàn tài chính – bảo hiểm lớn
trên thế giới đã thúc đẩy thị trường phát triển theo chiều hướng tích cực trên nền
tảng cạnh tranh lành mạnh, công bằng. Số liệu ước tính của Cục Quản lý và giám
sát bảo hiểm ( Bộ Tài Chính) cho thấy, năm 2014, tổng doanh thu phí bảo hiểm
toàn thị trường ước đạt 522.680 tỷ đồng, tăng 14,2% so với năm 2013, trong đó,
doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ tăng 10,5%; bảo hiểm nhân thọ tăng 17,9%.
Phạm Thị Thu Trang-D9.BH6 Trang 16
Báo cáo cũng cho thấy, cùng với kết quả tích cực về tăng trưởng doanh thu phí
bảo hiểm, các chỉ tiêu khác của thị trường cũng đạt kết quả khả quan.
Đóng góp vào thành công chung này, nhiều doanh nghiệp bảo hiểm lớn có
tên tuổi lâu nay trên thị trường vẫn khẳng định được vị thế và tốc độ tăng trưởng
của mình. Chẳng hạn như đối với tập đoàn Bảo Việt, tổng doanh thu hợp nhất 9
tháng đầu năm 2014 của Tập đoàn đạt 14.173 tỷ đồng, tăng trưởng 13,6% so với
2013 , trong đó doanh thu từ lĩnh vực bảo hiểm đạt 10.280 tỷ đồng, tăng trưởng
14,5%; lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 996 tỷ đồng, hoàn thành 84,1% kế hoạch
năm. Trong cơ cấu lợi nhuận, lĩnh vực bảo hiểm của tập đoàn bảo việt vẫn chiếm
tỷ trọng lớn nhất (65,4%).

Có thể nói, ngoài sự khởi sắc của nền kinh tế thì ý thức về bảo hiểm của
người dân ngày càng nâng cao, đặc biệt là sự góp mặt của nhiều tập đoàn tài
chính – bảo hiểm hàng đầu thế giới mang các sản phẩm và dịch vụ mới đến thị
trường, khiến người dân được lợi và cảm thấy thích thú hơn, đồng thời thúc đẩy
thị trường phát triển theo hướng tích cực trên nền tảng cạnh tranh lành mạnh,
công bằng. Ngoài ra, các doanh nghiệp bảo hiểm đẩy mạnh các chương trình thi
đua và kênh bán bảo hiểm qua ngân hàng đang tăng dần. Tuy nhiên theo các
chuyên gia bảo hiểm, hiện nay, các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ cạnh tranh
khốc liệt ở phân khúc 30% dân số sống ở thành thị, những người có thu nhập khá
và ổn định trong khi đó phân khúc khách hàng khác như người có thu nhập trung
bình và thấp có nhu cầu mua bảo hiểm với mình giá và mức phí phù hợp gần như
chưa được các doanh nghiệp bảo hiểm quan tâm.
Trong khi đó, đối với lĩnh vực phi nhân thọ,ngoài bối cảnh kinh tế chung
tích cực hơn, trong năm 2014 nhiều cơ chế chính sách đối với lĩnh vực bảo hiểm
được ban hành, đã và đang tạo ra những cơ hội cho thi trường bảo hiểm phi nhân
thọ phát triển. theo nhiều chuyên gia bảo hiểm, điểm nhấn của thị trường bảo
hiểm phi nhân thọ năm 2014 là tập trung vào phân khúc bán lẻ đi đôi với nâng
Phạm Thị Thu Trang-D9.BH6 Trang 17
cao dịch vụ khách hàng. Bên cạnh đó, nhiều dự án lớn tiếp tục được giải ngân
song song với các dự án đầu tư nước ngoài gia tăng, giúp thị trường bảo hiểm
công nghiệp dần ổn định trở lại. Việc triển khai đề án thí điểm bảo hiểm nông
nghiệp, bảo hiểm ín dụng xuất khẩu tại một số doanh nghiệp bảo hiểm đã góp
phần gia tăng doanh thu cho toàn bộ thị trường. Một số nghiệp vụ khác, trong đó,
có bảo hiểm thân tàu sau một thời gian liên tục thua lỗ cũng đang được xây dựng
bộ quy tắc điều khoản biểu phí, từng bước chuẩn hóa biểu phí, lập lại trật tự trên
thị trường bảo hiểm phi nhân thọ. Tuy nhiên năm 2014 cũng là năm khối bảo
hiểm phi nhân thọ phải đối mặt với một cú sốc lớn, trong đó phải kể đến sự cố ở
các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Hà Tĩnh, khiến hại được xác định lên tới 2.500
tỷ đồng, qua đó gây những sức ép không nhỏ cho các doanh nghiệp bảo hiểm phi
nhân thọ. (Nguồn: />lai-thi-truong-bao-hiem-Viet-Nam-nam-2014/56814.tctc).


Phạm Thị Thu Trang-D9.BH6 Trang 18
Phạm Thị Thu Trang-D9.BH6 Trang 19

×