Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Tình hình hoạt động đầu tư tài chính của các doanh nghiệp trên thị trường bảo hiểm Việt Nam - nguy cơ tái khủng hoảng kinh tế.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (782.75 KB, 68 trang )



CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN ......................................................................................... 4
1.

Lý thuyết bàn tay vơ hình – Adam Smith ................................................................ 4
1.1. Giới thiệu về Adam Smith .............................................................................. 4
1.2. Các giả định của lý thuyết “Bàn tay vơ hình” ................................................. 5
1.3. Nội dung của lý thuyết .................................................................................... 6
1.4. Mức độ áp dụng của lý thuyết ......................................................................... 8

2.

Học thuyết kinh tế của Keynes ................................................................................. 9
2.1. Giới thiệu về Keynes ....................................................................................... 9
2.2. Điều kiện ra đời của lý thuyết ....................................................................... 11
2.3. Nội dung của lý thuyết .................................................................................. 11
2.4. Mức độ áp dụng của lý thuyết ....................................................................... 14

3.

Lý thuyết điều khiển tự động trong kinh tế ............................................................ 14
3.1. Điều kiện ra đời của lý thuyết ....................................................................... 15
3.2. Nội dung của lý thuyết .................................................................................. 16
3.3. Các dạng khác nhau của lý thuyết điều khiển học ........................................ 17
3.3.1. Lý thuyết về hệ thống kinh tế và các mơ hình. ............................................. 17
3.3.2. Các lý thuyết về thông tin kinh tế. ................................................................ 18
3.3.3. Lý thuyết về kiểm soát hệ thống ngành kinh tế. ........................................... 18
3.4. Mức độ áp dụng của lý thuyết ....................................................................... 19

4.



Tổng kết Chương I ................................................................................................. 19

CHƯƠNG II: AIG VÀ CUỘC ĐẠI SUY THOÁI KINH TẾ THẾ GIỚI. ....................... 21
1.

AIG – Tác nhân gấy trầm trọng cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 2007 ............. 21
1.1. Giới thiệu chung về AIG ............................................................................... 21
1.2. AIG và cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới ................................................... 26
1.2.1. Tình hình chung và các mốc thời gian quan trọng. ....................................... 26
1.2.2. Phân tích nguyên nhân của cuộc khủng hoảng tại AIG ................................ 28

 




2.

Tình hình hoạt động của AIG tại Việt Nam ........................................................... 30
2.1. Tình hình hoạt động trước khủng hoảng ....................................................... 31
2.2. Tình hình hoạt động của AIG Nonlife tại thị trường Việt Nam.................... 32

3.

Tổng kết Chương II ................................................................................................ 33

CHƯƠNG III: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH
NGHIỆP TRÊN THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM VIỆT NAM – NGUY CƠ TÁI KHỦNG
HOẢNG KINH TẾ. ........................................................................................................... 34

1.

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI GIAI ĐOẠN 2006 – 2010 ..... 34

2.

Một số nét tổng quan về tình hình thị trường Bảo hiểm Việt Nam 2006 – 2010... 35
2.1. Tổng quan thị trường bảo hiểm Việt Nam hiện nay ..................................... 35
2.2. Vai trò của bảo hiểm đối với nền kinh tế : tỷ trọng phí bảo hiểm trong GDP
35
2.3. Cơ cấu doanh thu Bảo hiểm. ......................................................................... 37
2.3.1. Cơ cấu doanh thu Bảo hiểm phi nhân thọ. .................................................... 37
2.3.2. Cơ cấu doanh thu Bảo hiểm nhân thọ. .......................................................... 39

3.

Tình hình đầu tư tài chính ...................................................................................... 41
3.1. Nguồn đầu tư ................................................................................................. 42
3.1.1. Vốn điều lệ .................................................................................................... 42
3.1.2. Quỹ dự trữ bắt buộc: ..................................................................................... 44
3.1.3. Quỹ dự phịng nghiệp vụ: .............................................................................. 45
3.1.4. Tóm lại .......................................................................................................... 47
3.2. Sử dụng nguồn đầu tư ................................................................................... 48
3.2.1. Đầu tư bất động sản ....................................................................................... 48
3.2.2. Đầu tư tài chính ngắn hạn ............................................................................. 49
3.2.3. Đầu tư tài chính dài hạn: ............................................................................... 52
3.2.4. Kết luận ......................................................................................................... 55

4.


Nguy cơ tái khủng hoảng tiềm ẩn tại thị trường Bảo hiểm Việt Nam ................... 57
4.1. Đầu tư tài chính được chú trọng quá mức ..................................................... 57

 




4.2. Hệ thống chính sách của chính phủ............................................................... 58
4.3. Sự phát triển đa dạng của các sản phẩm bảo hiểm........................................ 58
5.

Kết luận Chương III ............................................................................................... 59

CHƯƠNG IV: GIẢI PHÁP CHO THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM VIỆT NAM. ................. 61
1. Giải pháp áp dụng lý thuyết “Bàn tay vơ hình”: làm quen nâng cao khả năng cạnh
tranh trên thị trường thế giới, triển mạnh cách nghiệp vụ bảo hiểm trên thị trường..... 61
2.

Giải pháp áp dụng lý thuyết kinh tế học của Keynes ............................................. 62

3.

Áp dụng lý thuyết điều khiển học kinh tế vào thị trường bảo hiểm Việt Nam ...... 63

4.

Kết luận Chương IV. .............................................................................................. 65

KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 66

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 67

 

 




CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Lý thuyết bàn tay vơ hình – Adam Smith
1.1. Giới thiệu về Adam Smith
Adam Smith sinh năm 1723 tại thị trấn Kircaldy, vùng Fife , Scotland . Cha ông mất
trước khi ông sinh, ông được mẹ một mình ni dưỡng. Năm 14 tuổi, Smith đã nhập học
Trường đại học Glasglow, một trong những trường nổi tiếng nhất của Scotland. Năm 17
tuổi, Smith đã giành được học bổng tại trường Balliol, trực thuộc đại học Oxford.
Tại Oxford, Adam Smith tập trung vào việc học tiếng Hy Lạp và văn học châu Âu.
Cũng tại đây, Smith đã được đọc cuốn sách “Luận thuyết về bản chất con người” (A
treatise of human nature) của David Hume. (David Hume cũng là một người Scotland,
sinh trước Smith 12 năm. Ông cũng là một trong những tư tưởng lớn thời bấy giờ và cũng
là bạn thân của Adam Smith.) Cuốn sách đã đánh dấu một bước ngoặt trong tư tưởng của
Adam Smith. Cũng vì đam mê cuốn sách, Adam Smith đã có những mâu thuẫn với ban
giám hiệu và các giáo sư ở Oxford . Và từ đó cho đến hết đời, Adam Smith ln có thái
độ khinh thị với Oxford và Cambridge .
Sau khi tốt nghiệp tại Oxford , Smith quay trở lại Scotland và giảng dạy tại các trường
đại học. Năm 1751, khi mới 28 tuổi, Smith trở thành giáo sư môn Logic học tại trường
đại học Glasgow và rồi 1 năm sau đó được bổ nhiệm làm trưởng khoa “Triết học đạo
đức” (Moral Philosophy) . Năm 1758, ông xuất bản cuốn sách đầu tiên, “Lý thuyết về
những cảm nghĩ đạo đức” (Theory of Moral Sentiments).
Năm 1764, Smith từ giã công việc giảng dạy tại Glasgow và trở thành giáo viên cho

vị bá tước trẻ vùng Buccleuch. Trong thời gian kèm cặp vị bá tước trẻ, Smith đã đi khắp
nước Pháp và Thụy Sĩ. Tại đây, ông đã gặp những tư tưởng lớn đương thời như Voltaire,
Jean-Jacques Rousseau, Anne-Robert-Jacques Turgot.v.v..

 




Sau đó khơng lâu, Smith xin nghỉ hưu và trở về quê nhà. Trong suốt gần 10 năm, dựa
trên lương hưu từ vị bá tước vùng Buccleuch, Smith chuyên tâm vào việc nghiên cứu và
viết sách. Đến năm 1776, ông đã cho xuất bản kiệt tác “Tìm hiểu về bản chẩt và nguyên
nhân của sự giàu có của các quốc gia” (An Inquiry to the Nature and Causes of the
Wealth of Nations). Cùng năm đó, bản tun ngơn độc lập của Hoa Kỳ đã được ký, mở
đầu cho cuộc cách mạng, và cũng năm đó, David Hume, người bạn thân của Smith, qua
đời.
Adam Smith phản đối việc chính phủ Anh tiếp tục duy trì hệ thống thuộc địa ở châu
Mỹ. Ông lập luận rằng việc duy trì và bảo vệ thuộc địa gây tốn kém cho vương quốc
nhiều hơn số lợi nhuận thu được thực sự từ thuộc địa đó. Xét về mặt kinh tế học, Adam
Smith ủng hộ việc thương mại tự do (free trade), vì thế ơng lên án gay gắt việc chính phủ
Anh áp đặt bn bán thông thương một chiều đối với các thuộc địa.
Smith chuyển đến sống ở London cho đến năm 1778, ông lại quay trở lại Scotland để
giữ chức ủy viên văn hoá của thành phố Edinburgh. Adam Smith khơng lập gia đình và
ông đã qua đời vào ngày 19 tháng 7 năm 1790.
1.2. Các giả định của lý thuyết “Bàn tay vô hình”
-

Sự giàu có của một quốc gia khơng biểu hiện bằng khối lượng vàng , khối lượng
nông sản mà biểu hiện thơng qua tồn bộ các loại hình kinh tế đáp ứng nhu cầu
của con người mà quốc gia đó sản xuất được.


-

Lao động của con người là nguồn duy nhất tạo ra mọi của cải vật chất hay lao
động chính là nguồn gốc của sự giàu có.

-

Nhà nước, chính phủ phải tôn trọng sự tự do của con người, tôn trọng các quy luật
khách quan, nhà nước không nên can thiệp vào các hoạt động kinh tế

 




-

Trong lĩnh vực kinh tế, con người bị chi phối hoàn toàn bới bản năng vị kỷ, hành
động theo nguyên tắc cạnh tranh để mang lại lợi ích lớn nhất cho bản thân mình
mà khơng quan tâm đến lợi ích chung của toàn bộ nền kinh tế.

1.3. Nội dung của lý thuyết
Cũng như các nhà lý luận cổ điển khác, Adam Smith ủng hộ mạnh mẽ tư tưởng tự do
kinh tế, đề cao tự do cạnh tranh. Điều đó là hoàn toàn phù hợp với hoàn cảnh kinh tế xã
hội của thời kì đầu chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh.
Trong tác phẩm “Nguồn gốc sự giàu có của các quốc gia”, ông khẳng định rằng chế
độ xã hội bình thường hợp với “trật tự tự nhiên” là xã hội tư bản, nền kinh tế bình thường
là nền kinh tế phát triển trên cơ sở quy luật tự nhiên, cịn xã hội khơng bình thường là sản
phẩm của sự độc đoán, ngẫu nhiên và dốt nát của con người. Nhiều nhà kinh tế học cho

rằng tính ích kỉ cá nhân không chỉ là cơ sở lý thuyết của ông, mà Adam Smith cịn đề cao
tình cảm đạo đức của con người trong tác phẩm “Lý luận đạo đức”.
Về nguyên lý “bàn tay vơ hình”, theo ơng: Mỗi cá nhân đều cố gắng sử dụng nguồn
vốn của mình sao cho có được sản phẩm có giá trị cao nhất. Thơng thường, cá nhân này
khơng có chủ định củng cố lợi ích cơng cộng mà cũng chẳng biết mình đang củng cố lợi
ích này ở mức độ nào. Cá nhân này chỉ có mục đích bảo vệ sự an tồn và thành quả riêng
của mình. Trong quá trình này, một “bàn tay vơ hình” đã buộc anh ta phải theo đuổi lợi
ích của mình, anh ta đã bảo vệ ln lợi ích của xã hội một cách hữu hiệu hơn cả khi anh
ta có ý định làm việc này.
“Bàn tay vơ hình”, trước hết thể hiện lợi ích của các cá nhân, nó tác động như một lực
đẩy, hướng con người tới những công việc mà xã hội sẵn sàng trả tiền. Theo Adam
Smith: Chúng ta khơng mong có bữa ăn trưa nhờ ở lịng hào phóng của người mổ thịt,
người nấu bia, hoặc người làm bánh, mà ở cách nhìn của họ đối với lợi ích của bản thân
họ. Chúng ta trơng chờ khơng phải ở lịng nhân đạo của họ, mà ở tính tự tương thân của

 




họ, và khơng bao giờ nói với họ về những nhu cầu của chúng ta, mà về những lợi ích của
họ.
Ông đã nêu ra những luận điểm quan trọng về cơ chế vận động của nền kinh tế thị
trường, mà khơng cần có sự can thiệp của con người. Ơng viết: Bạn nghĩ rằng bạn đang
giúp cho hệ thống kinh tế bằng những quy định, ý định tốt đẹp và bằng những hành động
can thiệp của mình? Khơng phải vậy đâu hãy để mặc mọi sự việc xảy ra, đừng nhúng tay
vào. Dầu nhờn của lợi ích cá nhân sẽ làm cho các bánh xe kinh tế hoạt động một cách gần
như kì diệu, khơng cần kế hoạch, khơng cần quy tắc, thị trường sẽ giải quyết tất cả.
Adam Smith đã đề cao hiệu quả của lợi ích cá nhân, theo ông: Con người bao giờ
cũng cần đến những đồng loại của mình và thật vơ ích khi chờ đợi sự tử tế duy nhất của

họ. Sẽ thành công chắc chắn hơn, nếu nó hướng tới lợi ích cá nhân... Anh hãy đưa cho tôi
cái tôi cần và anh sẽ có được ở tơi cái mà chính anh cần. Thị trường sẽ tạo ra sự hài hịa
giữa các lợi ích bằng phương cách của nó. Adam Smith cho rằng: Cứ để cho một cá nhân
nào đó chạy theo lịng ham lợi của mình, anh ta sẽ thấy mọc lên những kẻ cạnh tranh làm
anh ta mất nghề. Cứ để cho một người nào đó bán hàng hóa của mình q đắt hoặc khơng
muốn trả cơng cho cơng nhân của mình như những kẻ khác, anh ta sẽ mất khách trong
trường hợp thứ nhất và khơng có người làm trong trường hợp thứ hai. Như vậy, những
động cơ vị kỷ của con người điều khiển trò chơi, và sự tác động qua lại giữa họ sẽ tạo ra
những kết quả bất ngờ nhất-sự hài hịa của xã hội.
Ơng đã nhận thức rõ vai trò điều tiết của thị trường qua sự tác động của cung – cầu và
giá cả, ông kết luận: Lợi ích cá nhân sẽ khơi phục sự cân bằng.
Lý thuyết “Bàn tay vơ hình” dựa trên sự thúc đẩy của lợi ích cá nhân và sự điều tiết
của thị trường tự do cạnh tranh. Ơng đã giải thích việc để giá cả thị trường được cân
bằng, phải không xa rời chi chí sản xuất hàng hóa thực tế. Ông cũng giải thích việc xã hội
làm như thế nào để hướng những người sản xuất hàng hóa phải cung cấp những hàng hóa

 




mà xã hội cần, sự tương đồng cơ bản trong thu nhập ở dân chúng ở mỗi trình độ sản xuất
của mỗi quốc gia. Nghĩa là ơng đã tìm ra trong cơ chế thị trường một hệ thống tự điều tiết
việc cung ứng cho xã hội một cách có trật tự.
Theo ơng nhiệm vụ chính của nhà nước là cơng cụ để chống ngoại xâm, bảo vệ đất
nước, chống tội phạm, giữ gìn an ninh trật tự xã hội. Tuy nhiên nhà nước cũng có chức
năng kinh tế, khi mà những chức năng đó vượt ra ngồi khả năng của các doanh nghiệp
tư nhân như đào sông, đắp đường, hay thực hiện các nghĩa vụ phúc lợi xã hội..., nhưng
nhà nước không nên can thiệp sâu vào các hoạt động kinh tế, thị trường tự bản thân nó sẽ
giải quyết tất cả.

Tóm lại, lý thuyết “bàn tay vơ hình” bao gồm 2 nội dung chính:
-

Khi tham gia vào thị trường, lợi ích cá nhân ln được đặt lên hàng đầu. Và trong
q trình tối đa hóa lợi ích cá nhân, các thành viên trong nền kinh tế đã làm gia
tăng lợi ích chung cho tồn xã hội một cách cao nhất mà ngay chính bản thân họ
cũng khơng bao giờ nghĩ đến.

-

Một thị trường hoàn hảo là thị trường mà ở đó, thương mại diễn ra một cách hồn
tồn tự do, tự động điều tiết việc cung ứng cho xã hội một cách có trật tự. Nhà
nước là khơng cần thiết trong các mối quan hệ kinh tế. Nếu có, cũng chỉ là các
hoạt động phụ trợ để phát triển chung nền kinh tế chứ không phải can thiệt hay
điều tiết. “Bàn tay vơ hình” của thị trường sẽ giải quyết mọi vấn đề của nó một
cách tốt nhất.

1.4. Mức độ áp dụng của lý thuyết
Lý thuyết “bàn tay vô hình” của Adam Smith hồn tồn phù hợp với tình hình kinh tế
và mức độ phát triển của chủ nghĩa tư bản thời bấy giờ. Vào thời kỳ đó, trong lĩnh vực
sản xuất cơng nghiệp thì tự do cạnh tranh là đặc trưng chủ yếu và phổ biến vì lúc đó quy
mơ các doanh nghiệp cịn nhỏ, số lượng các doanh nghiệp cịn ít. Sự lựa chọn của mỗi cá

 




nhân, mỗi doanh nghiệp là có hiệu quả nhất và thích hợp nhất. Với tư tưởng tiến bộ, ủng
hộ sự phát triển của chủ nghĩa tư bản tự do, lý thuyết “bàn tay vơ hình” của Adam Smith

đã được ủng hộ và tin tưởng trong suốt một thời gian dài, đặc biệt là giai đoạn thế kỉ XIX,
kéo sang đến đầu thế kỉ XX.
2. Học thuyết kinh tế của Keynes
2.1. Giới thiệu về Keynes
John Maynard Keynes là nhà kinh tế học Anh, được các học giả phương Tây coi là
một trong những người có tính sáng tạo nhất trong lịch sử văn hóa tư tưởng nhân loại vào
nửa đầu thế kỷ 20. Thật vậy, ông là nhà kinh tế học có ảnh hưởng lớn nhất đối với kinh tế
học phương Tây hiện đại và chính sách kinh tế của chính phủ.
Bố của ông là John Neville Keynes (1852-1949), là một trong những nhà kinh tế và
giáo dục nổi tiếng, 1884-1911 giảng dạy Luân lý học ở trường ĐH Cambridge trong 27
năm, năm 1910-1925 là trưởng phòng giáo vụ trường ĐH Cambridge và có viết hai
quyển sách là “Logic hình thức” xuất bản 1884 và “Phạm vi và phương pháp của kinh tế
chính trị học” xuất bản năm 1891.
J.M. Keynes sinh ngày 05-06-1883 tại Cambridge, học trường công Idon, đạt giải
thưởng huy chương vàng về các mơn tốn học, Anh văn và Văn học cổ điển. Năm 1902,
khi vừa 19 tuổi, Keynes theo học chun tốn ở học viện Hồng gia thuộc trường ĐH
Cambridge.
Năm 1905 ông tốt nghiệp đại học, ông tiếp tục ở lại Cambridge học triết học với A.
Whitehead, học kinh tế học với Marshall - người theo trường phái cổ điển mới và Bigoo
người kế tục của Marshall.
Năm 1906, sau khi thi tuyển, Keynes được vào làm việc ở Bộ sự vụ Ấn Độ của chính
phủ hai năm.

 


10 

Năm 1908, ông nhận lời mời của Marshall về làm việc tại Học viện Hoàng gia thuộc
trường ĐH Cambridge. Tại đây ông giảng các môn nguyên lý kinh tế học và lý luận về

tiền tệ, cùng năm đó ơng viết luận án “Bàn về xác suất”, nhờ đó mà ơng trở thành cán bộ
nghiên cứu của Học viện Hoàng gia. Từ đó ơng chia thời gian làm việc của mình, một
phần làm việc cho Học viện Hoàng gia - giảng dạy tại trừờng ĐH Cambridge, một phần
làm việc cho Chính phủ hoặc giới tài chính tiền tệ cho đến năm 1942.
Năm 1909 ông sáng lập ra câu lạc bộ kinh tế chính trị học, và đạt giải thưởng Adam
Smith nhờ viết cuốn “Phương pháp xây dựng chỉ số”. Từ 1909 đến 1915, trong thời gian
ở Cambridge, ông không những là nhà Tốn học, mà cịn đạt nhìều thành tựu về mặt kinh
tế học và bắt đầu thu hút được sự chú ý của mọi người. Trong suốt thời gian dài từ năm
1911 đến năm 1944 ông kiêm chức chủ biên “Tạp chí kinh tế” của hiệp hội Kinh tế
Hồng gia. Từ 1913 đến 1914, Keynes giữ chức thư ký ủy ban tiền tệ và tài chính Ấn Độ
của Hồng gia.
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, ông chuyển từ trường ĐH Cambridge về Bộ Tài
chính, đường cơng danh thuận lợi, luôn luôn được trọng dụng và đề bạt, năm 1919 làm
trưởng đồn đại biểu tài chính tham dự hội nghị hòa ước Versailles ở Pari, nhưng do ý
kiến bất đồng nên ơng đã tách khỏi đồn đại biểu Anh. Sau khi trở về Cambridge với nổ
lực bản thân, ông đã thành lập “Hệ thống kinh tế học ứng dụng”.
Từ năm 1921 đến 1938, Keynes tham gia vào hoạt động đầu tư tiền tệ và trở thành
một thương gia giàu có, đồng thời ông cũng kiêm luôn chức hội đồng quản trị cơng ty hỗ
trợ bảo hiểm nhân thọ tồn quốc. Năm 1925 Keynes kết hơn với diễn viên chính
Liubovskaia của đoàn múa ba lê Nga, sinh được hai người con. Từ 1929 đến 1931, ông
nhận chức ủy viên ủy ban điều tra tài chính và cơng nghiệp Michael Milon. Mục đích
chính của tổ chức này là quan tâm tới khó khăn về mặt trù bị và gom góp tiền vốn của các
xí nghiệp nhỏ. Năm 1930, ơng giữ chức chủ tịch ủy ban cố vấn kinh tế nội các.

 


11 

Trong thời gian chiến tranh thế giới thứ hai, một lần nữa Keynes lại là thành viên chủ

chốt của ủy ban tư vấn của bộ tài chính, trở thành nhân vật có ảnh hưởng vơ cùng quan
trọng của giới tài chính Anh trong thời chiến, ơng rất quan tâm chú ý đến vấn đề tài chính
do chiến tranh đem lại và đã từng phụ trách đàm phán với Mỹ về vấn đề này.
Từ 1941 trở đi, ông công tác tại ngân hàng Anh. Năm 1942 Keynes được phong làm
Nam tước Tilon – Lord Keynes of Tilon. Năm 1944 ông đã dẫn đầu đoàn đại biểu Anh
đến Mỹ tham dự hội nghị tài chính tiền tệ quốc tế tổ chức tại thành phố Forest, trong hội
nghị này ơng đã đóng một vai trị rất quan trọng, ơng đã tích cực vạch kế hoạch thành lập
hai tổ chức là tổ chức quỹ tiền tệ quốc tế và Ngân hàng thế giới giúp tái thiết và phát triển
kinh tế thế giới sau chiến tranh. Năm 1945 ơng làm trưởng đồn đại biểu Anh tham gia
đàm phán xin vay vốn của Mỹ. Năm 1946 ông đi Mỹ tham gia hội nghị lần thứ nhất của
tổ chức Quỹ tiền tệ quốc tế và ngân hàng thế giới. Keynes mất vào ngày 21/04/1946 vì
bệnh tim.
2.2. Điều kiện ra đời của lý thuyết
Lý thuyết kinh tế học của Keynes được ra đời vào những năm 30 của thế kỉ XX, khi
mà nền kinh tế Tư bản chủ nghĩa rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng, lý thuyết của các
trường phái tân cổ điển và cổ điển khơng cịn phù hợp với tình hình thực tế của nền kinh
tế thế giới.
Bên cạnh đó, sự phát triển của lực lượng sản xuất, và sự ra đời của chủ nghĩa tư bản
độc quyền đặt ra yêu cầu cần có sự điều tiết mọi sự phát triển của kinh tế nhằm đảm bảo
cho sự phát triển cân bằng và ổn định của toàn xã hội.
2.3. Nội dung của lý thuyết
Sự thay đổi to lớn và sâu sắc về lý luận kinh tế phương tây và chủ trương chính sách
của nó vào những năm 30 của thế kỷ XX đã được khẳng định trong những tác phẩm được

 


12 

xuất bản của Keynes trong thời gian này. Trước J.M. Keynes, lý luận kinh tế truyền thống

cho rằng, cung sẽ tự động tạo ra cầu, cơ chế thị trường sẽ làm cho tất cả mọi mặt của nền
kinh tế tư bản chủ nghĩa trở nên cân đối, chế độ kinh tế tư bản chủ nghĩa hồn tồn tốt
đẹp, khơng có gì thiếu sót, khơng cần phải có sự điều tiết, chủ trương tự do thả nổi, tự do
cạnh tranh, tự do sản xuất, tự do mua bán.
Nhưng từ năm 1929 đến năm 1933, thế giới tư bản chủ nghĩa xảy ra một cuộc khủng
hoảng kinh tế trầm trọng và kéo dài. Trước cuộc khủng hoảng đó, lý thuyết truyền thống
chịu bó tay khơng có cách gì giải quyết, chủ trương, chính sách của lý thuyết kinh tế thị
trường tự do bị đả kích mạnh mẽ. Trong tình hình đó, theo yêu cầu của hiện thực kinh tế
tư bản chủ nghĩa, lần đầu tiên J.M. Keynes đứng ra phê phán và cơng kích lý thuyết
truyền thống, đưa ra hệ thống lý luận và chủ trương chính sách khác với kinh tế học
truyền thống, do đó xuất hiện cái gọi là “cuộc cách mạng Keynes”. J.M. Keynes cũng
được gọi là “Copernicus của lĩnh vực kinh tế học”. Cuộc cách mạng của J.M. Keynes,
trên thực tế bao gồm năm bộ phận:
-

Thứ nhất: Tiến hành một cuộc cách mạng về nhận thức đối với chế độ tư bản chủ
nghĩa. Lý thuyết truyền thống cho rằng chế độ kinh tế tư bản chủ nghĩa là tốt nhất,
khơng có gì thiếu sót, kinh tế thị trường tự do thả nổi sẽ tự động điều chỉnh và đi
vào thế cân bằng, đạt đến sự bố trí tối ưu về tài nguyên, và tạo ra công ăn việc làm
đáp ứng đủ nhu cầu cùa xã hội. J.M. Keynes đã gạt bỏ giáo điều này. Ông thừa
nhận các khuyết điểm của chủ nghĩa tư bản, như thất nghiệp và sự bất bình đẳng
về phân phối thu nhập, và cũng chỉ ra khả năng khủng hoảng trong việc thả nổi
nền kinh tế của tư bản chủ nghĩa.

-

Thứ hai: Dùng lý thuyết nhà nước can thiệp vào nền kinh tế để thay thế lý thuyết
tự do kinh doanh trong trào lưu kinh tế.

-


Thứ ba: Về lý thuyết đã điều chỉnh học thuyết kinh tế truyền thống, xây dựng hệ
thống lý luận mới. Lý thuyết truyền thống đặc biệt là từ Adam Smith trở lại tin

 


13 

theo giáo lý “sản xuất sẽ tự động tạo ra nhu cầu”, và lấy đó để phủ định tính hiện
thực của khủng hoảng kinh tế thừa phổ biến. J.M. Keynes xuất phát từ “Ba quy
luật kinh tế lớn”, rút ra kết luận nhu cầu có hiệu quả của tư bản chủ nghĩa sẽ không
gây ra hiện tượng cung vượt cầu, hàng hóa do nhà máy sản xuất ra khơng bán
được, nhà máy không thể không thu hẹp sản xuất, giảm bớt nhân cơng.
-

Thứ tư: Về mặt chính sách, cuộc cách mạng J.M. Keynes đã phủ nhận chính sách
kinh tế tự do của tư bản chủ nghĩa: tự do thả nổi, không cần đến sự can thiệp của
nhà nước, xác nhận trong tình trạng khơng có sự can thiệp của nhà nước vào hoạt
động kinh tế, xã hội tư bản chủ nghĩa tất sẽ khơng đủ cầu có hiệu quả, từ đó khơng
thể có đầy đủ cơng ăn việc làm, chủ trương mở rộng chức năng của nhà nước, can
thiệp một cách toàn diện vào kinh tế, cho rằng đây là con đường duy nhất để chế
độ kinh tế hiện hành tránh đựợc “hủy diệt toàn diện”. Về mặt vận dụng chính sách
cụ thể chủ trương áp dụng chính sách số hụt tài chính mở rộng, dùng chính sách
lạm phát tiền tệ để thay thế chính sách tiền tệ truyền thống.

-

Thứ năm: Về phương pháp phân tích đã mở ra phương pháp phân tích kinh tế vĩ
mơ hiện đại, nghiên cứu tổng lượng và nguyên nhân dao động của nó, để phân biệt

với cái khác trước đây chỉ nghiên cứu sự phân tích kinh tế vi mơ về hành vi kinh tế
của hàng hoá đơn lẻ, và của chủ thể hành vi kinh tế đơn lẻ.

Thực chất của cuộc cách mạng J.M. Keynes là đáp ứng nhu cầu thực tế của chủ nghĩa
tư bản độc quyền, thoát ra khỏi lý thuyết truyền thống lấy tự do thả nổi làm nội dung căn
bản để phân tích sự cân bằng, xây dựng học thuyết kinh tế mới và chủ trương chính sách
lấy việc quản lý nhu cầu và sự can thiệp của chính phủ làm tư tưởng trung tâm, thoát ra
khỏi cảnh cùng quẫn là kinh tế tư bản chủ nghĩa đành chịu bó tay trước khủng hoảng kinh
tế, điều chỉnh một chút dưới tiền đề duy trì và tăng cường sự thống trị của tư bản, từ đó
làm cho nó tránh được sự hủy diệt toàn diện.

 


14 

Tóm lại, với lý thuyết của mình, Keynes đã thể hiện sự ủng hộ của bản thân đối với
nền kinh tế thị trường kết hợp với sự điều tiết của chính phủ, tạo nên “bàn tay hữu hình”
và “bàn tay vơ hình” tác động qua lại lẫn nhau để phát triển nền kinh tế của một quốc gia
một cách bền vững.
2.4. Mức độ áp dụng của lý thuyết
Học thuyết Keynes ra đời như một sự đổi mới về tư duy kinh tế thời bấy giờ; và nó đã
chứng minh được sự đúng đắn của mình trong suốt 1 thời gian dài. Tiếp nối theo sự thành
công của học thuyết này là hàng loạt các lý thuyết kinh tế “hậu Keynes” ra đời, ủng hộ,
cổ vũ và phát huy hơn nữa những gì mà Keynes đã nêu ra. Cuộc khủng hoảng tài chính
tồn cầu vừa qua đã làm sống lại tư tưởng Keynes - đặc biệt là quan niệm cho rằng chính
phủ nên chi tiêu mạnh tay nhằm ổn định nền kinh tế, thoát khỏi khủng hoảng. Nhưng
trước cuộc khủng hoảng nợ tồi tệ đã và đang diễn ra ở châu Âu, nhiều học giả lại bắt đầu
hồi nghi về tính đúng đắn của học thuyết này khi mà hệ thống tài chính tồn cầu ngày
càng phức tạp như hiện nay, và họ đã đặt ra câu hỏi: liệu tư tưởng của Keynes đã lỗi thời?

Thiết nghĩ, bản thân lý thuyết của Keynes không sai, chỉ là sự áp đặt một cách máy móc
lý thuyết này vào thực tế trong những năm 30, có thể là hồn tồn chính xác, khi mà hệ
thống tài chính, kinh tế lúc đó chưa phát triển một cách hoàn chỉnh và vượt bậc như bây
giờ. Trong thời đại hiện nay, áp dụng lý thuyết của Keynes vào thực tế, điều này vẫn có
thể chấp nhận, miễn chúng ta biết cách chọn lọc và điều chỉnh cho phù hợp với tình hình
thực tế tại quốc gia của mình.
3. Lý thuyết điều khiển tự động trong kinh tế
Điều khiển học kinh tế là một ngành khoa học nghiên cứu và áp dụng các tư tưởng và
phương pháp của Lý thuyết Hệ thống và Điều khiển học vào nền kinh tế. Điều khiển học
coi nền kinh tế và những bộ phận cấu trúc chức năng của nó như một hệ thống, trong đó
diễn ra q trình điều tiết và điều khiển, thực hiện nhờ sự vận động và biến đổi thông tin.

 


15 

3.1. Điều kiện ra đời của lý thuyết
Những năm 60 của thế kỉ XX được xem là thời kì phát triển mạnh mẽ của khoa học –
kỹ thuật tại nhiều quốc gia trên thế giới, mà nổi bật hơn cả là tại Liên Xô – một cường
quốc lúc bấy giờ. Trong giai đoạn này, Liên Xô chú trọng phát triển công nghiệp nặng,
đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật vào mọi lĩnh vực của đời sống – trong
đó, bao gồm cả lĩnh vực kinh tế. Trong quá trình phát triển của khoa học – kỹ thuật, vấn
đề điều khiển hệ thống luôn được các nhà khoa học của Liên Xơ đặt lên hàng đầu. Nó
dường như cung cấp các phương tiện để tiếp tục phát triển và tăng trưởng một cách tối ưu
hóa các thế mạnh của nước Nga Xô Viết; tạo nên những ưu thế về giáo dục, công nghệ,
quân sự và vũ trụ trên toàn thế giới. Nhưng quan trọng hơn, điều khiển học đã được một
số cơ quan của Liên Xô xem như là phương tiện tạo nên sự điều khiển, kiểm soát tối ưu
của hệ thống phức tạp của quốc gia, dân tộc, và các nguồn lực của thế giới, thông qua đó,
những người theo chủ nghĩa xã hội hy vọng sẽ là kết quả của sự phát triển và phổ biến

chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới.
Với tất cả những bài điều tra, mà lúc đầu hầu như không liên quan đến nhau, dần dần
được các nhà kinh tế Liên Xô liên kết với nhau để tạo nên những nội dung cơ bản của lý
thuyết điều khiển học kinh tế. Cụ thể: khi quá trình chuyển đổi đã được thực hiện từ quy
mô tương đối nhỏ các hệ thống xử lý dữ liệu tại các doanh nghiệp và các cơng ty, hệ
thống phân tích thơng tin và lập kế hoạch ở cấp ngành và quốc gia, những đặc tính phổ
biến của từng lĩnh vực trong nền kinh tế sẽ được nổi rõ lên. Trong trường hợp này, luồng
thông tin và xử lý dữ liệu khơng cịn có thể được coi là nằm ngồi các quy trình lập kế
hoạch và kiểm soát nền kinh tế xã hội chủ nghĩa. Các câu hỏi về cung cấp thông tin cho
các hệ thống quy mơ lớn của các mơ hình tốn học kinh tế đã trở thành đặc biệt cần thiết.
Giải pháp cho vấn đề trung tâm của việc kết hợp các mơ hình của các đối tượng đang
được kiểm sốt và mơ hình của các q trình kiểm sốt đã trở thành cơ sở cho việc quy
hoạch hệ thống điều khiển tự động. Với các giải pháp của vấn đề này, hiệu quả và kế

 


16 

hoạch tối ưu đáp ứng yêu cầu của cơ quan kiểm sốt có thể được phát triển và triển khai
thực hiện để tạo ra một hệ thống điều khiển tối ưu.
Cụm từ “điền khiến học kinh tế lần đầu tiên được sử dụng vào đầu những năm 1960
bởi VS Nemchinov (Liên Xô), O. Lange và H. Greniewski (Ba Lan), và S. Beer (Anh
quốc). Các nhà khoa học cũng phác thảo những hướng chính của sự phát triển của khoa
học mới, dành sự quan tâm đặc biệt đến mối liên hệ giữa các hệ thống phân tích của một
nền kinh tế một cách logic, các lý thuyết điều khiển, và lý thuyết thông tin khác. Tuy
nhiên, những mệnh đề cơ bản của điều khiển học kinh tế đã được hình thành sớm hơn
nhiều. Các khái niệm về một nền kinh tế như là một hệ thống đã xuất hiện trong tác
phẩm Economic Table của F. Quesnay (1758). Đồng thời, những lý luận về lý thuyết điều
khiển học đã được xây dựng và chứng minh một cách khoa học trong các tác phẩm của

K. Marx và VI Lenin.
3.2. Nội dung của lý thuyết
Nội dung cơ bản của điều khiển học kinh tế là những lý thuyết và việc thực hành lập
kế hoạch kinh tế quốc gia và quản lý tại Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác, đặc
biệt, sự phát triển của một hệ thống các chỉ tiêu kế hoạch và các biện pháp khuyến khích
để đạt được chúng (các phân tích nhu cầu thơng tin nội dung trong nền kinh tế quốc gia
được thực hiện thông qua các số liệu thống kê kinh tế thu thập được).
Lý thuyết điều khiển học được áp dụng vào lĩnh vực kinh tế nhằm trả lời các câu hỏi
liên quan đến việc áp dụng các hệ thống xử lý dữ liệu để xây dựng một nền kinh tế mới
phù hợp với sự phát triển không ngừng và đa dạng của các ngành nghề. Những câu hỏi
này bao gồm nghiên cứu và tinh giản các luồng dữ liệu, mã hóa, và tổ chức xử lý dữ liệu.
Thông qua các điều tra, các máy tính có thể được sử dụng hiệu quả hơn trong các hệ
thống xử lý dữ liệu; trước đó nó đã được sử dụng để tính tốn một lần và khơng được sử

 


17 

dụng ở mức độ kiểm soát. Sơ đồ cho các quy định của hệ thống kinh tế, một số rất trừu
tượng, được xây dựng như hình minh họa của lý thuyết điều khiển tự động.
Điều khiển học kinh tế xem xét các hệ thống điều khiển tự động không phải là một
"yếu tố bên ngoài" dùng để xử lý dữ liệu cụ thể cho các cơ quan hành chính mà là hệ
thống quản lý kinh tế chính nó, một hệ thống dựa trên ứng dụng tồn diện các phương
pháp tốn học kinh tế và các mơ hình, máy tính hiện đại, cơng nghệ thơng tin, bao gồm cả
thích hợp kỹ thuật và tổ chức hoạt động. Nghiên cứu và phát triển ứng dụng trong các
lĩnh vực này đã được tiến hành tại Liên Xô ở các cấp quản lý kinh tế quốc gia, từ các hệ
thống của Ủy ban Kế hoạch Nhà nước Liên Xô và các hệ thống điều khiển tự động
chuyên ngành để kiểm soát hệ thống doanh nghiệp tự động.
3.3. Các dạng khác nhau của lý thuyết điều khiển học

Điều khiển học kinh tế phát triển theo ba dịng chính và được phối hợp một cách chặt
chẽ: lý thuyết về hệ thống kinh tế và các mô hình, lý thuyết thơng tin kinh tế, và lý thuyết
của các hệ thống kiểm soát.
3.3.1. Lý thuyết về hệ thống kinh tế và các mơ hình.
Lý thuyết này xem xét các phương pháp để làm thành hệ thống phân tích của một
nền kinh tế, mơ hình hóa nền kinh tế; phản ánh cấu trúc và chức năng của hệ thống kinh
tế trong các mơ hình, phân loại và xây dựng bộ mơ hình tốn học kinh tế, quy định các
tương quan và phối hợp lẫn nhau của các ưu đãi khác nhau và ảnh hưởng trong các hoạt
động của hệ thống kinh tế, hành vi của người dân và tập thể. Trong điều tra của mình về
những vấn đề này điều khiển học kinh tế dựa chủ yếu vào nền kinh tế chính trị và lý
thuyết hệ thống nói chung, cũng như về xã hội học và lý thuyết điều khiển, nó tóm tắt kết
quả của sự phát triển của các phương pháp tốn học kinh tế và mơ hình.

 


18 

3.3.2. Các lý thuyết về thông tin kinh tế.
Lý thuyết này xem xét các nền kinh tế như một hệ thống thơng tin. Nó nghiên cứu
các dịng thơng tin lưu hành trong nền kinh tế quốc gia như liên lạc giữa các phần tử và
các hệ thống con của nó. Nó cũng điều tra các đặc tính của các kênh thông tin và các
thông điệp được truyền đi; đo lường nền kinh tế và hệ thống chỉ tiêu trong nền kinh tế nói
chung (có nghĩa là, các ngơn ngữ kiểm soát kinh tế, bao gồm cả việc phát triển hệ thống
các chỉ tiêu kinh tế và các quy tắc để tính các chỉ số, những câu hỏi đã chỉ ra trong ký
hiệu kinh tế); ra quyết định và đưa ra các quy trình xử lý dữ liệu trong các hệ thống thông
tin của nền kinh tế ở các cấp, bao gồm cả các câu hỏi của các tổ chức tối ưu của các quá
trình này. Ở đây điều khiển học kinh tế có mối quan hệ chặt chẽ về lý thuyết thơng tin,
nghiên cứu để xác định tính hữu ích và giá trị của thông tin, ký hiệu học, lý thuyết lập
trình, và khoa học thơng tin.

3.3.3. Lý thuyết về kiểm soát hệ thống ngành kinh tế.
Trong trường hợp này, các nhà kinh tế học đi sâu vào những nghiên cứu nghiên cứu
trong các lĩnh vực khác của điều khiển học kinh tế, và mang đến cho nó những hình thức
cụ thể. Nó tập trung vào nghiên cứu tồn diện và tinh tế của hệ thống điều khiển cho nền
kinh tế quốc gia và cho các đơn vị kinh tế riêng biệt, dựa vào những phân tích đó, đưa ra
những chỉ dẫn để đưa ra những hoạt độn mang lại sự tối ưu cho nền kinh tế. Sự chú ý đặc
biệt được dành cho quy hoạch và chỉ đạo thực hiện kế hoạch, bao gồm cả nghiên cứu về
công nghệ, phương pháp, và tổ chức các chức năng điều khiển và sử dụng các mơ hình
tốn học kinh tế và phương pháp khoa học khác trong thực hành kiểm soát, phát triển một
hệ thống nội bộ của kinh tế, hành chính, luật pháp, và các biện pháp khuyến khích, định
mức kiểm soát và xây dựng cơ cấu tổ chức cho các cơ quan hành chính, nghiên cứu các
yếu tố con người (bao gồm cả yếu tố xã hội và tâm lý) trong quá trình quản lý kinh tế và
tương tác của con người và máy tính trong hệ thống điều khiển tự động; thiết kế và giới
thiệu hệ thống điều khiển tự động.

 


19 

3.4. Mức độ áp dụng của lý thuyết
Điều khiển học kinh tế là lý thuyết gần như xuyên suốt trong quá trình đổi mới và
phát triển kinh tế của Liên Xô. Và lý thuyết này cũng đã chứng minh sự đúng đắn của
mình khi giúp Liên Xơ phát triển thành một cường quốc kinh tế hàng đầu trên thế giới.
Tuy nhiên, cùng với sự sụp đổ của nước Nga Xô Viết năm 1991, lý thuyết này cũng đã bị
quy kết là một lý thuyết lệch lạc và không phù hợp với sự phát triển của kinh tế thị trường
hiện đại. Mặc dù vậy, lý thuyết điều khiển học kinh tế vẫn được các nhà kinh tế của Mỹ
và các quốc gia phương Tây khác nghiên cứu và tìm hiểu trong suốt những năm vừa qua.
Điều này có thể cho chúng ta thấy sự quan tâm về một học thuyết kinh tế của chủ nghĩa
xã hội mà các quốc gia đang theo đuổi chủ nghĩa tư bản dành cho nó. Như vậy, lý thuyết

này khơng hồn tồn là vơ nghĩa và cũng khơng phải là khơng có căn cứ để tồn tại và
chứng tỏ sự thành cơng của mình trên thực tế. Vấn đề là chúng ta áp dụng nó như thế nào,
để có thể phát triển kinh tế như Liên Xô đã từng làm, nhưng lại không đi vào vết xe đổ
của Liên Xơ một lần nữa. Đó mới là cái khó để áp dụng lý thuyết này tại Việt Nam.
4. Tổng kết Chương I
Các lý thuyết kinh tế ra đời từ rất lâu và có những ảnh hưởng nhất định đến quá trình
phát triển kinh tế, xã hội ở các quốc gia cũng như đối với toàn bộ nền kinh tế thế giới.
Tuy nhiên, chúng ta không thể áp đặt một cách rập khn, máy móc bất kì lý thuyết nào
vào nền kinh tế của Việt Nam. Chúng ta cần chọn lựa những lý thuyết phù hợp với điều
kiện tự nhiên, chính trị, xã hội; cũng như phù hợp với khả năng phát triển của bản thân
mình.
Sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới vừa qua, Việt Nam không bị ảnh hưởng một
cách nặng nề như các quốc gia phương Tây. Tuy nhiên, điều đó khơng đồng nghĩa với
việc Việt Nam hồn tồn khơng bị đe dọa bởi khủng hoảng. Thậm chí, chúng ta vẫn đang
phải đối mặt với nguy cơ tái khủng hoảng có thể xảy ra trước mắt. Vì vậy, chính phủ và

 


20 

bản thân các doanh nghiệp cần có những lựa chọn chính sách sáng suốt để có thể ổn định
nền kinh tế, và xa hơn là phát triển bền vững.
Ba lý thuyết kinh tế được đề cập ở trên, theo chúng tôi, là ba lý thuyết cơ bản đại
diện cho ba hình thái chính trị xã hội, ba hướng phát triển của một nền kinh tế: tự do
thương mại – tư bản chủ nghĩa – và chủ nghĩa xã hội. Mỗi lý thuyết đều có những ưu và
nhược điểm riêng cho mình. Tuy nhiên, dựa vào ba lý thuyết này, chúng ta có thể tìm
được một phương án khả dĩ, phù hợp nhất với giai đoạn phát triển quá độ hiện nay của
Việt Nam.
Tuy nhiên, do giới hạn về khả năng, cũng như nguồn tư liệu, nên chúng tôi chỉ sẽ

đi sâu vào phân tích thị trường Bảo hiểm Việt Nam cũng như những giải pháp dành cho
thị trường này dựa trên ba lý thuyết đã được nhắc đến trên đây, để chúng ta có thể có cái
nhìn khái qt nhất về một thì trường cịn có nhiều ảnh hưởng và cũng ẩn chứa nhiều
nguy cơ gây ra tái khủng hoảng cho nền kinh tế Việt Nam – giống như những gì đã xảy ra
đối với thị trường tài chính Mỹ và nền kinh tế toàn cầu.

 


21 

CHƯƠNG II: AIG VÀ CUỘC ĐẠI SUY THOÁI KINH TẾ THẾ GIỚI.
1. AIG – Tác nhân gấy trầm trọng cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 2007
1.1. Giới thiệu chung về AIG
Năm 1919, AIG được thành lập bởi Cornelius Vander Starr tại Thượng Hải – Trung
Quốc.
Năm 1921: Thành lập ALICO (Asia Life Insurance Company)
Năm 1926: A.A.U mở văn phòng tại New York với tên gọi A.I.U (American
International Underwriters)
Năm 1939: Dời trụ sở chính về New York
Thập niên 1940: Sau thế chiến thứ 2, AIU xâm nhập thị trường Nhật và Đức, đánh dấu
bước mở rộng kinh doanh ra thị trường nước ngoài.
Thập niên 1950: AIU đã thành lập 75 văn phịng trên tồn cầu.
Thập niên 1960: Triển khai chiến lược mua lại các công ty trên bờ vực phá sản và thành
lập DBG (Domestic Brokerage Group)
Năm 1967: AIG được thành lập với vai trị là cơng ty mẹ. Maurice R. Greenberg được đề
cử trở thành Chủ tịch và Giám đốc điều hành tập đoàn AIG.
Năm 1969: AIG tiến hành cổ phần hóa.
Năm 1984: Cổ phiếu của AIG được niêm yết tại thị trường chứng khoán New York.
Thập niên 1990: AIG mở rộng hoạt động kinh doanh đến các quốc gia như Trung Quốc,

Châu Mỹ Latin, Israel, Nga, Uzbekistan và Đông Âu.
Năm 1990: Mở rộng mảng Dịch vụ tài chính.

 


22 

Năm 1992: AIA (American International Assurance Company Ltd) là công ty bảo hiểm
nước ngồi đầu tiên được chính phủ Trung Quốc cấp giấy phép hoạt động.
Năm 1998: AIA mở lại văn phòng tại cao ốc The Bund ở Thượng Hải
Năm 1999: AIG mua lại công ty Sun America – Công ty cung cấp dịch vụ hưu trí lớn
nhất nước Mỹ.
Năm 2001: AIG kết nạp America General Financial Group.
Năm 2005:
-

Khai trương tòa nhà AIG Tower tại Hong Kong.

-

Ngân hàng AIG Private Bank được nhận giấy phép thành lập văn phòng đại diện
tại Thượng Hải.

-

AIG – là công ty bảo hiểm phi nhân thọ đầu tiên của Mỹ được nhận giấy phép hoạt
động tại Việt Nam.

-


Ngày 14/03/2005: Martin J. Sullivan chính thức trở thành Chủ tịch kiêm Giám đốc
điều hành tập đoàn AIG, thay thế cho Maurice R. Greenberg.

Năm 2006:
-

Đài Loan: AIG mua lại Công ty Bảo hiểm phi nhân thọ Taiwan Central Insurance
để mở rộng bảo hiểm tài sản và con người.

-

Hồng Kông: AIG Private bank được cấp giấy phép hoạt động tại Hồng Kông.

-

Anh:
o Mua lại công ty Ocean Finance nhằm đẩy mạnh kinh doanh tín dụng tiêu
dùng.
o Tài trợ Câu lạc bộ bóng đá Manchester United, thương hiệu thể thao hàng
đầu, nhằm tăng cường sự nhận diện thương hiệu AIG.

 


23 

-

Mỹ: Mua lại công ty Travel Guard ™ International – Công ty Bảo hiểm du lịch

hàng đầu để tăng cường năng lực bảo hiểm du lịch hiện tại.

-

Các thị trường mới nổi:
o AIG đã mở rộng hoạt động của mình tại các thị trường đang phát triển.
o Nhận giấy phép bán bảo hiểm nhóm tại Trung Quốc, giấy phép kinh doanh
bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ tại tỉnh Quảng Đông và giấy phép kinh
doanh bảo hiểm nhân thọ tại Giang Tơ, Trung Quốc.
o Chính phủ Ấn Độ cho phép thành lập Cơng ty Tài chính phi ngân hàng
100% vốn nước ngồi.

-

Đầu tư chiến lược vào cơng ty Kinder Morgan, sân bay London City và P&O Ports
Bắc Mỹ.

-

Thành lập văn phịng Bảo hiểm phi nhân thọ nước ngồi tại Dubai nhằm mở rộng
kinh doanh tại Trung Đông, Địa Trung Hải và Nam Á.

-

Giới thiệu hàng loạt sản phẩm mới tại Trung Đông qua công ty AIG Takaful, bao
gồm cả sản phẩm thiết kế riêng cho người theo đạo Hồi – tuân thủ các qui định về
bảo hiểm và tài chính.

-


Ra mắt sáng kiến mang tính chiến lược “Deliver the firm” để bán chéo các sản
phẩm trên toàn thế giới.

-

Dịch vụ “AIG Passport” được tiến hành nhằm đáp ứng nhu cầu bảo hiểm trách
nhiệm cho nhân sự cấp cao ở các công ty đa quốc gia của Mỹ hoạt động tại hơn 75
quốc gia và vùng lãnh thổ.

Năm 2007:
-

Nhận được giấy phép kinh doanh mới, bao gồm giấy phép thành lập cơng ty 100%
vốn nước ngồi tại Trung Quốc và giấy phép hoạt động của văn phịng đại diện
cơng ty đầu tư tại Thiên Tân.

 


24 

-

Kết hợp với một số công ty tại Đức và Ấn Độ, mua lại một phần của công ty bảo
hiểm 21st Century (Mỹ).

-

Tăng cường năng lực quản lý vốn để giúp tăng khả năng quản lý thị trường và lợi
nhuận trong bối cảnh khó khăn tài chính tồn cầu.


Như vậy, có thể nói, từ khi thành lập đến năm 2007, AIG đã không ngừng mở rộng và
phát triển trở thành tập đoàn bảo hiểm hàng đầu của Mỹ và thế giới. Cùng với sự lớn
mạnh của mình, đến trước khủng hoảng kinh tế thế giới AIG vẫn luôn được xếp trong
danh sách những doanh nghiệp hàng đầu thế giới; bằng chứng là những giải thưởng cực
kì ấn tượng mà AIG đã được các tổ chức, tạp chính kinh tế uy tín trên thế giới trao tặng.
Cụ thể:
-

Năm 2005: Tạp chí Business Week –“Global 1000”: AIG được xếp thứ 12 xét
theo giá trị thị trường.

-

Năm 2006: Theo Forbes - “Global 500 report”: AIG đứng vị trí thứ 4 trong danh
sách 2000 cơng ty lớn nhất tồn cầu.

-

Năm 2006: Tạp chí Fortunes – “500 USA Largest corporations”: AIG được xếp
thứ 9 xét về doanh thu và vốn.

-

Năm 2007:
o Theo tạp chí Reactions: Tại buổi lễ Reactions Global Awards dinner, AIG
đã được trao ba giải thưởng:
 Best North American Primary Insurance Company (Nhà bảo hiểm
gốc tốt nhất Bắc Mỹ)
 Best Asia-Pacific Primary Insurance Company (Nhà bảo hiểm gốc

tốt nhất Châu Á – Thái Bình Dương)
 Best Global Primary Insurance Company (Nhà bảo hiểm gốc tốt nhất
toàn cầu)

 


25 

 Cá nhân CEO Martin Sullivan được nhận giải “Insurance CEO of
the Year”
o Tạp chí Reactions (7/2007): AIG Europe (UK) được trao giải thưởng:
 “Best Reputation and Brand” (Uy tín và nhãn hiệu tốt nhất)


“Best product range” (Sản phẩm đa dạng nhất)



“Best Insurance Company underwriting in Energy and in Aviation”
(Công ty bảo hiểm tốt nhất trong lĩnh vực bảo hiểm năng lượng và
hàng không)

-

Theo kết quả của Brandz Survey : năm 2007, công ty nghiên cứu thị trường hàng
đầu Millward Brown đã đưa AIG vào danh sách “Brandz” - 100 thương hiệu đứng
đầu dựa theo dữ liệu về tài chính và ý kiến của hơn một triệu khách hàng trên toàn
thế giới trên tổng số 50.000 thương hiệu. Giá trị thương hiệu của AIG được liệt kê
là 7,1 tỷ USD, tăng 21% so với năm 2006. Trong khi đó, AIG đang đứng vị trí thứ

ba trong nhóm các thương hiệu về bảo hiểm, dẫn đầu trong nhóm Thương hiệu
mạnh (Brand Momentum category) điều này có ý nghĩa trong việc định mức mong
muốn của việc tăng trưởng giá trị thương hiệu trong gian ngắn.

-

Tạp chí Europemoney (04/2008) Thơng qua cuộc thăm dò ý kiến của các khách
hàng trực tiếp tại các cơng ty lớn trên thế giới có mua bảo hiểm, Europe Money đã
phân loại thành 7 nhóm để bình chọn, trong đó AIG được xếp vị trí số 1 trong số
5/7 nhóm tiêu chí được bình chọn và vị trí số 2 cho tiêu chí bảo hiểm tài sản
o Best Global Insurer
o Best D&O Insurer
o Best for Claims Resolution
o Best for Innovation
o Best for Product Range

Như vậy, có thể nói, AIG là một ông lớn thật sự trên thị trường bảo hiểm nói riêng và
thị trường tài chính nói chung. Thậm chí, AIG cịn được nhận xét là một tập đoàn quá lớn

 


×