Tải bản đầy đủ (.docx) (47 trang)

Chất lượng cho vay trung và dài hạn đối với doanh nghiệp vừa vả nhỏ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á – Chi nhánh Thanh Hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (384.67 KB, 47 trang )

1
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Tài Chính – Ngân Hàng
LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian thực tập tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á – Chi nhánh
Thanh Hóa cùng với sự nỗ lực học hỏi và tìm tòi của bản thân và tìm tòi của bản thân và sự
giúp đỡ nhiệt tình về kiến thức, kinh nghiệm cũng như động viên tinh thần của các thầy cô
giáo và các anh chị nhân viên ngân hàng quá trình nghiên cứu em đã hoàn thành khóa luận “
Chất lượng cho vay trung và dài hạn đối với doanh nghiệp vừa vả nhỏ tại Ngân hàng thương
mại cổ phần Đông Nam Á – Chi nhánh Thanh Hóa”.
Trước hết, em xin gửi lời cảm ởn chân thành tới các thầy cô giáo trường Đại học Thương
Mại, những người đã tận tình dạy bảo em trong suốt bốn năm học vừa qua và cung cấp cho em
những nền tảng kiến thức vững chắc về kinh tế và nhiều linh vực khác có liên quan.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô trong Khoa Tài Chính – Ngân Hàng,
Trường Đại Học Thương Mại, những thầy cô trang bị cho em những kiến thức chuyên sâu về
nghành học Tài Chính – Ngân Hàng.
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô TS Nguyễn Thị Minh Hạnh. Cảm ơn cô đã dành rất
nhiều thời gian và tâm huyết để hướng em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Tiếp theo, em xin gửi lời cảm ơn tới các anh chị tại Phòng Khách hàng Doanh nghiệp tại
Ngân hàng thương mại cố phần Đông Nam Á – Chi nhánh Thanh Hóa trong thời gian em thực
tập tại đây đã nhiệt tình giúp đỡ, hướng dẫn, tạo điều kiện cho em học hỏi kinh nghiệm thực tế
trong quá trình em thực tập tại Chi nhánh.
Và cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến gia đình, bạn bè luôn là
nguồn động viên tình thần lớn lao giúp em có thể đứng vững trong mọi hoàn cảnh và có những
thành công bước đầu như ngày hôm nay.
Trịnh Văn Nhâm – Lớp:K45H1 GVHD:TS. Nguyễn Thị Minh Hạnh
2
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Tài Chính – Ngân Hàng
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU
STT Tên Bảng Trang
Bảng 2.1 KÊT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH SEABANK CHI


NHÁNH THANH HÓA
20
Bảng 2.2 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN SEABANK
THANH HÓA
21
Bảng 2.3 DƯ NỢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY SEABANK THANH HÓA 23
Bảng 2.4 DƯ NỢ CHO VAY TRUNG DÀI HẠN DNVVN THEO LĨNH
VỰC HOẠT ĐỘNG
28
Bảng 2.5 SỐ LƯỢNG KHÁCH HÀNG CÓ QUAN HỆ VỚI SEABANK
THANH HÓA
29
Bảng 2.6 LỢI NHUẬN TỪ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TRUNG VÀ DÀI
HẠN ĐỐI VỚI DNVVN CỦA SEABANK THANH HOÁ
31
Trịnh Văn Nhâm – Lớp:K45H1 GVHD:TS. Nguyễn Thị Minh Hạnh
3
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Tài Chính – Ngân Hàng
DANH MỤC SƠ ĐỒ
STT Tên Bảng Trang
SƠ ĐỒ 2.1 SƠ ĐỒ BỘ MÁY TỔ CHỨC SEABANK CHI NHÁNH
THANH HÓA
19
SƠ ĐỒ 2.2 QUY TRÌNH CHO VAY TRUNG VÀ DÀI HẠN CỦA
SEABANK CHI NHÁNH THANH HÓA
26
Trịnh Văn Nhâm – Lớp:K45H1 GVHD:TS. Nguyễn Thị Minh Hạnh
4
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Tài Chính – Ngân Hàng
DANH MỤC BIỂU ĐỒ

STT Tên Bảng Trang
BIỂU ĐỒ 2.1 TỶ TRỌNG CHO VAY TRUNG VÀ DÀI HẠN 27
BIỂU ĐỒ 2.2 DƯ NỢ CHO VAY TRUNG DÀI HẠN DNVVN THEO
LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG
28
BIỂU ĐỒ 2.3 TỶ LỆ LỢI NHUẬN TỪ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TRUNG
VÀ DÀI HẠN ĐỐI VỚI DNVVN CỦA SEABANK THANH
HÓA
31
Trịnh Văn Nhâm – Lớp:K45H1 GVHD:TS. Nguyễn Thị Minh Hạnh
5
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Tài Chính – Ngân Hàng
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
1 SEABANK Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á
2 SME Khối doanh nghiệp vừa và nhỏ
3 KH Khách hàng
4 DNVVN Doanh nghiệp vừa và nhỏ
5 KHDN Khách hàng doanh nghiệp
6 NHTM Ngân hàng thương mại
7 TMCP Thương mại cổ phần
8 NH Ngân hàng
Trịnh Văn Nhâm – Lớp:K45H1 GVHD:TS. Nguyễn Thị Minh Hạnh
6
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Tài Chính – Ngân Hàng
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Chất lượng cho vay trung và dài hạn là một khái niệm tương đối, nó vừa cụ thể (thể hiện
qua các chỉ tiêu có thể tính toán được như kết quả kinh doanh, nợ quá hạn) vừa trừu tượng (thể
hiện qua khả năng thu hút khách hàng, tác động đến nền kinh tế như tốc độ tăng trưởng kinh
tế, lạm phát, thất nghiệp) .Chất lượng cho vay trung và dài hạn là một chỉ tiêu tông hợp, nó

phản ánh mức độ thích nghi của các Ngân hàng thương mại với sự thay đổi của môi trường
bên ngoài, thế hiện năng lực của các Ngân hàng thương mại trong quá trình cạnh tranh nền
kinh tế.
Trong những năm gần đây khi nền kinh tế nước ta gặp khó khăn và thác thức, bất động
sản đóng băng rồi lạm phát cũng tăng khiến cho nhiều doanh nghiệp nước ta rơi vào tình trạng
khó khăn, có rất nhiều doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ đang rơi vào tình
trạng phá sản một số doanh nghiệp khác thì ngừng sản xuất chờ sự điều tiết của nhà
nước.Theo đó đối với Ngân hàng TMCP Đông Nam Á - Chi nhánh Thanh Hóa thì cho vay
trung và dài hạn chiếm gần 75% trong tổng dư nợ cho vay và đối tượng tập trung là các doanh
nghiệp vừa và nhỏ. Chính vì thế khi mà nền kinh tế chưa có dấu hiệu phục hồi khi thì việc cho
vay trung và dài hạn đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ là vô cùng rủi ro, tình trạng nợ xấu và
quá hạn có thể tăng cao gây khó khăn trong hoạt động cho vay của Ngân hàng. Bên cạnh đó
còn do Ngân hàng TMCP Đông Nam Á – Chi nhánh Thanh Hóa thành lập chưa lâu kinh
nghiệp quản lý những khoản vay đối với DNVVN là chưa tốt và chưa thực sự hiệu quả, trong
quá trình cho vay còn nhiều vấn đề bất cập. Do đó cần thiết phải nghiên cứu đến hoạt động
cho vay trung và dài hạn đối với DNVVN này là rất thiết thực qua đó có thể nâng cao chất
lượng cho vay và giảm thiểu rủi ro và hạn chế nợ xấu mà Ngân hàng gặp phải từ đó có thể
thức đẩy nền kình tế phát triển hơn.
Từ những vấn đề nêu trên, em quyết định lựa chọn đề tài: “Chất lượng cho vay trung và
dài hạn đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á- Chi
nhánh Thanh Hóa” đi sâu, nghiên cứu nâng cao chất lượng hoạt động này của Chi nhánh
Thanh Hóa làm đề tài khóa luận tốt nghiệp cho mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Trịnh Văn Nhâm – Lớp:K45H1 GVHD:TS. Nguyễn Thị Minh Hạnh
7
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Tài Chính – Ngân Hàng
Hệ thống hóa cơ sở lý luận của các khoản cho van trung và dài hạn tại Ngân hàng
thương mại, đánh giá chất lượng các khoản cho vay trung và dài hạn đối với doanh nghiệp vừa
và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á – Chi nhánh Thanh Hóa từ đó tìm ra những giải
pháp, kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng các khoản vay tai Chi nhánh Thanh Hóa

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng tập trung nghiên cứu bao gồm:
- Những khoản cho vay trung và dài hạn đối với DNVVN tại Ngân hàng
- Các giải pháp nâng cao chất lượng các khoản cho vay trung và dài hạn tạo Ngân hàng
TMCP Đông Nam Á – Chi nhánh Thanh Hóa
Phạm vi nghiên cứu:
- Về nội dung: Tình hình cho vay trung và dài hạn đối với DNVVN tại Ngân hàng TMCP
Đông Nam Á – Chi nhánh Thanh Hóa
- Về không gian: Tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á
Địa chỉ: Số 10 Đại lộ Lê Lợi, Phường Điện Biên, Thành phố Thanh Hóa
- Về thời gian: Khảo sát tại Ngân hàng trong 3 năm từ 2010 đến 2012
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp so sánh: So sánh là một phương pháp nghiên cứu để nhận thức được các hiện
tượng sử vật thông qua quan hệ đối chiếu tương hỗ giữa sự vật, hiện tượng này với sự vật,
hiện tượng khác. Mục đích của so sánh là cho thấy sự giống nhau, khác nhau giữa các sự
vật, hiện tượng.
- Phương pháp tỷ lệ: Trong phân tích, cùng với phương pháp so sánh, phương pháp tỷ lệ
được sử dụng để tính toán các chỉ tiêu tỷ lệ tăng, tỷ lệ giảm của các chỉ tiêu phân tích qua
các thời kỳ, để từ đó thấy được xu hướng biến động của chỉ tiêu.
- Phương pháp thống kê: Thống kê là một hệ thống các phương pháp bao gồm thu thập, tổng
hợp, trình bày số liệu, tính toán các đặc trưng của đối tượng nghiên cứu nhằm phục vụ cho
quá trình phân tích, dự đoán vấn đề ra các quyết định.
5. Kết cấu khóa luận
Kết cấu đề tài gồm 3 chương ngoài phần lời cảm ơn, mục lục, danh mục bảng biểu, sơ đồ
hình vẽ, danh mục từ viết tắt, tài liệu tham khảo, phụ lục và kết luận.
Chương 1: Những lý luận cơ bản về chất lượng cho vay trung và dài hạn đối với DNVVN
của Ngân hàng thương mại
Trịnh Văn Nhâm – Lớp:K45H1 GVHD:TS. Nguyễn Thị Minh Hạnh
8
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Tài Chính – Ngân Hàng

Chương 2: Thực trạng hoạt động cho vay trung và dài hạn đối với DNVVN của Ngân hàng
TMCP Đông Nam Á – Chi nhánh Thanh Hóa
Chương 3: Các kết luận và giải pháp nâng cao chất lượng cho vay trung và dài hạn đối với
DNVVN của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á – Chi nhánh Thanh Hóa
CHƯƠNG 1: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CHẤT LƯỢNG CHO VAY TRUNG VÀ
DÀI HẠN ĐỐI VỚI DNVVN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 Một số khái niệm cơ bản liên quan đến cho vay trung và dài hạn đối với doanh nghiệp
vừa và nhỏ.
1.1.1 Doanh nghiệp vừa và nhỏ
Trịnh Văn Nhâm – Lớp:K45H1 GVHD:TS. Nguyễn Thị Minh Hạnh
9
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Tài Chính – Ngân Hàng
Theo nghị định số 56/2009/NĐ-CP về trợ giúp phát triển DNVVN được Chính phủ ban
hành ngày 30/6/2009 thay thế Nghị định sô 90/2001/NĐ-CP ngày 23 tháng 11 năm 2001 của
Chính phủ đã đưa ra định nghĩa vè DNVVN tại Điều 3 của Nghị định:
DNVVN là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật, được chia
thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn từ 10 tỷ trở xuống ( tổng nguồn
vốn tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế toán của DN) hoặc số lao
động bình quân năm không quá 300 người (tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên).
Theo nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/04/2009 của chính phủ, quy định số lượng lao
động trung bình hàng năm từ 10 người trở xuống được coi là doanh nghiệp siêu nhỏ, từ 10 đến
dưới 200 người lao động được coi là doanh nghiệp nhỏ và từ 200-300 người lao động thì được
coi là doanh nghiệp vừa.
Đặc điểm:
- DNVVN có số vốn đầu tư ban đầu ít nên chu kỳ sản xuất kinh doanh của DN thường ngắn
dẫn đến khả năng thu hồi vốn nhanh tạo điều kiện cho DN kinh doanh hiệu quả
- DNVVN tồn tại và phát triển ở hầu hết các lĩnh vực với đa dạng các thành phần kinh tế:
thương mại, dịch vụ, công nghiệp, xây dụng, nông nghiệp… và hoạt động dưới mọi hình thức
như: DN nhà nước, DN tư nhân, DN cổ phần, Công ty TNHH, DN có vốn đầu tư nước ngoài
và các cơ sở kinh tế cá thể…

- DNVVN có tính năng động cao trước những thay đổi của thị trường. Các DNVVN có khả
năng chuyển hướng kinh doanh và chuyển hướng mặt hàng nhanh. Mặt khác, do DNVVn tồn
tại ở mọi thành phần kinh tế, sản phẩm của các DNVVN đa dạng, phong phú nhưng số lượng
không lớn nên dễ dang hơn các DN có quy mô vốn lớn trong việc chuyển hướng sang loại
hình khác cho phù hợp với thị trường.
- Năng lực kinh doanh còn hạn chế do quy mô vốn nhỏ, các DNVVN không có điều kiện đầu
tư quá nhiều vào nâng cấp, đổi mới máy móc, mua sắm thiết bị, tài sản công nghệ tiên tiến,
hiện đại. Việc sử dụng các công nghệ lạc hậu đẫn đến chất lượng sản phẩm chưa cao, tính
cạnh tranh trên thị trường kém. DNVVN cũng gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm, thâm
nhập thị trường và phân phối sản phẩm do thiếu thông tin về thị trường, công tác marketing
còn kém hiệu quả. ĐIều đó làm cho các mặt hàng của DNVVN gặp nhiều khó khăn trong việc
tiêu thụ trên thị trường.
- Năng lực quản lý còn thấp do đây là loại hình kinh tế còn non trẻ nên trình độ, kỹ năng của
nhà lãnh đạo DN cũng như của người lao động còn hạn chế. Số lượng DNVVN có chủ DN,
Trịnh Văn Nhâm – Lớp:K45H1 GVHD:TS. Nguyễn Thị Minh Hạnh
10
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Tài Chính – Ngân Hàng
Giám đốc giỏi, trình độ chuyên môn cao và năng lực quản lý tốt chưa nhiều. Một bộ phần lớn
chủ DN và Giám đốc DNVVN đặc biệt là DN tư nhân chưa được đào tạo bài bản về kinh
doanh và quản lý, còn thiếu kiến thức kinh tế- xã hội và kỹ năng quản trị. Mặt khác, DNVVN
ít có khả năng thu hút được nhu cầu về lương bổng cũng như những chính sách đãi ngộ hấp
dẫn để thu hút và giữ chân những nhà quản lý cũng như những người lao động giỏi.
Vai trò của DNVVN:
- Giữ vai trò quan trọng nền kinh tế: các DNVVN thường chiếm tỷ trọng lớn, thậm chí áp đảo
trong tổng số doanh nghiệp (ở Việt Nam chỉ xét các doanh nghiệp có đăng ký thì tỷ lệ này là
trên 95%). Vì thế, đống góp của họ vào tổng sản lượng và tạo việc làm là rất đáng kể.
- Giữ vai trò ổn định nền kinh tế: ở phần lớn các nền kinh tế, các DNVVN là những nhà thầu
phụ cho các DN lớn. Sự điều chỉnh hợp động đồng thầu phụ tại các thời điểm cho phép nền
kinh tế có được sự ổn định. Vì thế, DNVVN được ví là thanh giảm sốc cho nền kinh tế.
- làm cho nền kinh tế năng động : vì DNVVN có quy mô nhỏ, nên dễ điều chỉnh (xét về mặt lý

thuyết) hoạt động
- Tạo nên ngành công nghiệp và dịch vụ phụ trợ quan trọng, DNVVN thường chuyên môn hóa
vào sản xuất một vài chi tiết được dùng để lắp ráp thành một sản phẩm hoàn chỉnh.
- Là trụ cột của kinh tế địa phương: DNVVN thường có mặt ở khắp các địa phương thay vì tập
trung ở trung tâm như DN lớn và DNVVN là người đóng góp quan trọng vào thu ngân sách,
vào sản lượng và tạo công ăn việc làm ở địa phương.
- Đóng góp không nhỏ giá trị GDP cho quốc gia.
1.1.2 Hoạt động cho vay trung và dài hạn đối với DNVVN
Theo quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN về việc ban hành quy
chế cho vay của tổ chức ín dụng đối với KH: Cho vay là hình thức tín dụng theo đó tổ chức tín
dụng giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dung và mục đích và thời gian nhất định theo
thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.
Cho vay trung và dài hạn đối DNVVN là hình thức cho vay trên một năm mà theo đó
NHTM cho DNVVN sử dụng một khoản tiền để dùng vào mục đích và thời gian nhất nhất
định theo thỏa thuân với nguyên tắc hoàn trả cả gốc và lãi. Được sử dụng nhằm mục đích cải
tiến, đổi mới công nghệ, mở rộng sản xuất, đầu tư cơ sở hạ tầng
Đặc điểm của cho vay trung và dài hạn đối với DNVVN:
Trịnh Văn Nhâm – Lớp:K45H1 GVHD:TS. Nguyễn Thị Minh Hạnh
11
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Tài Chính – Ngân Hàng
Cho vay trung, dài hạn đối với DNNVV là một trong những mục tiêu mở rộng tín
dụng của các NH hiện nay. Không chỉ ở các nước đang phát triển như ở nước ta mà ở
các nước phát triển thì DNNVV cũng là một đối tượng KH cần chú ý vì đây là một thị
trường rất tiềm năng khi hầu hết các công ty lớn có uy tín trên thị trường đã chuyển
hướng huy động vốn qua thị trường chứng khoán.
Cũng như các đối tượng cho vay khác thì cho vay trung và dài hạn đối với DNNVV
có đầy đủ các phương thức cho vay, tuy nhiên nó có phần nào chặt chẽ hơn về quy trình
nghiệp vụ và giám sát. Thông thường cho vay trung và dài hạn DNNVV có chứa đựng
nhiều rủi ro vì tính không ổn định, thời gian cho vay dài, đồng thời hầu hết các DNNVV
đều thiếu các tài sản thế chấp. Do đó vẫn còn nhiều rào cản để DNNVV có thể vay vốn

của NHTM.
Tuy nhiên, xét trên khía cạnh khác thì các món vay của trung, dài hạn đối với
DNNVV thường nhỏ hơn các món vay của các DN lớn hay các dự án đầu tư dài hạn nên
nó phần nào giúp cho các NH phân tán được rủi ro.
1.2 Nội dung lý thuyết liên quan đến cho vay trung và dài hạn đối với DNVVN của Ngân
hàng thương mại
1.2.1 Sự cần thiết nâng cao chất lượng cho vay trung và dài hạn đối với DNVVN của Ngân
hàng thương mại
Nâng cao chất lượng cho vay nói chung và cho vay trung và dài hạn nói riêng luôn là vấn
đề được quan tâm của các ngân hàng vì dư nợ cho vay tăng tức là doanh thu tăng và theo đó
lợi nhuận đạt được cũng tăng, vị trí ngân hàng ngày càng được nâng cao trên thị trường
Việc mở rộng cho vay trung và dài hạn song song với việc nâng cao chất lượng chất lượng
của nhưng khoản vay đó như thế nào và hiệu quả ra sao có ý nghĩa rất lớn và là vấn đề sống
còn đối với sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Ngân hàng là một doanh nghiệp kinh doanh
loại hàng hóa đặc biệt là tiền, là nơi cung cấp vốn đồng thời cũng là nơi tiêu thu vốn của khách
hàng, tất cả hoạt động mua bán này được thông qua các công cụ nghiệp vụ của ngân hàng.
Nâng cao chất lượng cho vay trung và dài hạn được thể hiện ở hai khía cạnh đó là mở rộng
về số lượng và nâng cao về chất lượng:
Trịnh Văn Nhâm – Lớp:K45H1 GVHD:TS. Nguyễn Thị Minh Hạnh
12
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Tài Chính – Ngân Hàng
- Mở rộng về số lượng là ngân hàng thực hiện các biện pháp nhằm tăng các chỉ tiêu phản ánh
sự gia tăng quan hệ cho vay đối với các DNVVN như: số DNVVN có quan hệ với ngân hàng,
số dư nợ, tỷ trọng dư nợ, tốc độ tăng trưởng dư nợ
- Nâng cao về chất lượng nghĩa là ngân hàng làm tăng chất lượng và hiệu quả của các món vay
hơn nữa, nâng cao chất lượng cho vay nó rất quan trọng nó là thước đo để đánh gia sự an toàn
và hiệu quả của việc phát triển hoạt động cho vay
Do đó, để tìm cách tối đa hóa lợi nhuận thì việc phát triểu hoạt động cho vay phải đi liền
với giảm thiểu rủi ro trong hoạt động kinh doanh và buộc các ngân hàng phải nâng cao chất
lượng sản phẩm dịch vụ và phát triển hoạt động cho vay đối với những đối tượng khách hàng

mà khi cho vay thì rủi ro là nhỏ nhất. Trong đó có thể thấy các DNVVN là đối tượng khách
hàng tiềm năng.
1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng cho vay trung và dài hạn đối với DNVVN
1.2.2.1 Các chỉ tiêu định tính
Trong quá trình đánh giá hoạt động cho vay DNVVN, ngoài những chỉ tiêu có thể lượng
hóa được như các chỉ tiêu định lượng thì còn có rất nhiều yếu tố, chỉ tiêu mà chúng ta không
thể dung các công thức để có thể lượng hóa được. Đó là các chỉ tiêu định tính. Các chỉ tiêu
định tính trong quy chế, chế độ, thể lệ tín dụng, qua mức độ thỏa mãn có KH đối với sản phẩm
của NH, hay độ tín nhiệm của KH đối với NH.
- Số khách hang quay trở lại sau khoản vay đầu tiên (khách hàng trung thành). Khi khách hàng
cảm nhận được dịch vụ sản phẩm mà Ngân hàng cung cấp là tốt và thỏa mãn được họ thì miễn
nhiên sau lần tiếp xúc đầu tiên giữa KH và Ngân hàng thì KH sẽ qoay lại để quan hệ với
Ngân hàng. Và số KH qoay lại nhiều chứng tỏ dịch vụ của ngân hàng tốt và có chất lượng.
- Các yếu tố phản ánh chất lượng thông qua các bước cơ bản của quy trình cho vay trung và
dài hạn.đây là việc làm cơ bản mà theo nguyên tắc là không thể bỏ qua bất kỳ một khâu nào.
Nó là cơ sở pháp lý đảm bảo cho món vay được an toàn, hiệu quả đúng quy trình.
Nhóm chỉ tiêu định tính trên đây đã có thể phản ánh một phần của hiệu quả hoạt động cho
vay DNVVN. Những chỉ tiêu này cũng chỉ đống góp một phần trong việc đánh giá hiệu quả
hoạt động cho vay DNVVN, muốn xem xét cụ thể, cẩn thận, mang tính toàn diện để có thể
nhận định hoạt động cho vay thì chúng ta vẫn chủ yếu sử dụng các chỉ tiêu định lượng sẽ được
trình bày dưới đây.
1.2.2.2 Các chỉ tiêu định lượng
Chất lượng cho vay là một khái niệm tương đối vừa trừu tượng mang nhiều định tính. Để
một phần đánh giá chỉ tiêu này, các nhà kinh tế đã nghiên cứu và đưa ra một loạt một loạt các
Trịnh Văn Nhâm – Lớp:K45H1 GVHD:TS. Nguyễn Thị Minh Hạnh
13
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Tài Chính – Ngân Hàng
chỉ tiêu, mỗi chỉ tiêu phản ánh một khía cạnh của chất lượng cho vay. Với hình thức cho vay
trung và dài hạn t có thể đánh giá thông qua các chỉ tiêu sau đây:
Chỉ tiêu về dư nợ cho vay trung và dài hạn. Tổng dư nợ tín dụng bao gồm: Dư nợ vốn

ngắn hạn, dư nợ vốn trung và dài hạn, dư nợ vốn ủy thác, vốn góp đồng tài trợ. Chỉ tiêu dư nợ
này cho biết doanh số cho vay trong một thời kỳ nhất định thương là theo quý, theo năm. Tổng
dư nợ cao chứng tỏ Ngân hàng cho vay được nhiều, uy tín tương đối tốt, có nhiều khách hàng.
Trong đó dư nợ cho vay trung và dài hạn lớn cho thấy Ngân hàng có quy mô lớn, uy tín
với nhiều khách hàng lớn, cung cấp nhiều hình thức cho vay trung và dài hạn phong phú. Chất
lượng cho vay tốt là cơ sở để tăng dư nợ tín dụng, vì vậy chỉ iteeu dư nợ tín dụng cho biết chất
lượng cho vay là tốt hay xấu
Ngoài ra để biết chất lượng và mức độ quan trọng của cho vay trung và dài hạn so với cho
vay chung có một Ngân hàng ta còn phải thông qua tỷ lệ:
D nîtÝndôngtrungdµih¹n
Tængd nîtÝndông
Hệ số sử dụng vốn.
Tængd nîtrungdµih¹n
HÖsèsödôngvèn
Tængnguånvèntrungdµih¹n
=
Hệ số sử dụng vốn cho biết khả năng sử dụng nguồn vốn trung và dài hạn huy động được
để cho vay trung dài hạn để cho vay trung dài hạn là cao hay thấp.
Chỉ tiêu nợ quá hạn trung và dài hạn. Nợ quá hạn là khoản nợ mà hết thời hạn trả nợ ghi
trong hợp đồng khách hàng vẫn chưa trả được hết nợ.
Nîqu¸h¹nchovaytrungdµih¹n
TûlÖnîqu¸h¹ncñachovaytrungdµih¹n
Tængd nîchovaytrungdµih¹n
=
Chỉ tiêu nợ quá hạn có thể chia làm hai loại: Nợ quá hạn có khả năng thu hồi và nợ quá
hạn không có khả năng thu hồi.
- Nợ quá hạn có khả năng thu hồi là khoản nợ mà người vay vốn có thể tiếp tục hoàn trả nợ
sau khi khoản nợ đã quá han. Lý do khách hàng chưa trả được có thể do Ngân hàng xác định
kỳ hạn trả nợ chưa hợp lý, do khủng hoảng kinh tế, thay đổi bất thường cớ chế chính sách, luật
pháp, thiên tai, dịch họa…dẫn đến dòng tiền khoản phải thu về của khách hàng bi chậm lại so

với dự tính.
- Nợ quá hạn không có khả năng thu hồi: Là những khoản nợ quá hạn mà Ngân hàng không có
khả năng thu nợ từ người vay. Các nguyên nhân có thể là người vay có tình lừa đảo hoặc làm
Trịnh Văn Nhâm – Lớp:K45H1 GVHD:TS. Nguyễn Thị Minh Hạnh
14
Khúa lun tt nghip Khoa Ti Chớnh Ngõn Hng
n thua l dn n mt kh nng thanh toỏn n. ch tiờu ny nh hng ti k hoch thu n,
tng them chi phớ qun lý cho cỏc Ngõn hng do ú ch tiờu ny cng cỏo thỡ cng nh hng
xu ti uy tớn cng nh kt qu hot ng kinh doanh.
nợquáhạnkhôngcókhảnăngthuhồi
ỷlệnợquáhạnkhôngcókhảnăngthuhồi
Tổngd nợquáhạn
D
T =
T l ny cho bit trong tng s n quỏ hn thỡ cú bao nhiờu n l khụng th thu hi li
c. iu ny cng ng ngha ngi cho vay phi trớch baop nhiu tin t qu d phũng ri
ro hoc vn t cú bự p li.
Ch tiờu li nhun. Bt c mt hot ng kinh doanh no thỡ mc ớch cui cựng vn l
li nhun. Mt khon cho vay trung v di hn khụng th c ỏnh giỏ l cú cht lng cao
nu khụng em li li nhun thc t cho Ngõn hng, v vic Ngõn hng nõng cỏo cht lng
cho vay trung v di hn thc cht nhm tng li nhun cho mỡnh.
Lợinhuậntíndụngtrungdàihạn
ỉtiêulợinhuận1
Tổngd nợtíndụngtrungdàihạn
Ch =
Lợinhuậntíndụngtrungdàihạn
ỉtiêulợinhuận2
Tổnglợinhuận
Ch =
Ch tiờu ny phn ỏnh kh nng sinh li ca tớn dng trung v di hn. Nú cho bit mt

ng d n tớn dng trung v di hn mang li bao nhiu ng li nhun.
1.2.3 Quy trỡnh cho vay
Vic cho vay trung v di hn i vi DNVVN phi tuõn theo mt quy trỡnh lin mch,
cht ch, khoa hc. V c bn, cú th chia quy trỡnh thnh cỏc bc sau:
Bc 1: Tip cn khỏch hng v tỡm hiu nhu cu cn vay vn ca DNVVN
Cỏn b tớn dng ch ng tỡm kim, tip xỳc trc tip vi KH thu thp thụng tin, ti
liu nm thụng tin s b v KH: T cỏch phỏp lý ca DN, Tỡnh hỡnh hot ng sn xut
kinh doanh, tỡnh hỡnh ti chớnh ca DN
Trng hp xột thy KH khụng iu kin cp tớn dng, cỏn b tớn dng cho KH v
vic t chi cp tớn dng. Trng hp xột thy cú th xem xột cp tớn dng cho KH, cỏn b tớn
dng cú trỏch nhim hng dn KH lp h s xin cp tớn dng.
Bc 2: Hng dn khỏch hng lm th tc xin cp tớn dng.
H s xin cp tớn dng bao gm: H s phỏp lý, h s ti chớnh, h s cỏc khon vay (nu
cú), cỏc ti liu giy t khỏc tựy tng trng hp c th.
Bc 3: Tip nhn h s xin cp tớn dng.
Trnh Vn Nhõm Lp:K45H1 GVHD:TS. Nguyn Th Minh Hnh
15
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Tài Chính – Ngân Hàng
Cán bộ tín dụng có trách nhiệm kiểm tra tính pháp lý của các tài liệu, giấy tờ do khách
hàng cung cấp. Sau khi nhận đủ hồ sơ của khách hàng, cán bộ tín dụng phải ghi rõ thời gian
nhận đủ hồ sơ và cùng ký tên trên bảng kê.
Bước 4: Thẩm định hồ sơ xin cấp tín dụng
Đối với hoạt động cho vay trung và dài hạn đây là một bước rất quan trọng. Nếu việc thẩm
định đánh giá này không chính xác sẽ dẫn tới việc bỏ qua những dự án có hiệu quả, đem lại
thu nhập cho Ngân hàng, hay cho vay dự án không khả thi, không hiệu quả, không thu được
lãi, gốc đúng hạn thậm chí có thể mất toàn bộ phần vốn gốc.
Bước 5: Kiểm tra
Sau khi hoàn thiện việc thẩm định khách hang, cán bộ tín dụng tập hợp hồ sơ để trình
trường phòng nghiệp vụ có trách nhiệm trực tiếp kiểm tra lại toàn bộ hồ sơ xin cấp tín dụng
của khách hàng và tờ trình thẩm định do cán bộ tín dụng lập và ghi rõ ý kiến của mình trên tờ

trình
Bước 6: Phê duyệt
Sau khi trưởng phòng nghiệp vụ kiểm tra, xem xét, cán bộ tín dụng chuyển hồ sơ lên lãnh
đạo hoặc hội đồng thẩm định để xin phê duyệt
Bước 7: Hoàn thiện các thủ tục đảm bảo tín dụng.
Sauk hi khoản tín dụng được phê duyệt, cán bộ tín dụng có trách nhiệm hoàn thiện các
thủ tục về đảm bảo tín dụng (nếu có):
- Soạn thảo và chuyển các bên ký kết hợp đồng cầm cố, thế chấp
- Tiến hành các thủ tục đăng ký giao dịch đảm bảo…
- Giao nhận tài sản đảm bảo.
Các thủ tục về đảm bảo tín dụng phải được hoàn thành trước khi ký kết hợp đồng tín dụng.
Sau đó, cán bộ tín dụng chuyển các bên ký kết.
Bước 8: Ký kết hợp đồng tín dụng
Tùy từng trường hợp cụ thể, căn cứ kết quả phê duyệt cấp tín dụng, cán bộ tín dụng soạn
thảo hợp đồng tín dụng và trình trường phòng nghiệp vụ phê duyệt về nội dung. Hợp đồng tín
dụng cần xác định rõ quy mô, lãi suất, thời hạn vay, kỳ hạn trả nợ cũng như các điều kiện về
tài sản đảm bảo.
Bước 9: Cấp tín dụng.
Sau khi hợp đồng tín dụng được ký kêt, cán bộ tún dụng căn cứ vào các điều khoản của
hợp đồng tín dụng, nhu cầu của khách hàng để cấp tín dụng.
Bước 10: Giám sát sau khi cấp tín dụng.
Sau khi cấp tín dụng cho khách hàng, cán bộ tín dụng có trách nhiệm kiểm tra, giám sát
khoản vay để đảm bảo rằng tiền vay được sự dụng đúng mục đích và có hiệu quả. Khi dự án
Trịnh Văn Nhâm – Lớp:K45H1 GVHD:TS. Nguyễn Thị Minh Hạnh
16
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Tài Chính – Ngân Hàng
kết thúc, Ngân hàng lưu lại hồ sơ về KH, dự ấn để tạo điều kiện cho các khoản vay tiếp theo
đối với KH đó.
1.3 Các nhân tố ảnh hướng đến chất lượng cho vay trung và dài hạn của Ngân hàng
thương mại

1.3.1 Nhân tố bên trong
Vốn tự có của Ngân hàng thương mại. Đối với Ngân hàng thương mại, chất lượng cho
vay trung và dài hạn phụ thuộc vào mối tương quan giữ vốn chủ sở hữu của Ngân hàng với
tong khối lượng vốn huy động và với vốn cho vay đối với một khách hàng. Theo quy định của
Ngân hàng nhà nước về tỷ lệ tối thiểu giữa vốn tự vó và tài sản có thì tổng dư nợ cho vay đối
với khách hàng không vượt quá 15% vốn chủ sở hữu. Vì vậy vốn tự có quyết định khối lượng
cho vay tối đá đối với một khách hàng.
Chính sách cho vay của Ngân hàng. Ngân hàng đều xây dựng cho mình một chính sách
cho vay riêng cho phù hợp với đặc điểm kinh doanh của mình. Thông thường Ngân hàng xây
dựng các chính sách cho vay dưới hình thức các văn bản. Văn bản này bảo gồm các tiêu
chuẩn, các hướng dẫn và các giới hạn để chỉ đạo quy trình ra quyết định cho vay. Chính sách
cho vay đã xác định phương hướng cũng như một cơ sở để cán bộ tín dụng cân nhắc quyết
định cho vay, quy mô khoản vay. Một chính sách cho vay tốt sẽ giúp cán bộ tín dụng nhanh
chóng đưa ra quyết định cũng như tăng tính an toàn, hiệu quả của khoản cho vay.
Quy trình cho vay. Quy trình cho vay là tổng hợp các nguyên tắc, quy định của Ngân hàng
trong quá trình cấp vốn, thu nợ nhằm đảm bảo an toàn vốn cho vay, nó bắt đầu từ khi điều tra,
thẩm định, thiết lập hồ sơ, phê duyệt cho vay, thu lãi cho đến khi thu hồi được nợ. Chất lượng
cho vay có đảm bảo hay không tùy thuốc vào thực hiện tốt các quy định ở từng bước và phối
hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các bước trong quy trình cho vay. Việc xây dựng các quy trình
cho vay hợp lý, thích ứng với từng nhóm khách hàng, từng loại cho vay cũng góp phần giảm
thiểu rủi ro, nâng cao doanh lợi, đồng thời không gây phiền cho khách hàng, cũng như tiết
kiệm thời gian cho cả hai bên. Là điều kiện để thuy hút khách hàng, Ngân hàng sẽ mở rộng
quy mô cho vay của mình mà vẫn hạn chế và kiểm soát được rủi ro có thể xảy ra.
- Bước thẩm định cho vay hết sức quan trọng. Đây là bước giúp đưa ra kết luận về tính hiệu
quả khả thi, khả năng trả nợ và những rủi ro có thể xảy ra để quyết định có cho khách hàng
vay vốn hay không, nếu cho vay thì quy mô vốn vay, lãi suất, thời gian thu nợ gốc và lãi thế
nào là phù hợp.
Trịnh Văn Nhâm – Lớp:K45H1 GVHD:TS. Nguyễn Thị Minh Hạnh
17
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Tài Chính – Ngân Hàng

- Tiếp theo là khâu kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng để kịp thời
can thiệp khi phát hiện có dấu hiệu rủi ro với khoản cho vay đó.
Thông tin tín dụng. Trong điều kiện nền kinh tế tri thức như hiện nay, mọi yếu tố có thể
thay đổi hàng ngày, hàng giờ thì việc nắm bắt được thông tin chính xác, kịp thời có quyết định
không nhỏ đến sự thành bại của mọi hoạt động kinh doanh. Hoạt động cho vay của Ngân hàng
gắn liền với một snar phẩm đặc biệt đó là tiền tệ, đât là một sản phẩm rất nhạy cảm với sự biến
động kinh tế.
- Thông tin trung thực và kịp thời về khách hàng như: Uy tín, năng lực quản lý, năng lực sản
xuất kinh doanh…của người vay, thông tin về tình hình tài chính như tổng tài sản, công nợ,
khả năng thanh toán, khả năng tài chính, kết quả sản xuất kinh doanh của phương án
- Thông tin về tình hình kinh tế xã hội, xu hướng phát triển, khả năng canh tranh của ngành
nghề…Tất cả thông tin trên giúp ích rất nhiều cho Ngân hàng trong việc ra quyết định liên
quan đến việc cho vay, giúp tăng tính cạnh tranh, tăng tính án toàn, hiệu quả trong hoạt động
kinh doanh của mình.
Chất lượng nhân sự. Con người là yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại trong mọi
lĩnh vực, dù cho công nghệ máy móc có hiện đại đến đâu thì cũng không thể thay thế hoàn
toàn được vị trí vai trò của con người bởi vì con người tạo ra nó và tác động vào nó theo ý
muốn của mình. Trong hoạt động cho vay trung và dài hạn, cán bộ tín dụng là người tham gia
trực tiếp từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng của quy trình cho vay. Vì thế họ phải giỏi về
chuyên môn nghiệp vụ, đạp đức để đánh giá chính xác, khách quan tính khả thi của dự án,
kiểm tra các món vay hiện có, báo cáo tiến độ giải ngân, thu dư nợ định kỳ từ người vay, lien
tục đánh giá triển vọng các khoản vay để xác định các vấn đề khó khăn phát sinh càng sớm
càng tốt. bên cạnh đó cán bộ Ngân hàng nói chung, các bộ tín dụng nói riêng chính là bộ mặt
hình ảnh của Ngân hàng trong mắt KH, có thể đem lại niềm tin cho mọi người khi sử dụng các
dịch vụ do Ngân hàng cung cấp. Vì vậy, nâng cáo chất lượng cho vay trong hoạt động của
Ngân hàng phải bao gồm cả nâng cao trình độ nghiệp vụ, đạo đức của tập thể nhân viên Ngân
hàng
Công tác tổ chức, quản lý của Ngân hàng. Để đánh giá dự án, đánh giá KH trước khi
vay, các cán bộ tín dụng phải độc lập làm thì không có hiệu quả mà ở đây cần sự hỗ trợ của
các phòng ban với nhau, Cho nên sắp xếp hợp lý chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban để

phối hợp trợ giúp nhau cũng là một cách góp phần nâng cáo chất lượng cho vay
Trịnh Văn Nhâm – Lớp:K45H1 GVHD:TS. Nguyễn Thị Minh Hạnh
18
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Tài Chính – Ngân Hàng
Thứ hai là công tác tổ chức cũng đề cao vấn đề giao đúng người đúng việc, phân công cụ
thể đến từng người trong việc xem xét một hợp đồng tín dụng nhằm phát huy tinh thần trách
nhiệm, thế mạnh của mỗi người.
Cân đối giữa nguồn vốn và tài sản là một trong những nội dung quan trong của công tác
quản lý. Nếu quy mô và thời hạn của nguồn vốn không được cân nhắc xem xét trước mỗi dự
án cho vay trung và dài hạn có thể dẫn tới tinfht rang lãng phí nguồn vốn hay thiếu hụt thanh
khoản làm giảm lợi nhuận, tăng chi phí của Ngân hàng
1.3.2 Nhân tố bên ngoài
Nhân tố thuộc về khách hàng là các DNVVN. Nói đến những nhân tố ảnh hưởng đến chất
lượng cho vay trung và dài hạn không thể không nhắc tới ảnh hưởng của chính các DNVVN.
Bởi Ngân hàng chính là người cung cấp vốn cho chủ dự dán nhưng kết quả ra sao, có hiệu quả
hay không lại phụ thược vào DN sự dụng vốn
Có một số nhấn tố thuộc về DN ảnh hưởng tới chất lượng cho vay của Ngân hàng:
- Tính trung thực của DN: rủi ro đạo đức có thể xảy ra khi DN sử dụng vốn sai mục đích đã
ghi trong hợp đồng, sự dụng vốn vào các hoạt động có rủi ro cao dẫn đến thua lỗ không trả
được nợ gốc khiên Ngân hàng phải bù lỗ. Do đó, giám sát việc sự dụng vốn vay như những
quy định chặt chẽ về giải ngân, chấm dứt hợp đồng, uy tín DN cần được Ngân hàng quan tâm
- Năng lực kinh doanh, quản lý tài chính của DN: Một dự án khi xây dựng có thể rất khả thi
nhưng khi đi vào thực hiện nếu không có năng lực quản lý tốt (khả năng thích nghi của bộ
máy quản lý trước những biến động của cơ chế thị trường) thì có thể dẫn đến thất thoát, thua
lỗ, không có khả năng trả được lãi và gốc.
-Năng lực thị trường của DN: Năng lực thị trường được thể hiện qua chất lượng, giá cả của
sản phẩm, vị thế của DN đi vào hoạt động cho đến nay để biết được sự phù hợp của dự án so
với thực lực của DN. DN có năng lực thị trường tốt là điều kiện rất thuận lời để mở rộng sản
xuất có lãi.
- Trường hợp các doanh nghiệp lạm dụng vốn của nhau ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng

thanh toán của DN: Thực chất đây không phải là nguyên nhân cố ý mà các DN gây ra, nhưng
vì để tồn tại và giữ vững thị trường nên các DN đã đầu tư không cần thu hồi vốn, DN này mua
bán chịu của các DN khác và ngược lại đẫn đến DN không có tiền trả nợ đúng hạn ghi trong
hợp đồng, buộc Ngân hàng phải tăng thêm phi phí giám sát, tìm hiểu nguyên nhân để có thể
quyết định phù hợp. Một quyết định sai lầm có thể đẩy DN có tinh trạng hoạt động tốt đến chỗ
Trịnh Văn Nhâm – Lớp:K45H1 GVHD:TS. Nguyễn Thị Minh Hạnh
19
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Tài Chính – Ngân Hàng
không có vốn để sản xuất, vừa ảnh hương để uy tín Ngân hàng , vừa tạo cơ hội cho đối thủ
cạnh tranh thu hút KH của mình.
Môi trường kinh tế.Môi trường kinh tế là tổng hợp những điều kiện kinh tế trên đại bàn,
trong khu vực mà Ngân hàng hoạt động, cùng với các điều kiện kinh tế trong và ngoài nước.
Trong điều kiện kinh tế tăng trưởng tạo điều kiện thuận lợi cho các DN kinh doanh và đạt
thuận lợi cao, trên cơ sở đó các doanh nghiệp sẽ hoàn toàn trả gốc và lãi đúng hạn. Hơn nữa,
thường trong gian đoạn này nhu cầu của dân cư tăng cao, kéo theo nhu cầu vay vốn trung, dài
hạn để đầu tư mới hay mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngân hàng có thêm lựa chọn
về khách hàng. Ngược lại, trong điều kiện nền kinh tế trì trệ, khủng hoảng sẽ làm sản xuất
ngừng trệ, các doanh nghiệp không bán được hàng nguy cơ thua lỗ là rất lớn khi DN đã làm ăn
thua lỗ thì sẽ không có tiền trả gốc và lãi cho các khoản vay.
Môi trường kinh tế thế giới cũng tác động tới chất lượng cho vay trung và dài hạn. Các
quốc gia trong khu vực và trên thế giới có mối lien hệ chặt chẽ ảnh hưởng tới nhau. Một số
biến động về tài chính, tiền tệ ở một số nước có thể ảnh hưởng tới nhiều nước khác, tác động
tới lãi suất và hoạt động cho vay của Ngân hàng.
Ngoài ra Ngân hàng còn chịu sự cạnh tranh trong nghành tài chính ngân hàng. Với đặc
điểm là một loại tổ chức tún dụng, đặc trưng nổi trổi của Ngân hàng đó là một định chế nhận
tiền gửi theo yêu cầu và sử dụng số tiền đó vào cho vay thương mại. Tuy nhiên với sự hình
thành nhiều Ngân hàng như hiên nay thì rất nhiên Ngân hàng đang phải cạnh tranh với nhau
do đó để cạnh tranh sản phẩm của mình so với Ngân hàng khác đòi khỏi bản thân Ngân hàng
phải nâng cao chất lượng các khoản cho vay.
Môi trường pháp lý. Môi trường pháp lý bao gồm hệ thống pháp luật, những biện pháp

điều chỉnh thực thi pháp luật. Mỗi thành phần kinh tế đều có quyền tự do hoạt động sản xuất
kinh danh nhưng trng khuôn khổ pháp luật quy định. Ngân hàng cũng không phải là ngoại lệ.
Theo quy định của pháp luật thì Ngân hàng thương mại phải tuân thủ về các yêu cầu tỷ lệ dự
trữ bắt buộc, quy đinh cho vay tối đa với một khách hàng…trong từng thời kỳ nhất định cũng
có tác động ảnh hương làm thu hẹp hay mở rông cho vay trung và dài hạn. Môi trường pháp lý
ổn định là cơ sở để các DN yên tâm hoạt động sản xuất và kinh doanh có hiệu quả.
Khi các văn bản pháp luật có liên quan không rõ rang, đồng bộ và bất ổn định sẽ tao ra
những khe hở và tình trạng “ lách luật” trong hoạt động kinh doanh, gây khó khăn trong hoạt
động cho vay của Ngân hàng cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN. Tạo tâm lý
Trịnh Văn Nhâm – Lớp:K45H1 GVHD:TS. Nguyễn Thị Minh Hạnh
20
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Tài Chính – Ngân Hàng
không tin tưởng lẫn nhau giữa người cho vay và người đi vay, cản trở việc mở rộng cho vay.
Vì thế các quy định, quy chế do chính phủ nhà nước ban hành cần phải chặt chẽ rõ ràng, đầy
đủ, kịp thời, lành mạnh. Đây chính là cơ sở pháp lý để giải quyết khiếu nạn tố cáo khi xảy ra
tranh chấp, tao ra sự công bằng.
CHƯƠNG 2: THỰC TRANG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TRUNG VÀ DÀI HẠN ĐỐI
VỚI DNVVN CỦA NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG NAM Á – CHI NHÁNH THANH HÓA
2.1 Khái quát về Ngân hàng TMCP Đông Nam Á Chi nhánh Thanh Hóa
2.1.1 Quá trình hình thành Ngân hàng TMCP Đông Nam Á – Chi nhánh Thanh Hóa
- Tên đầy đủ: Ngân hàng thương mại cổ phẩn Đông Nam Á
- Tên giao dịch quốc tế: Southeast Asia Commercial Joint Stock Bank
- Tên viết tắt: SeaBank
- Loại hình: Ngân hàng thương mại cổ phần
- Thành lập: Từ năm 1994 là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần thành lập sớm
nhất và hiện tại là một trong 10 ngân hàng thương mại cổ phần lớn nhất Việt Nam
- Hội sở: 25 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội
- website: www.seabank.com.vn
- Vốn điều lệ: 5.335 tỷ đồng
- Tổng giá trị tài sản: 102 nghìn tỷ đồng

- Quá trình hình thành Ngân hàng TMCP Đông Nam Á – Chi nhánh Thanh Hóa:
Thành lập: năm 2010 đến nay đã đi vào hoạt động được 3 năm
Địa chỉ: Số 10 Đại lộ Lê Lợi, Phường Điện Biên, Thành phố Thanh Hóa, Việt Nam
Điện thoại: 0373.857 575
Trịnh Văn Nhâm – Lớp:K45H1 GVHD:TS. Nguyễn Thị Minh Hạnh
21
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Tài Chính – Ngân Hàng
Đứng trước tình hình đổi mới của nền kinh tế, nhu cầu vốn ngày càng tăng. Để đáp ứng
nhu cầu Ngân hàng TMCP Đông Nam Á đã thành lập thêm nhiều chi nhánh trên cả nước đặc
biệt là tại các thành phố lớn như Hà Nội,TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Huế, Gia Lai…
Ngay từ khi thành lập Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đông Nam Á Thanh Hóa đã được
phép thực hiện mọi hoạt động ngân hàng tín dụng, thanh toán trong và ngoài nước, tham gia
các hoạt động mua bán ngoại tệ.
Với tư cách là một chi nhánh trực thuộc Ngân hàng TMCP Đông Nam Á, Chi nhánh Ngân
hàng TMCP Đông Nam Á Thanh Hóa là một đại dịên được ủy quyền của Ngân hàng TMCP
Đông Nam Á, có quyền tự chủ kinh doanh và phải chịu sự ràng buộc về nghĩa vụ và quyền lợi
với Ngân hàng TMCP Đông Nam Á. Về pháp lí chi nhánh có con dấu riêng, có quyền kí kết
các hợp đồng kinh tế dân sự, chủ động kinh doanh, tổ chức nhân sự theo phân cấp ủy quyền
của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á.
Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đông Nam Á Thanh Hóa là một chi nhánh ngân hàng mới
được thành lập nên quy mô hoạt động còn nhỏ nhân sự còn hạn chế. Bởi vậy phương châm
hoạt động của chi nhánh là gọn nhẹ, hoạt động hiệu quả và an toàn. Chính phương châm này,
Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đông Nam Á Thanh Hóa đã tự hoàn thiện mình, luôn phát huy
những kinh nghiệm tiếp thu được, sáng tạo năng động, dám nghĩ dám làm để phát triển và
kinh doanh có lợi nhuận.
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ cơ bản của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á – Chi nhánh
Thanh Hóa
Chức năng cơ bản của chi nhánh
- Trực tiếp kinh doanh tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác
có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận.

- Tổ chức điều hành, kiểm tra giám sát các hoạt động nội bộ theo ủy quyền của Hội đồng quản
trị và Tổng giám đốc.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác của Hội đồng quản trị hoặc tổng giám đốc.
Nhiệm vụ cơ bản của chi nhánh
- Huy động vốn: Khai thác và nhận tiền gửi của các cá nhân tổ chức và các tổ chức tín dụng
khác, phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu, giấy tờ có giá, tiếp nhận các nguồn
vốn tài trợ, ủy thác…
- Cho vay: Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn theo quy định của ngân hàng công thương
- Kinh doanh ngoại hối: Huy động vốn, cho vay, mua bán ngoại tệ, thanh toán quốc tế, bảo
lãnh, tái bảo lãnh, chiết khấu chứng từ
Trịnh Văn Nhâm – Lớp:K45H1 GVHD:TS. Nguyễn Thị Minh Hạnh
Giám đốc
P. Khách hàng cá nhân
Cro Cá nhân
Teller
P. Khách hàng doanh nghiệp
Cro doanh nghiệp
P. Hỗ trợ hoạt động
Cro hỗ trợ hoạt động
Kế toán nghiệp vụ
Hành chính nhân sự
Lái xe
IT
P. Giao dịch
22
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Tài Chính – Ngân Hàng
- Cung cấp các dịch vụ thanh toán ngân quỹ: Cung ứng các Phương tiện thanh toán, thực hiện
các dịch vụ thu hộ, chi hô…
- Kinh doanh các dịch vụ ngân hàng khác…
2.1.3 Mô hình, tổ chức của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á – Chi nhánh Thanh Hóa

SƠ ĐỒ 2.1: SƠ ĐỒ BỘ MÁY TỔ CHỨC SEABANK CHI NHÁNH THANH HÓA
(Nguồn: Phòng hành chính nhân sự Ngân hàng TMCP Đông Nam Á)
Chú thích:
- Cro: Chuyên viên quan hệ
- Teller: Giao dịch viên
- IT: Kỹ thuật viên
Chức năng và nhiệm vự từng phòng ban:
- Phòng Khách hàng doanh nghiệp: Huy động vốn và chịu trách nhiệm về doanh số bán hàng
và tiếp thị sản phẩm tới khách hàng, quản lý danh mục khách hàng doanh nghiệp, phát triển thị
trường và chăm sóc khách hàng doanh nghiệp.
Trịnh Văn Nhâm – Lớp:K45H1 GVHD:TS. Nguyễn Thị Minh Hạnh
23
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Tài Chính – Ngân Hàng
- Phòng Khách hàng cá nhân: Chịu trách nhiệm về doanh số bán hàng và tiếp thị sản phẩm tới
khách hàng, quản lý danh mục khách hàng cá nhân, phát triển thị trường và chăm sóc khách
hàng.
- Phòng Hỗ trơ hoạt động: có chức năng hỗ trợ hoạt động các phòng ban khác hoạt động, tổ
chức nhân sự, kế toán ngân hàng, lái xe cho giám đốc…
-Phòng giao dịch Trường Thi và Nguyễn Trãi: phụ trách huy động vốn, cho vay các khác hàng
cá nhân và khách hàng doanh nghiệp, chăm sóc khách hàng cá nhân.
2.1.4 Tình hình hoạt động kinh doanh và kết quả hoạt động kinh doanh SeaBank – Chi
nhánh Thanh Hóa
BẢNG 2.1 KÊT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH SEABANK THANH HÓA
(Đơn vị: 1.000.000VNĐ )
Chỉ tiêu Năm
2010
Năm
2011
Năm
2012

So sánh giữa các năm
Năm 2011 với
năm 2010
Tỷ lệ
%
Năm 2012 với
năm 2011
Tỷ lệ
%
Doanh thu 355.714 744.787 281.162 389.073 109,38 -463.625 -0,622
Chi phí 272.851 729.125 234.402 456.274 167,22 -494.723 -0,679
Lợi nhuận trước thuế 82.863 15.662 46.760 -67.201 -81,10 31.098 198,58
Lợi nhuận sau thuế 62.917 12.608 37.408 -50.309 -79,96 24.800 196,70
ROA 0,1139 0,0124 0,0370 -0,1015 -89,11 0,0246 198,38
ROE 0,1095 0,0228 0,0662 -0,0867 -79,18 0,0434 190,35
(Nguồn: Phòng kế toán SeaBank Chi nhánh Thanh Hóa)
Nhận xét:
Nhìn vào bảng báo cáo kết quả kinh doanh của SeaBank ta có thể thấy: Năm 2010 là năm
SeaBank Chi nhánh Thanh Hóa mới được thanh lập trên địa bàn nên chi phí phải bỏ ra khá là
lớn mà tập trung chủ yếu là những chi phí dùng để mua cơ sở vật chất, khuyễn mãi, quảng
cáo.Tuy thế nhưng lợi nhuận của chi nhánh vẫn đạt khá cao, tỷ lệ sinh lời vốn chủ và tài sản là
ROE, ROA của Chi nhánh vẫn cao đây là 2 chỉ số kích thích cho Seabank Chi nhánh Thanh
Hóa có thể tăng vốn chủ sở hữu của mình lên và đầu tư tài sản cố định nhằm mở rộng Chi
nhánh phù hợp với xu thế thị trường.
Sang đến năm 2011 thì có thể thấy chi phí tăng đột biến mới mức tăng 456.274 triệu đồng
ở mức 167,22%. Đây có thể là điều dễ hiểu vì sau khi hoạt động một thời gian Chi nhánh thấy
cần mở rộng nên đã đầu tư cơ sở vật chất mở thêm 2 phòng giao dịch Trường Thi và Nguyễn
Trãi chính vì thế chi phí đầu tư cơ sở vật chất cho 2 phòng giao dịch là khá tốn kém, tuy nhiên
cũng chính vì thế mà doanh thu của Chi nhánh vì thế mà cũng tăng theo với mức tăng
Trịnh Văn Nhâm – Lớp:K45H1 GVHD:TS. Nguyễn Thị Minh Hạnh

24
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Tài Chính – Ngân Hàng
109,38% đạt 389,073 triệu đồng tuy nhiên chính vì thế mà lợi nhuận sau thuế mà Ngân hàng
đạt được cũng không cao mà so với trước còn bị giảm tới 79,86%. Chính vì sau khi đầu từ cơ
sở vật chất và nguồn vốn thì tỷ lệ ROA, ROE của Ngân hàng cũng theo đó mà giảm theo, nó
không còn cao như trước nữa vì do vốn chủ sơ hữu và tổng tài sản đã tăng khiến cho 2 chỉ số
này cũng giảm theo
Năm 2012 đấy là năm mà mà chính phủ đang điều tiết nên kinh tế nên chính sắt thắt chặt
tiền tệ được thực hiện vì thế Doanh thu của Ngân hàng giảm rất nhiều so với năm 2011 là
62,2% với mức 463,625 triệu đồng. Tuy nhiên vì đây là thời gian Chi nhánh đang hoạt động
ổn định chính vì thế chi phí bỏ ra đã giảm rất nhiều so với những năm trước và giảm tới 67,9%
so với năm 2011. Đang chú ý là tuy thế nhưng lợi nhuận sau thế của Chi nhánh vẫn tăng mạnh
và tăng 196,7% so với ăm 2011. Chính vì lợi nhuận của chi nhánh tăng sau đó mà chỉ số ROE
và ROA cũng tăng theo và tăng ở mức lần lượt là 198,38 % và 190,35% so với năm 2011 đây
cũng là điều dễ hiểu vì gần như năm 2012 thì số vốn chủ sở hữu và tài sản của Ngân hàng
không thay đổi đang kể.
BẢNG 2.2 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN SEABANK THANH HÓA
(Đơn vi: 1.000.000 Đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh giữa các năm
Giá trị Tỷ
trọng
%
Giá trị Tỷ
trọng
%
Giá trị Tỷ
trọng
%
2011

với
2010
Tỷ lệ
%
2012 với
2011
Tỷ lệ
%
Huy động vốn
theo đối tượng
khách hàng
247.899 100 343.528 100 238.472 100 95.629 38,58 -
105.056
-30,58
Cá nhân 140.141 56,53 231.733 67,46 132.042 55,37 91.592 65,36 -99.691 -43,02
Tổ chức kinh tế 107.758 43,47 111.795 32,54 106.430 44,63 4.037 3,75 -5.365 -4,8
Huy động vốn
theo loại tiền gửi
247.899 100 343.528 100 238.472 100 95.629 38,58 -
105.056
-30,58
Tiền gửi không
kỳ hạn
29.350 11,84 68.924 20,06 59.046 24,76 39.574 134,83 -9.878 -14,33
Tiền gửi có kỳ
hạn
217.381 87,69 273.934 79,74 178.711 74,94 56.533 26,01 -95.223 -34,76
TIền gủi ký quỹ 1.168 0,47 670 0,2 715 0.3 -498 -42,64 45 6,72
Trịnh Văn Nhâm – Lớp:K45H1 GVHD:TS. Nguyễn Thị Minh Hạnh
25

Khóa luận tốt nghiệp Khoa Tài Chính – Ngân Hàng
(Nguồn: Phòng kế toán SeaBank Chi nhánh Thanh Hóa)
Hoạt động huy động vớn của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á Chi nhánh Thanh Hóa tại thời
điểm năm 2011 tăng 38,58% so với năm 2010. Đây là con số ấn tượng đối với một chi nhánh mới
thành lập. Tuy trong giai đoạn 2010 – 2012 tình hình kinh tế khá ảm đảm nhưng mức huy động
vốn của Ngân hàng cũng đạt khá cao đạt 343.528 triệu VNĐ.
Trong khi phân loại huy động vốn từ đối tượng khách hàng thì có thể thấy huy động tiền
gửi tập trung chủ yếu ở các tổ chức kinh tế, không những thế mà năm 2011 nó còn đạt tới
231.733 triệu VNĐ tăng tới 65,36% đây là mức tăng rất mạnh so với mức tặng nhẹ của khách
hàng cá nhân chỉ tăng 3,75% Tuy nhiên sang đến năm 2012 thì huy động tiền gửi đều giảm
đáng kể đặc biệt là cá nhân giảm tới 43,02 % so với năm 2011
Đối với huy động phân theo loại tiền gửi thì có thể thấy tiền gửi kỳ hạn là được Ngân hàng
tập trung huy động nhiều nhất chiếm tới 87,7% với năm 2010 và chiếm 79,74% với năm 2011
cùng với đó là đạt mức tăng 26,01%. Đáng kể đến là năm 2011 tiền gửi không kỳ hạn đã tăng
tới 134,83% so với năm 2010 đây là mức tăng mạnh. Ngoài ra so với 2 loại tiền gửi trên thì
tiền gửi ký quỹ năm 2011 cũng đã giảm đáng kể tới 42,64% so với năm 2010.Sang đến năm
2012 thì có thể thấy các loại tiền gửi hầu như đều giảm đáng chú ý nhất là loại tiền gửi có kỳ
hạn giảm tới 34,76% so với năm 2011
BẢNG 2.3 DƯ NỢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY SEABANK THANH HÓA
(Đơn vị: 1.000.000 đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh giữa các năm
Giá trị Tỷ
trọng
%
Giá trị Tỷ
trọng
%
Giá trị Tỷ
trọng

%
2011 với
2010
Tỷ lệ
%
2012
với
2011
Tỷ lệ
%
Dư nợ cho vay
205.122 100 196.411 100 211.102 100 -8.711 -4,25 14.691 7,48
Ngắn hạn 89.420 43,59 65.855 33,47 70.576 33,43 -23.564 -26,35 4.721 3,61
Trung,dài hạn 115.702 56,41 130.666 66,53 140.526 66,57 14.964 12,93 9.860 7,55
(Nguồn: Phòng kế toán SeaBank Chi nhánh Thanh Hóa)
Trịnh Văn Nhâm – Lớp:K45H1 GVHD:TS. Nguyễn Thị Minh Hạnh

×