Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

skkn Một hướng giảng dạy bài thơ Đàn ghita của Lorca THPT NGỌC LẠC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (170.86 KB, 17 trang )

Phần A. Đặt vấn đề
I. Lý do chọn đề tài.
Làm thế nào để tiếp cận thơ ca một cách sâu sắc, đúng đắn? làm thế nào để
đọc ra được những suy nghĩ, cảm xúc, mong ước của người viết được thể hiện
một cách kín đáo, ý vị trong tác phẩm? làm thế nào để đi vào tầng tầng lớp lớp
những giá trị tiềm ẩn như những viên ngọc qúy giá nhưng lại ở sâu dưới đáy đại
dương? Tôi viết sáng kiến này cũng xuất phát từ khao khát mãnh liệt trước thế
giới kỳ diệu của thơ ca- trước ánh mắt học trò muốn tìm ra chân lý nghệ thuật
trong mỗi giờ lên lớp.
Khi đến với “Đàn ghita của Lorca” tôi thực sự ngỡ ngàng trước một lối
viết, lối cảm mới mẻ, hiện đại. Có thể cảm nhận bài thơ như một đóa hoa có vẻ
đẹp và hương thơm rất lạ khiến không ít người học văn và người dạy văn có đôi
chút hoang mang, ngần ngại. Thực tế thì khi chúng ta đã giảng dạy nhiều bài
thơ quen thuộc, cách hiểu, cách cảm nhận những tác phẩm ấy đã trở thành
đường mòn. Nay phải làm việc với một bài thơ mới đã khó, thế mà bài thơ ấy
lại không hề dễ cảm nhận thì những băn khoăn thắc mắc, thậm chí cả sự hoang
mang kia cũng là điều dễ hiểu. Là người trực tiếp giảng dạy, bản thân tôi cũng
không tránh khỏi tâm trạng ấy khi tiếp cận bài thơ. Thế nhưng qua thực tế giảng
dạy của bản thân, qua những ý kiến trao đổi cùng đồng nghiệp gần xa, qua việc
đọc những bài viết về tác giả, tác phẩm và những bài viết, những lời tâm sự của
chính Thanh Thảo, tôi thấy mình phần nào cảm nhận được bài thơ. Viết sáng
kiến này tôi chỉ có một mong muốn giản dị là chia sẻ với đồng nghiệp một cách
hiểu, cách cảm, cách tiếp cận tác phẩm này không ngoài mục đích nâng cao
chất lượng dạy và học.
II. Phương pháp nghiên cứu:
1. Dựa vào cách khai thác, tìm hiểu một bài thơ trữ tình.
2. Dựa vào mạch nội dung của bài thơ.
3. Vận dụng các thao tác: so sánh, phân tích, bình, đọc hiểu…
III. Phạm vi nghiên cứu.
Năm học 2011-2012
IV. Tài liệu tham khảo:


1. Sách giáo khoa – SGK Ngữ văn 12.
2. Sách tham khảo.
3. Các bài giảng, các ý kiến, bài viết của các nhà nghiên cứu, phê bình
văn học.
1
Phần B. Giải quyết vấn đề
I. Cơ sở lí luận và thực tiễn:
1. Cơ sở lí luận:
Chính Thanh Thảo trong một bài phỏng vấn trên báo Thể thao văn hóa
đã trả lời một cách rất mơ hồ về nội dung tư tưởng trong bài thơ: “Tôi không
dám nói chắc cái gì, chỉ biết tôi viết bài thơ này trong trạng thái không nghĩ
ngợi gì, một trạng thái mà vô thức chiếm lĩnh tôi trọn vẹn”. Cái khó cho
việc tiếp cận bài thơ này được chính tác giả thừa nhận.
Vậy thì với bài thơ này chúng ta không thể mong gì những gợi ý, cắt nghĩa
của tác giả. Những phát hiện của những nhà Tượng trưng- Siêu thực quả là
có ý nghĩa với việc nghiên cứu quy luật sáng tạo, giải mã những biểu tượng
văn hóa trong tác phẩm. Thực tế thì sáng tác văn học không thể xuất phát từ
những cõi hư vô, không thể nhờ cậy một đấng siêu nhiên nào giúp đỡ, thế
nhưng nhiều khi nhà nghệ sỹ cũng bị dẫn dắt bởi một thế lực bí ẩn nào đó,
thăng hoa trong những xúc cảm mãnh liệt và có khi chỉ trong một khoảnh
khắc ngắn ngủi có thể tạo nên những tác phẩm bất hủ. Thế nhưng sau giây
phút thăng hoa ấy thường thì tác giả lại không hiểu vì sao mình lại viết được
như vậy. Chẳng thế mà Nguyễn Bính cứ than thở mình làm thơ là bởi bị
“Giời đày”, còn Chế Lan Viên thì lại nói mình làm thơ là do “ma làm” …
Đó là cái phần vô thức đã làm khó cho người đọc thơ và muốn khám phá thế
giới bí ẩn của thơ ca. Thế nhưng với người làm công tác giảng dạy, nghiên
cứu văn học thì vẫn cứ phải dung tư duy để phân tích,suy nghĩ, biện luận để
tìm ra dòng mạch (dù cho đó là vô thức) của tác phẩm. Từ đó mà tìm ra giá
trị thẩm mỹ, phong cách nhân văn hay ý nghĩa, tư tưởng, chủ đề… của tác
phẩm.

2. Cơ sở thực tiễn
Trên thực tế thì khi có mặt trong sách Ngữ văn 12, bài thơ "Đàn ghita
của Lorca" đã thu hút sự quan tâm của thầy cô giáo bộ môn và cả học sinh
bởi vẻ bề ngoài “lạ” của nó. Là người sẽ truyền tải các giá trị văn bản đến
học sinh, các thầy cô giáo dạy môn Ngữ văn vừa thích thú vừa ngần ngại
trước sắc diện mới mẻ, độc đáo mà hàm chứa không ít những bất ngờ, bí ẩn
của bài thơ. Làm thế nào để học sinh hiểu, nắm đươc các giá trị nội dung –
nghệ thuật cơ bản của bài thơ mà thực tế không ít giá trị là không dễ nắm bắt
và hiểu rõ ngay cả với thâỳ cô giáo giảng dạy?
Cuốn “Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng” đã góp phần giúp
đỡ phần nào cho không ít thầy cô đứng lớp – định hướng kiến thức chuẩn để
thầy cô không trở nên quá đà, quá tầm với học sinh. Song với một tác phẩm
mới mẻ, độc đáo như “Đàn ghita của Lorca” thì cần có sự soi chiếu từ nhiều
chiều, nhiều phương diện, cần được sự quan tâm tìm tòi nghiên cứu có chiều
sâu hơn nữa của các nhà giáo dục, các nhà nghiên cứu văn học để may chăng
2
trong tương lai gần chúng ta sẽ có được những hiểu biết đầy đủ hoàn chỉnh
về tác phẩm mới mẻ này. Trở lại với đề tài "Một hướng giảng dạy bài thơ
"Đàn ghita của Lorca " " người viết không có tham vọng đưa ra một kiến
giải hoàn toàn đột biến nào chỉ là một sự phát hiện nho nhỏ ở chừng mực
người giảng dạy Ngữ văn có thể trao cho học sinh những kiến thức mà
không sợ là quá đà, quá tầm, vừa đáp ứng được chuẩn kiến thức – kỹ năng,
vừa góp phần thúc đẩy năng lực sáng tạo của các em học sinh.
II. Giả thiết
1. Từ thực tế giảng dạy
Thường khi giảng dạy, chúng ta sẽ chia cấu trúc bài thơ thành 4 đoạn
nhỏ với nội dung cụ thể sau:
Đoạn 1: 6 dòng đầu : Khắc họa hình ảnh Lorca trên hành trình lý tưởng.
Đoạn 2: 12 dòng tiếp : Tái hiện cái chết bi thảm, dữ dội của Lorca.
Đoạn 3: 4 dòng tiếp : Sự xót thương, nuối tiếc những dở dang của Lorca

trong cuộc đời .
Đoạn 4 : 9 dòng cuối : Suy tư về cuộc giải thoát và cách giã từ cuộc đời
của Lorca .
Với kết cấu này người giảng dạy nghiêng về định hướng của sách giáo
khoa và sách giáo viên chương trình chuẩn. Sách giáo khoa và sách giáo
viên chương trình nâng cao chưa chú trọng trong việc lý giải này.
2. Đến những sáng tạo của người viết.
Trong quá trình giảng dạy tôi đã mạnh dạn thử nghiệm thay đổi cấu trúc và
nâng cao nội dung của bài thơ và kết quả thu được rất khả quan.
* Cấu trúc và phần nội dung mới là :
Đoạn 1: 6 dòng đầu : Bi kịch của người nghệ sỹ cô độc.
Đoạn 2 : 6 dòng tiếp : Bi kịch của người chiến sỹ bị thủ tiêu sinh mệnh.
Đoạn 3 : 6 dòng tiếp : Bi kịch của người nghệ sỹ bị thủ tiêu tác phẩm.
Đoạn 4 : 4 dòng tiếp : Bi kịch và khát vọng thực hiện di nguyện.
Đoạn 5 : 9 dòng cuối : Sự giải thoát, chiến thắng và bất diệt.
III. Quá trình thực nghiệm giải pháp mới.
1. Căn cứ để phân tích bài thơ.
1.1 Niềm tri ân ngưỡng mộ của Thanh Thảo giành cho Lorca .
Chúng ta bắt đầu từ lí do khiến Thanh Thảo dành niềm tri ân, ngưỡng
mộ sâu sắc với Lorca - Chàng nghệ sỹ, người chiến sỹ cách mạng có lí
tưởng cao đẹp nhưng số phận bất hạnh. Phê -đê - ri - cô Gar - xi -a Lorca
( 1898 - 1936 ) là một trong những thiên tài của thi ca Tây Ban Nha. Lorca
sinh ra đúng vào giai đoạn chủ nghĩa phát xít Franco đang hoành hoành trên
quê hương mình. Vì vậy như mọi thanh niên yêu nước khác Lorca đảm
nhiệm vai trò một người chiến sỹ chiến đấu hết mình vì tự do - Lorca là
chiến sỹ tiên phong trên mặt trận đấu tranh vì tự do ; Với tài năng thiên bẩm
ông còn được mệnh danh là con chim họa mi vàng của sứ Espagna - trước
nền nghệ thuật Tây Ban Nha già cỗi Lorca là thi sỹ nồng nhiệt ca ngợi và
hành động vì khát vọng cách tân. Với cùng lúc hai tư cách : Một chiến sỹ
3

đấu tranh vì tự do - một người nghệ sỹ khao khát đổi mới nền nghệ thuật già
cỗi . Lorca trở thành một cái gai sắc nhọn trong mắt của chế độ phát xít độc
tài lúc bấy giờ. Khi tài năng và khát khao tự do đang độ phát triển thì Lorca
bị bọn phát xít thủ tiêu.
Thanh Thảo xúc cảm mạnh mẽ trước thi hào Tây Ban Nha này vì hai lí
do :
Thứ nhất : Lorca là kiểu người nghĩa khí hành động vì chính nghĩa, vì
cộng đồng - thuộc mẫu người mà thơ của Thanh Thảo thường dành những
ưu ái đặc biệt.
Thứ hai : Vì chính Thanh Thảo cũng là một trong những nghệ sỹ luôn
chan chứa khát vọng cách tân thơ Tiếng Việt sau năm 1975 - thời kì mà văn
học nghệ thuật Việt Nam đã qua thời chiến, làm tròn trách nhiệm của một
nền văn nghệ kháng chiến nhưng vẫn chưa kịp đổi mới để thích ứng với
chặng đường để phát triển đất nước.
1.2 Lời đề từ : " Nếu tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn Ghita ".
Hình tượng đàn Ghita và những biến ảnh của nó : " tiếng đàn ", " tiếng
Ghi ta", " chiếc Ghita" là biểu tượng, là hình ảnh tượng trưng cho thơ Lorca,
cho tư tưởng của Lorca. Đó cũng là câu thơ có ý nghĩa như di nguyện của
người nghệ sỹ này. Câu thơ không chỉ đơn giản nói lên tình yêu nghệ thuật
của Lorca mà đó còn là cả sự mong mỏi vĩ đại : Nghĩ đến nền nghệ thuật
Tây Ban Nha Lorca lo lắng thành công của mình có thể trở thành vật cản án
ngữ con đướng sáng tạo của những thế hệ sau. Lorca muốn chôn theo cây
đàn khi ông chết tức là muốn hậu thế thoát khỏi cái bóng của mình để tự do
bước đến tương lai.
1.3 Nguồn thi liệu của bài thơ.
Có thể nói trong bài thơ Thanh Thảo đã huy động nhiều hình ảnh, thi
liệu từ thơ Lorca rồi nhào nặn lại bằng phép tương giao của thơ tượng trưng
và tính bất trật tự cú pháp kiểu siêu thực. Điều này khiến bài thơ mang đậm
màu sắc Tây Ban Nha và rất giàu tính nhạc. Chúng ta dễ dàng nhận thấy nét
đặc sắc ấy ngay từ những dòng đầu tiên của thi phẩm.

2. Phân tích bài thơ.
2.1 Bi kịch của người nghệ sỹ cô độc.
* Hai câu đầu :
"những tiếng đàn bọt nước
Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt "
tạo nên một sự tương phản gay gắt : " tiếng đàn bọt nước " >< " áo choàng
đỏ gắt ". Hãy tạm thời cởi bỏ bút pháp siêu thực tượng trưng với những
trường nghĩa lan tỏa, rộng lớn chúng ta sẽ đến với một cách hiểu đơn giản,
dễ hiểu và hoàn chỉnh : Những tiếng đàn của Lorca như bọt nước - như
những bong bóng nước tròn trịa lung linh và xinh đẹp - là biểu tượng cho
cái đẹp toàn bích nhưng tiếc thay nó lại rất đỗi mong manh và lại càng trở
nên mong manh khi đặt cạnh màu đỏ gắt như lửa của áo choàng ; " Áo
choàng đỏ " là trang phục của các đấu sỹ đấu bò tót - một truyền thống đặc
4
trưng của Tây Ban Nha nhưng " áo choàng đỏ gắt " thì lại là sự bất thường -
chữ " gắt " ở cuối câu thơ thứ hai không chỉ tả được màu sắc mà còn gợi lên
một độ nóng đến khủng khiếp, đến ngạt thở, đến bức bách.
Độ " nóng" này gợi ra không khí chính trị nóng bỏng của đất nước Tây
Ban Nha dưới chế độ độc tài.
Và như vậy trong mối quan hệ với đời sống chính trị đương thời, tiếng
đàn - thơ Lorca đứng trước những nguy cơ bất trắc và cũng chính là hình
ảnh dự báo trước những bi kịch oan khuất của một đấng tài hoa.
* Bốn câu sau :
Diễn tả hình ảnh Lorca cùng cây đàn hành trình về " miền đơn độc ".
Câu thơ thứ ba mô tả những nốt tỉa ghita được tấu lên kết hợp hài hòa với
hình ảnh vầng trăng , yên ngựa gợi lên hình ảnh một chàng nghệ sỹ lãng tử
cùng tiếng đàn cứ mải miết trong cuộc lãng du.
Trong cuộc lãng du này người và trăng đều chuếnh choáng, hòa vào
nhau trong trạng thái say sưa và dâng hiến. Đó chính là hình ảnh người nghệ
sỹ Lorca đầy nhiệt huyết đang say sưa trong sáng tạo. Thế nhưng xót xa thay

càng nồng nhiệt, càng hết mình bao nhiêu thì lại càng lún sâu vào "miền đơn
độc" bấy nhiêu. Có nghĩa là những tư tưởng tự do, khát vọng cách tân nghệ
thuật của Lorca ( do quá mới mẻ ) chưa được sự đồng hành của đất nước
Tây Ban Nha.
* Tiểu kết : Hai câu đầu Thanh Thảo đặt tiếng đàn thơ của Lorca trong
quan hệ với đời sống chính trị thì bốn câu sau của khổ thơ tác giả lại đặt
tiếng đàn thơ ấy trong quan hệ với nền nghệ thuật Tây Ban Nha. Trong mối
quan hệ này thi sĩ là kẻ độc hành cô đơn - xét cho đến cùng đó chính là bi
kịch của một người nghệ sỹ một mình trên con đường cách tân nghệ thuật -
không một ai đồng hành - không một ai chia sẻ !
2.2 Bi kịch của người chiến sỹ bị thủ tiêu sinh mệnh.
Thanh Thảo đã đẩy bi kịch của Lorca lên một chặng mới - đau xót và
mất mát hơn nhiều : đó chính là những câu thơ gợi lại thời khắc định mệnh
khi Lorca bị chính quyền độc tài hành hình :
" Tây Ban Nha
hát nghêu ngao
bỗng kinh hoàng
áo choàng bê bết đỏ
Lorca bị điệu về bãi bắn
chàng đi như người mộng du "

Mỗi câu thơ được viết ra hết sức tự nhiên như văn xuôi - và rõ là chúng
đang kể với chúng ta về một đất nước Tây Ban Nha đang " hát nghêu ngao
" - đó là giọng hát vô hồn, lạc điệu , là những âm thanh nhàm chán ,tẻ nhạt,
rời rạc. Điều này ám chỉ một đất nước Tây Ban Nha đang tồn tại một nền
nghệ thuật già nua, bằng lặng , tẻ nhạt - Và nó - nền nghệ thuật Tây Ban Nha
5
cứ mãi bằng lặng, già nua như thế nếu không có một cú sốc " bỗng kinh
hoàng " , đột ngột khi Lorca bị điều về bãi bắn ; Thế nhưng cũng có thể hiểu
rằng chính Lorca đang

" hát nghêu ngao " - hát một cách hoang dã, tự do khỏe khoắn như chính
tâm hồn và khát vọng tự do đang cháy bỏng trong trái tim Lorca muốn dâng
hiến nghệ thuật của mình đến với công chúng.
Trong đoạn thơ này hãy đặc biệt chú ý đến cụm " bỗng kinh hoàng " ,
đó là một cảm giác đột ngột nhằm diễn tả sự giật mình choáng váng.
Tác giả đã tái hiện lại thời khắc định mệnh của Lorca bằng những thủ
pháp đặc trưng của trường phái ấn tượng : Cụm từ " áo choàng đỏ gắt "
dường như đã bị căng giãn hết cỡ không thể chịu đựng nữa đã vỡ ra thành "
áo choàng bê bết đỏ " - điều này ngầm chứa đựng một sự tăng tốc trong
cường độ những bi thương.
Trong những sáng tác của mình Lorca hay nhắc đến " thần chết " và "
cái chết ". Lorca luôn có dự cảm những bất trắc sẽ đến với mình bởi một lẽ
đơn giản: Trong một chế độ độc tài bất cứ người nghệ sỹ nào ca ngợi tự do
cũng đều có thể chuốc lấy những nguy cơ, bất trắc, thậm chí mất cả mạng
sống.
Chỉ có điều tuy đã có những dự cảm như vậy nhưng dường như Lorca
không ngờ bi kịch lại đến với mình sớm như vậy - khi mà tất cả với Lorca
đang còn ở phía trước, những khát vọng cách tân còn dang dở ; không ngờ
đến nỗi mới có cảm giác " bỗng kinh hoàng " choáng váng !
* Tiểu kết :
Người chiến sỹ ấy đã bị hành quyết, bị thủ tiêu sinh mạng quý giá của
mình đó là một bi kịch đau xót lắm thay !
2.3 Bi kịch của người nghệ sỹ bị thủ tiêu tác phẩm.
Sát hại Lorca kẻ thù của nền dân chủ còn " sát hại " vùi dập cả tiếng
đàn của người nghệ sỹ tài hoa ấy:
" tiếng ghita nâu
bầu trời cô gái ấy
tiếng ghita lá xanh biết mấy
tiếng ghita tròn bọt nước vỡ tan
tiếng ghita ròng ròng máu chảy "

Nếu chúng ta nhìn nhận những câu thơ này ở góc độ ngữ âm chúng ta
có thể thấy mỗi câu thơ như một cung bậc của tiếng đàn mà các giai điệu,
âm thanh đã hòa thành một hợp âm bi tráng của một bản nhạc cứ tăng dần về
cường độ và trường độ. Cách hòa âm như thế gợi lên hình ảnh một con
người kiên trung, gan góc, bất khuất ngẩng cao đầu trước khi ngã gục " ròng
ròng máu chảy ".
Tiếng đàn lúc này được miêu tả như một sinh mệnh trong bi kịch.
Tiếng đàn đã được nhân hóa, có tâm trạng, cảm giác, có màu sắc hình khối.
6
Nếu chúng ta cảm nhận những câu thơ này ở góc độ ngữ nghĩa chúng ta
có thể thấy : Bắt đầu là " tiếng ghita nâu " còn hiền hòa với kết cấu là thanh
bằng. Đó là hình ảnh tả thực - là âm thanh của chiếc ghita có màu nâu. Gắn
với âm thanh ấy là hình ảnh tương phản : " bầu trời " >< " cô gái ấy ".
Tương phản bởi lẽ : " bầu trời " là hình ảnh về cái bao la , vô cùng còn "cô
gái ấy " là hình ảnh con người hữu hạn . Câu thơ tái hiện rõ bóng dáng
người con gái lẻ loi trên một nền trời trống trải mênh mông ( Người con gái
ấy có thể là An - na Ma - ri - a - người mà sau khi Lorca chết chưa từng một
lần lên xe hoa ). Nếu hiểu như thế câu thơ còn là sự ngậm ngùi xót thương
cho một mối tình tan vỡ mà thi sỹ bỏ lại chốn dương gian này.
Hình ảnh " tiếng ghita lá xanh " lại là hình ảnh ẩn dụ nói lên bi kịch xót
xa - tiếng ghi ta lá xanh hay tài năng Lorca đang độ chín, sức dâng hiến đang
dồi dào mà cái chết bi thương đã ập đến mang theo bao nỗi tức tưởi !
Những hình ảnh nối tiếp " tiếng ghita tròn " đến " tiếng ghita ròng ròng
máu chảy " tạo nên tính logic của những cảm xúc bàng hoàng đau xót càng
lúc càng dâng cao. Đó không còn là nỗi đau khi cảm nhận mà chính là tiếng
đàn ấy đã tuôn ra những dòng máu thực sự rồi.
* Tiểu kết:
Đó chính là bi kịch của người nghệ sỹ bị thủ tiêu đi những tác phẩm tâm
huyết - những khát khao nghệ thuật cao đẹp của cuộc đời mình.
2.4 Bi kịch và khát vọng thực hiện di nguyện.

Điều mà Thanh Thảo băn khoăn nhất trong mối tri ân của mình dành
cho Lorca là :
" không ai chôn cất tiếng đàn
tiếng đàn như cỏ mọc hoang
giọt nước mắt vầng trăng
long lanh trong đáy giếng"
Nếu ở lớp nghĩa bề mặt có thể hiểu rằng Lorca tuy chết nhưng tiếng đàn
thì sẽ bất tử. Kẻ thù của nền dân chủ có thể giết hại Lorca nhưng không thể
giết nổi tiếng đàn - nó vẫn như "cỏ mọc hoang " lan nhanh và mạnh mẽ .
Khi hành quyết người nghệ sỹ tài hoa này bọn độc tài đã ném xác Lorca
xuống giếng hòng phi tang. Đây là nỗi đau của đất nước Tây Ban Nha - của
cả nhân loại. Lorca chết thảm vốn đã vô cùng đau đớn nhưng còn đau đớn
hơn vì di nguyện " hãy chôn tôi với cây đàn " đã không được thực hiện. Sự
nghiệp cách tân nghệ thuật của Lorca không có người kế tiếp. Đó là vì thần
tượng Lorca quá lớn khiến người ta không thể chôn vùi ? Hay vì quá yêu
Lorca mà hậu thế không nỡ quên, không thể quên ? Thế nên những giọt
nước mắt kia cứ tức tưởi không chịu ngủ yên, không thể lặn chìm vào cõi
vĩnh hằng mà cứ nhức nhối một niềm đau " long lanh nơi đáy giếng " ? Và
vì vậy khi chưa có ai tiếp nối sự nghiệp của Lorca thì " giọt nước mắt vầng
7
trăng" lại thêm một lần tổn thương - càng long lanh đẹp đẽ thì khi bị hủy
diệt lại càng thêm đau xót !
* Tiểu kết :
Nhắc lại di nguyện của Lorca chắc chắn Thanh Thảo muốn bộc lộ khát
vọng thực hiện di nguyện ấy - khát vọng muốn góp phần cách tân thơ ca
Tiếng Việt sau chiến tranh.
2.5 Sự giải thoát , chiến thắng và bất diệt.
Với Lorca cái chết rõ ràng là một bi kịch nhưng cũng thật bất ngờ cái
chết lại là một sự giải thoát :
" đường chỉ tay đã đứt

dòng sông rộng vô cùng
Lorca bơi sang ngang
trên chiếc ghita màu bạc "
Ở đây có một sự hẫng hụt ngậm ngùi. Hình ảnh " đường chỉ tay đã
đứt " tượng trưng cho định mệnh nghiệt ngã - nghiệt ngã vì Lorca muốn gắn
bó mãi với cuộc đời này nhưng " đường chỉ tay " của thi sỹ chỉ có vậy,
không thể tiếp tục bước về phía trước cùng làn sóng dân chủ, cùng xu hướng
cách tân nghệ thuật mà đành phải tách mình bơi tạt "sang ngang". Phương
tiện giúp người nghệ sỹ cách tân siêu thoát chính là " chiếc ghita màu bạc ".
Những câu thơ cuối cùng miêu tả sự ra đi của Lorca thật vô cùng dữ
dội, mãnh liệt :
" chàng ném lá bùa cô gái Di-gan
vào xoáy nước
chàng nếm trái tim mình
vào lặng yên bất chợt
li- la li - la li -la…"
Hành động " ném " được lặp lại hai lần với hai mục đích khác nhau :
"ném lá bùa " của cô gái Di - gan là ném một cách dữ dội xóa bỏ cái ranh
giới giữa khổ đau và siêu thoát để dòng sông cuộc đời đầy rẫy những buồn
đau, ác độc, bon chen ….được bình lặng. Sống cháy bỏng hết mình vì cõi
trần thế này vì vậy khi phải lìa xa chắc chắn không phải là điều dễ dàng - đó
là một sự ra đi đầy khó nhọc. Thế nhưng trên chặng đường gian nan ấy
người nghệ sỹ vĩ đại đã kịp " ném trái tim mình " về phía cuộc đời - dùng
chính trái tim với bầu nhiệt huyết bừng bừng ấm nóng khát vọng cách tân
nghệ thuật, khát vọng đấu tranh vì tự do của mình gửi lại đất nước Tây Ban
Nha nói riêng và nhân loại nói chung. Và trái tim ấy khi được " ném " trở lại
nó lập tức khiến " cõi lặng im " bỗng " bất chợt " tấu lên rộn rã những âm
thanh " li - la li - la li -la …" - nghĩa là trước khi chết Lorca đã kịp để lại một
di sản nghệ thuật có sức thổi bùng lên ngọn lửa đấu tranh của nhân dân ;
Hơn thế điệp khúc " li - la li - la li -la …" đâu chỉ đơn thuần mô phỏng tiếng

đàn mà nó còn gợi lên hình ảnh một vòng nguyệt quế dành cho người nghệ
8
sỹ bất tử Lorca - bởi li-la còn là tên gọi của loài hoa Tử Đinh Hương - loài
hoa rất đặc trưng của xứ sở Tây Ban Nha quê hương Lorca.
2.6 Nghệ thuật của bài thơ.
Bài thơ đặc biệt thành công với bút pháp siêu thực - tượng trưng :
a. Sự phá vỡ các vách ngăn thông thường của các sự vật, hiện tượng.
b. Những kết nối ngẫu nhiên tưởng chừng không hề liên quan với nhau
nhưng qua nhiều liên tưởng thì giữa chúng lại có những mối quan hệ tuyệt
vời !
c. Nghệ thuật ngôn từ không diễn ra theo trình tự thời gian mà diễn ra trong
không gian nơi màu sắc, âm thanh được chú trọng.
d. Bài thơ kết hợp độc đáo giữa các loại hình nghệ thuật : Hội họa, âm nhạc,
điêu khắc.
e. Có sự kết hợp giữa yếu tố siêu thực với hiện thực ; Cả những yếu tố huyền
ảo hoang đường mang màu sắc tôn giáo.
f. Sáng tạo khi sử dụng âm thanh trong âm nhạc cho một tác phẩm thơ.
=> Tất cả tạo nên một tác phẩm để lại những ấn tượng sâu sắc và rõ nét
trong lòng bạn đọc.
3. Thiết kế giáo án .
Trên cơ sở tiếp nhận một bài thơ như thế tôi mạnh dạn giới thiệu một
bài soạn của tôi rất mong nhận được sự đồng cảm và chia sẻ.
* Định hướng về kiến thức , kĩ năng và thái độ :
- Giúp học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng Gar-xi-a Lorca qua
sự ngưỡng mộ đồng cảm và tiếc thương sâu sắc của tác giả.
- Hiểu được những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ.
- Biết trân trọng và kế thừa thành tựu của các thế hệ đi trước đồng thời có ý
thức sáng tạo để tiến lên.
* Phương pháp và phương tiện dạy học chủ yếu :
- Phương pháp : Đoc sáng tạo , đối thoại , nêu vấn đề , giảng bình…

- Phương tiện : Sách giáo khoa , giáo án điện tử , máy chiếu …
* Tiến trình giờ dạy :
- Ổn định tổ chức lớp.
- Kiểm tra bài cũ.
- Bài mới.

Hoạt động của GV - HS

Nội dung cần đạt

Em hãy đọc phần tiểu dẫn
và trình bày những nét cơ
bản về nhà thơ Thanh
I. Giới thiệu tác giả - tác phẩm.
1. Tác giả :
- Thanh Thảo tên thật là Hồ Thành Công.
- Quê quán : Quảng Ngãi.
9
Thao ?
Em hãy nêu xuất xứ bào
thơ ?
Em hiểu gì về nhan đề bài
thơ và câu thơ đề từ ?
* Qua phần tìm hiểu tác
phẩm em hãy cho biết bố
cục của bài thơ ?
Gọi HS đọc.
- Yêu cầu đọc với âm điệu
chậm,buồn, tha thiết kết hợp
- Là một nhà thơ trưởng thành từ cuộc khán

chiến chống Mỹ.
- Là người nỗ lực trong việc đổi mới thơ ca,
luôn tìm tòi cách biểu đạt mới mẻ, đi sâu vào cái
tôi nội cảm với những rung động mãnh liệt.
- Năm 2001 Thanh Thảo đã được tặng giải
thưởng nhà nước về văn học nghệ thuật.
- Các tác phẩm tiêu biểu : SGK.
2. Tác phẩm :
a. Xuất xứ :
Nằm trong tập "Khối vuông ru bich " -
NXB Tác phẩm mới
1985.
b. Nhan đề và lời đề từ.
* Nhan đề :
- Đàn ghita: là một nhạc cụ truyền thống tạo
nên nét đặc sắc văn hóa của đất nước Tây Ban
Nha.
- Lorca :
+ Một nghệ sỹ Tây Ban Nha có khát vọng cách
tân nghệ thuật.
+ Một chiến sỹ kiên cường chống lại chế độ độc
tài phát xít Prăng cô.
+ Một số phận bi thảm.
* Lời đề từ :
- Như một lời di chúc thể hiện tình yêu nghệ
thuật - tình yêu xứ sở của Lorca.
- Như một lời nhắn nhủ các thế hệ nghệ sỹ hãy
biết vượt lên nghệ thuật của ông để đưa thơ ca
tới một tầm cao mới.
c. Bố cục : 5 phần.

- Đoạn 1 : Bi kịch của người nghệ sỹ cô đơn.
- Đoạn 2: Bi kịch của người nghệ sỹ bị thủ tiêu
sinh mạng.
- Đoạn 3: Bi kịch của người nghệ sỹ bị thủ tiêu
tác phẩm.
- Đoạn 4 : Bi kịch và khát vọng thực hiện di
nguyện.
- Đoạn 5 : Sự giải thoát, chiến thắng và bất diệt.
II. Đọc hiểu.
1. Đoạn I : Bi kịch của người nghệ sỹ cô độc.
Lorca hiện lên qua những hình ảnh tiêu biểu,
chọn lọc, mang đậm chất Tây Ban Nha và giàu
10
giọng điệu dồn dập ở phút
cuối.
* Em hãy chỉ ra sự tương
phản ở hai câu đầu ?
* Ý nghĩa gợi ra từ sự
tương phản đó ?
* Âm thanh "Li la" được
hiểu là âm thanh gì ?

* "Vầng trăng chuếnh
choáng " là vầng trăng như
thế nào ?
* " miền đơn độc ", "yên
ngựa mỏi mòn " giúp chúng
ta hình dung Lorc đang ở
trong trạng thái và hoàn
cảnh ra sao ?

Trong phần 1 này hình ảnh
Lorca hiện lên như thế
nào ?
sức gợi như " tiếng đàn ghita", " áo choàng đỏ
", " vầng trăng ", " yên ngựa ".
a. Hai câu đầu.
- Có sự tương phản giữa " Tiếng đàn bọt nước "
>< "áo choàng đỏ gắt "
=> Tiếng đàn như những bong bóng nước tròn
trịa, toàn bích nhưng lại mong manh khi đặt
cạnh màu đỏ "gắt " như lửa của " áo choàng "
( nước >< lửa ).
- " đỏ gắt " không chỉ gợi lên hình ảnh những
chiến sỹ đấu bò trong truyền thống của người
Tây Ban Nha mà còn gợi lên độ nóng bỏng, ngột
ngạt.Gợi nên không khí nóng bỏng của nền
chính trị Tây Ban Nha.
= > Trong mối quan hệ với đời sống chính trị
đương thời - nghệ thuật của Lorca đứng trước
nguy cơ bất trắc. Đây là những hình ảnh dự báo
cho những bi kịch của Lorca.
b. Bốn câu sau .
- Âm thanh " Li la" vừa mô phỏng tiếng đàn vừa
là tên loài hoa tím tạo nên tính nhạc và sắc màu
cảm xúc cho đoạn thơ.
- " Vầng trăng chuếnh choáng " gợi lên vẻ đẹp
trong sáng, lung linh của thiên nhiên qua cái
nhìn say đắm của người nghệ sỹ - cả hai hòa vào
nhau say sưa, dâng hiến.
- Lorca một mình một ngựa, một con đường

thăm thẳm, mênh mông, phiêu du giữa đất trời
với khát vọng nghệ thuật lớn lao nhưng chưa
tìm được niềm đồng cảm nên Lorca rơi vào
trạng thái cô độc trên con đường ấy.
* Tiểu kết:
- Lorca hiện lên giữa không gian văn hóa đậm
chất Tây Ban Nha, giữa bối cảnh chính trị căng
thẳng, ngột ngạt với bản lĩnh và khát vọng của
người nghệ sỹ yêu tự do, yêu cái đẹp và cuộc
sống.
- Hai câu đầu Thanh Thảo đặt nghệ thuật của
Lorca trong quan hệ với đời sống chính trị .
- Bốn câu sau Thanh Thảo đặt nghệ thuật của
Lorca trong quan hệ với nền nghệ thuật Tây Ban
Nha.
=>Trong mối quan hệ thứ hai này Lorca đều là
11
* Tình cảm của Thanh Thảo
dành cho Lorca ?


* Giọng " hát ngêu ngao "
được hiểu như thế nào ?
*" bỗng kinh hoàng " là
trạng thái cảm xúc ra sao ?
* " Áo choàng bê bết đỏ"
gợi liên tưởng điều gì ?
* Nêu tiểu kết cho cả đoạn ?
* Sát hại Lorca về thể xác
đồng thờibọn độc tài còn sát

hại thêm điều gì nữa ?
* Ý nghĩa của " tiếng ghita
nâu" ?
* Ý nghĩa của " tiếng ghita

xanh"?
* Ý nghĩa của " tiếng ghita
tròn " và " tiếng ghita ròng
kẻ độc hành cô độc - Đó là bi kịch của người
nghệ sỹ không có ai đồng hành chia sẻ.
=>Qua hình ảnh và cảm xúc chân thành Thanh
Thảo đã bộc lộ niềm đồng cảm sâu sắc với bi
kịch của Lorca.
2. Đoạn II : Bi kịch của người nghệ sỹ bị thủ
tiêu sinh mệnh .
Bi kịch được đẩy lên 1 chặng mới : Đau xót và
mất mát hơn.
- " Tây Ban Nha - hát ngêu ngao " :
+ Là giọng hát vô hồn lạc điệu của một nền
nghệ thuật già nua.
+ Là giọng hát của Lorca cất lên hoang dã,tự do
khỏe khoắn
- " bỗng kinh hoàng " - cú sốc đột ngột khi
người nghệ sỹ cách tân bị điệu về bãi bắn.
= > Thanh Thảo đã tái hiện thời khắc định mệnh
của Lorca bằng những thủ pháp của trường phái
ấn tượng : " áo choàng đỏ gắt " bị căng giãn hết
cỡ và vỡ ra thành màu áo choàng bê bết máu.
* Tiểu kết :
Tuy đã có dự cảm về cái chết nhưng Lorca

không ngờ bi kịch lại đến với mình sớm như vậy
- khi mà khát vọng cách tân còn dang dở phía
trước.
Người chiến sỹ ấy đã bị hành quyết - sinh
mạng và tầm tư tưởng ấy không còn đó là một bi
kịch đầy đau xót.
3. Đoạn III : Bi kịch của người nghệ sỹ bị thủ
tiêu tác phẩm.
Sát hại Lorca kẻ thù còn sát hại cả tiếng đàn -
nghệ thuật của người nghệ sỹ tài hoa ấy.
- Lúc đầu " tiếng ghita nâu " là hình ảnh tả thực
âm thanh của chiếc ghita có màu nâu.
- Hình ảnh tương phản : " Bầu trời " >< " cô gái
ấy" - Cái bao la vô cùng đối lập với hình ảnh
con người hữu hạn => Người con gái lẻ loi trên
nền trời trống trải, mênh mông.
- " Tiếng ghita lá xanh " - nhà thơ Lorca đang
độ tươi xanh, sung sức mà cái chết bi thương đã
ập đến.
12
ròng máu chảy"?
* Nêu tiểu kết cho cả
đoạn ?

* Ý nghĩa của " không ai
chôn cất tiếng đàn" ?
* Ý nghĩa của " Tiếng đàn
như cỏ mọc hoang " ?
* Ý nghĩa của "Giọt nước
mắt vầng trăng long lanh

nơi đáy giếng "?
*Nêu tiểu kết cho cả đoạn?
- " Tiếng ghita tròn " vỡ tan ; " tiếng ghita ròng
ròng máu chảy " tạo nên cảnh tượng rất thực về
cái chết của Lorca cũng như cảm giác đau đớn
bàng hoàng càng lúc càng dâng lên.
* Tiểu kết :
- Tác giả đã sử dụng nghệ thuật ẩn dụ chuyển
đổi cảm giác và nhân hóa để tiếng đàn hiện lên
thành sắc màu, hình dáng, chuyển động - thành
linh hồn, số phận Lorca.
- Những điệp từ, điệp ngữ gãy nát, đứt đoạn
khiến đoạn thơ như những phút cao trào của bản
hòa tấu.
- Tất cả để tái hiện bi kịch người nghệ sỹ bị thủ
tiêu đi những tác phẩm - những khao khát nghệ
thuật cao đẹp của cuộc đời mình.
4. Đoạn IV : Bi kịch và khát vọng thực hiện
di nguyện.
Điều mà Thanh Thảo băn khoăn nhất trong mối
tri âm của mình dành cho Lorca được thể hiện rõ
trong phần thứ tư này.
- " Không ai chôn cất tiếng đàn " - gợi nhắc
đến lời đề từ.
=> Có hai cách hiểu :
+ Vì quá ngưỡng mộ yêu quý Lorca mà không ai
chôn vùi nghệ thuật của Lorca.
+ Vì tài năng người quá lớn không ai vượt qua
nổi.
- " Tiếng đàn như cỏ mọc hoang " - dù không

muốn hay muốn mà không thể vượt qua thì nghệ
thuật của Lorca vẫn lan nhanh, bền bỉ và mạnh
mẽ.
- "Giọt nước mắt vầng trăng long lanh nơi đáy
giếng "
=> Có hai cách hiểu :
+ Gợi nhắc sự kiện Lorca bị giặc giết hại rồi vùi
xác xuống giếng.
+ Khát vọng nghệ thuật biến thành nỗi đau dù bị
vùi dập vẫn long lanh tỏa sáng như vẻ đẹp vĩnh
hằng của thiên nhiên.
* Tiểu kết :
Di nguyện của Lorca vô cùng cao đẹp đó là
mong ước của người nghệ sỹ chân chính. Nhưng
13
* Ý nghĩa của: " Đường chỉ
tay đã đứt "?
* Ý nghĩa của " dòng sông "
và " sang ngang " ?
* Ý nghĩa của " Chiếc ghita
màu bạc " ?
* Ý nghĩa của " Ném lá bùa
" và " ném trái tim mình "?
* Nêu tiếu kết cho cả đoạn?
* Nêu tổng kết phần nội
dung?
*Nêu tổng kết phần nghệ
thuật?
tiếc rằng di nguyện và khát vọng ấy vẫn chưa
được thực hiện. Rồi mai đay ai sẽ là người vượt

qua Lorca và cả Thanh Thảo ?
5. Phần V : Sự giải thoát, chiến thắng và bất
diệt.
Chết là một bi kịch nhưng cũng thật bất ngờ cái
chết của Lorca lại là một sự giải thoát.
- " Đường chỉ tay đã đứt " - định mệnh nghiệt
ngã ngắn ngủi của Lorca.
- " Dòng sông " cuộc đời rộng lớn vô cùng nhiều
chông gai trắc trở khiến người nghệ sỹ phải "
sang ngang " không mong muốn .
- " Chiếc ghita màu bạc " - phương tiện giúp
người nghệ sỹ siêu thoát sang thế giới bên kia .
- " Ném lá bùa " - ném cái ranh giới mỏng manh
giữa khổ đau và siêu thoát để cuộc đời được
bình lặng .
- " Ném trái tim mình " - ném bầu nhiệt huyết
ấm nóng về phía cuộc đời làm " cõi lặng im "
rung lên những âm thanh rộn rã.
- Âm thanh "li-la li-la…" - nghệ thuật bất tử -
vòng nguyệt quế dành cho người bất tử.
* Tiểu kết :
Dẫu có bị vùi dập phũ phàng nghệ thuật chân
chính vẫn luôn bất tử. Đó là một triết lí về sự
sống của nghệ thuật.
III. Tổng kết.
* Nội dung :
- Tác phẩm khắc họa thành công hình tượng
Lorca qua những bi kịch và sự bất tử : Đó là
người nghệ sỹ có khát vọng nghệ thuật ; có tình
yêu cuộc sống ; tình yêu tự do ;

- Tinh thần đấu tranh quyết liệt ; c`ó số phận bi
thảm nhưng cũng có sức sống bất diệt.
- Qua hình tượng Lorca Thanh Thảo đã bộc lộ
niềm đồng cảm. nỗi tiếc thương sâu sắc và sự
ngưỡng mộ, trân trọng với một người nghệ sỹ vĩ
đại.
* Nghệ thuật .
- Có sự kết hợp giữa thơ và nhạc.
14
- Sức gợi mở đa dạng của trường phái thơ tượng
trưng siêu thực.
- Từ ngữ, hình ảnh phong phú, mới mẻ giàu tính
biểu tượng.
* Củng cố - Dặn dò :
- Củng cố bài dạy .
- Dặn dò học sinh học bài cũ , chuẩn bị bài mới.
IV. Kết quả thực hiện đề tài.
Tôi đã áp dụng sáng kiến này trong năm học 2011 - 2012 và đạt được
những kết quả khả quan. Tuy rằng đây là một bài thơ mới đưa vào chương
trình và tương đối khó cảm nhận nhưng hầu hết học sinh đều rất hào hứng,
tích cực, chủ động trong giờ học và nắm được bài ,cảm nhận tương đối tốt
vẻ đẹp về nội dung và nghệ thuật của bài thơ. Kết quả cụ thể như sau : Năm
học 2011 - 2012 tôi dạy hai lớp : 12a9 và 12a11. Sau khi giảng dạy tác phẩm
tôi đã cho hai lớp 12a9 và 12a11 làm bài viết 90 phút với hai đề bài :
* Đề 1 ( Lớp 12a9 ) : Nêu cảm nhận của anh ( chị ) về hình tượng
nhân vật Lorca trong tác phẩm " Đàn ghita của Lorca " của Thanh
Thảo ?
Kết quả là :
Lớp Sĩ số Điểm giỏi Điểm khá Điểm trung
bình

12a9 48 8 = 16,7% 30 = 63% 10 = 19,3%
* Đề 2 ( Lớp 12a11 ) : Phân tích bi kịch của Lorca trong tác
phẩm " Đàn ghita của Lorca " của Thanh Thảo ?
Kết quả là :
Lớp Sĩ số Điểm giỏi Điểm khá Điểm trung
bình
12a11 46 3 = 6,5% 25 = 54,4% 18 = 39,1%
So với chất lượng của các lớp trên, kết quả bài kiểm tra về tác phẩm
này có những tiến bộ nhất định. Với một bài thơ mới và khó, kết quả trên là
một điều đáng khích lệ ở một trường Trung học phổ thông đại trà.

15
Phần c : Kết luận và đề xuất.
Có thể nói bài thơ " Đàn ghita của Lorca " là một bài thơ tiêu biểu cho
phong cách thơ của Thanh Thảo giai đoạn sau 1975 tác phẩm có những tìm
tòi sáng tạo đổi mối theo hướng hiện đại hóa thơ ca nước nhà với lối thơ
Tượng trưng - Siêu thực .
Đến với bài thơ người giảng dạy và cả người học đều có cơ hội để phát
huy sự cảm thụ riêng của mình với trí tưởng tượng và cảm xúc được giải
phóng đến mức cao độ.
Tuy nhiên dù cảm nhận theo hướng nào, dù tự do và sáng tạo bao nhiêu
cũng đừng đi ra ngoài phạm trù của một bài thơ trữ tình, đừng hiểu sai lệch
đi về một hình tượng đẹp đẽ về người nghệ sỹ Tây Ban Nha. Đừng hiểu
không đúng
về tấm lòng, tình cảm mang đậm chất nhân văn của nhà thơ Thanh Thảo. Hãy để
bài thơ là một tiếng nói góp phần làm giàu có thêm tâm hồn và làm đẹp thêm
năng lực cảm thụ thơ ca của người yêu thơ. " Đàn ghita của Lorca " vẫn còn là
một bài thơ đầy bí ẩn. Và rất có thể những gì tôi hiểu về bài thơ này lại là
nhữnggợi ý nho nhỏ để đồng nghiệp có thể khám phá thêm những gì còn chưa
sáng rõ của bài thơ. Nói như vậy tôi rất mong nhận được sự chia sẻ, đồng cảmvà

những ý kiến đóng góp của đồng nghiệp gần xa.
"Đàn Ghita của Lorca" vẫn còn là một bài thơ đầy bí ẩn . Và rất có thể những
gì tôi hiểu về về bài thơ này lại là những gợi ý nho nhỏ để đồng nghiệp có thể
khám phá thêm những gì còn chưa sáng rõ của bài thơ. Nói như vậy tôi rất mong
nhận được sự chia sẻ , đồng cảm và những đóng góp của đồng nghiệp gần xa.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ.

Thanh Hóa, ngày 25 tháng 04 năm 2013
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết , không sao chép nội dung của
người khác.
Người viết sáng kiến
Phạm Thị Đào

16
MỤC LỤC


Phần A: Trang:

I . Lý do chọn đề tài . 2
II. Phương pháp nghiên cứu.
III. Phạm vi nghiên cứu .
IV. Tài liệu tham khảo.


Phần B:

I. Cơ sở lý luận và thực tiễn . 2
1. Cơ sở lý luận

2. Cơ sở thực tiễn.
II. Giả thiết. 3
1. Từ thực tế giảng dạy .
2. Đến sáng tạo của người viết.
III. Quá trình thực nghiệm giải pháp mới . 4
1. Căn cứ để phân tích bài thơ. 5
2. Phân tích bài thơ. 5
3.Thiết kế giáo án. 9
IV. Kết quả thực hiện đề tài. 14

Phần C :
Kết luận và đề xuất. 15
17

×