BèNH BI TH N GHI TA CA LORCA CA THANH THO
T ừ xửa xa, song song với định đề "thi trung hữu họa", bao giờ cũng là thi
trung hữu nhạc. Định đề ấy bảo rằng cùng với hoạ, nhạc là một yếu tính của thơ.
Chừng nào còn thơ, chừng ấy thơ còn nhạc. Quả có vậy, nhạc là phần tinh chất của
cảm xúc thơ đã đợc điệu thức hoá. Ngân nga cả bên trong cả bên ngoài mỗi tiếng thơ,
nhạc đã thực sự là phần hồn của thơ. Nó là hơi thở của ngôn từ thơ. Tất nhiên, đây là
nói nhạc của ngôn ngữ. Thơ đã phát huy bao hiệu quả phong phú của ngôn ngữ để
cất lên tiếng nói riêng của mình.
Không chỉ vậy, để làm giàu cho mình, thơ còn khai thác cả ngôn ngữ của
nhạc nữa. Bao đời nay, đã có biết bao yếu tố nhạc từ vơng quốc âm nhạc đã vợt biên,
rồi nhập tịch vào thơ, ban đầu, tạm trú, về sau, thờng trú. Thậm chí, nhờ sự cu mang
quá sâu nặng của thơ, trải đời này đời khác, mà nhiều thứ đã đợc... đồng hoá luôn.
Dân ngụ c đã biến thành dân sở tại. Gốc gác âm nhạc của chúng, đôi khi, chỉ còn là
kí ức xa xăm. Đó phải chăng cũng là một kiểu hoà nhập tiếp biến ?
Là một tay bút ham cách tân, Thanh Thảo cũng đã tạt sang âm nhạc vay mợn
không ít vốn liếng đem về đầu t cho thơ mình. Để làm các trờng ca Những ngời đi
tới biển, Những nghĩa sĩ Cần Giuộc, Bùng nổ của mùa xuân, Đêm trên cát..., anh đã
mớn cấu trúc của những bản giao hởng và xônát. Khiến cho các thi phẩm ấy có cái
dáng là lạ nh một thứ trờng-ca- giao-hởng. Còn để viết thơ ngắn, lắm khi anh lại giật
tạm cấu trúc của ca khúc. Có lúc thì đem về lai ghép để tạo ra một diện mạo mới.
Cũng có lúc lại làm theo kiểu biến đổi gen mà tạo ra giống mới. Nhiều bài thơ ngắn
đợc anh tổ chức khá ngon lành theo thể thức của bài hát. Dáng của chúng nhang nhác
nh những ca-khúc-thơ. Mà cũng không chỉ vay cấu trúc thuộc văn bản khúc ca, anh
còn mợn cả lối diễn tấu ca khúc để làm giàu cho hình thức thơ nữa. Đàn ghi-ta của
Lorca là một "ca" nh thế chăng ?
n ghita ca Lorca
"Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn ghi-ta"
F.G.Lorca
những tiếng đàn bọt nớc
Tây-ban-nha áo choàng đỏ gắt
li-la li-la li-la
đi lang thang về miền đơn độc
với vầng trăng chếnh choáng
trên yên ngựa mỏi mòn
Tây-ban-nha
hát nghêu ngao
bỗng kinh hoàng
áo choàng bê bết đỏ
Lorca bị điệu về bãi bắn
chàng đi nh ngời mộng du
tiếng ghi -ta nâu
bầu trời cô gái ấy
tiếng ghi -ta lá xanh biết mấy
tiếng ghi -ta tròn bọt nớc vỡ tan
tiếng ghi -ta ròng ròng
máu chảy
không ai chôn cất tiếng đàn
tiếng đàn nh cỏ mọc hoang
giọt nớc mắt vầng trăng
long lanh trong đáy giếng
đờng chỉ tay đã đứt
dòng sông rộng vô cùng
Lorca bơi sang ngang
trên chiếc ghi ta màu bạc
chàng ném lá bùa cô gái di -gan
vào xoáy nớc
chàng ném trái tim mình
vào lặng yên bất chợt
li -la li -la li -la...
(Rút từ tập Khối vuông Rubíc,
NXB Tác phẩm mới, 1985)
Nòi nghệ sĩ vốn dễ đồng bệnh tơng lân. Do đồng bệnh mà đồng điệu. Cho nên, có
một cách để hiểu một kẻ viết : cứ xem anh viết về ai, có thể biết anh là ai. Trong các
thi sĩ nội, Thanh Thảo mê nhất Nguyễn Đình Chiểu, Cao Bá Quát, Xuân Diệu, Hàn
Mặc Tử, Bích Khê, Văn Cao, Đặng Đình Hng... Còn những thi sĩ ngoại, thấy anh viết
đậm về Aragông, Êxênhin, Maicôpxki, Pasternac, Lorca... Về từng vị đều có những
kí thác, những đồng điệu riêng. Nhng, trong số những tay bút Tây phơng anh ngỡng
mộ, thì trờng hợp về Lorca, xem ra, thành công hơn cả. Là một nhà thơ lớn của Tây
Ban Nha hiện đại, Lorca đã đem đợc chất dân gian Anđaluxia cùng sức sống của xứ
sở bò tót vào thơ mình. Lại thạo dân nhạc, ông thờng thích đi khắp xứ nh một gã
Digan đơn độc mà hát lên những bài thơ của mình nh những khúc romance, ballad.
Bởi vậy, Lorca nh một nghệ sĩ kép : thi si kiêm nhạc sĩ. Cũng bởi vậy nhiều bài thơ
Lorca thờng sống cuộc đời kép : thi phẩm và nhạc phẩm
1
. Có ngời sẽ nghĩ : thơ về
một nghệ sĩ độc đáo nh thế, nếu có đợc một hình thức kép nữa thì thật là tam hợp !
Nhng, tam hợp lại dễ sinh tam tai. Thanh Thảo không dại thế. Vả, làm thế cũng đâu
ra võ của anh. Không thuộc kiểu thi sĩ mớm thơ cho nhạc, càng không phải một tay
vãi nhạc vào thơ. Anh vẫn đi lại với nhạc, nhng theo chiêu riêng : vừa nhập cấu trúc
ca khúc vào lòng bài thơ vừa khảm thêm tiếng nhạc vào lời thơ. Nên, dù dan díu với
nhạc, trớc sau thơ anh vẫn luôn là thơ. Ngoài vốn thi liệu đợc tái chế, tái tạo từ di sản
thơ của chính Lorca, thì ngôn ngữ của nhạc, cấu trúc của ca khúc sẽ bắc những nhịp
cầu tơng giao để hồn kẻ hậu sinh nói lời đồng điệu với bậc tiền nhân của xứ sở Tây
ban cầm. Ngón ấy chẳng tơng thích sao ? Đàn ghi-ta của Lorca chính là một lối thơ
mà ở đó lời thơ đã cờm vào nét nhạc, hình tợng thơ đã cùng cấu trúc nhạc bay đôi.
Thậm chí, để tiếng nói của thơ mình thêm phong phú, Thanh Thảo còn mô phỏng
1
Có lẽ do điều này mà có ngời chỉ thấy Lorca ở phía nhạc sĩ, phía không căn bản. Ca khúc "Đàn ghi ta của Lorca"
của Thanh Tùng và Huỳnh Phớc Liên là một ví dụ.
những âm thanh từa tựa các nốt đàn ghita, mô phỏng cả lối diễn tấu vẫn thờng đệm
cho ngời hát khi diễn nữa.
*
Thanh Thảo đã chọn thời điểm bi phẫn nhất của cuộc đời Lorka cho cảm hứng
của thi phẩm : lúc ông bị bắn chết. Lorca luôn dự cảm và bị ám ảnh khôn nguôi bởi
cái chết. Nhng ông cũng không thể ngờ cái chết phũ phàng nhất đã ập xuống thân
phận mình. Đối với lòng tiếc thơng, mọi cái chết đều ngang trái. Cái chết của Lorca
càng ngang trái bội phần. Vì ông bị phatxit giết hại khi mới 37 tuổi, xác ông còn bị
chúng quẳng xuống một cái giếng để phi tang. Mất mát kinh hoàng là thế, nhng oái
oăm thay, cái chết còn là một giải thoát. Giải thoát bất đắc dĩ nhng hoàn toàn. Hẳn
suy t Thanh Thảo đã bị vây ám giữa những phản trái kia của cái chết. Nhất là lúc anh
đọc đợc cái câu nh một lời nguyện cuối, một di chúc viết sớm của Lorca : Khi tôi
chết hãy chôn tôi với cây đàn ghi-ta. Và thế là thi phẩm đã tự chọn cho nó một hình
hài : vừa là thơ viếng vừa nh một bi ca.
*
Có một cách mà từ xa ngời ta đã dùng đến "mệt mỏi", trong những trờng hợp
thế này, là : lấy tên các tác phẩm của ngời ấy hay lời văn trong đó đem ghép lại với
nhau cho chúng tạo ra một nội dung nào đó
2
. Thanh Thảo chọn cách khác. Thi liệu
anh viết về Lorca toàn là những thi ảnh rất ám trong thế giới nghệ thuật của chính
Lorca, mà sau những lãng quên chúng vẫn không thôi đeo bám Thanh Thảo : đàn
ghi-ta, bài ca mộng du, con ngựa đen, vầng trăng đỏ, chàng kĩ sĩ đơn độc, áo
choàng đấu sĩ, sắc máu đấu trờng, cô gái Di gan, lá bùa hộ mệnh, hoa tử đinh h-
ơng... Và, tất nhiên, làm sao có thể thiếu đợc dòng sông cùng với cỏ mọc hoang vốn
là những hình ảnh - biểu tợng từ lâu vẫn miên man với ngòi thơ Thanh Thảo ! Cảm
hứng vụt dậy thì liền gọi luôn những đạo quân ấy về cho cùng đầu quân (đầu thai thì
đúng hơn) vào thi phẩm này. Nhờ đó, hình tợng Lorca và suy cảm Thanh Thảo đã nói
chung một thứ tiếng là dòng thi liệu đã trộn vào nhau đó. Thì tơng giao, tâm giao
cũng còn là thế chứ sao ?
Trong xử lý thi liệu, Thanh Thảo có dùng những lối kết hợp khá phổ biến ở thơ
tợng trng. Ta gặp những Tiếng đàn bọt nớc, tiếng ghi-ta nâu, tiếng ghi-ta lá xanh,
tiếng ghi-ta tròn, tiếng ghi-ta ròng ròng máu chảy, về miền đơn độc, vầng trăng
chếnh choáng, chôn cất tiếng đàn, đờng chỉ tay, dòng sông rộng... Nhiều thi ảnh đ-
ợc tợng trng hoá, khiến chúng có dạng một hình thể chứa nhiều hình ảnh. Đờng chỉ
tay là hiện thân của thiên mệnh. Đờng chỉ tay đã đứt tợng trng cho cú giáng phũ
phàng trái ngang của số mệnh. Chiếc ghi-ta tợng trng cho âm nhạc và thơ ca. Nó là
cây đàn lia của chàng nghệ sĩ tài hoa. Chiếc ghita màu bạc là biến ảnh của chiếc
ghi-ta nâu khi đã sang cõi khác. Đúng hơn, là chiếc ghi-ta đã hoá, giờ sang cõi siêu
sinh. Thi sĩ bơi trên chiếc ghi-ta chính là bơi trên con thuyền của thi ca đang vợt qua
bến bờ sinh tử. Lá bùa cô gái di-gan là cái đẹp huyền bí. Xoáy nớc là tai hoạ định
mệnh trên dòng sông của số phận, cũng là cái dòng sông ranh giới giữa cõi sống và
cõi chết, giữa thực tại và h vô. Hành động ném lá bùa và ném trái tim đều giàu hàm
ý tợng trng về sự giã từ, sự giải thoát của Lorca... Lối viết này không còn xa lạ đối
với ngời đọc thơ Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Bích Khê, Chế Lan Viên hay nhóm Xuân
2
Tỉ nh Xuân Sach viết về Nguyên Ngọc : Mấy lần Đất nớc đứng lên / Đứng lên cũng mỏi cho nên phải nằm / Hại
thay một Mạch nớc ngầm / Cuốn trôi Đất Quảng lẫn Rừng xà nu" (Chân dung văn học )
Thu nhã tập hồi Thơ Mới. Nhng, nó đã đợc Thanh Thảo dùng nhuần nhị và ăn nhập
để tạo ra cho thơ mình một cách nói hàm súc. Riêng cái câu giọt nớc mắt vầng trăng
trong đoạn bày tỏ nỗi đau xót và tiếc thơng trớc cái chết hết sức thơng tâm của Lorca
mà lời thơ kết hợp cả trợng trng thơ Đờng với tợng trng Thơ Mới :
không ai chôn cất tiếng đàn
tiếng đàn nh cỏ mọc hoang
giọt nớc mắt vầng trăng
long lanh trong đáy giếng
cũng thấy đợc vẻ súc tích của nó. Có phải câu ấy đợc viết theo lối "nghệ thuật sắp
đặt" không, mà cứ đơn giản y nh đặt hai hình ảnh bên nhau : giọt nớc mắt - vầng
trăng thế thôi ? Giữa chúng chẳng có một quan hệ từ nào. Thì ra, lắm khi, việc tớc bỏ
quan hệ từ lại là cách gia tăng nghĩa cho hình ảnh và lời thơ. Vì giờ đây, giữa chúng
lại có thể phát sinh nhiều kiểu quan hệ, tạo ra nhiều làn nghĩa : 1) quan hệ đẳng lập :
giọt nớc mắt (và) vầng trăng ; 2) quan hệ song song : giọt nớc mắt (với) vầng
trăng ; 3) quan hệ so sánh : giọt nớc mắt (nh) vầng trăng ; 4) quan hệ sở hữu : giọt
nớc mắt (của) vầng trăng ; 5) quan hệ đồng nhất : giọt nớc mắt (là) vầng trăng... Ng-
ời đọc có một thoáng phân vân : vậy ý thực của câu thơ sẽ theo nghĩa nào ? Nhng
thoáng ấy sẽ qua nhanh bởi chỉ có câu trả lời duy nhất : nó phải là sự giao thoa và
lung linh của tất cả các làn nghĩa ấy. Chẳng thế sao, trong mạch cảm xúc, trong hình
tợng chủ đạo cũng nh cấu tứ, các làn nghĩa kia đâu có loại trừ nhau. Trái lại, chúng
làm giàu và làm đẹp cho nhau cả thôi. Vậy chả súc tích sao ?
*
Còn mạch triển khai của thi phẩm lại là hợp lu của cả hai dòng tự sự và nhạc.
Việc tái hiện sự kiện Lorca bị hành hình với những diễn biến phũ phàng, dù chỉ là
chấm phá, cũng đã ít nhiều đem lại một cái "cốt" cho thi phẩm. Muốn kể, thì cũng kể
đợc đôi chút. Tâm t ngời đọc bị cuốn ngay vào mạch kể qua các diễn biến ấy với
những kinh hoàng, đau đớn và tiếc thơng cho một con ngời vô tội, một bậc tài hoa
oan khuất. Nhng, dờng nh cái mạch kia còn tuân theo các bớc phát triển thuộc về cấu
trúc của một ca khúc nữa. Sự kiện Lorca bị hành hình vào bài thơ này đã dàn thành
bốn phần nội dung với những khúc có dụng ý hẳn hoi về độ dài và tiết nhịp. Đầu tiên,
phần giới thiệu, là hình ảnh Lorca theo lối ấn tợng : những tiếng đàn bọt nớc / Tây -
ban - nha áo choàng đỏ gắt / li-la li-la li-la / đi lang thang về miền đơn độc / với
vầng trăng chếnh choáng / trên yên ngựa mỏi mòn. Tiếp nối, phần phát triển, Lorca
bị giết : Tây - ban - nha / hát nghêu ngao / bỗng kinh hoàng / áo choàng bê bết đỏ /
Lorca bị điệu về bãi bắn / chàng đi nh ngời mộng du. Kế đó, phần cao trào, là nỗi
tiếc thơng trớc sự thực phũ phàng : tiếng ghi-ta nâu / bầu trời cô gái ấy / tiếng ghi-
ta lá xanh biết mấy / tiếng ghi-ta tròn bọt nớc vỡ tan / tiếng ghi-ta ròng ròng / máu
chảy // không ai chôn cất tiếng đàn / tiếng đàn nh cỏ mọc hoang / giọt nớc mắt
vầng trăng / long lanh trong đáy giếng. Và cuối cùng, phần kết, với hình ảnh Lorca
lìa bỏ tất cả và giải thoát : đờng chỉ tay đã đứt / dòng sông rộng vô cùng / Lorca bơi
sang ngang / trên chiếc ghi-ta màu bạc // chàng ném lá bùa cô gái di-gan / vào
xoáy nớc / chàng ném trái tim mình / vào lặng yên bất chợt / li-la li-la li-la... Tất
nhiên, trớc sau, đây vẫn là sản phẩm thơ chứ không phải là một sản phẩm nhạc. Nên
các bớc của cấu trúc này không thể "cóp" y sì theo lối "một ăn một" với những bớc
chuyển gam nh trong một nhạc phẩm thực sự đợc. Mà làm cách ấy đối với thơ, chắc
gì tránh khỏi sống sợng? Chiêu thức nhuần nhuyễn nhất, có lẽ là thế : nhập cấu trúc
ca khúc vào với cốt tự sự để chúng đồng thể với nhau.
Nếu chỉ dừng lại ở đó không thôi thì sắc thái ca khúc trong việc tổ chức mạch
thơ hãy còn mơ hồ, cha thuyết phục.
Thú vị và bất ngờ nhất là việc khảm vào mạch ấy những âm thanh nh cách
diễn tấu của nhạc công khi đệm cho ngời hát một ca khúc. Sự có mặt của hai chuỗi
li-la li-la li-la ở phần đầu và phần kết là thế. Thú thực, khi mới đọc bài thơ này trong
tập Khối vuông Rubic, tôi thấy cái chuỗi kia là một nét lạ, nhng nhác nghĩ : lại một
trò "tân hình thức" đây. Cha Thanh Thảo này cũng bày đặt gớm. Nhng đọc kĩ hơn thì
thấy hình nh có một nghĩa lý nào đó hay hay, chứ không hẳn chỉ là những con âm
rỗng nghĩa. Nhng thực h ra sao, thì cứ tù mà tù mù. Mãi sau, đọc kĩ hơn vào cấu trúc
mới vỡ lẽ : té ra đây lại là sự giao duyên kì thú của thơ và nhạc. Cụ thể là giao thoa
giữa thanh âm và thi ảnh. Mở đầu là hai câu : Những tiếng đàn bọt nớc / Tây Ban
Nha áo choàng đỏ gắt. Thanh Thảo chọn hai hình ảnh này khởi đầu một thi phẩm
giống nh kiểu tạo những âm chủ cho một nhạc phẩm. Chúng là những tơng phản kín
đáo mà gay gắt : âm thanh hồn nhiên - sắc màu chói gắt, tiếng đàn thảo dân - áo
choàng đấu sĩ, vẻ khiêm nhờng - sự ngạo nghễ, niềm hân hoan - nỗi kinh hoàng,
nghệ thuật - bạo lực, thân phận bọt bèo - thực tại tàn khốc... Cặp hình ảnh cứ ngỡ t-
ơng phùng nào ngờ lại tơng tranh. Nội dung chủ đạo mà thi phẩm triển khai sẽ là
phận ngời trong một hiện thực đầy tranh chấp đối chọi nh thế. Rồi ngay sau hai câu
mào đầu đó là chuỗi âm thanh li-la li-la li-la. Nó nh một chuỗi nốt đàn buông do ng-
ời đệm đàn (ghi ta) lớt qua hàng dây để kết thúc phần dạo, đánh dấu khoảng ngắt cho
ngời hát chính thức bắt lời trình diễn ca khúc. Và thi phẩm cũng kết thúc bằng sự trở
lại của chuỗi âm thanh ấy. Nó tựa những tiếng đàn đệm cuối cùng nhằm tạo những d
âm sau khi lời hát đã ngừng. Đấy chẳng phải là một lối phối âm quen thuộc trong
diễn tấu ca khúc sao ? Mà cũng có thể hình dung nó nh tiếng huýt sáo ngẫu hứng của
ngời ca sĩ trên nền nhạc khi diễn tấu. Ngẫu hứng mà đầy xao xuyến. Khi âm thanh
gây niềm xao xuyến thì tự nó cũng chất chứa thi vị chứ sao !
Song, nếu chỉ có thế, thì việc phỏng âm nhạc ấy bất quá, cũng cha đi xa hơn
bao nhiêu một trò trang sức hoa mĩ. Về nghĩa, lila lại chính là một loài hoa có màu
tím ngát rất đợc ngời phơng Tây a chuộng : hoa lila - tức hoa tử đinh hơng. Chuỗi âm
thanh kế tiếp gợi hình ảnh những tràng hoa chuỗi hoa bật tím liên tiếp. Đó là những
đoá hoa ngời đời, ngời thơ thầm kính viếng hơng hồn Lorca hay chính là ngàn muôn
đoá hoa của sự sống đang nảy nở từ cái chết đau thơng của nhà thi sĩ, thể hiện sức
sống bất diệt của những giá trị chân chính trên cõi đời này ? Có thể là thế này, có thể
là thế kia, mà có lẽ là cả hai. Vì thế, chính cái chuỗi âm thanh ngỡ không đâu ấy lại
chứa đựng rất nhiều cảm thơng, niềm tin và lòng ngỡng mộ sâu kín của ngời viết.
Thiếu ý nghĩa của một thi ảnh, chuỗi li la kia khó vợt qua một trò diễn âm thanh cầu
kì.
*
Mỗi nghệ phẩm là một sản phẩm không lặp lại. Không chỉ nội dung, mà
ngay cả hình thức. Năng lợng sáng tạo có thể tích tụ lâu dài trong cả ý thức và tiềm
thức, bằng cả vốn sống, vốn văn hoá cùng kinh nghiệm nghệ thuật. Nhng nó chỉ xuất
ra có một lần. Mỗi bài thơ là một lần loé sáng, một tia lửa không lặp lại. Tôi ngờ, bản
thân ngời viết cũng chẳng bao giờ kiểm soát hết đợc những gì loé lên trong tia lửa ấy.
Sáng tạo nghệ thuật là thế ; phải thế mới là nghệ thuật. Thanh Thảo có thể sử dụng
tiếp những chiêu y sì thế này để viết thi phẩm khác nữa không ? Nếu có, e rằng khó