Tải bản đầy đủ (.doc) (103 trang)

luận văn công nghệ thực phẩm Báo cáo thực tập tốt nghiệp Công ty Cổ phần dầu thực vật Tân Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.1 MB, 103 trang )

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM
KHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM
BÁO CÁO
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
ĐƠN VỊ THỰC TẬP:
GVHD : Thầy LÊ PHƯỚC TRUNG
SVTH : NGUYỄN XUÂN HÙNG
Lớp : CTP06
MSSV : 62053603
TP. Hồ Chí Minh, tháng 7/2009
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP


















TP.HCM, ngày……tháng…….năm……


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN






















LỜI CẢM ƠN
  
Qua hơn 1 tháng thực tập ở công ty dầu thực vật Tân Bình, em đã có cơ hội tìm hiểu
về quá trình sản xuất dầu thực vật, từ khâu sơ chế nguyên liệu để thu được dầu thô, tinh
luyện thành dầu thành phẩm và đóng bao bì thành phẩm.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Đốc công ty đã tạo mọi điều kiện thuận
lợi cho chúng tôi trong suốt thời gian thực tập. Em cũng xin gửi lời cảm ơn Ban Giám Đốc

các phân xưởng, các anh chị phòng kỹ thuật đã nhiệt tình giúp đỡ, hướng dẫn cho chúng tôi.
Sau cùng, em xin gửi lời cảm ơn đến cô thầy bộ môn Công nghệ thực phẩm trường
Cao đẳng Công Nghiệp Thực Phẩm đã tận tình hước dẫn em hoàn thành đợt thực tập này.
Xin chúc cho Công ty dầu thực vật Tân Bình ngày càng, phát triển, giữ vững thương
hiệu trên thương trường và luôn được người tiêu dùng ưa chuộng.
Em xin chân thành cảm ơn.

Sinh viên
NGUYỄN XUÂN HÙNG
MỤC LỤC
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
MỤC LỤC HÌNH
MỤC LỤC BẢNG
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY Trang 1
1.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỀN CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN DẦU THỰC VẬT TÂN BÌNH 2
1.2 ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG 4
1.3 SƠ ĐỒ TỔ CHỨC 6
1.3.1 Sơ đồ tổ chức 6
1.3.2 Chức năng các bộ phận 6
1.4 CÁC LOẠI SẢN PHẨM CỦA ĐƠN VỊ 7
1.4.1 Sản phẩm chính của công ty 7
1.4.2 Sản phẩm phụ của công ty 7
1.5 AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY 8
1.5.1 An toàn lao động 8
1.5.1.1 Nội quy trong phòng thí nghiệm 8
1.5.1.2 An toàn sản xuất và thiết bị 8

a. An toàn sản xuất 8
b. An toàn thiết bị 9
1.5.2 Phòng cháy chữa cháy 10
1.6 XỬ LÝ PHẾ THẢI, NƯỚC THẢI, KHÍ THẢI VÀ VỆ SINH CÔNG
NGHIỆP 10
1.6.1 Xử lý phế thải 10
1.6.2 Xử lý nước thải 10
1.6.3 Xử lý khí thải 12
1.6.4 Vệ sinh công nghiệp 12
1.6.4.1 Vệ sinh trong phân xưởng ép 12
1.6.4.2 Vệ sinh trong phân xưởng sản xuất Shortening 12
Chương 2: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ 14
2.1 GIỚI THIỆU TỪNG LOẠI NGUYÊN LIỆU 14
2.1.1 Nguồn gốc nguyên liệu 14
2.1.2 Phân loại nguyên liệu 15
2.1.2.1 Dừa (Coconut) 15
2.1.2.2 Dầu vừng (dầu mè) 16
2.1.2.3 Cọ dầu 16
2.1.2.4 Đậu phộng (Lạc) 17
2.1.2.5 Cải dầu 17
2.1.2.6 Đậu nành 18
2.2 KIỂM TRA NGUYÊN LIỆU 18
Chương 3: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ 22
3.1 CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN DẦU THÔ, DẦU MÈ RANG 23
3.1.1 Quy trình chế biến dầu thô 23
3.1.1.1 Sơ đồ quy trình chế biến dầu thô 23
3.1.1.2 Thuyết minh quy trình chế biến dầu thô 23
a. Bóc vỏ và tách hat 23
b. Sàng loại tạp chất 24
c. Nghiền hạt 25

d. Chưng sấy 26
e. Ép dầu 27
f. Lọc dầu 27
g. Xử lý dầu ép 28
3.1.2 Quy trình chế biến dầu mè rang 28
3.1.2.1 Sơ đồ quy trình chế biến dầu mè rang 28
3.1.2.2 Thuyết minh quy trình chế biến dầu mè rang 29
a. Phân loại 29
b. Sàng 29
c. Rang 29
d. Chưng sấy – ép 30
e. Lọc sơ bộ 30
f. Lắng 30
g. Lọc nguội 31
3.1.2.3 Các thông số và tiêu chuẩn chất lượng dầu mè rang 31
3.1.3 Máy móc trong chế biến dầu thô, dầu mè rang 32
3.1.3.1 Sàng 32
a. Quạt phân ly 32
b. Máy sàng 33
3.1.3.2 Máy nghiền 34
3.1.3.3 Lò rang 34
3.1.3.4 Thiết bị chưng sấy – ép 36
a. Thiết bị chưng sấy 36
b. Thiết bị ép 38
c. Các thông số kỹ thuật khi ép 40
3.1.3.5 Lọc khung bản 41
3.1.4 Các sự cố trong sản xuất chế biến dầu thô, dầu mè rang 43
3.2 CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN DẦU TINH LUYỆN 45
3.2.1 Quy trình tinh luyện dầu 45
3.2.2 Thuyết minh quy trình tinh luyện dầu 46

3.2.2.1 Khâu trung hòa 46
a. Sơ đồ công nghệ khâu trung hòa 46
b. Thuyết minh sơ đồ công nghệ khâu trung hòa 47
c. Các biến đổi sản phẩm 48
d. Các sự cố trong khâu trung hòa 48
3.2.2.2 Khâu tẩy màu – lọc dầu 49
a. Sơ đồ công nghệ khâu tẩy màu – lọc dầu 49
b. Thuyết minh sơ đồ công nghệ khâu tẩy màu – lọc dầu 49
c. Các thông số kỹ thuật 50
d. Các biến đổi trong khâu tẩy màu – lọc dầu 50
e. Các thiết bị sử dung trong khâu tẩy màu – lọc dầu 51
f. Các sử cố trong khâu tẩy màu – lọc dầu 54
3.2.2.3 Khâu khử mùi 54
a. Sơ đồ công nghệ khâu khử mùi 54
b. Thuyết minh sơ đồ công nghệ khâu khử mùi 55
c. Các thông số kỹ thuật 56
d. Các biến đổi của sản phẩm 56
e. Các thiết bị sự dụng trong khâu khử mùi 57
f. Các sự cố trong khâu khử mùi 61
3.2.3 Chỉ tiêu chất lượng một số loại dầu tinh luyện 62
3.2.4 Bao bì đóng gói sản phẩm 63
3.2.4.1 Sơ đồ quy trình đóng dầu chai 63
3.2.4.2 Thuyết minh sơ đồ đóng dầu chai 63
3.3 CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN SHORTENING 65
3.3.1 Quy trình chế biến Shortening 65
3.3.2 Thuyết minh quy trình chế biến Shortening 65
3.3.2.1 Bơm dầu lên bồn phối trộn 65
3.3.2.2 Phối trộn 66
3.3.2.3 Lọc 66
3.3.2.4 Bơm trộn 66

3.3.2.5 Làm lạnh 67
3.3.2.6 Nhồi nhuyễn 68
3.3.3 Các sự cố trong sản xuất Shortening 69
3.3.4 Quá trình kiểm tra đóng gói sản phẩm Shortening 70
3.3.5 Yêu cầu chất lượng của Shortening 70
3.3.5.1 Về mặt cảm quan 70
3.3.5.2 Chỉ tiêu chất lượng Shortening 71
Chương 4: SẢN PHẨM 72
4.1 CÁC SẢN PHẨM CHÍNH PHỤ VÀ PHẾ PHẨM 73
4.1.1 Các sản phẩm chính 73
4.1.2 Các sản phẩm phụ 74
4.1.3 Các phế phẩm 76
4.2 PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA SẢN PHẨM VÀ XỬ LÝ PHẾ PHẨM 76
4.2.1 Phương pháp kiểm tra sản phẩm 76
4.2.2 Xử lý phế phẩm 76
Chương 5: KINH TẾ CÔNG NGHIỆP 77
5.1 ĐỊNH MỨC KINH TẾ KỸ THUẬT 78
5.2 TỔ CHỨC KINH DOANH CỦA CÔNG TY 80
Chương 6: KẾT LUẬN – KIẾN NGHI 84
Kết luận 85
Kiến nghị 86
MỤC LỤC HÌNH
Hình 1.1: Huân chương lao động Trang 3
Hình 1.2: Tiêu chuẩn ISO 9001:2000 3
Hình 1.3: Danh hiệu hàng Việt Nam chất lượng cao 3
Hình 1.4: Sơ đồ mặt bằng nhà máy 5
Hình 1.5: Sơ đồ tổ chức nhà máy 6
Hình 1.6: Quy trình xử lý nước thải 11
Hình 3.1: Sơ đồ quy trình chế biến dầu thô 23
Hình 3.2: Sơ đồ quy trình chế biến dầu mè rang 28

Hình 3.3: Quạt phân ly và bộ phận thu gom 32
Hình 3.4: Máy sàng lắc 33
Hình 3.5: Máy nghiến 4 trục 34
Hình 3.6: Thiết bị lò rang trong phân xưởng ép 35
Hình 3.7: Thiết bị chưng sấy- ép 36
Hình 3.8: Thiết bị chưng sấy 37
Hình 3.9: Thiết bị ép trục vit trong phân xưởng ép 38
Hình 3.10: Máy lọc khung bản 42
Hình 3.11: Sơ đồ quy trình tinh luyện dầu 45
Hình 3.12: Sơ đồ công nghệ khâu trung hòa dầu 46
Hình 3.13: Sơ đồ công nghệ khâu tẩy màu – lọc dầu 49
Hình 3.14: Máy gia nhiệt tuần hoàn 51
Hình 3.15: Máy lọc dầu 52
Hình 3.16: Tấm lọc dầu 53
Hình 3.17: Sơ đồ công nghệ khâu khử 54
Hình 3.18: Tháp khử mùi 57
Hình 3.19: Máy trao đổi nhiệt 58
Hình 3.19a: Cấu tạo phần (1) của máy trao đổi nhiệt 58
Hình 3.19b: Cấu tạo phần (2) của máy trao đổi nhiệt 59
Hình 3.19c: Hoạt động của máy trao đổi nhiệt 60
Hình 3.20: Mặt cắt ngang bộ làm nguội 60
Hình 3.21: Sơ đồ quy trình đóng dầu chai 63
Hình 3.22: Quy trình chế biến Shortening 65
Hình 4.1: Dầu mè thơm nguyên chất 73
Hình 4.2: Dầu nành tinh luyện 73
Hình 4.3: Dầu mè thơm (Lạc vị) 73
Hình 4.4: Dầu Sesa 74
Hình 4.5: Shortening 74
Hình 4.6: Dầu thực vật tinh luyện 74
Hình 4.7: Dầu thực vật tinh luyện (Hương mè) 75

Hình 4.8: Dầu thực vật tinh luyện (Vị Gia) 75
Hình 4.9: Hảo vị 75
Hình 5.1: Sơ đồ kênh phân phối của công ty 83
MỤC LỤC BẢNG
Bảng 2.1: Thành phần hóa học của
cơm dừa khô (tính theo phần trăm chất khô) Trang 12
Bảng 2.2: Thành phần hóa học của
quả và nhân cọ (tính theo phần trăm chất khô %) 15
Bảng 2.3: Các chỉ số của dầu cọ 17
Bảng 2.4: Thành phần hóa học
của hạt đậu phộng(tính theo phần trăm chất khô %) 17
Bảng 2.5: Thành phần hóa học của dẩu cải (tính theo phần trăm chất khô %) 17
Bảng 2.6: Số bao cần lấy mẫu kiểm tra 19
Bảng 2.7: Tiêu chuẩn chất lượng một số hạt nguyên liệu có dầu 20
Bảng 2.8: Tiêu chuẩn chất lượng một số dầu thô 21
Bảng 3.1: Các thông số kỹ thuật khi ép mè rang 31
Bảng 3.2: Các thông số kỹ thuật khi ép: phộng, mè, dừa, nành / ETP 31
Bảng 3.3: Các thông số kỹ thuật khi ép: phộng, mè, dừa, nành / EP 40
Bảng 3.4: Các sự cố trong sản xuất chế biến dầu thô, dầu mè rang 41
Bảng 3.5: Các sự cố trong khâu trung hòa dầu 43
Bảng 3.6: Các thông số kỹ thuật trong khâu tẩy màu – lọc dầu 48
Bảng 3.7: Các sự cố trong khâu tầy màu – lọc dầu 50
Bảng 3.8: Các thông số kỹ thuật của khâu khử mùi 54
Bảng 3.9: Các sự cố trong khâu khử mùi 56
Bảng 3.10: Chỉ tiêu chất lượng mốt số loại dầu tinh luyện dầu 61
Bảng 3.11: Các sự cố trong sản xuất Shortening 69
Bảng 3.12: Chỉ tiêu chất lượng của Shortening 71
Bảng 5.1: Định mức kinh tế kỹ thuật ép mè thô 78
Bảng 5.2: Định mức kinh tế kỹ thuật ép phông thô 79
Bảng 5.3: Định mức kinh tế kỹ thuật dầu dừa tinh luyện 80

Chương 1
TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY
1.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỀN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DẦU
THỰC VẬT TÂN BÌNH
- Công ty cổ phần dầu thực vật Tân Bình trước là Nhà máy dầu Tân Bình là một đơn
vị sản xuất - kinh doanh trực thuộc Công ty dầu thực vật hương liệu mỹ phẩm Việt Nam.
• Tên giao dịch thương mại: NAKYDACO
• Biểu tượng: Con két (màu xanh đậm)
- Nguyên trước đây là một xưởng của Nam Á Kỹ nghệ Dầu Công ty (viết tắt là
NAKYDACO), được thành lập vào ngày 22/7/1971, do tư nhân đầu tư. Xưởng được xây
dựng 7/1971, hoàn thành việc trang bị máy móc vào tháng 3/1973 và hoạt động sản xuất
tháng 6/1973 - Với một số dữ liệu như sau:
• Diện tích đất: 3,2 hecta (32.000 m
2
)
• Công suất thiết kế: 4.500 tấn/năm đến 6.000 tấn/năm (thiết bị không đồng bộ) -
máy móc thiết bị của Cộng hòa liên bang Ðức và Nhật.
- Sau ngày 30/4/1975: Nhà nước tiếp quản, đến ngày 28/12/1977, Bộ lương thực và
thực phẩm đã quyết định thành lập và lấy tên mới của nhà máy là Nhà máy dầu Tân Bình,
trực thuộc Công ty Dầu thực vật miền Nam (nay là Công ty dầu thực vật hương liệu mỹ
phẩm Việt Nam).
- 1977-1979: Hoạt động theo cơ chế quản lý tập trung bao cấp. Do vậy, sản xuất luôn
bị động, sản lượng bình quân hàng năm chỉ đạt khoảng 20% so với năng suất thiết kế.
- 1980-1984: Hoạt động vẫn theo cơ chế hạch toán tập trung. Song theo đà biến
chuyển tích cực của đất nước, nhà máy được tạo một phần chủ động, cho nên sản xuất được
đẩy mạnh cao hơn, máy móc thiết bị được sử dụng hiệu quả hơn, sản lượng bình quân hàng
năm đạt được 2.863 tấn/năm (khoảng 50% - 60% công suất thiết kế).
- 1985-1990: Hoạt động theo cơ chế hạch toán độc lập, được mở rộng quyền tự chủ
trong sản xuất kinh doanh. Trong thời gian này nhà máy được cấp trên giao nhiệm vụ sản
xuất dầu ăn xuất khẩu sang thị trường khu vực Ðông Âu. Ðây là giai đoạn đánh dấu sự phát

triển vươn lên của nhà máy, sử dụng được tối đa công suất máy móc thiết bị. Kết quả sản
lượng bình quân hàng năm đạt được 6.824 tấn/năm, trong đó sản lượng dầu xuất khẩu chiếm
khoảng 40 - 50% tổng sản lượng sản xuất.
- 1991-1992: Đây là giai đoạn gặp rất nhiều khó khăn khi thị trường khu vực Ðông
Âu bị mất, sản xuất đình đốn, tình hình tổ chức có nhiều biến động, hiệu quả sản xuất kinh
doanh không tốt. Kết quả đạt được trong những năm này rất thấp, sản lượng chỉ đạt được:
2.389 tấn năm 1991 và 1.843 tấn năm 1992.
- 1993-2001: Cùng với sự sắp xếp lại bộ máy tổ chức và quản lý của công ty, nhà máy
đã được thay đổi về tổ chức. Hoạt động sản xuất kinh doanh và hệ thống tổ chức quản lý đã
được chấn chỉnh và từng bước củng cố. Ðây là thời kỳ phát triển ổn định nhất, tốc độ tăng
trưởng cao, tạo được sự tin tưởng của CB-CNV và sự tín nhiệm của người tiêu dùng đối với
sản phẩm của nhà máy (kể cả đối với sản phẩm xuất khẩu). Tốc độ phát triển bình quân:
31,26%/năm
- Ðến 2005: Công ty dầu thực vật hương liệu mỹ phẩm Việt Nam, nhà máy dầu Tân
Bình đã tổ chức thực hiện một số dự án như sau:
+ Lắp đặt hệ thống thiết bị tinh luyện 150 tấn/ngày, từ đầu năm 2002 sẽ đưa
vào hoạt động. Sản lượng hàng năm từ 2002 - 2005 sẽ đạt được từ 45.000 tấn/năm đến
60.000 tấn/năm.Thực hiện hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000
+ Tổ chức đào tạo cán bộ quản lý chuyên môn nghiệp vụ và sử dụng vi tính
hóa trong quản lý.
+ Mở rộng tiêu thụ nội địa và xuất khẩu hàng cao cấp: dầu mè rang, dầu mè
tinh luyện.
+ Từ 01/01/2005 Công ty cổ phần dầu thực vật Tân Bình chính thức
hoạt động .
- Với những thành tích đạt được như trên, nhà máy dầu Tân Bình đã được cấp trên
công nhận đạt được nhiều danh hiệu khen thưởng cao quí như: Huân chương lao động hạng
III và II, cờ Luân lưu, cờ thi đua Xuất sắc…


1.2 ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG

- Ðịa chỉ: 889 Trường Chinh, P.Tây Thạnh, Q.Tân Phú, TP.HCM
- Ðiện thoại: 8153010 - 8153113 - Fax: 8153226,
- Email: ;
- Web: www.nakydaco.com.vn
Hình 1.1: Huân chương
lao động.
Hình 1.2: Tiêu chuẩn ISO
9001:2000
Hình 1.2: Danh hiệu hàng
Việt Nam chất lượng cao
- Diện tích công ty: 32310 m
2
.
- Phía Nam: giáp nhà máy dệt Thành Công.
- Phía Bắc: giáp đường Trường Chinh.
- Phía Tây: giáp đường Tây Thạnh dẫn vào khu công nghiệp Tân Bình.
- Phía Đông: giáp xí nghiệp Tân Hoàn Mỹ.
- Vị trí công ty nằm trong khu công nghiệp Tân Bình, phù hợp với quy hoạch chung
của thành phố Hồ Chí Minh nói chung và quận Tân Bình nói riêng. Công ty nằm gần quốc lộ
1A nên rất thuận tiện trong phân phối sản phẩm vào nội thành cũng như cung cấp cho các
nhà máy thực phẩm có sử dụng dầu thực vật (Vifon,…) và thị trường lao động rất phong phú
với tầng lớp kỹ sư, công nhân có kỹ thuật cao.
Hình 1.4: Sơ đồ mặt bằng nhà máy
1.3 SƠ ĐỒ TỔ CHỨC
1.3.1 Sơ đồ tổ chức
1.3.2 Chức năng các bộ phận
- Tổng giám đốc: chịu trách nhiệm chung về hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà
máy, có nhiệm vụ tổ chức sản xuất lao động, chế độ tiền lương, công tác bảo vệ sản xuất,
công tác an ninh quốc phòng, công tác tài chính, chịu trách nhiệm về hiệu quả kinh doanh
của công ty.

- Phó tổng giám đốc: chịu trách nhiệm về tiến độ sản xuất, chất lượng sản phẩm.
- Kế toán trưởng: chịu trách nhiệm về vấn đề thu chi, ngân sách của toàn nhà máy.
- Giám đốc kỹ thuật: chịu trách nhiệm về vấn đề kỹ thuật trong công ty.
- Giám đốc đảm bảo chất lượng: chịu trách nhiệm giám sát phòng đảm bảo chất
lượng sản phẩm.
Hình 1.5: Sơ đồ tổ chức nhà máy
- Giám đốc sản xuất: chịu trách nhiệm về sản xuất trong công ty.
- Trưởng phòng tố chức kế hoạch: chịu trách nhiệm lập kế hoạch sản xuất cho nhà
máy và tổ chức các hoạt động trong nhà máy.
- Trưởng phòng kho vận: quản lý nguyên liệu xuất, nhập, tồn kho.
- Tổ trưởng nồi hơi, nén lạnh, điện, xường cơ điện: chịu trách nhiệm trong vấn đề
sản xuất.
- Giám đốc bán hàng: chịu trách nhiệm về chiến lược maketing của công ty, đề ra
chiến lược quảng cáo, xúc tiến bán hàng, tìm kiếm, nghiên cứu thị trường, phối hợp với
phòng kỹ thuật đề ra những sản phẩm phù hợp và đáp ứng kịp thời nhu cầu của người tiêu
dùng.
- Trưởng phòng tổ chức hành chính: có nhiện vụ tham mưu cho ban giám đốc,
nghiên cứu năng lực, trình độ, đạo đức nhân viên đề đề xuất giám đốc bố trí cán bộ, điều phối
cán bộ hợp lý.
- Trưởng phòng kế toán _ tài vụ: thực hiện công tavc hạch toán kinh tế, kế toán tài
chính và thống kê tổng hợp cho công ty. Thực hiện thống kê kế toán cho phù hợp với tổ chức
kinh doanh và điều lệ tổ chức kế toán của Nhà nước. quản lý tiền mặt thu chi, thực hiện
nghiệp vụ kế toán cân đối tài khoản và giá thành sản phẩm.
1.4 CÁC LOẠI SẢN PHẨM CỦA ĐƠN VỊ
1.4.1 Sản phẩm chính của công ty
- Dầu mè thơm nguyên chất.
- Dầu nành tinh luyện.
- Dầu mè thơm
1.4.2 Sản phẩm phụ của công ty
- Dầu Sesa.

- Shortening.
- Dầu thực vật tinh luyện (Cooking Oil).
- Dầu thực vật tinh luyện (Hương Mè).
- Dầu thực vật tinh luyện (Vị Gia).
- Hảo Vị.
1.5 AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY
1.5.1 An toàn lao động
1.5.1.1 Nội quy trong phòng thí nghiệm
- Nghiêm chỉnh chấp hành quy trình, quy phạm trong phương pháp lấy mẫu, phân tích
mẫu, không được tự ý thay đổi các quy trình, quy phạm đã đề ra.
- Phòng thí nghiệm phải luôn luôn giữ sạch sẽ, gọn gàng. Dụng cụ làm việc, quần áo, tư
trang phải để đúng nơi quy định. Cấm hút thuốc, không mang đồ riêng là vật liệu dễ cháy nổ
vào phòng thí nghiệm .Không cho người không phận sự vào phòng thí nghiệm.
- Bảo quản tốt các dụng cụ thiết bị trong phòng thì nghiệm. Khi làm việc phải bận áo
blouse trắng, tiếp xúc với hóa chất độc hại phải mang găng tay cao su, kính bảo vệ, thực hiện
với hóa chất độc hại trong tủ hút.
- Trước khi làm việc phải kiểm tra dụng cụ làm việc. Làm việc với các chất độc, cháy,
nổ phải bố trí cùng làm việc ít nhất hai người để khi có sự cố hoặc tai nạn có thể sơ cấp cứu
kịp thời. Cấm thí nghiệm viên tự ý bỏ đi nơi khác khi đang tiến hành thí nghiệm
- Khi kết thúc công việc phải thu dọn cẩn thận nơi làm việc, hóa chất các van khi đã sử
dụng, ngắt cầu dao điện, khóa nước, … Tiến hành vệ sinh dụng cụ, trang bị phòng hộ và vệ
sinh sạch sẽ nơi làm việc.
- Nhân viên cán bộ làm trong phòng thí nghiệm phải nắm vững kỹ thuật an toàn và các
biện pháp sơ cứu trong phòng thí nghiệm
1.5.1.2 An toàn sản xuất và thiết bị
a. An toàn sản xuất
- Các tủ điện, cầu dao điện, hộp điện thoại phải luôn luôn đóng kín.
- Khi mở cầu dao và các nút điều khiển phải đảm bảo cách điện thật tốt (mang giày
khô, găng tay khô).
- Khi có hư hỏng về điện phải báo cho tổ điện đến sửa chữa, không được tùy tiện tháo

gỡ sửa chữa.
- Mọi việc sửa chữa hoặc làm vệ sinh trên thiết bị đều phải ngắt điện và treo biển báo
an toàn. Khi sửa chữa phải sử dụng dụng cụ an toàn, khi làm việc trên cao phải có dây thắt
lưng an toàn.
- Tuyệt đối không được đưa tay hoặc chân vào máy ly tâm… lúc máy đang chạy.
- Phải sử dụng trang thiết bị bảo hộ lao động trong giờ làm việc. Khi tiếp xúc với hóa
chất caution hay acid… phải dùng mắt kính và bao tay.
- Trước khi máy chạy phải báo cho mọi người chung quanh máy biết và kiểm tra toàn
bộ dây chuyền để bảo đảm an toàn.
- Khi dùng nước nóng phải mở van nước trước, van hơi sau; khi tắt phải khóa van hơi
trước, van nước sau.
- Tuyệt đối không đùa giỡn trong phân xưởng.
- Luôn giữ vệ sinh phân xưởng và vệ sinh cầu thang, khi lên xuống phải cẩn thận,
phải giữ khô ráo khu vực gần tổ điện.
- Đối với khâu mùi: Dowtherm A là chất tải nhiệt, có thể gây kích thích cho da, dẫn
đến hô hấp, gây ảnh hưởng đến gan và có thể gây rối thần kinh trung ương, cũng có thể gây
đến thận… Chú ý tránh dính vào da tay.
b. An toàn thiết bị
- Không cho người lạ và người không có nhiệm vụ vào phân xưởng.
- Tuyệt đối chấp hành chế độ giao nhận ca.
- Nghiêm chỉnh chấp hành quy trình công nghệ và quy trình thao tác, không được tùy
tiện sửa đổi làm hư hại thiết bị và sản phẩm. Trường hợp do yêu cầu sản xuất phải tháo gỡ
các thiết bị, dụng cụ chuyên đi nơi khác phải ghi và báo cáo rõ.
- Thường xuyên kiểm tra các thiết bị đặt trên cao, nếu thấy không an toàn phải báo
ngay cho ngành giải quyết.
- Không được cho nước, dầu văng các tủ điện và các cầu dao điện, các thiết bị điện.
- Kiểm tra và phát hiện các chỗ xì hơi của đường ống và trách nhiệm giải quyết.
- Khi máy móc, thiết bị có những hiện tượng bất bình thường, phải báo ngay cho
người có trách nhiệm, không được tùy tiện ngưng máy hoặc sửa chữa khi chưa có lệnh.
Trường hợp bị sự cố phải nhanh chóng xử lý và báo ngay cho người có trách nhiệm.

- Giờ chạy máy, công nhân phải bám, không được ngủ và làm việc riêng.
- Mọi sự mất mát hoặc hư hỏng tài sản của phân xưởng đều phải lập biên bản và báo
cáo với cấp trên, nếu không có lý do chính đáng đều phải bồi thường.
1.5.2 Phòng cháy chữa cháy
- Không được hút thuốc, mang theo những vật dễ cháy trong khi làm việc tại nhà
máy.
- Thay thế những khâu sản xuất nguy hiểm.
- Cơ khí hóa, tự động hóa, điều khiển từ xa các khí sản xuất thiết bị đảm bảo kín,
không cho khí thoát ra ngoài sản xuất.
- Đặt các thiết bị dễ cháy nổ ra khỏi khu vực riêng biệt loại trừ mọi khả năng phát
sinh mồi lửa.
1.6 XỬ LÝ PHẾ THẢI, NƯỚC THẢI, KHÍ THẢI VÀ VỆ SINH CÔNG NGHIỆP
1.6.1 Xử lý phế thải
- Chất thải sinh hoạt: mỗi phòng ban đầu có thùng rác riêng và sẽ được công ty Môi
trường đô thị quận Tân Bình trực tiếp thu gom và vận chuyển đem xử lý.
- Chất thải sản xuất: bã ép từ hạt mè, hạt đậu phộng được bán cho các cơ sở chế biến
thức ăn gia súc hay cơ sở sản xuất kẹo đậu phộng, mè. Tạp chất từ công đoạn sàng, than, đất
hoạt tính từ quá trình lọc được thu gom và bán cho cơ sở sản xuất phân bón
1.6.2 Xử lý nước thải
- Nước thải từ các phân xưởng được tập trung vào một hệ thống đường ống dẫn vào
các bồn chứa.
- Tại bồn chứa nước được quạt gió làm nguội từ 40 – 50
o
C xuống 20 – 30
o
C. Sau đó
để một thời gian để lắng cặn và tách lớp dầu béo.
Thu cặn nổi
Bể thu gôm
Tuyển nổi và kết tụ

Aeroten 1
Thu cặn lắng
Khử trùng
Aeroten 2
Lắng 1
Lắng 2
Cống
Nước thải qua song
chắn rác
Bùn
tuần
hoàn
Hình 1.6: Quy trình xử lý nước thải
1.6.3 Xử lý khí thải
Bảng 1.1: Thành phần khí thải

hiệu

T
o
C
Nồng độ các chất thải chính
% mg/m
3
CO
2
O
2
Bụi SO
2

NO
2
NO
x
CO
A1 210 3 17.1 124 3.717 42 841 34
A2 210 3 17.1 29 3.717 42 841 34
TCVN 1989 – 1995 (A) 600 1500 42 2500 1500
(Nguồn:”Bảng đăng kí đạt tiêu chuẩn môi trường nhà máy dầu Tân Bình”)
Ghi chú: nguồn khí thải lò hơi Dowtherm (công suất 10T/h) nguyên liệu dầu FOA 2, ống
khói công đoạn sàng lọc, tuyển chọn nguyên liệu (A).
1.6.4 Vệ sinh công nghiệp
1.6.4.1 Vệ sinh trong phân xưởng ép
a. Vệ sinh – bảo dưỡng lò rang
- Thường xuyên tra dầu mỡ vào các bộ phận của máy như ổ trượt…
- Thường xuyên kiểm tra bánh răng, dây đai nếu phátn hiện hư hỏng thì thay thế.
- Vệ sinh cảm biến nhiệt, nam châm ở vis tải định lượng.
- Vệ sinh béc lò
- Vệ sinh xung quanh khu vực máy.
b. Vệ sinh - bảo dưỡng máy ép
- Vệ sinh lòng ép, nồi chưng sấy, khu vực xung quanh máy.
- Bôi trơn các bộ phận chuyển động của máy như ổ trượt của cánh khuấy…
- Kiểm tra dây curoa (nếu không hoạt động tốt), phải thay thế.
- Định kỳ thay các hộp bôi trơn trong các hộp đổi tốc.
- Định kỳ kiểm tra ổ trượt, tra dầu bôi trơn hoặc thay thế nếu cần.
1.6.4.2 Vệ sinh trong phân xưởng sản xuất Shortening
a. Vệ sinh – bảo dưỡng máy lạnh
- Vệ sinh các ống trao đổi nhiệt.
- Xả thông khí trong hệ thống
Chú ý:

+ Kểm soát thường xuyên áp lực cao áp, hạ áp, nước làm nguội và dầu bôi
trơn.
+ Kiểm soát dòng điện tiêu thụ động cơ kéo máy nén khí không quá 30A.
+ Kiếm soát lượng NH
3
trong bồn chứa.
b. Vệ sinh máy nhồi nhuyễn
- Vệ sinh bên trong máy, đường ống.
- Thường xuyên tra dầu bôi trơn vào ổ trượt.
- Định kỳ thay ổ trượt, dây curoa nếu cần thiết.
- Định kỳ kiểm tra tấm chắn, dao gọt, bộ phận nào hư hỏng phải thay.
- Thường xuyên lau chùi bên trong máy cũng như bên ngoài.

×