Tải bản đầy đủ (.doc) (47 trang)

BÁO cáo THỰC tập tốt NGHIỆP TẠICÔNG TY cổ PHẦN TỔNG CÔNG TY THƯƠNG mại QUẢNG TRỊ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.74 MB, 47 trang )

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Th.s Hoàng Văn Thạnh

LỜI NÓI ĐẦU
Thực tập tốt nghiệp là giai đoạn quan trọng cho sinh viên hiểu biết thêm về
thực tế, gắn kết thực tế với lý thuyết chuyên ngành, là tiền đề cho việc thực hiện Đồ
án Tốt nghiệp. Thực tập trong Nhà máy Viên năng lượng Cam Lô giúp sinh viên
ngày càng hoàn thiện mình về kiến thức chuyên môn cũng như kinh nghiệm cuộc
sống. Qua đó, phần nào giúp sinh viên tự tin hơn, bản lĩnh hơn.
Nhờ lòng nhiệt tình và tâm huyết của ban lãnh đạo và nhân viên trong xí
nghiệp đã truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm hết sức quý báu giúp chúng
em có được nền tảng cho nghề nghiệp tương lai của mình.
Đặc biệt chúng em xin chân thành cám ơn các anh trong nhà máy đã hết lòng
giúp đỡ và hướng dẫn chúng em trong suốt thời gian thực tập để chúng em có thể
hoàn thành bản báo cáo này.
Em xin chân thành cám ơn thầy hướng dẫn Th.s Hoàng Văn Thạnh và
PGS.TS. Trần Xuân Tùy đã quan tâm, giúp đỡ và định hướng cho em.
Em hy vọng với hành trang kiến thức sau những năm học tập ở trường và
kinh nghiệm thực tiễn khi thực tập ở nhà máy chúng em có thể tự tin để hoạt động
trong lĩnh vực chuyên môn Cơ khí.
Sinh viên thực tập

TRẦN ĐÌNH THẮNG

SVTH: Trần Đình Thắng

Trang 1


Báo cáo thực tập tốt nghiệp



GVHD: Th.s Hoàng Văn Thạnh

MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐỢT THỰC TẬP TỐT NGHIỆP:
Công tác thực tập của nhóm sinh viên ngành Chế tạo máy, khoa Cơ Khí,
Trường Đại học Bách Khoa Đà Nẵng bao gồm:
-

Tìm hiểu về tổ chức và quản lý sản xuất trong nhà máy.

-

Tìm hiểu về quy trình công nghệ, trang thiết bị sản xuất tại nhà máy.

-

Tìm hiểu về công tác quản lý chất lượng và công tác bảo trì bảo dưỡng
trang thiết bị.

-

Tham gia các công tác thiết kế, sửa chữa, thay thế trang thiết bị tại nhà

máy.
-

Khảo sát tìm hiểu dây chuyền sản xuất của nhà máy, quy mô và bố trí
phân xưởng, chủng loại các máy, các sản phẩm tạo ra, các tiêu chuẩn áp
dụng trong sản xuất.


-

Tìm hiểu các nguyên lý hoạt động, cách vận hành các máy sản xuất,
trong dây chuyền nhà máy.

-

Tìm hiểu quy trình hình thành sản phẩm từ nguyên liệu ban đầu.
-

Tham gia công việc sản xuất trong nhà máy, hình thành quá trình làm
việc sau này cũng như học hỏi kinh nghiệm sản xuất.

Căn cứ theo các nội dung trên, nhóm thực tập trình bày báo cáo như sau.

SVTH: Trần Đình Thắng

Trang 2


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Th.s Hoàng Văn Thạnh

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP
1.1.

Tổng công ty thương mại Quảng Trị:
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển:
- Tháng 5/1973: Thành lập Đại lý Bách hoá Thực phẩm Quảng Trị.

- Năm 1974: Nâng cấp thành Công ty Bách hoá Thực phẩm Quảng
Trị .
- Năm 1977: Thành lập Công ty Thương nghiệp Đông Hà.
- Năm 1992: Thành lập Công ty Thương nghiệp tổng hợp Quảng Trị.
- Tháng 1/1993: Hợp nhất Công ty Thương nghiệp Đông Hà và Công
ty

Thương nghiệp tổng hợp Quảng Trị, thành lập Công ty Thương

mại Quảng Trị.
- Tháng 4/1995: Thành lập Chi nhánh Công ty Thương mại Quảng Trị
tại TP Hồ Chí Minh.
- Tháng 11/1999: Thành lập Chi nhánh Công ty Thương mại Quảng
Trị tại Khu Kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo.
- Tháng 12/2003: Thành lập Chi nhánh Công ty Thương mại Quảng
Trị - Xí nghiệp Thương - mại Việt Lào.
- Tháng 3/2004: Thành lập Chi nhánh Công ty Thương mại Quảng Trị
- Nhà máy Tinh bột sắn Hướng Hoá.
- Ngày 21/3/2004: Sản xuất thành công Tinh bột sắn nhãn hiệu
SEPON.
- Tháng 7/2004: Thành lập Chi nhánh Công ty Thương mại Quảng Trị
- Khách sạn SEPON.
- Tháng 6/2006: Thành lập Chi nhánh Công ty Thương mại Quảng Trị
- Trung tâm lữ hành SEPON.
- Tháng 10/2006: Chuyển đổi thành Công ty TNHH MTV Thương
mại Quảng Trị.
- Tháng 7/2008: Thành lập Trung tâm thương mại Atúc.
- Tháng 9/2008: Thành lập Trung tâm thương mại dịch vụ Hùng
Vương.
- Năm 2009: Xây dựng Trung tâm dịch vụ Làng Vây.

SVTH: Trần Đình Thắng

Trang 3


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Th.s Hoàng Văn Thạnh

- Tháng 2/2009: Thành lập Chi nhánh Công ty TNHH MTV Thương
mại Quảng Trị tại An Giang.
- Tháng 4/2009: Thành lập Công ty Cổ phần lữ hành SEPON.
- Tháng 3/2010: Thành lập Trung tâm thực nghiệm và chuyển giao kỹ
thuật nông nghiệp.
- Tháng 12/2010: Khai trương Siêu thị Coopmart Đông Hà – Công
trình liên doanh giữa Công ty TNHH MTV Thương mại Quảng Trị và
Liên minh HTX Thương mại TP Hồ Chí Minh SAIGON CO.OP .
- Tháng 4/2011: Thành lập Chi nhánh Công ty TNHH MTV Thương
mại Quảng Trị - Nhà máy Chế biến nông sản Đông Hà.
- Tháng 8/2012: Thành lập Chi nhánh Công ty TNHH MTV Thương
mại Quảng Trị - Nhà máy Chế biến mủ cao su Cam Lộ.
- Tháng 5/2014: Thành lập Chi nhánh Công ty NHH MTV Thương
mại Quảng Trị - Nhà máy viên năng lượng Cam Lộ.
- Tháng 12/2014: Chuyển đổi Công ty NHH MTV Thương mại
Quảng Trị sang Công ty cổ phần Tổng công ty thương mại Quảng
Trị.
- Tháng 4/2015: Thành lập Chi nhánh Công ty cổ phần Tổng công ty
thương mại Quảng Trị - Trung tâm dịch vụ du lịch Cửa Việt.
1.1.2. Lĩnh vực kinh doanh chính:
- Xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị, hàng tiêu dùng.

- Sản xuất và xuất khẩu Tinh bột sắn và các mặt hàng nông sản khác.
- Dịch vụ nhà hàng, khách sạn và lữ hành, nghỉ dưỡng.
- Chế biến mủ cao su, viên năng lượng.
- Nhập khẩu và cung cấp bò giống, bò thịt nhập khẩu từ Thái Lan.
- Cung ứng vật tư và các mặt hàng thiết yếu phục vụ miền núi.
1.1.3. Sản phẩm, dịch vụ:
- Hàng tiêu dùng Thái Lan (Nhựa, hoá mỹ phẩm, ..); các sản phẩm bia
rượu, nước giải khát.
- Tinh bột sắn, ngô (bắp), lạc (đậu phụng).
- Dịch vụ lưu trú, nhà hàng, nghỉ dưỡng.
SVTH: Trần Đình Thắng

Trang 4


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Th.s Hoàng Văn Thạnh

- Dịch vụ lữ hành nội địa, quốc tế.
- Bò giống, bò thịt Brahman, Charolaise; thức ăn cho bò thịt.
- Phân bón.
- Cao su.
- Viên năng lượng.
- Dịch vụ cứu hộ, sửa chữa ôtô; thiết bị, phụ tùng ôtô.
- Thiết bị, phụ tùng ôtô.
- Máy nông nghiệp phục vụ sản xuất chăn nuôi.
1.1.4. Cơ cấu tổ chức:

Các Công ty Thành viên (> 51% vốn Tổng công ty):

1. Hệ thống phân phối hàng tiêu dùng nhập khẩu.
2. Nhà máy tính tinh bột sắn Quảng Trị.
3. Nhà máy chế biến cao su.
4. Nhà máy viên năng lượng.
5. Nhà máy chế biến nông sản.
6. Khách sạn SEPON.
SVTH: Trần Đình Thắng

Trang 5


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Th.s Hoàng Văn Thạnh

7. Trung tâm dịch vụ du lịch Cửa Việt.
8. Công ty Cổ phần Lữ hành SEPON.
9. Trung tâm tâm dịch vụ Làng Vây.
10. Trung tâm thực nghiệm và chuyển giao kỹ thuật nông nghiệp.
1.1.5. Tên và địa chỉ.
- Tên Công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN TỔNG CÔNG TY THƯƠNG
MẠI QUẢNG TRỊ
- Tên Giao dịch quốc tế: QUANG TRI TRADING CORPORATION
- Tên viết tắt:
- Địa chỉ:
- Điện thoại:

SEPON GROUP
01 Phan Bội Châu, Thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị
(+84) 53 3853 031


-

- Fax:

(+84) 53 3852 695

- Email:



(+84) 53 3521 064



SVTH: Trần Đình Thắng

Trang 6


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Th.s Hoàng Văn Thạnh

1.2. Nhà máy viên năng lượng Cam Lộ:
Nhà máy viên năng lượng Cam Lộ được xây dựng trên diện tích 50.000 m2
tại Cụm Công nghiệp xã Cam Hiếu, huyện Cam Lộ , tỉnh Quảng Trị , vốn đầu tư
trên 50 tỷ đồng. Với hệ thống dây chuyền thiết bị máy móc hiện đại, liên hoàn
đồng bộ được nhập khẩu từ Hàn Quốc, nhà máy đã mang lại hiệu quả kinh tế ,
xã hội, môi trường cho tỉnh Quảng Trị.

1.2.1. Sơ đồ tổng thể dây chuyền sản xuất nhà máy (bản vẽ):
1.2.2. Cơ cấu tổ chức nhà máy:
Giám đốc

PGĐ.
Kinh
doanh

PGĐ.
Kỹ
thuật

PGĐ.
Nội
chính

Phòng
kinh
doanh

Xưởng
1, 2, 3

Phòng
tổ chức
hành
chính

Phòng
kế toán


1.2.3. Sản phẩm nhà máy:
Sản phẩm chính: viên nén năng lượng nhiệt trị cao, kích thước bình
quân 6mm và 8mm, chiều dài từ 50-70mm.
Công dụng : Viên nén năng lượng có thể thay than đá, củi, dầu
DO, FO làm nguyên liệu đốt lò trong các ngành CN sản
xuất ; thay thế các nguyên liệu , chất đốt truyền thống;
lượng tro sau khi đốt sử dụng để bón cây, làm phân vi
sinh không ảnh hưởng đến môi trường, hạn chế cháy nỗ,
góp phần giải quyết nguồn phế thải trong sản xuất. Đây là
nguồn nguyên liệu sạch tiết kiệm, an toàn trong sinh hoạt.
Sản phẩm phụ: gỗ thanh.
Công dụng: dùng đóng các đồ gia dụng: bàn ghế,...
SVTH: Trần Đình Thắng

Trang 7


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Th.s Hoàng Văn Thạnh

CHƯƠNG 2: QUY TRÌNH SẢN XUẤT CỦA NHÀ MÁY VIÊN NĂNG
LƯỢNG CAM LỘ
2.1. Tổ chức sản xuất:
Sơ đồ tổ chức sản xuất :
BAN QUẢN ĐỐC

TRƯỞNG CA
SẢN XUẤT


BĂM
NGHIỀN,
PHỐI TRỘN

SẤY
NGUYÊN
LIỆU

NÉN VIÊN,
CÂN, ĐÓNG
BAO

CƠ ĐIỆN
NƯỚC, LÁI
MÁY

Chức năng, nhiệm vụ :
Quản đốc phân xưởng :
-

Chịu trách nhiệm quản lý và tổ chức điều hành sản xuất chung toàn xưởng.

-

Quản lý nhân sự, máy móc, thiết bị và vật tư của xưởng.

-

Kiểm tra việc thực hiện quy trình sản xuất, các quy định về vệ sinh, bảo

dưởng máy móc hàng ngày và định kỳ.

-

Kiểm tra việc thực hiện an toàn lao động, PCCC , 5S trong phạm vi của
xưởng.

-

Lập kế hoạch sản xuất và bố trí nhân sự cần bố trí sao cho có hiệu quả nhất
đồng thời tiết kiệm chi phí cho sản xuất.

-

Phối hợp với các bộ phận liên quan để đạt hiệu quả sản xuất một cách cao
nhất.

-

Tham mưu cho Ban Giám đốc về kế hoạch sản xuất, đảm bảo sản xuất để
hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh.
Phó Quản đốc
+ Trực tiếp điều hành bộ phận xe máy, cơ điện.

SVTH: Trần Đình Thắng

Trang 8


Báo cáo thực tập tốt nghiệp


GVHD: Th.s Hoàng Văn Thạnh

+ Lên kế hoạch sữa chửa, bảo trì cơ điện nước, xe máy từng tuần trong
toàn nhà máy.
+ Điều hành chung khi quản đốc không có mặt tại xưởng.
Trưởng ca sản xuất:
-

Trực tiếp điều hành sản xuất thuộc ca mình quản lý.

-

Quản lý trực tiếp nhân công, nguyên liệu, nhiên liệu , vật tư phục vụ cho ca
sản xuất.

-

Giám sát chặt chẽ trong sản xuất, không để xảy ra sự cố trong sản xuất.

-

Giám sát việc vệ sinh trong khu vực nhà xưởng.

-

Thu hồi nguyên liệu rơi vãi trước khi giao ca.

-


Cập nhật những thông tin liên quan, cần thiết vào sổ giao ca trước khi giao
ca.

-

Xử lý những công việc còn tồn động của ca trước.

-

Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm của ca mình phụ trách.

-

Theo giỏi việc chấm công, giờ giấc làm việc, bảo hộ lao động, an toàn lao
động trong ca mình phụ trách.

-

Tham mưu cho Quản đốc phân xưởng việc tổ chức kế hoạch sản xuất, đảm
bảo quy trình sản xuất, chế độ định kỳ bảo dưỡng máy móc thiết bị, vệ sinh
công nghiệp, an toàn lao động….

-

Kiểm soát độ ẩm trước và sau khi sấy nguyên liệu.

-

Chịu mọi trách nhiệm thuộc ca mình phụ trách.
Bộ phận băm nghiền, sàng lọc, phối trộn:


-

Chịu trách nhiệm vận hành máy móc từ băng tải chuyển liệu đến khi vào
kho.

-

Đảm bảo đủ nguyên liệu cho sản xuất liên tục.

-

Thực hiện đúng quy trình sản xuất, đảm bảo đúng chế độ bảo dưỡng, vệ sinh
máy móc thiết bị định kỳ và trước khi giao ca.

-

Đảm bảo máy móc thiết bị phải hoạt động ổn định, liên tục và kéo dài tuổi
thọ của máy.

-

Đảm bảo tỉ lệ phối trộn nguyên liệu đúng với yêu cầu.

-

Vệ sinh sạch sẽ khu vực làm việc trước khi giao ca.

SVTH: Trần Đình Thắng


Trang 9


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
-

GVHD: Th.s Hoàng Văn Thạnh

Luôn tìm tòi nguyên cứu cải tiến kỷ thuật, học hỏi chuyên môn nghiệp vụ để
tăng năng suất lao động, giảm tiêu hao sức lao động.

-

Có tinh thần lao động sáng tạo, nhiệt tình, chịu khó, thực hiện tác phong lao
động công nghiệp, giúp đỡ nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Bộ phận sấy nguyên liệu:

-

Sấy là khâu đặc biệt quan trọng trong quá trình sản xuất viên nén.

-

Nhân viên sấy phải biết được tình trạng nguyên liệu trước sấy để điều chĩnh
chế độ sấy sao cho phù hợp.

-

Nguyên liệu sau sấy phải đảm bảo đạt độ ẩm mà bộ phận nén viên yêu cầu .


-

Bộ phận sấy phải đảm bảo cho mấy nén viên hoạt động liên tục.

-

Nhân viên sấy phải nắm vững chuyên môn, kỷ thuật, có tính linh hoạt, chủ
động trong việc đặt chế độ sấy sao cho phù hợp.

-

Thường xuyên kiểm tra nhiệt độ sấy, tình trạng nguyên liệu trước sấy để có
sự điều chĩnh kịp thời.

-

Vệ sinh sạch sẽ trước khi giao ca.
Bộ phận nén viên, cân , đóng bao sản phẩm:

-

Nén viên là khâu cuối cùng và quyết định chất lượng sản phẩm trước khi
nhập kho.

-

Tùy theo tình trạng nguyên liệu mà người vận hành điều chĩnh chế độ để
máy nén viên hoạt động một cách phù hợp để đảm bảo chất lượng sản phẩm .

-


Thường xuyên kiểm tra tình trạng máy móc thiết bị trong quá trình sản xuất.

-

Phải đảm bảo máy móc hoạt động liên tục.

-

Khâu đóng bao phải chính xác, không được làm ẩu, cân sai….

-

Ghi đầy đủ, chính xác thông tin sản phẩm vào thẻ đi kèm bao khi đóng.

-

Vệ sinh sạch sẽ trước khi giao ca.
Bộ phận cơ điện, lái máy:
-

Phó quản đốc phụ trách
+ Sữa chửa máy móc kịp thời để đảm bảo sản xuất liên tục.
+ Sửa chữa cơ điện nước trong toàn Nhà máy.
+ Bộ phận lái máy phải đưa nguyên liệu đến từng xưởng để đảm bảo sản

xuất không gián đoạn.
SVTH: Trần Đình Thắng

Trang 10



Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Th.s Hoàng Văn Thạnh

+ Định kỳ bảo dưỡng máy móc thiết bị, xe máy.
+ Kiểm tra máy móc thiết bị, xe máy thường xuyên.
+ Tham gia sản xuất sau khi đã hoàn thành công việc chuyên môn.
2.2. Quy trình sản xuất viên gỗ nén:
2.2.1. Tổng quan về quy trình sản xuất viên nén mùn cưa:
Viên nén mùn cưa là một dạng nhiên liệu sinh học có nguồn gốc từ vật
liệu sinh khối thay thế cho nhiên liệu đốt trong ngành công nghiệp, dân dụng
như than đá, dầu DO, FO, Gas và các nhiên liệu hóa thạch khác. Mùn cưa
sau khi được sấy khô đến độ ẩm thích hợp được đưa vào hệ thống máy ép
viên nén với áp lực cao cho ra những viên có hình dạng đồng nhất.
Nghiền gỗ cây, phế phẩm từ gỗ thành mùn cưa:
Nguyên liệu sản xuất viên nén gỗ có yêu cầu kích thước nhỏ hơn hoặc bằng
5mm như mùn cưa trong tinh chế, cưa xẽ gỗ, dăm bào….Vì vậy, đối với gỗ vụn,
cành cây, thân cây có kích thước lớn sẽ được đưa vào hệ thống băm nghiền để
nghiền mùn cưa có kích thước phù hợp với yêu cầu, khi mùn cưa có kích thước
đồng đều sẽ tạo ra viên nén đẹp và có tỉ trọng cao.
Sấy nguyên liệu về độ ẩm phù hợp.
Độ ẩm của nguyên liệu có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng thành phẩm, độ
ảm tốt nhất bcho sản xuất viên nén mùn cưa là 7- 11% . Đa số mùn cưa trong cưa xẽ
gỗ còn tươi, mùn cưa trong khi sử dụng băm nghiền cành cây, thân cây tạo ra có độ
ẩm từ 40%-60% .Do vậy, để đảm bảo nguyên liệu có độ ẩm thích hợp và đồng đều
thì nguyên liệu sau khi pha trộn được đưa vào hệ thống sấy, mùn cưa sau khi đi qua
hệ thống sấy phải đạt độ ẩm thích hợp sẽ được đưa vào hệ thống nén để tạo hình sản
phẩm.

Nén viên, làm mát, đóng gói sản phẩm :
Mùn cưa khi đạt được độ ẩm thích hợp sẽ được đưa vào máy nén bằng vít tải,
vít tải giúp cho nguyên liệu được nạp vào một cách đề đặn. Nguyên liệu sau khi
được nén với áp suất cao sẽ cho ra viên có kích thước đồng đều và cứng mà không
cần dùng phụ gia hay hóa chất.
Viên nén mùn cưa ngay sau khi được tạo ra có nhiệt độ cao sẽ được đưa vào hệ
thống làm mát bằng băng tải, máy làm mát sẽ làm giamr nhiệt độ của viên nén. Khi
SVTH: Trần Đình Thắng

Trang 11


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Th.s Hoàng Văn Thạnh

được làm mát xong viên nén sẽ được đưa tới phểu chứa dể đóng gói và sau đó được
đóng kín vào bao Jumbo rồi được chuyển vào kho.
Sơ đồ quá trình sản xuất:

NGUYÊN LIỆU
Gỗ tràm bóc vỏ
Phế phẩm từ gỗ

LÒ ĐỐT

TRỐNG SẤY
HỆ
THỐNG
BĂNG TẢI


QUẠT 75Kw

MÁY BĂM
QUẠT 22Kw
GÀU TẢI

MÁY BĂM
DĂM

CYCLON
CHỨA

SÀNG
QUAY

MÁY
NGHIỀN
MÙN
CƯA.
BỘT
DĂM
SÀNG

VÍT TẢI
1

VÍT TẢI
2


VÍT TẢI
3

M.NÉN 1

M.NÉN 2

M.NÉN 3

VÍT TẢI 1

QUẠT HÚT
22KW 1

B. TẢI

KHO CHỨA

BĂNG TẢI

B.LÀM MÁT

VÍT TẢI

B. TẢI

SVTH: Trần Đình Thắng

CÂN ,
Đ.BAO


KHO
CHỨA

Trang 12


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Th.s Hoàng Văn Thạnh

2.2.2. Thuyết minh quy trình:
2.2.2.1 Cụm băm nghiền, chuẩn bị nguyên liệu:
Sơ đồ hoạt động :
NGUYÊN LIỆU
- Gỗ tràm
- Phế phẩm từ gỗ

MÁY BĂM
THÔ

MÁY BĂM
DĂM

GÀU TẢI

SÀNG QUAY

MÁY
NGHIỀN


VÍT TẢI

MÙN CƯA,
BỘT DĂM

QUẠT 22Kw
Cyclon

GÀU TẢI,
SÀNG

BĂNG TẢI
KHO CHỨA

Mô tả sơ đồ :
Nguyên liệu :
-

Nguyên liệu để sản xuất viên nén gỗ chủ yếu là gỗ tràm (cành cây, thân cây),
phế phẩm từ xưởng cưa xẻ, lò sấy.

SVTH: Trần Đình Thắng

Trang 13


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
-


GVHD: Th.s Hoàng Văn Thạnh

Nguyên liệu phải đảm bảo sạch, không lẩn lộn đất đá, vỏ cây… để đảm bảo
độ tro của sản phẩm thấp nhất.

-

Vệ sinh sạch sẽ bải chứa nguyên liệu trước khi đưa gỗ nguyên liệu vào tập
kết để sản xuất.

Băng tải cấp liệu :
-

Gỗ nguyên liệu sau khi tập kết trước băng tải sẽ được công nhân chuyển lên
băng tải, hệ thống băng tải này có nhiệm vụ chuyển gỗ nguyên liệu đến cho
máy băm làm việc.

Máy băm thô:
-

Máy băm được băng tải và hai kẹp gỗ đưa gỗ vào để băm.

-

Trong quá trình băm đối với những cây gỗ to phải cho gỗ vào chậm để tránh
quá tải cho máy.

-

Gỗ sau khi được băm sẽ được băng tải chuyển đến gàu tải.


Gàu tải, sàng quay :
-

Gàu tải có nhiệm vụ chuyển dăm sau khi băm lên sàng quay.

-

Dăm băm được gàu tải chuyển lên sàng quay, khi sàng quay hoạt động sẽ
tách dăm thô và dăm tinh ra riêng biệt, dăm thô được chuyển đến để nghiền
tinh còn dăm tinh sẽ rơi xuống sàng và được vít tải chuyển đi.

-

Trước khi sàng làm việc phải kiểm tra lưới sàng để tránh trường hợp tắc lưới.

Máy băm dăm:
-

Máy băm dăm hoạt động theo nguyên lý chặt cắt.

-

Nguyên liệu được băng tải chuyển tới để máy băm làm việc, dăm sau khi
băm được chuyển tới máy nghiền tinh để nghiền.

Máy nghiền tinh, vít tải.
-

Dăm thô được sàng chuyển xuống để máy nghiền làm việc, dăm sau khi

được nghiền phải ≤ 5mm.

-

Thường xuyên kiểm tra máy để tránh trường hợp tắc lưới nghiền.

-

Dăm sau khi được nghiền sẽ được hút đến Cyclon 1.

-

Vít tải có nhiệm vụ chuyển dăm có kích thước ≤ 5mm khi lọt qua sàng để
quạt 22kw chuyển đến Cyclon 1.

Quạt 22kw , Cyclon:
SVTH: Trần Đình Thắng

Trang 14


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
-

GVHD: Th.s Hoàng Văn Thạnh

Quạt 22kw có nhiệm vụ chuyển dăm từ vít tải và máy nghiền đến Cyclon 1
đồng thời Airlock 1 hoạt động để cấp liệu từ Cyclon 1 xuống để quạt 22kw
chuyển dăm đến Cyclon 2.


-

Trong quá trình làm việc phải thường xuyên kiểm tra các đường ống hút và
đẩy để tránh tắc trong đường ống.

-

Vì dăm sau khi nghiền còn tươi và mịn nên rất dễ bám vào lá quạt nên phải
vệ sinh lá quạt thường xuyên.

Băng tải chuyển dăm.
-

Dăm được quạt 22kw chuyển từ máy nghiền lên Cyclon, Airlock được mở
để dăm từ Cyclon xuống băng tải để băng tải chuyển dăm đến kho.

-

Trong quá trình vận hành chú ý Cyclon thường tắc khi dăm được chuyển đến
quá nhiều.

Mùn cưa, bột băm, kho chứa.
-

Mùn cưa sau khi cưa xẻ được chuyển từ xưởng cưa đến băng tải.

-

Băng tải có nhiệm vụ chuyển mùn cưa lẩn lộn gỗ vụn đến sàng.


-

Sàng sẽ tách mùn cưa và gỗ vụn ra riêng biệt, mùn cưa được tập kết tại kho
chứa để phối trộn còn gỗ vụn được chuyển đến lò để đốt.

-

Dăm băm và mùn cưa sau khi sàng được chứa riêng biệt trong kho chứa.

-

Trộn dăm băm và mùn cưa theo tỉ lệ yêu cầu trước khi đưa vào sản xuất.

Vận hành:
Khởi động:
-

Trước khi khởi động máy phải chuẩn bị nguyên liệu đầy đủ.

- Bước 1: Khởi động băng tải đưa liệu vào kho chứa.
- Bước 2: Khởi động Airlock 2 cấp liệu cho băng tải kho.
- Bước 3: Khởi động quạt 22kw (đưa nguyên liệu từ máy nghiền tinh đến
Cyclon 1)
- Bước 4: Khởi động Airlock 1(khi Airlock này hoạt động thì quạt 22kw sẻ đẩy
liệu đến Cyclon 2).
- Bước 5: Khởi động vít tải (vít tải này sẻ chuyển liệu từ sàng xuống để quạt
22kw hút lên Cylon 1)

SVTH: Trần Đình Thắng


Trang 15


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Th.s Hoàng Văn Thạnh

- Bước 6: Khởi động máy nghiền tinh (máy nghiền tinh này sẻ nghiền nguyên
liệu thô từ sàng trống quay đưa xuống và sau khi sàng xong sẽ được quạt 22kw
hút lên Cyclon 1).
- Bước 7: Khởi động sàng trống quay ( sàng trống quay có nhiệm vụ tách
nguyên liệu mịn và nguyên liệu thô, nguyên liệu mịn sẻ lọt qua lưới sàng để đưa
xuống vít tải còn nguyên liệu thô sẻ đưa vào máy nghiền tinh)
- Bước 8: Khởi động gàu tải ( gàu tải có nhiệm vụ đưa liệu từ máy băm lên
sàng)
- Bước 9: Khởi động máy băm thô:
+ Khởi động động cơ băm 110kw
+ Khởi động băng tải chuyển liệu đến gàu tải
+ Khởi động kẹp 1 và kẹp 2 (kẹp 2 và băng tải hoạt động cấp liệu một lần với
nhau) : Khi hoạt động băng tải có nhiệm vụ đưa nguyên liệu vào để kẹp 1 và kẹp 2
đưa vào băm.
+ Khởi động băng tải chuyển nguyên liệu: Băng tải này giúp cho công nhân giãm
bớt sức lao động khi đưa nguyên liệu vào máy băm.
- Bước 10: Khởi động máy băm dăm, băng tải cấp liệu:
+ Khởi động động cơ 55kw máy băm băm.
+ Khởi động băng tải cấp liệu.
Kết thúc:
- Bước 1: Dừng máy băm thô.
+ Tắt băng tải chuyển nguyên liệu.
+ Tắt kẹp 1 và kẹp 2 + băng tải cấp liệu.

+ Tắt động cơ băm ( khi đã băm hết gỗ kẹp vào)
+ Tắt băng tải chuyển liệu đến gàu tải.
- Bước 2: Tắt gàu tải
- Bước 3: Tắt sàng trống quay
- Bước 4: Tắt máy nghiền tinh
- Bước 5: Tắt vít tải
- Bước 6: Tắt Airlock 1
- Bước 7: Tắt quạt 22kw
SVTH: Trần Đình Thắng

Trang 16


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Th.s Hoàng Văn Thạnh

- Bước 8: Tắt Airlock 2 kho
- Bước 9: Tắt băng tải cấp liệu kho.
Chú ý trong quá trình vận hành cụm băm nghiền:
- Đối với những cây gỗ có kích thước lớn thì phải cho vào chậm để tránh quá tải
cho máy băm.
- Thường xuyên kiểm tra gàu tải, hệ thống ống hút liệu để tránh trường hợp bị
tắc.
- Trong quá trình vận hành nếu máy móc thiết bị phát ra tiếng kêu khác thường
thì phải dừng máy ngay lập tức để kiểm tra.
- Thường xuyên kiểm tra dầu, mỡ định kì.
2.2.2.2 Cụm sấy nguyên liệu:
Sơ đồ hoạt động:


KHO CHỨA

KIỂM TRA
ĐỘ ẨM

BĂNG TẢI

VÍT TẢI


ĐỐT

TRỐNG SẤY
KIỂM TRA
ĐỘ ẨM
QUẠT 75KW
CYCLON

QUẠT 22KW
CYCLON
NAM CHÂM
BỒN CHỨA

SVTH: Trần Đình Thắng

Trang 17


Báo cáo thực tập tốt nghiệp


GVHD: Th.s Hoàng Văn Thạnh

Mô tả sơ đồ :
Kho chứa, băng tải chuyển liệu, vít tải, kiểm tra độ ẩm:
-

Dăm băm và mùn cưa sau băm nghiền đưa vào kho được pha trộn theo tỉ lệ
sau đó được kiểm tra độ ẩm.

-

Sau khi kiểm tra độ ẩm thì người vận hành sấy sẽ chọn nhiệt độ, tốc độ quay
của trống sấy, mức cấp liệu để đảm bảo độ ẩm sau sấy đúng theo yêu cầu.
Lò đốt, trống sấy.

-

Khi nhiệt độ đạt đến mức cần thiết thì sẽ được quạt 75kw hút qua trống sất
để bắt đầu quá trình làm việc.

-

Mùn cưa và hơi nóng được quạt 75kw hút đồng thời cùng lúc qua trống sấy.

-

Trong quá trình đi qua trống sấy thì mùn cưa và hơi nóng đi cùng nhau và va
vào hệ dao cản được gắn bên trong làm cho quá trình đi trong trống sấy của
mùn cưa chậm lại và đồng thời được đảo đều để đạt đến độ ẩm cần thiết.


-

Trong quá trình sấy nhiệt độ phải ổn định để sau khi khi độ ẩm của mùn cưa
sẽ đồng đều.

-

Tốc độ quay của trống sấy quyết định lớn đến độ ẩm của mùn cưa sau khi ra
lò, tốc độ trống càng cao thì mùn cưa thoát ra khỏi trống càng nhanh.

-

Thường xuyên kiểm tra độ ẩm để điều chỉnh kịp thời.
Quạt 75kw, Cyclon 1.

-

Quạt 75kw có nhiệm vụ hút đồng thời mùn cưa và hơi nóng đi qua trống sấy.

-

Mùn cưa và hơi nóng được đưa lên Cyclon.

-

Cyclon sẽ tách hơi nóng đi ra ngoài còn mùn cưa được chứa trong cyclon.

-

Airlock 2 hoạt động đưa mùn cưa xuống quạt 22kw.

Quạt 22kw.

-

Khi Airlock cấp liệu, quạt 22kw có nhiệm vụ đẩy liệu lên Cyclon chứa trên
máy nén viên rồi sau đó được vít tải cấp liệu đến từng máy nén viên.

-

Trước khi được đẩy lên Cyclon chứa trên máy nén viên mùn cưa sẽ phải đi
qua tấm nam châm.

-

Tấm nam châm này có nhiệm vụ lọc bỏ kim loại lẩn lộn trong mùn cưa.

-

Khi bồn chứa đầy thì cảm biến mức sẽ ngắt điện làm dừng Airlock dừng cấp
liệu.

SVTH: Trần Đình Thắng

Trang 18


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
-

GVHD: Th.s Hoàng Văn Thạnh


Bên trong cyclon chứa được lắp cánh gạt nhằm mục đích đưa liệu đến từng
vít tải.

Vận hành:
Khởi động:
- Bước 1: Đốt lò sấy,khởi động quạt đốt,quạt thổi nhiệt đến nhiệt độ cần thiết để
phù hợp với độ ẩm của nguyên liệu trước sấy sao cho nguyên liệu sau sấy đảm
bảo độ ẩm từ 9% đến 11%.
- Bước 2: Khởi động quạt hút 75kw
- Bước 3: Khởi động trống quay.
- Bước 4: Khởi động vít tải cấp liệu cho trống quay.
- Bước 5: Khởi động băng tải biến tần cấp liệu cho vít tải sấy.
- Bước 6: Cấp liệu cho băng tải làm việc .
- Bước 7: Khởi động quạt 22kw, Airlock.
Kết thúc:
- Bước 1: Ngừng cấp liệu cho băng tải.
- Bước 2: Tắt băng tải biến tần cấp liệu cho vít tải.
- Bước 3: Tắt vít tải cấp liệu cho trống sấy .
- Bước 4: Tắt trống quay.
- Bước 5: Tắt quạt 75kw.
- Bước 6: Tắt quạt đốt.
- Bước 7: Tắt quạt thổi nhiệt.
Chú ý trong quá trình vận hành cụm sấy:
- Tùy theo độ ẩm của nguyên liệu đầu vào mà điều khiển băng tải cấp liệu
cho vít tải và tốc độ quay của trống sấy để sao cho đảm bảo độ ẩm sau sấy
đạt từ 9% đến 11%.

SVTH: Trần Đình Thắng


Trang 19


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Th.s Hoàng Văn Thạnh

2.2.2.3. Cụm nén viên, làm nguội, đóng bao:
Sơ đồ hoạt động:

VÍT TẢI
1, 2, 3

QUẠT
1,5KW
1,2(lọc bụi)

MÁY NÉN
1, 2, 3

QUẠT
15KW (lọc
bụi)

BĂNG TẢI
1

QUẠT
15KW


LÀM
NGUỘI

BĂNG TẢI

SÀNG
RUNG 2

GÀU TẢI 1

SÀNG
RUNG
CÂN,
ĐÓNG
BAO

BỒN
CHỨA

GÀU TẢI 2

CÂN,
ĐÓNG
BAO

NHẬP
KHO, BẢO
QUẢN

SVTH: Trần Đình Thắng


Trang 20


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Th.s Hoàng Văn Thạnh

Mô tả sơ đồ:
Vít tải 1, 2, 3.
- Vít tải có nhiệm vụ chuyển liệu từ Cyclon chứa đến để máy nén làm việc.
- Vít tải được điều chỉnh tốc độ bằng biến tần nhằm mục đích chuyển liệu đến
máy nén một cách đồng đều.
Quạt hút bụi 1,5kw.
- Ba máy nén viên được lắp hai quạt hút nhằm mục đích hút bụi và hơi nóng
trong máy nén.
Quạt hút bụi 15kw.
- Quạt này có nhiệm vụ hút bụi ở sàng rung và làm nguội bớt viên nén sau khi
nén.
- Quạt sẽ hút toàn bộ bụi vào trong hệ thống lọc bụi túi.
- Sau một khoảng thời gian đã định sẵn thì hệ thống van khí nén được tác động
mở để cấp khí nén vào trong túi lọc bụi nhằm mục đích cho bụi rơi ra khỏi túi.
- Bụi sau khi rơi ra khỏi túi sẽ chứa vào một phểu chứa để Airlock đưa bụi ra
khỏi buồng lọc.
Máy nén viên 1, 2, 3.
- Ba máy nén viên này có nhiệm vụ nén mùn cưa đạt độ ẩm thành viên
- Viên nén sau khi thành phẩm phải có độ cứng, bóng và có độ dài tối thiểu là
10mm.
- Tùy theo độ ẩm của nguyên liệu để điều lực nén.
- Từng máy nén viên có từng máy bơm mỡ chịu nhiệt tự động riêng biệt, mỡ

chịu nhiệt được bơm vào trong lô nén để bảo vệ vòng bi.
Băng tải 1, buồng làm nguội, quạt 15kw.
- Băng tải sẽ đưa viên nén thành phẩm lên buồng làm nguội.
- Quạt 15kw có nhiệm vụ hút hơi nóng của viên nén sau khi nén thông qua
buồng làm nguội.
- Sau khi đã nguội hản thì sàng sẽ mở để đưa xuống băng tải.
Băng tải, sàng rung, đóng bao, cân, nhập kho.
- Băng tải sẽ đưa viên nén đến sàng rung để lọc bỏ hoàn toàn bột trước khi đưa
vào bao.
SVTH: Trần Đình Thắng

Trang 21


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Th.s Hoàng Văn Thạnh

- Sàng rung sẽ đưa viên nén vào bao rồi sau đó cân, trọng lượng của mỗi bao là
750kg.
- Viên nén trước khi đưa vào bao phải đảm bảo không bột, không nát.
- Ghi thông tin trên bao và nhập kho, bảo quản.
Vận hành:
Khởi động:
- Bước 1: Khởi động quạt 22kw.
- Bước 2: Khởi động Airlock: Khi Airlock hoạt động thì quạt 22kw số 1 sẽ đẩy
liệu lên Cyclon đôi để rơi xuống bồn chứa.
- Bước 3: Khởi động động cơ cắt viên, bơm dầu, bơm mỡ, băng tải thành phẩm.
- Bước 4: Khởi động quạt hút bụi 1, quạt hút bụi 2.
- Bước 5:Khởi động động cơ nén viên.

- Bước 6: Khởi động động cơ cánh gạt, vít tải cấp liệu.
- Bước 7: Khởi động quạt 15kw.
- Bước 8: Khởi động băng tải, sàng rung.
Kết thúc:
- Bước 1: Dừng Airlock
- Bước 2: Dừng quạt 22kw
- Bước 3: Dừng cách gạt, vít tải cấp liệu
- Bước 4: Dừng bơm mỡ, bơm dầu, căt viên, lọc bụi
- Bước 5: Dừng động cơ nén viên
- Bước 6: Dừng băng tải chuyển liệu, Airlock
- Bước 7: Dừng quạt lọc bụi, quạt làm mát
- Bước 8: Xả bụi trong túi lọc
Chú ý trong quá trình vận hành cụm nén viên:
- Thường xuyên chú ý đến vít tải cấp liệu nén viên, nếu vít tải cấp liệu bị tắc mà
không dừng kịp thời sẽ làm hỏng dây đai và cháy động cơ.
- Thường xuyên kiểm tra tình trạng viên nén sau khi nén để xử lý kịp thời.
- Dừng máy nén khi thấy tiếng kêu lạ hoặc nhiệt độ tăng bất thường.
- Kiểm tra lô nén, khuôn nén để cân chỉnh kịp thời.
- Kiểm tra thường xuyên hệ thống lọc bụi và xã lụi kịp thời để tránh tắc nghẽn.
SVTH: Trần Đình Thắng

Trang 22


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Th.s Hoàng Văn Thạnh

- Trước khi dừng máy nén viên phải tráng khuôn bằng hổn hợp nhớt thải + mùn
cưa.

2.3. Quy trình sản xuất xẻ gỗ chi tiết:
2.3.1. Tổng thể về quy trình sản xuất gỗ xẽ chi tiết:
Sơ đồ quy trình:
NGUYÊN LIỆU

CẮT KHÚC

CƯA CD ĐỨNG

CƯA CD NẰM

RONG BIÊN

MÁY CẮT

PHÂN LOẠI

SẮP XẾP CHỜ SẤY

ĐƯA QUA BỘ PHẬN SẤY
GỖ ĐỂ SẤY KHÔ GỖ
PHÂN LOẠI GỖ SAU SẤY

NHẬP KHO BẢO QUẢN

SVTH: Trần Đình Thắng

Trang 23



Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Th.s Hoàng Văn Thạnh

Thuyết minh về quy trình:
Dựa trên cơ sở máy móc cưa xẽ gỗ hiện đang có và hoạt động sản xuất gỗ xẽ
chi tiết tại Xưởng 1 thuộc Nhà Máy viên Năng lượng Cam Lộ , và thực tế nguyên
liệu đầu vào là gỗ trầm ròng đen đang thu mua, cũng như phiếu yêu cầu sản xuất
của nhà máy. Xưởng 1 xây dựng quy trình sản xuất gỗ xẽ chi tiết như sau :
Nguyên liêu :
- Nguyên liệu đầu vào là gỗ tròn tràm ròng đen. Gỗ được đưa vào xưởng bằng xe
gắp (xúc lật). Gỗ tràm ròng đen tươi có đường kính từ 15cm trở lên , gỗ không bị
sâu, mối mọt ….
Cắt gỗ :
- Gỗ tròn được cắt bằng máy cưa STIHL xăng hoặc điện , gỗ được chia theo quy
cách bằng cách đo chia theo độ dài từng cây gỗ để đảm bảo tận thu tối đa
Dựa theo quy cách trên phiếu yêu cầu sản xuất của Nhà Máy
VD : Gỗ có chiều dài 2m ta chia theo quy cách :
-

2m = 0,56m + 0,778m + 0,658m

Cưa CD đứng :
- Gỗ được cắt theo quy cách, những khúc gỗ có đường kính từ 15cm - 25cm được
đưa lên CD đứng , gỗ tròn được xẽ theo 2 cách xễ ván và xẽ hộp
+ Xẽ ván : Gỗ tròn cần phải rong bìa, bìa được rong mỏng tạo mặt rộng tối
thiểu theo yêu cầu 45mm , với độ dài tận dụng 334mm. Sau đó sẽ xẽ ván theo quy
cách từng phiếu yêu cầu sản xuất VD : độ dày 17mm, 24mm, 29mm … căn cứ trên
độ co rút của gỗ tràm tươi theo độ dày trên, gỗ cần được xẽ +2mm tức là : 19mm,
26mm, 31mm mới đảm bảo khi xuất hàng độ dày còn đạt theo yêu cầu

+ Xẽ hộp : Sau khi rong biên , xẽ tiếp ván để đảm bảo khúc gỗ tạo hình khối
rồi mới xẽ hộp , hộp được xẽ theo quy cách yêu cầu với mặt rộng + 2mm VD :
45mm - 47mm , 55mm - 57mm , 65mm - 67mm. đó cũng là độ dày của gỗ hộp

SVTH: Trần Đình Thắng

Trang 24


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Th.s Hoàng Văn Thạnh

Cưa CD nằm :
- Gỗ được cắt theo quy cách , hoặc nguyên cây , gỗ có đường kính từ 25 cm trở lên
CD nằm : Đà kê gỗ để cưa yêu cầu phải cân chỉnh mặt bằng và cố định ,
nhằm hạn chế độ dày , mỏng không đồng đều trên 1 tấm ván hay 1 hộp gỗ khi cưa
xẽ. CD nằm cũng xẽ gỗ ván và gỗ hộp
Xẽ ván : Xẽ theo quy cách và xẽ ván nguyên cây căn cứ theo yêu cầu của
đơn hàng
- Gỗ cắt theo quy cách , hay nguyên cây được đưa lên đà cân chỉnh và cưa
từng cây một để đảm bảo độ chuẩn cao
- Gỗ bóc bìa mỏng tạo độ rộng của mặt nán tối thiểu 45mm , sau đó xẽ ván
theo quy cách yêu cầu với độ dày +2mm
Xẽ hộp :
- Gỗ bóc bìa xong xẽ ván đến đoạn có mặt rộng từ 2 chi tiết trở lên , mới
xẽ hộp theo quy cách với độ dày hộp gỗ + 2mm
Cưa lộng :
- Sau khi xẽ ván và xẽ hộp xong toàn bộ số gỗ này đưa qua máy cưa lộng để cưa
quy cách mặt rộng theo yêu cầu

Lộng ván :
- Khi chuyển qua máy lộng ván quy cách, hay ván dài đều phải rong biên
để lấy quy cách của mặt rộng với độ rộng + 2mm so với yêu cầu
Lộng hộp :
- Hộp gỗ đưa qua cưa lộng rong biên và xẽ quy cách với độ dày + 2mm so
với quy cách yêu cầu
Máy cắt :
- Khi gỗ đã qua lộng với quy cách mặt rộng đã có , tại máy cắt dựa trên phiếu yêu
cầu sản xuất , dựa trên chất lượng thực tế từng thanh gỗ đó là : Nứt đầu , mắt sống ,
mắt chết ,giác , cong vênh , cong thanh , lẹm để xác định cắt từng quy cách đảm bảo
theo yêu cầu kỹ thuật mà khách hàng quy định, theo hợp đồng mua bán với Nhà
máy. Nhằm đảm bảo tận thu đạt tỷ lệ thu hồi tối đa với điều kiện chiều dài + 1cm so
với phiếu yêu cầu sán xuất

SVTH: Trần Đình Thắng

Trang 25


×