Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Xây dựng công thức luân canh cho vùng đồng bằng sông hồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.91 KB, 4 trang )

Họ và tên:
Đề bài: Xây dựng công thức luân canh cho vùng Đồng Bằng Sông Hồng
I.Vị trí địa lý
Đồng bằng sông Hồng trải rộng từ vĩ độ 21°34´B (huyện Lập Thạch) tới vùng bãi bồi khoảng
19°5´B (huyện Kim Sơn), từ 105°17´Đ (huyện Ba Vì) đến 107°7´Đ (trên đảo Cát Bà). Phía bắc
và đông bắc là Vùng Đông Bắc (Việt Nam), phía tây và tây nam là vùng Tây Bắc, phía đông là
vịnh Bắc Bộ và phía nam vùng Bắc Trung Bộ. Đồng bằng thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông
Nam, từ các thềm phù sa cổ 10 - 15m xuống đến các bãi bồi 2 - 4m ở trung tâm rồi các bãi triều
hàng ngày còn ngập nước triều.
II.Khí hậu
- Đặc trưng khí hậu của vùng là mùa đông từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, mùa này cũng là
mùa khô. Mùa xuân có tiết mưa phùn. Điều kiện về khí hậu của vùng tạo thuận lợi cho việc tăng
vụ trong năm vụ đông với các cây ưa lạnh, vụ xuân, vụ hè thu và vụ mùa.
III.Tài nguyên đất đai
- Đất đai nông nghiệp là nguồn tài nguyên cơ bản của vùng do phù sa của hệ thống sông Hồng và
sông Thái Bình bồi đắp. Hiện có trên 103 triệu ha đất đã được sử dụng, chiếm 82,48 % diện tích
đất tự nhiên của vùng và chiếm 5,5% diện tích đất sử dụng của cả nước. Như vậy mức sử dụng
đất của vùng cao nhất so với các vùng trong cả nước.
- Đất đai của vùng rất thích hợp cho thâm canh lúa nước, trồng màu và các cây công nghiệp
ngắn ngày. Vùng có diện tích trồng cây lương thực đứng thứ 2 trong cả nước với diện tích đạt
1242,9 nghìn ha.
- Khả năng mở rộng diện tích của đồng bằng vẫn còn khoảng 137 nghìn ha. Quá trình mở rộng
diện tích gắn liền với quá trình chinh phục biển thông qua sự bồi tụ và thực hiện các biện pháp
quai đê lấn biển theo phương thức “lúa lấn cói, cói lấn sú vẹt, sú vẹt lấn biển”.
IV.Cơ sở hạ tầng
Kết cấu hạ tầng phát triển mạnh (giao thông, điện, nước…),
• Đường bộ có quốc lộ 1A xuyên Việt, đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình; quốc lộ 5 nối
Hà Nội tới Hải Phòng; quốc lộ 10 nối từ Ninh Bình đi Hải Phòng;quốc lộ 18 nối Hà Nội
- Bắc Ninh - Hải Dương; quốc lộ 21 nối Hà Nam đi Thịnh Long, quốc lộ 38 nối Bắc Ninh tới
Hà Nam; Quốc lộ 38B nối Hải Dươngtới Ninh Bình; Quốc lộ 39 từ phố Nối tới cảng Diêm
Điền, các quốc lộ khác như 2, 3, 6, 32,


• Tuyến đường sắt Bắc – Nam và toả đi các thành phố khác; các sân bay quốc tế Nội
Bài, sân bay Cát Bi, Hải Phòng;
• Cơ sở vật chất kỹ thuật cho các ngành ngày càng hoàn thiện: hệ thống thuỷ lợi, các trạm,
trại bảo vệ cây trồng, vật nuôi, nhà máy chế biến…
• Khu vực có nhiều tuyến đường sông quốc gia được đưa vào danh sách Hệ thống đường
sông Việt Nam như: Sông Hồng, Sông Đuống, Sông Luộc, Sông Đáy, Sông Hoàng
Long, Sông Nam Định, Sông Ninh Cơ, Kênh Quần Liêu, Sông Vạc, Kênh Yên Mô, Sông
Thái Bình, Sông Cầu, Sông Kinh Thầy, Sông Kinh Môn, Sông Kênh Khê, Sông Lai Vu,
Sông Mạo Khê, Sông Cầu Xe, Sông Gùa, Sông Mía, Sông Hoá, Sông Trà Lý, Sông
Cấm, Sông Lạch Tray, Sông Phi Liệt, Sông Văn Úc,
V.Cây trồng
Ngoài cây lúa nước ra thì Đồng bằng sông Hồng đều phát triển một số cây ưa lạnh đem lại hiệu
quả kinh tế lớn như các cây ngô đông, khoai tây, su hào, bắp cải, cà chua và trồng hoa xen canh.
Hiện nay, vụ đông đang trở thành vụ chính của một số địa phương trong vùng.
VI.Nguồn nhân lực: rất dồi dào
VII. Giới thiệu Luân canh
Luân canh là sự luân phiên cây trồng theo không gian và thời gian
Luân canh không gian là sự luân phiên nơi trồng của một loại cây hay nói cách khác luân canh
không gian là một loại cây trồng thay đổi nơi trồng từ mảnh đất này sang mảnh đất khác.
Luân canh thời gian là sự luân phiên cây trồng theo mùa vụ. vụ sau, năm sau trồng những cây
không giống vụ trước, năm trước.
VIII.Mục đích luân canh
-Nâng cao năng suất cây trồng.
-Phòng trừ sâu bệnh và cỏ dại: sâu bệnh hại cây trồng thường có tính chất chuyên tính,
tức là thường chỉ hại một số cây trồng, nhiều loại có khả năng đối kháng với các loài sâu
bệnh hại cây khác.
-Điều tiết hoạt động của vsv trong đất.
IX.Công thức luân canh
Công thức 1:
Vụ xuân muộn Vụ mùa sớm Vụ đông

Lạc V79 Lúa ĐB1 Cải bắp CB26
T1-T4
(128-135 ngày)
Cuối T5-T9
(109-125 ngày)
T10-T12
(75-90 ngày)
- Giống lạc V79 có thời gian sinh trưởng 120-135 ngày. Năng suất trung bình 20 tạ/ha,
thâm canh tốt có thể đạt 30 tạ/ha. V79 là giống có khả năng chịu hạn khá, dễ mẫn cảm
với bệnh đốm lá và gỉ sắt, héo xanh vi khuẩn.
- Lúa ĐB1 cây cao: 100-105 cm, chiều dài bông 23-24cm, số hạt chăc/bông 130-150 hạt,
tỷ lệ 7-12%. Dạng hạt bầu, khối lượng 1000 hạt: 25,5-26 gam. Năng suất: trung bình 60-
65 tạ/ha. Năng suất cao nhất 80-85 tạ/ha. Chịu rét khá, kháng bệnh đạo ôn và chống đổ
khá.
- Cải bắp là loại rau ăn là, cho nên có nhu cầu đối với các nguyên tố dinh dưỡng khá cao.
Vơi năng suất 30 tấn/ha bắp cải, cây lấy đi từ đất 125kg N, 33 kg P
2
0
5
, 109 kg K
2
0. Hiện
nay ở một số cơ sở sản xuất, nông dân đã đạt được các năng suất 80-100 tấn/ha bắp cải,
thì lượng các chất dinh dưỡng được hút đi từ đất lại càng nhiều hơn rất nhiều. Ngoài các
nguyên tố đa lượng, cải bắp cũng hút đi từ đất một lượng canxi đáng kể: với mức năng
suất 30 tấn/ha cây lấy đi 2 kg Ca0/ha
Công thức 2:
Lúa xuân sớm- lúa mùa chính vụ-đậu tương đông
Giống Lúa xuân sớm Giống lúa DT-
10

Chính vụ giống lúa
ĐH 85
Đậu tương đông
AK06
Thời vụ Gieo mạ 15/11 -28/11. Cấy
20/1-27/1 tuổi mạ 6 lá thật.
Nếu thời tiết ấm áp phải hãm
mạ( ít bón phân và nước) để
mạ cần chống già ống
Thu hoạch: 15/5-25/5
Gieo từ 5/6 đến 15/6
cấy tuổi mạ 14-15
ngày.
Thu hoạch: 15/9-25/9
Gieo từ 5/10-10/10
Thu hoạch :
25/12-5/1
Thời gian
sinh trưởng
Từ 175-185 ngày Từ 90-100 ngày Từ 80-85 ngày
Năng suất Trung bình từ 50-55 tạ/ha.
Trong điều kiện thâm canh tốt
có thể cho năng suất 60-70
tạ/ha.
Trung bình từ 50-60
tạ/ha. Trong điều
kiện thâm canh tốt có
thể đạt 60-70 tạ/ha
Trung bình từ 16-25
tạ/ha. Tiềm năng

năng suất 25-30 tạ/ha
Công thức 3:
Đậu tương xuân- mùa chính vụ- ngô thu đông- rau bắp cải
Áp dụng trên đất lúa do phù sa sông Hồng
Giống Đậu tương xuân Giống
VX 9-2
Mùa chính vụ
Giống lúa CN2
Ngô thu Đông
Giống ngô DT 6
Bắp cải Đông
Giống TD15
Thời vụ Gieo: 15/2-25/2
Thu hoạch: 10/5-20/5
Gieo từ:
10/6-15/6
Thu hoạch:
10/9-15/9
Gieo:
25/9-5/10
Thu hoạch:
25/12-5/1
Cấy: 10/1-20/1
Thu hoạch:
5/2-10/2
Thời gian
sinh trưởng
Từ 85-95 ngày Từ 90-95 ngày Từ 90-105 ngày Từ 25-30 ngày
Năng suất Tiềm năng năng suất
từ 25-30 tạ/ha.

Trung bình 55-70
tạ/ha.
Trung bình 50-65
tạ/ha
Trung bình 5-7
tạ/ha.
Kết luận: Trồng cây theo phương pháp luân canh hiện nay rất được phổ biến rộng rãi ở
ĐBSH. Nó mang lại năng suất cao, nhiều lợi nhuận cho người dân. Chính vì những lý do nêu
trên mà người nông dân hiện nay đã bố trí cây trồng hợp lý hơn.

×