1
TIỂU LUẬN
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SỬ DỤNG CÔNG CỤ
MỆNH LỆNH - KIỂM SOÁT TRONG QUẢN LÝ TÀI
NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
HÀ GIANG
Giáo viên hướng dẫn: Tiến sĩ Phạm Thị Hồng
Điệp
Thực hiện: Tổ 6 lớp K21 QLTK Hà Giang
1. Nguyễn Trung Tuyến
2. Hà Thanh Tùng
3. Phạm Minh Tuấn
4. Dương Anh Tuấn
5. Nguyễn Anh Tuấn
6. Hoàng Anh Tuấn
7. Bùi Mạnh Tuyên
8. Trần Trung Tuyến
9. Phạm Thị Tuyến
10. Đoàn Vân Trường
11. Phạm Thị Hồng Yên
Hà Giang tháng 7 năm 2013
MỤC LỤC
MỤC LỤC 2
LỜI NÓI ĐẦU 3
CHƯƠNG I 4
LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ QUẢN LÝ MÔI
TRƯỜNG BẰNG CÔNG CỤ MỆNH LỆNH KIỂM SOÁT 4
1.1. Khái niệm và mục tiêu quản lý môi trường 4
1.2. Công cụ quản lý môi trường 5
1.3. Quản lý môi trường bằng công cụ mệnh lệnh - kiểm soát 6
CHƯƠNG II 8
THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CÁC CÔNG CỤ MỆNH LỆNH - KIỂM SOÁT
TRONG VIỆC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ
GIANG 8
2.1. Tổng quan về tỉnh Hà Giang 8
2.2. Hiện trạng môi trường tỉnh Hà Giang 11
2.3. Thực trạng áp dụng công cụ mệnh lệnh - kiểm soát trong quản lý môi
trường trên địa bàn tỉnh Hà Giang 12
2.4. Đánh giá việc áp dụng các công cụ mệnh lệnh - kiểm soát trong quản lý
môi trường trên địa bàn tỉnh Hà Giang 15
CHƯƠNG III 17
ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG
CÔNG CỤ MỆNH LỆNH - KIỂM SOÁT TRONG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG 17
3.1. Một số kiến nghị, đề xuất nhằm sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện cơ chế chính
sách pháp luật liên quan về bảo vệ môi trường 17
3. 2. Giải pháp đẩy mạnh việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi
trường trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới: 17
KẾT LUẬN 20
2
LỜI NÓI ĐẦU
Môi trường sinh thái đang là mối quan tâm bức xúc của nhân loại và trở
thành thách thức đối với toàn cầu. Cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền
kinh tế toàn cầu là quá trình suy thoái môi trường đang diễn ra ngày càng sâu
sắc, tạo ra cho loài người những thách thức trong việc kiểm soát ô nhiễm môi
trường.
Tăng trưởng kinh tế mà hy sinh môi trường hay đầu tư để bảo vệ môi trường
mà bỏ qua tăng trưởng kinh tế, đây là hai quan điểm phát triển đối lập nhau. Cả
hai mô hình này đều tồn tại những hạn chế rất lớn và không thể đạt được mục
tiêu phát triển bền vững. Vì vậy, để phát triển bền vững cần đồng thời tăng
trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường. Một câu hỏi đặt ra cho các nhà quản lý
môi trường là cần tiến hành quản lý môi trường như thế nào để đảm bảo kinh tế
vẫn tăng trưởng cao.
Công cụ kinh tế, công cụ mệnh lệnh kiểm soát và các biện pháp giáo dục
môi trường nằm trong hệ thống công cụ của quản lý môi trường. Trên thế giới,
cùng với các công cụ kinh tế thì công cụ mệnh lệnh - kiểm soát có vai trò đặc
biệt quan trọng
Việt Nam hiện nay đang trong giai đoạn công nghiệp hóa, do đó phải đối
mặt với những thách thức lớn về bảo vệ môi trường. Quá trình đô thị hóa diễn ra
mạnh mẽ kéo theo đó là những tổn hại về môi trường. Các chất thải ngày càng
tăng lên cả về khối lượng và mức độ nguy hại. Tình trạng này ở các thành phố
lại càng đáng báo động. Nồng độ các chất độc hại có trong đất, nước, không khí
vượt quá tiêu chuấn cho phép gây ảnh hưởng tới sức khỏe người dân.
Là một tỉnh miền núi biên giới trong những năm trở lại đâu môi trường của
Hà Giang cũng bắt đầu bị ảnh hưởng của việc đô thị hoá cũng như việc khai
thác tài nguyên và chất thải của các nhà máy, khu công nghiệp. Để hạn chế tình
trang ô nhiễm môi trường từ năm 2005 đến nay Hà Giang đã bước đầu áp dụng
các công cụ mệnh lệnh - kiểm soát trong quản lý tài nguyên và môi trường và
thu được những kết quả nhất định.
3
CHƯƠNG I
LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ QUẢN LÝ MÔI
TRƯỜNG BẰNG CÔNG CỤ MỆNH LỆNH KIỂM SOÁT
1.1. Khái niệm và mục tiêu quản lý môi trường
1.1.1. Khái niệm quản lý môi trường:
Quản lý môi trường là sự tác động liên tục có tổ chức và hướng đích của
chủ thế quản lý môi trường lên cá nhân hoặc cộng đồng người tiến hành các hoạt
động phát triến trong hệ thống môi trường và khách thế quản lý môi trường, sử
dụng một cách tốt nhất mọi tiềm năng và cơ hội nhằm đạt được mục tiêu quản lý
môi trường đã đề ra, phù hợp với pháp luật và thông lệ hiện hành.
Như vậy, quản lý môi trường là tổng hợp các biện pháp, luật pháp, chính
sách kinh tế, kỹ thuật, xã hội thích hợp nhằm bảo vệ chất lượng môi trường sống
và phát triến bền vững kinh tế - xã hội quốc gia.
1.1.2. Mục tiêu quản lý môi trường
Mục tiêu cơ bản của công tác bảo vệ môi trường ở nước ta trong giai đoạn
công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay đó là:
Thứ nhất, khắc phục và phòng chống suy thoái, ô nhiễm môi trường phát
sinh trong các hoạt động sống của con người.
Thứ hai, phát triến đất nước theo 9 nguyên tắc phát triến bền vững do Hội
nghị Rio-92 đề xuất và được tuyên bố Johannesbug, Nam Phi về phát triền bền
vững 26/8 - 4/9/2002 tái khẳng định. Trong đó với nội dung cơ bản cần phải đạt
được là phát triến kinh tế-xã hội gắn chặt với bảo vệ và cải thiện môi trường,
bảo đảm sự hài hòa giữa môi trường nhân tạo với môi trường thiên nhiên, giữ
gìn đa dạng sinh học.
Thứ ba, xây dựng các công cụ kinh tế có hiệu lực quản lý môi trường quốc
gia và các vùng lãnh thổ. Các công cụ trên phải thích hợp với từng ngành, từng
địa phương và cộng đồng dân cư.
1.1.3. Các nguyên tắc cơ bản của quản lý môi trường
Quản lý môi trường phải phản ánh các quy luật khách quan vào điều kiện
cụ thế của từng đối tượng quản lý. Ớ nước ta, quản lý môi trường cần dựa vào
những nguyên tắc sau:
♦ Bảo đảm tính hệ thống
♦ Bảo đảm tính tổng hợp .
♦ Bảo đảm tính liên tục và nhất quán .
♦ Bảo đảm tập trung dân chủ
♦ Kết hợp quản lý theo ngành và quản lý theo lãnh thổ
♦ Kết hợp hài hòa các loại lợi ích
♦ Kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa quản lý tài nguyên và môi trường với quản
lý kinh tế, quản lý xã hội
4
♦ Tiết kiệm và hiệu quả
1.2. Công cụ quản lý môi trường.
1.2.1. Khái niệm công cụ quản lý môi trường.
Công cụ quản lý tài nguyên môi trường là tổng hợp các biện pháp hoạt
động về pháp luật, chính sách, kinh tế, kỹ thuật và xã hội nhằm bảo vệ tài
nguyên thiên nhiên và phát triển bền vững kinh tế xã hội.
1.2.2. Phân loại công cụ quản lý môi trường
*. Phân loại theo chức năng:
Theo chức năng của các công cụ có thế phân ra làm 3 loại chức năng chủ
yếu của công cụ quản lý môi trường là: công cụ điều chỉnh vĩ mô, công cụ hành
động, công cụ hỗ trợ.
• Công cụ điều chỉnh vĩ mô: là luật phápvà các chính sách của Nhà nước,
thông qua đó Nhà nước có thế điều chỉnh các hoạt động sản xuất có tác động
mạnh mẽ tới việc phát sinh ra chất ô nhiễm.
• Công cụ hành động: là các công cụ hành chính (xử phạt vi phạm môi
trường trong kinh tế, sinh hoạt ), công cụ kinh tế, có tác động trực tiếp tới lợi
ích kinh tế - xã hội của cơ sở sản xuất kinh doanh.
- Công cụ hành động là công cụ chủ yếu của các tổ chức môi trường được
xây dựng trên cơ sở luật pháp, chính sách của quốc gia.
- Công cụ hành động nhìn chung rất đa dạng, có ảnh hưởng trong một
phạm vi nhất định.
• Công cụ hỗ trợ: là các công cụ không có tác động điều chỉnh hoặc không
tác động trực tiếp tới hoạt động. Các công cụ này dùng đế quan sát, giám sát các
hoạt động gây ô nhiễm, giáo dục con người trong xã hội.
- Công cụ hỗ trợ có thế là các công cụ kỹ thuật như: GIS, mô hình hóa,
giáo dục môi trường, thông tin môi trường.
- Công cụ hỗ trợ có chức năng hoàn thiện dần các công cụ hành động của
các tổ chức và các cá nhân gây ô nhiễm môi trường.
*. Phân loai theo bản chất công cụ:
Có thế phân loại công cụ quản lý môi trường theo bản chất thành 4 loại cơ
bản là: công cụ luật pháp - chính sách, công cụ kinh tế, công cụ kỹ thuật quản
lý, công cụ hỗ trợ.
• Công cụ luật pháp - chính sách: các quy định luật pháp - chính sách về
môi trường và bảo vệ tài nguyên môi trường như các bộ luật về môi trường, luật
nước, luật bảo vệ và phát triến bền vững, luật đất đai.
• Công cụ kinh tế: là các công cụ đánh vào thu nhập bằng tiền của hoạt
động sản xuất kinh doanh.
- Công cụ kinh tế rất đa dạng: thuế môi trường, nhãn sinh thái, phí môi
trường, cota ô nhiễm, quỹ môi trường,
- Công cụ kinh tế được xác định và áp dụng cho từng quốc gia, tùy vào mức
5
độ phát triển của nền kinh tế và sự chặt chẽ của các quy định pháp luật đã có.
- Công cụ kinh tế được nhanh chóng hoàn thiện theo thời gian.
- Công cụ kinh tế chỉ được áp dụng có hiệu quả trong nền kinh tế thị
trường.
• Công cụ kỹ thuật môi trường:
- Công cụ kỹ thuật quản lý tác động trực tiếp vào các hoạt động tạo ra ô
nhiễm hoặc quản lý chất ô nhiễm trong quá trình hình thành và vận hành hoạt
động sản xuất.
- Các công cụ kỹ thuật quản lý bao gồm: công cụ đánh giá môi trường,
monitoring môi trường, kế toán môi trường, quy hoạch môi trường, công nghệ
xử lý các chất thải, tái chế và tái sử dụng,.
- Công cụ kỹ thuật quản lý được thực hiện thông qua vai trò kiếm soát và
giám sát.
- Công cụ kỹ thuật quản lý có thế được thực hiện thành công trong bất kì
một nền kinh tế phát triến như thế nào.
• Công cụ giáo dục và truyền thông: giáo dục và truyền thông nhằm nâng
cao nhận thức về môi trường thông qua biện pháp phổ biến kiến thức pháp luật,
tuyên truyền, phổ cập nhận thức môi trường bằng các phương tiện thông tin đại
chúng hoặc mở các lớp tập huấn, đưa nội dung bảo vệ môi trường vào tất cả các
cấp học, đào tạo chuyên gia về môi trường.
- Giáo dục môi trường thông qua các hoạt động giáo dục chính quy và
không chính quy đe nâng cao nhận thức, kỹ năng và sử dụng môi trường theo
cách bền vững.
- Truyền thông là quá trình trao đổi thông tin, ý tưởng, tình cảm, suy nghĩ,
thái độ giữa các cá nhân hoặc nhóm người đe hieu về các yếu tố môi trường,
mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa chúng và các tác động liên quan.
1.3. Quản lý môi trường bằng công cụ mệnh lệnh - kiểm soát
1.3.1. Khái niệm công cụ mệnh lệnh - kiểm soát.
Về bản chất công cụ mệnh lệnh - kiểm soát là là công cụ pháp luật - chính
sách và hệ thống Hệ thống các cơ quan kiểm soát việc thực hiện các quy định và
xử phạt trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường.
1.3.2. Các loại công cụ mệnh lệnh - kiểm soát trong quản lý môi trường
- Ban hành các bộ luật, các văn bản quy phạm pháp luật, các văn quản lý về
tài nguyên MT và các tiêu chuẩn, quy định… trong lĩnh vực quản lý tài nguyên
môi trường:
- Ban hành các bộ luật, các văn bản quy phạm pháp luật, các văn quản lý về
tài nguyên và MT và các tiêu chuẩn, quy định… trong lĩnh vực quản lý tài
nguyên môi trường:
+ Luật và các văn bản dưới luật: Luật bảo vệ môi trường Việt Nam được
được sửa đổi, bổ sung theo nghị quyết số 52/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm
2005; Nghị định 26/CP ngày 26/4/1996 về xử phạt vi phạm hành chính về bảo
6
vệ môi trường; Bộ Luật hình sự, các thông tư, quy định, quyết định của các
ngành chức năng về thực hiện luật môi trường đã được ban hành.
+ Chính sách: Chính sách môi trường là những chủ trương, biện pháp
mang tính chiến lược, thời đoạn, giải quyết một nhiệm vụ bảo vệ môi trường cụ
thể. Nhằm đạt được những mục tiêu chiến lược của đất nước. Chính sách tài
nguyên, môi trường cụ thể hoá Luật. Mỗi cấp quản lý hành chính đều có những
chính sách tài nguyên môi trường riêng. Nó vừa cụ thể hoá luật pháp và những
chính sách của các cấp cao hơn, vừa tính tới đặc thù địa phương. Sự đúng đắn và
thành công của chính sách cấp địa phương có vai trò quan trọng trong đảm bảo
sự thành công của chính sách cấp Trung ương.
+ Các tiêu chuẩn: Hệ thống tiêu chuẩn môi trường gồm các nhóm chính:
Tiêu chuẩn nước; Tiêu chuẩn không khí; Tiêu chuẩn liên quan đến bảo vệ đất
canh tác, sử dụng phân bón trong sản xuất nông nghiệp; Tiêu chuẩn về bảo vệ
thực vật, sử dụng thuốc trừ sâu, diệt cỏ; Tiêu chuẩn liên quan đến bảo vệ các
nguồn gen, động thực vật, đa dạng sinh học; Tiêu chuẩn liên quan đến bảo vệ
cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, văn hóa; Tiêu chuẩn liên quan đến môi
trường do các hoạt động khai thác khoáng sản trong lòng đất, ngoài biển,…
- Hệ thống các cơ quan kiểm soát việc thực hiện các quy định và xử phạt
trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường: Chính phủ; Bộ Tài nguyên và Môi
trường; Các tổng cục, cục trực thuộc Bộ TN và MT; Vụ TN, MT trực thuộc các
Bộ khác; UBND các tỉnh, thành phố; Các sở Tài nguyên và Môi trường; Phòng,
ban môi trường các quận, huyện. Bên cạnh đó còn có hệ thống cảnh sát môi
trường từ Trung ương xuống địa phương.
7
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CÁC CÔNG CỤ MỆNH LỆNH - KIỂM SOÁT
TRONG VIỆC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ
GIANG
2.1. Tổng quan về tỉnh Hà Giang.
Hà Giang là một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam. Phía Đông giáp tỉnh
Cao Bằng, phía Tây giáp tỉnh Yên Bái và Lào Cai, phía Nam giáp tỉnh Tuyên
Quang phía Bắc giáp nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Hà Giang có diện
tích tự nhiên là 7.884,37 km2, trong đó theo đường chim bay, chỗ rộng nhất từ
tây sang đông dài 115 km và từ bắc xuống nam dài 137 km. Tại điểm cực bắc
của lãnh thổ Hà Giang, cũng là điểm cực bắc của Tổ quốc, cách Lũng Cú chừng
3 km về phía đông, có vĩ độ 23013'00"; điểm cực tây cách Xín Mần khoảng 10
km về phía tây nam, có kinh độ l04024'05"; mỏm cực đông cách Mèo Vạc 16
km về phía đông - đông nam có kinh độ l05030'04".
Dân số tỉnh Hà Giang theo điều tra dân số ngày 01 tháng 4 năm 2009 là
724.537 người. Trong đó, dân số thành thị là 84.338 người
2.1.1. Vị trí địa lý
Hà Giang là một tỉnh miền núi biên giới ở cực bắc của Tổ quốc, có vị trí
chiến lược đặc biệt quan trọng. Phía bắc và tây có đường biên giới giáp với nước
Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa dài 274 km; phía đông giáp tỉnh Cao Bằng; phía
nam giáp tỉnh Tuyên Quang; phía tây và tây nam giáp tỉnh Lào Cai và Yên Bái.
Hà Giang có diện tích tự nhiên là 7.884, 37 km
2
. Tính đến nay Hà Giang có
01 thành phố, 10 huyện, 05 phường, 13 thị trấn và 177 xã: Thành phố Hà Giang 5
phường và 3 xã; Huyện Bắc Mê 01 thị trấn và 12 xã; Huyện Bắc Quang 02 thị
trấn và 21 xã; Huyện Đồng Văn 02 thị trấn và 17 xã; Huyện Hoàng Su Phì 01 thị
trấn và 24 xã; Huyện Mèo Vạc 01 thị trấn và 17 xã; Huyện Quản Bạ 01 thị trấn và
12 xã; Huyện Quang Bình 01 thị trấn và 14 xã; Huyện Vị Xuyên 2 thị trấn và 22
xã; Huyện Xín Mần 01 thị trấn và 18 xã; Huyện Yên Minh 01 thị trấn và 17 xã.
2.1.2. Địa hình
Nằm trong khu vực địa bàn vùng núi cao phía bắc lãnh thổ Việt Nam, Hà
Giang là một quần thể núi non hùng vĩ, địa hình hiểm trở, có độ cao trung bình
từ 800 m đến 1.200 m so với mực nước biển. Đây là vùng tập trung nhiều ngọn
núi cao. Theo thống kê mới đây, trên dải đất Hà Giang rộng chưa tới 8.000 km2
mà có tới 49 ngọn núi cao từ 500 m - 2.500 m (10 ngọn cao 500 - 1.000 m, 24
ngọn cao 1000 - 1500 m, 10 ngọn cao 1.500 - 2.000 m và 5 ngọn cao từ 2.000 -
2.500 m). Tuy vậy, địa hình Hà Giang về cơ bản, có thể phân thành 3 vùng sau:
- Vùng cao phía bắc còn gọi là cao nguyên Đồng Văn, gồm các huyện
Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc với 90% diện tích là núi đá vôi, đặc
trưng cho địa hình karst.
8
- Vùng cao phía tây gồm các huyện Hoàng Su Phì, Xín Mần là một phần
của cao nguyên Bắc Hà, thường được gọi là vòm nâng sông Chảy, có độ cao từ
1.000m đến trên 2.000m. Địa hình nơi đây phổ biến dạng vòm hoặc nửa vòm,
quả lê, yên ngựa xen kẽ các dạng địa hình dốc, đôi khi sắc nhọn hoặc lởm chởm
dốc đứng, bị phân cắt mạnh, nhiều nếp gấp.
- Vùng núi thấp bao gồm địa bàn các huyện, thị còn lại, kéo dài từ Bắc Mê,
thị xã Hà Giang, qua Vị Xuyên đến Bắc Quang. Khu vực này có những dải rừng
già xen kẽ những thung lũng tương đối bằng phẳng nằm dọc theo sông, suối.
2.1.3. Thủy văn
Các sông lớn ở Hà Giang thuộc hệ thống sông Hồng. ở đây có mật độ sông
- suối tương đối dày. Hầu hết các sông có độ nông sâu không đều độ dốc lớn,
nhiều ghềnh thác, ít thuận lợi cho giao thông thuỷ.
Sông Lô là một sông lớn ở Hà Giang, bắt nguồn từ Lưu Lung (Vân , Trung
Quốc), chảy qua biên giới Việt - Trung (khu vực Thanh Thuỷ), qua thị xã Hà
Giang, Bắc Quang về Tuyên Quang. Đây là nguồn cung cấp nước chính cho
vùng trung tâm tỉnh.
Sông Chảy bắt nguồn từ sườn tây nam đỉnh Tây Côn Lĩnh và sườn đông
bắc đỉnh Kiều Liên Ti, mật độ các dòng nhánh cao (1,1km/km2), hệ số tập trung
nước đạt 2,0km/km2. Mặc dù chỉ đoạn đầu nguồn thuộc địa phận tỉnh nhưng là
nguồn cung cấp nước chủ yếu cho khu vực phía tây của Hà Giang.
Sông Gâm bắt nguồn từ Nghiêm Sơn, Tây Trù (Trung Quốc) chảy qua
Lũng Cú, Mèo Vạc về gần thị xã Tuyên Quang nhập vào sông Lô. Đây là nguồn
cung cấp nước chính cho phần đông của tỉnh.
Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh Hà Giang còn có các sông ngắn và nhỏ hơn như
sông Nho Quế, sông Miện, sông Bạc, sông Chừng, nhiều khe suối lớn nhỏ cung
cấp nguồn nước phục vụ cho sản xuất và đời sống dân cư.
2.1.4. Khí hậu
Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa và là miền núi cao, khí hậu Hà Giang về
cơ bản mang những đặc điểm của vùng núi Việt Bắc – Hoàng Liên Sơn, song
cũng có những đặc điểm riêng, mát và lạnh hơn các tỉnh miền Đông Bắc, nhưng
ấm hơn các tỉnh miền Tây Bắc . . .
Nhiệt độ trung bình cả năm khoảng 21,60C - 23,90C, biên độ nhiệt trong
năm có sự dao động trên 100C và trong ngày cũng từ 6 - 70C. Mùa nóng nhiệt
độ cao tuyệt đối lên đến 400C (tháng 6, 7); ngược lại mùa lạnh nhiệt độ thấp
tuyệt đối là 2,20C (tháng l).
Chế độ mưa ở Hà Giang khá phong phú. Toàn tỉnh đạt bình quân lượng
mưa hàng năm khoảng 2.300 - 2.400 mm, riêng Bắc Quang hơn 4.000 mm, là
một trong số trung tâm mưa lớn nhất nước ta. Dao động lượng mưa giữa các
vùng, các năm và các tháng trong năm khá lớn. Năm 2001, lượng mưa đo được
ở trạm Hà Giang là 2.253,6 mm, Bắc Quang là 4.244 mm, Hoàng Su Phì là
1.337,9 mm Tháng mưa cao nhất ở Bắc Quang (tháng 6) có thể đạt trên 1.400
9
mm, trong khi đó lượng mưa tháng 12 ở Hoàng Su Phì là 3,5 mm, ở Bắc Mê là
1,4 mm. . .
Độ ẩm bình quân hàng năm ở Hà Giang đạt 85% và sự dao động cũng
không lớn. Thời điểm cao nhất (tháng 6,7,8) vào khoảng 87 - 88%, thời điểm
thấp nhất (tháng l,2,3) cũng vào khoảng 81%: Đặc biệt ở đây ranh giới giữa mùa
khô và mùa mưa không rõ rệt. Hà Giang là tỉnh có nhiều mây (lượng mây trung
bình khoảng 7,5/10, cuối mùa đông lên tới 8 - 9/10) và tương đối ít nắng (cả
năm có 1.427 giờ nắng, tháng nhiều là 181 giờ, tháng ít chỉ có 74 giờ).
Các hướng gió ở Hà Giang phụ thuộc vào địa hình thung lũng. Thung lũng
sông Lô quanh năm hầu như chỉ có một hướng gió đông nam với tần suất vượt
quá 50%. Nhìn chung gió yếu, tốc độ trung bình khoảng 1 - l,5m/s. Đây cũng là
nơi có số ngày giông cao, tới 103 ngày/năm, có hiện tượng mưa phùn, sương mù
nhiều nhưng đặc biệt ít sương muối. Nét nổi bật của khí hậu Hà Giang là độ ẩm
trong năm cao, mưa nhiều và kéo dài, nhiệt độ mát và lạnh, đều có ảnh hưởng
đến sản xuất và đời sống.
2.4.3. Tài nguyên thiên nhiên
*, Tài nguyên đất.
Trong 778.473 ha diện tích đất tự nhiên, đất nông nghiệp có 134.184 ha,
chiếm 17% diện tích tự nhiên, đất lâm nghiệp có 334.100 ha, chiếm 42,4%, đất
chưa sử dụng có 310.064 ha, chiếm 39,3%, còn lại là đất chuyên dùng và đất ở.
Theo kết quả điều tra thổ nhưỡng, toàn tỉnh có 9 nhóm đất chính, trong đó chủ
yếu là nhóm đất xám rất thích hợp để trồng các loại cây công nghiệp, cây dược
liệu và cây ăn quả.
*, Tài nguyên rừng.
Hà Giang có diện tích rừng tương đối lớn, trong đó diện tích rừng tự nhiên
là 345.860 ha, với nhiều sản vật quý hiếm: động vật có các loài gấu ngựa, sơn
dương, voọc bạc má, gà lôi, đại bàng…; các loại gỗ: ngọc am, pơ mu, lát hoa, lát
chun, đinh, nghiến, trò chỉ, thông đá…; các cây dược liệu như sa nhân, thảo quả,
quế, huyền sâm, đỗ trọng… Rừng Hà Giang không những giữ vai trò bảo vệ môi
trường sinh thái đầu nguồn cho vùng đồng bằng Bắc Bộ mà còn cung cấp những
nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất công nghiệp, xây dựng, y tế và sẽ là những
điểm du lịch sinh thái lý tưởng của tỉnh.
Hà Giang còn nhiều khu rừng nguyên sinh chưa được khai thác, môi trường
sinh thái trong lành và chứa đựng nhiều tiềm ẩn kỳ thú. Các rừng đá trập trùng,
nhấp nhô ẩn hiện trong mây bạc, nhiều đỉnh núi cao trên 2.000 m như Pu Ta
Kha, Tây Côn Lĩnh; nhiều hang động đầy bí ẩn như Tùng Bá, Lùng Má, (huyện
Vị Xuyên), Tùng Vài (Quản Bạ), Hang Mây, Sảng Tủng (Đồng Văn); các danh
thắng như núi Cô Tiên, Cổng Trời (Quản Bạ).
*, Tài nguyên khoáng sản.
Qua khảo sát, thăm dò, bước đầu tỉnh Hà Giang đã phát hiện được 28 loại
khoáng sản khác nhau. Đáng chú ý là có những mỏ có trữ lượng lớn trên một
triệu tấn với hàm lượng khoáng chất cao như: ăngtimon ở các mỏ: Mậu Duệ, Bó
Mới (Yên minh); sắt ở Tùng Bá, Bắc Mê; chì - kẽm ở Na Sơn, Tả Pan, Bằng
10
Lang, Cao Mã Pờ. Ngoài ra, còn có nhiều khoáng sản khác như: pirít, thiếc, chì,
đồng, mănggan, vàng sa khoáng, đá quý, cao lanh, nước khoáng, đất làm gạch,
than non, than bùn…Hiện nay một số mỏ đang được khai thác có hiệu quả.
2.2. Hiện trạng môi trường tỉnh Hà Giang.
Trong những năm qua, công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh đã có
nhiều chuyển biến tích cực, nhận thức về bảo vệ môi trường trong nhân dân từng
bước được nâng lên; các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh đã tích cực, chủ động
trong công tác bảo vệ, phòng, chống, khắc phục ô nhiễm, suy thoái môi trường.
Chất lượng các thành phần môi trường được duy trí góp phần quan trọng vào
việc nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, thúc đẩy phát triển kinh tế,
bảo đảm an sinh xã hội và phát triển bền vững.
Kết quả quan trắc, đánh giá chất lượng các thành phần môi trường qua các
năm cho thấy chất lượng môi trường trên địa bàn tỉnh cơ bản nằm trong giới hạn
cho phép. Một số khu vực môi trường bị ô nhiễm cục bộ ảnh hưởng do các hoạt
động sản xuất công nghiệp, khai thác khoáng sản, giao thông tuy nhiên mức độ
ô nhiễm và phạm vi không lớn.
- Môi trường không khí: Môi trường không khí tại trung tâm các huyện,
thành phố Hà Giang là tốt, các chỉ tiêu đều nằm trong giới hạn cho phép. Một số
khu vực cạnh đường giao thông trong nội thị thành phố Hà Giang và dọc Quốc
lộ 2 có nông độ bụi cao do ảnh hưởng của các phương tiện giao thông. Môi
trường không khí khu vực nông thôn là tốt, các chỉ tiêu quan trắc đều nằm trong
giới hạn cho phép.
- Môi trường nước mặt: Kết quả quan trắc chất lượng nước hàng năm trên
các sông lớn như: sông Lô, sông Gâm, sông Nho Quế, sông Bạc nhìn chung là
tốt, chưa phát hiện các loại chất độc hại tuy nhiên do đặc điểm địa hình của tỉnh
bị chia cắt mạnh nên vào mùa mưa nồng độ chất rắng lơ lứng trong nước mặt
các sông cao. Với đặc thù các sông của Hà Giang đều có thượng nguồn từ Trung
Quốc do đó nguy cơ ô nhiễm nước xuyên biên giới là rất cao, hiện tại chất lượng
nước Sông Chảy trên địa bàn huyện Xín Mần bị ô nhiễm do chất thải từ phía
Trung Quốc. Một số sông, suối trên địa bàn đã bị ô nhiễm cục bộ do ảnh hưởng
của các hoạt động khai thác khoáng sản (Sông Ma trên địa bàn xã Tùng Bá, suối
Sảo trên đại bàn xã Ngọc Minh). Chế độ dòng chảy của các sông trên địa bàn đã
có những thay đổi (mực nước chênh lệch trong ngày) do ảnh hưởng của việc xây
dựng các thủy điện.
- Nguồn nước ngầm: Nhìn chung đảm bảo các tiêu chuẩn về môi trường, tuy
nhiên tại một số khu vực trên địa bàn thành phố Hà Giang chất lượng nước ngầm bị
ảnh hưởng bởi nước thải sinh hoạt.
- Môi trường đất: Nhìn chung chưa bị ô nhiễm, tuy nhiên điều kiện địa chất
và địa hình bị chia cắt, lượng mưa lớn và tập trung do đó môi trường đất trên địa
bàn đang bị rửa trôi, xói mòn dẫn đến bạc màu giảm khả năng canh tác.
11
2.3. Thực trạng áp dụng công cụ mệnh lệnh - kiểm soát trong quản lý
môi trường trên địa bàn tỉnh Hà Giang.
2.3.1. Việc ban hành các văn bản, chính sách, pháp luật về bảo vệ môi
trường trên địa bàn tỉnh Hà Giang
Trong những năm qua, Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang ban hành nhiều
Nghị quyết trong lĩnh vực bảo vệ tài nguyên và môi trường như: Nghị quyết
06/2005 ngày 8/7/2005 về ban hành thu các loại phí (phí bảo vệ MT đối với
nước thải SH); Nghị quyết 03/2007/NQ-HĐND v/v sửa đổi, bổ sung quy định về
thu phí phòng chống thiên tai và phí bảo vệ MT đối với nước thải sinh hoạt;
Nghị quyết 17/2008/NQ_HĐND của HĐND tỉnh HG về quy định mức thu, quản
lý, sử dụng phí bảo vệ MT đối với khai thác KS, phí TĐ BC đánh giá tác động
MT và phí, lệ phí về khai thác, sử dụng TN nước
Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành các Chỉ thị, Quyết định và văn bản chỉ
đạo nhằm tăng cường công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh như: Quyết
định số 3130/QĐ-UBND ngày 24 tháng 9 năm 2008 của Uỷ ban nhân dân tỉnh
Hà Giang về việc phê duyệt Quy hoạch cơ sở hạ tầng bảo vệ môi trường tỉnh Hà
Giang giai đoạn 2007-2015 và tầm nhìn đến 2020; Quyết định số 2284/QĐ-
UBND về việc công bố số liệu bộ chỉ số theo dõi - đánh giá nước sạch và vệ
sinh môi trường tỉnh Hà Giang năm 2010; Kế hoạch số 143/KH-UBND triển
khai thực hiện Nghị định số 99/2010/NĐ-CP về chính sách chi trả dịch vụ môi
trường rừng trên địa bàn tỉnh Hà Giang
Các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực bảo vệ môi trường trong thời
gia qua được ban hành cơ bản là phù hợp với Luật bảo vệ môi trường, có tính
khả thi trong thực tế. Một số văn bản có những nội dung chưa phù hợp đã kịp
thời ban hành văn bản thay thế.
Chế tài xử phạt các vi phạm về bảo vệ môi trường chưa đủ sức răn đe.
Trách nhiệm hình sự của pháp nhân chưa được thiết lập nên không thể truy cứu
hình sự pháp nhân vi phạm pháp luật môi trường.
2.3.2. Thực hiện chính sách pháp luật.
- Việc chỉ đạo tổ chức thực hiện chiến lược, chương trình, kế hoạch và
nhiệm vụ về BVMT.Trong những năm qua, tỉnh Hà Giang đã chỉ đạo thực hiện
việc gắn kết quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển với phương án bảo vệ môi
trường theo phương châm phát triển bền vững.
- Về nhiệm vụ, quan trắc môi trường, đánh giá hiện trạng môi trường:
Công tác điều tra, đánh giá hiện trạng môi trường luôn được quan tâm thực hiện,
hàng năm Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức quan trắc, đánh giá hiện trạng
môi trường trên địa bàn toàn tỉnh theo mạng lưới quan trắc gồm: 35 điểm quan
trắc môi trường không khí, 25 mẫu nước mặt tại các lưu vực sông và 10 mẫu
nước ngầm.
- Việc lập thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường
và cam kết BVMT, áp dụng hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn môi trường:Công tác
thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ
môi trường, áp dụng hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn môi trường đã được các cấp
12
các ngành quan tâm, thực hiện nghiêm túc, thường xuyên đôn đốc, hướng dẫn
các chủ đầu tư, cơ sở lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường, Cam kết bảo vệ
môi trường. Trên địa bàn tỉnh đã tổ chức thẩm định và phê duyệt 73 Báo cáo
đánh giá tác động môi trường, 23 dự án cải tạo, phục hồi môi trường và 03 đề án
BVMT môi trường chi tiết. UBND các huyện, thành phố đã tiến hành thẩm định,
xác nhận 579 bản cam kết BVMT.
- Về tình hình tội phạm, việc xử lý vi phạm pháp luật về bảo môi trường:
Nhìn chung các tổ chức, cá nhân đã chấp hành và thực hiện nghiêm các quy định
của luật bảo vệ môi trường và các văn bản hướng dẫn. Tuy nhiên còn một số tổ
chức, cá nhân chấp hành chưa tốt như: một số bệnh viện tuyến huyện chưa được
đầu tư xây dựng hệ thống xử lý chất thải y tế đạt tiêu chuẩn, chất thải rắn y tế
còn đốt thủ công, một số cơ sở hành nghề y tư nhân trên địa bàn chưa lập Bản
cam kết bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ môi trường hay chưa thực hiện đầy đủ
nội dung bản cam kết bảo vệ môi trường đã được xác nhận. Một số chủ các cơ
sở sản xuất kinh doanh, phương tiên vận tải cố tình không tuân thủ các quy định,
xả chất thải chưa qua xử lý ra môi trường.
- Việc thực thi pháp luật, quản lý môi trường của các doanh nghiệp. Nhìn
chung, các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh đã có ý
thức trong công tác bảo vệ môi trường, tuy nhiên việc tự giác chấp hành, áp
dụng đầy đủ các biện pháp bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh
doanh còn hạn chế. Một số đơn vị chưa chấp hành nghiêm túc việc đăng ký chủ
nguồn thải chất thải nguy hại, chưa ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường trong
khai thác khoáng sản, chưa hoàn thành các công trình xử lý môi trường ; Số
đơn vị tự giám sát chất lượng môi trường còn thấp. Đặc biệt vẫn còn một số
Doanh nghiệp vi phạm các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, gây ô
nhiễm môi trường làm bức xúc trong nhân dân.
Để chấn chỉnh công tác bảo vệ môi trường đối với các cơ sở, doanh nghiệp,
UBND tỉnh đã chỉ đạo các cấp, các ngành nêu cao trách nhiệm trong công tác
quản lý, giám sát bảo vệ môi trường; tỉnh đã thành lập các Đoàn kiểm tra, giám
sát, xử lý nghiêm các đơn vị vi phạm các quy định của pháp luật về bảo vệ môi
trường. Qua công tác chấn chỉnh, xử lý vi phạm, các Doanh nghiệp kinh doanh
đã thực hiện tốt hơn các quy định trong bảo vệ môi trường, đã quán triệt các bộ
phận sản xuất, các chủ phương tiện thực hiện các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm
môi trường trong hoạt động sản xuất, khi tham gia giao thông, hạn chế để vương
vãi bụi, đất, gây mất vệ sinh môi trường.
- Việc thực thi pháp luật, quản lý môi trường tại các Khu công nghiệp và
Khu kinh tế. Trên địa bàn tỉnh có Khu công nghiệp Bình Vàng đã được phê
duyệt phê duyệt báo cáo ĐTM tại quyết định số 1226/QĐ-UBND ngày
23/4/2008. Khu kinh tế cửa khẩu Thanh Thủy. Để quản lý môi trường tại Khu
công nghiệp, Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang đã ban hành Quy phối hợp quản lý
nhà nước đối với các Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Giang.
- Việc thực thi pháp luật, quản lý môi trường ở đô thị, nông thôn và các
khu dân cư
13
+ Đối với đô thị: Lượng rác thải sinh hoạt phát sinh tại thành phố Hà Giang
và trung tâm các huyện do Công ty môi trường đô thị (thành phố), đội dịch vụ
môi trường công cộng (các huyện) thu gom với tỷ lệ thu gom đạt trên 80% tuy
nhiên lượng rác thải sau khi thu gom tại trung tâm các huyện chưa được xử lý
đảm bảo tiêu chuẩn.
+ Khu vực nông thôn và các khu dân cư: Với đặc thù là tỉnh miền núi, tỷ lệ
đồng bào dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ lớn, sống rải rác nên điều kiện vệ sinh môi
trường tại khu vực nông thôn có nhiều điểm bất cập. Tại các xã chưa hình thành
hệ thống thu gom rác thải sinh hoạt. Chất thải sinh hoạt, chất thải chăn nuôi
chưa được xử lý đảm bảo đã có những ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng môi
trường sống hàng ngày của nhân dân.
- Các làng nghề: Đến nay trên địa bàn tỉnh Hà Giang có 15 làng nghề. Các
làng nghề trên địa bàn tỉnh hiện nay chủ yếu có quy mô nhỏ với các ngành nghề
như dệt thổ cẩm (07 làng), nấu rượu (01 làng), chế biến chè (06 làng) và làm
giấy bản dân tộc (01 làng). Công nghệ sản xuất lạc hậu, manh mún với quy mô
hộ gia đình nên việc đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường còn hạn chế, cón
nhiều bất cập, khó khăn trong quá trình thực hiện các quy định bảo vệ môi
trường, tuy nhiên do có quy mô nhỏ chủ yếu là hộ gia đình nên mức độ phát sinh
chất thải ra môi trường là không lớn.
2.3.3. Về công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát và xử lý vi phạm về bảo
vệ môi trường.
Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật bảo vệ môi
trường đã được quan tâm và tăng cường. Bước đầu hạn chế mức độ gia tăng ô
nhiễm; hàng năm tỉnh đã tổ chức các cuộc kiểm tra, thanh tra liên ngành và
chuyên ngành về công tác bảo vệ môi trường tại các cơ sở sản xuất kinh doanh.
Qua kiểm tra đã kịp thời phát hiện, nhắc nhở và xử lý các đơn vị thực hiện
nghiêm túc pháp luật về BVMT, thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường theo
nội dung đã cam kết trong Báo cáo đánh giá tác động môi trường, bản cam kết
bảo vệ môi trường, đồng thời áp dụng các biện pháp xử lý nghiêm đối với các
đơn vị gây ô nhiễm môi trường, vi phạm các quy định của pháp luật về bảo vệ
môi trường.
Từ năm 2005 đến nay các cấp, các ngành của tỉnh đã tổ chức thanh tra,
kiểm tra 739 lượt cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnhh, đã phạt cảnh cáo
116 đơn vị, xử phạt hành chính 14 đơn vị với số tiền là 558,5 triệu đồng, đình
chỉ hoạt động 20 cơ sở vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
2.3.4. Hệ thống các cơ quan kiểm soát việc thực hiện quy định và xử
phạt trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường
- Cấp tỉnh: Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan tham mưu, giúp
UBND tỉnh giải quyết các công việc liên quan về lĩnh vực môi trường. Bộ phận
tham mưu là Chi cục bảo vệ môi trường.
- Cấp huyện: Các phòng Tài nguyên và Môi trường được thành lập để thực
hiện chức năng, nhiệm vụ tham mưu cho UBND cấp huyện quản lý Nhà nước về
Tài nguyên và Môi trường theo thẩm quyền.
14
- Tại cấp xã: cán bộ địa chính xã thực hiện nhiệm vụ tham mưu về lĩnh vực
bảo vệ môi trường.
2.4. Đánh giá việc áp dụng các công cụ mệnh lệnh - kiểm soát trong
quản lý môi trường trên địa bàn tỉnh Hà Giang
2.4.1. Những tồn tại, hạn chế
2.4.1.1 Những tồn tại và hạn chế của hệ thống văn bản quy phạm pháp
luật về bảo vệ môi trường của nước ta.
- Về tiến độ ban hành văn bản hướng dẫn thi hành: Các văn bản dưới Luật
ban hành nhìn chung đã đảm bảo kịp thời, tuy nhiên một số quy định chi tiết và
Thông tư hướng dẫn còn chậm khi triển khai Luật Bảo vệ môi trường năm 2005.
- Về chất lượng của văn bản quy phạm pháp luật: Chất lượng của một số
văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường nhìn chung đã bám sát tình
hình thực tế và đi vào cuộc sống, tuy nhiên một số nội dung còn mang tính khái
quát chung, thiếu tính đồng nhất, chưa chặt chẽ.
- Về những văn bản quy phạm pháp luật quy định có nội dung mâu thuẫn,
chồng chéo, bất cập, không còn phù hợp, cần sửa đổi, bổ sung và còn thiếu cần
ban hành mới.
- Chính sách về tài chính trong lĩnh vực hoạt động khoáng sản như: thuế,
phí, ký quỹ và lệ phí các khoản thu trong lĩnh vực hoạt động khoáng sản còn
thấp chưa phù hợp với thực tiễn.
- Chế tài chưa đủ mạnh, trách nhiệm hình sự của pháp nhân chưa được thiết
lập nên không thể truy cứu hình sự pháp nhân vi phạm pháp luật môi trường.
Theo quy định tại Nghị định số 117/2009/NĐ-CP ngày 31/12/2009 của Chính
phủ về xử lý vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, mức phạt tuy đã tăng
lên nhưng mức phạt của người có thẩm quyền xử phạt lại chưa được tăng dẫn tới
tình trạng các hành vi vi phạm bị lập biên bản, sau đó phải chuyển lên cấp trên
do đó việc xử phạt không kịp thời.
- Khoản 3 Điều 7 của Quyết định số 71/2008/QĐ-TTg ngày 29/5/2008 quy
định khoản tiền ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường là một khoản tiền đảm bảo
tài chính để cải tạo, phục hồi môi trường trong và sau khai thác khoáng sản. Như
vậy, đối với các cơ sở thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường sau nhiều năm thì
khoản tiền tính toán tại thời điểm lập dự án cải tạo, phục hồi môi trường không
phù hợp.Việc tính toán chi phí ký quỹ phục hồi môi trường này phải tính đến hệ
số trượt giá theo năm.
2.4.1.2. Những tồn tại, hạn chế trong việc thực hiện chính sách, pháp
luật ở Hà Giang
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác bảo vệ môi trường trên địa
bàn tỉnh Hà Giang trong thời gian quan vẫn còn một số tồn tại, hạn chế đó là:
- Công tác quy hoạch, quản lý và bảo vệ môi trường chưa được quan tâm
thường xuyên và đầu tư chưa tương xứng với thực trạng. Việc ứng dụng tiến bộ
khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến trong công tác bảo vệ và xử lý chất thải
sinh hoạt còn hạn chế.
15
- Hệ thống tổ chức, bộ máy, đội ngũ làm công tác bảo vệ môi trường còn
thiếu về cán bộ, trạng thiết bị và yếu về năng lực chuyên môn dẫn đến công tác
thanh tra, kiểm tra tại các cơ sở thực hiện chưa được thường xuyên. Việc phát
hiện, kiểm tra, xử lý các đơn vị gây ô nhiễm môi trường kịp thời.
- Biến đổi khí hậu đang có những tác động tiêu cực, thời tiết diễn biến bất
thường và có ảnh hưởng lớn đến môi trường và cuộc sống nhân dân. Công tác
bảo vệ đa dạng sinh học chưa được quan tâm nhiều.
- Ý thức tự giác cũng như trình độ hiểu biết của một bộ phận người dân còn
hạn chế. Đặc biệt là địa bàn chia cắt, dân cư ở một số huyện còn thưa thớt nên
việc tuyên truyền các quy định về bảo vệ TNMT còn gặp khó khăn.
2.4.2. Nguyên nhân
2.4.2.1. Nguyên nhân khách quan
- Chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường có sự thay đổi, chưa thực sự
đồng bộ dẫn đến việc thực thi các nội dung, chính sách về tài nguyên và môi
trường gặp nhiều khó khăn, chưa thực sự khuyến khích được người dân tham gia
đầu tư vào các hoạt động bảo vệ môi trường.
- Hà Giang là tỉnh miền núi, biên giới, trình độ dân trí thấp và điều kiện kinh
tế còn gặp nhiều khó khăn nên vấn đề môi trường đặc biệt là môi trường trong cuộc
sống hàng ngày của nhân dân khu vực chưa được quan tâm đúng mức.
- Thế mạnh trong thu hút đầu tư phát triển của tỉnh là công nghiệp khai
thác và chế biến khoáng sản nhưng đây cũng làng ngành công nghiệp phát sinh
nhiều chất thải gây ô nhiễm môi trường.
- Kinh phí nhà nước đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường chưa đáp ứng
được nhu cầu thực tế đặc biệt là việc đầu tư xây dựng bãi xử lý rác thải sinh
hoạt, xả lý rác thải y tế.
2.4.2.2. Nguyên nhân chủ quan:
- Công tác quản lý Nhà nước về môi trường của các ngành chức năng, các
đơn vị chưa được quan tâm đúng mức, ở một số thời điểm tại một số địa phương
công tác quản lý bảo vệ môi trường chưa được thực hiện nghiêm.
- Công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho nhân dân về bảo vệ môi
trường đã được thực hiện tuy nhiên nhận thức của một bộ phân cán bộ, nhân dân
về tâm quan trọng của công tác bảo vệ môi trường còn hạn chế. Nhận thức, ý
thức trách nhiệm về bảo vệ môi trường của một số đơn vị sản xuất kinh doanh,
một số người dân còn bị coi nhẹ, chưa quan tâm đến công tác xử lý chất thải,
bảo vệ môi trường.
- Đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường các cấp còn thiếu
về số lượng, trang thiết bị chuyên môn và kinh nghiệm quản lý môi trường.
Trung tâm quan trắc môi trường chưa được thành lập nên công tác quan trắc,
đánh giá hiện trạng các thành phần môi trường chưa được thực hiện thường
xuyên và kịp thời, cơ sở dữ liệu về hiện trạng môi trường chưa được liên tục,
đầy đủ. Thiếu trang thiết bị quan trắc môi trường dẫn đến hiệu quả của công tác
thanh kiểm tra và giám sát phát thải ô nhiễm tại các cơ sở sản xuất không cao,
16
không kịp thời trong những tình huống xảy ra sự cố môi trường và trong quá
trình giải quyết các khiếu nại, tố cáo có liên quan đến ô nhiễm môi trường.
- Công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi
trường chưa được tiến hành thường xuyên, việc xử lý các hành vi gây ô nhiễm
môi trường chưa triệt để, hiệu quả chưa cao, thiếu tính giáo dục, ngăn chặn.
CHƯƠNG III
ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP
DỤNG CÔNG CỤ MỆNH LỆNH - KIỂM SOÁT TRONG QUẢN LÝ
MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG
Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý môi trường cần sử dụng đồng loạt
các công cụ và giải pháp trong việc quản lý môi trường.
3.1. Một số kiến nghị, đề xuất nhằm sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện cơ chế
chính sách pháp luật liên quan về bảo vệ môi trường
- Đề nghị bổ sung và quy định cụ thể hơn về bảo vệ môi trường đối với khu
kinh tế, làng nghề; các quy định về sử dụng hiệu quả các công cụ kinh tế… Cần
quy định cụ thể tiêu chí để xác định khoảng cách an toàn về môi trường giữa cơ
sở sản xuất, kho tàng, khu công nghiệp, cơ sở xử lý chất thải nguy hại, khu chôn
lấp chất thải nguy hại…
- Bổ sung các quy định nhằm tăng cường chất lượng công tác thẩm định
báo cáo đánh giá môi trường chiến lược, báo cáo đánh giá tác động môi trường
và cam kết bảo vệ môi trường, trong đó cần quy định trách nhiệm của hội đồng
trong trường hợp dự án gây ô nhiễm môi trường, không đảm bảo chất lượng
nguồn thải như trong cam kết tại báo cáo.
- Bổ sung quy định nâng cao công tác phòng ngừa ô nhiễm môi trường
trong đó có phối hợp với các ngành liên quan kiểm tra công tác triển khai các
biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong quá trình triển khai xây dựng và
hoạt động của dự án
- Quy định cụ thể về lồng ghép yêu cầu bảo vệ môi trường trong quy hoạch
xây dựng đô thị, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Triển khai đánh giá tác
động môi trường cho các dự án quy hoạch đô thị, tăng cường công tác quản lý
quy hoạch xây dựng.
- Nghiên cứu ban hành các cơ chế chính sách khuyến khích các thành phần
kinh tế, huy động các nguồn lực trong xã hội cùng tham gia đầu tư, quản lý, vận
hành cung cấp các dịch vụ công cộng đô thị.
3. 2. Giải pháp đẩy mạnh việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo
vệ môi trường trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới:
3.2.1. Tăng cường quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường:
17
- Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền địa phương tạo
ra sự chuyển biến mạnh mẽ nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường,
nâng cao năng lực quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường.
- Rà soát, hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách về bảo vệ môi trường,
đảm bảo phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội và điều kiện
thức tiễn của tỉnh.
- Xây dựng mô hình tổ chức của cơ quan quản lý, bảo vệ môi trường từ cấp
tỉnh đến cấp huyện phù hợp với tình hình thực tế; Xác định rõ trách nhiệm và
phân công, phân cấp hợp lý nhiệm vụ bảo vệ môi trường giữa các ngành, các
cấp và phát triển các cơ chế giải quyết vấn đề môi trường liên ngành, liên vùng.
- Nâng cao năng lực, tính chủ động trong công tác tham mưu, quản lý Nhà
nước về bảo vệ môi trường; Đảm bảo các điều kiện cho các đơn vị quản lý Nhà
nước về bảo vệ môi trường thực hiện nhiệm vụ; chú trọng đào tạo nâng cao
nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ trong ngành, nhất là cán bộ thực hiện công
tác thanh tra, kiểm tra, giám sát về môi trường; tăng cường công tác thanh tra,
kiểm tra, bảo đảm Luật Bảo vệ môi trường được thực hiện nghiêm túc.
- Làm tốt công tác xây dựng, quản lý quy hoạch gắn với bảo vệ môi trường;
Chú trọng xây dựng năng lực ứng phó sự cố môi trường; Thực hiện nghiêm túc
báo cáo đánh giá tác động môi trường, bản cam kết bảo vệ môi trường theo đúng
quy định của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 14/4/20011 của Chính phủ,
không cấp phép, đưa vào xây dựng, vận hành, khai thác các cơ sở chưa đáp ứng
đầy đủ các yêu cầu về bảo vệ môi trường.
- Tăng cường năng lực quan trắc, thực hiện giám sát môi trường thường
xuyên, đảm bảo luôn cập nhật, nắm chắc thực trạng và diễn biến chất lượng môi
trường trên địa bàn tỉnh.
3.2.2. Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, trách nhiệm bảo vệ
môi trường:
- Tăng cường và đổi mới công tác tuyên truyền, giáo dục tạo sự chuyển
biến về nhận thức và hành động của các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ
quốc, các đoàn thể, cán bộ, đảng viên, nhân dân và doanh nghiệp về công tác
bảo vệ môi trường. Xây dựng các chương trình truyền thông, các chuyên mục,
phóng sự thông qua các phương tiện thông tin đại chúng để nâng cao nhận thức,
trách nhiệm bảo vệ môi trưòng của người dân, của toàn xã hội;
- Xây dựng xã, phường, thị trấn đạt tiêu chuẩn môi trường phù hợp với
Chương trình xây dựng nông thôn mới; hàng năm tổ chức kiểm tra, đánh giá, coi
đây là một trong những tiêu chí quan trọng của xã, phường, thị trấn, hộ gia đình
văn hoá.
- Nâng cao nhận thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường đối với các cơ sở sản
xuất kinh doanh; phổ biến, hướng dẫn các kiến thức về môi trường và bảo vệ
môi trường một cách khoa học cho cộng đồng dân cư; khuyến khích các đoàn
thể, tổ chức xã hội tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao ý thức tự giác bảo vệ
môi trường cho người dân.
3.2.3. Đẩy mạnh xã hội hoá công tác bảo vệ môi trường:
18
- Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích cá nhân, tổ chức và cộng đồng
tham gia công tác bảo vệ môi trường, khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham
gia các hoạt động bảo vệ môi trường.
- Nâng cao vai trò của các Đoàn thể nhân dân, tổ chức xã hội trong công tác
bảo vệ môi trường. Tăng cường giám sát, đưa bảo vệ môi trường vào nội dung
hoạt động của các khu dân cư trong cộng đồng.
- Khai thác tối đa các nguồn đầu tư từ xã hội cho công tác bảo vệ môi
trường. Phát hiện, xây dựng và nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến trong
hoạt động bảo vệ môi trường. Đưa nội dung bảo vệ môi trường vào cuộc vận
động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa và vào tiêu chuẩn thi đua
khen thưởng.
3.2.4. Giải quyết hài hoà giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường:
- Thu gom và xử lý toàn bộ rác thải sinh hoạt và rác thải công nghiệp bằng
phương pháp khoa học, ưu tiên cho việc tái sử dụng, tái chế chất thải, hạn chế
tối đa khối lượng chôn lấp. Chấm dứt việc đổ rác thải không đúng nơi quy định
và xả chất thải, nước thải chưa được xử lý theo tiêu chuẩn môi trường vào môi
trường tiếp nhận.
- Quan tâm coi trọng công tác bảo vệ môi trường trong quá trình công
nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Bảo vệ nghiêm ngặt rừng tự
nhiên, tích cực trồng rừng phòng hộ ven biển, rừng chắn sóng; bảo vệ các loài
động thực vật hoang dã, quý hiếm; giảm tối thiểu việc sử dụng hoá chất trong
canh tác nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản. Ngăn chặn việc dùng các phương
tiện đánh bắt có tính huỷ diệt nguồn lợi thuỷ sản, hải sản; nghiêm cấm việc chặt
phá rừng ngập mặn ven biển.
- Xác lập cơ chế cung cấp tài chính dài hạn và hàng năm trong lĩnh vực bảo
vệ môi trường với quan điểm đầu tư cho bảo vệ môi trường là đầu tư cho phát
triển bền vững.
- Phát triển các hình thức cung cấp nước sạch cùng với việc bảo vệ nguồn
nước, kiểm kê các dạng tài nguyên nước và có quy hoạch, biện pháp khai thác
hợp lý, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả và bền vững tài nguyên, phù hợp với đặc
điểm sinh thái.
- Chú trọng bảo vệ môi trường các làng nghề bằng biện pháp cải tiến công
nghệ, xây dựng hệ thống xử lý chất thải hoặc quy hoạch các khu làng nghề với
hệ thống kết cấu hạ tầng đạt tiêu chuẩn môi trường.
3.2.5. Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ và đào tạo
nguồn nhân lực về môi trường:
- Thực hiện các chương trình nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ,
ứng dụng công nghệ mới về bảo vệ môi trường, đặc biệt là ứng dụng công nghệ
sinh học trong sản xuất nông nghiệp và xử lý chất thải. Phối hợp với các trung
tâm, cơ quan của Trung ương đóng trên địa bàn nghiên cứu, đào tạo nhân lực về
bảo vệ môi trường, đảm bảo thực hiện tốt các nhiệm vụ trong công tác quản lý
nhà nước về môi trường.
19
- Tạo điều kiện về cơ chế, chính sách, khuyến khích các tổ chức, cá nhân
nghiên cứu, ứng dụng các đề tài khoa học, đưa ra các sáng kiến đem lại hiệu quả
kinh tế cao thuộc lĩnh vực xử lý môi trường.
3.2.6. Mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế trong bảo vệ môi trường: Mở
rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế về môi trường. Tranh thủ tối đa
nguồn hỗ trợ tài chính, kỹ thuật từ các nước, các tổ chức quốc tế và cá nhân cho
công tác bảo vệ môi trường của tỉnh.
KẾT LUẬN
Sử dụng công cụ mệnh lệnh - kiểm soát trong quản lý môi trường đã được
áp dụng một thời gian dài ở trên thế giới. Ơ Việt Nam một số công cụ cũng
được áp dụng và thu được những kết quả quan trọng.
Công cụ mệnh lệnh - kiểm soát trong quản lý môi trường được áp dụng trên
địa bàn tỉnh Hà Giang bao gồm ban hành các chính sách, các văn bản quy phạm
pháp luật, các văn bản chỉ đạo điều hành, các tiêu chuẩn, quy định và hệ thống
các cơ quan kiểm soát việc thực hiện các quy định và xử phạt trong lĩnh vực tài
nguyên và môi trường. Việc áp dụng các công cụ vừa thực hiện được mục tiêu
bảo vệ môi trường, giảm thiểu ô nhiễm. Tuy nhiên, do còn nhiều hạn chế trong
công tác tổ chức, trình độ quản lý và trình độ chuyên môn, hệ thống thiết bị còn
thiếu và lạc hậu, nên hiệu quả đạt được thấp hơn yêu cầu đặt ra.
Trong giai đoạn hiện tại thì các công cụ quản lý môi trường đang dần được
hoàn thiện và mang lại hiệu quả cao. Một số công cụ mệnh lệnh - kiểm soát
đang được xây dựng và mở rộng phạm vi áp dụng trong thời gian tới.
Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc áp dụng công mệnh lệnh - kiểm
soát trong quản lý môi trường được đưa ra bao gồm cả công cụ chính sách vá
các biện pháp về giáo dục tuyên truyền. Các công cụ trong hệ thống quản lý môi
trường hỗ trợ, bổ sung cho nhau đe đạt được kết quả tốt nhất.
20