Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Đọc – hiểu Một thời đại trong thi ca theo đặc trưng thể loại.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (179.2 KB, 22 trang )

A. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài
Trên thế giới và ở Việt Nam, văn chương nghị luận có lịch sử từ lâu đời, nó
không chỉ gắn với những vấn đề lớn lao trọng đại của đất nước mà còn gần gũi,
tác động sâu sắc tới nhận thức tư tưởng của con người trong cuộc sống xã hội
hằng ngày. Với vai trò như vậy, văn nghị luận đã được đưa vào giảng dạy trong
chương trình phổ thông từ lâu, nhưng hiệu quả và chất lượng của các tiết học này
vẫn là một vấn đề đáng nói. Đây là loại văn bản của tư duy logic, mang tính lí luận
cao nên thường khô và khó. Giáo viên lúng túng về phương pháp giảng dạy, học
sinh thiếu hứng thú, thiếu thái độ tiếp thu tích cực bởi vậy các tiết học về văn bản
nghị luận đa phần nặng nề hoặc tẻ nhạt, khó đạt được các mục tiêu bài học. Bởi
vậy, việc tìm ra phương pháp giảng dạy phù hợp cho các văn bản nghị luận được
xem là một yêu cầu cần thiết để góp phần đổi mới phương pháp dạy học môn ngữ
văn, đem lại sự thích thú say mê học tập bộ môn cho học sinh, từ đó góp phần đổi
mới toàn diện giáo dục.
Một trong những yêu cầu quan trọng của chương trình ngữ văn THPT là hình
thành cho học sinh những kiến thức về các kiểu văn bản. Để làm được điều này,
theo chúng tôi phải xem khai thác văn bản dựa vào đặc trưng thể loại vừa là
nguyên tắc vừa là phương pháp của bộ môn để giúp học sinh không chỉ chiếm lĩnh
được kiến thức mà còn có khả năng đọc hiểu các kiểu văn bản cùng thể loại và vận
dụng để tạo lập văn bản. Đọc – hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại vừa góp phần
đổi mới phương pháp dạy học vừa đem đến cho người đọc một phương pháp giải
mã kí hiệu ngôn ngữ đáng tin cậy.
Văn bản Một thời đại trong thi ca của Hoài Thanh không phải là một văn bản
mới của chương trình Ngữ văn 11, đã được đưa vào giảng dạy trong nhà trường từ
lâu song đến nay vẫn được xem là một văn bản khó với người dạy và người học,
1
nhất là đối với đối tượng học sinh chất lượng đại trà. Qua thực tế giảng dạy và dự
giờ động nghiệp, tôi nhận thấy giáo viên vẫn chưa tìm ra phương pháp dạy tối ưu,
vẫn giảng văn bản này như các loại văn bản tác phẩm văn học khác. Để khắc phục
điều này, chúng tôi đã cố gắng tham khảo nhiều tài liệu để tìm ra hướng khai thác


phù hợp nhằm giúp học sinh đọc- hiểu văn bản một cách hiệu quả gồm:
- Sách giáo khoa Ngữ Văn 11 tập 2, Bộ cơ bản, Nxb Giáo dục
- Sách giáo viên Ngữ văn 11 tập 2, bộ cơ bản Nxb Giáo dục
- Thiết kế bài giảng Ngữ văn 11 tập 2 Nguyễn Văn Đường chủ biên, NXB Hà
Nội
- Kĩ năng Đọc – hiểu văn bản Ngữ văn 11, Nguyễn Kim phong chủ biên, NXB
Giáo dục
- Tư liệu Ngữ văn 11, Nxb Giáo dục
Song chưa có công trình nào nghiên cứu có tính hệ thống đối với vấn đề: Hướng
dẫn đọc – hiểu văn bản Một thời đại trong thi ca theo đặc trưng thể loại.
Vì những lí do trên, chúng tôi xin đề xuất hướng khai thác văn bản Một thời
đại trong thi ca theo tinh thần mới: Đọc – hiểu Một thời đại trong thi ca theo đặc
trưng thể loại.
2. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu đặc trưng nghị luận, cách đọc hiểu thể loại nghị luận, đọc hiểu văn
bản Một thời đại trong thi ca theo đặc trưng thể nghị luận văn chương.
3. Mục đích nghiên cứu
Tìm con đường giải mã văn bản đơn giản, khoa học, hiệu quả, đặc biệt là rèn
cho học sinh kĩ năng đọc hiểu văn bản nghị luận văn chương để từ văn bản Một
thời đại trong thi ca các em có thể tiếp cận các văn bản nghị luận nói chung, thể
văn bản nghị luận văn chương nói riêng, từ đó, các em không chỉ chiếm lĩnh tri
thức mà còn có thể vận dụng kiến thức để tạo lập các văn bản nghị luận.
2
4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng các phương pháp sau:
4.1. Vận dụng nguyên tắc tích hợp thuộc nhiều lĩnh vực khoa học: lịch sử, xã hội
học, nghiên cứu-phê bình văn học…và các phân môn Ngữ văn: Tiếng Việt, Làm
văn, Đọc văn.
4.2. Sử dụng linh hoạt các thao tác: giải thích, phân tích, chứng minh.
4.3. Đề tài được trình bày bằng hình thức: kết hợp thao tác diễn dịch và quy nạp.

B.NỘI DUNG ĐỀ TÀI
1. Cơ sở khoa học
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Nghiên cứu đặc trưng thể loại văn học là một trong những cách tiếp cận tác
phẩm văn học của thi pháp học.
Theo Từ điển thuật ngữ văn học ( PGS. Lê Bá Hán, GS. TS Trần Đình Sử, GS
Nguyễn Khắc Phi đồng chủ biên): “ thể loại văn học là dạng thức của tác phẩm văn
học được hình thành và tồn tại tương đối ổn định trong quá trình phát triển lịch sử
của văn học, thể hiện ở sự giống nhau về cách thức tổ chức tác phẩm, về đặc điểm
của các loại hiện tượng đời sống được miêu tả và về tính chất của mối quan hệ, của
nhà văn đối với các hiện tượng của đời sống ấy”
Thể loại văn học là hình thức tồn tại chỉnh thể của tác phẩm văn học. Bất kì tác
phẩm văn học nào cũng là sự thống nhất trọn vẹn các yếu tố và sự thống nhất ấy lại
được thực hiện theo những quy luật nhất định, ứng với một nội dung nhất định có
một loại hình thức nhất định, tạo cho tác phẩm một hình thức tồn tại chỉnh thể. Bởi
vậy, thể loại văn học chính là sự thống nhất giữa một loại nội dung và một dạng
hình thức văn bản, một phương thức chiếm lĩnh đời sống. Đây là một trong nững
phạm trù cơ bản nhất của sáng tác, nghiên cứu, phê bình và giảng dạy văn học.
Không một tác phẩm văn học nào lại không thuộc về một thể loại nhất định, và
3
người sáng tác muốn thể hiện quan điểm, tư tưởng của mình trước cđời sống phải
lựa chọn ,một cách thức tổ chức nào đó phù hợp. người tiếp nhận muốn giải mã
được tầng hàm nghĩa, thông điệp tư tưởng của nhà văn cũng không thể không xuất
phát từ đặc trưng của thể loại.
1.1.2. Nghị luận là một thể loại văn học đặc biệt, dùng lí lẽ, phán đoán, chứng cứ
để bàn luận một vấn đề nào đó ( chính trị, xã hội, văn học nghệ thuật, triết học, đạo
đức…). Vấn đề được nêu ra như một câu hỏi cần giải đáp, làm sáng tỏ. Luận là bàn
về đúng sai, phải, trái, khẳng định điều này, bác bỏ điều kia, để người ta nhận ra
chân lí, đồng tình với mình, chia sẻ quan điểm và niềm tin của mình. Sức mạnh của
văn nghị luận là ở sự sâu sắc của tư tưởng, tình cảm, tính mạch lạc, chặt chẽ của

suy nghĩ và trình bày, sự thuyết phục của lập luận. Vận dụng các thao tác như giải
thích, phân tích, chứng minh, bác bỏ, so sánh…, văn nghị luận tác động vào lí trí,
nhận thức và cả tâm hồn người đọc, giúp họ hiểu rõ vấn đề đã nêu ra .
- Ngôn ngữ văn nghị luận giàu hình ảnh và sắc thái biểu cảm, chính xác, mang tính
xã hội và tính học thuật cao
- Xét theo nội dung luận bàn, người ta chia văn nghị luận làm hai thể: văn chính
luận ( luận bàn về các vấn đề chính trị, xã hội triết học, đạo đức), văn phê bình văn
học ( luận bàn về các vấn đề văn học nghệ thuật). Văn nghị luận trung đại có các
bài chiếu, cáo hịch, bình sử điều trần…Van nghị luận hiện đại gồm các bài tuyên
ngôn, lời kêu gọi, bài bình luận, phê bình, bình luận, bút chiến.
1.1.3. Phê bình văn học là sự phán đoán, bình phẩm, đánh giá và giải thích tác
phẩm văn học, đồng thời kèm theo việc phán đoán, bình luận giải thích, đánh giá
những hiện tượng đời sống mà tác phẩm nói tới. Phê bình văn học được coi như
một hoạt động tác động trong đời sống văn học, đồng tời còn được coinhuw một
bộ môn thuộc nghiên cứu văn học. Phê bình văn học ưu tiên soi rọi những quá
trình, những chuyển động đang xảy ra, trong văn học hiện thời, khảo sát các sản
phẩm xuất bản và báo chí, phản xạ với các hiện tượng văn học, sự cảm thụ văn học
của công chúng
4
- Do sử dụng chất liệu ngôn ngữ, phê bình văn học có thể trở thành văn học tức là
thuộc nghệ thuật ngôn từ nếu tác phẩm đạt tới tính nghệ thuật cao về ngôn từ thẩm
mĩ, bộc lộ một phong cách độc đáo, một cái nhìn có chủ kiến.
- Các thể tài thường dùng trong phê bình hiện đại: tiểu luận, chân dung văn học,
đối thoại phê bình văn học, bút chiến…
1.1.4. Đọc hiểu văn bản nghị luận
Khi hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản nghị luận nói chung, văn bản nghị
luận văn chương nói chung cần lưu ý bám vào đặc trưng thể loại
- Tìm hiểu thân thế tác giả và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm nghị luận. Từ đó nhận
xét : vấn đề nêu trong tác phẩm xuất phát từ nhu cầu nào của thực tế, có tầm quan
trọng như thế nào với cuộc sống, với lĩnh vực được luận bàn. Đối với văn bản nghị

luận văn chương, phải xem xét đời sống văn học thời điểm văn bản ra đời, ý nghĩa
định hướng, khái quát của văn bản đối với đời sống văn học đó.
- Văn nghị luận trước thể hiện những tư tưởng, lí tưởng của con người vì vậy phải
nắm bắt mạch suy nghĩ, sự vận động của tư tưởng theo tiến trình diễn giải, trình
bày vấn đề. Nghĩa là phải tóm lược được các luận điểm và xác định mối quan hệ
giữa chúng với nhau
- Văn nghị luận dùng lí lẽ và dẫn chứng tác động, thuyết phục người đọc cả về lí trí
và tình cảm vì vậy phải làm rõ và cảm nhận được tâm tư, tình cảm, các sắc thái
của cảm xúc, những cung bậc của tình cảm tác giả vốn là mạch chìm trong dòng
chảy của tác phẩm nghị luận.
- Phân tích nghệ thuật lập luận, cách nêu chứng cứ, sử dụng ngôn ngữ, tác dụng
của các biện pháp đó với từng vấn đề được trình bày trong nội dung tác phẩm.
- Nêu khái quát giá trị của tác phẩm nghị luận về cả hai phương diện: nghệ thuật
biểu hiện và nội dung tư tưởng. Có thể rút ra những bài học sâu sắc từ tác phẩm
nghị luận được học
5
Nghiên cứu và giảng dạy văn bản nghị luận cần vận dụng nguyên tắc tích
hợp, kết hợp tư duy liên ngành, đặc biệt là kiến thức lịch sử và xã hội học, tích hợp
với phân môn Tiếng Việt và Làm văn trong quá trình đọc hiểu văn bản.
1.2.Cơ sở thực tiễn.
Một thời đại trong thi ca là văn bản đạt đến giá trị mẫu mực của công trình khoa
học và văn chương nên dù đã được đưa vào giảng dạy trong chương trình Ngữ Văn
THPT từ lâu song văn bản này vẫn được đánh giá là khó. Qua quá trình trực tiếp
giảng dạy và dự giờ đồng nghiệp ở những năm học trước, chúng tôi nhận thấy hầu
hết giáo viên tỏ ra lúng túng trong việc định hướng tiếp cận văn bản cũng như
phương pháp giảng dạy. Học sinh nắm kiến thức lơ mơ, không nhận diện được các
yếu tố lập luận của văn bản hoặc nhầm lẫn, không phân biệt được văn bản chính
luận và nghị luận văn chương… Để minh chứng cho điều này, chúng tôi đã tiến
hành làm cuộc khảo sát nhỏ với học sinh 2 lớp 11A, 11C sau khi các em học văn
bản Một thời đại trong thi ca.

Câu hỏi 1: Một thời đại trong thi ca là tác phẩm văn xuôi giàu chất trữ tình hay là
văn bản nghị luận văn chương.
Câu hỏi 2: Hãy xếp các văn bản sau thành hai hệ thống căn cứ vào nội dung luận
bàn: Bình Ngô đại cáo, Chiếu cầu hiền, Tựa “ Trích diễm thi tập”, Một thời đại
trong thi ca, Mấy ý nghĩ về thơ, Phong cách Hồ Chí Minh, Chiếu dời đô, Chó sói
và cừu trong thơ ngụ ngôn Laphôngten.
Câu hỏi 3: qua văn bản Một thời đại trong thi ca em biết gì về thể nghị luận văn
chương.
6
Kết quả:
11A(45 học sinh) 11C( 43 học sinh)
Câu Đúng Sai Đúng Sai
1
18
(40%)
27
( 60%)
25
(58%)
18
(42%)
2
20
(44,4%)
25
(55,6%)
14
(31,1%)
29
(68,9%)

3
5
(11,1%)
40
(88,9%)
7
(15,5%)
36
(84,5%)
Bảng thống kê cho thấy, phương pháp đọc-hiểu truyền thống khiến tỉ lệ học
sinh không nắm vững kiến thức khá cao: 30-80%
Trước thực trạng trên chúng tôi thấy cần thiết hướng dẫn học sinh đọc – hiểu
văn bản Một thời đại trong thi ca và các văn bản văn học khác theo đặc trưng thể
loại để giúp các em không chỉ hiểu đúng văn bản mà còn được cung cấp kĩ năng
đọc-hiểu văn bản khác cùng thể loại.
2. Định hướng Đọc – hiểu văn bản Một thời đại trong thi ca theo đặc trưng thể
loại.
2.1. Đặc điểm bài học
Văn bản Một thời đại trong thi ca là một bài tiểu luận phê bình văn học thuộc thể
nghị luận văn chương. Văn bản này không chỉ mẫu mực cho nghệ thuật lập luận
của nghị luận hiện đại mà còn rất tiêu biểu cho kiểu bài phê bình văn học- nghị
luận văn chương, thể hiện phong cách viết tiểu luận phê bình tinh tế và tài hoa của
Hoài Thanh. Bài tiểu luận Một thời đại trong thi ca cùng cuốn Thi nhân Việt Nam
đã đưa ngành phê bình Việt Nam còn mới mẻ lên một trình độ cao.
Vì đây là một bài nghị luận văn chương vì vậy khi hướng dẫn học sinh đọc –
hiểu cần bám vào đặc trưng thể loại, làm rõ tính khoa học và tính văn chương của
văn bản.
2.2.Thiết kế giáo án thử nghiệm
7
A. Mục tiêu bài học: giúp học sinh nắm được

1. Kiến thức:
- Về nội dung: hiểu được quan điểm của Hoài Thanh về tinh thần Thơ Mới
trên cả hai bình diện văn chương và xã hội
- Về nghệ thuật: những nét đặc sắc trong cách nghị luận của Hoài Thanh
2. Kĩ năng
- Đọc – hiểu một văn bản nghị luận văn chương: nhận diện và phân tích được
các yếu tố lập luận, nghệ thuật lập luận, đánh giá được giá trị văn bản
- Vận dụng kiến thức vào quá trình tạo lập văn bản, kĩ năng trao đổi, tranh
luận các vấn đề nảy sinh trong cuộc sống.
3. Thái độ: nghiêm túc, tích cực.
B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
- Giáo viên: chân dung Hoài Thanh, cuốn Thi nhân Việt Nam; SGK, giáo án,
tài liệu tham khảo
- Học sinh: bài soạn, SGK, tài liệu tham khảo
C. Phương pháp : đọc diễn cảm, vấn đáp, nêu vấn đề, thảo luận nhóm
D. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy và học
Giáo viên dẫn vào bài: Ở những tiết học trước bằng việc khám phá ba bài thơ
xuất sắc của ba nhà thơ lãng mạn,ba gương mặt tiêu biểu của phong trào Thơ
Mới - Xuân Diêu, Huy Cận và Hàn Mặc Tử, các em đã hình dung phần nào
diện mạo của phong trào Thơ Mới. Hôm nay, cô trò chúng ta sẽ đến với một
áng văn nghị luận mẫu mực, tinh tế, tài hoa bậc nhất của nến phê bình văn học
Việt Nam viết ró hơn về Thơ Mới, một trích đoạn trong tiểu luận Một thời đại
trong thi ca của nhà phê bình văn học Hoài Thanh trích trong công trình thế kỉ
Thi nhân Việt Nam. Với văn bản này, các em sẽ một lần nữa đến với thể loại
nghị luận, thể nghị luận văn chương để thấy được vẻ đẹp trí tuệ và văn chương
của tác phẩm.
8
Hoạt động của gv và hs Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Hướng dẫn
hs tìm hiểu chung về tác

giả, tác phẩm và đoạn
trích.
Tóm tắt những nét chính
về cuộc đời Hoài Thanh?

? Em hãy giới thiệu vài nét
về tác phẩm Thi nhân Việt
Nam
? Em biết gì về tiểu luận
Một thời đại trong thi ca:
nội dung, thể tài
Gv khái quát về nghị luận
văn chương: Thể văn này
thuyết phục người đọc vừa
bằng tư duy lô-gic sắc sảo
I. Tìm hiểu chung :
1. Tác giả: Hoài Thanh (1909 - 1982)
a. Cuộc đời: - Xuất thân gia đình nhà nho
nghèo
- Quê: Nghi Trung, Nghi Lộc, Nghệ An.
- Trước cách mạng: tham gia phong trào yêu
nước, bị bắt.
- Viết văn từ những năm 30 thế kỉ 20
- Cách mạng tháng 8: tham gia khổi nghĩa sau
đó hoạt động trong ngành văn hóa Nghệ thuật
b. Sáng tác: - Là nhà phê bình xuất sắc của văn
học Việt Nam hiện đại
- Tác phẩm: Thi nhân Việt Nam; Văn chương
và hành động; Có một nền văn hóa Việt Nam
2. Tác phẩm: Thi nhân Việt Nam

- Công trình biên khảo về phong trào thơ mới
1932- 1945.
+ Nghiên cứu
+ Phê bình
+ Tuyển thơ
- Viết năm 1942.
- Một thời đại trong thi ca:
+ Đầu cuốn TNVN, gần 45 trang in
+ Nội dung: Tổng kết một cách sâu sắc phong
trào thơ mới.
+ Thể tài: tiểu luận- thuộc thể phê bình văn
học
9
của tác giả vừa bằng nghệ
thuật lập luận chặt chẽ,
ngôn ngữ khoa học, chính
xác đạt đến tính nghệ thuật
của ngôn ngữ văn chương.
Bài tiểu luận này của Hoài
Thanh cò thể xem là áng
danh văn nghị luận dạt dào
chất thơ của một tâm hồn
nghệ sĩ với khát vọng lấy
hồn tôi để hiểu hồn người.
? Các em đã học các tác
phẩm nào cùng thuộc thể
phê bình văn học
Hs trả lời được: Mấy ý
nghĩ về thơ ( Nguyễn Đình
Thi), Phong cách Hồ Chí

Minh ( Lê Anh Trà), Chó
sói và cừu trong thơ ngụ
ngôn La phông ten ( Hi-pô-
lít-Ten)
? Vị trí và nội dung đoạn
trích
? Căn cứ vào mạch lập
luận, có thể chia văn bản
thành mấy phần lớn, đại ý
3.Đoạn trích:
- Vị trí: thuộc phần cuối bài tiểu luận.bàn về
cái mà tác giả cho là quan trọng hơn cả: tinh
thần thơ mới
- Bố cục:2 phần
+ Phần 1: Từ đầu….nhìn vào đại thể: Nêu vấn
đề :đi tìm tinh thần thơ mới, những khó nhăn
và phương pháp thực hiện
10
từng phần là gì
? Nhận xét về mạch lập
luận
Hoạt động 2: Hướng dẫn
hs đọc hiểu chi tiết văn
bản
Gv hướng dẫn và gọi một
học sinh đọc đoạn thứ nhất:
đọc chậm, sắc thái dứt
khoát
? Theo tác giả, cái khó
trong việc tìm ra tinh thần

thơ mới là gì?
?Tác giả đã nêu ra cách
nhận diện như thế nào?
+ Phần 2: phần còn lại: nêu tinh thần Thơ
Mới: sự xuất hiện của cái tôi cá nhân
→ bố cục chặt chẽ: mạch lập luận sáng rõ,
mạch lạc: từ nội dung có thể phát hiện hệ
thống luận điểm
Luận đề: đi tìm tinh thần Thơ Mới
Luận điểm:
1.Nguyên tắc, phương pháp nhận diện tinh
thần thơ Mới
2.Tinh thần thơ Mới: sự xuất hiện và vận động
của cái tôi, đặc điểm của cái Tôi trong Thơ
Mới
II. Đọc - hiểu đoạn trích :
1.Nguyên tắc, phương pháp đi tìm tinh thần
Thơ Mới
- Cái khó: ranh giới giữa thơ cũ và thơ mới
không rạch ròi, rõ ràng, giữa chúng không có
sự ngăn cách hay đứt đoạn tuyệt đối: các thời
đại vẫn liên tiếp cùng nhau, hôm nay đã phôi
thai từ hôm qua và trong cái mới vẫn rớt lại ít
nhiều cái cũ
- Cách nhận diện: không thể căn cứ vào những
bài thơ dở vốn dĩ thời nào cũng có mà phải
sánh bài hay với bài hay và phải nhìn vào đại
thể để thấy cái đặc sắc của thi ca mỗi thời đại
11
? Đánh giá vê quan điểm

nhận diện
Gợi: chủ quan hay khách
quan, chính xác không, dựa
trên cơ sở nào
? Em có nhận xét gì về
nghệ thuật lập luận của
Hoài Thanh trong đoạn mở
đầu này
Gợi: Tác giả trình triển
khai ý kiến theo cách thức
nào, sử dụng thao tác lập
luận gì, hiệu quả…
Hết tiết 1, chuyển tiết 2
? Điều cốt lõi mà thơ mới
đưa đến cho thi đàn Việt
Nam bấy giờ là gì? Hoài
→ Quan điểm phê bình khách quan, đúng đắn,
sâu sắc, bắt nguồn từ cái nhìn biện chứng về
sự vận động phát triển của thể giới khách
quan nói chung, quy luật phát triển của văn
học nói riêng: mọi sự cách tân văn học đều
phải dựa trên cơ sở kế thừa và cải tạo truyền
thống cũ
- Nghệ thuật:
+ Tác giả triển khai luận điểm theo hướng quy
nạp, đi từ những biểu hiện cụ thể đến nhận xét,
đánh giá chung.
+ Sử dụng thao tác lập luận so sánh kết hợp
phân tích: từ một trường hợp cụ thể Xuân
Diệu- nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ Mới

nhưng lại có những câu thơ phảng phất ý vị cổ
điển và một câu thơ thuộc văn chương cổ
nhưng ý tứ mới mẻ để rút ra kết luận về sự
phức tạp trong phân định thơ cũ và thơ mới.
→ Hiệu quả: tác giả đã giải quyết một vấn đề
phức tạp, rối rắm trở nên rõ ràng, khoa học, tạo
nên tính thuyết phục cho ý kiến đề xuất, khó
tạo ra ý kiến phản bác.
2. Tinh thần Thơ Mới
- Tinh thần thơ mới là ở chữ tôi. Tác giả sử
dụng thao tác so sánh đối chiếu giữa thơ cũ và
12
Thanh đã sử dựng thao tác
lập luận nào để triển khai
quan điểm của mình
? Các em đánh giá như thế
nào về quan điểm mà Hoài
Thanh đề xuất
? Đoạn văn tiếp theo Hoài
Thanh trình bày nội dung

? Theo Hoài Thanh, cái tôi
thơ mới có những đặc điểm
nào đáng chú ý, tác giả
thơ mới, kết hợp giải thích phân tích để làm
nổi bật tinh thần cốt lõi của hai thời đại thi ca
+ Thơ cũ ( thơ ca trung đại) : thời chữ ta gắn
liền với ý thức gia đình, quốc gia, đoàn thể,
cộng đồng.
+ Thơ mới : thời cái tôi gắn liền với ý thức cá

nhân, cái riêng
→ Quan điểm sâu sắc, chính xác thể hiện sự
am hiểu tường tận của người viết về văn hóa
xã hội, thi pháp thơ trung đại và thơ hiện đại :
thơ trung đại phát triển dưới xã hội phong
kiến nên ý thức cá nhân bị triệt tiêu, kiềm tỏa,
các nhà thơ phản ánh hiện thực hay biểu hiện
tâm hồn mình phải thông qua một hệ thống
ước lệ có tính chất phi ngã. Thơ hiện đại ra
đời trong bối cảnh xã hội phong kiến suy tàn,
tư tưởng, văn hóa, văn học phương Tây thâm
nhập sâu rộng khiến ý thức cá nhân được thức
tỉnh sâu sắc. Các nhà thơ hiện đại có xu
hướng tự giải thoát ra khỏi hệ thống ước lệ có
tính phi ngã của văn học trung đại. Vì vậy, thơ
mới là tiếng nói thơ ca của cái tôi cá nhân cá
thể
- Sự vận động của cái tôi
+ Cái tôi đáng thương, tội nghiệp: mất hết cốt
13
dùng lí lẽ dẫn chứng như
thế nào để làm rõ nhận xét
của mình
Gv hướng dẫn hs đọc đoạn:
“Đời chúng ta…nao nao
theo hồn ta”
? Ở đoạn văn này, Hoài
Thanh đã phân tích như thế
nào về bi kịch tinh thần của
cái tôi thơ mới.

? Em hãy minh chứng và
cắt nghĩa điều này qua các
các bài thơ mới đã học
Gợi: Nhớ rừng(Thế
Lữ):chán nản hiện tại nhớ
tiếc quá khứ, Tràng giang
( Huy Cận) : buồn sầu
trước sông nước vũ trụ
mênh mang
Gv cho hs đọc đoạn văn
cuối: bi kịch ấy ….cho
ngày mai
? Các nhà thơ lãng mạn đã
giải tỏa bi kịch của đời
mình như thế nào, vì sao họ
cách hiên ngang, không có cốt cách ngang tàng
như Lí Bạch, không có lòng tự trọng để khinh
cảnh cơ hàn như Nguyễn Công Trứ, thơ Xuân
Diệu-đại biểu đầy đủ nhất cho thời đại thơ mới
: toát lên cái khổ sở, thảm hại của một thế hệ.
+ Cái tôi bế tắc và bi kịch: đặt cái tôi trong mối
quan hệ với thời đại,với tâm lí của thế hệ thanh
niên đương thời, Hoài Thanh đã khái quát
chính xác, phân tích thấu đáo những biểu hiện
vừa chung, vừa riêng của cái tôi thơ mới. Nét
chung: cái tôi “ mất bề rộng”, tìm con đường
vượt thoát “đi tìm bề sâu”, song “càng đi sâu
càng lạnh”. Nét riêng chính là sự vận động
mang phong cách riêng, cá tính độc đáo của
mỗi hồn thơ, được tác giả thâu tóm tinh tế qua

vài từ: Thế Lữ với tiên, Lưu Trọng Lư với
trường tình, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên thì
điên cuồng, Xuân Diệu thì đắm say, Huy Cận
ngẩn ngơ buồn. Nhìn chung thơ mới thể hiện
tấn bi kịch tinh thần của cả một thế hệ, của cả
dân tộc Việt Nam trong những năm ngột ngạt
dưới thời thuộc Pháp
- Các nhà thơ mới giải quyết bi kịch, tìm lại
niềm tin đã mất bằng cách gửi tình yêu vào
14
lại chọn con đường như thế
? Qua cách giải quyết bi
kịch, em cảm nhận như thế
nào về tinh thần dân tộc
của các nhà thơ mới
? Từ sự phân tích ở trên,
theo em, Hoài Thanh đã
cho thấy cái tôi thơ mới có
ý nghĩa như thế nào trên
bình diện văn chương và xã
hội
tiếng Việt vì tiếng Việt là tấm lụa hứng vong
hồn các thế hệ đã qua, vì họ tin vào triết lí:
truyện Kiều còn, tiếng ta còn…, vì họ cảm thấy
tinh thần giống nòi cũng như các thể thơ xưa
có biến thiên không sao tiêu diệt, vì phải “tìm
về dĩ vãng để vin vào những gì bất diệt đủ đảm
bảo cho ngày mai”
→ hướng giải quyết các nhà thơ mới tuy mang
tính chủ quan và hạn chế nhưng trong hoàn

cảnh xã hội lúc bấy giờ, khi không thể tham
gia các phong trào cách mạng yêu nước thì
biểu dương văn hóa, tinh thần nòi giống cũng
là một cách thể hiện tình yêu nước thiết tha rất
đáng quý .
- Ý nghĩa của cái tôi
+ Bình diện văn chương: cái tôi thơ mới phản
ánh quan niệm thẩm mĩ, quan niệm sáng tác
mới, đưa thơ ca thoát khỏi hệ thống thi pháp
mang tính quy phạm, ước lệ, phi ngã của văn
học trung đại. Sự xuất hiện của cái tôi cá thể
cũng đem đến sự phong phú, đa dạng về phong
cách sáng tác cho văn học
+ Bình diện xã hội: sự vận động của cái tôi thơ
mới và con đường giải tỏa bi kịch của các nhà
thơ vừa phản ánh tâm lí của một thế hệ thanh
niên đương thời đồng thời thể hiện tinh thần
dân tộc của họ. Thơ mới góp phần làm tiếng
Việt phong phong phú, giàu có, trong sáng
15
? Nhận xét về nghệ thuật
diễn đạt của tác giả trong
phần hai của văn bản
Gợi: cách lập luận, hành
văn, giọng điệu, ngôn ngữ
có gì đặc biệt
Hoạt động 3: hướng dân
học sinh tổng kết
? Nội dung cốt lõi của văn
hơn.

- Nghệ thuật
+ Lập luận chặt chẽ, uyển chuyển: luận điểm
chính xác, sâu sắc, dẫn chứng tiêu biểu, chọn
lọc. Tác giả thường đi từ khái quát đến cụ thể,
xa đến gần, ngoài vào trong, từ diện mạo đến
diễn biến lịch sử. Lập luận gắn với nhận định
có tính khái quát, sử dụng phong phú các thao
tác lập luận: so sánh đối chiếu, phân
tích,không đưa ra nhận định một chiều.
→ tính khoa học
+Dẫn dắt theo mạch cảm xúc.
+ Lời văn giàu hình ảnh, nhịp điệu; hành văn
uyển chuyển, mềm mại ( các câu văn có kết
cấu trùng điệp: dầu…dầu, chưa bao giờ…);
ngôn ngữ gợi cảm (nao nao, buồn, xôn xao,
oan khuất, bàng hoàng, yêu vô cùng, băn
khoăn ), gợi hình ( lớp thành kiến phủ trên linh
hồn đã tiêu tan cùng lớp hoa hòe phủ trên thi
tứ, bi kịch đương diến ngấm ngầm, dưới
những phù hiệu dễ dãi…), chính xác( đời
chúng ta…cùng Huy Cận) ; giọng văn thấm
đượm tình cảm, cảm xúc của người viết, đó
giọng của người trong cuộc giãi bày, đồng cảm
sẻ chia → tính nghệ thuật
III. Tổng kết
1.Nội dung: nêu rõ nội dung cốt yếu của tinh
16
bản
? Vì sao có thể nói văn bản
này tiêu biểu cho đặc điểm

của thể nghị luận văn
chương.
Hoạt động 4: hướng dẫn
học sinh củng cố và luyện
tập:
Nhóm1: sơ đồ hóa nội
dung bài học.
Nhóm 2: Tính chất văn
chương của thể phê bình
văn học không chỉ thể hiện
ở đặc điểm ngôn ngữ, yếu
tố diễn đạt mà còn gián tiếp
bộc lộ cá tính, hình ảnh
chủ quan của người viết .
thần thơ mới: lần đầu tiên chữ tôi với cái nghĩa
tuyệt đối của nó xuất hiện trong thi ca đồng
thời cũng nói lên cái bi kịch ngấm ngầm trong
hồn người thanh niên hồi bấy giờ.
2. Nghệ thuật
- Văn bản tiêu biểu cho đặc điểm nghệ thuật
của thể nghị luận văn chương: lập luận khoa
học, chặt chẽ thấu đáo, văn phong tài hoa tinh
tế, giàu cảm xúc.
- Hai yếu tố khoa học và nghệ thuật kết hợp
cân đối hài hòa trong từng câu, từng đoạn,
xuyên suốt văn bản khiến bài tiểu luận phê
bình không khô khan nặng nề mà giàu chất
thơ, có sức gợi cảm xúc và hứng thú ở người
đọc. Vì thế văn bản không chỉ là một công
trình khoa học khảo cứu và lí luận về thơ có

giá trị mà còn xứng đáng là một công trình
nghệ thuật của ngôn từ
IV. Củng cố và luyện tập
Câu 1:Hệ thống hóa nội dung bài học
17
Điều đó thể hiện như thế
nào trong văn bản Một thời
đại trong thi ca
Câu 2: Qua văn bản người đọc thấy thấp
thoáng cái tôi trữ tình của người viết: sắc sảo
trong tư duy, tài hoa trong ngòi bút, duyên
dáng pha chút dí dỏm kín đáo, cái tôi bất lực
trước thời thế đành dồn tất cả tình yêu đất
nước vào tình yêu tiếng nói và thơ ca dân tộc
Nhận xét tiết học và dặn dò:
Chuẩn bị bài Phong cách ngôn ngữ chính luận (tiếp )
2.3. Kết quả thực nghiệm sư phạm
* Câu hỏi thực nghiệm
Câu 1: Đặc điểm của văn bản phê bình văn học là
A. Lập luận chặt chẽ, khoa học, ngôn ngữ giàu hình ảnh và sắc thái biểu cảm.
B. Xây dựng hình tượng văn học độc đáo, ngôn ngữ giàu hình ảnh, dạt dào cảm
xúc.
C. Cả A và B.
Câu 2: Một thời đại trong thi ca ( Hoài Thanh) cùng thể với văn bản nào dưới
đây.
A. Về luân lí xã hội ở nước ta ( Phan Châu Trinh).
B. Chiếu cầu hiền ( Ngô Thì Nhậm)
C. Mấy ý nghĩ về thơ ( Nguyễn Đình Thi )
Cái tôi với
nghĩa tuyệt đối

Bi kịch ngấm
ngầm trong tâm
hồn
18
Nghệ thuật lậpluận
Khoa học, chặt chẽ:
luận điểm sâu sắc,
luận cứ xác đáng
Nội dung : tinh
thần thơ mới
Giàu tính nghệ thuật,
giàu chất thơ,uyển
chuyển, tinh tế, tài
hoa
* Kết quả
Lớp đối chứng ( 45 học sinh) Lớp thực nghiệm ( 43 học sinh)

Kết quả trên cho
thấy: với lớp sử dụng
phương pháp đọc – hiểu theo đặc trưng thể loại, tỉ lệ học sinh hiểu bài, nắm kiến
thức hơn gấp ba lần so với lớp không áp dụng, tỉ lệ học sinh không hiểu bài rất
thấp. Phương pháp đọc – hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại có nhiều ưu điểm, có
tính khả thi cao.


C. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
1. KẾT LUẬN:
1.1. Đối với giáo viên dạy văn, cần nắm vững đặc trưng thể vì nó là yếu tố quan
trọng để làm nên thành công của một giờ dạy.
1.2. Đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại đáp ứng được nhu cầu giữa dạy và

học cho giáo viên, học sinh - một phương pháp không hoàn toàn mới lạ song phù
hợp với trình độ giáo viên, khả năng tiếp nhận.
1.2.3. Phương pháp này không đòi hỏi nhiều phương tiện dạy học, giảm chi phí,
đạt hiệu quả cao: học sinh không những chỉ được cung cấp về kiến thức mà còn
Câu Đúng Sai
1
38
(84,4%)
7
(15,6%)
2
42
(93,3%)
3
(6,7%)
Câu Đúng Sai
1
10
(29,4%)
34
(70,6%)
2
15
(34,8%)
19
(65,2%)
19
thành thục về kỹ năng đọc hiểu. Từ một văn bản cụ thể, học sinh biết cách đọc hiểu
các văn bản khác cùng thể loại. Làm được điều đó, giáo viên đã thành công với vai
trò người hướng dẫn, tổ chức, rèn luyện kỹ năng học tập cho học sinh.

2. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ:
2.1. Với giáo viên
- Không chỉ riêng Một thới đại trong thi ca, với các văn bản văn học khác trong
chương trình, khi hướng dẫn HS đọc hiểu, GV nên bám sát đặc trưng thể loại
- Trong giờ dạy đọc văn, trước khi đi vào khai thác tác phẩm, GV nên cung cấp
cho HS kiến thức về đặc trưng thể loại để các em có cơ sở tích cực , chủ động
trong quá trình chiếm lĩnh kiến thức.
- Với mỗi văn bản, GV có thể linh hoạt trong cách tổ chức giờ đọc hiểu và sáng tạo
trong thiết kế giáo án, không nên áp dụng máy móc, cứng nhắc các phương pháp
tránh gây ra sự phản cảm cho việc tiếp nhận tri thức thẩm mĩ ở HS.
2.2. Với các cấp quản lí giáo dục
- Sở giáo dục nên tổ chức các lớp bồi dưỡng chuyên đề thường xuyên về phương
pháp giảng dạy để giáo viên có cơ hội học hỏi, trao đổi kinh nghiệm.
- Trường học nên mua thêm các sách tham khảo về đổi mới phương pháp dạy học,
các tài liệu chuyên ngành chuyên sâu để phục vụ tốt công tác dạy và học
Trên đây là một số đề xuất của chúng tôi. Đề tài còn nhiều hạn chế, mong
nhận được sự góp ý, xây dựng của đồng nghiệp để được phát triển khoa học hơn,
có tính khả thi cao hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
,tháng 5 năm 2014
TÀI LIỆU THAM KHẢO
20
1. Sách giáo khoa Ngữ văn 11 (Tập 1, Chương trình cơ bản), Nhà xuất bản
Giáo dục
2. Sách giáo viên Ngữ văn 11 (Tập 1, Chương trình cơ bản), Nhà xuất bản
Giáo dục
3. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Ngữ văn lớp 11, Nxb
Giáo dục.
4. Nguyễn Thành Thi – Lê Thu Yến, Tư liệu Ngữ văn 11,Nxb Giáo dục.
5. Nguyễn Văn Đường ( chủ biên), Thiết kế Ngữ văn 11, tập 2, Nxb Hà Nội.

6. Trần Đình Sử, Thi pháp văn học trung đại Việt Nam, Nxb Đại học Quốc
gia Hà Nội
7. Lại Nguyên Ân, 150 thuật ngữ văn học, Nxb Quốc gia Hà Nội
8. Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi, Từ điển thuật ngữ Văn
học, Nxb Giáo dục.
9. Hoài Thanh- Hoài Chân, Thi nhân Việt Nam, Nxb Văn học.
MỤC LỤC
Trang
A.ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1 Lí do chọn đề tài 1
2. Đối tượng nghiên cứu 2
3. Mục đích nghiên cứu 2
4. Phương pháp nghiên cứu 3
B. NỘI DUNG ĐỀ TÀI 3
1. Cơ sở khoa học 3
21
1.1Cơ sở lí luận 3
1.2. Cơ sở thực tiễn 6
2.Định hướng đọc hiểu văn bản Một thời đại trong thi ca
theo đặc trưng thể loại 7
2.1.Đặc điểm bài học 7
2.2.Giáo án thực nghiệm
2.3. Kết quả thực nghiệm sư phạm 18
C.KẾT LUẬN, ĐỀ XUẤT 20
1. Kết luận 20
2. Đề xuất, kiến nghị 20

22

×