Tải bản đầy đủ (.doc) (96 trang)

giáo án mầm non tạo hình chủ đề các loại cây

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (502.72 KB, 96 trang )

HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH
Chủ đề : MÙA XUÂN
Đề tài : Xé dán lá cây (ĐT).
I- MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
- Cháu biết được cây xanh có nhiều lá , có lá màu xanh ,lá màu vàng ,màu nâu …
- Củng cố kỹ năng xé vụn , bôi hồ và dán vào giấy.
- Khuyến khích trẻ sáng tạo (vẽ thêm chi tiết ,sử dụng màu …)
- Giáo dục trẻ tính thẩm mỹ ,bảo vệ thiên nhiên
II- CHUẨN BỊ :
-Trước hoạt động : cho trẻ quan sát cây xanh trong vườn trường vào giờ vui chơi
ngoài trời và cho trẻ xé giấy vụn giấy báo, giấy màu …
-Tranh gợi ý : 2 tranh
+Tranh 1: Xé dán cây có lá xanh trên cành có vài lá vàng
+Tranh 2:Cây xanh có lá xanh trên cành và lá vàng đang rơi xuống gốc
cây,mặt đất
- Chỗ cho cháu treo tranh sản phẩm.
- Đồ dùng của trẻ : Tập thủ công, giấy màu, hồ dán, bìa lót, khăn lau tay, bút
màu hình ảnh cắt ra từ họa báo: mặt trời ,mây …
- Hình rối cây xanh được làm bằng bìa có lá xanh, lá vàng cử động được.
III- TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG :
Hoạt động của cô Dự kiến hoạt động của trẻ
Hoạt động 1:
-Cô kể chuyện “Cây mùa xuân” do cô sáng tác kết
hợp với rối bìa …
-Trẻ chú ý nghe cô kể
-Cô hỏi : Cây mùa xuân kể gì về mình? -Kể về những chiếc lá trên cây
của mình
-Tại sao cây phải thay lá ? -Vì mùa xuân đến cây ra nhiều lá
xanh
-Các con có biết tại sao người ta trồng nhiều cây
xanh không ?


-Cho có bóng mát, lấy gỗ tạo môi
trường sạch đẹp.
*Chơi trời tối, trời sáng. -Trẻ làm động tác.
Hoạt động 2: Quan sát phân tích tranh
-Cô đưa tranh 1 cho trẻ xem
+Tranh xé dán cái gì đây? -Cây xanh
+ Con thử đoán xem đây là cây gì? -Trẻ đoán tên : cây bàng ,cây…
+ Lá ở trên cây được xé dán như thế nào ? -Có nhiều lá, lá xanh trên cành và
lá vàng , xé nhỏ đẹp.
+Đưa tranh 2 cho trẻ xem -Được xé nhỏ
+Còn lá bên cây này có gì khác với lá cây bên -Có những chiếc lá xanh trên cây ,
tranh kia ? lá vàng đang rơi xuống đất , bay
trong gió rất đẹp.
+ Mùa xuân đến thời tiết ấm áp nên cây cối rất
xanh tươi có nhiều lá xanh, có lá to và lá nhỏ xíu
xanh non mơn mởn vừa mới nhú lên và một ít lá
vàng úa trông rất đẹp.
-Trẻ quan sát và chú ý lắng nghe.
+Có những chiếc lá thì rơi xuống đất và do gió
thổi mạnh nên bay đi xa nghiêng theo chiều gió
thổi rất lạ
- Đố các muốn các con muốn xé được những chiếc
lá của mình xé như thế nào ?
-Con xé giấy vụn ,chấm hồ dán
lên
- Bây giờ lớp chúng ta sẽ xé dán chiếc lá thật độc
đáo cho cây để đón mùa xuân đến nhé!
Hoạt động 3: Trò chuyện hỏi ý tưởng trẻ
Cô gợi ý tưởng của 2-3 trẻ
-Con đònh xé dán lá cây gì ? -Cây bàng ,cây phượng…

-Xé lá cây bàng (…)như thế nào ? -Có nhiều lá rơi xuống
-Tại sao có nhiều lá rơi? -Vì gió thổi , lá vàng úa …
-Để cho tranh mình thêm đẹp con có đònh thêm
các hình ảnh gì không ?
-Trẻ trả lời theo ý thích :ông mặt
trời toả tia nắng ,trời mưa cho cây
tươi tốt
-Bạn nào có ý đònh khác bạn? -Trẻ trả lời theo suy nghó
Hoạt động 4:Cho trẻ thực hiện
-Cô quan sát giúp trẻ yếu bằng cách dùng lời để
gợi ý tưởng và kỹ năng xé dán
-Trẻ vào bàn thể hiện sản phẩm
của mình
-Đối với trẻ khá ,giỏi cô gợi ý khuyến khích trẻ
sáng tạo thêm chi tiết ,chọn màu
Hoạt động 5: Triển lãûm tranh
Cho trẻ bày tranh của mình -Trẻ bày sản phẩm của mình
-Các con thích cây xanh nào ?
-Tại sao con thích ? -Trẻ trả lời theo suy nghó
-Cây xanh nào có những chiếc lá độc đáo ? Theo
con bạn xé dán cây gì ?
-Trẻ nói ý tưởng của mình
-Cô nhận xét thêm 2-3 tranh sáng tạo của các trẻ
khác
CÂY MÙA XUÂN
Các bạn biết tôi là ai không ?
Tôi là cây mùa xuân đây. Cứ mỗi khi mùa thu về là lá cây của tôi vàng rực ,có
nhiều lá già màu sẫm khi bò gió thổi chiếc lá rụng rất nhiều xuống mặt đất .Còn với
mùa đông lạnh giá ấy đến ,tôi bắt đầu được thay những chiếc lá non mơn mởn để đến
khi mùa xuân về cây của tôi được xanh tươi chào đón mùa xuân mới.

2
HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH
Chủ đề : NGÀY TẾT
Đề tài : Trang trí thiệp ngày tết (ĐT)
I- MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
-Cháu biết được trong những ngày tết người ta thường tặng thiệp để chúc nhau
những lời chúc tốt đẹp cho năm mới.
-Luyện tập cho trẻ các kỹ năng : dán ,vẽ, nặn ,tô màu …
-Khuyến khích trẻ thể hiện sự sáng tạo qua việc lựa chọn các NVL và ghi lại lời
chúc bằng các ký hiệu riêng.
-Giáo dục cháu tính thẩm mỹ ,biết tặng thiệp và chúc ông bà ,ba mẹ …
II- CHUẨN BỊ :
-Trước giờ hoạt động: Cô cho trẻ xem những tấm thiệp do cô cùng cháu sưu tầm .
-Đồ dùng của trẻ : Bìa giấy màu.
-Tranh gợi ý: 2
+ Tranh 1: Thiệp trang trí xé dán nhành mai vàng.
+ Tranh 2: Thiệp trang trí 2 em bé với bánh chưng, dưa hấu.
- Các NVL :Giấy thủ công ,hồ dán ,bút màu ,màu nước ,đất nặn ,dây ru băng
,len ,cát màu, hoa khô, hình em bé, bánh chưng cắt từ hoạ báo ,thiệp cũ,hoa ,cành lá cắt
sẵn …
III- TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG :
Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1:
-Hát bài “Bé chúc xuân” -Trẻ hát và vận động
-Sáng nay búp bê có gởi tặng 1 chiếc phong bì rất
đẹp .Đố các con xem trong phong bì có gì nè ?
-Cho trẻ đoán
-Cô mời 1 trẻ lên mở phong bì . -Thiệp chúc tết
-Tại sao con biết đây là thiệp chúc tết. -Có vẽ cành mai đẹp ,có ghi chữ .
Hoạt động 2: Quan sát tranh gợi ý

-Bạn búp bê có làm rất nhiều thiệp chúc Tết tặng
cho lớp mình. Các con nhìn xem thiệp chúc tết
được trang trí như thế nào ?
-Tấm thiệp màu đỏ ,bên ngoài
được dán nhành mai có nhiều hoa
màu vàng , cành cong màu nâu,
bên trong có ghi lời chúc
-Các con nghe cô đọc xem bạn búp bê chúc các
con những gì ?
-Trẻ lắng nghe cô đọc
-Còn tranh này trang trí thiệp có lạ không? Khác
gì với tấm thiệp ở tranh kia nè?
- Có hình em bé, có bánh chưng
xanh, có dưa hấu
- Bây giờ các con nghe xem tấm thiệp này búp bê
chúc gì nhé!
- Trẻ lắng nghe cô đọc
3
-Cô hệ thống: Các con ơi ! Mùa xuân đến cũng là
lúc chúng ta đón Tết đến nên búp bê làm thiệp
chúc tết, thiệp màu đỏ với nhành mai nở đỏ rực
trên cành, thiệp màu vàng có em bé đang vui đón
tết với bánh chưng xanh, dưa hấu đỏ là những thứ
không thể thiếu trong ngày tết của người Việt
Nam và khi làm thiệp người ta thường dành những
lời chúc tốt đẹp nhất cho nhau. Tết đến các con
thêm 1 tuổi mới lớn hơn, ngoan hơn.
-Trẻ chú ý xem và lắng nghe
-Vậy các con có thích làm thiệp tặng cho những
người mình thương yêu không ?

-Dạ thích
Hoạt động 2: Gợi ý tưởng cho trẻ
-Bạn A con đònh làm thiệp tặng ai ?Con sẽ trang
trí thiệp như thế nào ?
-Tặng bố mẹ ,cô giáo…
-Vẽ hoa (dán hoa hay lấy len làm
hoa…)
-Con sẽ ghi lời chúc của mình như thế nào ? -Chúc sức khoẻ ,sống lâu …
-Còn bạn nào có dự đònh làm tấm thiệp khác bạn
không? (Cô hỏi thêm 2-3 trẻ)
-Trẻ tự nêu ý tưởng
-Khi làm thiệp các con chú ý mình sẽ sử dụng màu
và các nguyên vật liệu nào cho tấm thiệp của
mình thật xinh đẹp nhé
-Trẻ chú ý nghe
-Cô chúc các con sẽ làm được nhiều thiệp đẹp
,mới lạ để dành tặng cho những người thân của
mình
Hoạt động 3: Trẻ thực hiện
Cô quan sát giúp đỡ trẻ yếu bằng cách dùng lời để
gợi ý cho trẻ thể hiện cảm xúc riêng của mình
-Trẻ ngồi vào chỗ thực hiện
Hoạt động 4 : Triển lãm tranh
-Cô cho trẻ bày thiệp -Trẻ trình bày sản phẩm
-Tuyên dương cả lớp
-Cho trẻ nhận xét sản phẩm
-Các con thấy tấm thiệp nào đẹp ,lạ ? -Trẻ trả lời tự do
-Lạ ở chỗ nào ?
-Tại sao con nghó như vậy ?
-Cô nhận xét sản phẩm lạ, độc đáo. Đối với các

tấm thiệp sáng tạo cô cho tác giả trình bày ý tưởng
của mình.
+Con đònh tặng tấm thiệp này cho ai ?
-Bây giờ các con dự đònh sử dụng tấm thiệp này
như thế nào ?
4
HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH
Chủ đề : HOA QUẢ
Đề tài :Vẽ nhiều hoa đẹp
I- MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
-Cháu biết có nhiều loại hoa biết tên gọi màu sắc ,hình dạng khác nhau của hoa
dùng để trang trí và trưng bày trong những ngày tết, lễ hội.
-Củng cố kỹ năng phối hợp các nét vẽ tạo thành hoa.
-Khuyến khích trẻ thể hiện sáng tạo qua việc chọn màu ,vẽ nhiều loại hoa ,thêm
chi tiết, sử dụng các nguyên vật liệu khác.
-Giáo dục cháu tính thẩm mỹ ,biết yêu q –bảo vệ và chăm sóc hoa.
II- CHUẨN BỊ :
-Trước giờ hoạt động:cho cháu quan sát các loại hoa trong vườn ,tranh ảnh vẽ hoa
trong góc nghệ thuật ,tranh vẽ hoa của lớp bạn.
-Bảng treo sản phẩm
-Tranh gợi ý :2 tranh
+Tranh 1:Vẽ nhiều loại hoa
+Tranh 2:Hoa trồng trong chậu :hoa mai (đào)
-Máy cassette ,băng nhạc.
-Đồ dùng của trẻ :Tập vẽ, giấy A
4
, giá vẽ,màu nước ,màu sáp ,các NVL (lá ,giấy
màu ,hình cắt rời ,len màu …) đủ cho trẻ hoạt động.
III- TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG :
Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ

Hoạt động 1: Trò chuyện với trẻ về các loại hoa
-Hôm qua cô cho các con ra vườn hoa các con thấy
có những hoa gì ? Màu sắc của hoa như thế nào kể
cho cô và các bạn cùng nghe
-Trẻ kể…
-Hoa thường nở vào mùa nào vậy các con? -Mùa xuân khi tết đến
-Đặc biệt tết đến thường có hoa gì ? -Mai ,đào
Hoạt động 2: Quan sát và phân tích tranh
-Cô mùa xuân cũng có vẽ những bức tranh đẹp
.Đố các con cô mùa xuân vẽ gì đây?
- Vườn hoa mùa xuân
- Có những loại hoa nào? -Trẻ đặt tên hoa : cúc ,hồng ,đồng
tiền…
-Các con thấy hoa (…) được vẽ như thế nào?(màu
sắc ,hình dáng).
-Có nhiều hoa ,nhiều màu sắc có
cánh dài và tròn…
5
-Ngoài hoa, cô mùa xuân còn vẽ vẽ gì nữa cho
tranh mình thêm đẹp?
-Mây bay trên trời
-Còn bức tranh này vẽ hoa gì ? -Hoa mai ,hoa đào
- Cô mùa xuân vẽ hoa mai (đào) đẹp không ? Đẹp
như thế nào?
-Cánh tròn màu vàng ,hoa màu
hồng đỏ thắm rực rỡ ,có lá có
cành… (hoặc hoa đào cánh màu
hồng ,nhỏ xíu đang nở rực dưới ánh
mặt trời)
-Cô mùa xuân vẽ rất nhiều loại : hoa cúc vàng

,cánh cong tròn ,nhụy đỏ; hoa đồng tiền màu đỏ
cánh dài ,nhụy vàng nở tươi thắm dưới bầu trời
xanh; hoa mai vàng rực ,cánh tròn nở vàng rực
dưới ánh nắng mặt trời làm cho vườn hoa thêm nổi
bật.
-Trẻ chú ý nghe
-Theo các con mình đặt tên tác phẩm này là gì ? -Trẻ đặt tên cho tác phẩm
Hoạt động 3: Trò chuyện hỏi ý tưởng trẻ
Cô hỏi ý tưởng của 2-3 trẻ
-Con sẽ vẽ hoa gì ? - Trẻ trả lời theo suy nghó
-Bông hoa con vẽ như thế nào ?
-Con dự đònh sẽ thêm chi tiết gì cho vườn hoa của
mình đẹp hơn.
-Cô chúc các con sẽ vẽ được nhiều bông thật
đẹp ,thật dễ thương .
-Đối với trẻ khá giỏi cô khuyến khích ý tưởng
sáng tạo thêm chi tiết ,sử dụng nguyên vật liệu
Hoạt động 4: Trẻ thực hiện
-Cô quan sát giúp đỡ trẻ yếu bằng cách dùng lời
gợi ý tưởng cho trẻ vẽ và thể hiện cảm xúc riêng
của mình
-Trẻ ngồi vào bàn và thực hiện
tranh vẽ sáng tạo
Hoạt động 5 : Triển lãm tranh
-Cô cho trẻ triển lãm tranh để lớp xem chung -Trẻ quan sát tranh của bạn
-Cô hỏi để cháu nhận xét tranh của bạn
+Con thấy tranh nào vẽ được nhiều hoa đẹp,lạ ? - Trẻ trả lời theo suy nghó của mình
+Đẹp ở chỗ nào ? -Đẹp về cánh hoa ,màu hoa …
+Con có biết bạn vẽ hoa gì không ?
+Bức tranh nào vẽ hoa rực rỡ (tươi thắm)?

-Cô nhận xét thêm 2-3 tranh sáng tạo hoặc chưa
hoàn chỉnh để nuôi dưỡng ý tưởng cho trẻ ở hoạt
động tạo hình tiếp theo
6
7
HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH
Chủ đề : HOA QUẢ
Đề tài : Nặn chùm quả (ĐT)
I- MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
-Cháu biết được có những loại quả mọc thành chùm, có dạng tròn (nho, nhãn) ,có
dạng dài (me) …
-Củng cố kỹ năng lăn tròn , lăn dọc, dạy trẻ biết gắn dính các quả thành chùm .
-Khuyến khích trẻ tưởng tượng sáng tạo (màu sắc,dáng quả, thêm chi tiết… ) và
đặt tên cho sản phẩm của mình.
-Giáo dục cho trẻ biết chăm sóc cây cho nhiều quả ngon.
II- CHUẨN BỊ :
-Trước giờ hoạt động :giờ hoạt động ngoài trời cô cho trẻ quan sát và trò chuyện
về những loại quả có dạng chùm ,hoạt động chiều cho trẻ chơi đất nặn lăn dọc ,lăn dài…
-Một giỏ trái cây thật là những chùm quả nhãn ,nho ,mận ,chôm chôm ,me …
-Máy cassette,băng nhạc không lời
-Bảng nặn ,đất nặn đóa đựng sản phẩm ,khăn ẩm ,kệ trưng bày sản phẩm .
-Một số phụ liệu : Cành cây khô, lá cây thật (nhựa), hạt kim sa, tăm tre, dây cước
cắt ngắn …
III- TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG :
Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1:
-Tạo tình huống búp bê về quê thăm bà và bà của bạn
búp bê có tặng cho lớp mình một món quà. Các con
đoán bà tặng quà gì ? -Trái cây
-Đố các con bà của búp bê tặng mình những quả gì ? -Chùm khế, chùm me, chùm

nhãn.
-Những chùm quả này như thế nào ? (hình dạng ,màu
sắc ,đặc điểm nổi bật của các chùm quả).
-Trẻ quan sát và nói đặc
điểm của những chùm quả
:tròn ,dài
- Chúng có gì đặc biệt ? -Mọc thành chùm
Cho trẻ kể tên những loại quả mọc thành chùm mà trẻ
biết
-Kể những quả mọc thành
chùm mà trẻ biết.
-Ngoài ra bạn búp bê còn nặn rất nhiều chùm quả đẹp
tặng cho các con .
-Đố các con búp bê đã nặn chùm quả gì ? Tại sao con
biết ?
-Trẻ quan sát và trả lời theo
suy nghó của mình.
-Những chùm quả này đẹp là nhờ bạn búp bê miết thật
mòn và tạo dáng từng loại quả khác nhau (quả nhãn tròn
,quả me thì dài có những chỗ thắt lại) rồi còn có thêm
các chi tiết dán lá vào, làm gai cho chùm quả của mình
-Trẻ chú ý nghe
8
sinh động hoặc dùng cành cây ,tăm gắn đính cho những
quả này dính thành chùm trông rất đẹp.
Hoạt động 2 : Trò chuyện hỏi ý tưởng trẻ
-Cô gợi hỏi ý tưởng của 2-3 trẻ
-Con thích nặn chùm quả gì ?
( gợi ý theo ý tưởng của trẻ )
-Trẻ trả lời theo suy nghó của

mình
-Con sẽ nặn như thế nào ? Con sẽ làm gì để các bạn
biết đó là chùm quả ?
-Các con suy nghó thử xem mình chọn nguyên vật liệu
nào để cho quả của mình dính lại thành chùm .
-Các con có muốn nặn những chùm quả tặng cho búp bê
không ?
-Muốn……
-Cô nghó các bạn lớp mình cũng nặn quả rất đẹp không
thua gì bạn búp bê đâu cô chúc các con nặn chùm quả
thật đẹp để so tài với bạn búp bê nhé!
Hoạt động 3 : “Bé khoe tài”
-Cháu ngồi vào chỗ và thực hiện ,cô quan sát giúp đỡ
trẻ còn yếu bằng cách dùng lời gợi ý tưởng cho trẻ
nặn ,nhắc nhở cháu tạo dáng thật đẹp cho quả và sử
dụng các phụ liệu cho chùm quả của mình và đặt tên
cho chùm quả.
-Trẻ thực hiện
Hoạt động 4 : Khoe sản phẩm
-Cô cho trẻ bày sản phẩm -Trẻ bày sản phẩm của mình
-Cô tuyên dương cả lớp
-Cô gợi ý để cháu nhận xét :các con thấy chùm quả nào
đẹp (hay)?
-Trẻ quan sát và trả lời theo
suy nghó của mình
+Nó đẹp ở chỗ nào?
+Bạn đã nặn chùm quả gì ?Tại sao con biết ?
-Cô khen cả lớp và nhận xét thêm 2-3 sản phẩm sáng
tạo hoặc sản phẩm chưa đẹp để lần sau cháu nặn tốt
hơn.

9
HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH
Chủ đề : RAU
Đề tài : Vẽ các loại rau củ, quả (ĐT)
I- MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
-Cháu biết được rau có nhiều loại : rau ăn lá, ăn củ.
-Luyện tập cho trẻ các kỹ năng : vẽ các nét (thẳng ,xiên ,cong) tạo thành các
dáng các loại rau củ,quả và biết đặt tên cho sản phẩm .
-Khuyến khích trẻ thể hiện sự sáng tạo (hình dáng ,màu sắc và ý tưởng ).
-Giáo dục cháu tính thẩm mỹ và giáo dục trẻ ăn nhiều rau rất tốt cho sức khỏe.
II- CHUẨN BỊ :
-Trước giờ hoạt động: cô cho trẻ quan sát các loại rau ,củ thật và các tranh ảnh về
rau , củ treo trong lớp ( có tranh vẽ nhân cách hoá các loại củ)
-Tranh gợi ý : gồm 2 tranh
+Tranh 1: vẽ quả cà chua ,cà rốt…
+Tranh 2 : vẽ giàn mướp có ông mặt trời (hoặc giàn bầu ,dưa leo…)
-Chỗ cho trẻ treo sản phẩm ,băng nhạc, máy cassette.
-Đồ dùng của trẻ : giấy A
4
, bút màu , giấy màu ,hồ dán, màu nước ,hình ảnh cắt
ra từ họa báo.
III- TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG :
Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1:
*Cho trẻ xem phim video đoạn băng có các loại
quả.
-Trong đoạn phim các con thấy có gì hay ? -Rau cải, rau dền, cà rốt, khoai
tây củ cải…
-Xem xong đoạn phim các con thấy mình có cảm
giác gì về các loại rau đó ?

-Rất ngon, xanh tươi.
-Người ta mua rau về để làm gì ? -Nấu canh, luộc, xào …
-Sau khi xem phim xong các bạn lớp Mầm 2 vẽ
được những bức tranh về các loại rau rất đẹp .Cô
cho các con xem tranh nè.
Hoạt động 2: Quan sát và phân tích tranh mẫu
-Các con đoán xem bạn vẽ gì đây? Tại sao con biết
đó là quả cà chua?
-Bạn vẽ quả cà chua màu đỏ
tròn , củ khoai tây màu vàng,củ
cà rốt cam tươi dài …
-Còn bức tranh này bạn vẽ rau củ quả như thế nào ?
Theo con bạn vẽ củ gì ? Vẽ như thế nào?
-Quả mướp đang treo trên giàn
rất đẹp.
-Cô hệ thống lại :bạn đã vẽ các loại rau rất ngon
tươi (cà rốt màu cam có một đầu to, một đầu nhỏ
-Trẻ lắng nghe cô nói
10
,quả mướp dài xanh có đường sọc đậm đang treo
lủng lẳng trên cành dưới ánh nắng mặt trời, sọc
nhạt,củ khoai tây tròn màu vàng,quả cà chua đỏ tươi
trông rất đẹp) và bạn còn vẽ thêm các chi tiết lá,
cuống cho quả của mình thêm tươi xanh như vừa
mới hái
-Theo con mình đặt tên cho tác phẩm này là gì ? -Trẻ đặt tên theo suy nghó
Hoạt động 3: Cô phát họa nét vẽ củ cà rốt
Củ cà rốt 1 đầu to ,1đầu nhỏ nên vẽ rất khó, khi vẽ
các con vẽ 1 đường cong hơi dài tạo dáng củ cà rốt
dài có 1 đầu to, 1 đầu nhỏ sau đó các con tô màu và

nhớ vẽ cuống cho củ cà rốt nữa .
-Trẻ chú ý lắng nghe, quan sát cô
vẽ.
Hoạt động 4 : Trò chuyện gợi ý tưởng
Cô hỏi 2-3 cháu
-Con sẽ vẽ loại rau củ quả nào ?
-(…) của con như thế nào ? -Cà chua ,khoai tây
-Muốn cho quả có màu sắc đẹp thì sử dụng màu
như thế nào ? Thêm chi tiết gì cho quả ?
-Trẻ suy nghó trả lời
-Vậy cô chúc các con vẽ được nhiều loại củ quả nhé
Hoạt động 5 : Trẻ thực hiện
-Cô quan sát giúp đỡ trẻ yếu bằng cách dùng lời để
gợi ý tưởng cho trẻ vẽ và thể hiện cảm xúc riêng
của mình.
-Trẻ thực hiện
Hoạt động 6 : Nhận xét sản phẩm
-Yêu cầu trẻ bày sản phẩm -Trẻ bày tranh ở kệ sản phẩm
-Cả lớp mình vừa vẽ tranh gì vậy con ? -Vẽ các loại rau củ quả
-Cô tuyên dương cả lớp
-Theo con tranh nào vẽ được nhiều loại rau? -Trẻ quan sát
+ Sao con biết? -Trẻ trả lời theo suy nghó
+ Theo con tranh nào vẽ được nhiều quả đẹp (lạ)?
+ Đẹp lạ ở chỗ nào?
+ Rau nào có màu sắc đẹp ?
-Cô nhận xét thêm 1 số tranh sáng tạo ở ý tưởng
,chi tiết, màu sắc …
-Các con có thể sử dụng những sản phẩm này để
làm gì ? Chơi ở góc nào ? (cô gợi ý cho trẻ chơi kể
về rau củ ở góc văn họa…)

-Trẻ trả lời theo suy nghó
11
HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH
Chủ đề : CÂY XANH
Đề tài : Vẽ cây xanh (mẫu)
I- MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
-Cháu biết được cây xanh có các phần : thân ,cành ,tán lá …
-Luyện tập cho trẻ các kỹ năng : vẽ các nét (thẳng, xiên, cong) và dạy cháu phối
hợp các đường nét tạo thành cây xanh.
-Khuyến khích trẻ thể hiện sự sáng tạo qua chọn màu ,vẽ thêm chi tiết ,sử dụng
các nguyên vật liệu… và đặt tên cho cây.
-Giáo dục cháu tính thẩm mỹ, biết yêu quý ,chăm sóc bảo vệ cây xanh …
II- CHUẨN BỊ :
-Trước giờ hoạt động: cô cho trẻ xem băng video về các loại cây xanh vào giờ
hoạt động chiều. Cho quan sát các cây trong trường vào hoạt động ngoài trời.
-Tranh mẫu : 4 tranh
+Tranh 1+2 : tranh vẽ cây xanh có tán lá tròn, to.
+Tranh 3+4 :tranh vẽ cây xanh có nhiều nhánh và có nhiều tán lá tròn nhỏ.
-Chỗ cho trẻ treo sản phẩm ,băng nhạc ,máy cassette
-Đồ dùng của trẻ :Tập, bút màu, màu nước, len ,hồ dán, hình ảnh mây
III- TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG :
Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1:
-Cho trẻ hát bài “Lý cây xanh” -Trẻ hát và vận động theo nhạc
-Chơi trời tối trời sáng
Hoạt động 2: Quan sát và phân tích tranh mẫu
- Cô đưa tranh và hỏi trẻ: “ Các con đoán xem cô vẽ
gì đây?”
- Cây xanh
- Theo con tranh này vẽ cây gì ? - Trẻ gọi tên cây theo trí tưởng

tượng của mình
-Cây xanh cô vẽ như thế nào? - Có thân cành màu nâu, thân to ở
dưới , tán lá màu xanh, có nhiều
nhánh và có nhiều tán lá tròn nhỏ
- Ngoài vẽ cây , các con thấy cô còn vẽ gì trong
tranh?
- Mây
-Cô hệ thống : Các con thấy cô vẽ cây xanh có thân
to, có cây thì có nhiều nhánh nhỏ, tán lá nhánh có
những mây bay lơ lửng trên bầu trời …
-Trẻ lắng nghe cô nói
12
-Vậy bạn nào kể tên các loại cây xanh mà con biết -Cây bàng ,cây phượng,cây đa …
-Theo con mình đặt tên cho tác phẩm này là gì ? -Trẻ đặt tên theo suy nghó
Hoạt động 3: Cô làm mẫu
-Đầu tiên cô vẽ thân cây. Cô vẽ nét gì? - Nét xiên
-Nét xiên trái  xiên phải cho ở phía dưới gốc cây
to hơn ở ngọn.
-Trẻ chú ý lắng nghe
- Tiếp theo cô vẽ các nhánh cây.Nhánh cây là nét gì
? Cô sử dụng màu gì để vẽ?
- Nét xiên , màu nâu
-Cô vẽ đến bộ phận nào của cây? - Tán lá
-Tán lá cô vẽ là những nét gì? - Cong tròn xung quanh thân và
nhánh.
- Sau khi vẽ xong các con có thể chọn màu để tô
theo ý mình hoặc dùng các phụ liệu như giấy… và
thêm vài chi tiết cho tranh mình đẹp và hấp dẫn nhé
- Trẻ lắng nghe.
Hoạt động 4 : Trẻ thực hiện

-Cô quan sát giúp đỡ trẻ hoàn thành bức tranh của
mình và gợi ý tưởng cho trẻ vẽ sáng tạo
-Trẻ thực hiện
Hoạt động 5 : Nhận xét sản phẩm
-Yêu cầu trẻ bày sản phẩm -Trẻ bày tranh ở kệ sản phẩm
-Cả lớp mình vừa vẽ tranh đề tài gì? -Vẽ cây xanh
-Cô tuyên dương cả lớp
- Gợi ý cho trẻ nhận xét sản phẩm:
+Con thấy cây xanh nào đẹp ? lạ?
-Trẻ quan sát và trả lời theo suy
nghó.
+Đẹp, lạ ở chỗ nào ?
-Cô hỏi tác giả tên cây,nếu tác giả chưa đặt tên cô
cho cả lớp đặt tên
-Cô nhận xét thêm 2-3 tranh sáng tạo, cô gợi ý hỏi
để cháu nêu lên ý tưởng của mình
-Tại sao con lại vẽ cây như thế ? -Trẻ nêu ý tưởng của mình
-Đối với tranh chưa hoàn chỉnh cô nên góp ý thêm
để lần sau trẻ vẽ tốt hơn
13
LÀM QUEN VĂN HỌC
Chủ đề: MÙA XUÂN
Đề tài : Chuyện “ Chú đỗ con” ( Lần 1 )
I- YÊU CẦU :
-Trẻ hiểu được nội dung, ý nghóa của câu chuyện hạt đậu nẩy mầm thành cây
nhờ đất, nước, gió và ánh sáng mặt trời  trẻ hiểu được quá trình tăng trưởng của cây.
-Biết chú ý lắng nghe và bộ lộ cảm xúc cá nhân 1 cách chân thật, hồn nhiên.
-Phát triển khả năng tư duy, tưởng tượng sáng tạo, ngôn ngữ.
II- CHUẨN BỊ :
-Trước hoạt động cho trẻ làm quen : Hạt đỗ là hạt đậu, li ti, xôm xốp, phồng lên.

+ Tranh 1 : Hạt đậu nằm giữa những hạt đất
+ Tranh 2 : Cô mùa xuân đang tắm cho hạt đậu
+ Tranh 3 : Hình ảnh chò gió xuân vỗ về hạt đậu
+ Tranh 4 : Hình ảnh ông mặt trời trò chuyện cùng hạt đậu
+ Tranh 5 : Hình ảnh hạt đậu nẫy mầm với những chồi non
-Tranh phông : nhân vật rời hình hạt đậu, bút lông, mặt nạ hình hạt đậu.
III- TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG :
Hoạt động của cô Dự kiến hoạt động của trẻ
Hoạt động 1 :Trò chuyện giới thiệu
Nghe vẻ, nghe ve
Nge vè hạt đậu
Đố bạn , đậu gì ?
Hạt nhỏ xinh xinh
Vỏ đen ruột trắng
Dùng để nấu chè
Nấu xôi cũng được
Đố bạn đậu gì ?
-Đậu xanh, đậu đỏ, đậu trắng…
-Cô có 1 câu chuyện rất hay kể về hạt đỗ các con có
thích nghe không ? Cô kể các con lắng nghe và giúp cô
đặt tên chuyện nha.
-Trẻ lắng nghe cô kể
Hoạt động 2 : Cô kể chuyện
- Lần 1 : Cô vừa kể trên tranh , kể diễn cảm.Cô kết hợp
tình huống để trẻ tư duy.
+ Đoạn 1 : “ Từ đầu…. bên ngoài”
Các con đoán xem đó là tiếng gì ? -Trẻ trả lời theo suy nghó
14
+ Đoạn 2 : “ Đỗ con hỏi … dòu dàng trả lời chú”
Các con suy nghó xem đó là tiếng của ai ? -Trẻ trả lời theo suy nghó

+ Đoạn 3 : “ Chò đây mà… âm ấm vang lên”
Các con đoán xem ai sẽ nói chuyện với chú đỗ con -Trẻ trả lời theo suy nghó
Cô kể phần còn lại
- Lần 2 : Cô kể kết hợp tranh
Đàm thoại :
+ Chuyện cô vừa kể gồm có những nhân vật nào ? -Chú đỗ con, gió xuân, ông
mặt trời.
+ Cô mùa xuân giúp gì cho đỗ con ? -Tắm cho chú đỗ con
+ Còn những ai giúp đỡ con nữa ? -Chò gió xuân , ông mặt trời
-Đỗ con là nhân vật như thế nào ?
Hoạt động 3 : Trò chuyện cùng nhân vật
Cô đeo mặt nạ hình đỗ con
-Đố các bạn tôi là ai ?
-Thế các bạn có muốn đi xem chỗ tôi ở không ?
-Ôi ! Tôi buồn ngủ quá tôi đi ngủ đây.
-Ai gọi tôi đó ? -Cô mùa xuân
-Ôi ! Mát quá ! cô mùa xuân làm gì cho tôi thế ? -Đem nước tắm mát
-Ai lại gọi tôi nữa vậy các bạn ?Ôi ! tôi thấy mình lơn
phổng lên, nứt cả áo đây này.
-Chò gió xuân
-Thôi, tôi đi ngủ nữa đây, ủa ! ai lại gọi tôi dậy thế ? -Những tia nắng ấm áp, Ông
mặt trời
-À ! ông mặt trời gọi tôi thức dậy khoải lớp đất êm đấy,
ở trên đó, lạnh lắm ông mặt trời ơi ! ông đã nói gì với
tôi?
-Cháu cứ vùng vẫy đi nào, ông
sẽ sưởi ấm cho cháu.
-Ôi thích quá
-Tôi phải đi nhận ánh nắng xuân ấm áp đây.
Tôi chào các bạn nhé !

-Xòe 2 bàn tay nhỏ xíu
-Theo các con mình sẽ đặt tên chuyện là gì nhỉ ? -Trẻ đặt theo ý thích
Cô cũng có 1 tên chuyện rất hay đó là chuyện “ Chú đỗ
con”.
Hoạt động 4 : Trò chơi “ Gieo hạt”
-Mỗi trẻ tưởng tượng mình là hạt đỗ  nẩy mầm  lớn
lên  được mùa xuân tắm mát và ông mặt trời sưởi ấm
-Trẻ chơi cùng cô
15
LÀM QUEN VĂN HỌC
Chủ đề: MÙA XUÂN
Đề tài : Chuyện “ Chú đỗ con” ( Lần 2 )
I- YÊU CẦU :
-Trẻ hiểu và khắc sâu nội dung, nắm vững trình tự phát triển của câu chuyện,
tính cách của nhân vật.
-Trẻ nhớ và thể hiện được cử chỉ, điệu bộ khi kể
+ Giọng của cô mùa xuân : mạnh mẽ
+ Giọng của chò gió xuân : dòu dàng
+ Giọng của ông mặt trời : đầm ấm, ấm áp
+ Giọng của đỗ con : ngây thơ, trong sáng
-Giáo dục cháu biết phối hợp trong hoạt động nhóm.
II- CHUẨN BỊ :
-Tranh phông : nhân vật rời, ông mặt trời, cô mùa xuân, gió xuân, đỗ con
-Mũ đội đầu : chú đỗ con, ông mặt trời, cô mùa xuân, chò gió xuân
-Một số đậu xanh, đậu trắng, đậu đỏ và rỗ
-Bộ tranh chuyện kể cho mỗi nhóm
III- TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG :
Hoạt động của cô Dự kiến hoạt động của trẻ
Hoạt động 1 :Quan sát hạt đậu nẩy mầm
-Cô cho trẻ chơi trò chơi “Gieo hạt”

-À ! hôm trước mình đã gieo hạt gì ? -Hạt đậu
-Bây giờ cô cháu ta xem hạt đậu ra sao nhé ! -Trẻ cùng đến góc lớp KT
-Con xem hạt đậu nó như thế nào rồi ? -Cho trẻ nói điều trẻ thấy
-Các con có nhớ, cô đã kể cho các con 1 câu chuyện gì
về hạt đậu này không ?
-Chú đỗ con
Hoạt động 2 : Cô kể chuyện diễn cảm
+Lần 1 : côkể trên tranh phông , cô kể đến lời thoại gợi
ý để trẻ kể cùng cô.
-Đỗ con nằm ngủ ở đâu ? -Ngủ trong cái chum khô ráo
-Cô mùa xuân làm gì giúp đỗ con ? -Đem nước tắm mát cho đỗ
con.
-Chò gió xuân đã thì thầm điều gì với đỗ con ? -Chò đây mà chò là chò gió
xuân đẹp lắm.
-Ai đã lay đỗ con dậy ? -Tia nắng ấm
-Ông mặt trời đã nói gì với đỗ con ? -Ông mặt trời đây, cháu dậy
đi thôi trời sáng rồi
-Đỗ con hỏi ông mặt trời điều gì ?
- Nếu chú đỗ con không vươn vai mạnh , thì có chuyện
16
gì xảy ra.
+Lần 2 : Bé kể chuyện cùng cô
- Mỗi trẻ chọn 1 vai và đội mũ vào đứng theo nhóm
có mũ giống nhau.
- Cô là người dẫn chuyện khi cô kể đến lời nhân vật nào
thì nhân vật đó tự nói lời thoại.
-Trẻ lắng nghe và nói lời
thoại của nhân vật mình
chọn.
Hoạt động 3 : Trò chơi “Xem ai giỏi”

+Yêu cầu :
-Trẻ xếp đúng thứ tự theo đúng nội dung truyện
-Chia trẻ thành 8 nhóm -Trẻ kết thành nhóm 4 và lấy
bộ tranh.
-Mỗi nhóm lên lấy bộ tranh và xếp đúng trình tự câu
chuyện.
-Trẻ xếp đúng trình tự nội
dung chuyện.
Hoạt động 4 : Trò chơi “Cô tấm giỏi”
Yêu cầu : Lựa đúng loại hạt và nói tên loại hạt (đậu
trắng, xanh, đỏ).
-Nhóm lấy rỗ hạt và lựa ra từng loại hạt cho vào rổ. -Trẻ lấy rổ hạt và lựa ra từng
rổ.
-Sau 1 bài hát nhóm nào xong trước là thắng .
-Cô quan sát và kiểm tra. -Trẻ nói hạt đậu xanh, trắng,
đỏ.
LÀM QUEN VĂN HỌC
Chủ đề : MÙA XUÂN
Đề tài : Thơ “Mùa xuân”
I- YÊU CẦU :
-Trẻ hiểu được nội dung bài thơ mùa xuân đến cây cối có nhiều chồi non, có
nắng ấm, có chim én bay tìm đàn.
-Trẻ cảm nhận được âm điệu nhòp nhàng vui tươi của bài thơ.
-Trẻ biết bộc lộ cảm xúc và nhận một cách hồn nhiên : thể hiện qua nét mặt, cử
chỉ điệu bộ khi đọc thơ.
II- CHUẨN BỊ :
-Làm quen trước hoạt động- giải thích từ khó : chồi non , xoe tròn.
-Tranh : vẽ về cảnh vật mùa xuân.
III- TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG :
Hoạt động của cô Dự kiến hoạt động trẻ

Hoạt động 1 : kể chuyện
-Các con nhìn trong sân trường chúng ta có những loại
hoa gì ?
-Cho trẻ kể tên các loại hoa
có trong sân trường
-Thế các con có biết vào mùa nào thì có nhiều hoa đẹp
như thế không ?
-Mùa xuân
-Cô có 1 bài thơ tả về mùa xuân mà có nhiều cây xanh -Trẻ trả lời tự do
17
thì mọc lá non, chim thì bay tìm đàn, các con có muốn
nghe không ?
-Bây giờ các con chú ý nghe cô đọc để lát nữa mình đặt
tên bài thơ nhé !
Hoạt động 2 : Cô đọc thơ cho trẻ nghe
+Lần 1 : cô đọc thơ diễn cảm kết hợp cử chỉ, nét mặt,
tranh.
-Trẻ chú ý lắng nghe cô đọc
+Lần 2 : cô đọc kết hợp động tác biểu cảm
Hoạt động 3 : Trẻ đọc thơ
-Cô cho trẻ đọc thơ 1 – 2 lần -Cô cho trẻ đọc cùng cô
-Mùa xuân đến đã gọi ai thức dậy ? -Gọi chồi non dậy
-Các bông hoa thì như thế nào ? -Nở xoe tròn
-Câu thơ nào nói lên bông hoa nở xoe tròn ? -Gọi bông hoa nở xoe tròn
trên cây
-Cô cùng các con đọc 3 câu thơ đầu của bài thơ nhé ! -Trẻ đọc thơ
-Đoạn thơ này nói về muà xuân đến nên tất cả cây cối
đều tươi tốt, xinh đẹp.
-Mùa xuân đến còn gọi những con vật nào nữa. -Gọi con sáo, gọi chim én
-Trong bài thơ này nói đến bao nhiêu con vật. -Có 2 con chim

-Cô cùng các con đọc tiếp 3 câu thơ cuối của bài thơ. -Trẻ đọc cùng cô
-Đoạn thơ này tả mùa xuân ấm áp nên con vật bay tìm
đàn để đón mùa xuân.
-Cho nhóm đọc và cá nhân đọc thể hiện biểu cảm. -Chia nhóm trai-gái và cá
nhân đọc.
Hoạt động 4 : Tưởng tượng sáng tạo
-Cho trẻ đặt tên bài thơ -Trẻ đặt tên bài thơ theo suy
nghó trẻ
-Cô giới thiệu tên bài thơ “Mùa xuân” của tác giả
Dương Khâu Luông
-Chơi trò chơi “ Gieo hạt” -Trẻ làm theo yêu cầu của cô
18
LÀM QUEN VĂN HỌC
Chủ đề : TẾT CỔ TRUYỀN
Đề tài : Thơ “ Cây đào”
I- YÊU CẦU :
-Trẻ hiểu được nội dung bài thơ khi tết đến sẽ có hoa đào nở ở miền Bắc và hoa
đào có màu hồng.
-Trẻ cảm nhận được âm điệu nhòp nhàng vui tươi của bài thơ.
-Trẻ biết bộc lộ cảm xúc và nhận một cách hồn nhiên : thể hiện qua nét mặt, cử
chỉ điệu bộ khi đọc thơ.
II- CHUẨN BỊ :
- Đồ dùng của cô :
+ Vẽ cành khô của hoa đào
+ Bút lông màu hồng
+ Nhiều cành đào trên MTHĐ
+ Làm quen trước hoạt động : Giải thích từ khó : lốm đốm, nho nhỏ
- Đồ dùng trẻ : Mỗi trẻ 1 nụ hoa đào đến dán vào MTHĐ
III- TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG :
Hoạt động của cô Dự kiến hoạt động trẻ

Hoạt động 1:Trò chuyện với trẻ về các loại hoa ngày tết
-Bạn nào có thể kể cho cô và các bạn nghe có những
loại hoa nào ở ngày tết ?
-Hoa mai, hoa cúc, đồng tiền
-Có loại hoa cũng nở vào ngày tết , nhưng chỉ nở ở miền
Bắc , bây giờ các con chú ý xem cô vẽ là hoa gì nhé ?
-Cô vẽ 5 hình tròn màu hồng để kết thành 1 hoa đào.
Khi vẽ cô kết hợp hỏi
-Cô vẽ hình gì đây ? -Hình tròn
-Hoa của cô có màu gì ? Bé nào biết đó là hoa gì ? -Màu hồng- hoa đào
-Hoa thật đẹp các con nhỉ ! cô sẽ đọc cho lớp mình nghe
một bài thơ nói về loại hoa này. Thế các con có thích
không ?
-Trẻ trả lời tự do
Hoạt động 2 : Cô đọc thơ cho trẻ nghe
+Lần 1 : cô đọc thơ diễn cảm kết hợp cử chỉ, nét mặt,
tranh.
-Trẻ chú ý lắng nghe cô đọc
+Lần 2 : cô đọc kết hợp động tác biểu cảm
Hoạt động 3 : Trẻ đọc thơ
-Cô cho trẻ đọc thơ 1 – 2 lần
-Cây đào được trồng ở đâu -Trồng ở đầu xóm
-Nụ của cây đào có màu gì ? -Nụ đào màu hồng
 Cô cùng các con đọc lại 4 câu thơ đầu của bài thơ.
Đoạn thơ này kể về cây đào đào được trồng ở đầu xóm
và có rất nhiều nụ hoa màu hồng
-Trẻ đọc thơ cùng cô
-Bông đào như thế nào ? -Nhỏ
-Câu thơ nào cho con biết là bông đào nhỏ ? -Bông đào nho nhỏ
19

-Có bé nào thấy hoa cười chưa ? Hoa cười như thế nào ? -Hoa nở rộ
-Khi thấy hoa cười thì báo cho chúng ta ngày gì đến ? -Ngày tết
-Câu thơ nào cho con biết là ngày tết đến ? -Đúng là tết đến
 Cô cùng các con đọc lại 4 câu thơ cuối nhé ! -Trẻ đọc cùng cô
-Đoạn thơ này tả về hoa đào màu hồng, khi hoa nở rộ là
đến ngày tết.
-Cho nhóm đọc và 1 – 2 cá nhân thể hiện đoạn thơ -Chia nhóm trai – gái và cá
nhân đọc
Hoạt động 4 : Tưởng tượng sáng tạo
-Cho trẻ đặt tên bài thơ. -Trẻ đặt tên bài thơ theo suy
nghó trẻ.
-Cô giới thiệu tên bài thơ “Cây đào”
-Cô cho trẻ dán nụ hoa đào trên MTHĐ -Mỗi trẻ lấy 1 nụ hoa và dán
vào cành trên MTHĐ.
20
LÀM QUEN VĂN HỌC
Chủ đề: MỘT SỐ LOẠI HOA - QUẢ
Đề tài : Chuyện “ Quả táo của ai ” ( Lần 1 )
I- YÊU CẦU :
-Trẻ hiểu được nội dung, ý nghóa của câu chuyện biết chia sẽ giúp đỡ và nhường
nhòn nhau.
-Nghe hiểu ngôn ngữ chuyện, biết trả lời và đặt tên chuyện và bộc lộ cảm xúc
của mình về nội dung câu chuyện.
-Phát triển ngôn ngữ, khả năng chú ý, cảm xúc tư duy tưởng tượng của trẻ.
II- CHUẨN BỊ :
-Tranh phông : nhân vật rời
-Mô hình + rối dây
-Mặt nạ nhím
III- TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG :
Hoạt động của cô Dự kiến hoạt động của trẻ

Hoạt động 1 : Hát bài hát “Quả gì”
-Các con hát bài gì ? trong bài hát có các loại quả gì ? -Trẻ hát và vận động
-Trẻ đàm thoại cùng cô
-Cô có 1 câu chuyện cũng kể về 1 loại quả rất hay. Cô
kể các con nghe và các con giúp cô đặt tên chuyện nha.
Hoạt động 2 : Cô kể chuyện
+Lần 1 : cô vừa kể trên tranh phông và nhân vật rời.
-Vừa kể cô vừa đặt câu hỏi đònh hướng.
Đoạn 1:“Vào cuối mùa thu thỏ không sao với tới được”
Theo các con thỏ sẽ làm gì khi không hái được quả táo ? -Lấy que hái
Đoạn 2 : “ Gần đó … nhím đang đi qua ”
-Các con đoán xem nhím sẽ làm gì với quả táo ? -Nhím leo lên cây hái
Đoạn 3 : “Bổng dưng …. Bác gấu đi tới chỗ 3 bạn”
Các con nghó xem bác gấu sẽ làm gì ? -Chia cho bạn cùng ăn
Đoạn 4 : “ Ba bạn …. 4 phần”
-Cô đố các con tại sao nhím lại bổ táo ra làm 4 phần mà
không phải là 3 phần.
Cô kể phần còn lại
+Lần 2 : Cô kể trên mô hình và rối dây
Đàm thoại :
-Chuyện cô vừa kể gồm có những nhân vật nào ?
-Có bao nhiêu quả táo còn sót lại trên cây táo đầu rừng? -Còn có 1 quả táo
- Những ai có công trong việc hái táo ? -Nhím , quạ, thỏ
-Các bạn chia táo như thế nào ? Nhờ ai các bạn không
giành nhau quả táo nữa ?
-Bác gấu
Hoạt động 3 : Trò chuyện cùng nhân vật
21
Cô đeo mặt nạ nhím
-Chào các bạn , các bạn đặt tên cho tôi đi. -Bạn nhím

-Các bạn vào rừng chơi cùng tôi nhé ! -Đi các kiểu chân
-Ôi ! đau quá ! cái gì rơi trúng lưng tôi vậy ? Đúng rồi !
1 quả táo – thích quá quả táo của tôi
-Quả táo
- Ồ ! ai đi đến kìa ! -Thỏ
- Thỏ nói gì với tôi vậy ? -Quả táo của tôi đấy !
-Không , quả táo này là của tôi .Ôi ! còn ai giành với tôi
nữa .
-Bạn quạ
-Làm sao bây giờ nhỉ ! Táo của tôi mà. Ai đi tới nữa
kìa.
-Bác gấu
-Bác gấu sẽ giúp gì cho chúng tôi đây -Chia quả táo làm 3 phần
-Theo các bạn tôi sẽ chia làm mấy phần đây ? Vì sao
vậy?
- 4
-Các bạn cùng tôi cảm ơn bác gấu đi nhé ! Thôi chào
các bạn .
-Cảm ơn bác gấu
-Theo các con mình sẽ đặt tên chuyện là gì nhỉ ? -Trẻ đặt theo ý thích
Cô cũng có 1 tên chuyện rất hay đó là chuyện “ Quả táo
của ai”.
Hoạt động 4 : Tặng táo cho nhân vật mình yêu thích
Trong vườn táo có rất nhiều táo chín, bây giờ mình vào
vườn hái táo về tặng cho nhím , quạ, thỏ và bác gấu
nha.
Mỗi bạn hái 1 quả táo về tặng cho nhân vật mình yêu
thích.
-Mỗi trẻ hái 1 quả táo và gắn
theo hình nhân vật.

Sau đó cho trẻ so sánh xem bạn nào được nhiều táo.
22
Quả táo của ai ?
Vào cuối mùa thu, trên cây táo ở đầu rừng chỉ còn sót lại một quả táo chín vàng.
Trông quả táo mới ngon làm sao.
Một hôm, Thỏ đi dạo chơi ngang qua nhìn thấy rất muốn hái. Nhưng quả táo chín
ở cành cao quá, Thỏ không sao với tới được. Gần đó có một cây cao, Quạ Đen đang
ngồi ung dung rỉa lông rỉa cánh, vui đùa với gió và những chiếc lá bay. Thỏ trông thấy
Quạ Đen liền gọi :
-Bác Quạ Đen ơi ! hái giúp tôi quả táo chín với !
Nghe xong, Quạ Đen hái giúp ngay. Nhưng vì táo chín quá, khi Quạ Đen vừa
động vào, quả táo rơi ngay đúng lưng Nhím đang đi qua. Bỗng dưng được một quả táo
ngon, Nhím liền ôm quả táo chạy ngay, không cần biết của ai? Thấy vậy Thỏ vội kêu :
-Bạn Nhím ơi ! Quả táo chín đó là của tôi đấy. Bạn cho tôi xin !
Nhím nói :
-Quả táo chín rụng, tôi lượm được mà !
Thỏ đáp lại :
-Tôi tìm thấy quả táo chứ ! Quả táo này là của tôi.
Vừa lúc đó Quạ Đen bay tới và bảo :
-Quả táo này tôi hái đấy !
Thế là cả ba cùng kêu lên :
-Táo của tôi ! Táo của tôi !
Mặc dù đứng khuất sau gốc cây to, nhưng bác gấu đã nghe rõ đầu đuôi câu
chuyện. Bác gấu đi tới chỗ ba bạn và nói :
-Các cháu đừng tranh cãi nữa ! Cả ba cháu cùng nói đúng . Song không nên tranh
giành nhau như vậy. Hãy bổ quả táo ra làm ba phần, mỗi cháu nhận một phần
Ba bạn nghe ra thấy phải, Nhím nhanh nhẹn liển bổ quả táo ra làm bốn phần
Trước hết Nhím lấy một phần mời bác gấu và nói :
-Chúng cháu mời bác ! Chúng cháu cảm ơn bác vì bác đã dạy cho chúng cháu
biết phân xử công bằng. Ba phần táo còn lại Nhím chia cho hai bạn và mình.

Bốn bác cháu vừa ăn táo vừa nói chuyện vui vẻ. Sau đó các bạn cùng nhảy múa
cho bác Gấu xem 
23
LÀM QUEN VĂN HỌC
Chủ đề : MỘT SỐ LOẠI HOA - QUẢ
Đề tài : Chuyện “ Quả táo của ai ” ( Lần 2 )
I- YÊU CẦU :
-Trẻ hiểu và khắc sâu nội dung, nắm vững trình tự phát triển của câu chuyện.
-Thể hiện được tích cách nhân vật qua lời nói, cử chỉ, điệu bộ khi kể.
-Phát triển ngôn ngữ qua đàm thoại kể chuyện và khả năng chú ý, tư duy, tưởng
tượng sáng tạo của trẻ.
-Trẻ tích cực tham gia hoạt động, chia sẻ nhau trong hoạt động.
II- CHUẨN BỊ :
-Tranh phông nhân vật rời : quả táo, thỏ, nhím, quạ, bác gấu
-Mỗi cháu có 1 nữa quả táo ( xanh – đỏ – vàng )
-Tranh kể chuyện : 5 tranh
III- TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG :
Hoạt động của cô Dự kiến hoạt động của trẻ
Hoạt động 1 :Trò chơi “ Con thỏ”
-St ! các con lắng nghe xem có tiếng ai cãi nhau
Táo của tôi ! táo của tôi !
-Cô đố các bạn đó là tiếng của nhân vật nào ?
-Trong câu chuyện gì ?
Hoạt động 2 : Cô kể chuyện
+Lần 1 : cô kể kết hợp với rối, cô dừng lại để cháu kể
lời thoại.
-Ai nhìn thấy quả táo trước ? -Thỏ nhìn thấy quả trước
-Thỏ nói gì với quạ ? -Bác quạ đen ơi ! hái giúp tôi
quả táo.
-Thỏ đã nói gì với nhím ? -Bạn nhím ơi ! quả táo chín

đỏ là của tôi, cho tôi xin.
-Nhím nói gì với thỏ ? -Quả táo chín rụng tôi lượm
được mà !
-Có bao nhiêu bạn thấy quả táo ? - 3 bạn ( thỏ, nhím, quạ )
-Bác gấu nói gì với 3 bạn ? -Đừng cãi nhau nữa, chia làm
3 mỗi bạn 1 phần.
-Nhím đã chia quả táo làm mấy phần ? -Làm 4 phần
-Các bạn nói gì với bác gấu ?
+Lần 2 : các con lắng nghe xem có chi tiết nào khác với
lần trước cô kể nha.
-Vào cuối mùa thu, cây táo ở đầu rừng không còn quả
táo nào.
-Chỉ còn 1 quả táo
24
-Quả táo ở cành cao thỏ với tay là hái được liền ? -Thỏ không hái được
-Nhím cầm quả táo ăn ngay ? -Nhím ôm quả táo chạy ngay
-Bác gấu gợi ý quả táo chia làm 5 phần -Chia táo làm 3 phần
-Nhím bổ quả táo làm 5 phần -Nhím bổ ra làm 4 phần
-Nếu con là bạn nhím con sẽ làm gì khi thấy quả táo ? -Trẻ trả lời theo ý trẻ
Hoạt động 3 : Thi kể chuyện hay
-Chia lớp thành 5 nhóm, 1 bạn lên lấy 1 tranh và nhóm
cùng thảo luận về nội dung tranh và kể nội dung cho các
bạn cùng nghe
-5 bạn đại diện lên lấy tranh ,
thảo luận về nội dung.
-Sau đó cho trẻ xếp thứ tự tranh theo nội dung chuyện. - 1 cháu lên xếp tranh
Hoạt động 4 : Trò chơi “Bạn của tôi”
+Yêu cầu : Trẻ tìm được nửa quả táo đúng màu.
-Mỗi trẻ sẽ lấy 1 nửa quả táo, khi có hiệu lệnh của cô,
sẽ tìm nửa quả kia ráp lại thành 1 quả táo.

Trẻ lấy nửa quả táo và tìm
bạn có nửa quả táo đúng màu
để ráp thành 1 quả.
25

×