Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Nghiên cứu thực trạng sâu răng của học sinh trường tiểu học Yên Hòa – Đống Đa – Hà Nội năm 2003

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.55 KB, 15 trang )

Đặt vấn đề
Bệnh sâu răng là một trong những bệnh hay gặp nhất với tỷ lệ mắc lớn
trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Qua các công trình nghiên cứu của Tổ
chức y trên thế giới (WHO) thì ở Việt Nam và một số nước trong khu vực
Đông Nam Á cớ tỷ lệ mắc bệnh răng miệng rất cao, chiếm tới hơn 90% dân
số, trong đó phổ biến nhất là bệnh sâu răng và viêm lợi. Năm 1994, WHO
cũng đánh giá bệnh sâu răng và viêm lợi ở nước ta vào loại cao nhất trên thế
giới và nằm trong khu vực các nước có bệnh răng miệng đang tăng lên.[14].
Trong cuộc điều tra sức khỏe răng miệng toàn quốc diễn ra năm 2001,
kết quả là 90% dân số mắc bệnh răng miệng, đặc biệt có tới 57,02% trẻ em từ
6 đến 12 tuổi bị sâu răng [15]. Năm 2002, báo cáo của sở Y tế Hà Nội cho
thấy tỷ lệ sâu răng của học sinh ở các lứa tuổi là 36%, trong đó học sinh ở
cấp bậc tiểu học chiếm 52% [4]. Vì vậy nhu cầu điều trị cho đối tượng
này là rất sớm.
Bệnh sâu răng iys gây các biến chứng nguy hiểm nhưng nếu không đước
kịp thời điều trị sẽ dẫn đến viêm tủy, viêm quanh cuống, dẫn tới mất răng
sớm, gây giảm chức năng ăn nhai, răng lệch lạc và ảnh hưởng đến thẩm mỹ.
Do đó, vai trò của công tác dự phòng và ngăn ngừa biến chứng là hết sức
quan trọng. Đáp ứng yêu cầu đó, chường trình nha khoa học đường đã được
triển khai ở nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam.
Trong những năm gần đay, Bộ Y tế đã phối hợp với Hội Răng Hàm Mặt
Việt Nam, Viện Răng Hàm Mặt Quốc gia và trường Đại học Răng Hàm Mặt
tiến hành Chương trình chăm sóc sức khỏe răng miệng trẻ em Nha Khoa học
đường (NHĐ) ở hầu hết các tỉnh thành trong cả nước nhằm giảm sâu răng cho
trẻ em lứa tuổi đến trường. Tuy nhiên, trẻ em tại trường tiểu học Yên Hòa –
Đống Đa – Hà Nội chưa được chăm sóc sức khỏe răng miệng theo chương
1
trình Nha học đường bao giờ và hiện nay nhu cầu được chăm sóc sức khỏe
răng miệng đang là vấn đề cấp thiết của cả thầy, trò và phụ huynh học sinh
nhà trường.
Xuất phát từ lý do trên, chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu thực


trạng sâu răng của học sinh trường tiểu học Yên Hòa – Đống Đa – Hà Nội
năm 2003” với các mục tiêu sau:
1. Mô tả tỷ lệ sâu răng ở trẻ em trong độ tuổi từ 7 đến 11 tại trường tiểu
học Yên Hòa – Đống Đa – Hà Nội.
2. Mô tả đặc điểm lâm sàng bệnh sâu răng ở trẻ em trong độ tuổi từ 7
đến 11 tuổi tại trường tiểu học Yên Hòa – Đống Đa – Hà Nội.
Từ đó đề xuất một số giải pháp trong công tác Nha học đường.
2
CHƯƠNG I
Tổng quan tài liệu
1.1. Bệnh Sâu răng
1.1.1. Định nghĩa [12]
Sâu răng lầ một bệnh nhiễm khuẩn tổ chức canxi hóa được đặc trưng bởi
sự hủy khoáng của thành phần vô cơ và sự phá hủy thành phần hữu cơ của mô
cứng. Tổn thương là quá trình phức tạp bao gồm các phản ứng hóa lý liên
quan đến sự di chuyển các ion bề mặt giữ răng và môi trường miệng và là quá
trình sinh học giữa các vi khuẩn mảng bám với cơ chế bảo vệ của vật chủ.
1.1.2. Bệnh căn, bệnh sinh [12], [8], [9]
Trước năm 1970: Sâu răng được coi là một tổn thương không thể hồi
phục, và khi giải thích bệnh căn của sâu răng người ta dùng sơ đồ Keys, chú ý
nhiều tới chất đường và vi khuẩn Streptococcus mutans, nên việc phòng bệnh
sâu răng tập trung chủ yếu vào chế độ ăn hạn chế đường, vệ sinh răng miệng
kỹ nhưng hiệu quả phòng sâu răng vẫn hạn chế.
Cũng từ sau năm 1975, White đã thay thế vòng tròn chất đường của sơ
đồ Keys bằng vòng tròn chất nền, nhấn mạnh vai trò của nước bọt, pH của
dòng chảy môi trường quanh răng và vai trò của Fluor.
1.1.2.1. Bệnh căn:
* Vai trò của mảng bám răng
+ Mảng bám răng là một màng mềm phủ lên các bề mặt của răng, được
hình thành sau 2 giờ chải sạch răng và phát triển hoàn chỉnh, có thể gây bệnh

3
vào ngày thứ hai mươi mốt. Mảng bám răng có hai thành phần: Vi khuẩn
chiếm (70%) và chất gian khuẩn (chiếm 30%).
+ Mảng bám răng giữ vai trò quan trọng trong bệnh căn bệnh sâu răng
do trong các sản phẩm của mảng bám răng có thành phần axit hữu cơ (chủ
yếu là axit lactic, axit pyruvic) làm tiêu hủy chất khoáng Ca+ + và NPO4 của
men răng, gây bệnh sâu răng. Các chất gluxit từ thức ăn sẽ nhanh chóng
khuyếch tán vào mảng bám, được men vi khuẩn chuyển hóa thành axit. Khi
lượng axit đủ nhiều làm pH của môi trường nước bọt giảm dưới 5 sẽ làm tăng
hiện tượng hủy khoáng và gây bệnh sâu răng.
+ Vi khuẩn: Streptococcus mutans là tác nhân chủ yếu gây nên sự thành
lập mảng bám, có vai trò quan trọng trong việc hình thành tổn thương ban đầu
và là chủng vi khuẩn có khả năng gây sâu răng cao nhất trong nghiên cứu
thực nghiệm trên động vật. Một số dòng Actinomyces, Lactobacillus
acidophillus cũng gây sâu răng thực nghiệm trên động vật, trong đó
Actinomyces có vai trò quan trọng trong sâu chân răng.
* Vai trò của Carbonhydrat:
+ Vi khuẩn gây sâu răng sau khi nhiễm vào môi trường miệng, tự nó sẽ
không gây sâu răng được. CÓ sự liên quan rõ rệt giữa sâu răng và sự lên men
đường.
+ Sucrose (đường mía) có khả năng gây sâu răng cao hơn các loại đường
khác, do dễ bị lên men, do khả năng chuyển hóa thành glucans ngoài bào bởi
enzyme glucosyl transferase của vi khuẩn.
+ Glucose, maltose, fructose, galactose và lactose cũng có khả năng gây
sâu răng cao trong nghiên cứu thực nghiệm.
4
+ Tỷ lệ xuất hiện răng sâu liên quan tới độ đậm đặc, độ dính, cách thức
và tần suất sử dụng đường hơn là tổng hợp lượng đường tiêu thụ.
* Vai trò của các yếu tố khác:
+ Các yếu tố nội sinh của răng:

- Thành phần men răng: Ở những răng mới mọc. men răng chưa được
hoàn thiện hoàn toàn (chưa chín muồi), men răng có thành phần hydroxy
apatite chứa nhiều carbonat – là dạng tinh thể dễ bị tác dụng của axit.
- Cấu trúc men răng:
Men răng thiểu sản và kém khoáng hóa làm tăng nguy cơ sâu răng.
- Hình thể giải phẫu răng:
Răng có hỗ rãnh sâu, hình thái khác thường, vùng tiếp xúc mặt bên rộng
tăng nguy cơ sâu răng do tích tụ mảng bám.
- Vị trí răng: Răng lệch lạc làm tăng khả năng lưu giữ mảng bám, tăng
nguy cơ sâu răng.
+ Các yếu tố ngoại sinh:
- Nước bọt: Nước bọt có vai trò quan trọng bảo vệ khỏi sâu nhưng ở
ngoài nước bọt quá nhiều axit hoặc quá ít đều tăng khả năng bị sâu răng.
- Chế độ ăn: Ăn nhiều đường, nhất là ăn vặt thường xuyên giữa các bữa
ăn chính làm tăng nguy cơ sâu răng.
- Thói quen ăn uống trước khi đi ngủ: Đặc biệt là ở trẻ nhỏ, việc cho bú
bình kéo dài với sữa và các loại chất ngọt, nhất là lại bú trong khi ngủ làm
tăng tỷ lệ sâu răng, gây nên hội chứng bú bình.
5
- Chỉnh nha, sử dụng hàm giả bán phần, trám răng không đúng quy cách:
Làm tăng khả năng lưu giữ mảnh thức ăn, mảng bám vi khuẩn, do đó tăng
nguy cơ sâu răng.
- Yếu tố di truyền: Liên quan đến hình thể, cấu trúc răng, nước bọt, độ
nhạy cảm với vi khuẩn. Tuy nhiên nó chỉ có tác động rất nhỏ so với các yếu tố
môi trường. Ở gia đình bố mẹ bị sâu răng nhiều, con cái cũng có khuynh
hướng bị sâu răng nhiều chủ yếu là do bị ảnh hưởng bởi thói quen ăn uống, vệ
sinh răng miệng.
1.1.2.2. Bệnh sinh
+ Sinh lý bệnh quá trình sâu răng là do quá trình hủy khoáng chiếm ưu
thế hơn quá trình tái khoáng do vai trò chuyển hóa carbohydrate của vi khuẩn

mảng bám trên bề mặt răng.
+ Quá trình hủy khoáng là sự chuyển các chất khoáng từ răng vào môi
trường nước bọt trong miệng quá nhiều. Chất khoáng chủ yếu liên quan trong
quá trình sâu răng là Ca+ + và NPO4. Hai chất này có thể tan trong nước bọt
bởi axit của môi trường nước bọt hoặc sản phẩm của quá trình hoạt động của
vi khuẩn trong miệng. Quá trình hủy khoáng diễn ra khi pH môi trường nước
bọt giảm xuống <5,5.
+ Quá trình tái khoáng ngược với quá trình hủy khoáng, xảy ra khi pH
trung tính >5,5 và nó có đủ ion Ca++ và NPO4 trong môi trường miệng, tái
lập lại một phần các tinh thể apatite bị hòa tan, quá trình này có thể được làm
tăng bởi các ion fluor ở vùng phản ứng.
+ Bệnh căn và bệnh sinh bệnh sâu răng có thể tóm tắt sơ đồ White
(1975) và được giải thích qua sự cân bằng giữa các yếu tố bảo vệ và các yếu
tố gây mất ổn định, sự mất cân bằng giữa quá trình hủy khoáng và quá trình
6
tái khoáng. Nếu quá trình hủy khoáng lớn hơn quá trình tái khoáng thì gây sâu
răng.
Sâu răng = Hủy khoáng > Tái khoáng
Hình 1.3 Sơ đồ tóm tắt cơ chế sâu răng
7
yếu tố gây mất
ổn định
yếu tố bảo vệ
- Mảng bám răng
- Không kiểm soát chế độ
ăn đường
- Thiếu nươc bọt hoặc
nước bọt axit
- pH môi trường miệng <5
- Sự chuyển muối khoáng

từ men răng ra môi trường
miệng trong thời gian dài
- Nước bọt
- Khả năng kháng axit của
men
- Số lượng ion Fluor có ở bề
mặt men răng
- pH môi trường miệng >5,5
- Nồng độ Ca++, NPO4 ở
quanh răng cao
- Trám bít hỗ rãnh dự phòng
sâu răng
1.1.3 Đặc điểm lâm sàng bệnh sâu răng ở trẻ em [3]
Với bộ răng hỗn hợp, bệnh cảnh sâu răng của trẻ en trong độ tuổi từ 6
đến 12 tuổi mang những đặc điểm riêng biệt khác của người lớn. Trước hết,
bệnh không chỉ biểu hiện trên hai loại răng khác nhau mà còn mang những
nét đặc thù trên cấu trúc giải phẫu của bộ răng hỗn hợp và sự phát triển của
trẻ.
1.1.3.1 Với răng sữa
+ Giai đoạn của quá trình sâu răng diễn ra nhanh hơn, giai đoạn đầu kéo
dài khoảng 1 đến 2 tuần. Sau 1 đến 3 tháng, quá trình bệnh lý sẽ tiến triển vào
sâu. Yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến đặc điểm trên là sức đề kháng và khả
năng phản ứng của cơ thể trẻ không bằng người trưởng thành.
+ Sâu răng sữa thường lan tỏa. Tủy răng sữa khác với tủy răng của người
lớn ở chỗ: nó phải chịu đựng những thay đổi liên tục về hình thái và sinh lý
liên quan đến sự phát triển và sự tiêu chân răng. Trong giai đoạn phát triển
của răng, tủy răng sữa hoạt động mạnh nhất và ngà thứ phát được tạo thành
khi có quá trình sâu răng. Còn ở thời kỳ tiêu chân răng, hoạt động của tủy
răng sữa không gây phản ứng tạo ngà thứ phát.
+ Khi quá trình sâu răng tiến triển xuống sâu sẽ ảnh hưởng tới tủy răng

và có thể gây nên: Viêm tủy, tủy hoại tử, viêm quanh cuống, áp xe cuống.
Những tổn thương này có thể gây đau đớn, khó chịu, ảnh hưởng tới chính
răng bệnh và răng vĩnh viễn sẽ thay thế.
1.1.3.2. Với răng vĩnh viễn
+ Việc chưa hoàn thiên cấu trúc của răng vĩnh viễn đã tác động không
nhỏ tới sự phát triển bệnh sâu răng và làm tăng các biến chứng của nó.
8
+ Các răng vĩnh viễn thường phải sau hai năm mới ngấm vôi xong hoàn
toàn. Vì thế sâu răng tạo điều kiện khuẩn xâm nhập sâu hơn vào tổ chức
quanh răng, có thể gây ra những biến chứng như: viêm tủy, viêm quanh
cuống, viêm mô tế bào khiến cho trẻ đau, ăn ngủ kém và ảnh hưởng đến
học tập.
1.1.4. Tình hình sâu răng ở trẻ em trên thế giới và Việt Nam
1.1.4.1. Tình hình sâu răng ở trẻ em trên thế giới
Tại hội nghị Alma Ata (1978), WHO đã công bố có hơn 90% dân số thế
giới mắc bẹnh sâu răng và đã phát động chương trình hành động vì sức khỏe
răng miệng phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện kinh tế - xã hội và khả năng ở
mỗi nước, nên kết quả thực hiện còn ở nhiều mức độ khác nhau. Bệnh răng
miệng trên thế giới ngày nay có hai khuynh hướng rõ rệt:
+ Ở các nước phát triển: Từ những năm 1940 đến 1960, tình hình sâu
răng rất nghiêm trọng, trung bình mỗi trẻ em 12 tuổi có 8 -10 răng sâu hoặc
đã bị mất do sâu. Sau một thời gian tích cực sử dụng Fluor dưới nhiều hình
thức để phòng sâu răng ở các nước này đã có sự giảm rõ rệt về sâu răng như
Mỹ và các nước Bắc Âu, Anh [8], [17].
+ Ở các nước đang phát triển: Thập kỷ 1960 tình hình sâu răng ở mức
thấp hơn nhiều so với các nước phát triển. Chỉ số DMFT tuổi 12 ở thời kỳ này
từ 1,3 - 3, 0; thậm chí một số nước dưới 1,0 như Thái Lan, Uganda, Zaire.
Gần đây, sâu răng có nhiều chiều hướng tăng lên trừ một số nước như Hồng
Koong, Singapore, Malayxia [8], [17].
9

Chỉ số DMFT ở một số nước như sau [16].
Úc 1997 4,8
200 0,8
Nhật 1957 2,8
1993 3,6
Đan Mạch 1980 5,0
2003 0,9
1.1.4.2. Tình hình sâu răng ở trẻ em Việt Nam
Nhiều nghiên cứu về tỷ lệ sâu răng đã được tiến hành tại Việt Nam từ
những thập kỷ 60 đến nay và trên các quy mô khác nhau đều cơ một nhận
định chung là: tỷ lệ sâu răng của trẻ em Việt Nam khá cao.
Nghiên cứu của Hoàng Tử Hùng (1981) tại thành phố Hồ Chí Minh và
một số tỉnh phía Nam cho thấy tỷ lệ sâu răng ở trẻ em khá cao:
Thành phố Hồ Chí Minh có tỷ lệ sâu răng ở trẻ em là 70,49%, ở tỉnh
Thuận Hải 72,14% [10]. Điều tra sức khỏe răng miệng toàn quốc của Võ Thế
Quang (1992) cho thấy tình trạng sâu răng vĩnh viễn ở trẻ em Việt Nam có xu
hướng tăng cả tỷ kệ sâu và chỉ số sâu – mất – trám trong khoảng từ 1983 đến
1991 ở tuổi 12, tỷ lệ sâu răng của trẻ 12 tuổi trên toàn quốc là 57,33% và chỉ
số sâu – mất – trám là 1,82% [13].
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Ngọc Diễm (1995) cho biết tỷ lệ sâu răng
sữa của học sinh tại một số trường ở Hà Nội là 57,02% trong đó tỷ lệ mắc
bệnh ở trẻ 6 tuổi là 60,1% và trẻ 9 tuổi là 64,7% [2]. Nghiên cứu của Lê
Đình Giáp và cộng sự (1996) cho biết có tới 75,85% trẻ em 12 tuổi ở 4 tỉnh
đồng bằng sông Cửu Long mắc bệnh sâu răng vĩnh viễn [6].
10
Điều tran sức khỏe răng miệng toàn quốc lần thứ hai (1999 – 2001) của
Viện Răng Hàm Mặt Hà Nội cho thấy 90% dân số mắc bệnh về răng miệng,
tỷ lệ sâu răng và số răng sau trung bình của mỗi người ngày một tăng, năm
2000 tỷ lệ sâu răng ở trẻ 12 tuổi đã lên tới 61,48% và chỉ số sâu – mất – tram
là 1,88 [15].

Theo báo cáo của sở y tế Hà Nội năm 2002, tỷ lệ sâu răng của học sinh
tiểu học là 52% tỷ lệ sâu răng chung của học sinh các lứa tuổi là 36% [4].
1.1.5. Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh sâu răng
1.1.5.1. Chẩn đoán ở giai đoạn đã hình thành lỗ sâu [1].
- Khi phát hiện một tổn thương ở hỗ rãnh, hay ở mặt láng, có đáy mềm
hay thành mềm.
- Răng sâu đã hàn hay đã trám bít hỗ rãnh nhưng bị sâu mới.
- Trường hợp chân răng bị phá tủy lớn do sâu, không thể phục hồi thì
xem như mất răng.
- Ở các mặt tiếp cận, có thể kết hợp dựng ánh sáng đèn chiếu từ mặt
ngoài đến mặt trong của răng và gương đặt ở phía trong, ánh sáng phản ánh
lên gương nếu có dấu hiệu tối màu hoặc mất chiếu qua ở mặt bên thì được
chẩn đoán là sâu răng. Khi người khám còn nghi ngờ thì không ghi sâu răng.
1.1.5.2. Chẩn đoán sâu răng sớm (tổn thương tiền xoang) [11]:
Dựa vào tiêu chuẩn của ICDAS (International Caries Detection and
Assessment System.
-Dấu hiệu sớm có thể nhận ra được là vết trắng nhạt trên mặt men khi
thổi khô răng. Nếu quá trình mất khoang liên tục, vết tráng nhiều hơn và bề
mặt sáng bóng chuyển thành mờ đục.
11
- Các rãnh ở mặt nhai, mặt ngoài và mật trong của cửa răng sẽ được chẩn
đoán là sâu răng nếu như phát hiện sự mắc thăm châm chỉ với một lực vừa
phải và đi cùng với một hoặc vài dấu hiệu sau:
. Có cảm giác xốp ở đáy rãnh, phần men bên cạnh bị đục.
. Vùng men ở rìa có đổi màu hoặc tối màu hơn do có vùng rỗng ở dưới
hay thoái khoáng hóa.
- Mặt trong và mặt ngoài của răng: Đước chẩn đoán là sâu răng nếu bị
mất khoáng hoặc có những đốm trắng chứng tỏ có thoái khoáng hoá ở bên
dưới và cảm giác mềm, xốp khi thăm dò cẩn thận bằng thăm châm.
- Ở các mặt tiếp giáp: khi không có răng bên cạnh, tiêu chuẩn đánh giá

cũng giống như ở mặt ngoài và mặt trong của răng.
- Giai đoạn sớm của sâu răng mà chưa phát hiện được trên lâm sàng một
cách chính xác và đáng tin cậy thì được loại trừ
1.1.5.3 Phân biệt sâu răng [11], [5] với các khiếm khuyết do phát triển
trong giai đoạn hình thành răng. Có nhiều nguyên nhân có thể gây khiếm
khuyết men hoặc toàn bộ răng nói chung. Phân biệt có thể dựa vào các yếu tố
sau:
+ Vị trí: Sâu răng có xu hướng phát triển ở các vị trí có thể dự đoán
được, hiếm khi có ở đỉnh múi hoặc bờ cắn; ngược lại so với các khiếm khuyết
men.
+ Hình dang: Sâu răng, đặc biệt ở mặt ngoài, có xu hướng theo đường
viền lợi, khiếm khuyết phát triển có dạng vạch (hoặc đường), có tính chất
từng lớp.
Cụ thể cần phân biệt với:
- Thiểu sản ở răng: Thường tổn thương có đáy cứng.
12
- Lõm hình chêm ở cổ răng: Có hình đặc biệt như quyển sách mở hai
mặt lõm nhẵn và cứng.
- Răng nhiễm fluor: thường gặp ở hai răng đối xứng. Mức độ nhẹ thì có
những đốm hay vệt nhỏ hay trắng đục, ở mức độ nặng thì men răng lỗ rỗ, gồ
ghề, mặt răng bị hư và có vệt màu nâu đen.
- Men răng đổi màu: có thể do hư răng bởi sang chấn ở răng sữa làm
ảnh hưởng đến mầm răng vĩnh viễn , hay có thẻ do nhiễm sắc ngoại lai.
1.2 Những biên pháp phòng bệnh sâu răng và chương trình nha học
đường
1.2.1 Những biện pháp phòng bệnh sâu răng
Từ những hiểu biết về bệnh căn, bệnh sinh bệnh sâu răng, người ta đã đề
ra các biện pháp phòng bệnh sâu răng như sau [7].
+ Tăng cường sức đề kháng của mô cứng răng bằng các biện pháp dùng
Fluor toàn thân hay tại chỗ, cung cấp một chế độ ăn cân bằng cho mẹ và con.

+ Ức chế tác dụng của vi khuẩn mảng bám răng bằng các biện pháp cơ
học như chải sạch răng, lấy sạch mảng bám răng bằng các biện pháp hóa học
như súc miệng bằng dung dịch có chất sát trùng Chlohexidin
+ Giới hạn tác dụng sinh axit của các chất đường bằng cách điều chỉnh
và kiểm soát chế độ ăn đường, thói quen ăn uống
Phần lớn các biện pháp phòng sâu răng được thực hiện bằng các hoạt
động như: Fluor hóa nước uống, tuyên truyền giáo dục vệ sinh răng miệng,
xây dựng mạng lưới Nha học đường kết hợp với công tác nha khoa chuyên
môn.
1.2.2 Chương trình Nha học đường
13
Mục tiêu phòng bệnh năm 2010 của WHO là 90% trẻ em 5 – 6 tuổi
không bị sâu răng và chỉ số SMT ở tuổi 12 <1 , 100% trẻ em dưới 18 tuổi giữ
được toàn bộ răng [7]. Để đạt được các tiêu chí trên, Việt nam đang hết sức
nỗ lực thực hiện bằng việc triển khai chương trình Nha học đường. Đây là
cách tốt nhất để đạt được các mục tiêu phòng bệnh, ít tốn kém và dễ thực hiện
trong cộng đồng. Vì vậy giải pháp này được cả nước nghèo lẫn nước giàu lựa
chịn. Đói tượng của chương trình là học sinh từ đến 6 đến 15 tuổi, lứa tuổi bắt
đầu mọc răng vĩnh viễn và dễ bị sâu răng nhất.
Chương trình được triển khai từ năm 1980 với các nội dung:
+ Giáo dục nha khoa: Hướng dẫn học sinh phương pháp chải răng và các
biện pháp làm sạch răng khác. Giáo dục cho trẻ có ý thức giữ gìn vệ sinh răng
miệng. Tạo cho học sinh có thói quen chải răng hàng ngày.
+ Súc miệng dung dịch có nồng độ Fluoe 0,2% tại trường mỗi tuần một
lần.
+ Dự phòng lâm sàng: lấy cao răng, điều trị viêm lợi, hàn răng sâu sớm,
nhở răng sữa đến tuổi thay, khám răng miệng định kỳ.
+ Trám bít hố rãnh, kiểm tra vệ sinh răng miệng: là biện pháp tốt nhất
phòng sâu răng, làm ngừng sâu răng chớm phát triển hay các tổn thương nhỏ
ở các hố rãnh của răng.

Thực hiện được công tác Nha học đường là một trong những biện pháp
quan trọng để chăm sóc răng miệng ban đầu. Với sự quan tâm của bộ Y tế,
Viện Răng Hàm Mặt Hà Nội và Viện Răng Hàm Mặt Thành phố Hồ Chí
Minh, cùng với sự phối hợp của Bộ giáo dục và đào tạo, từ nhiều năm qua
chương trình đã được triển khai tích cực và đạt hiệu quả tốt. Tùy theo điều
kiện cụ thể từng địa phương, từng trường có thể thực hiện ca bố hoặc một số
nội dung của chương trình, trong đó, nội dung 1 và 2 có thể do ngành giáo
14
dục đảm nhiệm để dễ triển khai hơn và có thể cùng lúc thực hiện tại nhiều
trường [4].
Theo kết quả của trường thực nghiệm sư phạm thành phố Hồ Chí Minh,
sau 2 năm triển khai nha học đường với đầy đủ các nội dung trên, mỗi học
sinnh đã giảm được 0,28 răng sâu và có nhứng kiến thức căn bản về phòng
bệnh và giữ gìn sức khỏe răng miệng [10].
15

×