Tải bản đầy đủ (.ppt) (15 trang)

sâu vẽ bùa hại cam học viện nông nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (456.48 KB, 15 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
KHOA NÔNG HỌC
CÔN TRÙNG NÔNG NGHIỆP
Đề tài:Sâu vẽ bùa hại cam
Giảng viên:Hồ Thị Thu Giang
Nhóm:13
1.Đặt vấn đề

Giới thiệu chung về sâu vẽ bùa hại cam
2. Nôi dung

Đặc điểm hình thái

Phân bố

Kí chủ và tập tính sống

Cách gây hại và triệu chứng

Quy luật phát sinh gây hại

Thiên địch

Biện pháp phòng trừ
3.Kết luận
1.Đặt vấn đề
Cây cam là cây đang đem lại giá trị kinh tế cao cho người
dân do vậy diện tích cam đã và đang được mở
rộng.Nhưng khi diện tích tăng thì sâu bệnh hại cũng tăng
và nguy hiểm hơn.Trong số sâu bệnh hại thì có khoảng
70% là do côn trùng trong đó sâu vẽ bùa là một loài tiêu


biểu và phổ biến.Sâu vẽ bùa hại cam có tên tiếng anh là
Phyllocnistis Citrella thuộc họ Gracillariidae bộ
Lepidoptera(cánh vảy)
2.Nội dung
2.1 Đặc điểm hình thái
- Trứng:có hình bầu dục, rất nhỏ, dài khoảng 0.2-
0.3mm, trứng thường được đẻ ở dưới mặt lá, gần
gân chính trứng mới đẻ màu trong suốt, khi sắp nở
trứng có màu trắng vàng.

- Sâu mới nở có màu xanh nhạt trong suốt, dài
khoảng 0.4mm. Sâu mới nở có màu xanh giống màu
xanh của lá non, lớn lên sâu có màu vàng xanh dài
khoảng 4mm, mình sâu hơi dẹt có 13 đốt.
- Giai đoạn nhộng được tiến hành trong đường
đục, gần rìa lá, phía dưới chỗ mép lá cuốn lại.
Nhộng dài từ 2-3mm, hai đầu thuôn nhọn, có một
gai ở trên đầu.
- Bướm thân hình mỏng mảnh dài khoảng 2mm
sải cánh rộng khoảng 4-5mm. Toàn thân có màu
vàng nhạt hơi có ánh bạc.
2.2 Quy luật phân bố
Sâu vẽ bùa hại cam xuất hiện nhiều ở các vùng trồng
cam quýt trên thế giới như Ấn Độ, Nepal, Nhật Bản,
Philipines, Pakistan, Trung Quốc các vùng miền Bắc
Châu Úc. Tại Việt Nam tất cả các vùng trồng cam quýt
đều có sâu này phá hại.
2.3 Kí chủ và tập tính sống
Chúng kí chủ ở trên các loại cây ăn quả có múi.

Con trưởng thành hoạt động vào ban đêm, ban ngày đậu
trong tán lá, giao phối vào lúc chập tối. Con cái đẻ trứng
rải rác ở mặt dưới lá non, sát gân lá chính, trứng nở ra
sâu non, sâu non đục vào biểu bì mặt dưới của lá tạo
thành đường hầm ngoằn nghèo.Sâu non chủ yếu gây hại
ở lá non
Hình: Sâu vẽ bùa hại lá và quả
Sâu này có thể phát sinh gây hại quanh năm, mức đọ
thức ăn phụ thuộc vào điều kiện thức ăn, thời tiết. Khi
cam quýt đã lớn, sau thường gây hại theo các đợt lộc
của từng mùa.
Ở Nghệ An, đợt lộc xuân và đầu hè thường bị hại
nặng nhất. Vùng trung du Bắc Bộ, đợt lộc hè thu bị
gây hại nhiều nhất.
Chúng xuất hiện và gây hại khá phổ biến và đôi khi
rất trầm trọng trên các vườn cam quyta đang ở thời kì
ra lá non, nhất là vào dịp giao mùa (cuối mùa khô đầu
mùa mưa ) hoặc vào những thời điểm sau khi làm gốc
để xử lí cho cây ra trái theo ý muốn.
2.4 Quy luật gây hại
2.5 Thiên địch
Thiên địch là yếu tố quan trọng có thể khống chế
sự bộc phát và gây hại của sâu vẽ bùa ở điều kiện tự
nhiên. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về vai
trò của thiên địch đối với sự khống chế sâu vẽ bùa
trong tự nhiên.
Tại Đài Loan việc sử dụng nhóm ăn mồi Chrysopid
Mallada Basalis đẻ phòng trị sâu vẽ bùa trên cam
quýt tại Taiwan tỏ ra có hiệu quả rất tốt với số
lượng 1000 trứng M. basalis/cây.

Tại Kyusyu và Wakayama(Nhật Bản), 13 loại kí
sinh đã được ghi nhận trên ấu trùng và nhộng của P.
citrella, nhóm Eulophids là nhóm phổ biến nhất.
2.6 Biện pháp phòng chống
- Biện pháp sinh học: Sử dụng một số thiên địch
+Thiên địch kí sinh: Có nhiều loài ong trong các
họ Chalcidoide và Ichneumonidea.
+Thiên địch bắt mồi: Nhận nuôi thiên địch kiến
vàng Oecophylla smaragdina là biện pháp có hiệu
quả cao.
- Biện pháp hóa học:
Tiến hành phòng trừ sớm khi độ dài của chồi đạt 1-2cm
hoặc thấy đặc điểm nhận biết gây hại của sâu vẽ bùa thì
phun ướt đều cây bằng một trong các loại thuốc sau:

Dầu khoáng Citrole 96.3EC: 80ml/bình 16 lít nước

Elsan 50EC, Nurelle D 25/2.5EC, Oncol 20EC: 40-
60ml/bình 16 lít nước, Oncol 25WP: 40ml/bình 16 lít nước

Fastac 5EC, Cyper 25EC 10-20ml/bình 16 lít nước
Ngoài ra còn sử dụng các biện pháp tựn nhiên như chăm
sóc cho cây sinh trưởng tốt, tỉa cành, tạo tán, bón thúc cho
lộc non ra tập trung. Hạn chế sự phá hoại của sâu bệnh.
Thu dọn lá rụng trong vườn đốt bỏ cũng hạn chế nguồn sâu
bệnh. Trường hợp bị hại nặng có thẻ cắt bỏ các chồi lá bị
sâu đem tập trung để tiêu diệt.
3.Kết luận

Sâu vẽ bùa hại cam là một loại sâu bệnh rất phổ

biến có mặt và phá hại tất cả những vùng trồng cam
quýt gây hại rất nghiêm trọng. Chúng sinh trưởng và
phát triển rất nhanh trong điều kiện thuận lợi. Nếu
không kịp thời phát hiện sớm thì nó sẽ ảnh hưởng rất
lớn đến năng suất cây trồng. Vậy nên chúng ta cần
nắm rõ đặc điểm, hình thái, cách gây hại, triệu chứng
và quy luật gây hại để có những biện pháp phòng trừ
thích hợp để đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Xin chân thành cảm ơn
Cô và các bạn đã lắng nghe

×