Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Đánh giá một số vật liệu lúa cẩm địa phương phục vụ cho công tác chọn giống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (178.23 KB, 13 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
KHOA NÔNG HỌC
***
ĐỀ CƯƠNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:
“ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ VẬT LIỆU LÚA CẨM ĐỊA
PHƯƠNG PHỤC VỤ CHO CÔNG TÁC CHỌN GIỐNG”
Giáo viên hướng dẫn: Th.S NGÔ THỊ HỒNG TƯƠI
Bộ môn : DI TRUYỀN VÀ CHỌN TẠO GIỐNG CÂY TRỒNG
Người thực hiện :NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN
Lớp : GIỐNG CÂY TRỒNG - Khoá: 55
MSV :551100
Hà Nội – 2013
1
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Cây lúa (Oryza sativa L.) là một trong 3 loại cây lương thực chính không
thể thiếu được trong đời sống hàng ngày của con người nên nó được trồng với
diện tích lớn ở nhiều nước trên thế giới, tập trung chủ yếu ở châu Á như Việt
Nam, Thái Lan, Trung Quốc, Ấn Độ…
Đối với nhân dân Việt Nam lúa gạo là nguồn dinh dưỡng không thể thiếu
trong bữa ăn hàng ngày , nó chứa hàm lượng dinh dưỡng khá cao đối với con
người bao gồm: 62.5% tinh bột, 7.9% protein, 2.2% lipit, 9.9% xenluloza và
nhiều loại vitamin khoáng chất cần thiết khác nhau. Nó cung cấp 50- 80% cho
con người. Từ đặc điểm dinh dưỡng của hạt gạo do vậy từ lâu lúa gạo được coi
là cây lương thực chính của người dân Việt Nam.
Trải theo chiều dài của đất nước, ở mỗi tỉnh thành của Việt Nam việc gieo
trồng lúa nếp còn khá phổ biến. Với khí hậu, thổ nhưỡng khác nhau tạo ra những
giống lúa nếp với chất lượng khác nhau.
Chiểm ưu thế hơn cả trong những giống lúa nếp là gạo Nếp Cẩm hay Nếp


Than chúng được tạo nên từ nhiều giống lúa nếp khác nhau và được trồng chủ
yếu ở vùng núi Tây bắc như: Hoà Bình, Sơn La, rải rác ở các vùng khác như:
Phú Thọ, Ninh Bình và vùng Đồng bằng sông Cửu Long với 2 tính Long An và
Cần Thơ.
Nguồn gốc: lúa nếp cẩm được trồng từ lâu đời tại huyện Nho Quan tỉnh
Ninh Bình. Là giống lúa nếp Cẩm ruộng địa phương, được người nông dân tự
chọn lọc và để giống. Hiện nay đang được lưu giữ tại Ngân hàng gen Cây trồng
Quốc gia.
Nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy giống lúa này có thời gian sinh
trưởng khá dài khoảng gần 6 tháng, thích hợp với các vùng đất cao khô thoáng.
Trong Nếp Cẩm có chứa khoảng 70 % tinh bột, với hàm lượng chất khoáng ấn
tượng với tỉ lệ đồng chứa 24PPM, Kẽm 23,6, Sắt 16,2
Có thể nói lúa nếp cẩm là cây trồng khá quan trọng, nó không những đem
lại giá trị kinh tế, dinh dưỡng và rất nhiều lợi ích khác nên cần chú trọng phát
triển.Vì vậy công tác nghiên cứu, chọn tạo giống lúa nếp cẩm đáp ứng yêu cầu
sản xuất là vô cùng quan trọng. Bước đầu tiên của công tác này là đánh giá
nguồn vật liệu khởi đầu nhằm lựa chọn các dòng, giống có ưu điểm vượt trội
trong tập đoàn lúa nếp cẩm thu thập được để phục vụ cho quá trình chọn tạo
giống tiếp theo.
Xuất phát từ những yêu cầu thực tiễn và cơ sở khoa học nói trên ,tôi tiến
hành thực hiện đề tài:
“Đánh giá một số vật liệu lúa cẩm địa phương phục vụ cho công tác
chọn giống”
2
1.2.Mục đích và yêu cầu
1.2.1. Mục đích
-Đánh giá đặc điểm sinh trưởng và phát triển, đặc điểm hình thái, nông
sinh học của tập đoàn lúa nếp cẩm ở địa phương.
-Tuyển chọn một số dòng, giống có triển vọng phục vụ cho công tác chọn
giống.

1.2.2. Yêu cầu
-Theo dõi đặc điểm hình thái, thời gian sinh trưởng, các chỉ tiêu nông học,
năng suất của tập đoàn các giống lúa nếp cẩm.
-Đánh giá khả năng nhiễm sâu bệnh hại
-Đánh giá mùi thơm trên lá.
-Đánh giá các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất.
- Xây dựng cây di truyền bằng phân tích AND.
3
PHẦN II:TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
2.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Trên thế giới lúa là cây lương thực được phân bố rộng khắp từ 30
o
Nam vĩ
tuyến đến 40
o
Bắc vĩ tuyến. Ở phía Bắc Trung Quốc lúa được trồng ở 53
o
Bắc,
ở Châu Úc ở vĩ độ 35
o
Nam.Diện tích trồng lúa trên thế giới tuy lớn nhưng phân
bố không đều, khoảng 91% diện tích được trồng chủ yếu ơ Châu Á,còn khoảng
9% là được phân bố chủ yếu ở các Châu như Châu Âu, Châu Phi, Châu Mỹ,
Châu Đại Dương. Do các Châu này trồng chủ yếu là lùa mì. Một đặc tính quan
trọng nhất được các nhà khoa học trên thế giới quan tâm, cải tiến tiềm năng về
năng suất. Vì thế viện nghiên cứu lúa quốc tế IIRRI đã lai tạo và phát triển thành
công một số giống lúa chín sớm có năng suất cao, kháng với nhiều loại sâu bệnh
và cải tiến phẩm chất hạt để đáp ứng nhu câu thương phẩm cho nhiều quốc gia.
Những cố gắng của các nhà khoa học trên thế giới cũng đã làm ra những giống

lúa có thời gian sinh trưởng ngắn, giúp nông dân có điều kiện thâm canh tăng vụ
trong năm.
Gạo nếp được trồng ở Lào , Thái Lan , Campuchia , Việt
Nam , Malaysia , Indonesia , Myanmar , Bangladesh , Đông Bắc Ấn Độ , Trung
Quốc , Nhật Bản , Hàn Quốc , Đài Loan và Philippines .Ước tính có khoảng
85% của Lào sản xuất lúa gạo là loại này. Gạo đã được ghi nhận trong khu vực
ít nhất 1.100 năm.
Các giống lúa cải tiến (về sản lượng) thông qua khắp châu Á trong cuộc
Cách mạng Xanh là tẻ, và Lào nông dân từ chối họ ủng hộ các giống nếp truyền
thống của họ. Theo thời gian, chủng cao hơn năng suất lúa nếp đã trở thành có
sẵn từ các chương trình nghiên cứu lúa gạo quốc gia Lào . Đến năm 1999, hơn
70% của khu vực dọc theo sông Cửu Long thung lũng sông là của các chủng
mới hơn.
2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước
Trong sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam, cây lúa là cây trồng quan trọng
hàng đầu. Cây lúa đã gắn bó lâu đời với cuộc sống cua người dân Việt Nam. Nó
không những đáp ứng nhu cầu lương thực cho nhân dân mà còn đem lại giá trị
xuất khẩu to lớn đóng góp cho nền kinh tế quốc dân.
Ở Việt Nam việc trồng lúa nếp đã có từ lâu đời. Lúa nếp không những có
giá trị dinh dưỡng cao được sử dụng làm thực phẩm hằng ngày mà còn được sử
dụng để làm ra nhiều sản phẩm độc đáo mà không phải nơi đâu cũng có,là
nguyên liệu để làm nên các loại bánh trong các ngày lễ tết, làm rượu,làm
4
xôi Lúa nếp hiện nay được trồng chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía Bắc và một
phần Trung bộ.Trong đó chiếm ưu thế hơn cả là giống lúa Nếp Cẩm hay Nếp
Than, được tạo nên từ nhiều giống lúa nếp khác nhau, được trồng chủ yếu ở các
tỉnh miền núi Tây Bắc như: Hoà Bình, Sơn La, rải rác ở các vùng khác như: Phú
Thọ, Ninh Bình và vùng Đồng bằng sông Cửu Long với 2 tính Long An và Cần
Thơ.
5

Phần III:VẬT LIỆU THÍ NGHIỆM, NỘI DUNG
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Vật liệu nghiên cứu
Vật liệu nghiên cứu là 43 dòng, giống lúa nếp cẩm có nguồn gốc địa phương.
3.2 .Thời gian địa điểm nghiên cứu.
+ Địa diểm: Khu thí nghiệm Bộ môn Di truyền- Giống, khoa Nông học –
Trường ĐH Nông Nghiệp Hà Nội
+ Thời gian: từ tháng 07/2013 đến tháng 01/2014
3.3 Nội dung nghiên cứu
-Nghiên cứu đặc điểm hình thái: thân lúa, lá đòng, bông lúa, hạt.
-Nghiên cứu các chỉ tiêu nông học: thời gian các giai đoạn sinh trưởng và
thời gian trỗ bông, chín, động thái ra lá, khả năng đẻ nhánh.
-Theo dõi xự xuất hiện các loại sâu bệnh hại trên đồng ruộng ở các dòng
giống thí nghiệm.
-Đánh giá các chỉ tiêu chất lượng hạt: năng suất cá thể, năng suất dòng
của các dòng được chọn, chiều dài hạt, chiều rộng hạt, tỉ lệ chiều dài trên chiều
rộng, độ trong, mùi thơm ở lá và nội nhũ.
3.4 Phương pháp nghiên cứu.
3.4.1. Bố trí thí nghiệm
Bố trí thí nghiệm theo kiểu tập đoàn tuần tự không lặp lại.
3.4.2. Các chỉ tiêu theo dõi
a. Thời kì mạ
-Ngày gieo, ngày mọc, tuổi mạ.
- Số lá mạ trước khi cấy
- Chiều cao cây mạ trước cấy
- Số nhánh trước cấy
- Màu sắc lá mạ
- Tình hình sâu bệnh thời kỳ mạ
6
-Theo dõi tổng số lá trên thân chính: khi mạ ra lá thật thứ 3 ta tiến hành

đánh dấu lá bằng chấm sơn.
Chú ý: Lấy lá hoàn chỉnh làm chuẩn số lá được tính:
+ Lá mới nhú 20% tương đương 0,2 lá
+ Lá nhú 50% tương đương với 0,5 lá
+ Lá được 80% tương đương với 0,8 lá
Trước khi cấy một ngày trên mỗi ô mạ nhổ 20 cây ngoài những cây đánh
dấu lá đo chiều cao, chiều rộng gan mạ, đếm số cây đẻ nhánh (nếu có).
b. Thời kì lúa
-Cây mạ đánh dấu lá nhổ cấy để tiếp tục theo dõi trên ruộng lúa.
Cấy xong cắm que theo dõi 10 cây/1 ô, kiểm tra lại tất cả các cây theo dõi phải
là cây đã được đánh dấu lá.
-Sau cấy 7 ngày bắt đầu theo dõi lần đầu, các chỉ tiêu sau:
+Các thời kì sinh trưởng, phát triển (ngày cấy, ngày hồi xanh, ngày bắt
đầu đẻ nhánh, ngày đẻ nhánh rộ, ngày kết thúc đẻ, ngày bắt đầu trỗ, ngày trỗ
50%, ngày kết thúc trỗ, ngày chín vàng, ngày thu hoạch).
c. Mô tả đặc điểm hình thái theo tiêu chuẩn khảo nghiệm DUS:
+ Màu gốc bẹ lá
+ Chiều dài, chiều rộng lá đòng
+ Góc lá đòng
+ Màu thìa lìa
+ Dạng thìa lìa
+ Màu cổ lá
+ Màu tai lá
+ Màu sắc ống rạ
+ Đường kính ống rạ
+ Độ cứng cây
+ Độ thoát cổ bông
+ Chiều dài bông
7
+ Chiều dài cổ bông

+ Dạng bông
+ Độ rụng hạt
+ Độ dai của hạt
+ Độ dài râu hạt
+ Màu râu
+ Màu vỏ hạt
+ Độ phủ lông của lá
+ Độ phủ lông trên vỏ trấu
+ Màu mỏ hạt
+ Màu nhụy
+ Màu vỏ trấu
+ Màu vỏ gạo
+ Góc thân
d. Theo dõi động thái sinh trưởng, phát triển:
+Động thái tăng chiều cao vuốt lá, đo từ mặt đất đến đỉnh cao nhất.
+Động thái tăng số nhánh: đếm số nhánh /khóm.
+Động thái ra lá: Các chỉ tiêu động thái theo dõi trên các cây đã đánh dấu
ngay sau cấy (7 ngày theo dõi một lần).
e. Theo dõi sự xuất hiện sâu bệnh trên đồng ruộng:
Ghi ngày xuất hiện sâu bệnh, đánh giá theo thang điểm của IRRI, 1996.
Bọ trĩ, sâu đục thân, sâu cuốn lá, rầy nâu, rầy lưng trắng.
Bệnh: đạo ôn, bạc lá, khô vằn
f. Thời kì chín
Khi lúa chín vàng quan sát có 95% số hạt vàng ta tiến hành lấy mẫu:
-Lấy 10 khóm ngẫu nhiên ở 5 điểm (mỗi điểm 2 khóm) chéo góc trên mỗi
thí nghiệm, nhổ cả gốc, bó lại phơi khô đeo thẻ cẩn thận và theo dõi các chỉ tiêu.
8
+Đo chiều cao cây cuối cùng, chiều dài bông, chiều dài cổ bông, chiều dài
lá đòng, chiều rộng lá đòng.
+Đếm: sốbông/khóm, số hạt /bông, số hạt chắc/bông. Tính tỉ lệ hạt chắc.

+Cân: Phơi hạt khô đến độ ẩm 14%, mỗi giống đếm 2 lần 500 hạt rồi cân
trên cân điện tử tính được khối lượng 1000 hạt (nếu hai mẫu không chệnh lệch
quá 3%), cân khối lượng bông.
+Tính toán:
Năng suất cá thể = số bông/khóm x số hạt chắc /bông x khối lượng 1000
hạt(g/cây).
Năng suất lý thuyết = NSCT x số khóm/1m
2
x 10000m
2
x 10
-5
(tạ/ha)
Năng suất sinh vật học = khối lượng thóc khô + trấu + khối lượng rơm rạ
(phần trên mặt đất) khô.
Hệ số kinh tế = Năng suất hạt khô/Năng suất sinh vật học khô.
g. Thu hoạch
Sau khi lấy mẫu, đánh giá lại số cây bị hại, cây ghi lẫn cẩn thận và gặt.
-Gặt riêng từng ô, tuốt riêng cho vào bao lưới, cân khối lượng thóc tươi
của từng ô sau đó hỗn chung 3 lần nhắc lại rồi phơi hạt đạt độ ẩm 14% cân tổng
số tính tỉ lệ hao hụt rồi quy ra khối lượng thóc khô từng ô.
-Ta có thể tính toán được:
Năng suất thực thu trên một ô mẫu = phần gặt + 10 cây mẫu +những cây
bị mất.
3.2.4. Đánh giá chất lượng.
a. Đánh giá tính thơm ở lá và nội nhũ.
-Tính thơm lá: khi lúa trỗ xong lấy mẫu lá để đánh giá tính thơm theo
phương pháp (theo Jin và CS, 1996)
-Mỗi giống cắt 5 lá của 5 cây ngẫu nhiên đem về phòng cắt nhỏ lá lấy 2
gam cho vào ống nghiệm rót vào ống 10ml dung dịch KOH 1,7% đậy kín để

trong vòng 10 phút và ngửi.
-Tính thơm nội nhũ: khi phơi khô hạt đến độ ẩm 14 %, lấy mẫu hạt của
các giống bóc vỏ trấu lấy 30 hạt gạo lật cho vào ống nghiệm, rót vào ống 10ml
KOH 5% đậy kín để ở nhiệt độ phòng, sau 10-15 phút mở nhút để ngửi.Thang
điểm đánh giá theo Bùi Chí Bửu, Nguyễn Thị Lang 2007:
9
Không thơm: Điểm 1
Thơm nhẹ : Điểm 3
Thơm : Điểm 5
Rất thơm : Điểm 7
c. Chất lượng xay xát.
Mỗi giống lấy mẫu và xay xát trên máy Satake, cân 200g thóc x 3 lần
nhắc lại cho vào máy.
-Xay lần 1: tính được tỉ lệ gạo xay: % so với thóc.
-Xay lần 2: tính được tỉ lệ gạo xát trắng: % so với thóc.
-Sàng: l bỏ cám và tấm tính được tỉ lệ gạo nguyên: % gạo xát.
Tiến hành đếm ngẫu nhiên 100 hạt gạo nguyên, phân loại hạt bạc bụng,
hạt trong, hạt bạc lưng, bạc lõi rồi tính tỉ lệ bạc phấn.
Tỉ lệ bạc phấn = (hạt bạc bụng + hạt bạc lưng + hạt bạc lõi)/100
-Độ bạc bụng: cắt ngang 10 hạt gạo quan sát, được tính theo thang điểm
của IRRI.
Thang điểm (% diện tích hạt)
1 Không
2 Ít (dưới 10%)
5 Trung bình (11-20%)
9 Nhiều (hơn 20%)
d. Chất lượng thương trường:
Đo chiều dài, chiều rộng hạt gạo, tính tỉ lệ D/R hạt gạo, đo độ trong.
3.3. Phương pháp tính toán số liệu.
3.3.1. Phương pháp tính toán số liệu.

Giá trị trung bình:
+ Công thức tính giá trị trung bình: =
+ Công thức tính phương sai: S
2
=
+ Hệ số biến động: CV (%) = x100
10
Trong đó: n: Là số mẫu quan sát
: Là giá trị trung bình của tính trạng quan sát
S
2
: Là phương sai mẫu
Xi: Là giá trị thực của tính trạng quan sát ở tính trạng thứ i
3.3.2. Phương pháp xử lí số liệu
-Tiến hành xử lí bằng phần mềm EXCEL
-Sử dụng phần mềm phương pháp thí nghiệm IRRISTAT
-Dùng công thức phần mềm Selection Index để tính chỉ số chọn lọc
Phần IV: DỰ KIẾN KẾT QUẢ
4.1. Kế hoạch thực hiện
11
- Ngày 28/06/2013: nhận đề tài thực hiện khóa luận tốt nghiệp
- Từ ngày 28/06/2013 đến 20/08/2013 viết đề cương chi tiết
- Từ tháng 07 đến tháng 12/2013: tiến hành thực hiện đề tài, gieo cấy và
theo dõi các chỉ tiêu đánh giá.
- Từ ngày 10/11/2013 đến 12/01/2014: tìm tài liệu và viết báo cáo
- Ngày 15/01/2014: nộp báo cáo khóa luận tốt nghiệp.
4.2. Dự kiến kết quả
-Đánh giá được đặc điểm nông sinh học của một số giống lúa nếp cẩm ở
địa phương.
-Chọn ra một số dòng có đặc điểm tốt về năng suất, chất lượng, chống

chịu để phục vụ công tác chọn giống
12
PHẦN V.TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. IRRI (2002), Hệ thống tiêu chuẩn đánh giá nguồn gen lúa- Viện nghiên cứu
lúa Quốc tế P.O.Box 993.1099- Manila Philippines.
2. Phạm Chí Thành (1986), Phương pháp thí nghiệm đồng ruộng, Nhà xuất bản
Nông Nghiệp, Hà Nội.
3. Nguyễn Thị Trâm (2002), Chọn giống lúa lai, Nhà xuất bản Nông Nghiệp Hà
Nội (tái bản lần thứ nhất)
Hà Nội, ngày 19 tháng 07 năm 2013
Giáo viên hướng dẫn Sinh viên thực hiện
Th.S. Ngô Thị Hồng Tươi Nguyễn Thị Thanh Huyền
13

×