Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Khảo sát một số mẫu giống nếp cẩm địa phương ở vụ Xuân 2015 tại Gia Lâm- Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (375.24 KB, 15 trang )

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHA LUN TT NGHIỆP
Đề tài :
“Khảo sát một số mẫu giống nếp cẩm địa phương ở vụ Xuân 2015 tại Gia
Lâm- Hà Nội”
Sinh viên thực hiện :
Lớp :
Giảng viên hướng dẫn : Th.S Ngô Thị Hồng Tươi
Chuyên ngành : Di truyền và Chọn giống cây trồng
Hà Nội – 2014
PHẦN I. MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Cây lúa (Oryza sativa L.) là một trong ba cây lương thực chủ yếu trên
thế giới (lúa mì, lúa, ngô). Sản phẩm lúa gạo là nguồn lương thực nuôi sống
phần đông dân số trên thế giới và có vai trò quan trọng trong ngành chế biến
cũng như cho ngành chăn nuôi. Năm 2013, theo số liệu sơ bộ của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, diện tích gieo trồng lúa là 7.750.000 ha
7.899.400 chiếm trên 90% tổng diện tích đất trồng cây lương thực có hạt,
với sản lượng là 44,08 triệu tấn được trồng tập trung chủ yếu ở đồng bằng
Bắc Bộ và đồng bằng sông Cửu Long. Hơn nữa, lượng gạo xuất khẩu năm
2012 đạt 7,75 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 3,23 tỉ đô la Mỹ, tăng
15,4% về lượng và 21,2% về giá trị so với năm 2011 ( theo số liệu của Hiệp
hội Lương thực Việt Nam (VFA) – tháng 10/ 2012)
Lúa nếp là một trong những nhóm lúa đặc sản lâu đời của nhân dân Việt
Nam và được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau như: nấu xôi, làm các
loại bánh trưng, bánh dày, bánh dẻo, làm đồ uống như rượu và nhiều loại đồ
ăn khác, đó là những thứ không thể thiếu trong các dịp lễ, tết. Lúa nếp đã
góp phần làm nên hương vị độc đáo, giàu tính nhân văn của văn hóa ẩm thực
Việt Nam. Lúa nếp chiếm khoảng 10 % diện tích sản xuất lúa và khoảng


10% lượng gạo được tiêu dùng của người Việt Nam.
Hiện nay, việc sử dụng giống lúa nếp cẩm ứng dụng vào sản xuất nông
nghiệp rất phổ biến nhằm thúc đẩy việc tăng năng suất, chất lượng lúa nếp
cẩm. Tuy nhiên, việc nghiên cứu, khai thác, tạo ra được giống lúa nếp cẩm
phải được tổng hợp, tích luỹ từ các giống lúa nếp địa phương khác nhau.
Một số giống địa phương được thu thập ở những vùng dân tộc thiểu số với
tập quán canh tác và sử dụng lúa rất đa dạng. Đây là các nguồn gen khó có
thể tìm lại được trong tương lai. Vì vậy cần phải được đánh giá chi tiết, tiến
hành khảo sát đặc tính nông sinh học của tập đoàn giống lúa nếpđịa phương
nhằm cung cấp những thông tin chi tiết về đặc tính nông sinh học của cấc
giống lúa nếp đó. Điều đó không chỉ có ý nghĩa bảo tồn các giống lúa nếp
bản địa mà còn có ý nghĩa quan trọng phục vụ cho công tác lưu trữ và khai
thác những đặc tính có lợi tiềm ẩn của nó ,phát triển và lai tạo giống lúa nếp
cẩm. Vì vậy , chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài :“Khảo sát một số mẫu
giống nếp cẩm địa phương trong vụ Xuân 2015 tại Gia Lâm-Hà Nội”
1.2 Mục đích, yêu cầu
1.2.1 Mục đích
Khảo sát các đặc điểm nông sinh học của tập đoàn giống lúa nếp cẩm nghiên
cứu.
Đánh giá các yếu tố cấu thành năng suất và nnăng suất, chất lượng của
các mẫu giống lúa nếp cẩm địa phương.Đánh giá khả năng chống chịu với
một số sâu bệnh hại chính trên đồng ruộng.
Tuyển chọn ra các giống lúa nếp cẩm triển vọng trong vụ xuân 2015.1.2.2
Yêu cầu
Bố trí thí nghiệm khảo sát, theo dõi các chỉ tiêu nông sinh học của các mẫu
giống lúa nếp cẩm địa phương.
Thu thập xử lý số liệu phục vụ cho kết quả nghiên cứu.
Đánh giá khả năng sinh trưởng phát triển đặc điểm nông sinh học
năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các dòng lúa cẩm địa
phương.

Đánh giá một khả năng kháng sâu bệnh hại của các giống lúa nếp cẩm địa
phương.
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Để đảm bảo an ninh lương thực thì việc chọn tạo giống lúa có năng
suất cao là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, chỉ nâng cao năng suất là chưa
đủ, nhu cầu về giống lúa hiện nay phải là những giống hội tụ đủ 3 yếu tố
năng suất cao, chất lượng tốt và kháng sâu bệnh hiệu quả. Muốn chọn tạo
giống lúa năng suất cao, chất lượng tốt và kháng sâu bệnh thành công thì
nguồn gen đóng vai trò rất quan trọng.
2.2 Tổng quan tình hình sản xuất và nghiên cứu lúa trên thế giới và ở
Việt Nam
2.2.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu và sản xuấttrên thế giới
2.2.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu và sản xuất lúa ở Việt Nam
2.3 Tổng quan về lúa nếp cẩm
2.3.1 Nguồn gốc, phân loại, đặc điểm lúa nếp cẩm
2.3.1.1 Nguồn gốc
2.3.1.2 Phân loại lúa trồng
2.2.1.3 Giá trị dinh dưỡng
2.3.1.4 Ý nghĩa kinh tế
2.3.2 Thành phần gạo nếp cẩm
2.3.3 Một số sản phẩm từ nếp cẩm
2.4 Những nghiên cứu trong nước và ngoài nước về khả năng kháng
sâu bệnh hại thí nghiệm.
PHẦN III VT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
3.1 Vật liệu, địa điểm và thời gian nghiên cứu
3.1.1 Vật liệu nghiên cứu
+ Vật liệu nghiên cứu bao gồm 23 giống nếp cẩm được thu thập ở các địa
phươngákhác nhau.
3.1.2 Địa điểm

Khu ruộng thí nghiệm Bộ môn Di truyền và Chọn giống cây
trồngKhoa Nông Học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
3.1.3 Thời gian
Nghiên cứu được tiến hành vào vụ Xuân năm 2015.
3.2 Nội dung nghiên cứu
Đánh giá đặc điểm sinh trưởng phát triển, đặc điểm nông sinh học năng suất,
chất lượng và các yếu tố cấu thành năng suất.
Đánh giá khả năngchống chịu một số loại sâu bệnh chính trên đồng
ruộng.
3.3 Phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Phương pháp bố trí thí nghiệm
-Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khảo sát tập đoàn, tuần tự, không nhắc lại.
- Diện tích ô thí nghiệm:20m
2
-Mật độ: Thí nghiệm được bố trí theo từng ô, mỗi ô 1 mẫu giống
+ Hàng cách hàng 20 cm
+ Cây cách cây 15 cm, cấy 1 dảnh/ khóm.
3.3.2 Điều kiện bố trí thí nghiệm
- Làm đất: đất cày bừa kỹ, san phẳng và làm sạch cỏ dại.
- Bón phân:
Lượng phân bón:
5 tấn phân chuồng+90 kgN+90 kgP
2
O
5
+90 kgK
2
O /ha.
Phương pháp bón:
+Phân chuồng, lân: bón lót toàn bộ trước khi bừa cấy

+Kali : khi lúa bén rễ hồi xanh bón 50% ,bón thúc nuôi đòng 50%
+Đạm ure:
+Bón lót: 20%
+Bón thúc - Lần 1: Bén rễ hồi xanh hoặc 5-6 ngày sau cấy:20%
- Lần 2: Khi lúa đẻ nhánh hoặc 10-12 ngày sau
cấy:40%
- Lần 3:thúc nuôi đòng 20%
- Làm mạ theo phương pháp mạ dược
- Cấy khi mạ được 3 - 4 lá
- Số dảnh cấy: 1 dảnh
- Chăm sóc, theo dõi thí nghiệm sau cấy.
3.3.3.Các chỉ tiêu theo dõi
Các đặc điểm nông sinh học được đánh giá theo thang điểm củaIRRI
standard evaluation system for rice(2002). Mỗi giống theo dõi 10 cây, đánh
dấu ngẫu nhiên (lấy ngẫu nhiên), theo dõi 7 ngày/1 lần.
* Thời kì mạ
Gieo riêng từng dòng, cắm thẻ ở mỗi dòng, quây nilon chống chuột.
- Khi mạ được 3 lá thì bắt đầu đánh dấu số lá: lá thứ 3 đánh dấu một
chấm sơn trắng, lá thứ 5 đánh dấu 2 chấm, lá thứ 7 đánh dấu 3 chấm, lá thứ
9 đánh dấu 1 chấm, theo dõi đến khi ra lá đòng ghi số liệu số lá/ thân
chính.
- Mỗi dòng đánh dấu 20 cây, chọn cấy 10 cây để theo dõi.
- Theo dõi khả năng đẻ nhánh của cây mạ ở mỗi dòng.
- Theo dõi tình hình nhiễm sâu bệnh trên ruộng mạ, ghi tên sâu hoặc
bệnh, cho điểm để đánh giá mức độ gây hại nếu có.
- Màu sắc lá mạ
- Đánh giá khả năng sinh trưởng phát triển của cây mạ thông qua chỉ
tiêu: số lá mạ trước khi cấy, chiều cao cây mạ, khả năng đẻ nhánh (Đếm số
nhánh trên thân mạ).
* Thời kì lúa

 Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng
- Tuổi mạ: được tính từ khi gieo đến khi cấy.
- Ngày hồi xanh: Khi có 80% số cây bén rễ hổi xanh
- Ngày bắt đầu đẻ: 10% số cây đẻ nhánh dài 1cm nhô ra khỏi bẹ lá
- Ngày kết thúc đẻ
- Ngày bắt đầu trỗ: (có 1 cây có 1 bông nhô ra ngoài bẹ lá đòng 3-5
cm) ghi là ngày bắt đầu trỗ.
- Ngày trỗ 10%, 50%, kết thúc trỗ.
- Ngày chín vàng : >95% hạt chín vàng.
- Ngày thu hoạch.
* Các chỉ tiêu sinh trưởng:
- Động thái đẻ nhánh: Theo dõi 7 ngày/lần, theo dõi 10 cây/giống
+ Kiếu đẻ nhánh: chụm, xòe
+ Tổng số nhánh trên khóm
+ Tổng số nhánh hữu hiệu
+ Tỷ lệ nhánh hiễu hiệu
- Động thái tăng trưởng số lá: Theo dõi 7 ngày/lần
+ Đánh dấu lá để theo dõi số lá trên thân chính. Đánh dấu khi lá
thứ 3 bắt đầu xuất hiện
+ Cách đánh dấu:
Lá thứ 3 chấm 1 chấm
Lá thứ 5 chấm 2 chấm
Lá thứ 7 chấm 3 chấm
Lá thứ 9 chấm 1 chấm
Lá thứ 11 chấm 2 chấm
Các lá sau tuần tự như thế
- Động thái tăng trưởng chiều cao cây: theo dõi 7 ngày/lần. Đo từ
mặt đất đến mút lá cao nhất.
 Theo dõi số lá/ thân chính
Cây đánh dấu ở ruộng mạ được cấy liên tục trên một hàng. Hàng tuần

đến đánh dấu các lá theo số lẻ mới xuất hiện, khi ra lá đòng thì ghi số liệu
của cả 10 cây, cộng và tính giá trị trung bình.
 Mô tả đặc điểm hình thái
Chỉ tiêu và cách đo các chỉ tiêu:
* Đo các chỉ tiêu nông sinh học, các yêu tố cấu thành năng suất và năng
suất.
- Chiều cao cây cuối cùng : Đo từ mặt đất đến hạt đỉnh bông cao nhất, không
kể râu.
- Chiều dài cổ bông : Đo từ cổ lá đòng đến đốt cổ bông.
+ Nếu cổ bông vươn ra ngoài cổ lá đòng ký hiệu dấu (+)
+ Nếu cổ bông nằm trong bẹ lá ký hiệu dấu (-)
- Chiều dài lá đòng: Đo từ gối lá đến mút đầu lá tính đến 0,1 đo chiều dài lá
của 10 cây/ 1 dòng, tính giá trị trung bình.
- Chiều rộng lá đòng: Đo từ mép lá bên này đến mép lá bên kia chỗ rộng
nhất.
- Chiều dài bông: Đo khi bông lúa đã chín, bắt đầu từ đốt cổ bông có gié đến
mút bông không kể râu.
- Số bông / Khóm : Đếm tất cả các bông có hạt chắc và lép.
- Số hạt / bông : Đếm số bông/khóm sau đó đếm số hạt của từng bông. Đếm
số hạt của 10 cây/1 dòng sau đó lấy giá trị trung bình.
- Tổng số hạt/ bông: Là số hoa đã hình thành, đếm cả số hạt chắc và hạt lép
trên cây khi lúa đã chín.
- Số hạt chắc/ bông: Chỉ đếm số hạt chắc, từ tổng số hạt và số hạt chắc để
tính ra số hạt chắc lép/ bông.
- Tỉ lệ hạt chắc, lép (%):
Số hạt chắc/bông
Tỉ lệ hạt chắc (%) = x 100%
Tổng số hạt/bông
Tỉ lệ hạt lép (%) = 100 – tỉ lệ hạt chắc
- Số nhánh hữu hiệu: Đếm số nhánh có số hạt/bông lớn hơn 10 hạt, theo dõi

10 khóm cho mỗi dòng, bông bị sâu đục thân không tính là bông hữu hiệu.
- Khối lượng 1000 hạt:
Cách 1: Phơi khô hạt đến độ ẩm 13,5%, dung cân điện tử cân 4 lần, mỗi lần
cân 100 hạt, nếu 4 lần cân sai số giữa các lần cân với giá trị trung bình
không quá 5% thì chấp nhận kết quả. ( Theo TCN-511-2007).
Cách 2: Phơi khô đến độ ẩm 13% , cân 3 lần, mỗi lần 500 hạt. Nếu độ sai số
giữa các lần cân không quá 0,5% thì cộng 3 lần cân rồi chia cho 3 tính được
khối lượng trung bình 500 hạt. Đem kết quả nhân với 2 để tính khối lượng 1000
hạt. Nếu độ sai số giữa các lần cân vượt quá 0,5% thì tiến hành đếm và cân lại.
- Năng suất cá thể: Cân khối lượng hạt khô của 10 khóm/ mẫu giống
* Các chỉ tiêu về chất lượng
3.3.1 Một số chỉ tiêu chất lượng lúa gạo của các giống thí nghiệm
- Chất lượng thương trường : kích thước, và hình dạng hạt thóc,
hạt gạo.
- Chất lượng xay xát: xát kĩ hoặc sát thường tùy từng quy định: độ ẩm, tạp
chất, tấm lẫn, thóc lẫn, hạt vàng, mức trắng.
-Các chỉ tiêu và phương pháp đánh giá khả năng chống chịu sâu bệnh
Theo dõi đánh giá và cho điểm theo phương pháp của viện lúa quốc tế
IRRI và theo tiêu chuẩn ngành (10 TCN 558- 2002) của Bộ nông nghiệp và
phát triển nông thôn một số loại sâu và bệnh chính thường gặp ở vụ xuân
năm 2015 xuất hiện trên đồng ruộng như: bệnh đạo ôn, bệnh bạc lá, bệnh
khô vằn, sâu cuốn lá, rầy nâu, sâu đục thân.
*Bệnh đạo ôn
+Đạo ôn lá: điều tra giai đoạn mạ và giai đoạn đẻ nhánh
Điểm 0 không có vết bệnh
Điểm 1 vết bệnh màu nâu hình kim châm ở giữa, chưa xuất hiện vùng
sản sinh bào tử
Điểm 2 vết bệnh chấm nhỏ, tròn hoặc hơi dài, đường kính 1-2 mm, vó
viền nâu rõ rệt, hầu hết lá dưới có vết bệnh
Điểm 3 dạng vết bệnh như điểm ở 2, nhưng vết bệnh xuất hiện nhiều

ở các lá trên
Điểm 4 vết bệnh điển hình cho các giống nhiễm, dài trên 3mm hoặc
hơi dài, diện tích vết bệnh trên lá <4% diện tích lá
Điểm 5 vết bệnh điển hình: 4-10% diện tích lá
Điểm 6 vết bệnh điển hình 11-25% diện tích lá
Điểm 7 vết bệnh điển hình: 26-50% diện tích lá
Điểm 8 vết bệnh điển hình: 51-75% diện tích lá
Điểm 9 hơn 75% diện tích vết bệnh trên lá
+Đạo ôn cổ bông: điều tra giai đọn vào chắc
Điểm 0 không có vết bệnh trên vài cuống bông
Điểm 1
vết bệnh có trên vài cuống bông hoặc trên gié cấp 2
Điểm 3 vết bệnh có trên vài gié cấp 1 hoặc phần giữa của trục bông
Điểm 5 vết bệnh bao quanh một phần gốc bông hoặc phần thân ra
phía dưới trục bông
Điểm 7
vết bệnh bao quanh toàn cổ bông hoặc phần trục gần cổ bông,
có hơn 30% hạt chắc
Điểm 9
vết bệnh bao quanh hoàn toàn cổ bông hoặc phần thân rạ cao
nhất, hoặc phần trục gần gốc bông, số hạt chắc ít hơn 30%
*Bệnh khô vằn: Quan sát độ cao tương đối của vết bệnh trên lá hoặc bẹ
lá(biểu thị bằng % so với chiều cao cây) giai đoạn chín sữa, vào chắc
Điểm 0 không có triệu chứng
Điểm 1 vết bệnh thấp hơn 20% chiều cao cây
Điểm 3 20-30%
Điểm 5 31- 45%
Điểm 7 46-65%
Điểm 9 >65%
*Bệnh bạc lá: quan sát vết bệnh trên lá

Điểm 1 1-5% diện tích vết bệnh trên lá
Điểm 3 6-12%
Điểm 5 13-25%
Điểm 7 26-50%
Điểm 9 51-100%
*Sâu đục thân:
Điểm 0 không bị hại
Điểm 1 1- 10% số dảnh chết hoặc bông bạc
Điểm 3 11- 20 %
Điểm 5 21-30%
Điểm 7 31-50%
Điểm 9 >51%
*Sâu cuốn lá nhỏ:
Điểm 0 không bị hại
Điểm 1 1-10% cây bị hại
Điểm 3 11-20%
Điểm 5 21-35%
Điểm 7 36-51%
Điểm 9 >51%
*Rầy nâu
Điểm 0 không bị hại
Điểm 1 hơi biến vàng trên một số cây
Điểm 3 lá biến vàng bộ phận chưa bị cháy rầy
Điểm 5
lá bị vàng rõ, cây lùn và héo, ít hơn một nửa số cây bị cháy
rầy, cây còn lại lùn nặng
Điểm 7
lá bị vàng rõ, cây lùn và héo, ít hơn một nửa số cây bị cháy
rầy, cây còn lại lùn nặng
Điểm 9 tất cả cây bị chết

3.3.2. Một số đặc điểm hình thái của các mấu giống
- Màu phiến lá
- Màu tai lá
- Màu thìa lìa
- Màu cổ lá
-Màu vỏ hạt
- màu vỏ trấu
- Màu hạt gạo lật
- Màu nhụy
-Dạng bông
-Độ rụng hạt
- Màu râu
- Màu mỏ hạt
3.3.4 Phương pháp xử lí số liệu
Số liệu được xử lí bằng phần mềm Microsoft Excel 2010 và Irristart
3.3.5 Các công thức sử dụng
- Công thức tính giá trị trung bình:
X
=
n
Xi
- Công thức tính phương sai: S
2
=
1
)(
2
1




=
n
XXi
n
i
- Hệ số biến động: CV(%) =
X
S
x100
Trong đó:
n: là số mẫu quan sát
X
: là giá trị trung bình của tính trạng quan sát
S
2
: là phương sai mẫu
Xi: là giá trị thực của tính trạng quan sát ở tính
PHẦN IV: KẾ HOẠCH, DỰ KIẾN
1 Dự kiến kết quả nghiên cứu
- Tuyển chọn được một số giống chất lượng từ nguồn vật liệu địa
phương
- Đánh giá được khả năng kháng sâu bệnh hại của các giống lúa nếp cẩm
nghiên cứu.
- Đánh giá được các đặc điểm sinh trưởng, phát triển, đặc điểm hình thái,
đặc điểm nông sinh học và năng suất cá thể chất lượng của các dòng nghiên
cứu.
4.2 Tiến trình thực hiện đề tài
STT Thời gian thực hiện Nội dung công việc
1 Tháng /2014 Tìm tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu

2 31/10/2014 Nhận đề tài thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
3 1/11 – 12/2/2015 Làm đề cương, hoàn chỉnh và nộp đề cương.
4 22/1– 26/2/2015 + Soạn giống, gieo mạ, theo dõi chăm sóc mạ.
+ Chuẩn bị đất bố trí thí nghiệm.
5 Tháng 3 + Bố trí cấy, định cây theo dõi, dặm lúa, chăm sóc
lúa thí nghiệm.
+ Đọc tài liệu viết tổng quan
6 Tháng 4-5 + Theo dõi thí nghiệm định kỳ các chỉ tiêu
+ Đọc tài liệu, viết xong tổng quan nộp cô hướng
dẫn
7 Tháng 5 Theo dõi lúa trỗ.
8 Tháng 6 + Theo dõi chín và lấy mẫu, thu hoạch.
+ Tổng kết số liệu sinh trưởng, sâu bệnh, đặc điểm
hình thái, năng suất, đánh giá hàm lượng Protein
9 Tháng 6-7 Viết báo cáo, sủa chữa luận văn, nộp cô hướng dẫn.
Tài liệu tham khảo
1.Đề tài ‘ khảo sát đặc điểm nông sinh học của tập đoàn giống lúa địa
phương tại Gia Lâm- Hà Nội’khóa luận tốt nghiệp Bùi Thị Kim Anh CTB-
k54.
2.’Đánh giá khả năng kháng bệnh bạc lá của một số giống nếp cẩm địa
phương ở vụ Mùa 2014 tại Gia Lâm- Hà Nội’ khóa luận Nguyễn Văn Việt
k56 khoa nông học –Học viện Nông Nghiệp Việt Nam.
3.Công nghệ xay sát lúa gạo
Hà Nội, ngày 28 tháng 1 năm 2015
Giáo viên hướng dẫn Sinh viên thực hiện

×