Tải bản đầy đủ (.doc) (48 trang)

CÔNG TÁC GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỦA HUYỆN NHO QUAN KHI BƯỚC SANG THẾ KỶ XXI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (534.73 KB, 48 trang )

I. VÀI NÉT KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TÁC GIÁO DỤC VÀ DÀO TẠO
CỦA HUYỆN NHO QUAN KHI BƯỚC SANG THẾ KỶ XXI
1. Khái quát Đặc điểm địa lí kinh tế xã hội của huyện nho quan
Nho Quan là một huyện miền núi phía bắc nằm ở tỉnh Ninh Bình trong
khoảng 20,19 độ pía bắc đến 105,4 độ kinh đông, ở đoạn giữa vùng núi từ Hoà
Bình chạy theo hướng Tây Bắc- Đông Nam đến thị xã tam điệp. Địa hình và cảnh
chí thiên nhiên đẹp có nhiều hang động như hang Thổ tích (Thượng Hoà) hang
Ngọc Hao (Lạc vân), hang Đăng Đắng (Cúc phương)…cảnh quan hữu tình và được
nhiều người biết đến. Ở Nho Quan rất có tiềm năng du lịch và thu hút được nhiều
khách du lich trong và ngoài nước với vườn quốc gia Cúc Phương, và nhiều hệ
thống hang động như động Vân Trình, động Người Xưa(Cúc phương). ngoài ra còn
có nhiều hồ với cảnh quan thiên nhiên đẹp có khả năng làm khu du lịch sinh thái
như hồ Đồng chương và hồ Yên Quang.
Diện tích tự nhiên 45.8333 ha. Đất đai hình thành 3 vùng rõ rệt. Vùng rừng
núi vùng bán sơn địa và nhiều vùng đồng chiêm trũng. Độ cao trung bình so với
mặt nước biển từ +3 đến +5. Trước kia độ che phủ rừng cao, nước về từ từ, độ ngập
thấp, nước về nhanh, nạn úng lụt sảy ra thường xuyên.Ở Nho Quan rừng chiếm
21% diện tích tự nhiên toàn huyện, có nhiều cây cỏ và cầm thú có giá trị kinh tế
cao. Rừng đồi tập chung khá lớn, chạy dài 40km, từ xích thổ, Thạch Bình đến Sơn
Hà, Quảng Lạc. Đặc biệt Nho Quan có rừng nguyên sinh Cúc Phương rộng 22,200
ha riêng phần thuộc đất Nho Quan rộng 11, 350 ha, còn lại là thuộc tỉnh Hoà Bình
và Thanh Hoá, Có nhiều loại động vật và thực vật quý hiến và là thắng cảnh thiên
nhiên của đất nước. Có những động thực vật được ghi vào sách đỏ và đang được
nuôi dưỡng và bảo tồn trong rừng Cúc Phương như voọc quần đùi trắng. khỉ bạc
má, sao la vv...Theo con số điều tra chưa đầy đủ, riêng về thực vật đã tìm thấy
2.000 loài. Cúc Phương là nơi gặp nhau của các luồng thực vật di thực từ nhiệt đới
Â'n Độ, Miến Điện, như các loài chò xanh, chò nhai, chò chỉ, các loài trong họ trò
1
đao. động vật ở đây có 232 loài có xương sống, gồm 64 loài thú, 137 loài chim, 36
loài bò sát, 17 loài lưỡng thê. Riêng động vật không xương sống ở rừng cúc
phương có tới hàng ngàn loài. Cúc phương là sứ sở của những loài bướm có màu


sắc đẹp, nhiều loài động vật được phát hiện đầu tiên như: Sóc bụng đỏ, cá niếc
hang, trăn gấm gấu, ngựa báo gấu, tất cả tạo nên sự sống phong phú trong một khu
rừng thật là hoàn chỉnh, là nơi thăm quan du lịch hấp dẫn.
Ngoài ra khi du khách đến thăm rừng Cúc phương sẽ có một cảm giác thất
thoải mái và thư giãn khi đến với khu điều dưỡng Cúc Phương. ở đây có khu du
lịch với hệ thống nhà nghỉ khách sạn với chất lưọng cao. Điều đặc biệt ở đây là du
khách có thể tắm nước suối khoáng nóng. Với hê thống bể bơi, bồn tắm hiện đại có
thể chữa bệnh, và giúp cho ta cảm thấy khoan khoái giảm bớt mệt mỏi. Đây là khu
du lịch mới như rất có tiềm năng phát triển và dần sẽ có rất nhiều người biết đến.
Nho Quan còn là một vùng có nhiều tài nguyên khoáng sản. Hệ thống núi đá
vôi 11.026 ha. Cát vàng ở xích thổ, đất màu ở văn phú là nguyên liệu sản xuất ra ve
quét tường đá ong dùng làm vật liệu xây dựng vùng ở Quỳnh Lưu, Phú Lộc, Sơn
Hà…ở Xích Thổ có đất làm gạch chịu nhiệt, Đầm Đùn (Thạch Bình) có mỏ than,
trữ lượng khá lớn có thể khai thác phục vụ cho công nghiệp địa phương. suối
khoáng nóng Thường Xung(kỳ phú) chữa được nhiều bệnh có giá trị kinh tế cao.
Nho Quan có hệ thống hồ nằm ở phía Tây huyện, trải dài từ phía Bắc đến
phía nam của huyện, có hơn 30 hồ nước lớn nhỏ, trữ lượng hơn 5 triệu m³ nước, lớn
nhất là hồ Yên Quang trữ lượng hơn 5 triệu m³ nước. Mùa mưa hồ là nơi trữ nước
lũ, mùa khô là nơi cung cấp nước để trồng cây phục vụ sinh hoạt cho con người và
động vật chăn nuôi. Hồ còn là nơi nuôi cá cung cấp thực phẩm cho nhân dân. nhiều
hồ có cảnh trí thiên nhiên đẹp là tiền năng cho kinh tế du lịch của Nho Quan.
Đất đai, núi rừng phong phú và đa dạng, là điều kiện thuận lợi cho Nho Quan
phát triển kinh tế toàn diện nhưng úng lụt, hạn hán ,sâu bệnh… vẫn là mối lo của
quần chúng, là những thách thức lớn lao với đảmg bộ trước cuộc sống của nhân dân
trong huyện.
2
Trải qua lịch sử phát triển lâu dài của đất nước. Nho Quan có nhiều tên gọi
khác nhau. Thời kỳ Đinh Tiên Hoàng dẹp loại 12 xứ quân thống nhất giang sơn lập
nên nước Đại Cồ Việt, vùng này thuộc Phủ Tràng An. Dưới triều nhà lý (1054) gọi
là Phủ Trường Yên. Đến triều trần gọi là Trấn Thiên Quan, năm Quang Thái thứ 10

(1397) đổi là phủ thiên quan. Đến triều Tự Đức năm thứ 15 (1861) đổi thành Phủ
Nho Quan.
Năm 1921, ba tổng Đề Cốc, Mất Một, Xích Thổ thuộc huyện Yên Hoá sáp
nhập vào huyện Gia Viễn. Sau cách mạng tháng 8 năm 1945 điều chỉnh cắt tổng
Vân Trình (huyện Gia Viễn) nhập vào Huyện Nho Quan.
Đầu năm 1953 uỷ ban kháng chiến hành chính liên khu III quyết định sát
nhập 5 xã Quang Minh, Phú Thịnh, Bảo Lương, Đoàn Kết và Yên Lương thuộc
huyện nho quan vào Yên Thuỷ (Hoà Bình).
Tháng 4 năm 1977, theo nghị quyết của Hội Đồng chính phủ số 125/cp ngày
27/4/ năm 1977. do sự chỉ đạo của Trung ương, phân bố lại các khu vực hành chính
đã sát nhập hai huyện Nho Quan và Gia Viễn thành huyện Hoàng Long.
Tháng 4 năm 1981, do yêu cầu của tình hình đòi hỏi phải tăng cường lãnh
đạo và quản lý cấp huyện. Hoàng Long lại được điều chỉnh lại địa giới hành chính,
tách thành hai huyện Hoàng long và Gia Viễn.
Ngày 23 tháng 11 năm 1993 theo nghị định 88/CP của chính phủ đổi tên
huyện hoàng long trở thành tên cũ là Huyện Nho Quan.
Huyện Nho Quan nằm ở vùng rừng núi tiếp giáp với tỉnh Hoà bình và Thanh
Hoá, có Đường Quốc lộ 12B từ hoà bình đi qua thị trân Nho Quan, gặp đường số 1
tại Tam Điệp. Quốc lộ 45 từ Rịa đi qua Sòng Cạn (Thạch Thành, Thanh Hoá).
Đường tỉnh lộ 477 từ thị trấn Nho Quan qua Gia Viễn gặp quốc lộ I ở Gián Khẩu,
đường 479A từ ngã ba gia tường đi Chi Nê (Hoà Bình), đường 491 (đường Nguyễn
Văn Trỗi) từ ngã ba quỳnh lưu gặp đường số 1 tại cầu Huyện (Hoa Lư), đường
chiến lược ( mở ra trong kháng chiến chống mỹ) từ ngã ba gia lâm qua Thạch Bình,
Đồng phong, đi Cúc phương.
3
Nho Quan có sông Lạng chảy từ Chiêm Hoá (Hoà Bình) qua thị trấn Nho
Quan gặp sông bôi tại Kenh Gà. sông ỷ Na từ hoà bình qua gia lâm gặp sông bôi tại
Canh Bầu ( Gia thuỷ). Sông Bến Đang từ Quỳnh Lưu qua Sơn Hà, Yên Sơn, (Tam
Điệp).
Từ thị trấn Nho Quan có thể đi Ninh Bình, Nam Định, Thanh Hoá, Hà Nam,

Hoà Bình, Hà Nội….bằng nhiều tuyến đường giao thông đường thuỷ và đường bộ
thuận tiện.
Từ xa xưa, cũng như trong cuộc kháng chiến chống thực dân pháp và Đế
quốc Mỹ xâm lược, Nho Quan là nơi hậu cứ, cất dấu quân lương và là điểm xuất
phát tấn công quân thù.
Theo kết Qủa sơ bộ về khảo cổ học cho biết, Nho Quan có cuộc sống của
con người cách đây khoảng 7.000 năm tại động người xưa (Cúc Phương) tìm thấy
những di tích văn hoá thuộc sơ kỳ thời đồ đá mới, đó là những công cụ bằng đá khá
tinh vi, có hình rìu và hình búa đá, những đống vỏ sò, hến đã hoá thạch cùng với
những ngôi mộ chôn ở cửa hang với tư thế nằm nghiêng.
Dọc các sườn đồi từ xã Thạch Bình đến xã Văn Phú nhân dân đã nhặt được
nhiều rìu đá thuộc sơ kỳ đồ đá. Trên địa bàn phát hiện được 4 trống đồng ở Yên
Quang, Gia Tường, Thạch Bình, Văn Phương. Cùng với nhiều tên làng cổ như:
làng Sầy, Cối, Láo, Ráy, Bái, A´c, Rơ, Chủ, Chạ…đủ để cho chúng ta khẳng định
rằng: Vùng đất Nho Quan đã có người sinh sống từ rất sớm. Từ trong rừng núi và
hang động con người đã xuống các vùng lân cận lập làng, ấp làm ăn sinh sống và
tồn tại cho đến ngày nay.
Dân số Nho Quan ngày nay có 144,792 người nghề sinh sống chính là làm
ruộng, trồng lúa nước và ngô, khoai, sắn và trồng một số cây công nghiệp khác như
lạc, vừng, thuốc lá….
Con người sinh sống trên đất Nho Quan hiện nay có 9 dân tộc, trong đó có
hai dân tộc chiếm số đông là dân tộc Kinh và dân tộc Mường. Dân tộc Kinh chiếm
82% số dân. Sống tụ tập thành quần thể làng xã nằm ở vùng chiêm trũng và hai bên
4
các trục đường giao thông thuỷ bộ. Dân tộc Mường có 18,099 người chiếm 12,5 %
số dân cả huyện sống tụ tập thành các quần thể làng bản nằm sâu trong vùng đồi
núi. Còn lại các dân tộc khác là những dân tộc di cư đến như Thái, H’mông, Cao
Lan…14,2 % dân số Nho Quan theo công giáo sống rải rác ở 14 xã trong huyện.
Người kinh, người Mường, Người Lương, Giáo tuy có khác nhau ít nhiều về ngôn
ngữ, Phong Tục, nhưng từ rất sớm đã hoà vào nhau tạo thành một khối thống nhất.

Qua những bút tích, sắc phong, thần phả… còn gữi ở làng bản, thônn xóm Nho
Quan, đã nói lên vùng đất này từ xưa con người đã biết đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau
để chống thiên tai dịch hoạ , bảo vệ cuộc sống. Từ trong cuộc sống con người Nho
Quan đã sớm nảy nở tình cảm yêu thương thôn xóm, làng bản yêu thương, Sự đoàn
kết giữa các dân tộc, tôn giáo đựoc xem như là đạo nghĩa cao cả trong mối quan hệ
xã hội ở Nho Quan.
2. Nhân dân huyện Nho Quan phát huy truyền thống hiếu học của dân tộc
Nho quan là một huyện miền núi đời sống kinh tế vẫn còn khó khăn. nghề
chính vẫn là nông nghiệp. Nhưng dù đời sống kinh tế còn khó khăn nhưng với
truyền thống hiếu học của dân tộc. Nhân dân trong huyện cũng đã phát huy được
tinh thần hiếu học đó cả trong chiến tranh lẫn thời bình.
Trong thời kỳ pháp thuộc và thời kỳ phong kiến tỷ lệ người biết đọc biết viết
là rất ít vì chính sách ngu dân của thực dân pháp, người được đi học chủ yếu vẫn là
con em của địa chủ phong kiến và tay sai của pháp nên ở trong huyện người viết
đọc và biết viết là rất ít.
Nhưng đến ngày 8/9/1945 Hồ Chủ Tịch ký xác lệnh thành lập nha bình dân
học vụ để phụ trách việc chống nạn mù chữ. Tháng 10 năm 1945. Hồ chủ tịch ra lời
kêu gọi toàn dân tích cực tham gia phong trào chống nạn thất học. Hoà cùng không
khí thi đua của cả nước chống nạn mù chữ nhân dân huyện Nho Quan, Kinh cũng
như Mường, lương cũng như giáo trước những khó khăn thiếu thốn về vật chất. Đã
có nhiều sáng kiến để tổ chức dạy và học. Nhiều hình thức kiểm tra và nhắc nhở
5
nhau học tập: như kiểm tra chữ trước khi vào chợ, những người biết chữ thì vào
cổng sáng những người không biết chữ thì vào cổng tối.
Không khí học tập diễn ra sôi nổi ở khắp mọi nơi, từ trẻ con đến người lớn
tuổi đều đi học ở những lớp bình dân học vụ. Ngoài ra lãnh đạo huyện còn tạo điều
kiện để cho nhân dân đi học như mở nhiều lớp học, lớp học sáng, lớp học trưa, lớp
học tối phù hợp với giờ giấc lao động để mọi người tranh thủ đến học tập.
Điều kiện kinh tế còn khó khăn cơ sở vật chất không có chỉ là những lớp hộc
tạm bợ, đồ dùng học tập cũng rất thiếu thốn nhưng nhân dân trong huyện đã khắc

phục những khó khăn ấy. Không có giấy lấy than củi và gạch non viết lên nền nhà.
Không có giấy thì viết lên lá chuối và những mặt bằng có thể viết được để học tập.
Không khí học tập diễn ra rất sôi nổi nhân dân trong huyện thi đua nhau để học tập.
Có thể nói chưa bao giờ nhân dân trong huyện lại tha thiết học văn hoá như lúc
này.
Nhờ công việc thanh toán nạn mù chữ đạt kết quả khá tốt, chỉ trong một thời
gian ngắn đã có hàng ngàn người biết đọc biết viết. Nhiều ông cụ, bầ cụ 60-70 tuổi
vẫn say xưa tham gia học và dạy văn hoá, ở xã Quỳnh Lưu có 3 cụ già ngoài 60
tuổi vẫn tham gia dạy bình dân học vụ. Cụ Đinh Văn Bằng người dân tộc Mường
đã đỗ lớp bình dân học vụ khi cụ 74 tuổi. Uỷ ban nhân dân huyện đã tổ chức rước
bằng của cụ trong cuộc mít tinh toàn huyện.
Ngày nay khi đời sống kinh tế dần được cải thiện. Thì chất lượng giáo dục
ngày một được nâng cao. Trong chiến tranh thì mục tiêu chủ yếu của nhân dân
trong huyện là học để xoá nạn mù chữ. Nhưng trong thời bình thì nhiệm vụ học tập
đã được nâng cao lên học để xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Được sự lãnh đạo của
đảng và sự nỗ lực của ngành giáo dục chất lượng giáo dục ngày một nâng cao
ngành giáo dục huyện nhà đã có những chuyển biến quan trọng tạo ra những điều
kiện và cơ hội mới bước vào thời kỳ phát triển mới về GD-ĐT.
Mạng lưới trường, lớp tiếp tục được duy trì và phát triển với các hình
thức đa dạng, đáp ứng được nhu cầu học tập của con em nhân dân - quy mô giáo
6
dục không ngừng tăng, các điều kiện để đảm bảo chất lượng không ngừng đổi mới
và tiến bộ - tình trạng mất cân đối về cơ cấu bậc học - ngành học, giữa các vùng,
miền đã được khắc phục dần. Toàn huyện đã hoàn thành phổ cập GDTH đúng độ
tuổi và phổ cập THCS .Đội ngũ giáo viên tiếp tục được tăng cường, bồi dưỡng theo
hướng chuẩn hoá - cơ sở vật chất tiếp tục được củng cố và nâng cấp, nhiều trường
học khang trang hơn, so với những năm trước, số lượng học sinh yếu kém đã hạn
chế - phong trào thi đua sôi nổi liên tục và có tác dụng sâu sắc trong toàn ngành -
nhiều điển hình tiên tiến về tập thể, cá nhân xuất hiện, đáp ứng yêu cầu mới của
ngành và xã hội - gia đình và cộng động đã chăm lo hơn cho sự nghiệp giáo dục

đồng thời cũng có những đòi hỏi cao hơn về chất lượng giáo dục.
Để có thể tìm hiểu rõ hơn về tình hình giáo dục của huyện Nho Quan. Tôi
xin trình bày khái quát về giáo dục của huyện trong những năm đầu thế kỷ XXI. để
chúng ta có thể thấy được những ưu điểm và tồn tại trong những năm đầu đổi mới
giáo dục. để nền giáo dục của huyện Nho Quan nói chung và của cả nước nói riêng
từng bước đi vào hoàn thiện.
II. TÌNH HÌNH GIÁO DỤC CỦA NHO QUAN KHI BƯỚC SANG THẾ KỶ
MỚI
A. Những thành tựu đạt được trong công tác giáo dục
1. Sự nghiệp giáo dục đào tạo phát triển khá nhanh về quy mô và cả số
lượng chất lượng
Việc mở rộng mô hình nhà trẻ dân lập trường lớp bán công bổ túc văn hoá
dạy nghề theo hướng da dạng hoá các mô hình giáo dục bước đầu thu hoạch được
những kết qủa tốt khẳng định lối đi đúng phù hợp với điều kiện địa phương. tỷ lệ
các cháu trong độ tuổi đến trường tăng so với kế hoạch. Đội ngũ giáo viên từng
bước được chuẩn hoá theo quy định. Phong trào học tốt, dạy tốt, nề nếp trường lớp
có chuyển biến rõ nét.
Chất lượng giáo dục đại trà, giáo dục mũi nhọn được nâng lên. Số học sinh
được lên lớp tốt nghiệp cấp tiểu học trung học cơ sở các năm học đạt từ 97-99%.
7
Trung học phổ thông đạt từ 90 – 95 %. Hàng năm có từ 20 đến 50 học sinh đạt giải
các kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh.thực hiện chủ trương xã hội hoá giáo dục, trên cơ
sở trường lớp được nâng cấp theo hướng kiên cố hoá đến nay có 27/ 27 xã có đã có
trường học kiên cố, các trường trong huyện chủ yếu là nhà cao tầng các trang thiết
bị trường học được đầu tư nhiều. ở những trường cấp ba trong huyện đã được trang
bị nhiều máy vi tính để phục vụ giảng dạy bô môn tin học trong nhà trường. Ở
huyện nho quan đã có hai trường tiểu học đạt tiêu chuẩn quốc gia. 14/27 xã phổ cập
chương trình trun học cơ sở đạt 52% vượt chỉ tiêu 2%.
Do có sự chỉ đạo của cấp uỷ, HĐND, UBND từ tỉnh đến huyện, xã. Có sự
chỉ đạo chuyên môn sâu sát của Sở giáo dục - đào tạo Ninh Bình, sự ủng hộ của các

ban ngành đoàn thể và nhân dân trong toàn huyện.
Cán bộ, giáo viên huyện Nho Quan phát huy truyền thống cách mạng biết
vượt qua khó khăn, thử thách, đoàn kết, tâm huyết, yêu ngành, yêu nghề không
ngừng vươn lên trong học tập, rèn luyện và công tác, được nhân dân tôn trọng, quý
mến. các trường đã tập trung chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện - chú
trọng giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, phòng chống các tệ nạn xã hội xâm nhập
vào trường học, tiếp tục xây dựng và củng cố kỷ cương, nền nếp trường học, kịp
thời triển khai giảm tải nội dung học tập theo sự chỉ đạo của Bộ giáo dục - đào tạo
và sở giáo dục - đào tạo - thực hiện nghiêm túc giảng dạy và học tập các môn,
không cắt xén, không dồn ép chương trình, thống nhất các quy định về hồ sơ, sổ
sách chuyên môn và phong trào đổi mới phương pháp dạy và học được diễn ra sôi
nổi trong suốt cả năm học. Trong đó đã tập trung cao chuyên đề một số môn học
đối với tất cả các bậc học. Tạo ra những chuyển biến và tiến bộ mới về chất lượng
so với các năm học trước.
Khi có nghị quyết TW8 và TW9 kết luận trong nghị quyết TW2 (khóa VIII)
về GDĐT, nghị quyết tỉnh Đảng bộ lần thứ XIV, huyện Đảng bộ Nho Quan lần thứ
XXIII. Tiếp tục thưc hiện chính sách coi giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu,
8
những chính sách về giáo dục đào tạo từng bước đi vào cuộc sống tạo thuận lợi cho
sự nghiệp giáo dục phát triển.
+ Được sự ủng hộ của chính quyền địa phương các cấp , của sở giáo dục đào
tạo, hội phụ huynh, hội khuyến học và các lực lượng xã hội.
+ Đội ngũ giáo viên có tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình với giáo dục đào tạo
thế hệ trẻ, có trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm tương đối ổn địnhTiếp
tục phát triển quy mô ở tất cả các loại hình trường, lớp (công lập và ngoài công lập)
phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, cơ bản đáp ứng được nhu cầu học tập của
nhân dân. Tính đến tháng 6/2006, toàn huyện có 83 cơ sở giáo dục với 31 824 học
sinh/ 1164 lớp từ mầm non đến trung học cơ sở cụ thể:
Cấp học
Trường Lớp/

Nhóm
Học
sinh
Số HS so với kế hoạch
a. Giáo dục MN 29
Nhà trẻ 155 2500 đạt 100% KH
Mẫu giáo 255 5300 đạt 100% KH
b. GD phổ thông
Tiểu học 27 421 10 939 Giảm 994 HS so với cùng kỳ
năm trước
Đạt 100% KH
Trung học cơ sở 27 333 13 085 Giảm 977HS so với cùng kỳ
năm trước
Đạt 98.3% KH
Có 485 học viên tham gia bổ túc THCS
Có 27 trung tâm học tập cộng đồng, huy động được 25346 lượt người tham
gia.
Tỉ lệ trẻ 6 tuổi huy động vào lớp 1 đạt 100%; tỉ lệ học sinh hoàn thành
chương trình lớp 5 vào lớp 6 đạt 99,2%.
- Toàn ngành thực hiện nghiêm túc kế hoạch dạy học theo đúng hướng dẫn
nhiệm vụ năm học.
9
- Phương pháp dạy học của giáo viên tiếp tục được đổi mới theo hướng phát
huy tính tích cực trong hoạt động nhận thức của học sinh. Việc sử dụng đồ dùng,
thiết bị dạy học tiếp tục được chú trọng và phát huy hiệu quả.
2. Chất lượng giáo dục mầm non
Tiếp tục thực hiện các chuyên đề về lễ giáo, vệ sinh dinh dưỡng, làm quen
với môn Toán, Chữ cái, đẩy mạnh chuyên đề tạo hình, Giáo dục âm nhạc trong các
lớp mẫu giáo. Không ngừng nâng cao chất lượng dạy và nuôi các cháu. Đảm bảo
mức ăn hàng ngày của các cháu từ 2.000 đ/ngày/cháu - 2.500 đ/ngày/cháu.

Tỷ lệ suy dinh dưỡng của các cháu mầm non hiện nay còn từ 10 - 12%, so
với năm trước giảm 1,5 1%.
Tổ chức chuyên đề vệ sinh răng miệng đến tất cả các cô giáo mầm non.
+. Giáo dục lao động, hướng nghiệp - dạy nghề
- Các nhà trường đã tổ chức tốt công tác giáo dục lao động và hướng nghiệp
- dạy nghề cho 3387 học sinh tại 27 trường THCS.
- Tỉ lệ học sinh THCS học nghề phổ thông 3387/3503 đạt 96,7%. Tỉ lệ đỗ
trong kì thi nghề là 3386/3387 đạt 99,97% .
+ Các hoạt động giáo dục khác
- Công tác giáo dục trật tự an toàn giao thông, giáo dục dân số - sức khỏe,
giáo dục môi trường, các cuộc thi "Tìm hiểu 75 năm ngày thành lập đoàn", ""An
ninh Việt Nam - 60 năm truyền thống vẻ vang"… được các nhà trường thực hiện
qua sự tích hợp các nội dung giáo dục vào các môn học và qua các đợt tổ chức dưới
hình thức chuyên đề, các hội thi.
3. Phổ cập giáo dục
- Phổ cập giáo dục tiểu học được duy trì, củng cố và nâng cao chất lượng.
Qua kiểm tra, 100% xã, thị trấn đạt chuẩn PCGDTH đúng độ tuổi; trẻ 6 tuổi huy
động vào lớp 1 (sinh năm 1999) đạt tỉ lệ 100 %; huy động và duy trì trẻ từ 7 - 14
tuổi trong diện PCGDTH đi học tiểu học đạt 100%. Chất lượng chuẩn PCGDTH
đúng độ tuổi đã được nâng lên rõ rệt.
10
- Phổ cập giáo dục THCS được giữ vững. Phòng Giáo dục đã phối hợp với
các ban ngành của huyện chỉ đạo các trường THCS tiếp tục nâng cao chất lượng
PCGD THCS. Kết quả kiểm tra tháng 12/2005 cho thấy: 27/27 xã, thị trấn đạt tiêu
chuẩn PCGDTHCS.
4. Xây dựng các điều kiện cho dạy và học
a. Xây dựng đội ngũ
- Ngành đã có nhiều cố gắng trong công tác tham mưu đào tạo, bồi dưỡng và
tuyển dụng, sử dụng đội ngũ giáo viên. Năm học 2005 – 2006 về cơ bản đã đáp ứng
nhu cầu về số lượng và chất lượng giáo viên đối với các cấp học.

- Đến tháng 5/2006, toàn ngành có 83% giáo viên mầm non; 98,3% giáo viên
tiểu học và 95% giáo viên THCS đạt trình độ chuẩn trở lên (trong đó 2,5% giáo
viên mầm non; 40,4% giáo viên tiểu học và 15,4% giáo viên THCS đạt trình độ
trên chuẩn).
- Thực hiện Nghị quyết 16/2000/NQ-CP; Nghị quyết 09/2003/NQ-CP của h
phủ, toàn ngành đã thực hiện tinh giản biên chế 79 người, trong đó có 48 cán bộ
giáo viên nghỉ hưu trước tuổi và 31 cô giáo mầm non ngoài biên chế về nghỉ một
lần.
- Thực hiện tốt công tác bồi dưỡng cán bộ. Trong năm đã có 336 cán bộ giáo
viên từ bậc học Mầm non đến bậc học THCS đi học các lớp quản lý giáo dục, đại
học, cao đẳng, trung cấp, bằng các hình thức học chuyên tu, tại chức và từ xa.
- Công tác bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng, thay sách, bồi dưỡng hè
được các cấp quản lí và các nhà trường tổ chức thực hiện nghiêm túc theo sự Chỉ
đạo của Bộ, của Sở và UBND huyện. Trong năm học, toàn ngành đã tổ chức bồi
dưỡng cho 1816 cán bộ, giáo viên. Các lớp bồi dưỡng được tổ chức khá khoa học
đảm bảo chất lượng.
- Công tác quy hoạch, bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ, giáo viên được thực
hiện đúng quy trình, tiến hành thường xuyên, hiệu quả.
11
- Số đảng viên trong ngành không ngừng tăng lên. Toàn ngành hiện có 671
đảng viên (chiếm tỉ lệ 35,3%).
b. Xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học và trường chuẩn Quốc
gia.
Toàn huyện không còn học 3 ca, khuôn viên trường học khang trang đẹp đẽ
- 96% trường học có tường bao, cổng, biển trường - nhiều trường xây dựng sân
chơi bãi tập riêng - sân lát gạch hoặc bê tông, trồng thảm cỏ - tạo nên cảnh quan
xanh - sạch - đẹp. 90% số trường đã được cấp giấy quyền sử dụng đất .
Trang thiết bị cho dạy và học các trường quan tâm đầu tư thoả đáng - đến
nay 47 trường có thư viện đạt tiêu chuẩn tiên tiến, 6 thư viện đạt tiêu chuẩn xuất
sắc - các trang thiết bị phục vụ giảng dạy nghề, toán, vật lý, sinh học, hoá học, lịch

sử, địa lý được tăng cường - phòng học tiếng - vi tính - phương tiện giáo dục ngoài
giờ cầu lông, bóng bàn, đàn oóc-gan tiếp tục phát huy tác dụng .
Tổng kinh phí phục vụ mua sắm sách - thiết bị là 1 tỷ 175 triệu đồng (trang
thiết bị phục vụ cho dạy và học: 1 tỷ 65 triệu đồng và sách cho các thư viện là 110
triệu đồng).
- Đến tháng 7/2006, toàn huyện có 573 phòng học cao tầng kiên cố (chiếm tỉ
lệ 56%)trong đó làm mới 167 phòng; 26/27 xã, phường, thị trấn có trường cao tầng,
kiên cố, đạt tỷ lệ 96,3%; 63 đơn vị trường học được cấp quyền sử dụng đất (đạt
75,9%).
- Kết thúc năm học 2005-2006, toàn ngành đã có 54 thư viện trường học tiểu
học và THCS đạt tiêu chuẩn, trong đó có 20 thư viện tiên tiến đạt tỉ lệ 37%. Tiếp
nhận và cấp phát đủ SGK, các loại hồ sơ sổ sách phục vụ cho các trường, trong đó
có 515 bộ SGK lớp 4 và lớp 9 trị giá 179 triệu đồng. 129 bộ thiết bị, thí nghiệm trị
giá 1.792.664.000 đồng cũng đã được giao tới tất cả các trường tiểu học và THCS.
Phong trào tự làm đồ dùng dạy học có chất lượng được các bậc học quan tâm đặc
biệt là bậc học mầm non. Việc bảo quản, sử dụng thiết bị được các cấp quản lí, giáo
12
viên quan tâm, chú trọng. Cuối năm học ngành giáo dục huyện nhà được xếp thứ
nhì toàn tỉnh về công tác thư viện, thiết bị.
- Phòng giáo dục đã từng bước chỉ đạo, đầu tư trang bị máy vi tính cho các
trường, tính đến tháng 7/2006 toàn ngành đã có 63 máy vi tính trong đó phòng giáo
dục 8 bộ, các trường tiểu học 27 bộ, THCS 20 bộ, trường THCS Đồng Phong có 1
phòng vi tính với 10 bộ máy tính.
- Các phòng bộ môn cũng đã và đang là sự quan tâm và đầu tư của ngành,
trong năm đã có 3 trường (THCS Đồng Phong, THCS Kỳ Phú, THCS Sơn Lai) mỗi
trường có 3 phòng bộ môn Lý, Hoá, Sinh.
- Phòng giáo dục đã trang bị cho 100% số phòng học của các trường tiểu
học, 50% số phòng học THCS có bảng chống loá.
- Công tác xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia tiếp tục được quan tâm. Đến
cuối tháng 7/2006, toàn huyện có 26 trường đạt chuẩn Quốc gia (4 trường mầm

non; 19 trường tiểu học, 3 trường THCS) so với cùng kì năm học trước tăng 6
trường (2 trường mầm non, 3 trường tiểu học, 1 trường THCS). Riêng cấp tiểu học,
tỷ lệ trường đạt chuẩn QG toàn huyện là 19/27 đạt 70,4%, Trường tiểu học Thị trấn
Nho Quan đang hoàn thiện các điều kiện để được công nhận trường tiểu học đạt
chuẩn Quốc gia mức độ 2.
- Công tác chỉ đạo của Phòng tiếp tục được đổi mới và nâng cao hiệu quả.
Công tác xây dựng kế hoạch được coi trọng, thể hiện rõ quan điểm chỉ đạo theo kế
hoạch và bằng kế hoạch. Phòng Giáo dục đã tổ chức duyệt kế hoạch năm học cho
100% các trường; chỉ đạo và hướng dẫn các đơn vị đổi mới công tác xây dựng kế
hoạch năm học, đảm bảo chi tiết, cụ thể, phù hợp với tình hình cụ thể của địa
phương, đơn vị.
- Các văn bản chỉ đạo của Phòng Giáo dục được ban hành kịp thời, đúng
thẩm quyền và đúng chức năng. Việc tổ chức thực hiện ở cơ sở nhìn chung là
nghiêm túc.
13
- Công tác tổ chức các kỳ kiểm tra tiếp tục đổi mới ở tất cả các khâu từ ra đề,
coi, chấm.
- Công tác thanh tra, kiểm tra tiếp tục được chú trọng:
+ Thanh tra toàn diện và chuyên đề 82 trường, trong đó: 67 đơn vị xếp loại
Tốt, 14 loại Khá và 1 đơn vị xếp loại Đạt.
+Thanh tra công tác quản lý của 82 Hiệu trưởng và chuyên trách, trong đó:
75 Đ/c loại Tốt; 6 Đ/c loại Khá và 1 Đ/c loại Đạt.
+ Thanh tra 438 giáo viên trong đó 315 giáo viên xếp loại Tốt; 115 giáo viên
loại Khá; 8 giáo viên xếp loại Đạt.
+ Thanh tra đổi mới chương trình giáo dục phổ thông tại các trường.
+ Công tác kiểm tra nội bộ của Hiệu trưởng đã được quan tâm nhiều hơn, số
lượng giáo viên được kiểm tra đảm bảo chỉ tiêu kế hoạch đề ra, chất lượng và hiệu
quả kiểm tra đã được chú trọng.
Hoạt động thanh tra đã góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm, giữ vững kỷ
cương nền nếp về quản lý, nền nếp dạy học; phát hiện, điều chỉnh và kiến nghị xử

lý kịp thời các sai phạm, giúp các đơn vị thực hiện tốt nhiệm vụ năm học.
Tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua "Dạy tốt - Học tốt" trong các nhà
trường, kết quả công tác thi đua, khen thưởng trong năm học có nhiều chuyển biến
tích cực.Có được những kết quả trên, trước hết là với ý thức nghiêm chỉnh chấp
hành các nghị quyết của đảng, đặc biệt nghị quyết TW2(khoá8) toàn ngành Giáo
dục đã phát huy nội lực, tăng cường trật tự kỷ cương, tiếp tục thực hiện chủ trương
đổi mới, phát triển giáo dục, nhằm phục vụ các yêu cầu phát triển kinh tế xã hội
B. Những tồn tại, hạn chế, yếu kém
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, ngành Giáo dục Nho Quan vẫn còn bộc
lộ những hạn chế, yếu kém sau:
- Điều kiện kinh tế – xã hội của địa phương còn nhiều khó khăn nên ảnh
hưởng đến điều kiện học tập của con em trong toàn huyện .
14
- Nhu cầu học tập ngày một tăng ở các bậc học, song CSVC lại chưa đáp ứng
kịp, đội ngũ giáo viên vừa thừa, vừa thiếu, vừa không đồng bộ.
- Một số cán bộ quản lý chưa ngang tầm với yêu cầu đổi mới sự nghiệp giáo
dục, một bộ phận giáo viên chưa được chuẩn hoá, còn có tư tưởng trung bình chủ
nghĩa, thiếu ý thức vươn lên trong học tập và rèn luyện, ít am hiểu về tình hình kinh
tế – xã hội, phần nào đã ảnh hưởng đến chất lượng.
+ Do số lượng học sinh tăng đột biến. Cơ sở vật chất phục vụ cho việc giảng
dạy và học tập còn thiếu (phòng học, phòng thí nghiệm, đồ dùng thiết bị dạy học).
+ Đội ngũ giáo viên còn nhiều bất cập về trình độ do nhiều nguồn đào tạo
(một chưa được chuẩn hóa).
+ Chất lượng học tập của học sinh còn yếu so với yêu cầu.
+ Điều kiện kinh tế- xã hội của địa phương còn nhiều khó khăn.
1. Chất lượng giáo dục chưa có sự chuyển biến mạnh mẽ, chưa đáp ứng được
yêu cầu đổi mới hiện nay. Số lượng và chất lượng học sinh giỏi thấp so với yêu
cầu. Chất lượng THCS bộc lộ nhiều hạn chế (thể hiện qua kết quả rất thấp của kì thi
tuyển sinh lớp 10). Kết quả kì thi nghề chưa phản ánh đúng thực chất công tác
hướng nghiệp - dạy nghề ở các nhà trường; động cơ thi nghề của học sinh chủ yếu

là lấy điểm khuyến khích cho thi tuyển sinh.
2. Việc đổi mới phương pháp dạy học ở một số giáo viên vẫn còn lúng túng.
Sau nhiều năm bồi dưỡng, đến nay, vẫn còn giáo viên chưa nắm chắc về chuyên
môn. Đội ngũ giáo viên vẫn còn tình trạng vừa thừa, vừa thiếu và không đồng bộ
về cơ cấu chủng loại, nhất là với giáo viên THCS, giáo viên tiểu học còn thừa nhiều
so với quy định.
3. Công tác quản lí, chỉ đạo ở một số đơn vị chưa sâu sát, chặt chẽ. Cá biệt,
có biểu hiện buông lỏng quản lí, nhất là quản lí cán bộ, giáo viên. Việc phối hợp
với gia đình và xã hội để quản lí học sinh còn bộc lộ nhiều bất cập. Công tác bảo
quản, sử dụng đồ dùng thiết bị dạy học còn bộc lộ nhiều yếu kém. Việc chấp hành
kỉ cương, nền nếp, quy chế chuyên môn còn nhiều thiếu sót để xảy ra tình trạng vi
15
phạm quy chế cho điểm, tiếp nhận, chuyển trường. Một số đơn vị chưa thực hiện
nghiêm túc chế độ thông tin báo cáo.
4. Ở một số nhà trường, công tác giáo dục tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối
sống chưa được quan tâm đúng mức, ảnh hưởng của các tệ nạn xã hội vào học
đường vẫn có chiều hướng gia tăng.
5. Chưa khắc phục triệt để bệnh thành tích trong giáo dục, biểu hiện:
Thứ nhất, dễ dãi trong đánh giá, xếp loại cán bộ, giáơ viên. Tỉ lệ giáo viên
xếp loại xuất sắc quá cao. Kết quả này không phản ánh đúng thực trạng trình độ
chuyên môn của đội ngũ hiện nay.
Thứ hai, dễ dãi trong đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh.
Theo báo cáo của các đơn vị, tỉ lệ học sinh học lực khá, giỏi năm học vừa
qua là lớp 5: 49,7%; lớp 9: 27%; Nhưng kết quả khảo sát chất lượng đầu năm lớp 6
và kết quả thi tuyển sinh lớp 10 lại không cho kết quả tương ứng, có học sinh xếp
loại học lực giỏi nhưng thi tuyển sinh lại bị điểm kém.
Thứ ba, trong tự đánh giá xếp loại thi đua của các đơn vị, có xu hướng thổi
phồng thành tích, che dấu hoặc giảm nhẹ khuyết điểm, thiếu sótBên cạnh những
thành tích mà ngành đã đạt được cũng cần phải nhận thấy còn những mặt hạn chế,
yếu kém và bất cập mà ngành chưa khắc phục được - đó là :

- Số trẻ trong độ tuổi đến nhà trẻ, đến lớp mẫu giáo chưa cân đối giữa các độ
tuổi - tỷ lệ phổ cập tiểu học đúng độ tuổi đạt chưa cao, còn chậm, số lượng phát
triển TTGDTX "quá tải" bất cập với điều kiện CSVC và giáo viên hiện có
- Ý thức, thái độ, tinh thần tự học, tự rèn luyện của một số học sinh chưa cao,
tình trạng học tủ, học đối phó, gian lận trong thi cử, kiểm tra vẫn còn một số ít học
sinh - chất lượng văn hoá so với yêu cầu còn thấp, chuyển biến chưa đều, chưa
mạnh . Việc đổi mới phương pháp dạy học vẫn còn lúng túng, chưa phát huy được
trí tuệ, khả năng tư duy, sáng tạo của học sinh - giờ dạy của một số giáo viên hiệu
quả còn thấp - một ít giáo viên còn bộc lộ tuỳ tiện, lỏng lẻo trong việc thực hiện
nền nếp, quy chế chuyên môn, ít chịu học tập, rèn luyện .
16
C. Nguyên nhân của những tồn tại, yếu kém
1. Nguyên nhân khách quan
Có sự bất cập giữa nhu cầu phát triển số lượng với yêu cầu về chất lượng
giáo dục. Sự phát triển của xã hội đòi hỏi chất lượng giáo dục phải cao để đáp ứng
với sự nghiệp CNH-HĐH trong khi các điều kiện để đảm bảo chất lượng như đội
ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học lại không theo kịp và không
đáp ứng được yêu cầu. Cơ sở vật chất vẫn còn nhiều thiếu thốn, nhất là Giáo dục
mầm non. Đội ngũ giáo viên tuy đủ về số lượng nhưng thiếu chủng loại, mất cân
đối.
2. Nguyên nhân chủ quan
Trước hết, cán bộ quản lí giáo dục chậm đổi mới về tư duy, thiếu sáng tạo,
nhạy bén. Đội ngũ cán bộ quản lí phần đông làm việc dựa trên kinh nghiệm thực
tiễn, ít được qua đào tạo về kĩ năng và nghiệp vụ quản lí. Chưa coi trọng công tác
giáo dục chính trị tư tưởng, công tác quản lý còn lỏng lẻo, chưa thường xuyên kiểm
tra, đôn đốc, nhắc nhở, chưa nắm bắt kịp thời để phát hiện, xử lý những vi phạm
xảy ra. Nội dung, chất lượng hội họp, sinh hoạt còn thấp, việc thực hiện quy chế
dân chủ có nơi, có lúc còn hình thức, chiếu lệ.
Thứ hai, một bộ phận giáo viên chưa đổi mới phương pháp dạy học, một số
ít chưa toàn tâm toàn ý với nghề. Việc đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học

sinh còn chạy theo thành tích.
III. ĐẢNG BỘ HUYỆN NHO QUAN LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC GIÁO DỤC
NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ XXI
1. Những quan diểm chung của dảng về giáo dục đào tạo khi bước sang thế
kỷ XXI
Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban bí thư và Quyết định số
09/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Tiến hành rà soát phân loại giáo viên
theo quy chế; thực hiện quy định bồi dưỡng, sử dụng nhà giáo chưa đạt trình độ
17
chuẩn. Đồng thời, thực hiện nghiêm túc các chế độ và chính sách đãi ngộ của Nhà
nước và của Tỉnh đối với cán bộ giáo viên.
- Tạo điều kiện để CB, GV được đào tạo, bồi dưỡng bằng nhiều hình thức
(tập trung, tại chức, từ xa) để nâng cao tỷ lệ cán bộ quản lý và giáo viên có trình độ
đào tạo trên chuẩn.
Khẩn trương triển khai thực hiện đề án tin học ứng dụng công nghệ thông
tin và truyền thông trong trường phổ thông giai đoạn 2004-2006 của ngành. Tăng
cường giáo dục chính trị – tư tưởng, đạo đức cho học sinh , thực hiện nghiêm túc
chỉ thị số 23/CT-TW ngày 27/3/2003 của Ban bí thư TW Đảng về đẩy mạnh nghiên
cứu – tuyên truyền giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh. Đẩy mạnh phong trào xây
dựng đời sống văn hoá trong trường hoc; phối hợp chặt chẽ hơn nữa giữa nhà
trường, gia đình và xã hội trong việc giáo dục đạo đức và lối sống, phòng chống ma
tuý, HIV/AIDS, an toàn giao thông, các tệ nạn xã hội và tội phạm trong học sinh .
Tiếp tục thực hiện chỉ thị số 33/2003/CT-BGD&ĐT ngày 27/3/2003 về tằn
cường giáo dục hướng nghiệp và dạy nghề cho học sinh phổ thông, bảo đảm chất
lượng và hiệu quả của hoạt động giáo dục hướng nghiệp và dạy nghề nhằm góp
phần thực hiện phân luồng trong đào tạo. Nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục
thể chất, giáo dục quốc phòng, giáo dục thẩm mỹ, giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
và công tác y tế học đường. Tổ chức các hoạt động giáo dục ngoại khoá, tạo điều
kiện thuận lợi để học sinh phát triển toàn diện.
chức năng và Đảng ủy, UBND các xã, thị trấn để đảm bảo các điều kiện về

nhân lực, tài chính, cơ sở vật chất cho các hoạt động của ngành. Phối hợp với hội
khuyến học huyện, các ban, ngành, đoàn thể huy động các nguồn lực từ cộng động
để xây dựng cơ sở vật chất, trường chuẩn Quốc gia và động viên, khích lệ học sinh
giỏi, học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập và rèn luyện. Phong
trào xây dựng gia đình hiếu học, dòng họ khuyến học được xã hội và nhân dân
hưởng ứng mạnh mẽ.
a) Giáo dục Mầm non:
18
- Tổ chức triển khai thực hiện Quyết định số 149/2006/QĐ-TTg ngày
23/6/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án phát triển Giáo dục
mầm non giai đoạn 2006-2015.
- Tích cực đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục mầm non.
Tăng cường công tác chăm sóc sức khỏe, vệ sinh phòng bệnh, phòng chống suy
dinh dưỡng, bảo đảm an toàn cho trẻ. Đồng thời mở rộng diện được cung cấp kiến
thức, kỹ năng cơ bản về nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ và tích cực vận động
cha mẹ trẻ em áp dụng các kiến thức kỹ năng đã tiếp nhận được.
Thực hiện Nghị quyết 16/2000/NQ-CP; Nghị quyết 09/2003/NQ-CP của
Chính phủ, toàn ngành đã thực hiện tinh giản biên chế 79 người, trong đó có 48 cán
bộ giáo viên nghỉ hưu trước tuổi và 31 cô giáo mầm non ngoài biên chế về nghỉ
một lần.
b) Giáo dục phổ thông và Giáo dục thường xuyên:
- Củng cố chất lượng các lớp thay sách, tiến hành sơ kết sau 5 năm thực hiện
thay sách tiểu học và THCS.
- Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy học; tăng cường ứng dụng
công nghệ thông tin vào các hoạt động của nhà trường, nhất là ứng dụng trong
giảng dạy, học tập và quản lý giáo dục.
- Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng hoạt động của các trung tâm học tập
cộng đồng, tạo cơ sở để xây dựng xã hội học tập.
c) Tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống, giáo dục hướng nghiệp và giáo
dục pháp luật cho học sinh:

Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, dạy có chất lượng các môn học và
tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Bảo đảm các yêu cầu về giáo dục thể chất;
giáo dục thẩm mỹ; giáo dục hướng nghiệp; giáo dục đạo đức, lối sống lành mạnh,
phòng chống các tệ nạn xã hội, tội phạm, ma túy, HIV/AIDS; giáo dục trật tự an
toàn giao thông và giáo dục pháp luật nói chung. Chuẩn bị các điều kiện tham gia
Hội khỏe Phù Đổng cấp tỉnh năm 2007.Ngành đã làm tốt công tác tham mưu với
19

×