Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Mối quan hệ của Lê Hoàn và Dương Vân Nga trong lịch sử thế kỷ X

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.13 KB, 13 trang )

Mối quan hệ của Lê Hoàn và Dương Vân Nga trong lịch sử thế kỷ X
LỞI MỞ ĐẦU
Thế kỷ X một thế kỷ đầy biến động của lịch sử Việt Nam. Một thế kỷ của
cuộc đấu tranh giành và gìn giữ độc lập dân tộc, cuộc đấu tranh giữa xu thế
thống nhật tập quyền với xu thế cát cứ phân tán. Thế kỷ X kết thúc cũng là lúc
lịch sử Việt Nam bước sang trang mới, độc lập tự chủ và phát triển đất nước.
Thế kỷ X cũng là thế kỷ của những anh hùng dân tộc quyết tâm giành nền tự chủ
cho đất nước. Trong giai đoạn đó Lê Hoàn nổi lên là một vị anh hùng dân tộc có
vị trí đặc biệt quan trọng. Ông có đóng góp kiệt xuất trong sự nghiệp chống
ngoại xâm , gìn giữ củng cố nền độc lập dân tộc và trong sự nghiệp ngoại giao
xây dựng đất nước. Ông đã xây dựng lên một Đại Cồ Việt hùng mạnh tạo tiền đề
cho sự phát triển ở các giai đoạn tiếp theo. Góp phần vào sự thành công của ông
là vai trò quan trọng của thái hậu Dương Vân Nga. Mối quan hệ của hai người
được rất nhiều nhà sử học quan tâm tìm hiểu phê phán có và đồng tình cũng có.
Vậy tại sao lại có sự khác biệt như thế? Dựa trên sự thống kê các ý kiến đánh giá
của các sử gia từ xưa đến nay, tôi muốn tìm hiểu bước đầu về mối quan hệ giữa
Lê Hoàn và Dương Vân Nga và nguyên nhân khiến cho ý kiến của các sử gia
khác nhau
I. VÀI NÉT SƠ LƯỢC VỀ THÂN THẾ CỦA LÊ HOÀN VÀ
DƯƠNG VÂN NGA
1. LÊ HOÀN
Trong cuốn Đại Việt sử ký toàn thư tập một của nhà sử học Ngô Sỹ Liên
đã cung cấp thông tin chi tiết về thân thế của ông: “ Cha sinh ra vua là Mịch, mẹ
là Đặng thị, khi mới có thai chiêm bao thấy trong bụng nở hoa sen, một chiếc
kết thành hạt, lấy chia cho người ăn, mà chính mình thì không ăn. Khi tỉnh dậy
không hiểu là cớ gì. Đến năm Thiên Phúc thứ 6 nhà Tấn là năm Tân Sửu, mùa
thu, tháng 7 ngày 15 sinh ra vua. Đặng Thị thấy tướng mạo khác thường bảo
người rằng:” Đứa bé này lớn lên sợ ta không kịp hưởng lộc của nó.” được vài
1
năm thì mẹ chết rồi cha cũng chết trơ chọi một mình, cực khổ muôn chiều. Có
viên quan sát họ Lê ở châu ấy thấy cho là người kì , nói :” Tư cách đứa trẻ này


không phải như người thường.” Lại thấy là cùng họ mới nhận làm con, sớm tối
nuôi dạy, không khác gì con đẻ”. “Đến khi lớn, đi theo Nam Việt Vương Liễn.
Vua là người phóng khoáng có chí lớn, tiên hoàng khen là chí dũng, chắc thế
nào cũng làm được việc, mới giao cho trông 2000 binh sĩ rồi thăng dần đến chức
Thập Đạo tướng quân Điện Tiền Đô Chỉ Huy Sứ. Đến đây thay nhà Đinh làm
vua đóng đô ở Hoa Lư. “
(Đại Việt sử ký toàn thư- trang 166)
Lê Hoàn có nhiều đóng góp lớn đối với đất nước. Ông đã đánh bại quân
xâm lược nhà Tống, bẻ cái âm mưu cướp nước của chúng. Ngay sau đó lại mở
quan hệ hòa hiếu với Tống khiến vua Tống phải kính nể. Về mặt xây dựng đất
nước ông đã khuyến khích sản xuất nông nghiệp bằng cách cày ruộng tịch điền
và đào kênh cho giao lưu thuận lợi. Công lao của ông được sử thần Ngô Sỹ Liên
đánh giá:” Vua đánh đâu được đấy, chém vua Chiêm Thành để rửa cái sỉ nhục
phiên di bắt giữ sứ thần, phá tan quân Triệu Tống để bẻ cái mưu vua tôi ăn chắc,
có thể gọi là bực anh hùng nhất đời vậy.
(Đại Việt sử ký toàn thư- trang 179)
Mùa xuân Ất Tỵ năm 1005 vua mất tại điện Trường Xuân, thọ 64 tuổi.
2. DƯƠNG VÂN NGA
Trong sử sách ít thấy ghi về thân thế của bà. Trong Đại Việt sử ký toàn
thư- trang 168 chép: “Lập Hoàng Thái Hậu nhà Đinh là Dương Thị làm Đại
Thắng Minh Hoàng Hậu. Hậu là vợ của tiên hoàng, mẹ sinh của Vệ Vương
Toàn“.
Theo nghiên cứu của nhà sử học Nguyễn Danh Phiệt ông cho rằng:”
Dương Hậu (Hoàng Hậu của Ngô Quyền) Con Dương Đình Nghệ và Dương
Hậu – Dương Thái Hậu (Hoàng Hậu của Đinh Bộ Lĩnh) là cháu Dương Đình
Nghệ, con gái Dương Tam Kha
(Dương Hậu – Dương Thái Hậu lịch sử và huyền thoại. Nghiên cứu lịch
sử số 4 năm 1998 trang 43)
2
II. NHỮNG ĐÁNH GIÁ VỀ CUỘC HÔN NHÂN CỦA DƯƠNG

VÂN NGA VÀ LÊ HOÀN
Qua thống kê của các bộ chính sử ta thấy hàng loạt các ý kiến của các sử
gia phong kiến về cuộc hôn nhân giữa Lê Hoàn và Dương Vân Nga.
Bộ sử cổ nhất hiện còn có lẽ là cuốn Việt sử lược viết vào thời nhà Trần
do giáo sư Trần Quốc Vượng dịch. Ta thấy có rất ít lời bình về mối quan hệ đó.
Chỉ thấy ghi chép vài dòng ở trang 54:” Năm thứ 10 hiệu Thái Bình, tiên vương
bị giết hại. Vệ Vương còn nhỏ tuổi, vua lên quyển nhiếp chính sự trong nước
xưng là phó vương”. Ta thấy ở đây không có ghi chép về mối quan hệ của hai
người và cũng không có nhận xét nào về cuộc hôn nhân của họ.
Bộ sử tiếp theo là cuốn Đại Việt sử lược viết vào khoảng 1377 đến 1388.
Tại trang 97 có chép: “ Năm thứ 10 hiệu Thái Bình tiên vương bị giết hại, Vệ
Vương còn nhỏ, ngài mới thay thế nắm quyền trị quốc và xưng là phó vương”
Về việc Lê Hoàn lên ngội có chép : “ lúc bấy giờ ở Lạng Châu, nghe binh
kéo đến. Biết được tình trạng ấy, Thái hậu sai người ở Nam Sách là Phạm Cự
Lạng làm đại tướng quân, đốc xuất quân lính chống cự lại. Ngày xuất quân
Phạm Cự Lạng vào thẳng trong điện bảo vua rằng:” Nay chúa thượng còn nhỏ
dại, chưa hiểu biết được sự siêng năng, khó nhọc của bọn chúng tôi. Nếu như có
một thước tấc công lao thì rồi ai biết cho. Không bằng cái cách là trước Thập
Đạo Tướng Quân lên ngội thiên tử rồi mới ra quân”. Quân sỹ nghe vậy đều hô “
Vạn tuế “. Thái Hậu thấy tình người vui thuận mới sai lấy áo Long Cổn khoác
lên mình Lê Hoàn và xin ngài lên ngôi. “
Tiếp đó trang 99 lại chép:” Năm Nhâm Ngọ là năm thứ hai niên hiệu
Thiên Phúc, vua lập vương hậu năm bà”
Như vậy ta có thể thấy hai bộ sử của triều Trần đều không nhắc gì tới việc
Lê Hoàn có quan hệ bất chính với thái hậu để từ đó lên ngôi vua, hay nhận xét
phê phán mối quan hệ của hai người.
Đại Việt sử ký toàn thư tập 1 của sử gia Ngô Sỹ Liên nhà Lê biên soạn có
mốt vài đánh giá về mối quan hệ của Lê Hoàn và Dương Vân Nga.
3
Trang 166 chép lời nhận xét về vua Lê đó là:” Về luân thường vợ chồng

có nhiều việc đáng thẹn “việc Lê Hoàn lên ngôi cũng thấy chép như Đại Việt sử
lược. Nhắc tới cuộc hôn nhân của hại người tại trang 168 sử thần Ngô Sỹ Liên
bàn:” Đạo vợ chồng là đầu của nhân luân, mối của vương hóa. Hạ kinh của kinh
dịch nêu quẻ Hàm, quẻ Hằng lên đầu là tỏ rằng lấy đàn bà tất phải chính đáng.
Đại hành thông dâm với vợ vua, rồi nghiễm nhiên lập là hoàng hậu thì không
còn có lòng hổ thẹn gì nữa. Lấy lối ấy truyền lại đời sau, chính con mình lại bắt
chước mà gian dâm quá độ đến nỗi mất nước, há chẳng phải do Đại Hành gây
mối họa loạn ư ?”
Ta nhận thấy Ngô Sỹ Liên đã đề cập đến mối quan hệ giữa Lê Hoàn và
Dương Văn Nga đồng thời phê phán gay gắt việc Lê Hoàn lập thái hậu nhà Đinh
làm hoàng hậu.
Bộ sử tiếp theo là cuốn Đai Việt sử ký tiền biên của sử gia Ngô Thì Sỹ,
Ngô Thì Nhậm biên soạn vào năm canh thân 1800 niên hiệu cảnh thịnh đời vua
Quang Toản triều Tây Sơn cũng có một số nhận xét.
Trang 159:” Bấy giờ vua nối ngôi mới 6 tuổi, bọn Đinh Điền đều làm đại
thần giúp việc chính sư. Riêng Hoàn một mình nắm giữ quân đội được ra vào
nơi cung cấm. Thái hậu thấy liền yêu mến rồi tư tình với Lê Hoàn, cho ở ngôi
nhiếp chính làm việc như Chu Công. Hoàn nắm việc quân việc nước lại cậy có
thái hậu yêu lăng nhục người cùng hành với mình không kiêng sợ ai”
Trang 160, 161 Ngô Thì Sỹ bàn :” Vua nhỏ còn ở ngôi trên Hoàn đương
làm nhiếp chính, bọn Điền, Bặc, Hạp thế lực không đích với Hoàn. Tuy lấy tiếng
là giết giặc bên cạnh vua, nhưng chưa nêu rõ được tội cướp ngôi vua, tư thông
với thái hậu cho nên Hoàn được nhờ vào mệnh lệnh của mẫu hậu và vua nhỏ để
gán cho các người đối lập về cái tội phản nghịch”
Trang 168 ghi chép về việc Lê Hoàn lập Dương Thái Hậu làm hoàng hậu
ta thấy có chép lại lời bàn của sử thần Ngô Sỹ Liên trong Đại Việt sử ký toàn
thư và đưa ra lời bàn của sử thần Ngô Thì Sỹ :” Lê Đại Hành là một ông vua mở
ra cơ nghiệp mà làm việc ấy xấu như cầm thú mọi rợ. Hơn nữa miếu hiệu của
Đinh Tiên Hoàng là Đại Thắng Minh Hoàng đế thế mà Lê Đại Hành lại công
4

nhiên lấy hiệu vua cũ đặt tên cho vợ mình là không biết kiêng nể quá mức. Chép
vào sử sách để cho nghìn thu chê cười. “
Trang 177 nói về việc Dương Vân Nga mất có ghi :” Đại Thắng Minh
hoàng hậu là Dương Thị chết. (Xét sử cũ chép chữ “vong” là không đúng cách
vì Dương Thị được tiếng của chồng trước làm hoàng hậu của chồng sau, chẳng
khác gì loài cầm thú di dịch, cho nên chép bằng chữ “tử” )”
Đến bộ Đại Việt sử ký tiền biên ta thấy các sử gia đã gán cho thái hậu tội
tư tình với Lê Hoàn, phê phán gay gắt cuộc hôn nhân của họ, coi đó như hành
động của loài “cầm thú”
Việt sử Thông giám cương mục tập 3 của quốc sử quán thế kỷ XIX có ghi
chép. Trang 228 :” Nhà vua nối ngôi mới lên 6 tuổi. Bọn Nguyễn Bặc đều làm
đại thần phụ chính, còn Lê Hoàn trong tay giữ cả binh quyền, tự do ra vào nơi
cung cấm. Thái hậu phải lòng Hoàn, rồi cùng tu thông, cho Hoàn quyền làm
công việc thay vua như Chu Công khi trước. Lê Hoàn cậy có thái hậu thương
yêuu không kiêng sợ chi cả”.
Trang 234 lại chép:” Dương Thị trước kia lấy Đinh Tiên Hoàng, sinh ra
Vệ Vương Toàn. Toàn nối ngôi hãy còn nhỏ tuổi, thái hậu tư thông với nhà vua
mưu việc chuyển rời ngôi nhà Đinh. Đến đây mưu lập Dương Thị là đại thắng
minh hoàng hậu …”
Ở đây ta còn thấy ghi chép lời bàn của sử thần Ngô Thì Sỹ bàn việc vua
Lê lập thái hậu nhà Đinh làm hoàng hậu. Trên đây là những lời nhận xét của các
sử gia phong kiến. Đến các bộ sử biên soạn vào thời cận đại cũng có ghi chép
một vài nhận xét.
Bộ Việt sử mông học của Ngô Đức Dung viết vào năm 1945 có một số
ghi chép. Trang 85, 86:
“…
Quan thập đạo tướng quân
Binh quyền đều nắm giữ
Dương thái hậu thông dâm


5

×