Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Chữ NHẪN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (37.97 KB, 2 trang )

CHỮ NHẪN

Trong Kinh Hoa-Nghiêm có câu rằng: "Nhứt niệm sân tâm khởi,
bá vạn chướng môn khai". Một phen nư giận nổi lên thì muôn ngàn
nghiệp chướng nảy sanh. Trong các kinh sách của Phật, Tiên,
Thánh-Hiền hằng ngày dạy nhơn-sanh chữ nhẫn làm đầu, mà con
người mơ-màng chưa tỉnh ngộ.
Chúng ta nhận xét qua một trận giông tố, ắt phải có cây ngã, nhà
sập, thuyền tàu chìm đắm. Còn người trải qua những cơn thịnh nộ
rồi, thường có xảy ra lắm điều tai ương hoạn-họa, khi biết tự-tỉnh
ăn-năn thì việc đã muộn rồi.
Vậy mà có nhiều người trải qua biết bao nhiêu lần giông tố, mà
cũng không biết kiên-nhẫn chút nào, thật cũng đáng buồn
Quyền năng của chữ nhẫn
Từ những kinh nghiệm xương máu của thực tế cuộc sống mà người
Hán đã sáng tạo ra cách viết chữ nhẫn: chữ đao (con dao) ở trên và
chữ tâm (con tim) ở dưới. Lưỡi dao ấy ở ngay trên tâm, và nếu như
gặp chuyện mà không biết nhẫn nhịn thì tránh sao khỏi đau đớn, có
nhẫn nhịn mới chuyển nguy thành yên, bại thành thắng, dữ thành
lành…
Trong kinh điển, người biết nhẫn nhục, chính là người mạnh nhất.
Còn theo thánh Gandhi: Nhẫn nhục ví như không khí, chẳng biết
chống trả, nhưng có khả năng vô hiệu hóa những quả đấm của kẻ
bạo tàn!
Vì thế mà người xưa đã tốn rất nhiều giấy mực để viết về nó, đã
răn dạy rất nhiều những lợi ích và tác hại xung quanh chữ nhẫn
này.
Thời hiện đại ngày nay thì sao?
Nhẫn, không phải là sự cam chịu tiêu cực.
Đúng vậy, chẳng phải ngẫu nhiên mà chữ nhẫn lại có bộ đao phía
trên như biểu hiện của những nỗi thống khổ sâu sắc như dao nhọn,


chúng có thể khía vào trong tâm trí, trong con tim ta, làm cho ta
đau đớn, tủi nhục và khó chịu.
Nhưng, nhẫn, đừng nên hiểu một cách tiêu cực, là phải gồng mình
cam chịu ôm nhục, là luồn cúi để đạt được mục đích. Nếu có
chuyện không hay, hãy dùng trí tuệ để thấy đúng lẽ thật, buông xả
mọi hơn thua với người ta và không cố chấp phiền hận.
Người “chửi” mình, nếu đúng thì nhận, nếu không phải thì xả bỏ.
Chứ nếu nhớ hoài suốt đời, thì tự mình chuốc lấy cái khổ cho mình
và còn làm cho người khác khổ lây.
Tóm lại, chữ nhẫn ngoài sự chịu đựng điềm tĩnh còn cần phải có sự
tha thứ, phải có từ - bi - hỷ - xả. Nhẫn là độ lượng, khoan dung,
nhận đúng bản chất mà kiên tâm nhẫn nại Nhẫn, chính là thể hiện
bản lĩnh của con người.
Khổng Tử xưa đã nói: “Tiểu bất nhẫn, tắc loạn đại mưu” (Việc nhỏ
mà không nhẫn được, thì việc lớn ắt sẽ hỏng).

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×