Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Chủ điểm hiện tượng tự nhiên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (221.55 KB, 25 trang )

Bài soạn: Chương trình Giáo dục Mầm non mới.
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG
NHÁNH 2: TUẦN 1: MÙA HÈ
Thực hiện từ ngày 7/3 - 11/3/2011
Thời gian
Hoạt động
Thứ Hai
7/3/2011
Thứ Ba
8/3/2011
Thứ Tư
9/3/2011
Thứ Năm
10/3/2011
Thứ Sáu
11/3/2011
Đón trẻ
TDBS
HM
TCĐG
- Trò chuyện với trẻ về thời tiết mùa hè
-ĐT hô hấp 5- Tay 5- Chân 5- Bụng 5- Bật 3.
-Họp mặt trò chuyện về chủ điểm.


Hoạt động
có chủ đích
Văn học MTXQ
Âm
Nhạc
Tạo hình


LQCV
LQV
Toán
T.Dục LQCViết
Thơ:
Trưa hè




P
Mặt trời
mặt
trăng và
các vì
sao

Hát vận
động bài
“Nắng
sớm”
Xé dán
thuyền
trên biển.
Tô chữ h k
Đếm
đến
10-NB
nhóm
có10

ĐT-
CS 10.
Bật
xa 45
cm,
ném
xa
bằng 1
tay.
LQ chữ p
q
Hoạt động
ngoài trời
- HĐCCĐ: Quan sát về thời tiết cũng như cảnh vật mùa hè
-TCDG: Ô ăn quan
Hoạt động
góc.
1. Góc phân vai: Mẹ con. Cửa hàng giải khát. Nấu ăn, bác sĩ.
2. Góc XD: -Xây bể bơi của trường.
3. Góc sách: Xem tranh ảnh về các hiện tượng tự nhiên.
4. Góc nghệ thuật: -Vẽ cảnh vật con người trong mùa hè.
5. Góc thiên nhiên: -Khám phá về cây cối trong mùa hè.
Hoạt động
chiều
-TCVĐ : Mưa to , mưa nhỏ
-TCHT: Làm nổi 1 vật chìm
- Ôn, mọi lúc, mọi nơi
-Văn nghệ nêu gương cuối ngày
Lớp: Lớn GV: Nguyễn Huệ Chi.
Bài soạn: Chương trình Giáo dục Mầm non mới.

KẾ HOẠCH TRÒ CHUYỆN – THỂ DỤC SÁNG
NHÁNH 2: TUẦN 1: MÙA HÈ
Thực hiện từ ngày 7/3 - 11/3/2011
HỌP MẶT – TRÒ CHUYỆN VỀ CHỦ ĐIỂM
I/ YÊU CẦU:
- Trẻ biết lắng nghe cô kể công việc của cô
- Trẻ biết kể lại những công việc đã làm qua 2 ngày nghỉ.
- Được nghe cô kể câu chuyện “Mùa hè vui”
- Trò chuyện cùng cô về thời tiết cũng như cảnh vật và đồ dùng trong mùa hè.
- Giáo dục trẻ làm những công việc vừa sức giúp đỡ cô và gđ, biết ăn mặc đúng
theo mùa.
II/ CHUẨN BỊ:
- Tranh ảnh về các hoạt động trong mùa hè.
III/ HƯỚNG DẪN:
Hoạt động của cô Dự kiến HĐ của trẻ
1.Ổn định tổ chức ,gây hứng thú :
-Cho trẻ hát bài “Mùa hè đến”.
2. Nội dung :
* Họp mặt :
+ Cô kể lại những công việc của cô
GV kể lần lượt từng công việc trong 2 ngày nghỉ
cô rất nhiều việc vặt như đi chợ, soạn bài, giặt đồ
lau nhà, nấu cơm, cho con ăn, dạy con học, cho gà
ăn trồng rau…Qua đó giáo dục trẻ biết giúp đỡ cha
mẹ cô giáo và mọi người những việc vừa sức vì
mẹ cũng nhiều những công việc như cô.
+ Gọi trẻ lên kể những công việc đã làm qua ngày
nghỉ .
- Biết mẹ nhiều việc vất vả như vậy trong 2 ngày
nghỉ bạn nào giỏi đã làm những công việc giúp mẹ

Cho trẻ lên kể.
Tuyên dương những cháu biết giúp đỡ mẹ, động
viên nhắc nhở những cháu chưa có tinh thần giúp
đỡ cần cố gắng hơn nữa làm những công việc vừa
sức để mẹ đỡ đi sự vất vả mệt nhọc.
+Cô kể câu chuyện :
Trẻ hát bài “Mùa hè đến”
-Nghe cô kể những công
việc của cô đã làm qua
ngày nghỉ
-Lần lượt từng trẻ lên kể
3 – 4 trẻ kể
-Nghe cô kể câu chuyện
Lớp: Lớn GV: Nguyễn Huệ Chi.
Bài soạn: Chương trình Giáo dục Mầm non mới.
“Mùa hè vui” Kết hợp tranh minh họa
Năm ấy vừa đến kì nghỉ hè Lan vui lắm vì mẹ cho
Lan về quê thăm ông bà, Nhà bà Lan ở gần biển
nên cứ mỗi chiều Lan lại được bà dẫn đi dạo trên
bờ biển, Lan vui sướng nhặt những con ốc và nhìn
sóng vỗ mỗi lúc 1 mạnh, ông mặt trời đỏ óng gần
xuống núi, trên bãi biển có rất nhiều người đi dạo
mát. Kì hè năm ấy Lan rất vui mẹ huéa với Lan
nếu năm nay Lan đạt học sinh giỏi và ngoan ngoãn
hơn nữa thì mẹ lại cho Lan về quê tận hưởng 1
mùa hè vui vẻ.
Giáo dục trẻ luôn ngoan ngoãn vâng lời cha mẹ
ông bà.
+ Cô đề ra các tiêu chuẩn bé ngoan :
- Bé ngoan: Cháu ngoan ngoãn lễ phép, kính trên

nhường dưới đoàn kết bạn bè.
- Bé sạch: Cháu sạch sẽ gọn gàng, giữ gìn VS.
- Bé chăm: Đi học đều hăng say phát biểu XD
bài đạt 4-5 lần cờ / tuần.
* Trò chuyện về chủ điểm :
- Các con thấy cảnh vật trong mùa hè như thế
nào?
- Mùa hè đến thời tiết có gì thay đổi?
- Vậy mùa hè đến g thời tiết có nóng lắm không?
- Các con cần làm gì để giữ gìn sức khỏe của
mình trong mùa hè.
- Các con nhớ giữ gìn vệ sinh sạch sẽ phải
thường xuyên tắm gội vì trời mùa hè nắng nóng ra
lắm mồ hôi. Các con phải thường xuyên ăm những
laọi rau, quả để giữ cơ thể khỏi bị nhiệt. Khi đi trời
nắng phải đội mủ và mang dép.
3. Kết thúc:
- Cho trẻ đọc bài thơ “Chim chích”
-Trẻ đọc các tiêu chuẩn bé
ngoan.
-Cùng trò chuyện về những
thay đổi trong mùa hè.
- Trời nắng nóng…
- Trẻ trả lời.
- Trẻ nghe cô nói.
- Trẻ đọc thơ.

Lớp: Lớn GV: Nguyễn Huệ Chi.
Bài soạn: Chương trình Giáo dục Mầm non mới.
THỂ DỤC BUỔI SÁNG

ĐT HÔ HẤP 5– TAY 5– CHÂN 5 – BỤNG 5- BẬT 3
I/ YÊU CẦU:
1. Kiến thức: Trẻ tập các động tác trong BT phát triển chung, đi theo các kiểu
kiễng gót khom người,đi bằng mũi chân, nghiêng bàn chân.…
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng tập đúng các động tác và đi theo các kiểu chính xác.
3. Thái độ: Giáo dục trẻ thường xuyên tập TDBS cho cơ thể khỏe mạnh và phát
triển.
II/ CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng của cô: GV tham khảo kỹ ĐT để dạy trẻ, đĩa nhạc theo trường.
2. Đồ dùng của trẻ: Giầy thể dục.
III/ HƯỚNG DẪN:
Hoạt động của cô Dự kiến HĐ của trẻ
*Hoạt động 1:
-Cho trẻ đi đội hình tự do kết hợp hát bài
“Nắng sớm” đi theo các kiểu đi.
Cô quan sát trẻ.
* Hoạt động 2
+Tập BT phát triển chung:
Cho trẻ tập đúng động tác theo nhạc.
- ĐT hô hấp 5:
Máy bay bay ù .ù ……
Đưa 2 tay ngang làm tiếng máy bay, bay ù ù


- Động tác tay 5.
Đứng chân rộng bằng vai hai tay quay dọc
thân.
+ Thực hiện: Quay thẳng tay dọc thân từ
trước xuống dưới ra sau, lên cao, ra trước và
ngượi lại( hai tay cùng quay hoặc tay trước

tay sau như bơi trải.)
+Nhịp 3: Như nhịp 1.
+Nhịp 4: Về TTCB.
+Nhịp 5,6,7,8: Tiếp tục như trên.
- Động tác chân 5:
Bước khuỵu một chân sang bên, chân kia
-Trẻ đi kiễng gót nghiêng bàn
chân, khom người
-Đội hình tự do cách nhau 1 cánh
tay.
-Trẻ tập 2x8 nhịp.

CB TH
-Tập 2x 8 nhịp


CB TH quay 4 N rồi (NL)
-Tập 2x 8 nhịp.
Lớp: Lớn GV: Nguyễn Huệ Chi.
Bài soạn: Chương trình Giáo dục Mầm non mới.
thẳng.
+TTCB: Đứng thẳng khép chân, tay chống
hông.
+Nhịp 1: Đưa thẳng chân trái ra trước, lên
cao, trọng tâm dồn chân phải.
+Nhịp 2: Về TTCB.
+Nhịp 3: Đưa chân phải ra trước, lên cao
+Nhịp 4: Về TTCB.
+Nhịp 5,6,7,8: Tiếp tục như trên.
- ĐT bụng lườn 5:

Ngồi duỗi chân , tay chống sau 2 chân thay
nhau đưa thẳng lên cao.
+Nhịp 1: Chân trái đưa lên cao.
+Nhịp 2: Chân trái về TTCB.
+Nhịp 3: Chân phải đưa lên cao.
+Nhịp 4: Như nhịp 2.
+Nhịp 5,6,7,8: Tiếp tục như trên.
- Động tác bật 3:
Bật luân phiên chân trước chân sau.
+TTCB: Đứng thẳng khép chân, tay chống
hông.
+Nhịp 1: Bật tách chân trái ra phía trước
chân phải ra phía sau.
+Nhịp 2: Bật ngược lại chân trái ra phía sau
chân phải ra phía trước.
+Nhịp 3: Như nhịp 1.
+Nhịp 4: Về TTCB.
+Nhịp 5,6,7,8: Tiếp tục như trên.
*Hoạt động 3 : Hồi tĩnh.
-Cả lớp đi nhẹ nhàng.
CB.4 1.3 2
-Tập 2x 8 nhịp
CB. TH. 1,2,3,4
-Tập 2x 8 nhịp

CB TH
-Cả lớp đi nhẹ nhàng.


Lớp: Lớn GV: Nguyễn Huệ Chi.

Bài soạn: Chương trình Giáo dục Mầm non mới.
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GÓC
NHÁNH 2: TUẦN 1: MÙA HÈ
Thực hiện từ ngày 7/3 - 11/3/2011
I/ YÊU CẦU:
1. Kiến thức: Trẻ được chơi theo ý thích ở các góc đạt kết quả.
2. Kỹ năng: Nhằm tạo cho trẻ thích hoạt động góc.
3. Thái độ: Giáo dục trẻ đoàn kết chơi theo đúng góc, giữ gìn đồ dùng, đồ chơi. Chơi
xong cất đúng vào nơi quy định.
II/ CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng của cô: Đồ dùng đồ chơi phong phú phù hợp. Sắp xếp các góc gọn đẹp.
2. Chuẩn bị của trẻ: Cung cấp kiến thức cho trẻ về một số cây xanh và môi trường
sống, cây lương thực.
III/ HƯỚNG DẪN:
Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
* Ổn định –gây hứng thú:
- Cô cùng trẻ múa hát bài “Mùa hè”.
- Cô nói theo ai –theo ai.
- Cô dẫn trẻ đi Quan sát các góc chơi.
- Cô giới thiệu góc và cách chơi.
- Cho trẻ thoả thuận nhận góc chơi.
- Cho trẻ hát 1 bài đi đến góc chơi.
* Hoạt động ở các góc:
1.Góc phân vai:
- Mẹ con. Cửa hàng giải khát. Nấu ăn, bác sĩ.
2.Góc XD:
-Xây bể bơi của trường.
3. Góc sách:
-Xem tranh ảnh về các hiện tượng tự nhiên.
4. Góc nghệ thuật:

-Vẽ cảnh vật con người trong mùa hè.
5.Góc thiên nhiên:
-Khám phá về cây cối trong mùa hè.
- Cô Quan sát trẻ chơi nhắc nhở trẻ chơi tốt nhận xét trẻ
chơi khen trẻ.
- Cô giáo dục trẻ đoàn kết, giữ gìn đồ dùng sử dụng
xong cất đúng nơi quy định.
* Kết thúc
- Cô khen lớp, nhóm-cá nhân.
- Cả lớp hát bài “Trời nắng trời mưa.”
- Cả lớp hát.
- Theo cô-theo cô.
- Trẻ Quan sát góc chơi.
- Trẻ nhận góc chơi.
- Trẻ tiến hành công việc ở
các góc chơi.
- Trẻ cất đồ dùng.
- Cả lớp hát.

Lớp: Lớn GV: Nguyễn Huệ Chi.
Bài soạn: Chương trình Giáo dục Mầm non mới.
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
NHÁNH 2: TUẦN 1: MÙA HÈ
Thực hiện từ ngày 7/3 - 11/3/2011
QS VỀ THỜI TIẾT CŨNG NHƯ CẢNH VẬT MÙA HÈ
TCDG: Ô ĂN QUAN
I/ YÊU CẦU:
1. Kiến thức: Giúp trẻ tìm hiểu và khám phá thời tiết cũng như cảnh vật trong mùa
hè. Trẻ được vui chơi thoải mái, đảm bảo sự an toàn cho trẻ khi chơi.
2. Kỹ năng: Củng cố kĩ năng đếm và giúp trẻ trì thông minh.

3. Thái độ: GD trẻ khi ra nắng phải đội mũ nón, khi ra mưa phải mang áo mưa,
biết thưởng thức vẻ đẹp trong mùa hè.
II/ CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng của cô: Địa điểm: sân bằng phẳng sạch sẽ an toàn
2. Đồ dùng của trẻ: Vẽ ô ăn quan, mỗi ô quan 1 cục quan và các ô khác mỗi ô 5
hạt sỏi.
III/ HƯỚNG DẪN:
Hoạt động của cô Dự kiến HĐ của trẻ
1 . Ổn định –gây hứng thú:
-Cho trẻ hát bài “Mùa hè vui”.
2.Nội dung :
a. QS về thời tiết cũng như cảnh vật mùa hè:
- Cho trẻ quan sát kĩ về thời tiết cũng như cảnh
vật trong mùa hè.
- Con thấy thời tiết mùa hè như thế nào?
- Cảnh vật mùa hè có những gì thay đổi?

- Cảnh vật mùa hè có đẹp không?
- Con có thích thời tiết mùa hè cũng như cảnh vật
trong mùa hè không? Vì sao?
+ Cô tóm lại những ý của trẻ và liên hệ tới mùa hè
là mùa mưa ở tây nguyên chúng ta đấy, tuy thời
tiết có sự trái ngược nhau nhưng những chùm hoa
phượng đỏ rực với tiếng ve kêu báo hiệu mùa hè
đến thì hoàn toàn như nhau.
+ Giáo dục trẻ đội mũ khi ra nắng, quàng áo mưa
khi đi mưa , và yêu cảnh vật mùa hè.
-Trẻ hát.
- Cả lớp quan sát
- Trẻ nhận xét

- Có hoa phượng nở rực, có
tiếng ve kêu.
- Trẻ nhận xét.
- Trẻ trả lời theo cảm xúc
của mình.
-Nghe cô tóm lại những ý
của trẻ.
- Nghe cô giáo dục.
Lớp: Lớn GV: Nguyễn Huệ Chi.
Bài soạn: Chương trình Giáo dục Mầm non mới.
b. Trò chơi DG: “Ô ăn quan”.
-Mùa hè đến các con được nghỉ học được vui vẻ
tham gia những trò chơi, cô hướng dẫn cách chơi
trò chơi dân gian “Ô ăn quan” để các con chơi
trong những ngày hè:
-Chia trẻ làm nhiều nhóm mỗi nhóm chỉ có 2 trẻ
chơi, cô vẽ ô ăn quan và rải sẵn quân cũng như
quan cho 2 trẻ oẳn tù tì ai thắng thì người đó đi
trước, bốc quân của mình rải lần lượt từng ô theo
hướng đi tùy thích nếu đến quan là tịt phải nhường
cho bạn đi, còn nếu có ô có quân thì bốc rải tiếp
cho đến khi ô nào trống thì được ăn. Khi 2 quan
đều hết là trò chơi kết thúc ai ăn được nhiều quân
là người đó thắng cuộc .
- Cho trẻ chơi cô quan sát cô nhận xét giúp trẻ
trong quá trình chơi.
3. Kết thúc :

-Nghe cô hướng dẫn cách
chơi.

-Thực hiện chơi

Lớp: Lớn GV: Nguyễn Huệ Chi.
Bài soạn: Chương trình Giáo dục Mầm non mới.
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CHIỀU
NHÁNH 2: TUẦN 1: MÙA HÈ
Thực hiện từ ngày 7/3 - 11/3/2011
TRÒ CHƠI VẬN ĐÔNG: “MƯA TO, MƯA NHỎ”.
I/ YÊU CẦU:
1.Kiến thức: Trẻ hiểu và biết cách chơi. Chơi đúng theo hướng dẫn của cô.
2. Kỹ năng: Rèn phản xạ nhanh.
3. Thái độ: GD trẻ ham thích hoạt động vui chơi, che dù đội mũ khi ra mưa ra
nắng.
II/ CHUẨN BỊ:
1.Chuẩn bị của cô: Tham khảo kỹ cách chơi. 1 cái xắc xô.
III/ HƯỚNG DẪN:
Hoạt động của cô Dự kiến HĐ của trẻ
1. Ổn định –gây hứng thú:
-Cho trẻ hát bài “ Sau mưa”
-Nắng mưa là hiện tượng gì?
-Khi đi nắng chúng ta phải làm gì? Khi trời đổ
mưa chúng ta phải làm gì?
- Cô giáo dục trẻ khi đi mưa đi nắng…
2. Nội dung :
* Cô giới thiệu trò chơi.Cô phổ biến luật chơi:
-Làm đúng theo hiệu lệnh của cô, nếu ai làm sai
hiệu lệnh sẽ phải ra ngoài 1 lần chơi.
* Cô hướng dẫn cách chơi:
-Cho trẻ đứng tự do trong phòng, khi nghe cô gõ
tiếng xắc xô to, dồn dập, kèm theo lời nói mưa to

trẻ phải chạy nhanh lấy tay che đầu, khi nghe cô
gõ xắc xô nhỏ, thong thả và nói mưa tạnh trẻ chạy
chậm, bỏ tay xuống. Khi cô dừng tiếng gõ thì tất
cả đứng im tại chỗ
- Gọi vài trẻ lên chơi mẫu cho bạn QS.
- Cho trẻ thực hiện chơi cô quan sát nhận xét, cô
gõ lúc nhanh lúc chậm để trẻ phản ứng nhanh theo
nhịp, nếu trẻ làm sai hiệu lệnh trẻ đó phải ra ngoài
1 lần chơi.
-Trò chơi tiếp tục với nhóm chơi khác.
-Cả lớp hát.
-Hiện tượng tự nhiên
-Phải che dù, đội mũ
-Nghe cô giáo dục
-Nghe cô giới thiệu
- Nghe cô phổ biến luật chơi
hướng dẫn cách chơi.
- 7 trẻ chơi mẫu
- Trẻ đi tự do trong phòng
-Chơi theo tổ, nhóm, lớp.
Lớp: Lớn GV: Nguyễn Huệ Chi.
Bài soạn: Chương trình Giáo dục Mầm non mới.
3 . Kết thúc :
TRÒ CHƠI HỌC TẬP: “LÀM NỔI 1 VẬT CHÌM”
I/ YÊU CẦU:
1. Kiến thức: Trẻ hiểu và biết cách chơi làm cho 1 vật chìm nổi trong nước.
2. Kỹ năng: Rèn sự chú ý và óc phán đoán của trẻ.
3. Thái độ: GD trẻ ham thích hoạt động vui chơi. Chơi đoàn kết không nghịch
nước.
II/ CHUẨN BỊ:

1.Đồ dùng của cô:1 vài vật chìm trong nước như thìa i nốc, nhôm, chìa khóa, 1
chậu nước, 1 túi ni lông và dây thun nhỏ.
III/ HƯỚNG DẪN:
Hoạt động của cô Dự kiến HĐ của trẻ
1. Ổn định –gây hứng thú:
-Cho trẻ hát bài “ Nắng sớm”
-Trò chuyện về bài hát và giới thiệu trò chơi.
2. Nội dung :
*Cách chơi:
-Đưa tất cả những đồ dùng cho trẻ quan sát nhận
xét nó làm bằng gì?
-Khi cô thả những đồ dùng này vào chậu nước
điều gì sẽ xảy ra? Cho trẻ suy đoán.
-Để làm nổi một vật chìm các con đoán xem cô
phải làm như thế nào?
-Bây giờ cô bỏ vật này vào túi ni lông buộc giây
thun lại thả xuống chậu nước điều gì sẽ xảy ra?
-Cho trẻ lên thực hiện với những đồ dùng khác.
-Cô quan sát tuyên dương những trẻ làm được cho
vật chìm nổi.
3. Kết thúc :
-Củng cố, dặn dò, nhận xét tiết vui chơi

-Trẻ hát và làm động tác .
- Cùng đàm thoại và nghe
cô giới thiệu.
- QS những đồ dùng.
- Trẻ suy đoán.
- Trẻ trả lời theo suy nghĩ
của trẻ.

- Trẻ thực hiện.
- Lần lượt từng trẻ lên chơi.
* ÔN KIẾN THỨC ĐÃ HỌC, HOẠT ĐỘNG MỌI LÚC MỌI NƠI.
* VĂN NGHỆ, NÊU GƯƠNG CUỐI NGÀY.
Lớp: Lớn GV: Nguyễn Huệ Chi.
Bài soạn: Chương trình Giáo dục Mầm non mới.

KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
NHÁNH 2: TUẦN 1: MÙA HÈ
Thực hiện từ ngày 7/3 - 11/3/2011
Thứ hai ngày 7 tháng 3 năm 2011
MÔN: LÀM QUEN VỚI VĂN HỌC:
ĐỀ TÀI: THƠ “TRƯA HÈ”
I/ YÊU CẦU:
1. Kiến thức : Trẻ biết tên bài thơ và tên tác giả của bài thơ “Trưa hè”. Trẻ hiểu
nội dung bài thơ về thời tiết cũng như cảnh vật mùa hè. Trẻ thuộc thơ đọc diễn
cảm bài thơ.
2.Kĩ năng: Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ. Phát triển khả năng sáng tạo
phán đoán tưởng tượng của trẻ.
3.Thái độ: Giáo dục trẻ yêu cảnh vật thiên nhiên trong mùa hè.
II/ CHUẨN BỊ:
1.Đồ dùng của cô: Mô hình ông mặt trời, hoa phượng ve kêu, bướm lượn… Bài
thơ bằng chữ in thường
2.Chuẩn bị của trẻ: Sáp màu. Giấy A4. Hình ảnh hoa phượng, con ve và từ hoàn
chỉnh, từ rời hoa, phượng, tiếng, ve bằng chữ viết thường.
III/ HƯỚNG DẪN:
Hoạt động của cô Dự kiến HĐ của trẻ
1. Ổn định tổ chức-gây hứng thú
-Cô đọc câu đố: “Mùa gì nóng bức.
Trời nắng chang chang.

Đi học đi làm.
Phải mang mũ nón”.
-Cô giới thiệu vào bài
2 .Nội dung :
*Cô đọc lần 1 cho trẻ nghe kết hợp động tác
minh họa.
- Các con vừa nghe cô đọc bài thơ gì?
- Bài thơ nói về mùa gì?
- Cảnh vật và thời tiết mùa hè như thế nào?
* Cô tóm lại nội dung bài thơ có sử dụng mô
hình.
- Trẻ cả lớp đoán câu đố.
- Nghe cô đọc mẫu lần 1.
- 2 trẻ trả lời
- Mùa hè.
- Cảnh vật rất đẹp có nhiều gió.
- Nghe cô tóm lại ý vừa trả lời.
Lớp: Lớn GV: Nguyễn Huệ Chi.
Bài soạn: Chương trình Giáo dục Mầm non mới.
+ Cô đọc bài thơ lần 2 theo khổ kết hợp mô
hình trích dẫn, đàm thoại và làm rõ ý.
-“Trưa hè….bướm lượn”: Khổ thơ được
miêu tả về buổi nào trong mùa hè?
- Thời tiết trưa hè như thế nào?
- Những cánh hoa phượng xảy ra điều gì khi
có gió thổi?
- Cánh hoa phượng rụng xuống con thấy thế
nào?
-Cô tóm tắt lại những ý của trẻ bài thơ đã
dùng những hình ảnh so sánh giữa cánh hoa

với bầy bướm lượn. Giải thích từ lung lay là
cánh hoa bay lên bay xuống trong gió cho trẻ
đọc từ khó.
+ Cô đọc tiếp: “Tiếng ve … ve hát.”
- Tiếng ve kêu như thế nào?
- Tiếng ve kêu nghe như tiếng gì?
- Con có nhận xét gì về cảnh vật trong buổi
trưa hè.

- Cô tóm tắt những ý của trẻ bài thơ được so
sánh tiếng ve với tiếng đàn, giải thích từ
“ca rộn” là những tiếng ve kêu rất to nhất
nhiều cho trẻ đọc từ.
*Giáo dục trẻ yêu cảnh vật thiên nhiên trong
mùa hè.
* Dạy trẻ đọc thơ:
-Cô và trẻ cùng đọc trên bài thơ bằng chữ in
thường 1 lần.
-Cho trẻ đọc theo nhiều hình thức cô quan sát
tuyên dương những trẻ đọc diễn cảm bài thơ,
sửa sai kịp thời những trẻ đọc chưa thuộc câu
chưa diễn cảm.
- Mời trẻ lên bảng đọc chỉ vào bài thơ bằng
chữ in thường.
*Trò chơi: Mùa hè đến.
-Cô có hình ảnh hoa phượng và tiếng ve có
từ hoàn chỉnh cho trẻ đọc, phát cho những trẻ
tham gia chơi con ve và hoa phượng có tiếng
- Nghe cô đọc và trích dẫn
- Buổi trưa.

- Có gió thổi
- Trẻ suy đoán trả lời theo sự
hiểu biết.
- Rất đẹp và giống như bầy
bướm lượn.
-Nghe cô tóm lại và giải thích từ
khó đọc từ khó.
- Nghe cô đọc tiếp.
- Kêu rộn.
- Tiếng đàn
- Rất vui nhộn như 1 buổi tiệc
liên hoan có hoa có tiếng hát của
chú ve.
-Nghe cô tóm lại và giải thích từ
khó.
- Đọc từ khó
- Nghe cô giáo dục.
- Cả lớp đọc cùng cô.
- Cả lớp tự đọc theo cô chỉ vào
bài thơ.
- Nhóm đọc, cá nhân.
- Lần lượt cá nhân lên đọc diễn
cảm bài thơ.
-Nghe cô giải thích và hướng dẫn
trò chơi. Đọc từ hoàn chỉnh và từ
vừa gắn hoàn chỉnh.
Lớp: Lớn GV: Nguyễn Huệ Chi.
Bài soạn: Chương trình Giáo dục Mầm non mới.
rời trẻ đi hát bài “mùa hè đến” khi đến câu
thấy mùa hè sang trẻ chạy nhanh về sắp xếp

đúng vị trí của từng tiếng dưới mỗi bức
tranh. Cô nhận xét trẻ chơi và cho trẻ đọc từ
vừa tạo.
* Hoạt động nối tiếp:
-Cho trẻ vào góc vẽ những cảnh vật có trong
mùa hè và ghép chữ cái tạo thành tiếng và từ
hoa phượng, tiếng ve.
Cô quan sát nhận xét.
3 . Kết thúc Cho trẻ đọc lại bài thơ.
-Trẻ vào góc hoạt động theo 3
nhóm.
-Cả lớp đọc

Thứ hai ngày 7 tháng 3 năm 2011
MÔN: LÀM QUEN MTXQ
ĐỀ TÀI: MẶT TRỜI - MẶT TRĂNG VÀ CÁC VÌ SAO
I/ YÊU CẦU:
1. Kiến thức: Trẻ biết bầu trời ban ngày có mặt trời, ban đêm có mặt trăng và các
vì sao đó là những hành trình ngôi sao ở rất xa chúng ta. Trẻ phân biệt được bầu
trời ban ngày và bầu trời ban đêm.
2. Kỹ năng: Phát triển khả năng suy luận quan sát, phán đoán ở trẻ. Phát triển
ngôn ngữ vốn từ cho trẻ.
3. Thái độ: Trẻ hào hứng tích cực hoạt động. Giáo dục trẻ biết thưởng thức và
khám phá những điều bí ẩn về các hiện tượng tự nhiên. Không chơi ngoài nắng…
II/ CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng của cô: Tranh vẽ cảnh bầu trời ban ngày và ban đêm. Tranh ảnh về
cảnh vật cũng như con người vào ban ngày ban đêm.
2. Chuẩn bị của trẻ: Trẻ thuộc bài hát “Nắng sớm”. Cho trẻ Qs bầu trời mặt trời
khi ra ngoài trời. Dặn dò trẻ về nhà buổi tối xem trăng sao.
III/ HƯỚNG DẪN:

Hoạt động của cô Dự kiến HĐ của trẻ
1. Ổn định –gây hứng thú:
-Cho trẻ hát bài “Nắng sớm” Cùng đàm thoại về
nội dung bài.
- Cả lớp cùng hát.
Lớp: Lớn GV: Nguyễn Huệ Chi.
Bài soạn: Chương trình Giáo dục Mầm non mới.
-Khi ánh nắng vàng tỏa xuống mặt đất đó là nhờ ai
dọi tia nắng xuống. Muốn biết đó là ai chúng ta
cùng khám phá về những hành tinh ở cách chúng
ta nhé.
2. Nội dung:
- Cô treo tranh cảnh ban ngày hỏi trẻ con có nhận
xét gì về bức tranh này?
- Khi bầu trời có ông mặt trời và trời sáng thì đó
là ban ngày hay ban đêm.
- Cho trẻ đọc bầu trời ban ngày, ông mặt trời.
- Con nhận xét xem ông mặt trời như thế nào?
Nếu chúng ta nhìn thẳng vào ông mặt trời thì điều
gì xảy ra trên mặt chúng ta.

- Mặt trời mọc vào buổi nào? Lặn vào buổi nào?
- Khi bắt đầu mọc cũng như khi gần khuất núi con
thấy ông mặt trời như thế nào?
- Ông mặt trời có tác dụng và tác hại gì đối với
chúng ta.

- Cô tóm lại ý của trẻ.
* Tiếp tục cô treo tranh cảnh ban đêm cho trẻ
đoán.

- Vì sao con biết đây là bầu trời ban đêm?
- Con có nhận xét gì về bầu trời ban đêm?
- Cho trẻ đọc mặt trăng.
- Trăng có dạng hình gì?
- Khi nhìn thẳng vào trăng con có cảm giác như
thế nào?
- Trăng thường xuất hiện tròn nhất vào ngày nào
trong tháng?
- Đầu tháng trăng có hình gì?
- Nhìn lên trăng ta thấy có gì?
- Nghe cô giới thiệu.
- QS tranh và nhận xét về
bức tranh.
- Ban ngày.
- Lớp, tổ, cá nhân đọc.
- Trẻ nhận xét như ông trời
tròn có màu đỏ, tỏa nhiều tia
nắng, nhìn thẳng vào ông
mặt trời thì mặt chúng ta
nhăn lại mắt chúng ta nheo
lại.
- Trẻ trả lời theo sự hiểu
biết.
- To có màu đỏ ít tia nắng.
- Ông tỏa nắng cho mọi
người đi làm và phơi quần
áo cũng như mọi thứ nhanh
khô. Nhưng ông chiếu tia
mặt trời vào mặt sẽ làm hư
da, sạm và đen da…

- QS tranh cảnh ban đêm
- Trẻ nhận xét.
- Trẻ nhận xét theo hiểu
biết.
- Lớp nhóm, cá nhân đọc.
- Cả lớp đọc trăng có dạng
hình tròn.
- Rất dễ chịu.
- Ngày rằm.
- Trăng có hình tròn.
- Có cây đa chú cuội.
Lớp: Lớn GV: Nguyễn Huệ Chi.
Bài soạn: Chương trình Giáo dục Mầm non mới.
- Nếu ngày nào không có trăng bầu trời như thế
nào?
- Trăng có ích lợi gì đối với cuộc sống của muôn
loài?

+ Bầu trời tối không trăng nhưng có những gì lấp
lánh?
- Con có nhận xét gì về những vì sao?
- Có những loại sao nào con biết?

+ Cô tóm lại tất cả những ý trên.
* Cho trẻ so sánh bầu trời ban đêm và ban ngày.
- Con nhận xét gì về bầu trời ban đêm và bầu trời
ban ngày?

+ Cô tóm lại và nhấn mạnh cho trẻ biết, mặt trăng
mặt trời và các vì sao là những hành tinh ở rất xa

chúng ta song con người vẫn có thể tới được hành
tinh bẵng con tàu vũ trụ.
* Giáo dục trẻ không chơi ngoài nắng, khi trời
không có trăng không nên ra ngoài chơi dễ bị rắn
rết cắn. Tiếp tục quan sát và khám phá những điều
bí ẩn của các hiện tượng tự nhiên.
* Trò chơi: Ai nhanh nhất.
Cô có tranh cảnh ban đêm và ban ngày. Phát cho
trẻ cảnh hoạt động của con người vào ban ngày
như đi làm đi học…Cảnh ban đêm như mọi người
ngồi trò chuyện, các cháu nhỏ nhảy múa tung tăng.
Khi có hiệu lệnh trẻ chạy nhanh về đúng bức tranh
ban ngày hoặc ban đêm theo đúng nội dung bức
tranh cũng như hoạt động của con người.
* Hoạt động nối tiếp:
Cho trẻ vào góc vẽ mặt trời mặt trăng và các vì
sao.
Cô QS nhận xét trẻ.
3. Kết thúc: Củng cố- Dặn dò trẻ.
- Tối mịt
- Tỏa sáng để mọi người vui
chơi nghỉ ngơi sau 1 ngày
làm việc vất vả.
- Có những vì sao.
- Trẻ nhận xét
- Sao Mai, Sao Hôm, Sao
Bác Đẩu.
- Bầu trời ban ngày có mặt
trời có tia nắng vàng trời
sáng. Còn bầu trời ban đêm

có trang sao bầu trời tối.
- Nghe cô tóm lại.
- Nghe cô giáo dục
- Nghe cô hướng dẫn và
thực hiện chưoi đúng và
nhanh.
-Trẻ vào hoạt động ở 3 góc.


Lớp: Lớn GV: Nguyễn Huệ Chi.
Bài soạn: Chương trình Giáo dục Mầm non mới.
MÔN: GIÁO DỤC ÂM NHẠC
ĐỀ TÀI: “NẮNG SỚM”
Nhạc: Hàn Ngọc Bích
I/ YÊU CẦU:
1. Kiến thức: Trẻ thuộc và vỗ tay theo nhịp điệu bài hát “Nắng sớm”. Được nghe
hát bài “Mùa hoa phượng nở ” Hoàng Vân. Chơi tốt trò chơi: “Có bao nhiêu bạn
hát”
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng hát và vỗ tay đúng nhịp. Giúp trẻ phát triển năng khiếu
âm nhạc.
3. Thái độ: GD trẻ học ngoan ham thích học âm nhạc, tắm nắng sáng mai cho cơ
thể khỏe mạnh, yêu cảnh vật mùa hè.
II/ CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng của cô: Tham khảo bài hát bổ sung và trò chơi: Đàn, đĩa nghe hát.
2. Đồ dùng của trẻ: Một vài chùm hoa phượng, mũ chóp kín.
III/ HƯỚNG DẪN:
Hoạt động của cô Dự kiến HĐ của trẻ
1. Ổn định –gây hứng thú:
- Chơi trời tối trời sáng, một ngày mới bắt đầu
chúng ta lại đến trường đi học các con quan sát

nhận xét xem lớp chúng ta sáng nay như thế nào?
- Nếu cô mở cửa ra thì có gì len lỏi vào lớp?
- Ánh nắng buổi sáng có gay gắt không?
- Có bài hát nào nói về ắnh nắng buổi sáng không?
2. Nội dung :
* Dạy hát :
- Cô dạo 1 đoạn nhạc cho trẻ đoán tên bài hát và
tên tác giả. Cô chốt lại ý của trẻ.
+ Cô hát lần 1 có đàn
- Nắng sớm len lỏi vào phòng cùng bé làm gì?
- Ai đã khen rất vui?
- Khi hát cùng nắng sớm mặt các bạn như thế
nào?
- Cô tóm lại những ý của trẻ.
- GD trẻ tắm nắng sáng mai cho cơ thể luôn mạnh
khỏe.
- Cho trẻ hát cùng cô 1 lần.
- Cho trẻ tự hát theo nhiều hình thức.

-Trẻ chơi
- Trẻ suy đoán với sự hiểu
biết
- Rất dịu và mát
- Trẻ trả lời theo sự hiểu
biết.
- Trẻ đoán tên bài hát tên tác
giả.
- Nghe cô hát
- Hát và múa
- Cô chim khuyên

- Má rất hồng
- Nghe cô tóm tắt và giáo
dục.
- Cả lớp hát cùng cô 1 lần.
-Cả lớp hát tự hát theo nhịp
của cô.
Lớp: Lớn GV: Nguyễn Huệ Chi.
Bài soạn: Chương trình Giáo dục Mầm non mới.
- Bài hát có giai điệu như thế nào?
+Vận động theo nhạc :
- Cô và trẻ cùng VĐ lần 1.
- Cho trẻ tự VĐ.
- Cô quan sát sửa sai kịp thời.
+ Trò chơi: “Bao nhiêu bạn hát”
-Cô giải thích cách chơi: 1 trẻ lên đội mũ chóp gọi
trẻ lên hát, sau khi cho trẻ ngồi xuống cất mũ chóp
cho trẻ đoán có bao nhiêu bạn hát. Tuyên dương
những trẻ chơi giỏi, những trẻ đoán không đứng
phải hát 1 bài có trong chủ đề.
-Cho trẻ đi hát bài “Mùa hè vui”
* Nghe hát:
- Cô dẫn dắt giới thiệu bài “ Mùa hoa phượng nở”
Của Hoàng Vân”
- Mở đài hát lần 1
- Khi mùa hè đến, cây cối cũng như cảnh vật có gì
thay đổi?
- Tiếng con gì kêu vang báo hiệu mùa hè?
- Hoa phượng nở gắn với tuổi nào?
- Tóm tắt nội dung.
- Gd trẻ yêu thích những chùm phượng đỏ, yêu

cảnh vật trong mùa hè….
- Cô mở nhạc lần 2 hát, cho trẻ phụ họa
3. Kết thúc :
- Củng cố. Dặn dò.
- Vui nhộn
- Nhóm, cá nhân hát.
- Cả lớp VĐ cùng cô.
- Cả lớp tự VĐ, tổ, cá nhân
VĐ.
- Nghe cô giải thích và thực
hiện chơi.
- Trẻ đi kết hợp hát.
- Nghe cô giới thiệu.
- Nghe hát.
- Trả lời theo sự hiểu biết
- Tiếng ve.
- Tuổi học trò.
- Nghe cô tóm tắt và GD
- 6 trẻ cầm chùm hoa
phượng múa phụ họa
Cả lớp hát vỗ tay.

Thứ hai ngày 7 tháng 3 năm 2011
MÔN: HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH
ĐỀ TÀI: VẼ QUẦN ÁO MÙA HÈ (ĐT)
I/ YÊU CẦU:
1. Kiến thức: Trẻ biết phối hợp những nét cơ bản để vẽ được quần áo trong mùa
hè. Biết vẽ thêm chi tiết phụ cho những bộ quần áo thêm đẹp.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng vẽ bố cục tranh, óc sáng tạo, tô màu đẹp không lem ra
ngoài. Củng cố kĩ năng cầm bút tư thế ngồi.

3. Thái độ: Giáo dục trẻ thích hoạt động tạo hình, giữ gìn quần áo luôn sạch sẽ.
Lớp: Lớn GV: Nguyễn Huệ Chi.
Bài soạn: Chương trình Giáo dục Mầm non mới.
II/ CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng của cô: Xốp mẹ và bé. 2 bức tranh vẽ quần áo cộc mặc trong mùa hè.
Khung tạo hình, cặp tạo hình.
2 .Đồ dùng của trẻ: Giấy A4, bút chì, sáp màu.
III/ HƯỚNG DẪN:

Hoạt động của cô Dự kiến HĐ của trẻ
1. Ổn định –gây hứng thú:
Cho trẻ đi thăm quan xốp bé và mẹ, hỏi trẻ xốp
bán những đồ dùng gì?
Những loại quần áo này mặc vào mùa nào?
Cô nói tác dụng của chúng mặc trong mùa hè.
Giáo dục trẻ khi mặc đồ phải biết giữ gìn cần thận
không làm giơ bẩn.
Giới thiệu vào bài.
2. Nội dung :
- Cô đưa bức tranh vẽ áo hỏi trẻ có nhận xét gì
không?
- Cô gợi hỏi trẻ như đặc điểm của chiếc áo như
thế nào màu sắc ra sao, của nam hay nữ, cô vẽ
những nét gì và vẽ gì trước để tạo thành cái áo. Để
cái áo thêm đẹp cô đã vẽ thêm những chi tiết gì
trên chiếc áo.
Cô tóm lại ý của trẻ.

- Cô đưa tranh vẽ chiếc quần đùi hỏi con thấy cô
vẽ như thế nào? Con có nhận xét gì về bức tranh

cô vẽ.
- Cô tóm lại nét vẽ cũng như màu sắc. Ngoài ra
còn có những loại quần áo nào mặc trong mùa hè?
- Cô mở rộng về quần áo các lọai có trong mùa hè
và màu sắc của nó tùy các con chọn sao cho phù
hợp.
* Cho trẻ vẽ:
- Hỏi ý định của trẻ con định vẽ gì? Nếu trẻ có ý
định vẽ khác cô thì co gợi hỏi về nét vẽ và cách
vẽ.
- Cô hướng dẫn vẽ vào giấy.

- Hỏi trẻ tư thế ngồi vẽ
- Trẻ đi tự do hát. Nhận xét
những đồ dùng trong xốp
- Trẻ trả lời.
- Nghe cô nói tác dụng.
- Nghe cô giáo dục và giới
thiệu bài.
- QS và nhận xét tranh mẫu
của cô.
- Trả lời theo gợi ý của cô.
- Nghe cô chốt lại kỹ năng
vẽ.
- QS và nhận xét mẫu của
cô theo sự hiểu biết.
- Nghe cô tóm lại cách vẽ.
- Trẻ vào bàn ngồi.
- Trẻ trả lời theo ý định của
mình

- QS cô hướng dẫn trong
giấy
-1 trẻ nói tư thế ngồi vẽ
Lớp: Lớn GV: Nguyễn Huệ Chi.
Bài soạn: Chương trình Giáo dục Mầm non mới.
- Dùng hiệu lệnh cho trẻ vẽ cô đi QS giúp trẻ vẽ,
động viên trẻ vẽ thêm chi tiết phụ và vẽ đẹp.
* Khi thực hiện xong cho trẻ treo hết tranh lên
khung gọi trẻ đi nhận xét.
- Gọi trẻ có tranh bạn thích hỏi con vẽ gì?
- Giáo viên nhận xét chung.
3. Kết thúc:
Trẻ thực hiện vẽ.
-3-4 trẻ đi nhận xét tranh vẽ
của bạn
-Cả lớp hát

Thứ hai ngày 7 tháng 3 năm 2011
MÔN: THỂ DỤC CHÍNH KHÓA
ĐỀ TÀI: BẬT XA 45 CM- NÉM XA BẰNG
I/ YÊU CẦU:
1. Kiến thức: Trẻ tập đúng các động tác trong BT phát triển chung, khởi động theo
các kiểu chính xác. Trẻ bật qua vạch và ném túi cát đi xa bằng 1 tay đúng tư thế.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng tập đúng các động tác và đi theo các kiểu chính xác. Rèn
kỹ năng bật xa chạm đất nhẹ nhàng bằng 2 nửa bàn chân, ném xa bằng 1 tay thẳng
hướng.
3. Thái độ: Giáo dục trẻ thường xuyên tập TD và các bài vận động cho cơ thể
khỏe mạnh và phát triển.
II/ CHUẨN BỊ:
1.Đồ dùng của cô: GV tham khảo kỹ ĐT để dạy trẻ. Sân tập bẵng phẳng sạch sẽ.

Keo dính, 4 túi cát. Hoa phượng, tranh bạn đang thực hiện 2 vận động.
2. Đồ dùng của trẻ: Giầy thể dục.
III/ HƯỚNG DẪN:
Hoạt động của cô Dự kiến HĐ của trẻ
*Hoạt động 1:
Mùa hè đến hoa phượng đỏ rực trước sân
trường chúng ta cùng đi dạo chơi nào.
Cô quan sát trẻ đi.
* Hoạt động 2:
Đứng dưới bóng mát của cây phượng chúng
ta cùng nhau tập các động tác thể dục cho cơ
thể khỏe mạnh.
+ Tập BT phát triển chung:
- Động tác tay 5.
Cả lớp đi đội hình vòng tròn hát
“Mùa hè vui” kết hợp kiễng gót
nghiêng bàn chân, khom người…
Đội hình 3 hàng ngang.
-Tập 2x 8 nhịp
Lớp: Lớn GV: Nguyễn Huệ Chi.
Bài soạn: Chương trình Giáo dục Mầm non mới.
Đứng chân rộng bằng vai hai tay quay dọc
thân.
+ Thực hiện: Quay thẳng tay dọc thân từ
trước xuống dưới ra sau, lên cao, ra trước và
ngượi lại (hai tay cùng quay hoặc tay trước
tay sau như bơi trải.)
+Nhịp 3: Như nhịp 1.
+Nhịp 4: Về TTCB.
+Nhịp 5,6,7,8: Tiếp tục như trên.

- Động tác chân 5:
Bước khuỵu một chân sang bên, chân kia
thẳng.
+TTCB: Đứng thẳng khép chân, tay chống
hông.
+Nhịp 1: Đưa thẳng chân trái ra trước, lên
cao, trọng tâm dồn chân phải.
+Nhịp 2: Về TTCB.
+Nhịp 3: Đưa chân phải ra trước, lên cao
+Nhịp 4: Về TTCB.
+Nhịp 5,6,7,8: Tiếp tục như trên.
- ĐT bụng lườn 5:
Ngồi duỗi chân, tay chống sau 2 chân thay
nhau đưa thẳng lên cao.
+Nhịp 1: Chân trái đưa lên cao.
+Nhịp 2: Chân trái về TTCB.
+Nhịp 3: Chân phải đưa lên cao.
+Nhịp 4: Như nhịp 2.
+Nhịp 5,6,7,8: Tiếp tục như trên.
- Động tác bật 3:
Bật luân phiên chân trước chân sau.
+TTCB: Đứng thẳng khép chân, tay chống
hông.
+Nhịp 1: Bật tách chân trái ra phía trước
chân phải ra phía sau.
+Nhịp 2: Bật ngược lại chân trái ra phía sau
chân phải ra phía trước.
+Nhịp 3: Như nhịp 1.
+Nhịp 4: Về TTCB.
+Nhịp 5,6,7,8: Tiếp tục như trên.

+ Vận động cơ bản:


CB TH
-Tập 2x 8 nhịp.
CB.4 1.3 2
-Tập 2x 8 nhịp
CB. TH. 1,2,3,4
-Tập 2x 8 nhịp

CB TH
Lớp: Lớn GV: Nguyễn Huệ Chi.
Bài soạn: Chương trình Giáo dục Mầm non mới.
-Để có cơ thể khỏe mạnh bước vào lớp 1
chúng ta cùng vận động nhé, cho cơ thể luôn
khỏe mạnh và phát triển toàn diện.
-Cô đưa tranh cho trẻ QS hỏi trẻ bạn vận
động gì?
-Bạn vận động như thế nào?
- Cô vận động mẫu lần 1 kết hợp giải thích
đứng trước vạch 2 tay thả xuôi gối hơi
khuỵu khi có hiệu lệnh nhún bật thì đưa tay
ra trước lăng nhẹ xuống dưới ra sau rồi đưa
ra trước giữ thăng bằng chạm đất nhẹ nhàng
bằng nửa bàn chân, rồi đi lên lấy túi cát
đứng chân trước chân sau tay cầm túi cát
cùng chiều chân sau đưa ra phía trước khi có
hiệu lệnh vòng xuống dưới ra sau lên cao và
ném túi cát đi xa, ném 2 túi cát 1 lúc.
* * * * * * * * * * * * * * * * * *

*

45 cm



*
* * * * * * * * * * * * * * * * * *
- Gọi trẻ lên vận động mẫu.
- Lần lượt từng trẻ lên thực hiện.
-Cho trẻ thi đua nhau ai bật xa, ném xa đúng
tư thế được thưởng 1 bông hoa phượng.
-Cho trẻ đếm số hoa mỗi đội, đội nào nhiều
hoa hơn đội đó thắng.
- Những trẻ chưa được thưởng hoa lên thực
hiện lại.
*Hoạt động 3 :
- Cho trẻ đi nhẹ nhàng.
-Chuyển đội hình 2 hàng ngang
quay mặt vào nhau.
- Trẻ xem tranh.
- Trẻ trả lời.
- QS cô làm mẫu nghe cô hướng
dẫn kỹ năng vận động.
- 2 trẻ VĐ mẫu
- 2 trẻ một lên VĐ sau đó về cuối
hang.
- Cả lớp đếm số hoa mỗi đội.
- Một số trẻ chưa thực hiện được
lên thực hiện lại

- Trẻ thực hiện.
Lớp: Lớn GV: Nguyễn Huệ Chi.
Bài soạn: Chương trình Giáo dục Mầm non mới.

MÔN: LÀM QUEN VỚI TOÁN
ĐỀ TÀI: ĐẾM ĐẾN 10 - NB NHÓM CÓ 10 ĐT – CS 10
I/ YÊU CẦU:
1. Kiến thức: Trẻ đếm đến 10 nhận biết nhóm có 10 đt. Nhận biết chữ số 10
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng đếm và đọc chữ số.
3. Thái độ: GD trẻ học ngoan ham thích học toán, ăn uống đủ chất.
II/ CHUẨN BỊ:
1.Đồ dùng của cô: 10 cái ô, 10 bạn, chữ số từ 1-9, 2 chữ số 10. 1 số đồ dùng mùa
hè có số lượng trong phạm vi 10. Mô hình xốp thời trang hè.
2.Đồ dùng của trẻ: Mỗi trẻ có đồ dùng tương tự đồ dùng của cô kích thước nhỏ
hơn. Các thẻ mũ có số lượng 8, 9, 10 chủ yếu là số lượng 10. Vở toán, sáp màu, bút
chì.
III/ HƯỚNG DẪN:

Hoạt động của cô Dự kiến HĐ của trẻ
1. Ổn định –gây hứng thú:
-Cho trẻ mua đồ dùng ở xốp thời trang hè, Hỏi trẻ
tên đồ dùng tác dụng của chúng, cho trẻ đọc và
giới thiệu vào bài.
2. Nội dung:
*Phần 1: Luyện tập nhận biết số lượng trong
phạm vi 9.
-Cho trẻ nhận xét xem trong sóp có những đồ dùng
gì có số lượng 9, lên tìm đếm và chọn chữ số
tương ứng. Tiếp tục yêu cầu tìm nhóm đồ dùng có
số lượng ít hơn 9 và tìm chữ số tương ứng.

-Cho trẻ nhận xét
-Cô quan sát nhận xét.
*Phần 2: Tạo nhóm đồ vật có số lượng là 10
đếm đến 10. Nhận biết số 10
-Có các bạn đến thăm lớp chúng ta chúng ta về lớp
đếm xem có bao nhiêu bạn đến.
1 trẻ lên xếp trên bảng.
- Cho trẻ xếp ra 10 bạn.
- Cả lớp đi hát.
- Đọc tên đồ dùng và nói tác
dụng.
- 3 trẻ lên 3 lần tìm số lượng
7, 8, 9 và đếm rồi tìm chữ
số tương ứng.
- Lớp, 1 cá nhân đếm ở mỗi
nhóm.
-1 trẻ khá lên bảng thực
hiện.
-Cả lớp xếp 10 bạn.
Lớp: Lớn GV: Nguyễn Huệ Chi.
Bài soạn: Chương trình Giáo dục Mầm non mới.
- Cho trẻ đếm số lượng trên bảng bạn xếp.
-Cô QS trẻ xếp ra có đúng không.
- Tiếp tục cho trẻ xếp 9 cái ô cô mua tặng các bạn
xếp tương ứng 1-1 cho trẻ đếm trên bảng cô QS
dưới lớp.
- Cho trẻ nhận xét và so sánh 2 số lượng trên rồi
thêm vào tạo sự bằng nhau trong phạm vi 10.
-Cho trẻ đọc 9 thêm 1 là 10.
-Cho trẻ đếm cả 2 số lượng trên bảng và đếm dưới

lớp. Cô đi QS rèn trẻ đếm đúng.
-Cô tạo nhóm có SL 10 ở xung quanh lớp, cho trẻ
đếm xem có những món quà nào các bạn mang
đến tặng nào?
-Tất cả những món quà đều có SL là mấy?
-Hai bàn tay có mấy ngón tay.
-Giới thiệu chữ số 10 dùng để chỉ những nhóm đồ
vật có số lượng 10 cho trẻ đọc SL và đặt chữ số
tương ứng.
-Cất số lượng dù và bạn vừa cất vừa đếm.
-Để chữ số 10 cho trẻ nói cấu tạo chữ và đọc.
*Phần 3: Luyện tập.
+ Trò chơi: Tìm người láng giềng
Cô nói tên của 1 số bất kì, trẻ có số đứng trước
hoặc sau số đó thì giơ lên đọc to chữ số. Chủ yếu
chữ số 10
+Trò chơi: Tạo nhóm có dấu hiệu theo yêu cầu
-Gọi 10 trẻ lên chơi.
-Khi cô yêu cầu nhóm có 10 cái mũi thì 10 bạn
chạy vào thành 1 nhóm.
-Khi cô yêu cầu nhóm có 10 cái tay thì 5 trẻ tạo
thành 1 nhóm. Trò chơi tiếp tục theo dấ hiệu cô
yêu cầu.
-Cô QS nhận xét.
* Hoạt động nối tiếp.
- Cho trẻ tô viết chữ số 10, tô màu chấm tròn có số
lượng 10, đếm gọi tên các loại phương tiện có
trong tranh.
-Cô QS nhận xét.
3. Kết thúc:

-Lớp đếm trên bảng.
-Xếp theo yêu cầu tương
ứng 1-1
-So sánh 2 số lượng trên.
-Lớp, 1-2 cá nhân đọc.
-Cả lớp đếm trên bảng
-Cá nhân đếm dưới lớp.
-Đặt chữ số tương ứng.
-Trẻ cất lần lượt số lượng
bạn và dù.
-Lớp, nhóm cá nhân đọc
chữ số 10
-Nghe cô hướng dẫn và thực
hiện chơi
-Trẻ thực hiện chơi đúng
theo yêu cầu.
-Thực hiện tô viết chữ số và
đếm.
Lớp: Lớn GV: Nguyễn Huệ Chi.
Bài soạn: Chương trình Giáo dục Mầm non mới.
- Cho trẻ hát 1 bài - Trẻ hát bài “ Trăng sang”


Thứ hai ngày 7 tháng 3 năm 2011
MÔN: LÀM QUEN CHỮ CÁI
ĐỀ TÀI: NHỮNG TRÒ CHƠI CHỮ p, q.
I/ YÊU CẦU:
1. Kiến thức: Trẻ nhận biết và phát âm đúng chữ h, k, p ,q qua các trò chơi. Biết
tìm chữ p, q viết thường trong từ để gạch chân. Tô màu tranh đẹp.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng phát âm chuẩn. Củng cố kiến thức đã học.

3. Thái độ: Giáo dục trẻ ham thích và chú ý trong giờ học.
II/ CHUẨN BỊ:
1.Đồ dùng của cô: Tranh mẫu, bút lông. Mô hình Siêu thị.
2 .Đồ dùng của trẻ Một số loại áo quần mát có gắn chữ cái h, k, p , q. Một số
loại dù, mũ có chữ k, p, q. Cái làn có chứa chữ k, p, q. Vở tập tô, sáp màu , bút
chì. Đài có bài hát về chủ đề.
III/ HƯỚNG DẪN:

Hoạt động của cô Dự kiến HĐ của trẻ
1 . Ổn định –gây hứng thú:
-Cho trẻ đi chơi siêu thị kết hợp hát bài “ Mùa hè
vui”
-Đến siêu thị tới quầy bán hàng các con xem
người ta bán những loại gì phục vụ cho mùa hè?
- Cho trẻ đọc tên những đồ dùng đó, hỏi trẻ tác
dụng của những đồ dùng đó.
- Cô sẽ mua những bộ quần áo này tặng các con
mặc cho mát nhé, trên mỗi cái quần, áo có chữ cái
các con đọc xem đó là những chữ gì ai đọc đúng
được cô thưởng.
2. Nội dung :
* Trò chơi: Áo chữ gì.
- Phát cho mỗi trẻ 2-3 loại quần áo có gắn các chữ
cái đã học, khi cô yêu cầu trẻ chọn những loại
quần áo có chữ gì hoặc những loại quần áo có chữ
- Trẻ hát đi vòng tròn
- Trẻ trả lời.
- Trẻ đọc tên những đồ dùng
đó.
- Nghe cô hướng dẫn và

thực hiện chơi đúng theo
yêu cầu.
Lớp: Lớn GV: Nguyễn Huệ Chi.
Bài soạn: Chương trình Giáo dục Mầm non mới.
mang cấu tạo theo cô yêu cầu thì trẻ tìm quần áo
đó giơ lên phát âm.
-Trẻ chơi cô QS nhận xét tuyên dương những trẻ
giơ đúng và phát âm chuẩn.
- Các con giỏi đã có những bộ quần áo mặc mát
trong mùa hè, bây giờ chúng ta chọn mua những
chiếc dù chiếc mũ để đội chơ đỡ nắng nhé.
* Trò chơi: Chọn đồ để đội
-Cho trẻ lên chơi đi tự do hát khi cô yêu cầu tìm
đồ dùng có chữ gì và kèm theo hiệu lệnh thì trẻ
chạy nhanh lên quầy bán tìm đồ có chữ đó phát âm
và đọc to tên đồ dùng đó.
Khi trò chơi kết thúc cho trẻ nhận xét và đếm xem
bạn chọn được bao nhiêu chiếc dù và bao nhiêu
cái mũ.
* Trò chơi: Thực hiện vở.
-Cho trẻ đàm thoại qua nội dung bức tranh, cho trẻ
đọc từ dưới tranh cô hỏi trẻ chữ bên góc, giới thiệu
với trẻ chữ viết thường và cho trẻ phát âm cả 2
chữ.
-Hướng dẫn trẻ tìm nối chữ p, q trong từ lại chữ
viết thường và tô màu chữ in rỗng tô màu tranh .
Cô tô cùng trẻ, đi quan sát trẻ tô nhận xét trẻ .
3. Kết thúc :
-Cho trẻ hát
-Nghe cô hướng dẫn và thực

hiện chơi đúng theo sự
hướng dẫn của cô.
-Phát âm chữ bên góc vở.
1 trẻ lên thực hiện cả lớp
thực hiện cùng bạn.
Cả lớp thực hiện tô màu
tranh và chữ in rỗng cùng
cô.
-Cả lớp cùng hát.

VỆ SINH. NÊU GƯƠNG CUỐI TUẦN. TRẢ TRẺ


Lớp: Lớn GV: Nguyễn Huệ Chi.

×