Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Các tiêu chí xác định tộc người ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.8 KB, 13 trang )

Các tiêu chí xác định tộc người ở việt nam
LỜI NÓI ĐẦU
Vấn đề dân tộc ngày càng trở thành vấn đề thời sự trong đời sống chính trị
các quốc gia trên thế giới. Một trong những vấn đề các nước đều quan tâm, đó là
cần có những giải pháp để giải quyết công tác dân tộc thật tốt. Chủ nghĩa Mác-
Lênin chủ trương “Vấn đề dân tộc là một bộ phận của vấn đề chung về cách mạng
vô sản, một bộ phận của vấn đề chuyên chính vô sản
(1)
.
Thực hiện thật tốt công tác dân tộc ở một mức có nhiều tộc người như nước
ta, là góp phần vào sự thắng lợi của sự nghiệp cách mạng trong thời kỳ đã qua và
con đường sắp tới.
Việt Nam là quốc gia đa tộc người với hơn 54 dân tộc anh em, sinh sống từ
Lũng Cú - Hà giang đến đất mũi Cà Mau. Các dân tộc anh em vốn có quan hệ tốt
đẹp, có truyền thống đoàn kết, tương trợ, cùng có ý thức chung về một quốc gia
thống nhất.
Vấn đề cần đặt ra khi thực hiện công tác dân tộc đó là cần nắm vững đặc
điểm của các tộc người để thực hiện chính sách của Đảng ta đề ra về quyền bình
đẳng của các tộc người. Để làm được điều đó, công tác xác định thành phần tộc
người cần được coi trọng, để góp phần xây dựng những chủ trương, giải pháp, để
thực hiện tốt công tác dân tộc. Nghị quyết hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung
ương khoá IX của Đảng Cộng sản Việt Nam về công tác dân tộc đi vào cuộc sống
hơn một năm qua, đã khẳng định “các dân tộc trong đại gia đình Việt Nam bình
đẳng, đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ nhau cùng phát triển...”. Để thực hiện tốt chủ
trương đường lối của Đảng, chúng ta cần nghiên cứu đặc điểm của từng tộc người,
xác định thật khoa học, chính xác thành phần tộc người, để góp phần tham mưu về
hoạch định chính sách đối với từng tộc người, cũng như toàn bộ chính sách dân tộc
(
1)
J.V.Stalin, Vấn đề dân tộc trong vấn đề dân tộc và thuộc địa. Nxb Sự thật, Hà Nội, 1962, tr 294.
nói chung. Vì vậy, tác giả muốn đề cập đến công tác xác định thành phần tộc người


ở Việt Nam làm đề tài tiểu luận của mình.
I. VẤN ĐỀ XÁC ĐỊNH CÁC TIÊU CHÍ TỘC NGƯỜI Ở VIỆT NAM
1. Định nghĩa tộc người
Tộc người là khái niệm cơ bản, là nền tảng của Dân tộc học, nó chính là đối
tượng nghiên cứu của ngành này. Các nhà nghiên cứu hiện nay còn chưa hoàn toàn
thống nhất về cách hiểu khái niệm tộc người. Ở Việt Nam hiện nay, thuật ngữ “tộc
người” chưa được sử dụng phổ biến. Cụ thể, thuật ngữ “dân tộc” dùng để chỉ 54
“dân tộc” ở Việt Nam, như dân tộc kinh, dân tộc Tày, dân tộc Bana... Thực ra,
trong trường hợp này, “các dân tộc” ở đây là “các tộc người”. Vì vậy, câu “Dân tộc
Việt Nam có 54 dân tộc” phải viết là “Dân tộc Việt Nam có 54 tộc người”. Vấn đề
này cần được thống nhất trong cả nước, cả trong giới khoa học, cũng như quần
chúng nhân dân, các phương tiện thông tin đại chúng, trong văn bản chính thức của
Nhà nước về sử dụng các khái niệm thuật ngữ.
Về khái niệm tộc người, đã có nhiều khái niệm của nhiều học giả trong và
ngoài nước như quan điểm của R.Breton (trong “các tộc người”) đã đưa ra hai định
nghĩa.
Thứ nhất theo nghĩa hẹp: “Tộc người (Etsnie) có thể là một nhóm các cá
nhân cùng có chung tiếng mẹ đẻ...”.
Thứ hai theo nghĩa rộng: “Tộc người được định nghĩa là một nhóm cá nhân
liên kết với nhau bởi một phức hợp các tính chất chùng - về mặt nhân chủng, ngôn
ngữ, chính trị - lịch sử v.v.... mà sự kết hợp các tính chất đó làm một hệ thống
riêng, một cơ cấu mang tính văn hoá là chủ yếu; một nền văn hoá. Như thế, tộc
người được coi là một tập thể, hay đúng hơn là một cộng đồng gắn bó với nhau bởi
một nền văn hoá riêng”
(1)
.
(
1)
R.Breton, các tộc người (les Ethnies, Presses Univer Sitaires de France, Paris - 1981). Trong Nghiêm
Văn Thái (chủ biên), Tộc người và xung đột - tộc người trên thế giới hiện nay, Nxb Thông tin khoa học xã

hội, H.2001, tr.163-166.
Các học giả Xô Viết cũng có những định nghĩa về tộc người rất đáng chú ý.
Các học giả trong nước cũng có định nghĩa về tộc người. Ví dụ như Đặng Nghiêm
Vạn, Ngô văn Lệ cơ bản tán thành những luận điểm chính của Viện sĩ Xô Viết
Bromlei đã đưa ra định nghĩa như sau: “Dân tộc (tộc người) là một tập đoàn người
ổn định dựa trên những mối liên hệ chung về địa cực cư trú, tiếng nói, sinh hoạt,
kinh tế, các đặc điểm sinh hoạt văn hoá, trên cơ sở những mối liên hệ đó, mỗi tộc
người có một ý thức về thành phần tộc người và tên gọi của mình”
(2)
.
Trong khi đó, Lê Sĩ Giáo, Hoàng Lương, Lâm Bá Nam, Lê Ngọc Thắng nhấn
mạnh: “Khái niệm dân tộc thực chất phải được hiểu là tộc người (Ethnic)...”, ...
“Tộc người là hình thức đặc biệt của một tập đoàn xã hội xuất hiện không phải do ý
nguyện của con người mà là trong kết quả của quá trình tự nhiên - lịch sử. Điểm
đặc trưng của các tộc người là ở chỗ nõ có tính bền vững và giống như là những
quy tắc các tộc người tồn tại hàng nghìn, hàng nghìn năm. Mỗi tộc người có sự
thống nhất bên trong xác định, cả những nét đặc trưng để phân định nó với các tộc
người khác. Ý thức tự giác của những con người hợp thành tộc người riêng biệt
đóng vai trò quan trọng cả trong sự thống nhất hỗ tương, cả trong sự dị biệt với các
cộng đồng tương tự khác trong hình thái phản đế của sự phân định “chúng ta” và
“nó”
(3)
.
Nhìn chung, định nghĩa về tộc người vẫn còn tiếp tục, và sự khác biệt về
định nghĩa tộc người là ở trong các tiêu chí để xác định thế nào là tộc người.
2. Xác định các tiêu chí tộc người ở Việt Nam
Các học giả trên thế giới và Việt Nam rất quan tâm đến việc xác định các
tiêu chí tộc người. Các nhà Dân tộc học và Nhân học Xô Viết, trong việc xác định
các tiêu chí tộc người, đã xem xét theo một hệ đặc trưng về lãnh thổ, ngôn ngữ, văn
hoá, ý thức tự giác tộc người, tâm lý, kinh tế tôn giáo, nhân chủng, và thậm chí là

cả yếu tố nội tộc hôn.
(
2)
Đặng Nghiêm Vạn (chủ biên) Ngô Văn Lệ - Nguyễn Văn Tiệp, Dân tộc học đại cương - Nxb Giáo dục,
1998, tr.20.
(
3)
Lê Sĩ Giác (chủ biên) - Hoàng Lương - Lâm Bá Nam - Lê Ngọc Thắng, Dân tộc học đại cương, Nxb
Giáo dục (Tái bản lần thứ 3), 1999, tr.8.
Một số học giả Trung Quốc cũng đưa ra những tiêu chí riêng. Như, học giả
Yangqu Zhu trong công trình “Dân tộc học khái luận” cho rằng các đặc trưng cơ
bản của tộc người bao gồm sự cộng đồng về ngôn ngữ, về lãnh thổ, về kinh tế, về ý
thức tự giác tộc người cùng những biểu hiện thống nhất về văn hoá.
Ở Việt Nam, ngành Dân tộc học đã ra đời từ cuối những năm 50 của thế kỷ
XX. Năm 1968 Viện Dân tộc học được thành lập, ban đầu với nhiệm vụ tập trung,
điều tra nghiên cứu xác định các thành phần dân tộc (tộc người) ở Việt Nam. Năm
1973, hai hội thảo đã diễn ra liên tiếp tại Hà Nội về tiêu chí xác định dân tộc (tộc
người) và thành phần các dân tộc (tộc người) ở Việt Nam. Hội thảo đã thống nhất
lấy Dân tộc (tộc người) làm đơn vị cơ bản trong việc xác định thành phần các dân
tộc (tộc người) ở Việt Nam. Đồng thời, nhất trí về ba tiêu chí để xác định một dân
tộc (tộc người) đó là:
1. Có tiếng nói chung (ngôn ngữ).
2. Có chung những đặc điểm sinh hoạt văn hoá.
3. Có cùng ý thức tự giác, tự nhận cùng một dân tộc(tộc người)
Năm 2002, tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, Viện Dân tộc học và Viện
Ngôn ngữ đã phối hợp tổ chức “Hội thảo bàn về tiêu chí xác định lại thành phần
một số dân tộc ở Việt Nam”. Đã có nhiều ý kiến được nêu ra về các tiêu chí xác
định lại thành phần tộc người để phù hợp với thời kỳ mới. Tuy nhiên, định nghĩa và
tiêu chí xác định tộc người Việt Nam đưa ra trong thập niên 70 vẫn được chấp
nhận, tạm thời vẫn chưa có định nghĩa và hệ tiêu chí khác xác định tộc người chính

thức được thừa nhận và thay thế định nghĩa tộc người và ba tiêu chí xác định tộc
người ở Việt Nam.
II. CÁC TIÊU CHÍ XÁC ĐỊNH TỘC NGƯỜI Ở VIỆT NAM
Các tiêu chí xác định tộc người ở Việt Nam được nhất trí thông qua từ những
năm 70 của thế kỷ XX là cơ sở để xác định tộc người ở nước ta. Các nhà Dân tộc
học đưa ra ba tiêu chí về ngôn ngữ, đặc trưng văn hoá, ý thức tự giác tộc người dựa
trên các đặc điểm của nước ta.
Chúng ta thấy rằng, có rất nhiều tiêu chí xác định tộc người như lãnh thổ, cơ
sở kinh tế,... lại chưa được đưa vào hệ tiêu chí xác định tộc người ở Việt Nam.
Trước hết cần phải tìm hiểu một vài nét sơ lược về đặc điểm của sự hình
thành quốc gia đa tộc người Việt Nam.
1. Đặc điểm của quốc gia đa dân tộc Việt Nam
Thứ nhất, ở Việt Nam, nhà nước ra đời sớm trên cơ sở sự cấu kết của các
cộng đồng trên cơ sở đấu tranh chống thiên nhiên (trị thuỷ) và chống kẻ thù từ bên
ngoài. Nhà nước Văn Lang ra đời vào khoảng thiên niên kỷ I trước công nguyên, là
liên minh của 15 bộ lạc. Tiếp đó là nhà nước Âu lạc là sự phối hợp của hai nhóm
cư dân khác nhau là Tây Âu và Lạc Việt. Cùng với dòng chảy của văn minh sông
Hồng là văn hoá Sa Huỳnh ở miền Trung, với sự ra đời của nhà nước Chămpa với
cư dân nói ngôn ngữ Malayo - Polynesian...
Ngay từ khi hình thành nhà nước sơ khai, đất nưcớ ta đã là quốc gia đa tộc
người.
Thứ hai, mảnh đất Việt Nam là nơi giao lưu tộc người và kinh tế, văn hoá từ
thời cổ đại. Do vị trí địa lý đặc biệt, trên địa bàn nước ta đã diễn ra nhiều làn sáng
di cư, từ Bắc xuống Nam, từ Tây sang Đông... Vì thế cùng với cư dân bản địa phát
sinh trên lãnh thổ nước ta như cư dân Việt - Mường, một bộ phận lớn cư dân Tày -
Thái... thì nhiều tộc người đã di cư sang nước ta như thời nhà Nguyễn, nhiều tộc
người từ đất nước Trung Hoa sang như: Nùng, Giáy, Bố y, ... đặc biệt là người
Hoa... Quá trình di cư đó diễn ra ở nhiều thời điểm khác nhau làm cho các tộc
người bị xé lẻ, làm cho sự phân bố mang tính phân bố xen kẽ rất cao. Như người
Dao có mặt ở 13 tỉnh thành. Nên ý thức về lãnh thổ không còn rõ nét.

Thứ ba, các tộc người ở Việt Nam tập hợp thành một cộng đồng sinh hoạt
kinh tế thống nhất. Các vùng, miền trao đổi buôn bán với nhau. Từ xa xưa, trao đổi,
buôn bán đã được tiến hành, người dân miền núi cần muối, đồ kim khí, diêm tiêu...
từ miền đồng bằng mang lên. Người dân đồng bằng cần trâu, bò, tre, nứa... từ miền

×