Tải bản đầy đủ (.doc) (78 trang)

Con người Nam Bộ trong truyện ngắn Sơn Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (363.82 KB, 78 trang )

Chương 2
Con người Nam Bộ trong truyện ngắn Sơn Nam
2.1. Đặc điểm tính cách con người Nam Bộ trong truyện ngắn Sơn Nam
2.1.1. Con người dũng cảm, gan góc trong quá trình khai phá tự
nhiên
Như chúng ta đã biết, U Minh - Rạch Giá - Cà Mau là mảnh đất cực
Tây Nam của Tổ quốc. Đó cũng là nơi dừng chân cuối cùng của đoàn người
Nam tiến. Khoảng những thập niên đầu thế kỷ XX, cùng với những biến đổi
lớn về tình hình chính trị xã hội, con người hội tụ về đây gồm
nhiều thành phần, nhiều lí do khác nhau. Phần lớn họ là những
người đem bàn tay, khối óc của mình để xâm rừng, lấn biển, mở làng
lập ấp, sinh cơ lập nghiệp. Trong số đó có không ít người đã từ bỏ quê hương
vì không chịu đựng được ách áp bức bóc lột của bọn địa chủ phong kiến, ách
đô hộ của thực dân. Họ tự tạm gọi bằng những cái tên là đi trốn thuế thân và
cố che đậy bằng hình thức giăng câu bắt rắn. Tuy nhiên, họ đều có chung một
mục đích cuối cùng là “đi tìm sự sống trong muôn ngàn cái chết”. Đến
đây, họ sinh sống bằng nhiều nghề, chủ yếu khai thác những nguồn
lợi từ nơi này như đốn củi, ăn ong, săn chim , săn khỉ… làm được ngày nào
ăn ngày ấy. Bốn bề rừng rậm hoang vu, để có được miếng cơm manh áo,
chẳng những họ phải đổ mồ hôi, công sức mà ngay cả tính mạng họ cũng bị đe
doạ nghiêm trọng. Những người đi chinh phục miền đất lạ dù có nhiều dũng
khí nhưng trước thiên nhiên đầy tai họa, đôi lúc họ cũng chạnh lòng vì cảm
giác:
“Tới đây xứ sở lạ lùng
Con chim kêu cũng sợ, con cá vùng cũng ghê”
Trong cuộc hành trình đầy gian lao của những người đi mở đất, dường
như Sơn Nam đã đặt họ trong tứ bề gian khổ như cái vốn dĩ hiện có của cuộc
sống mà không bỏ sót một chi tiết nào.Tác giả đã đề cập đến những
1
cuộc đấu tranh không cân sức giữa con người với các thế lực của tự nhiên,
qua đó ông đã hết lời ngợi ca sự dũng cảm, gan dạ, thông minh và đầy sáng


tạo của họ.
Trong cuộc khẩn hoang miền Nam, con người cùng nhau tạo dựng cuộc
sống, trả giá bằng máu và nước mắt trong cuộc chiến với thiên nhiên dữ dằn
hoang dã, nhưng con người Nam Bộ vẫn toát lên tinh thần dũng cảm, gan góc.
Những cuộc chiến đấu với thú dữ cuối cùng con người đã dành thắng lợi dù
bao nhiêu người đã phải đổ máu.
Đối lập hình ảnh bé nhỏ của con người với cái bao la bất tận của đất
trời, của thiên nhiên hoang sơ huyền bí để cùng một lúc Sơn Nam vừa vẽ nên
bức chân dung của con người Nam bộ, vừa hết lời ngợi ca những phẩm chất
đáng quí của họ. Đó là những con người nghĩa khí, dũng cảm,
gan dạ. Những con người có niềm tin lớn hơn sức mạnh. Trong gian khổ
thiếu thốn họ vẫn cam chịu, cố bám đất, bám rừng để làm nên cuộc sống. Họ
sẵn sàng ra tay bắt sấu, đuổi cọp, giết heo rừng… cho dù có hi sinh tính mạng.
Họ cùng nhau chung lưng đấu cật để rồi nhiều người đã không may làm mồi
cho thú dữ, có người đã gửi thân lại nơi này. Thịt xương của họ đã hòa vào
trong lòng đất để cho cây lúa mọc xanh hơn.
Hầu hết các nhân vật truyện ngắn Sơn Nam đều có số phận nghèo khổ,
cơ cực. Trong buổi đầu đi khai phá vùng đất mới, họ gặp phải vô vàn khó
khăn, trở ngại, phải hàng ngày chống chọi với sự khốc liệt, hung dữ của thiên
nhiên để bảo tồn tính mạng và duy trì cuộc sống. Tưởng chừng con đường
sống của những kiếp người bé nhỏ ấy đã lâm vào ngõ cụt. Thế nhưng không
phải vậy. Trong gian lao, ở những gương mặt, những tâm hồn đôn hậu, chân
chất đó vẫn ngời lên một niềm tin và sức sống mãnh liệt. Và giữa thiên nhiên
ấy, chân dung con người Nam Bộ hiện lên qua những hình ảnh dung dị trong
cuộc sống đời thường của họ - cuộc sống lao động khỏe khoắn với một bản
sắc riêng: những xóm làng, những dòng kinh, những cô gái quanh năm đưa
2
đò và ca những điệu hò trên sông nước, những cuộc đua ghe ngo sôi động và
căng thẳng, những đàn trâu bì bõm len đi tìm cỏ trên đồng nước mênh
mông, cách “câu” rắn bằng rượu đế, cách khai thác sân chim, hay cái thú ngồi

trong bụi rậm suốt ngày suốt buổi, chờ đợi để quan sát một chú chim cu sập
bẫy vì ghen tiếng hót.
Nhân vật trong truyện ngắn của ông là những con người trong buổi đầu
đi khai phá vùng đất sơn cùng, thuỷ tận. Đó là hình ảnh những ông thầy võ
Quảng Nam, thầy Râu đuổi cọp yên dân không cần tượng đồng, bia đá trong
Hết thời oanh liệt, là anh Tư Hưng xuống miệt Cà Mau lập nghiệp với duyên
phận long đong cùng cô Một con lão Bích trong Truyện Rừng tràm, là Tư Bình
Thuỷ, Tư Châu Xương trong Nhất phá sơn lâm nhì đâm hà bá với cái cơ cực
vất vả của nghề đốn củi ở rừng cho kịp phiên chợ kiếm sống… Nổi bật ở
những con người này là phẩm chất dũng cảm, gan góc trong quá trình khai phá
tự nhiên.
Những con người dũng cảm, mưu trí, gan dạ này sẵn sàng đối mặt
với những khó khăn nguy hiểm, đứng ra diệt trừ những loài thú dữ mang lại sự
yên bình cho nhân dân. Đó là ông Năm Hên trong truyện Bắt sấu rừng U Minh
Hạ, ông Năm Cháy, ông Năm Tự trong Con heo khịt, chú Tư Đức trong Sông
Gành Hào,… hoặc hình ảnh về những ông già Nam Bộ khỏe mạnh và lao
động cần cù siêng năng như ông Từ Thông trong Hòn Cổ Tron, ông Năm xay
lúa trong truyện Ông già xay lúa,....
Đoạn văn miêu tả cuộc chiến đấu giữa ông Năm Tự với con heo khịt
cho thấy sự dữ dằn của tự nhiên và sự dũng cảm chiến đấu đến cùng của con
người vì sự yên ổn cho mùa màng của xóm làng. Hành động của nhân vật
được nhà văn khắc họa trong thế chênh vênh hiểm nguy, có những phút con
người cận kề bên cái chết, phút ông Năm Tự một mình giữ chặt cái mác đang
đâm vào con heo khịt nước mắt ông tràn trề rưng rưng chảy trên má, là khi hai
con sấu xuất hiện một lúc chống lại Tư Đức nhưng trong lúc nguy hiểm đó
3
bằng sự quyết tâm nhanh trí và đoàn kết của con người họ đã chiến thắng
được kẻ thù bốn chân đem lại sự yên ổn trong cuộc sống. Dẫu cuộc sống có
khốc liệt, thiên nhiên có hung tợn hiểm nguy, "dưới sông sấu lội trên rừng cọp
đua" con người vẫn "rộn rịp hơn tết" dựng rạp để thưởng thức hát bội [ Hát bội

giữa rừng,tr.205].
Những con người Nam Bộ của núi rừng U Minh Hạ, không những phải
đối đầu với cảnh rừng thiêng nước độc, nỗi lo âu sinh kế, họ còn phải đối đầu
với những con thú rừng nguy hiểm, có thể lấy mạng của họ bất cứ lúc nào : "
Sấu nổi lên, chen vào những bức tranh mầu xanh ấy những vệt đen chi chít :
con thì nằm dài như chiếc xuồng lường, con thì dùng hai chân trước mà vạch
sậy, ngóng mỏ xéo lên trời như họng súng thần công đại bác. " [Bắt Sấu Rừng
U Minh Hạ, tr.86]. Biết vậy, mà họ vẫn không hề có một chút nao núng, chùn
bước, hay động lòng…
Rừng U Minh Hạ là một khu vực thiên nhiên còn hoang dại: Muỗi vắt
nhiều hơn cỏ. Chướng khí mù như sương” [Thay lời tựa Hương rừng Cà Mau,
tr.7]. Nơi mà những người dân miền cực nam Tổ Quốc đang khai khẩn và sinh
sống. Từng ngày, từng giờ họ sẵn sàng đấu tranh với thiên nhiên và thú dữ để
bảo tồn sự sống của mình. Những con người “trên phá Sơn Lâm, dưới đâm Hà
Bá” này đã có công làm cho mảnh đất nơi đây phì nhiêu, màu mỡ bằng cách
bón vào lòng đất mới mồ hôi và xương máu của chính mình. Trong cuộc đấu
tranh khắc nghiệt đầy sinh tử ấy đã xuất hiện không ít những con người đôn
hậu, thật thà nhưng đầy mưu lược và dũng cảm Năm Hên.
"Ông Năm Hên chạy lại. Sấu há miệng hung hăng đòi táp ổng. ổng đút vô
miệng sấu một khúc mốp. Sấu táp lại, dính chặt hai hàm răng : như mình ngậm
một cục mạch nha quá lớn, muốn há miệng cho rộng để nhả ra cũng không
được. Sau khi bị khúc mốp khóa miệng, còn cái đuôi đập qua đập lại." [Bắt Sấu
Rừng U Minh Hạ, tr.90].
4
Ông Năm Hên, chú Tư Đức, ông Năm Tự, ông Hai Cháy
là những người lam lũ, chân lấm tay bùn. Với mong muốn mang lại đời sống
yên ổn cho dân làng, họ đã sẵn sàng ra tay giết sấu, bẫy heo rừng mà không
nghĩ đến tính mạng của mình. Ông Năm Hên đã từng bắt sấu một mình ở
rừng U Minh Hạ, cha con chú Tư Đức chủ trì cuộc chiến đấu với con sấu lửa
trên sông Gành Hào. Ông Hai Cháy, ông Năm Tự và dân làng đã từng đối đầu

chạm trán với bầy heo rừng hung hăng [Bắt sấu rừng U Minh Hạ, Sông Gành
Hào, Con heo khịt, tr.83-181]. Trong khi súng đạn của Tây cũng phải bất lực
trước những con sấu thần, sấu chúa thì không gì có thể sánh với trí thông
minh, sự gan dạ và lòng dũng cảm của con người. Dân làng Khánh Lâm gọi
ông Năm Hên là người kỳ tài, vì ông đi bắt sấu bằng chiếc xuồng ba lá,
trên đó chỉ có hũ rượu và bó nhang. Riêng ông thì khiêm tốn cho
rằng “tôi đây không có tài giỏi gì hết, chẳng qua là biết mưu mẹo chút ít”
[Hương rừng Cà Mau, tập 1, tr.88]. Nhờ vào tài trí, mưu mẹo, đặc biệt là sự
gan dạ, lòng dũng cảm của cha con chú Tư Đức và bà con dân làng nên họ đã
giết được con sấu lửa. Điều đó đã khiến cho ông Rốp - người đã
từng xem thường chú Tư, khinh rẻ người dân An Nam phải thán phục.
Quả là “thời thế tạo anh hùng”. Khi phải đối đầu với những khó khăn
thử thách, con người đã chứng tỏ bản lĩnh của mình. Hơn nữa, để duy trì sự
sống, con người đã tìm đủ mọi cách để tự vệ. Cuộc sống đã
dạy cho con người trí thông minh, sự gan dạ, và lòng dũng cảm. Đó là
một điều không thể phủ nhận. Sơn Nam đã xem những phẩm chất đáng quí ấy
như cái vốn có của người dân nơi này. Đối với thú dữ, họ đã nghĩ ra nhiều
mưu kế, nhiều “chiến thuật” để thu phục chúng. Cũng có lúc họ cúng vái, lập
bàn thờ… để cầu xin cuộc sống bình yên. Đối với thiên nhiên, họ đã sớm nắm
bắt được qui luật, thu thập được nhiều kinh nghiệm. Để rồi, bằng vốn sống
và những hiểu biết của mình, họ đã vận dụng những thuận lợi để
phục vụ cho mục đích sinh kế, lập nghiệp. Họ không quản ngại gian khó, và
5
dường như họ chưa bao giờ chùn bước. Đối với giống heo rừng hung hăng,
thứ heo sống bảy, tám năm “ nanh dài một tấc, mình mẩy nổi dấu chì, khi đổ
quạu là sôi bọt mồm… một đêm phá năm bảy công rẫy khoai mì”
thì dù có sợ hãi, lo lắng con người vẫn sáng suốt nghĩ cách đối phó. Không thể
đấu sức, họ dùng mưu.
Đọc truyện ngắn của Sơn Nam thời kì này chúng ta có dịp trở về với
hình ảnh của đất trời Nam bộ thời cha ông đi khai khẩn. Từ đó

chúng ta thấy được những phẩm chất tốt đẹp của con người ở mảnh đất
cực Nam tổ quốc, cần cù, nhẵn nại, đầy tình người, đầy sự mạo hiểm, đầy lòng
nhân hậu đối với mảnh đất mà họ đang khai hoang, và những nỗi nhọc nhằn
khốn khổ của họ, man mác như hương rừng U Minh, và sâu sắc như tâm hồn
bình dị của họ.
Nam Bộ ngày nay là mảnh đất kết tinh của biết bao mồ hôi, nước mắt
và máu xương của những người đi trước. Bên cạnh những người đã ngã xuống
vì bom đạn của chiến tranh là sự hy sinh thầm lặng của những người đi mở
mang bờ cõi. Họ là những chiến sĩ tiên phong trong việc đẩy hoang sơ lùi dần
vào quá khứ, biến rừng rậm hoang vu thành đồng ruộng phì nhiêu
cò bay thẳng cánh. Khó có thể nói hết công lao của những người đã từng
gắn bó và làm nên mảnh đất này. Sơn Nam đã làm cho người đọc sống lại
những phút giây hào hùng của dân tộc, khơi dậy trong lòng họ một tình yêu
quê hương đất nước, nhắc nhở họ ý thức trách nhiệm đối với xã hội. Và đó
cũng là cách làm hữu hiệu để ông vượt qua sự kiểm duyệt của chính quyền Sài
Gòn.
2.1.2. Con người nghĩa khí, hào hiệp trong quan hệ cộng đồng
Bước vào truyện ngắn Sơn Nam là tiếp xúc với một mảnh đất đầy
những chuyện rừng, chuyện đời, chuyện săn bắn, và tình người trong thế giới
hoang sơ, kỳ bí, lạ lùng, thâm u của miền Cà Mau, của những con người di
6
dân Nam Bộ trong công cuộc khẩn hoang miền Nam, và tình cảm sâu đậm
giữa người và người, giữa người và thiên nhiên, giữa người và rừng tràm,
sông sâu, giữa người và thú rừng hoang dã, giữa người và những đau khổ sâu
sắc lẫn hạnh phúc nhẹ nhàng và tâm hồn bình dị của họ qua những câu chuyện
kể của ông, đã gây cho người đọc phải bồi hồi xúc động, ngậm ngùi.
Trọng nghĩa khinh tài là một nét đẹp trong văn hoá ứng xử của người
Nam Bộ từ xưa đến nay. Miền Tây Nam Bộ là vùng đất được khai phá sau
cùng. Rừng sâu, nước độc, rắn rết, hùm beo vây bủa, đe doạ mạng sống con
người. Trong cảnh ngộ ấy, ngoài tinh thần gan dạ, dũng cảm, con người đã

sống với nhau bằng cái nghĩa. Hội tụ về đây là những con người xa lạ, có khi
không cùng họ mạc xóm làng, không cùng quê hương xứ sở; sống giữa trời
đất bao la, hiểm nguy gian khổ nên họ luôn thể hiện tinh thần đoàn kết gắn bó,
đùm bọc, yêu thương quí trọng lẫn nhau, sẵn sàng giúp đỡ nhau trên tinh thần
“Tứ hải giai huynh đệ”. Họ giúp người vì cảm thương những ai đang rơi vào
hoàn cảnh bế tắc, khốn khó và xem như đó là nhiệm vụ của mình mà không hề
vụ lợi, suy tính thiệt hơn. Dường như họ thuộc nằm lòng lời dạy của thánh
hiền “Thi ân bất cầu báo”. Đối với họ, tình luôn đi đôi với nghĩa. Nghĩa là
tình nghĩa, đạo nghĩa thể hiện trong sự ứng xử giữa con người với nhau, con
người với thế giới xung quanh. Khí chỉ tâm thế sống của con người vì cái
nghĩa mà có dũng khí, khí phách. Nguồn gốc cao đẹp của khí chính là xuất
phát từ cái nghĩa, vì nghĩa mà hành động. Ðây là một nét đặc biệt nữa mà ca
dao Nam Bộ ghi lại được:
Dấn mình vô chốn chông gai,
Kề lưng cõng bạn ra ngoài thoát thân.
Lao xao sóng bủa dưới lùm,
Thò tay vớt bạn chết chìm cũng ưng.
Sự nghĩa khí, hào hiệp ở đây thể hiện trước hết đối với những con
người gần gũi xung quanh làng mạc, xóm giềng. Đối với xóm giềng, họ tỏ ra
7
gắn bó khắng khít, quí mến thương yêu giúp đỡ lẫn nhau. Dẫu đôi khi có chút
hơn thua hiềm khích, họ cũng chín bỏ làm mười. Thầy Năm Điền với thầy Hai
rắn [Cây huê xà, tr.187] vốn là hai kẻ thù địch. Họ đã từng cạnh tranh nhau
trong nghề nghiệp, nhưng đến khi thầy Năm Điền với con Lài chết vì toa
thuốc rắn, thầy Hai tỏ ra vô cùng xót xa. “Chờ cho thưa khách, thầy tới
cầm tay nạn nhân mà ngửi rồi nước mắt thầy bỗng tuôn xuống” [Hương rừng
Cà Mau, tập 1, tr.197].. Phải chăng đó là giọt nước mắt của nhân tâm, của
nghĩa tình, của bao nhiêu điều ông muốn nói với người bạn đồng môn? Thầy
Hai Rắn từ bỏ nghề làm thuốc ngừa rắn đã từng cả đời gắn bó, là niềm kiêu
hãnh của thầy, là kế sinh nhai trước cái chết của cha con Lài. Tấm lòng của

thầy Hai Rắn chính là sự bao dung đối với những toan tính, đố kị, mánh khóe
của con người.
Cũng trên tinh thần tình làng nghĩa xóm, khi bà con ở rạch Xẻo Bần tự
sản xuất được xà bông đi bán, mỗi khi từ xa trở về, họ không quên mua tặng
cho Dượng Hai bác vật gói trà Kỳ Chưởng gọi là đền ơn “ khoa học” của
dượng. Tình nghĩa của con người ở đây là thứ tình cảm không biên giới. Nó
nảy sinh từ trong đấu tranh chống ngoại cảnh thù địch, chống áp bức bóc lột,
thể hiện sự chân chất, thật thà của người lao động. Cái tình ấy rất sâu đậm, nó
gắn liền với cái nghĩa mà chúng ta từng bắt gặp trong “Lục Vân Tiên ” của cụ
Nguyễn Đình Chiểu. Đó là sự tốt bụng của chú Tư Lập, ông bà Hai Tích trong
Một cuộc biển dâu, là sự giúp đỡ nhiệt tình của ông Tư Châu Xương với anh
Tư Bình Thủy trong Nhứt phá sơn lâm, của Lão Bích với Tư Hưng trong
Chuyện rừng tràm… và còn rất nhiều những con người sống bằng tình thâm
nghĩa cả khác.
Điểm cao quí nhất trong tác phẩm của Sơn Nam vẫn là tình thương
đồng loại, từ cái nghĩa xóm làng đến cái nghĩa đồng loại, người nông dân Nam
Bộ thoát ra khỏi quan niệm làng, hướng tấm lòng cưu mang đến với tất cả con
người trong hoạn nạn.
8
Một cuộc biển dâu là tác phẩm khá tiêu biểu của Sơn Nam trong việc
ngợi ca tình cảm tốt đẹp của con người trước những tai hoạ xảy ra trong cuộc
sống. Giữa mùa mưa lũ, trâu bò không có cỏ ăn, người chết không có đất chôn
thì chú Tư Lập, ông bà Hai Tích phải chứng kiến cảnh đau lòng của thằng
Kìm. Ba nó tắt thở giữa biển nước mênh mông của vùng ruộng sạ tỉnh Long
Xuyên. Trước thảm cảnh ấy, chú Tư Lập, ông bà Hai Tích đã hết lòng giúp
đỡ. Chẳng những lo “chôn cất” chu đáo cho cha nó mà ông bà Hai còn lập bàn
thờ cầu siêu cho “vong hồn người bạc mạng” [Hương rừng Cà Mau, tập 3,tr.
118]. Đó là những nghĩa cử cao đẹp. Đứng trước nỗi đau của người khác, họ
xem như của chính mình. Vì vậy, họ đã hết lòng giúp đỡ mà không hề tính
toán thiệt hơn. Mặc dù đang trên đường đi len trâu đồng xa, chú Tư đã không

ngần ngại đưa cho thằng Kìm chiếc nóp để nhờ ông Hai gói xác ba nó. Ông bà
Hai thì “lụm cụm” khiêng cái thớt trên của cối xay lúa để dằn xác người chết
xuống đáy nước. Điều quan trọng không chỉ là việc làm của họ mà qua tác
phẩm, người đọc có thể thấy được trong từng thái độ, cử chỉ, từng hành vi, lời
nói của họ đều đầy ắp nghĩa tình. Chú Tư Lập thì xông xáo, hớt hải khi thấy
tín hiệu cầu cứu của thằng Kìm. Ông bà Hai thì sốt sắng hỏi han, lo liệu. Sau
khi nghe thằng Kìm thuật lại hoàn cảnh của cha nó, ông Hai thở dài, gọi bà hai
nấu cơm thêm cho thằng Kìm cùng ăn. Thấy nó khóc, bà cũng rưng rưng nước
mắt rồi hết lời an ủi. Nhìn nó mệt lịm, ngả lên sàn mà ngủ, bà Hai thì thầm với
ông “tới mùa nước giựt, bề nào ông cũng ráng nhớ hốt xương, chôn cất kỹ
lưỡng dùm nó. Tôi khổ lắm” [Hương rừng Cà Mau, tập 3,tr.19 ]. Sơn Nam đã
khéo sắp đặt những tình tiết éo le của câu chuyện để qua đó tác giả đề cao vẻ
đẹp tinh thần của những người đi mở đất.
Rất nhiều nhân vật trong tác phẩm của Sơn Nam đã sống bằng tinh thần “Kiến
nghĩa bất vi vô dõng giã” mà cụ Nguyễn Đình Chiểu ngày trước đã nêu cao.
Thậm chí đến “phường khảo khấu lục lâm” cũng giàu tinh thần nghĩa hiệp. Họ
hiện lên trong truyện ngắn Sơn Nam như những tay anh hùng, giang hồ mã
9
thượng, có tài trí linh loạt. Đảng Cánh buồm đen tung hoành một dải từ Cà
Mau đến Hà Tiên khiến tàu đoan của Tây và ghe buôn lậu Hải Nam mấy phen
thất điên bát đảo, nhưng tuyệt đối không xâm phạm tài sản của dân chài ven
biển. Đơn Hùng Tín chỉ “Ăn cướp của Tây tà, đem phân phát cho kẻ bần
cùng”. Có thể xem nghĩa cử của ông Tư Hiền trong Đảng Cánh buồm đen là
một điển hình. Nhân danh là một đảng cướp từng hùng cứ từ Mũi Cà Mau
đến địa phận Hà Tiên nhưng ông chỉ nhằm vào hai kẻ thù chính. Đó là “tàu
đoan của Tây và ghe buôn lậu Hải Nam”, tuyệt đối không xâm phạm tài sản
của dân chài ven biển. Ông đã từng cứu con gái ông lão mò ngọc điệp ở hòn
Sơn Nhạn khi bị đảng cũ bắt. Ông cũng đã tuyên bố giải nghệ
sau khi đã giết lầm một lương dân. Hãy nghe lời ông tỏ bày với vị hôn
thê của mình: “Đây là lần đầu tiên trong đời mà anh đau đớn nhất.

Anh giết oan người ta. Ngọn roi này, anh xuống tay mạnh quá, bị ô
uế rồi. Tội nghiệp, chết không nhắm mắt mà ngón tay hắn còn chỉ về phía biển
khơi, nơi quê vợ con hắn. Thấy phận người mà nhớ tới phận mình, anh vội về
đây ” [Hương rừng Cà Mau, tập 2, tr.70 ].
Đối với Sơn Nam, họ là những người có nghĩa khí. Nghĩa khí ở đây
cũng chính là đạo nghĩa, là “điệu nghệ”, chữ mà ông hay dùng. Sống điệu
nghệ là sống vì nghĩa, dám hi sinh cho cái gì có ý nghĩa lớn lao. Có thể nói,
tinh thần “trọng nghĩa khinh tài” đã trở thành tính cách của con người Nam bộ
từ xưa đến nay. Họ xem như đó là một phương châm trong cuộc sống. Chính
vì lẽ đó mà ông Năm Hên, chú Tư Đức là những người có tài bắt
sấu, câu sấu nhưng họ không lấy đó làm kế sinh nhai. Đối với ông Năm
Hên, nghề bắt sấu có thể làm giàu được ngặt ông “không màng thứ phú qưới
đó”[ Hương rừng Cà Mau, tập 1, tr.88]. Ông trở thành thợ bắt sấu chuyên
nghiệp ở Kiên Giang vì muốn trả thù cho anh mình. Hễ nghe ở đâu có sấu
hoành hành đe dọa con người là ông tìm đến. Hôm con dâu ông cai tổng Hy bị
sấu ăn thịt, có người đã ngã giá trên hai trăm đồng và sở hữu hai lượng vàng
10
trong bụng sấu mới chịu ra tay. Vài bữa sau, ông hỏi han kĩ lưỡng rồi xin phép
bắt con sấu đó không ăn một đồng xu nào. Ông bắt sấu không phải vì số vòng
vàng trong bụng nó như người ta nghĩ mà ông muốn giết sấu để giảm bớt tai
họa cho dân làng, để giải oan cho những vong hồn bị “hùm tha sấu bắt ở đầu
ghềnh cuối bãi”. Thấy việc cầm làm là làm, thấy người hoạn nạn là không
ngại hiểm nguy ra sức giúp đỡ chẳng chút tính toán thiệt hơn. Hình ảnh của
ông không khỏi gợi chúng ta liên tưởng đến ông Ngư, ông Tiều, ông quán
trong truyện Lục Vân tiên của Nguyễn Đình chiểu, như con người luôn ngời
sáng một tinh thần hành động vì nhân nghĩa.
Chú Tư Đức trong Sông Gành Hào cũng vậy. Sau khi biết ông Rốp định báo
với quan Tham biện chủ tỉnh xuất tiền thưởng công cho chú về việc đã giết
con sấu ở sông Gành Hào, chú cười rồi bảo “ vì đất nước chớ đâu phải vì
danh lợi. Sách có chữ “kiến nghĩa bất vi vô dõng giã, lâm nguy bất cứu mạc

anh hùng” [Hương rừng Cà Mau, tập 3, tr.201]. Ngoài ra, nét tính cách trọng
nghĩa khinh tài còn được Sơn Nam thể hiện rất rõ trong cách phản ứng của bà
con ở xóm rẫy Tân Bằng, ven rừng U Minh đối với cách “ăn to xài lớn” của
anh Giáo Trích và cô Tư Hạnh. Dân chúng vùng này vốn quý trọng tình nghĩa,
khi Giáo Trích xuất hiện, anh đã không tạo được sự đoàn kết mà còn đảo lộn
nhiều thứ. Vì thế, loại người vì tiền mà thay đổi ngay như cô Tư Hạnh cuối
cùng cũng đã bỏ anh đi [Ăn to xài lớn]. Trong truyện ngắn Tình bậu muốn
thôi, Sơn Nam chọn cách gián tiếp thể hiện nét tính cách này của con người
Nam Bộ. Trong truyện cách cư xử của cả người chồng và người vợ đều có chỗ
sai: anh chồng khi đã giàu có lại trở mặt đuổi vợ ra khỏi nhà., còn cô vợ khi
cưới chồng khác làm quan to thì lên mặt hỗn láo với người chồng cũ. Tuy
nhiên khi câu hát dân gian được cất lên thì đó là lời “nhắc nhở con người
nên ăn ở thủy chung, đừng ỷ thế giàu sang”, khinh khi nghèo khó.
Nhìn chung, họ là những người am hiểu tinh thần sách vở thánh hiền,
sống với tinh thần nhân văn cao cả. Điều đó không chỉ riêng có ở người Nam
11
bộ nhưng qua ý nghĩ và hành động của họ chúng ta thấy rõ hơn bản chất, khí
phách của người dân nơi này.
Tinh thần nghĩa khí, hào hiệp trong truyện của Sơn Nam còn được toát
lên trong mối quan hệ với các loài vật gắn bó với cuộc sống con người. Trong
truyện "Mùa len trâu", không gian tứ bề là nước, người nông dân, vượt đừng
dài thăm thẳm lội nước băng rừng để len trâu tìm kiếm thức ăn cho con vật
[Hương rừng Cà Mau, tập3, tr.39]. Cái nghĩa đối với con trâu của người nông
dân như là một hành động biết ơn đối với con vật xuất phát từ cái đạo đối với
nghề nông, như chú Tư nói: "Trâu giúp mình tạo ra hạt lúa, bù lại mình không
kiếm đủ cỏ cho nó ăn no. Như vậy là mình bất nhân"[Hương rừng Cà Mau, tập
3, tr.40].
Tinh thần nghĩa khí hào hiệp còn thể hiện ở tấm lòng đạo nghĩa với
những con thú hoang dã. Cha con người nông dân Tư Đức trong cuộc chiến
với con sấu hung dữ ở sông Gành Hào chỉ giết một con vì " giết một con là đủ,

giết hết là mình có tội với trời đất" [Hương rừng Cà Mau, tập 3, tr.201], và xin
cho lập một cái miếu thờ cá sấu. Trong chuyện "Tháng chạp chim về", con
chim già nua trở về bên sân chim cũ "nó có nghĩa lắm bỏ sân chim không
đành"[Hương rừng Cà Mau, tập3, tr.208]. Ông Tư chứng kiến cái tình cao đẹp
của loài chim, ngạc nhiên vì cái tình vị tha, bao dung với con người.
Cách sống trọng nghĩa tình, sẵn sàng giúp đỡ cưu mang lẫn nhau không
phải đặc tính mà chỉ có dân Nam Bộ mới có, nhưng đây lại chính là nét nổi
bật của họ. Vốn mang trong mình dòng máu Việt, tinh thần tương thân tương
ái là cái gốc của con người Việt Nam từ xưa đến nay. Đến mảnh đất mới,
những cư dân tứ xứ cũng nhờ có tình nhân ái mà tồn tại và phát triển được.
Khi thể hiện mối quan hệ giữa người với người, nhà văn Sơn Nam đã
chứng minh cho ta thấy người Nam Bộ coi trọng nghĩa khí, xem tiền tài là
vật ngoài thân. Qua hành động của các nhân vật, qua cách họ cư xử với nhau
đã tự bộc lộ tinh thần trọng nghĩa khinh tài. Một trong những cơ sở xuất phát
12
của nét tính cách này nằm ở chỗ người Nam Bộ là những người mê tiểu
thuyết Tàu, mê truyện thơ Vân Tiên, dù rằng ít học nhưng họ là những người
hiểu biết. Cùng sống với nhau nơi mảnh đất mới với vô vàn những khó khăn
gian khổ, con người phải biết nương tựa và giúp đỡ lẫn nhau để cùng tồn tại.
“Người khẩn hoang thường là “chữ nghĩa không đầy lá me”, không rành cách
ngôn thánh hiền, tánh khí nóng nảy, bộc trực, lắm khi đến mức thô bạo, nhưng
sau khi giải thích thì vui vẻ, thông cảm. Ai hiểu lầm là nổi giận ngay”. Đó là
lời nhận xét của Sơn Nam trong công trình biên khảo Đồng bằng sông cửu
Long nét sinh hoạt xưa. Ở nơi này, người mạnh không phải là người ức hiếp
kẻ yếu mà người mạnh chính là những người nâng đỡ, che chở cho kẻ yếu.
Trong cách cư xử của họ đối với những người lầm lỗi cũng rất nghĩa khí. Họ
thường chọn cách bỏ qua để được sống yên ổn. Đọc truyện Sơn Nam, người
đọc dễ dàng nhận ra tính trọng nghĩa khinh tài của dân miệt vườn sông
nước. Trọng nghĩa tình cũng là một biểu hiện của tinh thần nhân ái, khi gắn
bó trực tiếp với nét tính cách khinh tài, xem tiền tài là vật ngoài thân nó đã trở

thành một phẩm chất đặc trưng của Nam Bộ từ xưa đến nay. Trọng nghĩa
khinh tài được xem là một nét đẹp trong văn hóa ứng xử của người dân Nam
Bộ.
Truyện ngắn Sơn Nam ngập tràn những cách ứng xử đậm đà tình nghĩa
vì thế nhiều ý kiến đã đồng tình với nhau khi cho “rừng của Sơn Nam
có hương thơm” là vậy. Thứ hương thơm quý giá của tình người vùng đồng
bằng sông nước Cửu Long. Tình nghĩa vốn là thứ giá trị quý báu của dân tộc
ta từ bao đời nay, nó đi theo người khai hoang đến vùng đất mới, gặp phải
điều kiện mới tình nghĩa lại có dịp biểu hiện đa dạng và phong phú hơn.
2.1.3. Con người gắn bó mật thiết với thiên nhiên
13
Đọc truyện ngắn Sơn Nam, người đọc luôn thấy hiện lên hình tượng
con người gắn bó với ruộng đồng, rừng núi quê hương bằng một tình yêu
mãnh liệt đến xao xuyến. Con người Nam Bộ luôn mở lòng cảm nhận cảnh
sắc thi vị, hấp dẫn của thiên nhiên. Trong câu chuyện "Hòn Cổ Tron", nhân
vật ông Từ Thông với cuộc sống hoang dã, ban sơ "tóc khi thả dài xuống khỏi
lưng quần, khi thì bới thành búi to sau ót gài lại bằng cọng gai kim quýt"
[Hương rừng Cà Mau, tập 2, tr.227]. Trong cuộc sống hoang sơ ấy, nhân vật
hiện lên với tâm thế hòa hợp với thiên nhiên, tận hưởng mở lòng với thiên
nhiên, xem thiên nhiên với thế giới riêng của mình. "Khi trời nực thì có những
khe suối trong veo đón mời. Ông cứ ung dung mà uống, mà tắm một cách tự
nhiên, vô tình khuấy rối giấc mơ của đàn bướm trắng đang xao động bay lên
chập chờn như muốn rời nhánh mai, lơ thơ cúi nghiêng mình chấm mi nước…
hoặc có khi ông ngồi trên vồ cẩm thạch chậm rãi ăn buổi chiều, thỉnh thoảng
rứt từng miếng khoai sảy xuống nước. Loài cá nhỏ bu lại ngẩn ngơ"[Hương
rừng Cà Mau, tập 2, tr.228].
Trong nhiều truyện ngắn Sơn Nam, người đọc thật sự bị cuốn hút khi
lần bước trước thiên nhiên núi rừng kỳ vĩ, ẩn chứa nhiều bí mật. Nhưng có khi
nó hiện ra thật hiền hòa: “thầy đội trố mắt hồi lâu… Đôi ba trăm con rùa
đủ cỡ, đủ loại, đang cỡi đè lên nhau, chen lấn nghe lộp cộp. Con thì

ngã ngửa, khoe cái yếm vàng lườm, bốn cẳng ngoe nguẩy bơi trong
không khí. Con khác cố gắng quào vào vách hồ bằng sậy… Loại rùa nắp thì e
thẹn, khép cái yếm lại, giấu kín đầu cổ vào trong mai, giống như món
đồ ngon cất kỹ trong cái hộp bằng xương” [Biển cỏ Miền Tây, tr.15].
Sự gắn bó mật thiết với thiên nhiên còn là cách để con người hướng đến
am hiểu và chinh phục tự nhiên còn đầy hoang dã và thù nghịch. Gắn bó mật
thiết với thiên nhiên, con người đã tận dụng sự giàu có của thiên nhiên để đem
lại nguồn lợi to tát cho cuộc sống. Như trong sách Gia Định Xưa, sự giàu có
của vùng đất này được ông miêu tả thật thi vị : « Mùa lụt, cá nước ngọt trôi
14
theo nước ra khá xa vàm biển. Ngược lại, tới mùa khô, cá biển và cá nước lợ
lại theo thủy triều mà vào sâu trong lòng sông. Cá rô với vảy cứng có thể lóc đi
trên bùn đất khô. Cá trê, rùa, lươn có thể sống trong bùn mà không ăn uống
trong vài ba tháng nắng. Cá sặt đẻ trứng trên khô, mùa nắng trứng bay tung
theo gió rồi đáp xuống như hạt bụi để nở ra trong vùng nước đầu tiên của cơn
mưa đầu mùa. Con cò quắm, nhan sen, trích ré, trích cồ là chim trời nhưng đậu
và ngủ trên bùn. Chim bồ nông, già sói ở mũi Cà Mau quen bay từng đàn đến
tận Biển Hồ đất Campuchia để ăn cá mùa lụt rồi trở về rừng cũ ».
Ở nơi xung quanh đều là rừng tràm, ăn ong và đốn củi là những nghề
thích hợp nhất. Củi và sáp ong là những sản phẩm của rừng mang đến nhiều
nguồn lợi cho con người mà lại ít tốn thời gian và công sức. Qua truyện ngắn
Lũ trẻ chăn trâu, Sơn Nam cho thấy: “chỉ cần một buổi chống xuồng đi trong
rừng, có thể gom về đầy ắp khoang cá, tổ ong và củi đốt. Người ta vớt sáp ong
dọc theo mé sông vì nơi đó ong làm tổ trắng, lốm đốm khắp rừng tràm. Tổ quá
to rớt xuống trôi lềnh đềnh theo dòng sông, người ăn ong cứ vớt đem về”.
Kinh nghiệm ăn ong được truyền lại từ người này sang người khác từ cách xác
định tổ ong đóng trên cây, cách leo lên cây lấy tổ ong thòng xuống, cách bắt
ong và lấy sáp. Thông thường người làm nghề ăn ong cũng kết hợp luôn cả
nghề đốn củi. Những người thợ ăn ong, đốn củi thường rủ nhau vào rừng
thành từng nhóm để tránh sự tấn công của thú dữ [Hai cõi U Minh, Biển cỏ

Miền Tây]. Ở xứ sở sông nước bạt ngàn, các nghề bắt tôm, cua, lươn, cá, rùa,
rắn,… được người dân tìm cách khai thác và thu lại nguồn lợi vô cùng
phong phú từ thiên nhiên.
Người dân Nam Bộ đã tạo được sự thích ứng cao độ với thiên nhiên nơi
vùng đất mới. Kinh nghiệm kiếm sống được truyền lại cho nhau để cùng tồn
tại, bởi người dân nơi đây quan niệm đó là thứ cá nước chim trời chứ không
của riêng bất cứ một ai. Người ta biết được khi nào đến mùa cá chết dại, khi
nào đến ngày hội ba khía, mùa lươn, mùa rắn,… bằng cách đó họ đã kiếm ăn
15
trong những tháng nước lên hoặc đang kì xạ lúa. Truyện ngắn Con cá chết
dại giúp người đọc biết thêm một đặc điểm mà thiên nhiên ban tặng cho
người Nam Bộ. Mẹ con chị Hồng vì hoàn cảnh đã bỏ xứ Long Xuyên xuống
miệt Rạch Giá để gặt lúa mướn. Cuộc sống vất vả, khó khăn. May thay họ
gặp được Hai Tỵ và được biết đến mùa cá chết dại, nhờ thế hai mẹ con đã
không phải tay trắng trở về. “Xứ này miệt Rạch Giá, mỗi năm lại có một lần
“cá dại”. Nước mặn cuối năm tràn vô rạch. Bao nhiêu cá lóc quen nước ngọt
bị sa nước mặn, chạy trốn không kịp, chết trôi lờ đờ,…”. Nắm được đặc điểm
tự nhiên đó, người dân vùng đồng bằng sông nước như Hai Tỵ, mới có thể tồn
tại và lập nghiệp ngay cả trên những vùng đất xa xôi hẻo lánh. Qua truyện
ngắn Cấm bắt rùa, Sơn Nam đưa chúng ta về miệt Cà Mau xa xôi để tìm hiểu
một nghề rất đặc biệt: nghề bắt rùa. Ở xứ này, người ta ăn rùa độn cơm, thậm
chí trong chén cơm thịt rùa còn nhiều hơn cả hột cơm. Dân trong vùng hiểu
rất rõ cứ đến mùa hạn thì rừng tràm cháy. Tràm là loại cây có nhiều hột. Hễ
gặp lửa là hột nổ nghe lốp bốp. Do đã quá quen với cảnh ấy đến nỗi họ cho
rằng “mọi năm cháy như vầy hoài, rồi tràm mọc lại, rừng cũng hoàn toàn là
rừng”. Thiên nhiên khí hậu khắc nghiệt khiến cho rừng cháy nhưng con
người không lo lắng, trái lại họ vẫn lạc quan và thậm chí còn tỏ ra vui
mừng. Nhờ có rừng cháy, vợ chồng Bảy Đặng mới có được cái nghề tay trái
là bắt rùa để nuôi lũ con nhỏ trong lúc nông nhàn. Trong nhà Bảy Đặng xây
hẳn một cái hồ lớn có sức chứa đến đôi ba trăm con rùa đủ cỡ, đủ loại. Sự

phong phú đa dạng của các loại rùa ở chốn sông nước rừng tràm Cà Mau được
Sơn Nam thể hiện rất rõ trong truyện ngắn này. Trong một truyện ngắn khác,
Sơn Nam lại có dịp giới thiệu đến bạn đọc kỹ thuật dựng nò của Hai Nhiệm để
bắt một loại rùa đặc biệt ở xứ biển Rạch Giá [Con bà tám].
Gắn bó với thiên nhiên, con người Nam bộ xem thiên nhiên là bầu bạn.
Khi kể lại câu chuyện "Tháng Chạp chim về", giọng văn của Sơn Nam cũng
16
không khỏi ngậm ngùi và cảm kích đối với tình cảm của ông Tư và con chim
già sói. Chim là một nguồn lợi lớn đối với con người ở đây, nhưng nhiều khi
con người khai thác quá đáng dẫn đến chim ngày một ít đi. Gần tết, năm nào
con chim già sói kia cũng bay về vùng Rạch Giá- Hà Tiên này mà trông ngóng
bao đồng loại của mình bị vặt lông ở đây. Ông Tư cũng mang mối cảm hoài
với con chim nọ nên ông và con chim kia dường như có một sợi dây tình cảm
vô hình nào đó. Tình cảm của ông Tư đối với con chim kia như là tình bằng
hữu - cũng mang nỗi tiếc nuối, ngậm ngùi khi con người tàn sát biết bao loài
chim: "Ông Tư nhìn nó. Có lẽ ông nghĩ đến phận mình mà nảy sinh ra bao mối
cảm hoài. Trong con tim già, qua thời gian, giờ đây chắc chắn đã lắng xuống
hết bao hung bạo của thời xuân xanh của ông và của đất nước hoang vu. Giữa
ông và con chim nọ, không còn oán thù. Biển im lặng sau cơn giông tố. Đây là
Bá Nha với Tử Kỳ cảm thông nhau. Cầu cho ông Tư với con chim già sói
được sống lâu hơn trăm tuổi!"[Hương rừng Cà Mau, tập 3, tr.214.].
Trong các truyện ngắn Sơn Nam, con người Nam bộ luôn có tư tưởng
chia sẻ môi trường sống với thế giới tự nhiên xung quanh. Diệt nhau để sinh
tồn là chuyện “cực lòng”. Phần lớn truyện ngắn Sơn Nam đều mang tư tưởng
ấy trong cuộc chinh phục thiên nhiên mở cõi về phương nam. Trong truyện
ngắn Bắt sấu rừng U Minh Hạ cuộc tranh giành môi trường sống giữa con
người và thú vật rất ác liệt: sấu bắt người ăn thịt, người bắt sấu để được yên
thân kiếm sống. Cuộc chiến tuy nghiêng thắng lợi về người nhưng cũng trải
qua nhiều trận bi thương, bên nào cũng có anh hùng: bên người có ông Tư
Ðức, ông Năm Hên, bên sấu có con sấu chúa “có đốm đỏ ngay giữa tam tinh”,

hay con sấu lửa “tu luyện hàng trăm năm”. Cuộc đấu tranh giữa con người và
con thú kết thúc bằng vinh quang của con người thắng con thú, kiểu tượng
trưng thiện ác, văn minh và hoang dã, không phải là chủ đề, cũng không là
ngụ ý của tác giả. Chuyện về cọp trong Hết thời oanh liệt chẳng hạn, “...đánh
17
cọp không xong, dân xóm này mới bày đặt cất miếu thờ cọp. Ðó là ngụ ý:
chúng tôi là người làm ăn, không dám đá động tới ông, xin ông cứ ở trong
rừng để chúng tôi được yên ổn”. Ðến khi cọp đẻ ra bốn con, nghĩ sau này bầy
cọp đông đúc nguy hiểm cho người, dân xóm bèn “thừa lúc ông đi vắng có tới
xin bớt ba con, chừa lại cho ông một con. Như vậy không mích lòng ông mà
cũng không hẹp bụng chúng tôi”. Tương tự, ông Tư Ðức giết một con trong
cặp sấu lửa rồi thì tha cho con còn lại để nó... đi tu. Tư tưởng chia sẻ môi
trường sống, sống hài hòa giữa con người và các giống, loài trong tự nhiên là
tư tưởng “cấp tiến” trên thế giới hiện nay. Nhưng từ hơn nửa thế kỷ trước, nhà
văn Sơn Nam đã chan hòa tư tưởng ấy trong các tác phẩm của ông, một cách
tự nhiên, như đã thấu đạt lẽ đất trời.
Gắn bó mật thiết với thiên nhiên, người dân Nam bộ không chỉ coi thiên
nhiên là đối tượng chiêm ngưỡng, đối tượng khai thác, mà thiên nhiên còn lặn
sâu vào đời sống tâm linh của con người. Trong thế giới thiên nhiên muôn
màu muôn vẻ gợi nét đặc trưng của đất và người phương Nam, người đọc còn
có thể gặp những hình tượng động vật. Đó là con rắn dục tình đang sục
sôi trong lòng bà cai tổng [truyện Con rắn]. Ý nghĩa ẩn dụ của hình
tượng hiện lên rõ ràng trong đoạn cuối khi nhà văn cho biết thêm rằng: “Vài
tháng sau, bà cai tổng bỗng lớn bụng. Rồi sau tháng Giêng, bà xổ ra một
đứa “thầy rắn con”…” [Hương rừng Cà Mau, tập 1, tr.288]. Ở truyện
ngắn có màu sắc ma quái thần kỳ Hai con cá, hình tượng hai con cá “là
binh tướng, là gia nhân của ông hoàng” [Hương rừng Cà Mau, tập 2, tr.
154] – chỉ hoàng tử Nhựt, con vua Gia Long.
Với một tuổi thơ gắn liền với những cánh rừng đước, rừng tràm bạt
ngàn, được đắm mình giữa hương sắc của rừng U Minh với cây, hoa, chim,

thú nên có lẽ những ngọn nguồn cảm hứng sáng tác của Sơn Nam đều bắt
nguồn từ đó. “Tôi sống ở rừng U Minh từ bé đến lớn...”. Đó là câu nói của
Sơn Nam khi ông tự giới thiệu về mình. Truyện ngắn Sơn Nam "được viết ra
18
từ ký ức quê nhà mãi mãi không bao giờ phai nhạt. Trời sinh ra cây tràm thật
là kỳ diệu, nó bám chặt rễ trong sình, chìm ngập trong nước mà vẫn mạnh
khỏe, vẫn sinh sôi nảy nở để giữ vững mảnh đất bồi cho quê hương và giữ
người cho đất. Chẳng nơi nào có được những ngày rừng tràm nở rộ hoa trắng
mênh mông, trùng trùng điệp điệp, quyến rũ cơ man hàng vạn bầy ong làm tổ
trên cành hút nhụy hương rừng làm mật ban tặng cho người như đất U Minh".
2.1.4. Con người kiên cường trong đấu tranh bảo vệ quê hương
Trong lao động sản xuất và trong giao thiệp sinh hoạt hàng ngày, dân
Nam Bộ là những con người dũng cảm, ngang tàng, phóng khoáng. Con người
đã không lùi bước trước trở ngại thiên nhiên cũng như chẳng luồn cúi
trước sức mạnh phi nghĩa. Việc nghĩa ở đây trước hết là vì nước vì dân, vì
những người bị áp bức bóc lột. Nghĩa là chống lại cường quyền, là bênh
vực những người yếu đuối hoặc sa cơ thất thế. Trong hoàn cảnh bình thường,
tình cảm đối với đất nước được thể hiện trong những hành động giản dị. Đọc
truyện ngắn Mùa len trâu, một chi tiết rất nhỏ được Sơn Nam chú ý thể hiện
đó là cảnh thím Tư Đinh thắp nhang thờ cúng ông bà đất nước đã phù hộ cho
thằng Nhi bằng an trở về sau chuyến đi len trâu ở tận vùng Ba Thê Bảy Núi.
Cuộc sống cơ cực, đối mặt với nhiều khó khăn thử thách nhiều lúc tưởng như
con người không thể chống chọi nổi nhưng họ vẫn mang theo bên mình một
tình yêu đất nước giản dị và mộc mạc. Dù thím Tư Đinh đã tỏ ra bực tức với
ông bà tổ tiên, chửi rủa đất nước mình sao khó bề sống quá, nhưng ngay tức
khắc chú Tư đã nhắc nhở thím đây là đất là nước của mình. Vì thế mình phải
biết kính trọng và yêu quý. Gia đình chú đã có truyền thống thờ cúng ông bà
tổ tiên từ xa xưa mong được phò hộ cho cuộc sống của họ luôn an lành may
mắn. Lòng yêu nước còn ẩn chứa đằng sau tâm sự của vợ chồng ông bà Cả
khi quyết định gả cô Út về xứ Cạnh Đền. Chốn muỗi mòng đỉa vắt xa xôi mà

19
cô Út về làm dâu đã khiến người làm cha mẹ như ông bà Cả không khỏi lo
lắng. Sơn Nam đã khéo léo khắc họa tâm trạng của họ dành cho cô con gái
yêu quý của mình. Nhưng rồi cuối cùng vì thương con bà cũng phải nhượng
bộ ông. “Phật trời thiêng liêng xin phò hộ, chứng giám! Từ bao nhiêu thế kỷ
rồi, trên đất mình lắm người luống tuổi chịu cảnh sanh ly như ông Cả, cô Út.
Để cho nước mạnh, dân còn”[Cô Út về rừng, tr.47]. Đó là lời của một người
cha cũng chính là lời tâm huyết mà Sơn Nam muốn gửi gắm đến mọi người.
Trong những biểu hiện của đời sống hàng ngày, ta đã nhận ra tấm lòng
của dân Nam Bộ đối với quê hương đất nước. Khi Pháp đặt chân lên quê
hương họ thì tình thần yêu nước lại càng được con người nơi đây phát huy cao
độ. Cái nghĩa, cái tình sâu nặng biết bao với mảnh đất thấm đẫm
bao mồ hôi, xương máu của cha ông tạo dựng, giờ càng được phát huy mạnh
mẽ hơn bao giờ hết trước thế lực ngoại xâm. Bởi lẽ, với người dân đã từng
chung lưng đấu cật chống chọi với bao nhiêu hiểm nguy từ thiên tai đến địch
họa để tồn tại và phát triển, đất - nước là lẽ sống còn của họ. Cái tình, cái
nghĩa với đất nước, suy cho cùng, đó là tình nghĩa đối với con người. Đất và
nước là nguồn sống của con người nên con người phải ra sức giữ gìn. Sức
mạnh đấu tranh chống xâm lược bắt nguồn từ những tình cảm lớn lao như thế.
Lớp cha ông ngã xuống, lớp con cháu tiếp tục đứng lên. Người sống không
bao giờ quên người đã khuất. Lối sống nghĩa tình đã kết chặt họ với nhau làm
một. Ở vào vị trí đầu sóng ngọn gió của các cuộc xâm lăng từ phía Tây sang
như quân Xiêm trước kia, từ biển Đông vào như quân Pháp, Mỹ
sau này, nhân dân miền Nam với truyền thống yêu nước nồng nàn, với lối
sống nghĩa tình bền chặt, đã góp bao công sức máu xương, kế thừa và phát
huy truyền thống yêu nước quý báu của dân tộc.
Trong nhiều truyện ngắn của Sơn Nam như Con ngựa đất, Miễu
Bà Chúa Xứ, tình yêu đất - nước được thể hiện như là tình yêu sâu nặng
nhất của con người. Ông hương cả Binh trong truyện Con ngựa đất
20

“thề chẳng rời khỏi nhà này. Sáng mai tụi Tây giỏi thì tới… Ai giỏi thì… do
thám đi!” [Hương rừng Cà Mau, tập 1, tr.268]. Lý do đơn giản ông
đưa ra là: “Con người tử sanh hữu mạng. Họ biểu bác rời khỏi nhà.
Được rồi. Nhưng bác đâu còn sức bay nhảy. Bác đâu phải Việt gian mà bác
xấu hổ”. Đêm hôm trước, rạng sáng ngày giặc Pháp kéo đến, ông thức gần
đến sáng. Trời sáng, ông vừa mở cửa thì một phát súng nổ. Ông ôm
ngực. “Trên vách tường, mấy hàng chữ khá to, viết bằng than bếp: “Việt Nam
độc lập”, nét chữ nguệch ngoạc. Có lẽ bọn lính Pháp thấy mấy hàng chữ
khó thương ấy nên bắn lập tức, khi cánh cửa vừa mở” [Hương
rừng Cà Mau, tập 1, tr.274]. Hình ảnh con người sống không rời khỏi nhà,
chết vẫn nằm cạnh nhà, chọn cái chết vinh hơn sống nhục như ông
hương cả Binh không xa lạ với những người dân miền Nam gắn bó với
mảnh đất quê hương thân yêu.
Sống khôn, chết thiêng. “Sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc, linh hồn theo
giúp cơ binh, muôn kiếp nguyện được trả thù kia” [Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc
– Nguyễn Đình Chiểu]. Ông Tư Đạt [Miễu Bà Chúa Xứ] nhà sát Gò Mả Lạn,
lại qua một chòm cây cổ thụ và những vùng lau sậy hoang vu,
vẫn không sợ ma. Bởi vì những người chết oan khuất vào trưa mùng
bảy tháng Chạp đau thương non 80 năm về trước đó, không ai khác hơn
là bà con láng giềng của ông. Cái ngày ông còn là đứa trẻ chăn trâu may mắn
thoát chết. Bọn Tây cho rằng cả xóm là nghĩa binh ông Nguyễn Trung
Trực nên bao vây giết sạch. “Người chết quá nhiều. Người còn
sống quá ít. Làm sao mà chôn? Ban đầu còn bó thây bằng chiếu, mỗi hầm
chôn một người. Sau cùng, cứ chôn chung một hầm, đủ già trẻ bé lớn” [Hương
rừng Cà Mau, tập 2, tr.309]. Không riêng gì ở Gò Mả, Đìa Gừa, rải rác ở đâu
cũng có mả, có xương người. Ở đây mấy chục năm rồi, đêm nào ông
cũng thức, cũng nhìn như muốn gặp gỡ, đối thoại với những anh hồn
đã khuất: “Phải chăng oan hồn thuở trước đang về đây? Họ trở thành cát
21
bụi, đang thu mình vào rễ lúa để vươn lên mặt đất, đòi đơm bông kết trái. Hay

là họ buồn rầu khi nhìn cậu bé chăn trâu còn sống sót thuở trước giờ đây sống
hẩm hiu” Hương rừng Cà Mau, tập 2, tr.311].
Bác vật xà bông kịp thời đả phá chủ trương của chính quyền ào ạt đưa hàng
Mỹ vào khiến nhiều ngành hàng nội hóa truyền thống bị phá sản,
tiêu điều. Bác vật X đến vùng phù sa nê địa Xẽo Bần muốn cất một cái
xưởng lớn chế tạo xà bông, cần dùng hàng trăm công nhân, hy vọng
giúp bà con nơi đây có công ăn việc làm, cải thiện đời sống. Qua tiếp
xúc với ông, người dân xóm học lóm được nghề, tự làm ra xà bông đem bán.
Dần dần xà bông Xẽo Bần “giặt quần áo bọt cũng nhiều như xà bông
bên Tây” [Hương rừng Cà Mau, tập 1, tr.80]. Biết được chuyện, bác
vật X -được người dân gọi thân tình là Dượng Hai - không một lời trách cứ
bà con mà còn lấy làm mừng. Bởi vì suy cho cùng, “ý nghĩ của cuộc chiến đấu
mới nào có gì lạ hơn là làm cho dân giàu nước mạnh, phát triển
nội hóa” [Hương rừng Cà Mau, tập 1, tr.81]. Hành động yêu nước góp
phần vào cuộc chiến đấu chung của toàn dân tộc rất phong phú, không phải
chỉ có cầm súng là vậy.
Ở truyện ngắn Chiếc ghe ngo, Sơn Nam chỉ sử dụng một chi tiết nhỏ đã giúp
người đọc nhận ra tấm lòng yêu nước thương nòi của dân chúng vùng Gò
Quao, đặc biệt là Lục cụ Tăng Liên. Chứng kiến cảnh hương quản Hem im
lặng, từ từ mở gói ra một lá cờ tam sắc to tướng, lục cụ Tăng Liên
[Hương rừng Cà Mau, tập 1, tr.207-208] đau đớn, tủi nhục, xót xa đến
lặng người, “không nói nửa tiếng” trước “phần thưởng nhà nước” trao cho
chiếc ghe ngo chiến thắng của chùa. Có lẽ giữa chốn yên tĩnh của cảnh chùa,
cụ càng thấm thía hơn bao giờ hết cái nhục mất nước, cái nhục danh dự bị rẻ
khinh, và “nụ cười của đức Quan Âm bốn mặt” như muốn “khuyên ai nấy
trầm tĩnh vì sự đời mãi đổi thay, thay đổi” [Hương rừng Cà Mau, tập 1,
22
tr.208]. Chiến thắng trở về từ cuộc đua ghe ngo nhưng cả đội đua chùa Sóc
Ven, chú hương quản Hem và Lục Cụ đều ngậm ngùi cay đắng.
Câu chuyện xảy ra ở xóm Tà Lốc thời Pháp thuộc cũng giúp ta hiểu thêm về

phẩm chất tốt đẹp này của con người Nam Bộ. Sự kiện nhà nước làm lễ khánh
thành con kinh quản hạt Rạch Giá-Hà Tiên, có quan toàn quyền Đông Pháp
đích thân tham dự đã làm xôn xao cả xóm. Khi xảy ra sự cố tàu bị mắc cạn,
máy móc hư hao không xuống bến được, hương ấp Thum lãnh trách nhiệm
thuyết phục bà con xóm Tà Lốc làm “phận sự con dân thuộc địa”. Thành
phần cư dân trong xóm đều là những người nghèo khó, không có nổi miếng
giấy thuế thân, chưa có tên trong sổ bộ. Biết rõ hoàn cảnh của mình, các bô
lão trong xóm nhóm họp và chọn ra cách cách cư xử hợp lý. Vì muốn được
yên thân, đêm đó “thanh niên trai tráng sắp hàng ra bờ kinh xáng để kéo
tàu”[Đồng thanh tương ứng , tr.110] .
Lòng yêu nước của dân Nam Bộ còn được Sơn Nam đề cập đến trong một
số truyện ngắn khác như: Miễu bà chúa xứ, Nhứt phá sơn lâm, Con ngựa đất,
Đảng xăm mình, Hòn Cổ Tron, Ông già xay lúa, Hội ngộ bến Tầm Dương,
Người mù giăng câu, Đường về quê,Ngó lên sở thượng,… Có những truyện
ông chọn cách đề cập trực tiếp như câu chuyện ở Gò Mả Lạn [Miễu bà chúa
xứ, tr.303 ], câu chuyện của ông hương cả Binh ở rạch Cái Cau [Hương rừng
Cà Mau, tập 1, tr.261], câu chuyện của ông già đui một con mắt [Ông già
xay lúa, tr 151]…cũng có những truyện Sơn Nam chỉ điểm qua bằng một vài
chi tiết nhỏ. Chẳng hạn như chi tiết cặp rằng Be huênh hoang gọi “xứ này là
xứ của Tây” đã gặp phải sự phản ứng của ông Tư Châu Xương và những tay
rìu vùng rừng tràm U Minh. Khi câu nói đó thốt ra “khiến ai nấy cười rộ lên,
cười chua chát thiếu điều rơi nước mắt” còn ông Tư Châu Xương ôn tồn:
“Mình dốt nát nhưng chắc chắn không bao giờ nói một câu quá trật lất như
thằng cặp rằng đó” [Nhứt phá sơn lâm, tr.133].
23
Dùng ngòi bút góp phần vào cuộc chiến đấu của nhân dân, Sơn
Nam thường kể việc khẩn hoang, chống điền chủ, chống thực dân Pháp; từ
đó, khéo léo phản ánh thực rạng, nêu lên những vấn đề bức xúc của xã hội
miền Nam đương thời. Qua câu chuyện, ông tác động vào tình cảm yêu
nước, tinh thần dân tộc và ý chí chống xâm lược của người đọc. Truyện

ngắn Bà đầm Phô-xi-đông đã cho thấy sự mỉa mai nhẹ nhàng nhưng thấm
thía của nhà văn với hạng người như Cô Ba, vợ lẽ Tây Đầu Đỏ.
Từ cử chỉ đến cung cách, Cô Ba gián tiếp cho mọi người thấy rằng mình
không còn là người phụ nữ Nam Bộ truyền thống: “mỗi lời nói thường kèm
theo tiếng “à há” xa lạ; kiểu “cổ áo khoét rộng như hình trái tim” chỉ tiện
mặc trong phòng the; “hương vị thơm nồng ngoại lai” [Hương rừng Cà
Mau, tập 1, tr.44-45]; những trò “mua vui một vài trống canh” bày cho đám
thanh niên tá điền… Đó là lối sống nửa Tây nửa ta, mà những người có ăn học
như thầy Hai chỉ càng thấy nhục nhiều hơn. Cô đâu biết rằng, mình cũng là
nạn nhân của Tây Đầu Đỏ. Là người Việt Nam, nhưng ở Cô Ba tinh
thần dân tộc đã phai nhạt đến mức khó có thể nhận ra.
Những kẻ sống bám gót giày giặc, đánh mất tinh thần dân tộc còn được
tìm thấy trong nhiều truyện ngắn khác của Sơn Nam. Đó là Hai Tâm [Mối
tình…đầm lai, tr.315 ] với chân tướng “bất tài, thất đức mà đòi làm ông cha
thiên hạ” [Hương rừng Cà Mau, tập 2, tr.326.], thực chất chỉ giỏi đánh giặc
miệng và “o mèo” kiểu Tây; là hương quản Cò [Hai mẹ con, tr.157] cấu kết
với Tây đoan biến bà chủ Mẹo thương con thành con tốt cho
những mưu đồ cá nhân; là thầy giáo Chích [Hai ông già, tr.171] cam tâm làm
Việt gian vẫn mạnh miệng nói đến hai chữ “công dân” và đột ngột cảm thấy
“đau xót lạ lùng” khi tên quan hai Tây Phẹt-năng “đưa tay vỗ nhẹ lên đầu …
như người cha khen đứa con có hiếu” [Hương rừng Cà Mau, tập 2, tr.185.]…
Ý nghĩa mỉa mai nhẹ nhàng mà thâm thúy, truyện ngắn Sơn Nam đã tác động
đến tình cảm, tư tưởng người đọc, đánh thức tinh thần dân tộc, ý chí chống
24
ngoại xâm từ những câu chuyện như những lát cắt khác nhau của đời sống con
người và thiên nhiên vùng đất U Minh, hay vùng căn cứ địa cách mạng Tây
Nam Bộ thời kháng Pháp ông từng gắn bó.
Nhân vật ông Từ Thông [Hòn Cổ Tron, tr.225] tiêu biểu cho tinh thần
khảng khái yêu nước, yêu tự do.Không biết từ bao nhiêu niên kỷ rồi, ông ra
cất chòi ở Hòn Cổ Tron để nương náu. Mặc dù sống giữa bốn bề sóng nước,

lương tri vẫn luôn nhắc nhở ông món nợ đối với đồng bào, giang sơn: “Cây có
cội. Nước có nguồn. Chim có tổ. Cá có hang. Đôi mắt già của ông Từ Thông
ngẩn ngơ nhìn muôn lớp sóng cồn… Ông hổ thẹn, tủi bấy phận mình không
bằng con đỗ quyên đêm hè kêu khắc khoải” [Hương rừng Cà Mau, tập 2,
tr.231-232].
Những con người một thời tung hoành ngang dọc, làm mưa làm gió
trong các băng đảng cướp của người giàu chia cho dân nghèo như Sáu Bộ,
Năm Bùn, khi đất nước bị xâm lăng họ cũng tự đặt mình vào trách nhiệm, vào
nghĩa vụ đối với tổ quốc. Sáu Bộ nói rất khẳng khái: “Nếu ngồi ở nhà không ai
làm gì tôi, nhưng tôi cảm thấy nhục nhã như thiếu món nợ gì với trời đất, núi
non. Nếu xét tôi có tội, anh em cứ giết tôi để tế cờ”.
Tính cách của ông Tư Lịch [Ngày mưa đầu mùa, tr.47] phổ biến trong số
đông dân Nam Bộ, sống bình dị, không bao giờ làm điều sai trái nhưng lại
hành động rất anh hùng trước hoàn cảnh tồn vong của dân tộc. Khi đối diện
trước vinh nhục, sống chết mới thấy rõ khí chất xã hội của từng con người.
Vào năm 1946, “lúc bấy giờ đất nước đang trong vòng “máu lửa”, nhưng
làng Đông Yên vẫn yên như bàn thạch”. Pháp đã chiếm đóng và mở đồn cách
làng không xa, dân chúng vẫn say sưa đờn hát, rượu chè. Trước hoàn cảnh ấy,
ông Tư Lịch chợt nghĩ “con người chứ đâu phải cái máy, lương tri còn đó,
sáng chói từng chập, thúc giục khách ăn nhậu nên nhớ tới Tổ quốc”. Khi nghe
tin Pháp chuẩn bị tấn công bà con ai nấy lo chạy cho thật xa, ông Tư Lịch
buồn bã nói “Mạng ai nấy lo, hồn ai nấy giữ. Thời loạn lạc khôn sống mống
25

×