Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Văn nghị luận ( bồi dưỡng HSG)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (80.51 KB, 5 trang )

Lòng nhân ái
2- Trong mỗi chúng ta, ai ai cũng có những phẩm chất đáng quý như khiêm tốn, vị tha, tự
tin, nghị lực…. Và một trong những phẩm chất tạo nên giá trị cao đẹp trong mỗi con người
là lòng nhân ái.
Vậy lòng nhân ái là gì? Đó chính là tình yêu thương chân thành, cách sống có tình, có nghĩa.
Nhân ái là sẵn sàng sẻ chia, giúp đỡ lẫn nhau, nhất là khi khó khăn, hoạn nạn.Trong cuộc
sống, ta rất dễ bắt gặp biểu hiện của lòng nhân ái. Còn gì cao quý hơn khi một cô bé sẵn
sàng quyên góp số tiền dành dụm mấy tháng trời để giúp đỡ đồng bào miền Trung gặp bão
lụt. Hay một đứa bé qua khỏi cơn nguy kịch của căn bệnh tim bẩm sinh nhờ đóng góp của
bà con hàng xóm.
Lòng nhân ái chính là một nét phẩm chất đáng trân trọng của mỗi con người. Cuộc sống
không phải là một con đường trải đầy hoa hồng mà luôn có những khó khăn, trắc trở. Chính
trong những hoàn cảnh tưởng chừng không thể vượt qua được, lòng nhân ái đã tạo nên một
nguồn sức mạnh, động lực to lớn giúp ta vững tin vượt qua những khó khăn, thử thách.
Chính lòng nhân ái đã làm cho tâm hồn và trái tim ta được rộng mở. Nhờ đó, ta sẽ thật sự
càm thông, đồng cảm trước những mảnh đời khó khăn, bất hạnh. Nếu ví cuộc sống là một
bộ ghép hình đầy sắc màu thi mỗi chúng ta là những mảnh ghép rời rạc. Lòng nhân ái chính
là chất keo chắc chắn, đính nhữn mảnh ghép ấy lại với nhau. Nhờ có lòng nhân ái mà con
người biết quan tâm và cảm thông nhau nhiều hơn,
Nhân ái quả là một phẩm chất đáng quí. Hiểu được giá trị đích thực của lòng nhân ái, mỗi
chúng ta cần biết quan tâm, chia sẻ nhau nhiều hơn để cuộc sống này mãi mãi ấm áp tình
người.
Sống đẹp
I . Tìm hiểu đề
- Câu thơ của Tố hữu viết dưới dạng câu hỏi , nêu lên vấn đề sống đẹp của con người , vấn
đề mà mỗi cá nhân cần nhận thức đúng đắn và rèn luyện một cách tích cực .
-Với thanh niên , học sinh ngày nay , sống đẹp là sống không ngừng học tập mở mang kiến
thức , rèn luyện hoàn thiện nhân cách , trở thành người có ích .
- Để sống đẹp , con người cần :
+ xác định lí tưởng , mục đích sống đúng đắn , cao đẹp .
+ bồi dưỡng tâm hồn , tình cảm lành mạnh , nhân hậu .


+ làm cho trí tuệ , kiến thức mỗi ngày thêm mở rộng , sáng suốt .
+ cần hành động tích cực , lương thiện , có tính xây dựng …
- Với đề bài này , có thể vận dụng các thao tác lập luận như : giải thích thế nào là sống
đẹp ; phân tích các khía cạnh biểu hiện của lối sống đẹp ; chứng minh , bình luận bằng việc
nêu gương những cá nhân , tập thể sống đẹp ; bàn cách thức rèn luyện cách sống sao cho
đẹp ; bác bỏ lối sống ích kỷ , vô trách nhiệm , thiếu ý chí nghị lực …
- Bài viết có thể dùng tư liệu thực tế , có thể lấy dẫn chứng trong văn học
II . Lập dàn ý
1. Mở bài .
- Giới thiệu , dẫn dắt để nêu vấn đề .
+ trực tiếp :
+ gián tiếp : lựa chọn lối sống là vấn đề vô cùng khó khăn , đặc biệt đối với bạn trẻ .
+ phản đề : nêu thực trạng một bộ phận thanh thiếu niên sống ích kỷ , trục lợi .
- Nêu vấn đề : vấn đề sống đẹp là vấn đề mỗi con người cần nhận thức và rèn luyện một
cách đúng đắn , tích cực .
2. Thân bài
a. Giải thích nội dung , ý nghĩa
- nêu lên vấn đề sống đẹp trong cuộc sống mỗi con người .
- Sống đẹp là một đòi hỏi tất yếu của loài người từ khi xã hội xuất hiện nền văn minh , văn
hóa .
- sống đẹp là : sống có ý nghĩa , sống có ích cho cộng đồng , quốc gia dân tộc , sống khẳng
định năng lực bản thân , giá trị của mỗi cá nhân ; sống khiến người khác cảm phục , yêu
mến , kính trọng , noi theo ; sống với tâm hồn , tình cảm nhân cách , suy nghĩ khát vọng
chính đáng , cao đẹp .
b. Biểu hiện của lối sống đẹp
- Sống có lý tưởng , mục đích đúng đắn , cao đẹp :
+ Sống tự lập , có ích cho xã hội .
+ sống biết dung hòa lợi ích bản thân và cộng đồng .
+ sống có ước mơ , khát vọng , hoài bão vươn lên , khẳng định giá trị , năng lực bản thân .
- Sống có tâm hồn , tình cảm lành mạnh , nhân hậu :

+ hiếu nghĩa với người thân
+ quan tâm , yêu thương , chia sẻ với những người xung quanh .
+ dũng cảm , lạc quan , giàu ý chí , nghị lực .
+ không chạy theo lối sống lập dị , không phù hợp với truyền thống , thẩm mĩ , văn hóa dân
tộc .
- Sống không ngừng học hỏi , mở mang trí tuệ , bồi bổ kiến thức :
+ học để biết , để có kiến thức về các lĩnh vực xã hội , để khám phá chính mình .
+ học để sống có văn hóa , tiến bộ .
+ học để làm , để chung sống , để khẳng định chính mình .
- Sống phải hành động lương thiện , tích cực :
+ không nói suông mà phải có hành động cụ thể để chứng tỏ lối sống đẹp
+ hành động cần có tính xây dựng , tránh vì lợi ích cá nhân mà gây bất lợi cho lợi ích tập
thể .
c. Phê phán quan niệm và lối sống không đẹp .
- Thói ích kỷ , vụ lợi không những làm cho con người nhỏ nhen , ti tiện , vô cảm mà còn gây
những hậu quả xấu cho xã hội : như nạn tham ô , phạm pháp , …
- Thói sống buông thả , tùy tiện , thiếu lý tưởng dẫn đến tình trạng tha hóa nhân cách ,
sống vô nghĩa , không có mục đích , vô giá trị , sống thừa .
- Thói lười nhác trong lao động , học tập dẫn đến ngu dốt , thiếu kỹ năng sống , kỹ năng
làm việc và quan hệ xã hội .
- Sống vô cảm , thiếu tình yêu thương , lòng trắc ẩn … dẫn đến cô độc , thiếu tính nhân văn
. d. Phương hướng rèn luyện lối sống đẹp.
- Tích cực học tập trong cuộc sống , lịch sử , sách vở .
- Xác định mục đích sống rõ ràng .
- Rèn luyện đạo đức , tinh thần lao động , mở mang tri thức .
3 . Kết bài .
- Khẳng định ý nghĩa tích cực của lối sống đẹp .
+ Sống đẹp là chuẩn mực cao nhất của nhân cách con người , là tiêu chí đánh giá giá trị con
người .
Trung thực trong thi cử

Đặt vấn đề:
- Trung thực là một đức tính cần phải có, quan trọng đối với tất cả mọi người
- Đối với học sinh thì đó là một đức tính càng quan trọng và phải được đặt lên hàng đầu.
- Tuy nhiên, ngày nay một bộ phận học sinh đang mất đi đức tính này trong học tập và thi
cử.
- Sự trung thực trong học tập và thi cử của học sinh ngày nay là một vấn đề cần được bàn
luận và nhìn nhận một cách nghiêm túc.
Giải quyết vấn đề:
- Trung thực trong học tập và thi cử mới có thể để học sinh nhìn nhận đúng năng lực, phản
ánh đúng kết quả học tập của mình và có hướng phấn đấu thích hợp.
- Cùng với xu thế hội nhập và hiện đại hóa, học sinh ngày nay trở nên năng động, tự tin và
có kiến thức rộng hơn, có điều kiện học tập tốt hơn.
- Tuy nhiên, mặt trái của nó, một số bộ phận học sinh, do thiếu sự quan tâm đúng mức của
gia đình, do sự lôi cuốn của xã hội hiện đại đã trở nên xao lãng việc học tập và để đối phó
với kiến thức hạn hẹp của mình ở nhà trường, họ phải gian lận trong học tập và thi cử.
- Gian lận trong học tập và thi cử là một việc làm không thể chấp nhận được, vấn đề sẽ như
thế nào nếu một học sinh rời ghế nhà trường với một kiến thức hạn hẹp nhưng một kết quả
cũng không đến nỗi tệ?
Kết thúc vấn đề
- Khẳng định lại vấn đề đã bàn luận.
- Xã hội và đặc biệt là ngành giáo dục cần có những biện pháp nghiêm túc hơn trong học
tập và thi cử của học sinh, đánh giá đúng, chính xác năng lực của từng học sinh, luôn lấy
câu "bác sĩ chữa sai thì chết một người, nhưng thầy cô giáo chữa sai thì chết một thế hệ" de
giao duc hoc sinh.
Hoặc em có thể lấy thêm dẫn chứng thêm như sau"
Thi cử vốn là một khâu quan trọng trong giáo dục để đánh giá kiến thức cũng như năng lực
của học sinh,tránh những trường hợp không hề hiếm trong xã hội ngày nay :"Ngồi nhầm lớp
","bằng cấp giả",
Gian lận trong thi cử xảy ra ở không ít bộ phận học sinh ,dù cho đó là những học sinh xuất
sắc .Hậu quả đó là do tác động từ đâu mà có?Có thể là do bản tính ,cũng có thể là do những

tác động từ bên ngoài >mục đích là kiếm được điểm số cao,điểm phẩy tốt, cũng có thể
do áp lực nào khác
Tình trạng học sinh giỏi "ảo " có lẽ cũng xuất phát từ căn bệnh quá cũ của XH:"bệnh thành
tích".
"Xã hội ta nói chung lên án, phê phán tỷ lệ tốt nghiệp THPT là không đúng với thực chất
trình độ học sinh. Song, mâu thuẫn lại nảy sinh chính ở yếu tố này. Mỗi gia đình đều mong
muốn con em họ thi đỗ tốt nghiệp với số điểm cao nhất. Mỗi đơn vị trường học, ngành giáo
dục - đào tạo cho đến cấp tỉnh hy vọng thí sinh trường mình, tỉnh mình đỗ tốt nghiệp với tỷ
lệ cao nhất. "
Học đối phó
Đề:Suy nghĩ của bạn về hiện tượng học đối phó, quay cóp bài trong kiểm tra, thi cử
của học sinh hiện nay.
Giáo dục là một vấn đề được xã hội Việt Nam chú ý đến rất nhiều trong những năm đầu của
thế kỉ XXI. Mặc dù đây là một trong những ngành quan trọng bậc nhất của đất nước và
nhận được sự quan tâm rất lớn của chính phủ, nhưng nhưng khuất mắc, tiêu cực trong
ngành vẫn cứ tồn tại và lan rộng ra. Một trong những vấn đề lớn nhất, nổi bật nhất chính là
hiện tượng gian lận trong thi cử, kiểm tra, hay nói một cách khác là tình trạng học đối phó,
quay cóp bài của học sinh trong kiểm tra, thi cử.
“Học đối phó” là hiện tượng học sinh học bài chỉ để vượt qua một kì thi, một giờ kiểm nào
một cách gượng ép và không hề lưu giữ một tí gì về những thứ đã học sau lần kiểm tra, lần
thi đó. Còn “quay cóp bài” là tình trạng học sinh xem bài của nhau hoặc xem tài liệu trong
giờ kiểm tra, thi cử. Nói một cách đơn giản hơn, đó là những hiện tượng tiêu cực trong một
nền giáo dục.
Và đáng tiếc thay, cái tiêu cực đó dường như đã trở thành “một phần tất yếu trong cuộc
sống” của học sinh thời nay và nó đang ăn sâu, lan rộng vào tiềm thức của những người
đang ngồi trên ghế nhà trường.
Xét về một mặt nào đó, những hành động này có thể cho họ lợi ích nhất thời, đó có thể là
những điểm tám, điểm chín, trong các kì thi, kiểm tra chẳng hạn. Nhưng nếu ta xét một
cách toàn diên và sâu rộng hơn, thì cái lợi trước mắt đó sẽ lại là cái hại lâu dài cho chính
bản thân họ và cho cả đất nước, dân tộc. Khi những người học sinh thực hiện những hành

động tiêu cực đó, thì liệu khi họ rời khỏi ghế nhà trường nhà bước vào xã hội, trong bộ óc
của họ có chứa được một tý kiến thức nào để có thể chung sống với xã hội hay không. Và
liệu một dân tộc, một đất nước sẽ ra sao khi nền giáo dục của đất nước đó, dân tộc đó chỉ
tạo ra những con người trẻ tuổi với cái đầu rỗng tuếch và suy nghĩ dối tra, tôi chắc hẳn rằng
sẽ trở nên suy yếu đi, thậm chí là diệt vong.
Mọi thứ đều có nguyên nhân của chính nó và những tiêu cực trên cũng thế. Nguyên nhân
trước hết chính là mỗi bản thân người học sinh đã không tự xác định được học để làm gì và
học như thế nào, từ đó suy nghĩ và hành động của họ trở nên sai trái là đương nhiên. Nhưng
ta cũng ko thể trách họ hoàn toàn được, làm sao họ có thể tốt được khi mà những người
thầy, người cô cứ mãi đếm tỉ lệ lên lớp, tỉ lệ tốt nghiệp,…khi mà những người đứng đầu
ngành cứ mãi loay hoay với những vấn đề “biết rồi, khổ lắm, nói mãi” như cải cách sách
giáo khoa, học phí,…khi mà….Và tất cả những thứ đó đã góp phần tạo nên một hiện tượng
tiêu cực phổ biến này.
Để có thể giải quyết một cách triệt để dc những hiện tượng trên, thì những vị lãnh đạo của
chúng ta cần phải có những chiến lược, mục đích thật sự đúng đắn và sáng tạo cho ngành
giáo dục, cùng với đó những người giáo viên phải truyền được cho học sinh tinh thần học
tập, phải cho họ thấy mục đích của học tập không phải là để trở thành “ông này bà nọ”, để
được “ăn sung mặc sướng”, để có cái bằng cấp vô nghĩa,…mà là tích lũy tri thức để có thể
tồn tại, chung sống, phát triển và tự khẳng định mình. Và trên hết. bản thân mỗi học sinh
cần phải tự nỗ lực học tập, tự xác định được mục đích học tập và phương pháp học tập hiệu
quả, và nhất là phải để cho lòng tự trọng của mình lên tiếng trước những cám dỗ của tiêu
cực.
Hãy hành động ngay bây giờ, và đừng chờ đợi nữa. Nếu không, đến một lúc nào đó, khi
những sản phẩm thất bại này của ngành giáo dục bước ra xã hội và làm chủ đất nước thì
dân tộc ta, đất nước ta sẽ phải đứng bên bờ suy thoái, diệt vong.

Tình thương là hạnh phúc của con người
Khi còn ở tuổi thiếu niên, dường như mọi người trong chúng ta thường nhìn nhận khái niệm hạnh phúc
rất đơn giản là những điều mình mong muốn. Bước vào cuộc sống, bạn thật sự đặt chân lên cuộc hành
trình tự khẳng định mình, tìm kiếm giá trị cuộc sống và ý nghĩa bản thân, bạn sẽ nhận ra rằng '' Tình

Thương Là Hạnh Phúc của Con Người ''. Đó cũng chính là 1 chân lívĩnh hằng của cuộc sống.Dù mơ hồ
hay rõ ràng, ai cũng có thể nhận ra rằng tình thương là những tình cảm đẹp đẽ vànồng nhiệt của con
người,gắn kết những trái tim đồng cảm. Nó có thể là tình cảm lứa đôi, tìnhcảm gia đình, bè bạn và cao
hơn cả là tình người nói chung. Đó có thể là những tình cảm bình dịnhất, gần gũi nhất từ sự quan tâm,
chăm sóc nhau trong cuộc sống đến những tình cảm lớn lao hơnmang tính giai cấp, cộng đồng. Tình
thương - đó là tấm lòng yêu thương chân thành và trong sáng- là tình cảm chỉ trao đi mà ko cần nhận
lại, không vụ lợi, không toan tính.Có thể nói, tình thươnglà 1 thứ tình cảm đẹp đẽ luôn tồn tại trong bản
chất của mỗi con người.Và kết quả của sự yêuthương đó là sựthỏa mãn của con tim - cái được goi là
niềm hạnh phúc. Hạnh phúc là gì ?Tự bao đời nay, con người luôn khao khát yêu thương, luôn kiếm tìm
hạnh phúc. Người tacó thể cảm nhận được hạnh phúc nhưng để mô tả nó 1 cách rõ ràng thì ko phải là 1
điều đơn giản.Chỉ có thể nói về hạnh phúc như là 1 trạng thái sung sướng vì cảm thấy thỏa mãný
nguyện.Nhưngđó không chỉ đơn thuần là ước muốn vật chất hay sự thành công, mà là cả 1 tổng thể bao
gồmnhững khái niềm hết sức trừu tượng, nhưng cũng thật đơn giản biết bao. Có đôi lúc, hạnh phúc
chỉđơn giản là giọt nước mắt nóng hổi của mẹ và tiếng cười ấm áp của cha khi nhìn con ra đời
khỏemạnh. Hạnh phúc có khi chỉ đơn giản là niềm xúc động khi nhận được 1 sự giúp đỡ hay 1 lời chiasẻ
chân thành.Đối với nhiều người, hạnh phúc bắt đầu từ điều đơn giản nhất, khi mỗi sớm maithức dậy,
thấy mình sống có ích trên cõi đời.
'' Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy
Ta có thêm ngày nữa để yêu thương ''
( Trịnh công Sơn )
Hạnh phúc đôi khi chỉ đơn giản và bình dị thế thôi. Sự thật là có 1 mối liên hệ không thểtách rời giữa
hạnh phúc và tình thương. Con người ko thể sống hạnh phúc mà không có tìnhthương. Tình thương
mang lại hạnh phúc cho người nhận nó, giúp họ có thêm nghị lực để vượtqua mọi thử thách, khó khăn;
là động lực giúp họ ngày càng hoàn thiện hơn. Trong '' Những ngườikhốn khổ'' ( V.Huy-gô ), triết lí tình
thương của nhân vật Giăng-Van-Giăng đã có ý nghĩa lớnlao,thay đổi số phận và giáo hóa con người.
Giăng-Van-Giăng đã thay lời Huy-gô để nói lên 1triết lí:'' Trong đời chỉ có 1 điều, ấy là yêu thương
nhau''Không chỉ với người nhận, sự trao đi tình thương cũng là điều mang lại hạnh phúc. Khi bạngiúp đỡ
1 bà cụ đi qua đường thì bạn cảm thấy thế nào? Câu trả lời nằm trong tim bạn, có phải bạnđang vui ??.
Thế có nghĩa là bạn đang hạnh phúc đấy. Trao đi yêu thương 1 cách tự nhiên, chúngta sẽ nhận lại hạnh
phúc xứng đáng. Bởi: khổ đau được san sẻ sẽ với nữa, còn hạnh phúc dc san sẻsẽ nhân đôi.Thomas

Merton đã từng nhận xét:'' Nếu chúng ta chỉ biết tìm hạnh phúc cho riêngmình thì có thể chúng ta sẽ
chẳng bao giờ tìm thấy. Hạnh phúc đích thực là biết sống vì ngườikhác - 1 tình yêu không vị kỉ, không đòi
hỏi phải được đền đáp''Đúng vậy, được yêu thương là 1 hạnh phúc, nhưng yêu thương người khác còn là
1 hạnhphúc lớn hơn. Tình thương mang lại hạnh phúc cho con người.Đó chính là lí do tại sao mỗi
người,đặc biệt là thế hệ trẻ chúng ta phải biết rèn luyện bản thân, để tạo nên hạnh phúc cho bảnthân,
chogia đình và xã hội.''Cái đẹp cứu vớt thế giới''(Đốtx-tôi-ép-xki). Tình thương là nét đẹp tiềm ẩn
sứcmạnh vĩ đại, là niềm hạnh phúc quý giá của con người.Cần biết trân trọng những gì ta đang có,yêu
thương và san sẻ để cuộc sống trở nên có ý nghĩa hơn.Ngày nào ta còn sống, tức là ta còn có cơ hội để
cảm nhận hạnhphúc của cuộc đời. Vì vậy,chúng ta hãy chia sẻ lòng tốt và lòng nhiệt tình đối với người
khác. Một câu ngạn ngữ củaScotland nói rằng:'' Hãy sống thật hạnh phúc khi bạn còn đang sống - Bởi vì
bạn chỉ có 1 lần sống
duy nhất mà thôi!'' Thế còn bạn thì sao? Tôi thì sao? Liệu chúng ta có biết nhận ra những điềutương tự?
mỗi ngày chúng ta có 24h để sống, để yêu thương, để phát hiện những điều tuyệt vờinhất trong cuộc
sống. Hãy cho đi tình thương để có thể cảm nhận cuộc sống một cách đầy đủ nhất,tuyệt vời nhất, tròn
vẹn nhất, bạn nhé

×