Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

CÂU hỏi và đáp án môn lý THUYẾT tài CHÍNH TIỀN tệ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.77 KB, 9 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN TÀI CHÍNH TIỀN TỆ
Câu hỏi:
Câu 1: Hệ thống tài chính là gì? cơ cấu của hệ thống tài chính? Anh (Chị ). Hãy phân tích chức
năng hoạt động của các chủ thể tài chính trong nền kinh tế thị trường việt nam hiện nay.
Câu 2: Trình bày chức năng của tiền tệ, phân tích vai trò của tiền tệ trong nền kinh tế thị trường
Câu 3 :các nguyên nhân chính gây ra lạm phát ? Hãy tìm các biện pháp khả thi nhằm khắc phục
lạm phát? Liên hệ tình hình thực tiễn lạm phát ở việt nam trong năm 2009.
Câu 4: Vì sao nói giám đốc tài chính là loại giám đốc toàn diện và rộng rãi?
Trả lời:
Câu 1: Hệ thống tài chính là gì? cơ cấu của hệ thống tài chính? Anh (Chị ). Hãy phân tích
chức năng hoạt động của các chủ thể tài chính trong nền kinh tế thị trường việt nam hiện
nay:
* Hệ thống tài chính là gì?
Là tổng thể các luồng vận động của các nguồn tài chính trong các lĩnh vực khác nhau của
nền kinh tế quốc dân, nhưng có quan hệ hữu cơ với nhau về việc hình thành và sử dụng các quỹ
tiền tệ ở các chủ thể kinh tế-xã hội trong các lĩnh vực đó.
Hệ thống tài chính là một hệ thống gồm có thị trường và các chủ thể tài chính thực hiện
chức năng gắn kết cung cầu về vốn lại với nhau
* Cơ cấu của hệ thống tài chính: Gồm có:
1- Thị trường tài chính:
Là tổng hòa các mqh cung cầu về vốn, diễn ra dưới hình thức vay mượn, mua bán về vốn,
tiền tệ và các chứng từ có giá nhằm chuyển dịch từ nơi cung cấp đến nơi có nhu cầu về vốn. TT
tài chính bao gồm TT tiền tệ và TT vốn.
- TT tiền tệ là TT giao dịch các loại vốn ngắn hạn(dưới 1 năm).Chứng khoán trên TT tiền tệ là
CK tiền tệ, các công cụ trên TT tiền tệ bao gồm tín phiếu kho bạc, chứng chỉ tiền gửi, thương
phiếu,…
- TT vốn là nơi diễn ra giao dịch vốn dài hạn(trên 1 năm) chứng khoán trên TT vốn gọi là CK
vốn, công cụ trên TT vốn bao gồm trái phiếu và cổ phiếu.
=>Chứng khoán trên TT tiề tệ có tính thanh khoản cao hơn CK trên TT vốn, CK trên TT vốn lại
tạo ra lợi nhuận hơn CK trên TT tiền tệ.
2- Các chủ thể tài chính, tham gia vào tìm kiếm và tạo thị trường:


Bao gồm tài chính công, tài chính DN, các định chế tài chính và tài chính các tổ chức xã
hội, hộ gia đình.
- Tài chính công được đặc trưng bằng quỹ tiền tệ của các định chế thuộc khu vực công gắn liền
với việc thực hiện các chức năng cùa nhà nước. Đặc trưng cùa tài chính công lá quá trình thu và
chi NSNN, nó có tác động đến sự hoạt động và phát triền cùa toàn bộ nền kinh tế quốc
dân.Trong trường hợp NSNN bội chi thì chính phủ phải đi vay.
- Tài chính của các DN: Được đặc trưng bằng các loại vốn hay các quỹ tiền tệ phục vụ cho các
quỹ đầu tư của các công ty, các đơn vị kinh tế trong việc cung cấp hàng hóa và dịch vụ.
- Các định chế tài chính: thực hiện chức năng cơ bản là chuyển vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu
vốn. chủ thể các định ch61 tài chính bao gồm các ngân hàng, cty bảo hiểm, các quỹ đầu tư, các
cty tài chính. (Ví dụ như ngân hàng thường huy động vốn, cho vay lấy lãi hoặc các công ty bảo
hiểm thì …)
- Tài chính các tổ chức XH và hộ gđ: Đặc trưng của bộ phận này là quá trình hình thành và sd
quỹ tiền tệ of cá nhân và hộ gđ.
3 - Cơ sở hạ tầng tài chính của hệ thống tài chính: Bao gồm:
- Hệ thống pháp luật NN
- Hệ thống thông tin
- Hệ thống giám sát
- Hệ thốngthanh toán
- Hệ thống dịch vụ chứng khoán
- Nguồn nhân lực.
Mối quan hệ giữa các bộ phận:
- Tài chính công với thị trường tài chính
- Tài chính DN với thị trường tài chính
- Tài chính hộ gđ với thị trường tài chính
- Các định chế tài chính với thị trường tài chính.
* Anh (Chị ) Hãy phân tích chức năng hoạt động của các chủ thể tài chính trong nền kinh
tế thị
Như chúng ta đã biết chức năng của hệ thống tài chính là tạo ra kênh chuyển tải vốn từ
người thừa vốn qua người thiếu vốn. Khi quan hệ vốn vận hành có hiệu quả thì sẽ thúc đẩy được

sự phát triển của kinh tế,chính trị,tăng thêm sự phát triển tăng thêm phúc lợi xã hội.Qua hệ
thống tài chính thì các chủ tể thừa vốn có nhiều cơ hội để đầu tư tăng khản năng sinh lợi cho
đồng tiền còn các chủ thể thiếu vốn thì có nhiều cơ hội tiếp cận nguồn vốn để tối đa hóa nhu cầu
phát triển.Trong nền kinh tế thị trường thì các chủ thể tài chính tương ứng với từng khu vực hình
thành khác nhau .mà việt nam là đất nước đang tiến vào hội nhập với kinh tế thi trường do đó sẽ
có các dạng chủ thể tài chính,các chủ thể đó mang các chức năng hoạt động khác nhau:song có
chức năng chung đó là tập trung huy động các nguồn tài chính phục vụ cho việc phát triển kinh
tế chính trị xã hội ….
Các chủ thể tài chính Bao gồm tài chính công, tài chính DN, các định chế tài chính và tài chính
các tổ chức xã hội, hộ gia đình.
* Tài chính công được đặc trưng bằng quỹ tiền tệ của các định chế thuộc khu vực công
gắn liền với việc thực hiện các chức năng của nhà nước. Đặc trưng của tài chính công lá quá
trình thu và chi NSNN, nó có tác động đến sự hoạt động và phát triền của toàn bộ nền kinh tế
quốc dân.
Thu NSNN bao gồm:
- Thu thuế, phí và lệ phí
- Thu từ hoạt động kinh tế of nhà nước
- Thu vay và việc trợ
- Thu ngân sách khác.
Chi NSNN bao gồm: - Chi thường xuyên
- Chi đầu tư phát triển.
- Chi trả nợ vay
- Chi lập quỹ dự phòng tài chính
- Chi khác NSNN.
Trong trường hợp NSNN bội chi thì chính phủ phải đi vay.
* Tài chính của các DN: Được đặc trưng bằng các loại vốn hay các quỹ tiền tệ phục vụ cho các
quỹ đầu tư của các công ty, các đơn vị kinh tế trong việc cung cấp hàng hóa và dịch vụ.
* Các định chế tài chính: thực hiện chức năng cơ bản là chuyển vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu
vốn. chủ thể các định chế tài chính bao gồm các ngân hàng, cty bảo hiểm, các quỹ đầu tư, các cty
tài chính. (Ví dụ như ngân hàng thường huy động vốn, cho vay lấy lãi hoặc các công ty bảo hiểm

thì …)
* Tài chính các tổ chức XH và hộ gđ: Đặc trưng của bộ phận này là quá trình hình thành và sd
quỹ tiền tệ of cá nhân và hộ gđ. Cá nhân hộ gd có các nguồn thu nhập từ lương, được cho bởi
nước ngoài, từ nhận các nguồn tài trợ, trúng vé số, mua chứng khoán, được nhận các tài sản từ
thừa kế, họ sử dụng các quỹ tiền tệ đó để chi cho tiêu dùng, để đầu tư phát triển như mua xe,
mua nhà, đi học, có người thì để tiết kiệm hoặc đầu tư mở doanh nghiệp, kinh doanh
Câu 2: Trình bày chức năng của tiền tệ, phân tích vai trò của tiền tệ trong nền kinh tế thị
trường
A. Trình bày chức năng của tiền tệ:có 5 chức năng cơ bản và đây là những chức năng giúp
chúng ta có thể phân biệt được hàng hóa thông thường với hàng hóa tiền tệ. Chỉ có tiền
mới có các chức năng này còn hàng hóa thông thường thì không thể hiện được các chức
năng này.
- Thước đo giá trị. Tiền tệ dùng để biểu hiện và đo lường giá trị của các hàng hoá.
Muốn đo lường giá trị của các hàng hoá, bản thân tiền tệ phải có giá trị. Vì vậy, tiền tệ làm chức
năng thước đo giá trị phải là tiền vàng. Để đo lường giá trị hàng hoá ko cần thiết phải là tiền mặt
mà chỉ cần so sánh với lượng vàng nào đó một cách tưởng tượng. Sở dĩ có thể làm được như vậy
là vì giữa giá trị của vàng và giá trị của hàng hoá trong thực tế đã có một tỷ lệ nhất định. Cơ sở
của tỷ lệ đó là thời gian lao động xã hội cần thiết hao phí để sản xuất ra hàng hoá đó. Giá trị hàng
hoá được biểu hiện bằng tiền gọi là giá cả hàng hoá. Do đó, giá cả là hình thức biểu hiện bằng
tiền của giá trị hàng hoá. Giá cả hàng hoá do các yếu tố sau đây quyết định:
+ Giá trị hàng hoá.
+ Giá trị của tiền.
+ ảnh hưởng của quan hệ cung - cầu hàng hoá.
Để làm chức năng thước đo giá trị thì bản thân tiền tệ cũng phải được đo lường. Do đó,
phải có đơn vị đo lường tiền tệ. Đơn vị đó là một trọng lượng nhất định của kim loại dùng làm
tiền tệ. ở mỗi nước, đơn vị tiền tệ này có tên gọi khác nhau. Đơn vị tiền tệ và các phần chia nhỏ
của nó là tiêu chuẩn giá cả. Tác dụng của tiền khi dùng làm tiêu chuẩn giá cả không giống với tác
dụng của nó khi dùng làm thước đo giá trị. Là thước đo giá trị, tiền tệ đo lường giá trị của các
hàng hoá khác; là tiêu chuẩn giá cả, tiền tệ đo lường bản thân kim loại dùng làm tiền tệ. Giá trị
của hàng hoá tiền tệ thay đổi theo sự thay đổi của số lượng lao động cần thiết để sản xuất ra hàng

hoá đó. Giá trị hàng hoá tiền tệ (vàng) thay đổi không ảnh hưởng gì đến "chức năng" tiêu chuẩn
giá cả của nó, mặc dù giá trị của vàng thay đổi như thế nào.
Ví dụ, một USD vẫn bằng 10 xen
- Phương tiện lưu thông: Với chức năng làm phương tiện lưu thông, tiền làm môi giới
trong quá trình trao đổi hàng hoá. Để làm chức năng lưu thông hàng hoá ta phải có tiền mặt. Trao
đổi hàng hoá lấy tiền làm môi giới gọi là lưu thông hàng hoá. Công thức lưu thông hàng hoá là:
H- T - H, khi tiền làm môi giới trong trao đổi hàng hoá đã làm cho hành vi bán và hành vi mua
có thể tách rời nhau cả về thời gian và không gian. Sự không nhất trí giữa mua và bán chứa đựng
mầm mống của khủng hoảng kinh tế.Trong lưu thông, lúc đầu tiền tệ xuất hiện dưới hình thức
vàng thoi, bạc nén. Dần dần nó được thay thế bằng tiền đúc. Trong quá trình lưu thông, tiền đúc
bị hao mòn dần và mất một phần giá trị của nó. Nhưng nó vẫn được xã hội chấp nhận như tiền
đúc đủ giá trị.Như vậy, giá trị thực của tiền tách rời giá trị danh nghĩa của nó. Sở dĩ có tình trạng
này vì tiền làm phương tiện lưu thông chỉ đóng vai trò chốc lát. Người ta đổi hàng lấy tiền rồi lại
dùng nó để mua hàng mà mình cần. Làm phương tiện lưu thông, tiền không nhất thiết phải có đủ
giá trị. Lợi dụng tình hình đó, khi đúc tiền nhà nước tìm cách giảm bớt hàm lượng kim loại của
đơn vị tiền tệ. Giá trị thực của tiền đúc ngày càng thấp so với giá trị danh nghĩa của nó. Thực
tiễn đó dẫn đến sự ra đời của tiền giấy. Bản thân tiền giấy không có giá trị mà chỉ là dấu hiệu của
giá trị và được công nhận trong phạm vi quốc gia.
- Phương tiện cất trữ. Làm phương tiện cất trữ, tức là tiền được rút khỏi lưu thông đi vào
cất trữ. Sở dĩ tiền làm được chức năng này là vì: tiền là đại biểu cho của cải xã hội dưới hình thái
giá trị, nên cất trữ tiền là một hình thức cất trữ của cải. Để làm chức năng phương tiện cất trữ,
tiền phải có đủ giá trị, tức là tiền vàng, bạc. Chức năng cất trữ làm cho tiền trong lưu thông thích
ứng một cách tự phát với nhu cầu tiền cần thiết cho lưu thông. Nếu sản xuất tăng, lượng hàng
hoá nhiều thì tiền cất trữ được đưa vào lưu thông. Ngược lại, nếu sản xuất giảm, lượng hàng hoá
lại ít thì một phần tiền vàng rút khỏi lưu thông đi vào cất trữ.
- Phương tiện thanh toán. Làm phương tiện thanh toán, tiền được dùng để trả nợ, nộp
thuế, trả tiền mua chịu hàng Khi sản xuất và trao đổi hàng hoá phát triển đến một trình độ nào
đó tất yếu nảy sinh việc mua bán chịu. Trong hình thức giao dịch này trước tiên tiền làm chức
năng thước đo giá trị để định giá cả hàng hoá. Nhưng vì là mua bán chịu nên đến kỳ hạn tiền mới
được đưa vào lưu thông để làm phương tiện thanh toán. Sự phát triển của quan hệ mua bán chịu

này một mặt tạo khả năng trả nợ bằng cách thanh toán khấu trừ lẫn nhau không dùng tiền mặt.
Mặt khác, trong việc mua bán chịu người mua trở thành con nợ, người bán trở thành chủ nợ. Khi
hệ thống chủ nợ và con nợ phát triển rộng rãi, đến kỳ thanh toán, nếu một khâu nào đó không
thanh toán được sẽ gây khó khăn cho các khâu khác, phá vỡ hệ thống, khả năng khủng hoảng
kinh tế tăng lên .
- Tiền tệ thế giới. Khi trao đổi hàng hoá vượt khỏi biên giới quốc gia thì tiền làm chức
năng tiền tệ thế giới. Với chức năng này, tiền phải có đủ giá trị, phải trở lại hình thái ban đầu của
nó là vàng. Trong chức năng này, vàng được dùng làm phương tiện mua bán hàng, phương tiện
thanh toán quốc tế và biểu hiện của cải nói chung của xã hội.
Tóm lại: 5 chức năng của tiền trong nền kinh tế hàng hoá quan hệ mật thiết với nhau. Sự
phát triển các chức năng của tiền phản ánh sự phát triển của sản xuất và lưu thông hàng hoá.
B. phân tích vai trò của tiền tệ trong nền kinh tế thị trường:
Vai trò của tiền tệ trong nền kinh tế thị trường thể hiện ở ba mặt:
-Thứ nhất: tiền tệ là phương tiện không thể thiếu để mở rộng và phát triển nền kinh tế
hàng hóa. C.Mác đã chỉ ra rằng, người ta khổng thể tiến hàng sản xuất hàng hóa nếu như không
có tiền và sự vận động của nó.
Khi tiền tệ tham gia trong chức năng thước đo giá trị và phương tiện lưu thông là cho việc đo
lường và biểu hiện giá trị của hàng hóa trở nên giản đơn, thuận lợi và thống nhất, làm cho sự vận
động của hàng hóa trong lưu thông tiến hành một cách trôi chảy. Mặt khác, khi sử dụng tiền
trong sản xuất kinh doanh giúp cho người sản xuất có thể hạch toán được chi phí và xác định kết
quả sản xuất kinh doanh, thực hiện được tích lũy tiền tệ để thực hiện tái sản xuất kinh doanh
Tiền tệ trở thành công cụ duy nhất và không thể thiêu để thực hiện yêu cầu quy luật giá trị. Vì
vậy, nó là công cụ không thể thiếu được để mở rộng và phát triển nền kinh tế hàng hóa.
-Thứ hai: tiền tệ là phương tiện để thực hiện và mở rộng các quan hệ quốc tế. Trong điều
kiện của nền kinh tế hàng hóa phát triển chuyển sang nền kinh tế thị trường thì tiền tệ không
những là phương tiện thực hiện các quan hệ kinh tế xã hội trong phạm vi quốc gia mà còn là
phương tiện quan trọng để thực hiện và mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế.
Cùng với ngoại thương, các quan hệ thanh toán và tín dụng quốc tế, tiền tệ phát huy vai trò của
mình để trở thành phương tiện cho việc thực hiện và mở rộng các quan hệ quốc tế, nhất là đối
với các mối quan hệ nhiều mặt giữa các quốc gia trên thế giới hình thành và phát triển làm cho

xu thế hội nhập trên các lĩnh vực kinh tế xã hội, tài chính, tiền tệ ngân hàng, hợp tác khoa học kỹ
thuật giữa các nước.
-Thứ ba: tiền tệ là một công cụ để phục vụ cho mục đích của người sử dụng chúng.
Trong điều kiện của nền kinh tế hàng hóa phát triển cao thì hầu hết các mối quan hệ kinh tế-xã
hội đều được tiền tệ hóa, mọi cá nhân, tổ chức, cơ quan…đều không thể thoát ly khỏi các quan
hệ tiền tệ. Trong điều kiênh tiền tệ trở thành công cụ có quyền lực vạn năng xử lý và giải tỏa mối
ràng buộc phát sinh trong nền kinh tế xã hội không những trong phạm vi quốc gia mà còn phạm
vi quốc tế. Chính vì vậy mà tiền tệ có thể thỏa mãn mọi mục đích và quyền lợi cho những ai
đang nắm giữ tiền tệ. Chừng nào còn tồn tại nền kinh tế hàng hóa và tiền tệ thì thế lực của đồng
tiền vẫn còn phát huy sức mạnh của nó.
Câu 3 :các nguyên nhân chính gây ra lạm phát
Lạm phát được dùng để chỉ sự tăng lên theo thời gian của mức giá chung hầu hết các
hàng hoá và dịch vụ so với thời điểm một năm trước đó. Như vậy tình trạng lạm phát được đánh
giá bằng cách so sánh giá cả của một loại hàng hoá vào hai thời điểm khác nhau, với giả thiết
chất lượng không thay đổi.
Khi giá trị của hàng hoá và dịch vụ tăng lên, đồng nghĩa với sức mua của đồng tiền giảm
đi, và với cùng một số tiền nhất định, người ta chỉ có thể mua được số lượng hàng hoá ít hơn so
với năm trước. Có nhiều dạng lạm phát khác nhau, như lạm phát một con số (single-digit
inflation), lạm phát hai con số (double- digit inflation), lạm phát phi mã (galloping inflation),
siêu lạm phát (hyper inflation)
Một ví dụ điển hình của siêu lạm phát là vào năm 1913, tức là ngay trước khi chiến tranh thế giới
nổ ra, một usd có giá trị tương đương với 4 mark Đức, nhưng chỉ 10 năm sau, một usd đổi được
tới 4 tỉ mark. Vào thời đó, báo chí đã đăng tải những tranh ảnh biếm họa về vấn đề này: người ta
vẽ cảnh một người đẩy một xe tiền đến chợ chỉ để mua một chai sữa, hay một bức tranh khác
cho thấy ngày đó đồng mark. Đức được dùng làm giấy dán tường hoặc dùng như một loại nhiên
liệu.
Nguyên nhân lạm phát:
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng lạm phát, trong đó "lạm phát do cầu kéo" và
"lạm phát do chi phí đẩy" được coi là hai thủ phạm chính. Cân đối thu chi là điều không thể
tránh khỏi khi xảy ra lạm phát

- Lạm phát do cầu kéo
Nhiều người có trong tay một khoản tiền lớn và họ sẵn sàng chi trả cho một hàng hoá hay
dịch vụ với mức giá cao hơn bình thường. Khi nhu cầu về một mặt hàng tăng lên sẽ kéo theo sự
tăng lên,về giá cả của mặt hàng đó. Giá cả của các mặt hàng khác cũng theo đó leo thang, dẫn
đến sự tăng giá của hầu hết các loại hàng hoá trên thị trường. Lạm phát do sự tăng lên về cầu
được gọi là “lạm phát do cầu kéo”, nghĩa là cầu về một hàng hoá hay dịch vụ ngày càng kéo giá
cả của hàng hoá hay dịch vụ đó lên mức cao hơn. Các nhà khoa học mô tả tình trạng lạm phát
này là”quá nhiều tiền đuổi theo quá ít hàng hoá”.
- Lạm phát do chi phí đẩy
Chi phí của các doanh nghiệp bao gồm tiền lương, giá cả nguyên liệu đầu vào, máy móc, chi phí
bảo hiểm cho công nhân, thuế Khi giá cả của một hoặc vài yếu tố này tăng lên thì tổng chi phí
sản xuất của các xí nghiệp chắc chắn cũng tăng lên. Các xí nghiệp vì muốn bảo toàn mức lợi
nhuận của mình sẽ tăng giá thành sản phẩm. Mức giá chung của toàn thể nền kinh tế cũng tăng.
- Lạm phát do cơ cấu
Ngành kinh doanh có hiệu quả tăng tiền công danh nghĩa cho người lao động. Ngành
kinh doanh không hiệu quả, vì thế, không thể không tăng tiền công cho người lao động trong
ngành mình. Nhưng để đảm bảo mức lợi nhuận, ngành kinh doanh kém hiệu quả sẽ tăng giá
thành sản phẩm. Lạm phát nảy sinh từ đó.
- Lạm phát do cầu thay đổi
Giả dụ lượng cầu về một mặt hàng giảm đi, trong khi lượng cầu về một mặt hàng khác lại
tăng lên. Nếu thị trường có người cung cấp độc quyền và giá cả có tính chất cứng nhắc phía dưới
(chỉ có thể tăng mà không thể giảm), thì mặt hàng mà lượng cầu giảm vẫn không giảm giá.
Trong khi đó mặt hàng có lượng cầu tăng thì lại tăng giá. Kết quả là mức giá chung tăng lên, dẫn
đến lạm phát.
- Lạm phát do xuất khẩu
Xuất khẩu tăng dẫn tới tổng cầu tăng cao hơn tổng cung, hoặc sản phẩm được huy động
cho xuất khẩu khiến lượng cung sản phẩm cho thị trường trong nước giảm khiến tổng cung thấp
hơn tổng cầu. Lạm phát nảy sinh do tổng cung và tổng cầu mất cân bằng.
- Lạm phát do nhập khẩu
Khi giá hàng hoá nhập khẩu tăng thì giá bán sản phẩm đó trong nước cũng tăng. Lạm

phát hình thành khi mức giá chung bị giá nhập khẩu đội lên.Khi lạm phát xảy ra, giá trị của đồng
tiền sụt giảm
- Lạm phát tiền tệ
Cung tiền tăng (chẳng hạn do ngân hàng trung ương mua ngoại tệ vào để giữ cho đồng
tiền trong nước khỏi mất giá so với ngoại tệ; hay chẳng hạn do ngân hàng trung ương mua công
trái theo yêu cầu của nhà nước) khiến cho lượng tiền trong lưu thông tăng lên là nguyên nhân
gây ra lạm phát.
Ai là nạn nhân của lạm phát?
Khi lạm phát xảy ra thì hầu hết mọi thành phần của nền kinh tế đều trở thành nạn nhân
của lạm phát, bởi nhìn một cách tổng thể thì mỗi người đều là người tiêu dùng. Tuy nhiên, 3
thành phần chịu nhiều thiệt thòi nhất là:
- Người về hưu: Lương hưu là một trong những “hàng hoá” ổn định nhất về giá cả, thường chỉ
được điều chỉnh tăng lên đôi chút sau khi giá cả hàng hoá đã tăng lên gấp nhiều lần.
- Những người gửi tiền tiết kiệm: Hẳn nhiên sự mất giá của đồng tiền khiến cho những người
tích trữ tiền mặt nói chung và những người gửi tiền tiết kiệm đánh mất của cải nhanh nhất.
- Những người cho vay nợ: Khoản nợ trước đây có thể mua được một món hàng nhất định thì
nay chỉ có thể mua được những món hàng có giá trị thấp hơn. Vậy ai là người được hưởng lợi?
Có lẽ khi đồng tiền mất giá dần thì người sung sướng nhất chính là những con nợ vì nay khoản
nợ họ phải trả có vẻ nhẹ gánh hơn.
- Những người thuộc diện nghèo trong xã hội (thu nhập dưới 1USD/ngày): đây là những người
chịu hậu quả nặng nề nhất của lạm phát khi số tiền ít ỏi của họ giờ đây không đủ cho 1 bữa ăn
gia đình.
Tuy nhiên lạm phát ở mức độ vừa phải cũng có cái lợi, đó là nó góp phần phân phối lại thu nhập
trong xã hội, giữa những người thừa tiền và những người có hàng hoá cần thanh lý. Sau khi lạm
phát kết thúc thì tiền sẽ phân phối đều hơn, ít trường hợp người này wá nhiều tiền còn người kia
wá nhiều hàng nhưng lại thiếu vốn.
Những biện pháp khả thi nhằm khắc phục lạm phát
a) Tăng lãi suất tái chiết khấu sẽ làm tăng lãi suất thị trường liên ngân hàng, dẫn đến tăng
lãi suất chiết khấu - lãi suất cho vay và làm cho chi phí đi vay cao - các DN ít vay hoặc thu hẹp
vốn vay làm giảm lượng tiền trong lưu thông. Mặt khác do lãi suất cho vay tăng dẫn đến lãi suất

huy động vốn tăng - vốn của dân cư chẩy vào ngân hàng. Lãi suất tăng dẫn đến giá chứng khoán
giảm - vốn đầu tư giảm - thu hẹp sản xuất. Lãi suất thị trường liên ngân hàng tăng chi phí vốn
khả dụng tăng - các ngân hàng dự trữ nhiều hơn - làm giảm hệ số nhân tiền - giảm lượng tiền
trong lưu thông.
b) Hạn chế hạn mức tín dụng là một công cụ của Chính sách tiền tệ để giảm lượng tiền
cho vay - giảm lượng tiền trong lưu thông.
c) Bán vàng và ngoại tệ, bán gtcg cũng là nhằm mực đích giảm lượng tiền cung ứng.
Nói cách khác là nhtw tìm mọi cách để tác động nhằm làm giảm giảm tổng cung tiền để tạo lập
sự cân bằng động giữa cung và cầu tiền.
Liên hệ tình hình thực tiễn lạm phát ở việt nam trong năm 2009:
Lạm phát là một trong bốn yếu tố quan trọng nhất của mọi quốc gia (tăng trưởng cao, lạm
phát thấp, thất nghiệp ít, cán cân thanh toán có số dư). Tình hình lạm phát hiện nay ở Việt Nam
lên tới mức báo động là 2 con số, vượt qua ngưỡng lạm phát cho phép tối đa là 9% của mỗi quốc
gia. Điều này sẽ dẫn đến nhiều tiêu cực trong đời sống kinh tế của chính phủ: làm suy vong nền
kinh tế quốc gia. Bên cạnh đó là sự tác động mạnh tới đời sống của người dân, nhất là dân nghèo
khi vật giá ngày càng leo thang.
Lạm phát (giảm phát) là cách nói khác của chỉ số giá tiêu dùng (CPI). Năm 2009 vừa qua
Chính phủ đã có những chính sách vĩ mô khá tốt để kiềm chế lạm phát và kết thúc năm 2009 thì
CPI của chúng ta chỉ tăng gần mức 7% .đây là con số thực sự ấn tượng cho nền kinh tế chúng ta
hiện nay.
Về cầu kéo, tính đến 30/10/2009, tổng phương tiện thanh toán M2 đã tăng 23,99%. Ngân hàng
Nhà nước cũng vừa công bố, tín dụng tăng trưởng 37,73% so với cuối năm 2008…
Về tác động của tăng giá trên thị trường thế giới, đến tháng 11/2009, giá gạo 5% tấm xuất khẩu
của Việt Nam tăng lên mức 451,31 USD/tấn. Do có quyền số cao tới hơn 40% trong rổ hàng hóa
tính CPI, tăng giá lương thực tác động mạnh đến giá cả trong nước, CPI nhóm hàng này tháng
12/2009 đã tăng 7,54% so với một năm trước đó.
Đối với chi phí đẩy, do giá xăng dầu thế giới tăng mạnh, ở trong nước từ ngày 20/11,giá xăng
A92 tăng thêm 800 đồng/lít; dầu diesel tăng 1.000 đồng/lít; dầu hoả tăng 1.000 đồng/lít; dầu
mazut tăng 500 đồng/kg.
Thêm vào đó, tỷ giá USD/VND trong giai đoạn này cũng thay đổi nhanh chóng. chỉ số

giá USD đã tăng 10,7% trong vòng 1 năm, tính đến tháng 12/2009, gây áp lực rất lớn lên giá
hàng hóa nhập khẩu và các mặt hàng sử dụng nguyên liệu nhập khẩu.
Chỉ số giá nhóm giao thông tăng 12,45%; nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 12,58%; đồ
uống thuốc lá tăng 7,56%; may mặc, mũ nón, giày dép tăng 6,05% trong 12 tháng qua.
Liên quan đến diễn biến chỉ số giá, lãi suất cơ bản đã được điều chỉnh tăng từ 7% lên 8% từ ngày
1/12.
Ngược lại, VN-Index sau khi đạt đỉnh cao ở mức 624,1 điểm vào ngày 22/10, lập tức đảo
chiều đi xuống.
Đáy xác lập thấp nhất vào ngày 17/12 ở mức 434,87 điểm.
Trong khi đó, chỉ số tồn kho ngành công nghiệp chế biến tính trong ngày 1/11/2009 so với đúng
1 năm trước đó tăng 0,2%. Thời gian gần đây tồn kho có xu hướng tăng lên, so với 1 tháng trước
chỉ số này trong ngày 1/11 đã tăng 0,7%.
* Giải pháp đối với vấn đề lạm phát ở Việt Nam
Phải kết hợp đồng bộ các chính sách về tiền tệ với chính sách tài khoá và chính sách tỉ giá
để nâng cao hiệu quả đầu tư của kinh tế nhà nước, giảm bớt sức ép của chính sách tiền tệ đến
hoạt động của các ngân hàng thương mại và doanh nghiệp, bảo đảm các doanh nghiệp có nguồn
tín dụng để mở rộng đầu tư, làm cho việc chống lạm phát không ảnh hưởng nhiều đến tăng
trưởng và việc làm.
Thắt chặt tiền tệ: Các biện pháp dành cho chính sách thắt chặt tiền tệ hiện nay cần phải được áp
dụng mộtcách linh hoạt. Xuất phát từ nhận định lạm phát thường xuất hiện khi lượng tiền trong
lưu thông tăng, chúng ta cần hạn chế lượng tiền trong lưu thông bằng cách: Tăng lãi suất cho vay
vốn và lãi suất tái chiết khấu và hạn chế mức tăng tín dụng. Quy định dự trữ bắt buộc hợp lí để
vừa bảo đảm an toàn hệ thống đồng thời nâng cao được khả năng thanh khỏan trong hoạt động
ngân hàng. Thêm nữa là việc phát hành tín phiếu và phân hạn mức mua cho các Ngân hàng
Thương mại để rút bỏ bớt tiền khỏi lưu thông
Chính sách tài khóa: Cần phải thực hiện từng bước kế hoạch giảm thâm hụt để tiến tới cân bằng
ngân sách, vì đây cũng là một chỉ tiêu kinh tế vĩ mô quan trọng. Thắt chặt chi tiêu của chính phủ;
kiểm soát chặt chẽ đầu tư công và đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước; giảm mạnh chi phí
hành chính trong các cơ quan nhà nước nhằm giảm bớt sức ép về cầu nhất là các loại cầu không
tạo ra hiệu quả. Với các dự án, cần loại bỏ những dự án đầu tư kém hiệu quả, thắt chặt những

khoản chi chưa thực sự cần thiết nhưng tạo mọi điều kiện cho đầu tư tư nhân và đầu tư nước
ngoài để thúc đẩy tăng trưởng.
Sử dụng công cụ tỉ giá: Nên điều chỉnh tăng nhẹ VND so với USD. Điều này cũng phù hợp với
việc đồng đô la Mỹ liên tục bị giảm giá so với các đồng tiền khác. Tăng nhẹ giá trị VND tuy có
ảnh hưởng đến xuất khẩu nhưng không quá lớn. Tăng giá VND sẽ làm giá hàng nhập khẩu giảm,
tăng nguồn cung, có tác dụng giảm mức tăng giá trên thị trường nội địa, nhất là trong điều kiện
nhập khẩu hiện chiếm tỉ lệ cao trong GDP của nước ta. Tăng giá VND cũng góp phần kìm giữ
giá luơng thực hiện đang tăng tăng cao và có khả năng còn tiếp tục tăng trước nhu cầu của thị
trường thế giới.
Câu 4: Nói giám đốc tài chính là loại giám đốc toàn diện và rộng rãi:
Giám đốc tài chính là một vị trí trong doanh nghiệp. Giám đốc tài chính - là một công
việc thuộc lĩnh vực quản lý mà cụ thể là quản lý tài chính. Các Giám đốc Tài chính được mệnh
danh là cánh tay phải của lãnh đạo doanh nghiệp, là “bác sỹ”, chuyên chẩn đoán “sức khỏe” công
ty rồi kê “đơn thuốc” với những dự báo tài chính ngắn hạn, dài hạn.
Công việc của một Giám đốc Tài chính có thể gói gọn lại trong việc chịu trách nhiệm đưa
ra ba quyết định chủ yếu: quyết định về chính sách đầu tư, quyết định về chính sách tài trợ và
quyết định về chính sách phân phối. Cụ thể, các Giám đốc Tài chính phải chịu trách nhiệm chính
trong việc tổ chức thực hiện quản trị tài chính trong doanh nghiệp, bao gồm các nội dung như
nghiên cứu, phân tích và xử lý các các vấn đề thuộc lĩnh vực tài chính trong doanh nghiệp. Họ
cũng là người xây dựng các kế hoạch về tài chính, khai thác, sử dụng các nguồn vốn sao cho có
hiệu quả đồng thời đưa ra các dự báo hay nguy cơ đối với doanh nghiệp của mình. Và họ cũng
đồng thời kiểm soát việc sử dụng tài sản trong công ty, tránh xảy ra thất thoát, lãng phí và không
đúng mục đích.
Nhiệm vụ của giám đốc tài chính:
Những giám đốc tài chính cần có những kiến thức cơ bản: giám đốc tài chính ít nhất phải
nắm được đầy đủ hoạt động của Bộ máy Kế toán, sau đó là phân nhiệm việc theo dõi thông tin
cho Bộ máy Tài chính. Những thông tin mà Bộ máy Tài chính có được là từ "Hệ thống thông tin
Kế toán", sau đó chuyển các Thông tin Kế toán thành "Hệ thống thông tin Tài chính". Hệ thống
"Thông tin Tài chính" sẽ là cơ sở để một Giám đốc Tài chính ra quyết định.
Ngoài ra, giám đốc tài chính còn phải nắm vững khoa học Phân tích và khoa học Quản

trị. Tức là phải tiếp cận đến các môn học như đánh giá, định lượng, thống kê, Từ những kến
thức đó, kết hợp với các tác nghiệp nhằm đưa ra những kết quả cuối cùng là Báo cáo tình hình tài
chính, hoạch định chiến lược tài chính và điều hành thực hiện chiến lược tài chính.

×