Tải bản đầy đủ (.doc) (46 trang)

Tìm hiểu tiềm năng phát triển du lịch vườn quốc gia mũi cà mau

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (410.8 KB, 46 trang )

Tìm hiểu tiềm năng phát triển du lịch Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau
Tiểu luận tốt nghiệp
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài:
2.Mục đích và nhiệm vụ:
3.Giới hạn đề tài:
4.Phương pháp nghiên cứu:
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH SINH
THÁI:
1. Khái niệm du lịch sinh thái:
2. Các nguyên tắc cơ bản của hoạt động du lịch sinh thái:
3. Tài nguyên du lịch sinh thái:
3.1. Khái niệm và đặc điểm tài nguyên du lịch sinh thái:
3.2. Các loại tài nguyên du lịch sinh thái:
CHƯƠNG II: TIỀM NĂNG DU LỊCH VƯỜN QUỐC
GIA MŨI CÀ MAU:
1. Giới thiệu khái quát Vườn quốc gia Mũi Cà Mau:
1.1. Lịch sử hình thành:
1.2. Vị trí địa lý:
1.3. Chức năng:
1.4. Phân khu chức năng:
1.5 Đặc điểm:
2.Tài nguyên du lịch Vườn quốc gia Mũi Cà Mau:
2.1. Sự đa dạng sinh học của Vườn quốc gia Mũi Cà Mau:
2.1.1. Đa dạng hệ Thực vật rừng:
2.1.1. Đa dạng hệ Động vật rừng:
2.2. Cấu trúc:
2.3. Những điều kiện thuận lợi khác:
2.3.1. Về kinh tế - xã hội:


2.3.2. Về sinh thái:
3. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch Vườn quốc
gia Mũi Cà Mau:
3.1. Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch:
3.1.1. Hệ thống giao thông vận tải:
3.1.2. Hệ thống thông tin liên lạc:
3.2. Cơ sở vật chất du lịch:
3.2.1. Cơ sở lưu trú du lịch:
3.2.2. Mạng lưới thương mại, phục vụ mua sắm đồ lưu niệm :
3.2.3. Cơ sở ăn uống:
GVHD: Ts. Đào Ngọc Cảnh -1-
SVTH: Trần Bích Loan
Tìm hiểu tiềm năng phát triển du lịch Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau
Tiểu luận tốt nghiệp
3.3. Nguồn lao động hoạt động trong du lịch tại Vườn Quốc gia
Mũi Cà Mau:
CHƯƠNG 3: HIỆN TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT
TRIỂN DU LỊCH VƯỜN QUỐC GIA MŨI CÀ MAU:
1. Hiện trạng phát triển du lịch Vườn Quốc gia Mũi Cà
Mau:
2. Hiện trạng khách du lịch đến Vườn quốc gia Mũi Cà
Mau:
3. Tình hình hoạt động du lịch:
3.1. Loại hình du lịch :
3.1.1. Tham quan Vườn quốc gia:
3.1.2. Sản phẩm du lịch :
3.2. Kết nối với những điểm du lịch khác:
3.2.1. Mũi Cà Mau:
3.2.2. Khu du lịch Khai Long:
3.2.3. Cụm đảo Hòn Khoai:

3.2.4. Nhà Bác Ba Phi :
3.2.5. Chợ nổi vùng cuối đất :
4. Đánh giá chung:
4.1. Thuận lợi:
4.2. Khó khăn:
5. Định hướng, giải pháp phát triển du lịch Vườn quốc gia
Mũi Cà Mau:
5.1. Định hướng:
5.1.1. Định hướng phát triển du lịch Tỉnh Cà Mau:
5.1.2. Định hướng phát triển du lịch Vườn quốc gia mũi Cà Mau:
5.1.2.1. Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất du lịch:
5.1.2.2. Đầu tư xây dựng các tuyến du lịch phục vụ cho khách tham
quan:
5.2. Giải pháp:
PHẦN KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
GVHD: Ts. Đào Ngọc Cảnh -2-
SVTH: Trần Bích Loan
Tìm hiểu tiềm năng phát triển du lịch Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau
Tiểu luận tốt nghiệp
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Cà Mau là vùng đất cuối trời tổ quốc, vùng đất phù sa sinh sau
đẻ muộn nhưng thắm đượm tình đất, tình người. Nơi đây còn lưu giữ
nhiều nét văn hóa đặc trưng của vùng đồng bằng Nam Bộ nói
chung,của Cà Mau nói riêng.
Đất Cà Mau từ lâu đã đi vào văn học, thơ, ca… Nhà văn
Nguyễn Tuân đã xem vùng đất này như “ Ngón chân cái chưa khô
bùn vạn dậm”; nhà thơ Xuân Quỳnh ví Cà Mau như “Mũi đất xanh

trên biển mênh mông, đang rẽ sóng lao về phía trước…”; còn nhà thơ
Xuân Diệu ví Cà Mau như Mũi tàu tổ quốc đang hướng ra biển rộng
“…Mũi thuyền ta đó mũi Cà Mau”.
Thật vậy, từ bao đời dòng hải lưu Bắc – Nam đã chắt chiu
những giọt phù sa để hình thành nên bán đảo Cà Mau trù phú. Cà
Mau là một vùng đất không chỉ gắn liền với rừng tràm, những khu
rừng đước và những bãi bồi đang dần ra biển mà nơi đây còn là chiến
khu xưa với những chiến tích hào hùng của quân dân đất mũi. Sự trù
phú, sự ưu đãi của thiên nhiên đã tạo cho Cà Mau có nhiều tiềm năng
để phát triển kinh tế đặc biệt là những thế mạnh cho phát triển du lịch
(chủ yếu là du lịch sinh thái) và đặc biệt là Vườn quốc gia Mũi Cà
Mau – đã được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế
giới vào ngày 26/5/2009 hứa hẹn một ngành kinh tế quan trọng của
tỉnh trong tương lai.
Là sinh viên năm cuối của ngành Cử Nhân Du Lịch, chuyên
ngành hướng dẫn viên, tôi muốn mang hình ảnh du lịch Cà Mau –
miền đất tận cùng của phía Nam quảng bá đến tất cả mọi người và
đưa cà Mau đến với con đường hội nhập, giao lưu với tất cả mọi miền
trên Tổ Quốc và quốc tế. Từ những mong muốn đó đã thôi thúc tôi
sưu tầm tư liệu để “Tìm hiểu tiềm năng phát triển du lịch Vườn quốc
gia Mũi Cà Mau” nhằm nghiên cứu hoạt động du lịch của tỉnh nói
GVHD: Ts. Đào Ngọc Cảnh -3-
SVTH: Trần Bích Loan
Tìm hiểu tiềm năng phát triển du lịch Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau
Tiểu luận tốt nghiệp
chung và vườn quốc gia nói riêng, đánh giá những Tài nguyên du lịch
vốn có là tiềm năng quan trọng đã và đang được khai thác, những
phương hướng phát triển trong thời gian sắp tới. Đề tài còn là nguồn
kiến thức vô cùng quý báu giúp tôi bổ sung vào hành trang ra trường
trong thời gian tới. Đó cũng chính là lý do tôi chọn đề tài này.

2. Mục đích của đề tài:
Tìm hiểu tiềm năng phát triển du lịch Vườn quốc gia Mũi Cà
Mau nhằm mục đích làm nổi bật những nguồn tài nguyên, những
nhân tố để Vườn quốc gia trở thành khu dự trữ sinh quyển thế giới
đồng thời góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng về các giá trị
của rừng và của hệ sinh thái đất ngập nước. Qua đó đề xuất các định
hướng, giải pháp phát triển du lịch tại Vườn quốc gia Mũi Cà Mau và
các phương pháp sử dụng bền vững tài nguyên đất ngập nước.
3. Phạm vi nghiên cứu:
Tập trung tìm hiểu du lịch Vườn quốc gia Mũi Cà Mau đã
đang và sẽ được khai thác như thế nào
Đồng thời cũng tìm hiểu mối quan hệ giữa du lịch sinh thái tại
Vườn quốc gia với các loại hình du lịch khác: văn hóa, di tích lịch
sử ở các vùng lân cận.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp quan sát thực tế: xuống địa phương quan sát hiện
trạng phát triển du lịch.
Phương pháp phân tích thống kê.
Phương pháp thu thập, xử lý, tổng hợp thông tin từ các nguồn
sách, báo, tạp chí, các trang web.
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH SINH
THÁI
1. Khái niệm du lịch sinh thái:
“Du lịch sinh thái ” là một khái niệm tương đối mới
nhưng đã nhanh chóng thu hút được sự quan tâm của nhiều người,
thuộc các lĩnh vực khác nhau.
Định nghĩa tương đối hoàn chỉnh về du lịch sinh thái
lần đầu tiên được Hector Ceballos – Lascurain đưa ra năm 1987: “
Du lịch sinh thái là du lịch đến những khu vực tự nhiên còn ít bị thay

đổi, với những mục đích đặc biệt: nghiên cứu, tham quan với ý thức
trân trọng thế giới hoang dã và những giá trị văn hoá được khám
phá ” .
GVHD: Ts. Đào Ngọc Cảnh -4-
SVTH: Trần Bích Loan
Tìm hiểu tiềm năng phát triển du lịch Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau
Tiểu luận tốt nghiệp
Hiệp hội du lịch sinh thái quốc tế (The International
Ecotourism Socierty – TIES) định nghĩa như sau: “ Du lịch sinh thái
là việc đi lại có trách nhiệm tới các khu vực thiên nhiên mà bảo tồn
được môi trường và cải thiện phúc lợi cho người dân địa phương”.
Để có sự thống nhất về khái niệm du lịch sinh thái làm
cơ sở cho công tác nghiên cứu và hoạt động thực tiễn, Tổng cục Du
lịch Việt Nam phối hợp với nhiều tổ chức quốc tế như: ESCAP,
WWF, IUCN Tổ chức Hội thảo Quốc gia về “ Xây dựng chiến
lược phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam” từ ngày 07 đến ngày
09/09/1999. Một trong những kết quả quan trọng của Hội thảo là lần
đầu tiên đã đưa ra khái niệm về du lịch sinh thái ở Việt Nam:
“Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên
nhiên và văn hoá bản địa, gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp
cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững, với sự tham gia tích cực
của cộng đồng địa phương”.
Đây được coi là mở đầu thuận lợi cho các bước tiếp
theo của quá trình phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam.
2. Các nguyên tắc cơ bản của hoạt động du lịch sinh thái:
- Có hoạt động giáo dục và diễn giải nâng cao hiểu biết
về môi trường qua đó tạo ý thức tham gia vào các nổ lực bảo tồn.
- Bảo vệ môi trường và duy trì hệ sinh thái.
- Bảo vệ và phát huy bản sắc văn hoá cộng đồng.
- Tạo cơ hội có việc làm và mang lại lợi ích cho cộng

đồng địa phương.
3. Tài nguyên du lịch sinh thái:
3.1. Khái niệm và đặc điểm tài nguyên du lịch sinh thái:
Tài nguyên du lịch sinh thái là loại hình phát triển dựa
vào thiên nhiên và văn hoá bản địa, tài nguyên du lịch sinh thái là
một bộ phận quan trọng của tài nguyên du lịch bao gồm các giá trị tự
nhiên thể hiện trong một hệ sinh thái cụ thể và các giá trị văn hoá bản
địa tồn tại và phát triển không tách rời hệ sinh thái tự nhiên đó.
Tài nguyên du lịch sinh thái bao gồm các tài nguyên
đang khai thác và các tài nguyên chưa khai thác. Mức độ khai thác
tiềm năng tài nguyên du lịch sinh thái phụ thuộc vào:
- Khả năng nghiên cứu, phát hiện và đánh giá các tiềm
năng tài nguyên vốn có còn tiềm ẩn.
- Yêu cầu phát triển các sản phẩm thỏa mãn nhu cầu
ngày càng cao và đa dạng của khách du lịch sinh thái.
- Trình độ tổ chức quản lý đối với việc khai thác tài
nguyên, đặc biệt ở những nơi có hệ sinh thái nhạy cảm.
- Khả năng tiếp cận để khai thác các tiềm năng tài
nguyên.
Đặc điểm tài nguyên du lịch sinh thái:
GVHD: Ts. Đào Ngọc Cảnh -5-
SVTH: Trần Bích Loan
Tìm hiểu tiềm năng phát triển du lịch Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau
Tiểu luận tốt nghiệp
- Tài nguyên du lịch sinh thái phong phú và đa dạng,
trong đó có nhiều tài nguyên đặc sắc có sức hấp dẫn lớn.
- Tài nguyên du lịch sinh thái thường rất nhạy cảm với
các tác động.
- Tài nguyên du lịch sinh thái có thời gian khai thác khác
nhau.

- Tài nguyên du lịch sinh thái thường nằm xa các khu dân
cư và được khai thác tại chỗ để tạo ra các sản phẩm du lịch.
- Tài nguyên du lịch sinh thái có khả năng tái tạo và sử
dụng lâu dài.
3.2. Các loại tài nguyên du lịch sinh thái:
3.2.1. Các hệ sinh thái điển hình và đa dạng sinh học:
- Hệ sinh thái rừng nhiệt đới.
- Hệ sinh thái núi cao.
- Hệ sinh thái đất ngập nước.
- Hệ sinh thái san hô, cỏ biển.
- Hệ sinh thái vùng cát ven biển.
- Hệ sinh thái biển – đảo.
- Hệ sinh thái nông nghiệp.
Các hệ sinh thái đặc thù này thường đựoc tập trung bảo vệ
ở các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên. Vì vậy, việc khai
thác các tiềm năng du lịch sinh thái phục vụ và phát triển du lịch
thường gắn liền với các khu vực này.
3.2.2. Các loại hình du lịch sinh thái đặc thù:
- Miệt vườn:
Là các khu chuyên canh trồng cây ăn quả, trồng hoa, cây
cảnh rất hấp dẫn đối với khách du lịch. Tính cách sinh hoạt của của
cộng đồng người dân nơi đây pha trộn giữa tính cách người nông dân
và người tiểu thương. Đặc điểm này đã hình thành nên những giá trị
văn hóa bản địa riêng gọi là “văn minh miệt vườn” và cùng với cảnh
quan vườn tạo thành một dạng tài nguyên du lịch sinh thái đặc sắc.
- Sân chim:
Là một hệ sinh thái đặc biệt ở những vùng đất rộng từ vài
ha đến vài trăm ha, hệ thực vật phát triển, khí hậu thích hợp với điều
kiện sống hoặc di cư theo mùa của một số loài chim. Thường đây
cũng là nơi cư trú hoặc di cư của nhiều loài chim đặc hữu, quí hiếm

có nguy cơ tuyệt chủng. Vì vậy, các sân chim cũng thường được xem
là một dạng của du lịch sinh thái đặc thù có sức hấp dẫn lớn đối với
khách du lịch.
- Cảnh quan tự nhiên:
Là sự kết hợp tổng thể các thành phần tự nhiên, trong đó
địa hình, lớp phủ thực vật và sông nước đóng vai trò quan trọng để
tạo nên yếu tố thẩm mỹ hấp dẫn khách du lịch.
GVHD: Ts. Đào Ngọc Cảnh -6-
SVTH: Trần Bích Loan
Tìm hiểu tiềm năng phát triển du lịch Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau
Tiểu luận tốt nghiệp
- Văn hóa bản địa:
Ở Việt Nam, cùng với sự phát triển của 54 dân tộc, từ lâu
đã hình thành những khu vực cư trú truyền từ thế hệ này sang thế hệ
khác gắn với các vùng sinh thái khác nhau, trải qua các qúa trình:
thích nghi – tồn tại – phát triển với những kiến thức, văn hóa bản địa
đặc trưng có giá trị truyền thống. Các giá trị văn hóa bản địa này để
đưa vào nội dung các chương trình du lịch sinh thái ở từng vùng sinh
học khác nhau được xem là một bộ phận sinh học hữu cơ không tách
rời của du lịch sinh thái, hoàn toàn không lẫn với du lịch văn hóa.
Các giá trị văn hóa bản địa thường được khai thác phục vụ
cho du lịch sinh thái bao gồm:
- Kiến thức canh tác, khai thác, bảo tồn và sử dụng các
loài sinh vật phục vụ cuộc sống của cộng đồng.
- Đặc điểm simh hoạt văn hóa với các lễ hội truyền
thống.
- Kiến thức dân gian, công trình gắn với các truyền
thuyết, đặc điểm tự nhiên của khu vực.
- Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ gắn liền với cuộc sống
cộng đồng.

- Các di tích lịch sử văn hóa, khảo cổ gắn liền với lịch sử
phát triển, tín ngưỡng của cộng đồng.
GVHD: Ts. Đào Ngọc Cảnh -7-
SVTH: Trần Bích Loan
Tìm hiểu tiềm năng phát triển du lịch Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau
Tiểu luận tốt nghiệp
CHƯƠNG II
TIỀM NĂNG DU LỊCH VƯỜN QUỐC GIA MŨI CÀ
MAU
1.Giới thiệu khái quát Vườn quốc gia Mũi Cà Mau:
1.1. Lịch sử hình thành:
Vườn quốc gia Mũi Cà Mau được thành lập theo quyết định số
142/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ Cộng hòa Xã hội Chủ
nghĩa Việt Nam ngày 14 tháng 7 năm 2003 trên cơ sở nâng cấp khu
bảo tồn thiên nhiên Đất Mũi (thành lập theo quyết định số 194/CT,
ngày 9 tháng 8 năm 1986).
Vùng đất Mũi Cà Mau ngoài giá trị văn hoá, lịch sử, vẻ đẹp
nên thơ, bên trong nó còn chứa đựng sự đa dạng về cảnh quan, môi
trường, tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học hiếm có, ở đây có
nhiều vùng sinh quyển độc đáo. Sự độc đáo của vùng Đất Mũi Cà
Mau là vùng sinh thái Bãi bồi, rừng ngập mặn ven biển, vùng sinh
sản và trú ngụ của các loài thuỷ sinh vịnh Thái Lan, điểm dừng chân
và trú ngụ của nhiều loài chim di trú quí hiếm trên thế giới.
Từ những đặc tính trên, vào ngày 26/5/2009, lúc 11h 20’(giờ
Hàn Quốc), trong khuôn khổ kỳ họp thứ 21của uỷ ban điều phối quốc
tế chương trình con người và sinh quyển (MAB – ICC thuộc
UNESCO) diễn ra tại hòn đảo thơ mộng JeJu (Hàn Quốc) từ ngày 25
đến 29/5/2009 đã công nhận Cù lao Chàm và Vườn Quốc Gia Mũi Cà
Mau là khu dự trữ sinh quyển thế giới. Phiên họp MAB – ICC lần
này công nhận 22 khu dự trữ sinh quyển mới từ 17 quốc gia, nâng

tổng số các khu dự trữ sinh quyển trên thế giới lên 553 từ 107 quốc
gia. Vườn quốc gia Mũi Cà Mau là một trong 22 địa danh được bầu
chọn trong tổng số 32 địa danh của 21 nước được đề cử lần này.
Theo tiêu chí của UNESCO, để được công nhận Khu dự trữ
sinh quyển thế giới phải là khu vực có nhiều hệ sinh thái đại diện cho
những vùng địa lý sinh học chính, kể cả mức độ suy giảm do tác
động của con người; có ý nghĩa về bảo tồn đa dạng sinh học;có cơ
GVHD: Ts. Đào Ngọc Cảnh -8-
SVTH: Trần Bích Loan
Tìm hiểu tiềm năng phát triển du lịch Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau
Tiểu luận tốt nghiệp
hội để thể hiện tiếp cận phát triển bền vững cho một vùng; có diện
tích thích hợp để thực hiện 3 chức năng của khu Dự trữ sinh quyển
trong 3 vùng (lõi, đệm và chuyển tiếp); có cơ chế thực hiện sự tham
gia của cộng đồng được thể hiện trong cơ chế, chính sách, kế hoạch
quản lý, các chương trình nghiên cứu, giám sát, giáo dục và đào tạo.
Khu dự trữ sinh quyển Mũi Cà Mau có quy mô trên 371.500ha
với ba vùng: vùng lõi 17.330ha, vùng đệm 43.300ha và vùng chuyển
tiếp 310.870ha; vùng lõi được chia làm 3 vùng nhỏ là các phân khu
bảo vệ nghiêm ngặt của VQG Mũi Cà Mau, VQG U Minh Hạ và dãy
rừng phòng hộ ven Biển Tây. Nơi đây có các hệ sinh thái đặc trưng
điển hình như: hệ thống diễn thế rừng nguyên sinh trên đất bãi bồi, hệ
thống chuyển tiếp các hệ sinh thái đặc trưng từ rừng ngập mặn theo
chế độ thuỷ triều sang rừng tràm ngập nước ngọt theo mùa, hệ sinh
thái biển là vùng sinh sản và nuôi dưỡng con giống tự nhiên các loài
thủy hải sản cho cả vùng biển phía Đông, phía Tây Mũi Cà Mau và
vùng Vịnh Thái Lan. Như vậy, từ năm 2000 đến nay Việt Nam đã có
tổng số 8 khu dự trữ sinh quyển thế giới là: Rừng ngập mặn Cần Giờ
- TP HCM (được bầu chọn tháng 01/2000), Quần đảo Cát Bà - Hải
phòng (được bầu chọn tháng 12/2004), Châu thổ Sông Hồng - đất

ngập nước ven biển liên tỉnh châu thổ sông Hồng (được bầu chọn
tháng 12/2004), Khu dự trữ sinh quyển Kiên Giang - ven biển và các
đảo của Kiên Giang (được bầu chọn tháng 10/2006), Khu dự trữ sinh
quyển Tây Nghệ An (được bầu chọn tháng 9/2007), và thứ 8 là khu
dự trữ sinh quyển Cù lao Chàm - Quảng Nam và Vườn quốc gia Mũi
Cà Mau.
GVHD: Ts. Đào Ngọc Cảnh -9-
SVTH: Trần Bích Loan
Tìm hiểu tiềm năng phát triển du lịch Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau
Tiểu luận tốt nghiệp
GVHD: Ts. Đào Ngọc Cảnh -10-
SVTH: Trần Bích Loan
Tìm hiểu tiềm năng phát triển du lịch Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau
Tiểu luận tốt nghiệp
1.2. Vị trí địa lý:
Vườn quốc gia Mũi Cà Mau, phần trên đất liền thuộc địa phận
hành chính của các xã: Đất Mũi, Viên An và Đất Mới, thuộc huyện
Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau, cách thành phố Cà Mau khoảng 100km và
cách thành phố Hồ Chí Minh gần 400km về phía Tây Nam.
Tọa độ: từ 8°32′ đến 8°49′ vĩ Bắc và từ 104°40′ đến
104°55′ kinh Đông.
Tổng diện tích tự nhiên: 41.862 ha, trong đó:
Diện tích phần trên đất liền: 15.262 ha.
Diện tích phần ven biển: 26.600 ha.
1.3. Chức năng:
Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau có một số chức năng:
- Bảo tồn lâu dài mẫu chuẩn sinh thái có tầm quan trọng
quốc gia, khu vực và thế giới trên cơ sở các giải pháp khoa học, kinh
tế và xã hội để bảo vệ hệ sinh thái đất ngập nước vùng đất mũi đang
trong quá trình diễn thế tự nhiên.

- Phục vụ các hoạt động tham quan, du lịch sinh thái và
hợp tác quốc tế, xây dựng và thực nghiệm các mô hình bảo tồn và sử
dụng bền vững tài nguyên rừng ngập mặn, phát huy giá trị và chức
năng kinh tế của hệ sinh thái đất ngập nước.Qua đó cải thiện điều
kiện sinh sống của nhân dân trong vùng.
- Rừng phòng hộ bảo vệ môi trường, hạn chế xói lở,
thúc đẩy quá trình bồi tụ bờ biển, để bảo vệ đời sống và sản xuất của
nhân dân các vùng đất liền, bảo vệ khu cư trú của ngư dân ở vùng
ven biển, tạo nền tảng cho quá trình phát triển bền vững ở vùng ven
biển.
- Bảo vệ đa dạng sinh học của các hệ sinh thái rừng
ngập mặn, nơi cư trú cho các loài sinh vật ở vùng ven biển, cung cấp
dinh dưỡng cho các loài thủy sản, hỗ trợ cho các hoạt động sản xuất ở
vùng ven biển.
- Xây dựng cơ cấu xã hội nghề rừng ổn định, phù hợp
với các mục tiêu quản lý, bảo vệ và phát triển rừng thông qua việc cải
thiện và nâng cao tính bền vững của các hệ canh tác Lâm-Ngư
nghiệp, tăng năng suất của rừng để nâng cao lợi ích kinh tế của
những diện tích rừng ngập mặn ở vùng đệm của Vườn quốc gia.
- Góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng về các
giá trị của rừng và của hệ sinh thái đất ngập nước và các phương
pháp sử dụng bền vững tài nguyên đất ngập nước.
- Góp phần củng cố quốc phòng, bảo vệ an ninh chính
trị và trật tự xã hội ở vùng cực Nam của Việt Nam.
1.4. Phân khu chức năng:
+ Phân khu chức năng trên đất liền
GVHD: Ts. Đào Ngọc Cảnh -11-
SVTH: Trần Bích Loan
Tìm hiểu tiềm năng phát triển du lịch Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau
Tiểu luận tốt nghiệp

Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt: 12.203 ha. Thuộc tiểu khu 2 và
tiểu khu 3 của khu rừng đặc dụng Đất Mũi và khu rừng phòng hộ bãi
bồi.
Phân khu phục hồi sinh thái: 2.859 ha. Thuộc tiểu khu 4 và
phần ven biển tiểu khu 1 của khu rừng đặc dụng Đất Mũi.
Phân khu hành chính dịch vụ: 200 ha. Thuộc khu vực ven
Rạch Tàu, khu kênh Hai Thiện, khu Rạch Bàu Lớn và khu Rạch Mũi.
+ Phân khu chức năng phần trên biển
Phạm vi tính từ mép bờ biển phía Tây ra phía biển, chức năng
chủ yếu của phân khu này là bảo tồn tài nguyên sinh vật biển và hệ
sinh thái ven bờ, duy trì và nghiên cứu quá trình địa mạo và sinh thái
tự nhiên của Vườn quốc gia Mũi Cà Mau, bao gồm các điểm sau:
Cửa Sào Lưới thuộc huyện Cái Nước, cách bờ biển 4.700 mét.
Đầu rạch Trương Phi thuộc huyện Ngọc Hiển.
1.5. Ðặc điểm:
Đây là một hệ sinh thái rừng ngập mặn tự nhiên có giá trị rất
cao về đa dạng sinh học, cảnh quan thiên nhiên, môi trường, văn hóa
và lịch sử; là một phần của Khu dự trữ sinh quyển thế giới Mũi Cà
Mau được UNESCO công nhận vào tháng 5/2009.
Vườn quốc gia Mũi Cà Mau được thành lập năm 2003 khi
Khu bảo tồn thiên nhiên Đất Mũi được chuyển thành Vườn quốc gia
trong hệ thống các khu rừng đặc dụng của Việt Nam. Đây chính là
điểm cực Nam nơi có cột mốc cuối cùng của Việt Nam trên đất liền.
Có một điều thú vị là hàng năm diện tích mặt đất của vườn quốc gia
này luôn được mở rộng một cách tự nhiên, mỗi năm Mũi Cà Mau lại
lấn ra biển hàng chục mét. Đây cũng là một nét hấp dẫn thu hút nhiều
du khách đến với vùng đất này.Có hệ sinh thái rất đa dạng, gồm 93
loài thực vật thuộc 38 họ, đước là cây chủ yếu. Động vật có 28 loài
thú thuộc 13 họ; 6 loài lưỡng cư thuộc 4 họ; 34 loài bò sát thuộc 14
họ; Trong đó có rất nhiều loài được ghi trong sách đỏ Việt Nam và

sách đỏ IUCN.
2. Tài nguyên du lịch Vườn quốc gia Mũi Cà Mau:
Tại vùng lõi được chia làm 3 vùng nhỏ là các phân khu bảo vệ
nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau, Vườn Quốc gia U
Minh Hạ và dãy phòng hộ ven biển Tây. Nơi đây có nhiều hệ sinh
thái đặc trưng điển hình như: Hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh
thái đất ngập nước than bùn, hệ sinh thái biển… mỗi hệ sinh thái đều
lưu giữ các nguồn tài nguyên sinh vật, tài nguyên địa chất phong phú
có giá trị bảo tồn cao.
2.1. Sự đa dạng sinh học của Vườn quốc gia Mũi Cà Mau:
Vườn Quốc gia mũi Cà Mau là một trong những địa điểm
quan trọng thuộc chương trình quốc gia về bảo tồn da dạng sinh học
của nước ta, nơi nghiên cứu về các loài chim nước ven biển của Việt
GVHD: Ts. Đào Ngọc Cảnh -12-
SVTH: Trần Bích Loan
Tìm hiểu tiềm năng phát triển du lịch Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau
Tiểu luận tốt nghiệp
Nam và khu vực Châu Á - Thái Bình Dương vườn cũng có những
đặc điểm độc đáo về địa lý tự nhiên và địa mạo, tạo nên một vùng
sinh thái cửa sông, ven biển duy nhất ở Việt Nam với những nét đặc
trưng của hệ động thực vật rừng ngập mặn.
Hệ thống rừng ngập mặn ở đây được cho là đa dạng hàng đầu
thế giới, chỉ kém rừng ngập mặn ở Nam Mỹ. Ngoài cây đước, thảm
thực vật ở rừng ngập mặn Cà Mau còn có vẹt, sú, mắm, bần, chà là,
dương xỉ… là cái nôi của hàng trăm loài động vật, đặc biệt là các
vườn chim tự nhiên.
2.1.1. Đa dạng hệ Thực vật rừng:
Hệ thực vật ở đây rất đa dạng và phong phú gồm có 22 loài
ngập mặn đã được phát hiện, trong đó chiếm ưu thế thuộc về loài
Đước (Rhizophora apiculata), Mấm trắng (Avicennia alba), Mấm (A.

officinalis), Mấm ổi (A. marina), Trang (Kandelia candel) với quần
thể thực vật gồm rừng tái sinh tự nhiên hỗn giao giữa cây đước, cây
vẹt và rừng mấm. Cây mấm là loài tiên phong lấn biển có hệ thống rễ
đặc biệt giữ đất bãi bồi, chống xói lở, có sức chịu muối cao xâm lấn
trước hết ở bãi bùn mới và hình thành các dãy rừng phòng hộ dầy đặc
dọc cửa sông và dãy đất sát mé biển. Ngoài cây đước, thảm thực vật
ở rừng ngập mặn VQG Mũi Cà Mau còn có vẹt, sú, bần, cóc, chà là,
dương xỉ, nhiều loại dây leo…Theo các nhà khoa học, hệ thống rừng
ngập mặn ở đây được cho là đa dạng thứ hai thế giới sau, chỉ kém
rừng ngập mặn Amazon ở Nam Mỹ với nhiều đầm, phá đa dạng và kì
thú. Tạo điều kiện đẩy mạnh phát triển loại hình du lịch khám phá,
nghiên cứu.
Thật vậy, Rừng Cà Mau là loại hình sinh thái đặc thù, rừng
sinh thái ven biển ngập mặn được phân bố dọc ven biển với chiều dài
254 km. Tổng trữ lượng rừng ở Cà Mau là 2.205.701 m
3
, trong đó
rừng tràm là 1.435.757m
3
và rừng ngập mặn là 769.994 m
3
(kết quả
điều tra tài nguyên rừng năm 1999). Hệ sinh thái rừng ngập nước có
diện tích gần 100.000 ha được chia thành hai vùng: rừng ngập lợ với
đặc trưng là cây tràm nằm sâu trong đất liền của vùng U Minh Hạ,
huyện Trần Văn Thời, huyện Thới Bình với quy mô 35.000 ha; rừng
ngập mặn với đặc trưng là cây đước, cây mắm chủ yếu ở Vườn quốc
gia mũi Cà Mau và ven biển, diện tích rừng ngập mặn ở Cà Mau
chiếm 77% rừng ngập mặn của vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Từ những phân tích trên cho thấy những bãi bồi ở Mũi Cà

Mau cứ như thế mà phát triển mở rộng dần diện tích rừng ngập mặn
đem lại nguồn lợi to lớn về tôm cá và nhiều loại thủy sinh khác. Sắp
tới, cũng trên bãi bồi này một sản phẩm du lịch độc đáo sẽ ra đời mà
chỉ có thể tìm thấy ở Đất Mũi, đó là các trò chơi trượt bùn, tắm bùn
rất hấp dẫn đối với du khách. Không những thế, Cà Mau còn là nơi
thuận lợi cho canh tác một số cây đặc trưng như bồn bồn, lác ( cói),
GVHD: Ts. Đào Ngọc Cảnh -13-
SVTH: Trần Bích Loan
Tìm hiểu tiềm năng phát triển du lịch Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau
Tiểu luận tốt nghiệp
…; một số loại cây ăn trái đặc biệt là dâu ở Cái Tàu ( U Minh) đã góp
phần tạo nên những dặc sản, những nghề truyền thống cho quê hương
Cà Mau.
Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, cùng với rừng
tràm, rừng đước Cà Mau là căn cứ địa cách mạng, là đầu não kháng
chiến không những của Cà Mau mà còn là của các tỉnh miền Tây
Nam Bộ.
Nếu như cây tre là biểu tượng của làng quê Bắc Bộ thì cây
đước, rừng đước là biểu tượng và là niềm tự hào của Cà Mau, bởi
ngoài giá trị lâm sinh, nó còn gắn liền với lịch sử và văn hóa của một
vùng đất - vùng đất Cà Mau như nhà thơ Tố Hữu đã viết:
“Đước đã mọc thành rừng gỗ cứng
Gió càng lay càng vững thành đồng”.
2.1.2. Đa dạng hệ Động vật rừng:
Bên cạnh đó, hệ động vật của vườn cũng không kém phần
phong phú:
- Lớp thú: Có 13 loài thuộc 9 họ. Trong đó có hai loài trong
sách đỏ của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới (IUCN): Khỉ
đuôi dài (Panthea tigris) và Cà khu (Trachpithecus). Một số loài phổ
biến thường gặp: Rái cá, Sóc, Chồn, Khỉ. Một số loài phổ biến

thường gặp là rái cá, sóc, chồn, khỉ Hàng năm vào tháng tám,
những đàn chim di cư về rừng đước làm tổ, sớm chiều theo con nước
kiếm ăn, bầu trời rừng đước lại rộn rã như ngày hội.
- Lớp chim: Có 74 loài thuộc 23 họ. Trong đó có 5 loài có
trong sách đỏ của (IUCN): Cò Trung Quốc (Egretta eulophotes), Bồ
nông chân xám (Pelecanus philippinensis), Giang sen (Ibis
leucocephalus), Rẽ mỏ cong hông nâu (Numenius madagascariensis),
Quắn trắng (Threskiornis melanocephalus). Bảy loài có trong sách đỏ
Việt Nam.
Ông Trần Tuấn, Giám đốc Vườn quốc gia Mũi Cà Mau cho
biết, do công tác bảo vệ tốt nên có rất nhiều loài chim quí xuất hiện
trở lại đây, trong đó có 2 loại chim quí hiếm đã vắng mặt gần 30 năm
qua là chim Sen và Chằng bè.
Chim Sen là loài chim quí hiếm, cách đây vài chục năm
thường xuất hiện trên những cánh đồng lúa, nhưng sau đó hầu như đã
biến mất. Các nhà khoa học cho rằng, do tác động của con người nên
chim Sen không thích hợp với môi trường nên phải bỏ đi nơi khác.
Chằng bè là loại chim rất quí, có trọng lượng từ 10 kg trở lên,
cổ cao, sải cánh bề ngang hơn 1m. Chằng bè có dáng như đà điểu
nhưng thích sống ở môi trường hoang dã.
GVHD: Ts. Đào Ngọc Cảnh -14-
SVTH: Trần Bích Loan
Tìm hiểu tiềm năng phát triển du lịch Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau
Tiểu luận tốt nghiệp
Lực lượng bảo vệ Vườn quốc gia cho biết, hiện nay trong rừng
hàng ngày có tới hàng trăm con chằng bè, chim sen đậu trên những
đầm nước và ban đêm ngủ tại rừng.
Để bảo vệ tốt môi trường thiên nhiên, Ban lãnh đạo Vườn
quốc gia mũi Cà Mau đã áp dụng nhiều biện pháp bảo vệ tích cực
như tổ chức trực 24/24 giờ, hạn chế sự có mặt của con người ở nơi có

các loài chim quí.
- Bò sát: Gồm 17 loài thuộc 9 họ. Trong đó có 02 loài nằm
trong sách đỏ IUCN, 06 loài nằm trong sách đỏ Việt Nam.
- Lưỡng cư: Có 05 loài thuộc 3 họ.
- Các loài cá: Phát hiện được 175 loài thuộc 116 giống và 77
họ.
- Tôm: 14 loài.
- Động, thực vật phiêu sinh có 133 loài.
Thật vậy, Phải đến với Vườn quốc gia Mũi Cà Mau mới thấy
hết vẻ đẹp của những dãy rừng ngập mặn trù phú dọc theo bờ biển và
bờ sông như những bức tường phòng hộ, chống gió, chống xói lở.
Những loài cây ngập mặn tiên phong có tác dụng thúc đẩy quá trình
lắng đọng phù sa, tích tụ mới ở biển. Ở bãi biển phía tây của vườn,
quần xã thực vật ngập mặn không ngừng lấn biển gần 100 mét mỗi
năm và ngẫu nhiên tạo ra một môi trường sinh trưởng, phát triển lý
tưởng cho các loài tôm cá và nhuyễn thể.
Và đây còn là nơi được thiên nhiên ưu đãi, nơi “đất lành chim
đậu”, nơi có nhiều động vật qúy hiếm, nhiều đặc sản, những khu bảo
tồn sinh vật trong rừng. Sự phong phú nhiều động vật từ trong rừng
dưới biển, sự có mặt của nhiều động vật quý hiếm đã góp phần cho
Vườn quốc gia có nguồn tài nguyên du lịch phong phú, làm cho du
lịch nơi đây đậm nét hơn ở loại hình du lịch sinh thái.
Vườn quốc gia Mũi Cà Mau còn có nhiều đặc sản như: tôm,
cua, mực, óc len, sò huyết, trăn, rắn, rùa, không những là loại giá trị
kinh tế mà còn tạo ra những món ăn ngon, quen thuộc mang nét riêng
của thức ăn Cà Mau để những ai đã từng đến đây sẽ không thể nào
quên được.
Tại đây cũng có thể phát triển loại hình du lịch độc đáo
homestay, đưa du khách về với cuộc sống đời thường, dân dã thông
qua các trò chơi như bắt cua, nghêu sò, nướng cá lóc và dùng những

thức ăn tự mình chế biến,
2.2. Cấu trúc:
Khu dữ trữ sinh quyển Mũi Cà Mau có diện tích rộng 371.506
ha với 3 vùng: Vùng lõi 17.329 ha, vùng đệm 43.309 ha và vùng
chuyển tiếp 310.868 ha.
GVHD: Ts. Đào Ngọc Cảnh -15-
SVTH: Trần Bích Loan
Tìm hiểu tiềm năng phát triển du lịch Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau
Tiểu luận tốt nghiệp
Vùng lõi được chia làm 3 vùng nhỏ là các phân khu bảo
vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau, Vườn Quốc gia U
Minh Hạ và dãy rừng phòng hộ ven biển.
Vùng đệm của Vườn quốc gia Mũi Cà Mau có tổng diện
tích 8.194 ha, nằm trên địa bàn các xã: Đất Mũi, Viên An và Đất Mới
thuộc huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.
Nơi đây có nhiều hệ sinh thái đặc trưng điển hình như: Hệ
sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái đất ngập nước than bùn, hệ sinh
thái biển
Sự độc đáo của Khu dự trữ sinh quyển Mũi Cà Mau là vùng
sinh thái Bãi Bồi, rừng ngập mặn Cà Mau, vùng ngập lợ rừng tràm U
Minh Hạ, vùng sinh sản thủy sản vịnh Thái Lan. Do những đặc trưng
trên, nên trên vùng đất này có nhiều vùng sinh quyển độc đáo.
2.3. Những điều kiện thuận lợi khác:
2.3.1. Thuận lợi về mặt kinh tế xã hội:
Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau có vai trò đặc biệt quan trong
trong việc cung cấp thực phẩm, dược liệu và nguồn giống thủy sản
cho hàng ngàn hộ dân sinh sống quanh khu vực vườn quốc gia.
Vườn Quốc gia cũng là nơi cung cấp những điều kiện để giải
trí, học tập về thiên nhiên và từ đó nó đem lại lợi ích cho dân chúng
địa phương.

2.3.2. Thuận lợi về mặt sinh thái:
Các dãy rừng ngập mặn dọc theo bờ biển và bờ sông đã có
những tác dụng quan trọng trong việc phòng hộ, chống gió, chống xói
lở. Rừng ngập mặn có tác dụng cải thiện các nhân tố môi trường,
giảm biến động nhiệt độ và điều hòa mưa; giảm tốc độ tuần hoàn của
nước tăng thêm các hoạt động ngưng tụ trong khí quyển.
Những loài cây tiên phong ở rừng ngập mặn có tác dụng cố
định, thúc đẩy quá trình lắng đọng phù sa, tích tụ mới ở bờ biển. Ở
bãi biển phía tây của Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau, các quần xã thực
vật rừng ngập mặn đã có tác dụng tăng tốc lấn biển hàng năm trên
100m. Mặt đất nước bồi tụ nâng cao không những do sự lắng đọng
của phù sa mà còn do chính những sản phẩm mục ruỗng và các tàn
tích hữu cơ từ các loài cây sống trên đó.
GVHD: Ts. Đào Ngọc Cảnh -16-
SVTH: Trần Bích Loan
Tìm hiểu tiềm năng phát triển du lịch Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau
Tiểu luận tốt nghiệp
Giá trị lớn nhất của hệ sinh thái rừng ngập mặn là nguồn hải
sản và cũng là nơi cung cấp hữu cơ cho các sinh vật khác.
Và chính những người dân nơi đây sẽ tận dụng điều kiện thuận lợi
này để thu hút và giữ chân du khách trong và ngoài nước. Khi đến
với Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau du khách không những được len lõi
vào rừng tham quan, nghiện cứu hệ động - thực vật nơi đây trên
những chiếc xuồng ba lá nhỏ nhắn, xinh xắn mà còn được thưởng
thức những món đặc sản như: ngêu, sò, vọp, chem chép……bởi tự
tay những du khách kiếm được trên những bãi bồi mỗi năm lấn ra
biển hàng 100m.
3. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch Vườn quốc
gia Mũi Cà Mau:
3.1. Cơ sở hạ tầng:

3.1.1. Giao thông vận tải:
Đến tham quan Vườn quốc gia Mũi Cà Mau bằng hai phương
tiện – đường đến. Đó chính là đường thủy và đường bộ.
Những khách du lịch trong (Hà Nội, Huế, Thành phố Hồ Chí
Minh ) và ngoài nước đến tham quan Đất Mũi chủ yếu đi bằng máy
bay đến Cà Mau rồi đi tàu cao tốc thẳng xuống Vườn Quốc gia.
+ Đường không: đường bay từ sân bay Cà Mau đi Thành phố
Hồ Chí Minh đã được mở rộng và nâng cấp, rút ngắn thời gian đi lại
giữa Cà Mau, các tỉnh và Thành phố Hồ Chí Minh. Các sân bay cũ ở
Năm Căn, Hòn Khoai khi có nhu cầu và điều kiện có thể khôi phục
và đưa vào sử dụng.
+ Về đường bộ: có quốc lộ 1A ( từ Cà Mau đến Năm Căn nối
Cà Mau với các tỉnh Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cần Thơ (180 km), đi
thành phố Hồ Chí Minh (380 km) và các tỉnh khác) và quốc lộ 63
(qua huyện Thới Bình nối Cà Mau với Kiên Giang) đây là đường
giao thông chính đưa du khách đến với Cà Mau và đến với Vườn
Quốc gia Mũi Cà Mau một cách dễ dàng góp phần tạo ra các tuyến
du lịch ngoại tỉnh hấp dẫn.
Nếu đi bằng đường bộ thì đến Huyện Năm Căn cũng phải đi
tàu cao tốc qua Vườn quốc gia. Cùng với những người dân đi lại sinh
hoạt trong vùng, một số khách du lịch trong nước và nước ngoài cũng
ra Đất Mũi bằng cách đi tàu chợ. Họ đến thăm điểm cực nam của Tổ
quốc, và đến để cảm nhận được lối sống, nếp sinh hoạt của bà con,
thưởng thức những món ăn, mua đồ lưu niệm, đặc sản khô cá về làm
quà cho người thân.
+ Đường thủy: Cà Mau có các sông lớn như: sông Bảy Háp,
sông Gành Hào, sông Đốc, sông Trẹm với hệ thống sông ngòi, kênh
rạch chằng chịt rất thuận lợi cho mạng lưới đường sông liên tục. Khi
khách du lịch đã đến với Thành phố Cà Mau có rất nhiều cách để đến
Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau nhưng nhanh nhất là đi bằng Tàu cao

GVHD: Ts. Đào Ngọc Cảnh -17-
SVTH: Trần Bích Loan
Tìm hiểu tiềm năng phát triển du lịch Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau
Tiểu luận tốt nghiệp
tốc có vận tốc từ 70 đến 90 km/h chỉ với hơn 2h đồng hồ ngồi trên
tàu ngắm những rừng đước chạy ngược hai bên bờ và những nhà dân,
những chợ nổi trên sông nước, tàu cập bến Đất Mũi đem đến cảm
giác thật dễ chịu đối với khách du lịch là đến thắng cảnh Vườn quốc
gia. Có thể đi về trong ngày.
Ngoài ra, Thành phố Cà Mau còn có hai bến tàu khách: Bến
tàu A tại phường 1 (đi các huyện Thới Bình, Trần Văn Thời, U Minh)
và bến tàu B tại phường 8 ( đi các huyện Đầm Dơi, Cái Nước, Ngọc
Hiển). Vì vậy du khách cũng có thể đi bằng tàu khách đến Vườn
Quốc gia nhưng thời gian sẽ lâu hơn. Đặc biệt sẽ không có được cảm
giác mạo hiểm lướt sóng như thế nào khi lần đầu đặt chân đến vùng
đồng bằng sông nước.
+ Cảng biển: Giao thông đường biển chưa phát triển mạnh
nhưng với vị thế là tiền tiêu của Việt Nam nên đây là tiềm năng giao
thông quan trọng thu hút khách quốc tế, tạo ra các tuyến du lịch liên
tỉnh, quốc tế. Cà Mau có cảng Năm Căn là cảng quan trọng trong hệ
thống cảng ở đồng bằng sông Cửu Long được đầu tư xây dựng ở vị
trí vòng cung đường biển của vùng Đông Nam Á. Cảng Năm Căn có
nhiều điều kiện thuận lợi trong việc mở rộng giao thương với các
nước trong vùng như: Singapore, Indonesia, Malaysia Hiện nay,
năng lực hàng hóa thông qua cảng trên 10.000 tấn/năm.
3.1.2. Thông tin liên lạc:
Tính đến năm 2006 toàn bộ tỉnh Cà Mau hiện có một bưu cục
trung tâm, 9 bưu cục huyện và hơn 64 bưu cục cơ sở. Hệ thống thông
tin viễn thông (mạng Internet) đang được xây dựng trong các đường
trung tâm, các bến xe, ven đường vào rừng U Minh, cảng Năm Căn,

lắp đặt các bản chỉ dẫn đến các khu , điểm du lịch trọng điểm trên các
tuyến quốc lộ, tỉnh lộ,… Ngoài ra hệ thống ngân hàng, bảo hiểm cũng
đã góp phần phục vụ du lịch tỉnh nhà như Ngân hàng công thương,
Bảo Việt Cà Mau,
Do mới được đầu tư phát triển nên hệ thống thống thông tin
liên lạc ở Vườn Quốc gia MũiCà Mau đang và sẽ được đầu tư hiện
đại với mạng lưới rộng khắp.
3.2. Cơ sở vật chất phục vụ cho du lịch:
Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau đang được đầu tư xây dựng, hiện
tại chỉ mới xây dựng được 10 phòng nghỉ cho cán bộ quản lý, Khu
nhà nghỉ với sức chứa khoảng 20 khách. Trong tương lai sẽ được đầu
tư xây dựng nhiều khu dịch vụ đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. Ở
khu du lịch Đất Mũi hệ thống nhà nghỉ, nhà hàng thủy tạ đã được đưa
vào hoạt động chủ yếu với quy mô vừa và nhỏ.
3.2.1. Về cơ sở lưu trú:
+ Ở Cà Mau phát triển khá mạnh. Hệ thống nhà hàng, khách
sạn Cà Mau đang không ngừng hoàn thiện, nâng cấp để tạo sự thoải
GVHD: Ts. Đào Ngọc Cảnh -18-
SVTH: Trần Bích Loan
Tìm hiểu tiềm năng phát triển du lịch Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau
Tiểu luận tốt nghiệp
mái, dễ chịu, tăng thời gian lưu trú của khách. Tính đến năm 2008
toàn tỉnh có 41 cơ sở lưu trú, với tổng số 1.171 phòng – 1.817
giường. Riêng trong năm 2008 tăng 4 cơ sở với tổng số 240 phòng
(kể cả nâng cấp); các khu, điểm du lịch được đầu tư, nâng cấp đủ
điều kiện phục vụ du khách như : Khu du lịch Mũi Cà Mau, Khu du
lịch Hòn Đá Bạc, Du lịch sinh thái Lâm ngư trường 184, Lâm ngư
trường Sông Trẹm… Trong đó có 20 khách sạn đạt tiêu chuẩn từ 1 –
3 sao, 09 khách sạn đạt tiêu chuẩn phục vụ, còn lại 12 đơn vị chưa
xếp hạng.

Hàng quý (3 tháng), tỉnh đều mở các lớp đào tạo bồi dưỡng
nghiệp vụ quản lý nhà hàng, khách sạn cho các học viên để nâng cao
tay nghề phục vụ.
Vì vậy, khi đến tham quan Vườn Quốc gia khách du lịch có
thể tham quan trong ngày và tối lưu trú tại Thành phố trong thời gian
cơ sở hạ tầng của Vườn Quốc gia đang được đầu tư xây dựng.
3.2.2. Mạng lưới thương mại, phục vụ mua sắm đồ lưu niệm :
Các cơ sở này còn rất ít ỏi, tỉnh Cà Mau không có các trung
tâm mua sắm lớn, chưa có nơi nào bán sản phẩm lưu niệm mang đặc
trưng riêng của tỉnh. Hầu hết, khách du lịch đến đây thường mua đồ
tại các chợ (chợ Cà Mau) hay trong các siêu thị với các mặt hàng đơn
điệu, không phong phú về mẫu mã và mang tính rập khuôn của nhiều
nơi khác. Đây là một hạn chế lớn trong việc tăng thu nhập từ du lịch
của tỉnh. Riêng ở Khu du lịch Mũi Cà Mau đã xây dựng được một
khu bán quà lưu niệm cho du khách trong và ngoài nước.
3.2.3. Cơ sở ăn uống :
Tại Khu du lịch Mũi Cà Mau đã xây dựng Nhà hàng Thủy Tạ
sức chứa khoảng 200 khách để phục vụ du khách đến tham
quan.Theo số liệu thống kê của Sở Văn Hóa – Thể Thao và Du Lịch,
tính đến năm 2008, Cà Mau có khoảng 44 cơ sở ăn uống với khoảng
9000 chổ ngồi, trong đó có cả các cơ sở ăn uống trong khách sạn, các
cơ sở chuyên doanh bên ngoài. Các nhà hàng hầu hết chỉ phục vụ các
món ăn địa phương, chưa chú trọng và đáp ứng đúng nhu cầu của
khách, đặc biệt là khách quốc tế
Thật vậy,với hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật trên cho thấy Cà
Mau nói chung và Vườn quốc gia Mũi Cà Mau nói riêng đang cố
gắng vươn lên để phục vụ tốt hơn nhu cầu của người dân trong tỉnh
cũng như những du khách trong và ngoài nước đến tham quan. Trước
đây khi nhắc đến Cà Mau thì ai cũng e ngại vì
Cà Mau là xứ quê mùa

Muỗi bằng gà mái, cọp tùa bằng trâu
Cà Mau khỉ khọt trên bưng
Dưới sông sấu lội, trong rừng cọp um.
GVHD: Ts. Đào Ngọc Cảnh -19-
SVTH: Trần Bích Loan
Tìm hiểu tiềm năng phát triển du lịch Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau
Tiểu luận tốt nghiệp
Họ cho rằng vùng đất này không có gì ngoài muỗi, vắt, đĩa
không có chỗ nghỉ ngơi. Hiểu được tâm lý khách tham quan nên tỉnh
đã cố gắng đầu tư nhiều hơn vào hệ thống nhà nghỉ cũng như các
dịch vụ nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu của du khách.
3.3. Nguồn lao động hoạt động trong du lịch tại Vườn Quốc gia
Mũi Cà Mau:
Đội ngũ lao động tại Vườn Quốc gia đang được đào tạo, bồi
dưỡng đặc biệt quan tâm cao độ đến nguồn nhân lực trong ngành du
lịch.
Hiện tại, Ban quản lý Vườn Quốc gia có 49 cán bộ, 08 trạm
bảo vệ rừng và thuộc sự quản lý trực tiếp của UBND Tỉnh Cà Mau.
Trong thời gian qua, Cà Mau nói chung đã đẩy mạnh và chú
trọng việc đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực và đặc biệt quan tâm
cao độ đến nguồn nhân lực trong ngành du lịch. Theo thống kê của
Sở Thương Mại và Du Lịch tỉnh thì nguồn nhân lực trong du lịch ở
Cà Mau trong giai đoạn từ năm 2006 – 2008 tương đối ổn định, đặc
biệt là nhân lực
đã qua đào tạo về du lịch tăng ổn định.
Bảng 1: Nguồn nhân lực trong du lịch của tỉnh giai đoạn 2006
– 2008 ( người).
Năm 2006 2007 2008
Tổng số lao động 1.200 1.350 1.400
Đại học và trên Đại học 70 100 120

Cao đẳng và Trung cấp 85 130 130
Đào tạo khác 500 530 565
Chưa qua đào tạo 545 590 585
( Nguồn : Sở Văn hóa – Thể thao và Du Lịch Tỉnh Cà Mau)
Mặc dù còn có một số đội ngũ lao động vẫn chưa được đào tạo
đúng trình độ
chuyên môn nhưng vẫn hoạt động ở một số điểm du lịch ở quy mô
vừa và nhỏ cũng
góp phần làm nên sự thành công trong ngành du lịch của tỉnh nhà.
GVHD: Ts. Đào Ngọc Cảnh -20-
SVTH: Trần Bích Loan
Tìm hiểu tiềm năng phát triển du lịch Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau
Tiểu luận tốt nghiệp
CHƯƠNG III
HIỆN TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU
LỊCH SINH THÁI VƯỜN QUỐC GIA MŨI CÀ MAU

1. Hiện trạng phát triển du lịch Vườn Quốc gia Mũi Cà
Mau:
Vườn quốc gia Mũi Cà Mau là một trong những địa điểm quan
trọng thuộc chương trình quốc gia về bảo tồn đa dạng sinh học của
Việt Nam, nơi nghiên cứu về các loài chim nước ven biển của Việt
Nam và vùng châu Á - Thái Bình Dương, có những đặc điểm độc đáo
về địa lý tự nhiên và địa mạo tạo nên một vùng sinh thái cửa sông,
ven biển có một không hai ở Việt Nam.
GVHD: Ts. Đào Ngọc Cảnh -21-
SVTH: Trần Bích Loan
Tìm hiểu tiềm năng phát triển du lịch Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau
Tiểu luận tốt nghiệp
Anh Trần Quốc Tuấn - Giám đốc Vườn cho biết, tiếp theo khu

tái định cư ở Tam Giang do Thụy Sĩ tài trợ thì Nhật cũng đang lập dự
án xây dựng khu tái định cư mới cho 310 hộ dân nghèo ở Vườn quốc
gia với tổng chi phí 500.000 USD, như vậy phần nào đã giải quyết
được áp lực về dân số. Bên cạnh đó, ngoài khu du lịch Công viên văn
hóa Đất Mũi, thì Vườn sẽ tiến hành quy hoạch thành 3 tour du lịch,
đó là : Du lịch nghiên cứu khoa học ở khu cấm nghiêm ngặt, du lịch
tham quan khu nuôi thú rừng và du lịch, vui chơi, giải trí ở khu dịch
vụ tại trụ sở Vườn quốc gia. Riêng khu du lịch dịch vụ tại trụ sở
Vườn quốc gia thì anh Trần Quốc Tuấn rất tâm đắc, anh phác thảo kế
hoạch: Sẽ xây một số khu nhà nghỉ trong rừng, khách tự bơi thuyền
len lỏi trong rừng, khoanh nuôi một số đặc sản như ốc len, vọp, cá
thòi lòi, cua… để du khách tham quan.
Anh Trần Quốc Tuấn cũng cho biết thêm là hiện tổ chức quốc
tế NATURLAND và SIPPO của Thụy Sĩ đã khảo sát và chấp thuận
cấp giấy chứng nhận nuôi tôm sinh thái cho 200ha và đang hoàn tất
thủ tục. Điều này vừa tạo thêm nguồn thu nhập cho người dân, vừa là
khu tham quan cho khách du lịch khi đến Vườn quốc gia Mũi Cà
Mau.
Như vậy, sau gần 3 năm thành lập, Vườn quốc gia Mũi Cà
Mau mới có những khởi động đầu tiên, hy vọng rằng trong một tương
lai gần, nơi đây sẽ hội đủ các tiêu chí của một Vườn quốc gia và là
một điểm dừng chân lý tưởng của du khách trong và ngoài nước.
2. Hiện trạng khách du lịch đến Vườn quốc gia Mũi Cà
Mau:
Ngày nay khi cuộc sống vật chất phát triển cao nên đã làm con
người ngày càng rời xa với thế giới thiên nhiên và xu thế trở về với
cuộc sống thiên nhiên hoang dã là một xu hướng đang được mọi
người chú ý rất nhiều trong thời điểm hiện tại. Cà Mau với thế mạnh
là du lịch sinh thái điển hình là du lịch sinh thái Vườn Quốc gia Mũi
Cà Mau - Năm 2003, khu bảo tồn thiên nhiên Đất Mũi đã được

chuyển thành “Vườn quốc gia Mũi Cà Mau”. Đặc biệt, Việc Vườn
Quốc gia Mũi Cà Mau thuộc Khu dự trữ sinh quyển thế giới đã góp
phần quan trọng vào việc bảo tồn tính đa dạng sinh học của hệ sinh
thái rừng ngập nước, bảo tồn các giá trị nhân văn phục vụ mục tiêu
phát triển bền vững cũng như tăng thêm sức hấp dẫn đối với du khách
gần xa đến, tham quan, nghỉ ngơi, nghiên cứu khoa học. Số lượng
khách đến Cà Mau ngày càng đông, mặc dù so với các tỉnh khác
trong vùng chưa đáng kể nhưng cũng là những kết quả đáng khích lệ,
đánh dấu sự phát triển của ngành du lịch Cà Mau trong những năm
qua.
GVHD: Ts. Đào Ngọc Cảnh -22-
SVTH: Trần Bích Loan
Tìm hiểu tiềm năng phát triển du lịch Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau
Tiểu luận tốt nghiệp
Theo thống kê của Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch khách du
lịch từ chổ chỉ đón 459.530 lượt khách năm 2006, đến năm 2008
lượng khách đến Cà Mau đã tăng lên đáng kể 670.514 lượt khách. Số
lượng khách nội địa (là lượng khách chủ yếu) trong những năm qua
tăng đáng kể, số lượng khách quốc tế cũng tăng đều từ 2006 – 2008.
Bảng 2: Số liệu tình hình khách du lịch đến Cà Mau (lượt
khách)
Năm 2006 2007 2008
Tổng lượng
khách
459.530 560.000 490.122
Khách quốc tế 10.467 12.500 16.614
Khách nội địa 449.063 547.500 653.900
( Nguồn : Sở Văn hóa – Thể thao và Du Lịch Tỉnh Cà Mau)
Và từ đầu năm 2009 đến nay, có gần 500.000 lượt khách đến
Cà Mau tham quan, du lịch, đạt 55% kế hoạch năm. Trong đó, khách

quốc tế là gần 9.000 lượt.
Hiện nay lượng khách du lịch đến Vườn Quốc gia còn ít trung
bình 50.000 lượt khách đến tham quan, nhưng nhất định sẽ tăng
nhanh trong thời gian tới vì khu vực là mũi đất liền tận cùng phía
Nam của Tổ quốc. Khách du lịch đến khám phá Vườn Quốc gia
nhiều nhất là vào mùa hè – thời điểm này đi xuồng len lõi trong rừng
rất mát mẻ, du khách sẽ cảm thấy thật sự thoải mái sau những giờ học
tập và làm việc căng thẳng.
Kỹ sư Lê Hoàng Định, Giám đốc Công ty TNHH tư vấn xây
dựng Đông Nam Á đang định cư ở nước ngoài, xuất thân từ Đất Mũi
yêu thích cảnh thiên nhiên quê mình và muốn giới thiệu hình ảnh ấy
đến bạn bè gần xa. Hơn 10 lần về mũi Cà Mau, không ít lần
ngủ lại đêm, anh Định cảm nhận được “hấp lực” đặc biệt của Đất
Mũi: “Ai đến Cà Mau đều muốn một lần xuôi về Đất Mũi, đặt chân
lên điểm tọa độ cực Nam Tổ quốc. Bạn bè, đối tác của tôi trong hay
ngoài nước, dù ở đâu về Cà Mau cũng muốn được đến Đất Mũi. Khu
du lịch mũi Cà Mau hiện nay tuy chưa thỏa mãn nhưng tiềm năng của
vùng này rất đúng “gu” sở thích, khuynh hướng phát triển du lịch
sinh thái. Dạo dưới tán rừng đước nguyên sinh để hưởng không khí
yên tĩnh trong lành của thiên nhiên, hòa mình với đời sống dân dã
vùng biển bãi bồi với cảm giác thú vị của thú câu cua, giăng cá đối,
nghỉ ngơi trong những chòi lá ngắm chiều về trên biển”.
3. Tình hình hoạt động du lịch:
3.1. Loại hình du lịch:
3.1.1. Tham quan Vườn quốc gia:
Đến với mũi Cà Mau là đến với cột mốc ghi dấu điểm cuối của
Tổ quốc, đến với bạt ngàn thảm rừng ngập mặn xanh thẳm vươn xa ra
GVHD: Ts. Đào Ngọc Cảnh -23-
SVTH: Trần Bích Loan
Tìm hiểu tiềm năng phát triển du lịch Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau

Tiểu luận tốt nghiệp
phía biển và bãi triều lấn biển hoang sơ với rất nhiều loại động thực
vật cùng sinh sống. Bãi Bồi Cà Mau là nơi giao thoa của hai chế độ
triều biển Đông và biển Tây vịnh Thái Lan, chi phối và bồi đắp nên
theo diễn thế hình thành đất, diễn thế biến đổi môi trường nước và
diễn thế nguyên sinh phát triển rừng ngập mặn đã tạo ra nguồn lợi vô
cùng phong phú và đa dạng, chứa đựng tiềm năng to lớn về kinh tế,
sinh thái, những bí ẩn khoa học cần được nghiên cứu và khám phá ở
đây. Năm 2003, khu bảo tồn thiên nhiên Đất Mũi đã được chuyển
thành “Vườn quốc gia Mũi Cà Mau”, nhằm mục tiêu bảo tồn lâu dài
mẫu chuẩn sinh thái quốc gia và quốc tế, phát triển du lịch sinh thái,
nghiên cứu khoa học, bảo vệ đa dạng sinh học của hệ sinh thái rừng
ngập mặn, góp phần bảo vệ an ninh quốc phòng.
Vì vậy khi đến với Vườn quốc gia du khách sẽ được đi xuồng
len lõi trong rừng để tham quan, khám phá hệ sinh thái rừng ngập
mặn, với hệ thống bãi bồi phong phú và đa dạng chủng loài với diện
tích trên 10.000 ha.
3.1.2. Các sản phẩm du lịch:
Ngoài khu du lịch Công viên văn hóa Đất Mũi, thì Vườn đã
tiến hành quy hoạch thành 3 tour du lịch, đó là : Du lịch nghiên cứu
khoa học ở khu cấm nghiêm ngặt, du lịch tham quan khu nuôi thú
rừng và du lịch, vui chơi, giải trí ở khu dịch vụ tại trụ sở Vườn quốc
gia. Tại đây, du khách có thể qua đêm ở nhà nghỉ trong rừng, có thể
tự bơi thuyền len lỏi trong rừng; tham quan khoang nuôi một số đặc
sản như ốc len, vọp, cá thòi lòi, cua…
Riêng khu du lịch dịch vụ tại trụ sở Vườn quốc gia thì anh
Trần Quốc Tuấn rất tâm đắc, anh đã phác thảo kế hoạch: Sẽ xây một
số khu nhà nghỉ trong rừng, khách tự bơi thuyền len lỏi trong rừng,
khoanh nuôi một số đặc sản như ốc len, vọp, cá thòi lòi, cua… để du
khách tham quan đã được thực hiện từ năm 2006 đến nay đã thu hút

rất nhiều khách du lịch trong và ngoài nước đến nghỉ ngơi, khám phá.
Đặc biệt khi đến đây du khách sẽ được chiêm ngưỡng những
kiệt tác nghệ thuật, những sản phẩm độc đáo từ cây đước, những món
quà lưu niệm thật độc đáo khi đến với Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau.
3.2. Kết nối với những điểm du lịch khác:
Tuyến du lịch về Mũi Cà Mau sẽ hấp dẫn với không gian du
lịch sinh thái rộng lớn liên hoàn và phong phú các sản phẩm du lịch
của khu Công viên Văn hóa - Du lịch Mũi Cà Mau - Khu du lịch
Khai Long và cụm đảo Hòn Khoai.
Với tổng diện tích 1.224 ha, Khu du lịch sinh thái Vườn Quốc
gia Mũi Cà Mau giáp với Khu du lịch Khai Long và Khu Công viên
Văn hóa - Du lịch Mũi Cà Mau, sẽ gồm các khu chức năng du lịch
cộng đồng, du lịch nhà vườn, du lịch rừng ngập mặn, khu bảo tồn
rừng ngập mặn, khu bảo tồn thiên nhiên.
GVHD: Ts. Đào Ngọc Cảnh -24-
SVTH: Trần Bích Loan
Tìm hiểu tiềm năng phát triển du lịch Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau
Tiểu luận tốt nghiệp
Đến với Cà Mau, Bên cạnh Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau du
khách có thể thưởng ngoạn:
3.2.1. Mũi Cà Mau:
Mũi Cà Mau là mảnh đất nhô ra ở điểm tận cùng phía Nam
của Tổ quốc Việt Nam thuộc địa phận xóm Mũi, xã Đất Mũi, huyện
Ngọc Hiển, cách thành phố Cà Mau hơn Đất Mũi được nhắc đến như
một vùng đất thiêng liêng trong tâm thức người Việt Nam và trong
đời, ai cũng ước một lần được đến. Mũi Cà Mau ngày càng được bồi
dần ra biển ( từ 80 đến 100 m / năm) nhờ đất phù sa từ thượng nguồn
Tây Tạng đổ qua chín cửa sông Cửu Long được thủy lưu đưa về
hướng Tây, tích tụ hình thành nên những bãi bồi cho cây mắm, cây
đước bám rễ tạo thành hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển. Nơi đây

có khoảng 100 ha với hơn 101 loài thực vật, hàng trăm loài động vật
sống trên cạn như chim, thú, bò sát, lưỡng cư; dưới nước thì có vô số
loại thủy sản, Đặc biệt nơi này có nhiều chim biển di cư và dừng
chân ở đây, vì thế khu vực này đang được bảo vệ và đề cử thành lập
khu bảo tồn đất ngập nước thế giới.
Mũi Cà Mau là nơi hấp dẫn của nhiều nhà nghiên cứu khoa
học về môi trường sinh thái và các ngành khoa học khác. Đến với
điểm du lịch Mũi Cà Mau, du khách sẽ được thăm cột mốc toạ độ
quốc gia, ngắm rừng, ngắm biển, tham quan khu mô phỏng làng rừng
kháng chiến; chụp hình đứng dưới chân biểu tượng Mũi Cà Mau. Du
khách được chiêm ngưỡng nhiều điều kỳ thú khi hoàng hôn buông
xuống, những ánh nắng chiều soi rọi từng tia trên vùng trời biển bao
la.
Trong những năm gần đây, lượng khách đến nơi này khá đông
từ năm 2006 đến nay là 41.000 lượt khách đến tham quan. Tuy nhiên
do điều kiện về địa lý và do cách xa trung tâm thành phố nên việc đến
với mũi Cà Mau rất khó khăn, phổ biến và thuận tiện là chỉ có đường
thủy. Thông thường giá tour đến đây cao, khi đến đây thời gian chết
tour quá nhiều nên việc thiết kế một chương trình du lịch cũng gặp
khó khăn. Song, hiện nay Cà Mau đang xây dựng cơ sở hạ tầng nối
liền mũi Cà Mau với huyện Ngọc Hiển. Trong tương lai, mũi Cà Mau
sẽ được lie7n kết với khu du lịch Khai Long hình thành nên tour
không chỉ mang đặc trưng của riêng Cà Mau và cho cả khu vực đồng
bằng sông Cửu Long.
3.2.2.Khu du lịch Khai Long:
Thuộc khu vực hệ sinh thái rừng ngập mặn, bãi Khai Long là
bãi cát giồng uốn lượn dọc bờ biển có hình dáng đẹp thuộc ấp Khai
Long, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển với diện tíchtrên 150 ha kéo dài
từ Kinh Năm đến Rạch Thọ có chiều dài khoảng trên 3.800 m, cách
khu du lịch Đất Mũi 12 km. Đến đây, du khách sẽ bị hấp dẫn bởi vẻ

GVHD: Ts. Đào Ngọc Cảnh -25-
SVTH: Trần Bích Loan

×