Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

nhiệm vụ quy hoạch phân khu đô thị sông hồng tỷ lệ 1 trên 5000 đoạn từ cầu hồng hà đến cầu mễ sở

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.92 KB, 11 trang )




ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
VIỆN QUY HOẠCH XÂY DỰNG HÀ NỘI
HANOI URBAN PLANNING INSTITUTE - HUPI













NHIỆM VỤ QUY HOẠCH
PHÂN KHU ĐÔ THỊ SÔNG HỒNG, TỶ LỆ 1/5000
(Đoạn từ cầu Hồng Hà đến cầu Mễ Sở)

ĐỊA ĐIỂM: Thuộc địa giới hành chính các quận (huyện): Đan Phượng, Từ
Liêm, Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, Thanh Trì,
Thường Tín, Mê Linh, Đông Anh, Long Biên, Gia Lâm – thành phố Hà Nội.






















HÀ NỘI, THÁNG 03 NĂM 2012

1

UBND THÀNH PHỐ HÀ NỘI
VIỆN QUY HOẠCH XÂY DỰNG HÀ NỘI

___________
Số: /VQH-QKQĐ
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
________________________
Hà Nội, ngày tháng 03 năm 2012

NHIỆM VỤ QUY HOẠCH
PHÂN KHU ĐÔ THỊ SÔNG HỒNG, TỶ LỆ 1/5000
(Đoạn từ cầu Hồng Hà đến cầu Mễ Sở)
Địa điểm: Thuộc địa giới hành chính các Quận (Huyện): Đan Phượng, Từ Liêm,
Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, Thanh Trì, Thường Tín,
Mê Linh, Đông Anh, Long Biên, Gia Lâm – thành phố Hà Nội.

1. Lý do và sự cần thiết lập quy hoạch:
1.1. Lý do lập quy hoạch:
Quy hoạch Cơ bản phát triển khu vực sông Hồng đoạn qua Hà Nội, đã được
UBND Thành phố phối hợp với thành phố Seoul – Hàn Quốc, tổ chức nghiên cứu
đồng bộ từ năm 2006, nhằm đưa ra những định hướng, các giải pháp và điều kiện
giải quyết thoát lũ tốt hơn, đê điều an toàn hơn, chất lượng cuộc sống người dân
cao hơn, bảo tồn các giá trị lịch sử văn hóa, tổ chức hợp lý hài hòa không gian và
cảnh quan hai bên sông, kiểm soát môi trường và phát triển bền vững.
Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến
năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1259/QĐ-
TTg ngày 26/7/2011, xác định Sông Hồng là trục không gian cảnh quan chủ đạo
của Thủ đô; tiếp tục nghiên cứu phát triển trên cơ sở khai thác, kế thừa Quy hoạch
Cơ bản phát triển sông Hồng đoạn qua Hà Nội, với ý tưởng phát triển thành phố hai
bên sông, giải quyết vấn đề thoát lũ, nâng cấp và bảo vệ hệ thống đê điều.
Khu vực sông Hồng từ cầu Hồng Hà đến cầu Mễ Sở là không gian cơ bản,
trọng yếu của sông Hồng chảy qua thành phố Hà Nội. Đây là khu vực chứa đựng
những không gian cảnh quan trọng tâm, khu vực cần cải tạo – chỉnh trang, các khu
phát triển mới tạo diện mạo cho đô thị, là khu vực có ảnh hưởng quan trọng đến an
toàn thoát lũ của Hà Nội.
Do vậy, việc lập quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng là cần thiết, làm cơ
sở phục vụ công tác quản lý xây dựng đô thị; triển khai thực hiện các chủ trương
đầu tư xây dựng, lập quy hoạch chi tiết, các dự án đầu tư xây dựng theo quy hoạch.
1.2. Mục tiêu quy hoạch:

- Cụ thể hóa các định hướng của Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội
đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đã được phê duyệt.
- Đảm bảo an toàn tuyệt đối về lũ sông Hồng cho đoạn tuyến kết hợp cải tạo
để đảm bảo giao thông đường thủy, ổn định dòng chảy, chống ngập lụt cho khu vực
trên cơ sở ổn định hệ thống đê theo tiêu chuẩn đặc biệt.
- Cải tạo đô thị ven sông theo hướng kế thừa truyền thống văn hóa - lịch sử
của Thủ đô. Phát huy được các yếu tố thuận lợi, tiềm năng phát triển của khu vực,

2

tạo được nét đặc trưng riêng với hệ thống công viên - cây xanh, các trung tâm, các
khu đô thị gắn kết với các dịch vụ hạ tầng hiện đại theo mô hình đa chức năng, đáp
ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội; góp phần ổn định - nâng cao cuộc sống của
nhân dân sinh sống 2 bên khu vực sông Hồng trên cơ sở tạo điều kiện cư trú tốt - an
toàn.
- Đồ án quy hoạch phân khu sông Hồng được duyệt sẽ là cơ sở pháp lý để
triển khai lập quy hoạch chi tiết, lập dự án đầu tư xây dựng và quản lý xây dựng
theo quy hoạch trên địa bàn.
2. Các căn cứ lập quy hoạch:
2.1. Các văn bản pháp lý:
- Luật Đê điều;
- Luật Xây dựng;
- Luật Quy hoạch đô thị;
- Nghị định 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ về lập, thẩm
định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị;
- Nghị định 38/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ về quản lý
không gian kiến trúc cảnh quan đô thị;
- Nghị định 39/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ về quản lý
không gian xây dựng ngầm đô thị;
- Nghị định số 113/2007/NĐ-CP ngày 28-6- 2007 của Chính phủ quy định

chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đê điều;
- Thông tư 10/2010/TT-BXD ngày 11/8/2010 của Bộ Xây dựng về quy định
hồ sơ của từng loại quy hoạch đô thị;
- Thông tư số 01/2011/TT-BXD ngày 27/01/2011 về việc hướng dẫn đánh
giá môi trường chiến lược trong đồ án quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị;
- Quyết định 92/2007/QĐ-TTg ngày 21/6/2007 của Thủ tướng Chính phủ về
việc phê duyệt Quy hoạch phòng chống lũ hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình;
- Nghị quyết số 17/2009/NQ-HĐND ngày 11/12/2009 của HĐND Thành
phố Hà Nội phê duyệt quy hoạch phòng chống lũ chi tiết các tuyến sông có đê trên
địa bàn Hà Nội;
- Quyết định 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ về
việc phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm
nhìn đến năm 2050 kèm Quy định quản lý theo đồ án Quy hoạch Chung xây dựng
Thủ đô;
- Quyết định 959/QĐ-UBND ngày 28/2/2011 của UBND Thành phố Hà Nội
về việc phê duyệt chi tiết chỉ giới thoát lũ trên tuyến sông Đà, sông Hồng, sông
Đuống;
- Công văn số 6609/UBND-XD ngày 09/8/2011 của UBND Thành phố Hà
Nội về việc triển khai thực hiện Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội;
- Quyết định số 21/2005/QĐ-BXD ngày 22/7/2005 của Bộ trưởng Bộ Xây
dựng về việc ban hành hệ thống ký hiệu bản vẽ đồ án quy hoạch đô thị;
- Quyết định số 03/2008/QĐ-BXD ngày 31/3/2008 của Bộ Xây dựng về việc
Ban hành quy định nội dung thể hiện bản vẽ, thuyết minh đối với Nhiệm vụ và Đồ
án Quy hoạch Xây dựng;
- Văn bản số 523/QHKT-QHC ngày 06/03/2012 của Sở Quy hoạch kiến trúc
về việc thẩm định nhiệm vụ quy hoạch chung đô thị vệ tinh Xuân Mai, đô thị vệ

3

tinh Hòa Lạc, tỷ lệ 1/10.000; quy hoạch phân khu sông Hồng tỷ lệ 1/5.000, thành

phố Hà Nội;
- Văn bản số 43/UBND-QLĐT ngày 11/01/2012 của UBND quận Ba Đình
đóng góp ý kiến cho nhiệm vụ quy hoạch phân khu sông Hồng;
- Văn bản số 174/UBND-QLĐT ngày 06/03/2012 của UBND quận Hoàng
Mai đóng góp ý kiến cho nhiệm vụ quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng;
- Văn bản số 1770/UBND-QLĐT ngày 06/12/2012 của UBND huyện Gia
Lâm đóng góp ý kiến cho nhiệm vụ quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng;
- Văn bản số 1991/UBND-QLĐT ngày 15/12/2011 của UBND quận Long
Biên đóng góp ý kiến cho nhiệm vụ quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng;
- Văn bản số 03/UBND-QLĐT ngày 04/01/2012 của UBND quận Hoàn
Kiếm đóng góp ý kiến cho nhiệm vụ quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng;
- Văn bản số 160/UBND-VP ngày 23/03/2012 của UBND huyện Đan
Phượng đóng góp ý kiến cho nhiệm vụ quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng;
- Văn bản số /UBND-VP ngày / /2012 của UBND quận Tây Hồ đóng
góp ý kiến cho nhiệm vụ quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng;
- Văn bản số /UBND-VP ngày / /2012 của UBND quận Hai Bà Trưng
đóng góp ý kiến cho nhiệm vụ quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng;
- Văn bản số /UBND-VP ngày / /2012 của UBND huyện Từ Liêm đóng
góp ý kiến cho nhiệm vụ quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng;
- Văn bản số /UBND-VP ngày / /2012 của UBND huyện Thanh Trì
đóng góp ý kiến cho nhiệm vụ quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng;
- Văn bản số /UBND-VP ngày / /2012 của UBND huyện Thường Tín
đóng góp ý kiến cho nhiệm vụ quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng;
- Văn bản số /UBND-VP ngày / /2012 của UBND huyện Mê Linh đóng
góp ý kiến cho nhiệm vụ quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng;
- Văn bản số /UBND-VP ngày / /2012 của UBND huyện Đông Anh
đóng góp ý kiến cho nhiệm vụ quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng;
- Quy chuẩn xây dựng Việt Nam và các Tiêu chuẩn, quy phạm về quy hoạch
xây dựng;
2.2. Nguồn tài liệu, số liệu, bản đồ:

- Hồ sơ đồ án Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và
tầm nhìn đến năm 2050, được trích lục về các nội dung, yêu cầu: ranh giới, quy mô
diện tích, dân số, chỉ tiêu sử dụng đất, hạ tầng kỹ thuật, cùng các nguyên tắc kiểm
soát phát triển phân khu đô thị;
- Hồ sơ quy hoạch cơ bản phát triển khu vực sông Hồng đoạn qua Hà Nội;
- Hồ sơ quy hoạch huyện Từ Liêm, tỷ lệ 1/5000 đã được UBND Thành phố
phê duyệt tại các Quyết định số 14/2000/QĐ-UB ngày 14/2/2000 và Quyết định số
61/2003/QĐ-UB ngày 13/5/2003;
- Hồ sơ quy hoạch quận Tây Hồ, tỷ lệ 1/2000 đã được UBND Thành phố phê
duyệt tại các Quyết định số 47/2001/QĐ-UB ngày 29/6/2001 và Quyết định số
1581/QĐ-UB ngày 07/04/2009;
- Hồ sơ quy hoạch quận Ba Đình (phần quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch
giao thông), tỷ lệ 1/2000 đã được UBND Thành phố phê duyệt tại Quyết định số
68/2000/QĐ-UB ngày 14/7/2000;

4

- Hồ sơ quy hoạch quận Hoàn Kiếm (phần quy hoạch sử dụng đất và quy
hoạch giao thông), tỷ lệ 1/2000 đã được UBND Thành phố phê duyệt tại Quyết
định số 96/2000/QĐ-UB ngày 07/11/2000;
- Hồ sơ quy hoạch quận Hai Bà Trưng (phần quy hoạch sử dụng đất và quy
hoạch giao thông), tỷ lệ 1/2000 đã được UBND Thành phố phê duyệt tại Quyết
định số 16/2000/QĐ-UB ngày 14/2/2000;
- Hồ sơ quy hoạch quận Hoàng Mai, tỷ lệ 1/2000 đã được UBND Thành phố
phê duyệt tại các Quyết định số 225/2005/QĐ-UB ngày 16/12/2005 và Quyết định
số 11/2008/QĐ-UB ngày 21/03/2008;
- Hồ sơ quy hoạch huyện Đông Anh, tỷ lệ 1/5000 (Phần quy hoạch sử dụng
đất và quy hoạch giao thông) đã được phê duyệt tại Quyết định số 106/2000/QĐ-
UB ngày 12/12/2000 của UBND TP Hà nội;
- Hồ sơ quy hoạch quận Long Biên, tỷ lệ 1/2000 đã được UBND thành phố

Hà Nội phê duyệt tại Quyết định số 228/2005/QĐ-UB ngày 19/12/2005;
- Hồ sơ quy hoạch chung xây dựng huyện Gia Lâm, tỷ lệ 1/5000 đã được
UBND thành phố Hà Nội phê duyệt tại Quyết định số 47/2009/QĐ-UBND ngày
20/01/2009;
- Hồ sơ quy hoạch chung xây dựng huyện Thanh Trì, tỷ lệ 1/5000 đã được
UBND thành phố Hà Nội phê duyệt tại Quyết định số 49/2009/QĐ-UBND ngày
20/01/2009;
- Hồ sơ quy hoạch chung xây dựng đô thị mới Mê Linh đến năm 2020, tỷ lệ
1/5000 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 208/2004/QĐ-
TTg ngày 13/12/2004;
- Các đồ án, dự án đầu tư xây dựng đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
- Bản đồ đo đạc hiện trạng, tỷ lệ 1/5000;
3. Nội dung nghiên cứu quy hoạch:
3.1. Vị trí, phạm vi ranh giới:
- Phân khu đô thị sông Hồng (đoạn từ cầu Hồng Hà đến cầu Mễ Sở) thuộc địa
giới hành chính các quận (huyện): Đan Phượng, Từ Liêm, Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn
Kiếm, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, Thanh Trì, Thường Tín, Mê Linh, Đông Anh,
Long Biên, Gia Lâm – Hà Nội. Có phạm vi ranh giới như sau:
+ Phía Bắc giáp đê tả ngạn sông Hồng (thuộc các quận (huyện): Mê Linh,
Đông Anh, Long Biên, Gia Lâm).
+ Phía Nam giáp đê hữu ngạn sông Hồng (thuộc các quận (huyện): Đan
Phượng, Từ Liêm, Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai,
Thanh Trì, Thường Tín).
+ Phía Đông giáp cầu Hồng Hà.
+ Phía Tây giáp cầu Mễ Sở.
3.2. Quy mô nghiên cứu quy hoạch:
- Quy mô diện tích đất khoảng: 11.513 ha.
- Quy mô đo đạc khoảng: 12.000 ha (bao gồm cả phần đo mở rộng)
- Quy mô dân số khoảng: 130 ÷ 168 nghìn người.
(Ranh giới, diện tích, dân số sẽ được xác định cụ thể trong quá trình nghiên

cứu lập quy hoạch phân khu, phù hợp với Đồ án Quy hoạch chung xây dựng Thủ

5

đô Hà Nội đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1259/QĐ-
TTg ngày 26/7/2011).
3.3. Tính chất và chức năng khu vực:
- Là khu vực đặc thù, phải tuân thủ các yêu cầu của Luật đê điều:
Đoạn sông có hệ thống đê tiêu chuẩn cấp đặc biệt để ổn định dòng chảy,
chống ngập lụt; chỉnh trị lòng dẫn để tăng khả năng tiêu thoát lũ kết hợp cải tạo
giao thông đường thủy để liên kết với mạng lưới vùng, toàn quốc.
- Là trục cảnh quan trung tâm của Thủ đô, là nơi bố trí các công viên, công
trình văn hóa, giải trí lớn để tổ chức những sự kiện có ý nghĩa của Thủ đô
- Là khu vực cải tạo chỉnh trang, tái thiết hệ thống dân cư hiện hữu, bảo tồn
các công trình di tích, kiến trúc có giá trị lịch sử, kết hợp khai thác quỹ đất phát
triển mới tạo lập bộ mặt đô thị hai bên sông.
- Là khu vực dự kiến phát triển hệ thống đường ven sông; cầu, hầm nối kết
đô thị hai bên sông, tạo điều kiện và động lực phát triển cho khu vực.
3.4. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chính:
a. Các chỉ tiêu sử dụng đất:
Đất xây dựng đô thị khoảng: 70 – 120

m
2
đất/người
Trong đó


- Đất dân dụng: 25 – 80


m
2
đất/người
+ Đất đơn vị ở: 15 – 50

m
2
đất/người
+ Đất công trình công cộng: ≥ 2,4 – 5

m
2
đất/người
+ Đất cây xanh (hồ cảnh quan), TDTT: ≥ 2,3 – 12

m
2
đất/người
+ Đất giao thông:



./ Đường giao thông

(đến đường cấp khu vực,
một số khu vực xem xét khả năng tính toán đến
đường cấp phân khu vực ≥13m, 2-3 làn xe)
:

≥ 13


% (*)
./ Bãi đỗ xe: ≥ 1-2

m
2
đất/người
b. Các chỉ tiêu hạ tầng xã hội: Tuân thủ Quy chuẩn Xây dựng Việt Nam
c. Các chỉ tiêu hạ tầng kỹ thuật:
- Mật độ mạng lưới đường: 2,5÷5

km/km
2
(tính đến đường khu vực) (*)
- Tỷ lệ đất giao thông ≥13

% (tính đến đường khu vực)
- Dùng nước sinh hoạt: ≥ 200

Lít/người-ngày,đêm
- Cấp điện sinh hoạt ≥ 0,8

KW/người
- Thông tin liên lạc: 2

Máy / hộ
- Nước thải sinh hoạt:

Bằng chỉ tiêu cấp nước
- Chất thải rắn sinh hoạt 1,3


Kg/người-ngày.
Ghi chú:
+ (*) Khu vực hai bên sông Hồng do là khu vực đặc thù, nằm ngoài đê, có
nhiều khu vực có bề rộng hẹp rất khó khăn trong việc bố trí đảm bảo đủ mật độ
đường giao thông, trong giai đoạn nghiên cứu có thể xem xét giảm mật độ mạng
lưới đường theo quy chuẩn.
+ Nghiên cứu, đề xuất các vị trí bố trí các bãi đỗ xe cao tầng hỗ trợ cho các
khu vực trong đê (khu vực bở hữu sông Hồng, từ cầu Thăng Long tới cầu Thanh
Trì)

6

+ Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật cơ bản sẽ được điều chỉnh cụ thể trong quá
trình nghiên cứu, phù hợp với Đồ án Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm
2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
3.5. Các yêu cầu và nguyên tắc cơ bản của quy hoạch: Cụ thể hóa nghiên cứu về
quy hoạch cơ bản sông Hồng, những kiến nghị của đồ án quy hoạch chung
a. Các yêu cầu về nội dung chính cần phải nghiên cứu:
- Phân tích đánh giá nhận dạng đặc điểm tự nhiên (đặc biệt quy hoạch về
thủy lợi, thủy văn, khả năng tiêu thoát lũ…), hiện trạng theo phương pháp SWOT
(thuận lợi, khó khăn, cơ hội, thách thức), trên cơ sở số liệu thống kê tổng hợp và
các số liệu thu thập về: dân cư; sử dụng đất (xác định bởi đường phân khu vực); hạ
tầng xã hội; kiến trúc cảnh quan; hạ tầng kỹ thuật và các quy định của Quy hoạch
chung có liên quan đến khu vực quy hoạch và các đồ án, dự án xây dựng đã được
cấp thẩm quyền phê duyệt.
- Đối với quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất:
+ Xác định chức năng, chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch đô thị, hạ tầng xã hội
và hạ tầng kỹ thuật cho phân khu đô thị: quy mô dân số; diện tích và tiêu chuẩn đối
với các chức năng sử dụng đất; chỉ tiêu sử dụng đất, các chỉ tiêu khống chế về mật

độ xây dựng, tầng cao tối thiểu, tối đa cho phân khu đô thị Xác định vị trí, quy
mô các công trình ngầm (nếu có).
+ Đề xuất các giải pháp trên nguyên tắc: ưu tiên quỹ đất khai thác dọc hai
bên sông cho mục đích tái định cư tại chỗ và các công trình công cộng phục vụ đô
thị, hạn chế tăng thêm dân vào quỹ đất 2 bên sông.
- Đối với quy hoạch không gian, kiến trúc cảnh quan và thiết kế đô thị:
+ Xác định nguyên tắc, yêu cầu và tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan
đối với từng khu chức năng, trục đường chính, khu vực không gian mở, khu vực
điểm nhấn, các khu vực trọng tâm, khu trung tâm
+ Cần nghiên cứu tổng thể về tổ chức không gian trên toàn tuyến sông, mối
liên hệ với khu vực đô thị 2 bên sông nhằm tạo lập và xây dựng hình ảnh đô thị đối
với khu vực phía Bắc và phía Nam sông Hồng
+ Thiết lập trục không gian cảnh quan sông Hồng gắn với trục Hồ Tây - Cổ
Loa nhằm tạo thành trọng tâm bố cục không gian cho đô thị trung tâm.
- Xác định nguyên tắc, yêu cầu và tổ chức hệ thống hạ tầng kỹ thuật, gồm:
+ Tuyến thoát lũ và đê điều:
Tuân thủ Quyết định 959/QĐ-UBND ngày 28/2/2011 của UBND Thành phố
Hà Nội về việc phê duyệt chi tiết chỉ giới thoát lũ trên tuyến sông Đà, sông Hồng,
sông Đuống;
Đề xuất phương án cải tạo để đảm bảo an toàn tuyệt đối về lũ sông Hồng cho
đoạn tuyến, kết hợp cải tạo để đảm bảo giao thông đường thủy phù hợp với Quyết
định số 92/2007/QĐ-TTg ngày 21/6/2007 của Thủ tướng Chính phủ.
Đề xuất xây dựng, nâng cấp, cải tạo hệ thống đê hiện có; thiết lập mới một
số đoạn đê theo tiêu chuẩn đặc biệt để ổn định dòng chảy, chống ngập lụt
Xác định các khu vực tiêu thoát lũ, ngập lụt theo chu kỳ, từ đó đề xuất các
giải pháp quy hoạch hợp lý, khả thi đối với các khu vực dân cư hiện hữu nằm trong
khu vực hành lang thoát lũ.
+ Giao thông: Xác định mạng lưới giao thông, cảng sông, mặt cắt ngang
đường; chỉ giới đường đỏ, quy định chỉ giới xây dựng hành lang thoát lũ, hành


7

lang bảo vệ các công trình HTKT (tuyến điện cao thế, đê, kè, đập, công trình
thủy lợi, cầu, đường ) Cụ thể hóa quy hoạch chung về vị trí, quy mô cầu,
hầm qua sông, bến, bãi đỗ xe (trên cao, mặt đất); tuyến điện tàu điện ngầm; hệ
thống cảng trên sông.
+ Chuẩn bị kỹ thuật và thoát nước mưa: Lựa chọn và xác định cao độ xây
dựng phù hợp với quy hoạch chung; quy hoạch hệ thống mạng lưới các công trình
thoát nước cho khu vực cũng như của Thành phố; đề xuất các giải pháp chuẩn bị kỹ
thuật đối với các phương án lũ của sông Hồng và của biến đổi khí hậu; tính toán
khối lượng đào đắp sơ bộ; vị trí, quy mô các công trình đê, kè (nếu có).
+ Cấp nước: Xác định nhu cầu dùng nước và nguồn cấp nước; vị trí, quy mô,
mạng lưới đường ống cấp nước và các thông số kỹ thuật.
+ Thoát nước thải và vệ sinh môi trường: Xác định tổng lượng nước thải và
rác thải; mạng lưới thoát nước; vị trí, quy mô các công trình xử lý nước thải, chất
thải rắn (nếu có). Đề xuất các giải pháp thoát nước thải phù hợp với từng khu vực.
+ Cấp điện: Xác định nhu cầu sử dụng và nguồn cung cấp năng lượng; vị trí,
quy mô các trạm điện phân phối; mạng lưới đường dây trung thế, nguyên tắc thiết
kế hệ thống chiếu sáng đô thị.
+ Thông tin liên lạc: Xác định nhu cầu và mạng lưới.
- Xác định chương trình đầu tư ưu tiên, dự án chiến lược.
- Đánh giá tác động môi trường chiến lược:
+ Xác định các vấn đề môi trường chính: chất lượng không khí, tiếng ồn, đất,
nước, cây xanh, nước ngầm, vệ sinh môi trường, điều kiện xã hội của khu vực
+ Đánh giá diễn biến môi trường khu vực, dự báo, so sánh các tác động môi
trường của các phương án quy hoạch trên cơ sở mật độ xây dựng, quy hoạch sử
dụng đất, bố trí các khu chức năng.
+ Tổng hợp, xếp thứ tự ưu tiên các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu, cải
thiện các vấn đề môi trường trong đồ án quy hoạch, đề xuất các khoảng cách ly bảo
vệ môi trường cho các khu chức năng, các khu vực cấm xây dựng. Giải pháp đảm

bảo an toàn cho dân cư, các công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật trong trường hợp
có lũ.
b. Các yêu cầu về nội dung dự thảo quy định quản lý theo đồ án quy
hoạch phân khu:
- Quy định chung: Xác định đối tượng áp dụng, phân công quản lý thực hiện;
ranh giới, quy mô diện tích, tính chất, dân số khu vực lập quy hoạch; quy định
chung về hạ tầng xã hội (các đơn vị ở; nhóm nhà ở; trung tâm hành chính, công
cộng; y tế; giáo dục đào tạo; TDTT; thương mại dịch vụ; công viên cây xanh…);
các quy định chủ yếu về kết nối giữa hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong khu vực với
hệ thống hạ tầng kỹ thuật chung của đô thị.
- Quy định cụ thể: Ranh giới, quy mô diện tích, quy định về mật độ dân cư,
chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch đô thị, nguyên tắc kiểm soát phát triển, quản lý về
không gian, kiến trúc; yêu cầu hạ tầng kỹ thuật đối với từng đơn vị ở, từng khu
chức năng; quy định chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng, cốt xây dựng và các yêu
cầu về kỹ thuật đối với từng tuyến đường; phạm vi bảo vệ, hành lang an toàn công
trình hạ tầng kỹ thuật và công trình ngầm (nếu có); quy định về nguyên tắc tổ chức
không gian, kiến trúc, cảnh quan đối với trục đường chính, không gian mở, điểm
nhấn, công viên cây xanh, hồ điều hòa.

8

(Các quy định sẽ xem xét để có thể áp dụng hữu hiệu, với giải pháp và lộ
trình hợp lý đối với các khu vực dân cư hiện hữu nằm trong hành lang thoát lũ)
4. Hồ sơ sản phẩm và dự toán kinh phí:
4.1. Hồ sơ sản phẩm:
Hồ sơ sản phẩm quy hoạch được lập trên cơ sở Nghị định 37/2010/NĐ-CP;
Thông tư 10/2010/TT-BXD.
a. Mức độ thể hiện: quy cách, nội dung thể hiện hồ sơ đồ án quy hoạch phân
khu tỷ lệ 1/5.000, đến đường phân khu vực, đơn vị ở.
b. Thành phần và nội dung hồ sơ bản vẽ

TT

Tên sản phẩm
Ký hiệu
bản vẽ
Tỷ lệ
bản vẽ
1 Sơ đồ vị trí và giới hạn khu đất QH-01 1/10.000

2
Bản đồ hiện trạng kiến trúc cảnh quan và đánh giá đất
xây dựng.
QH-02 1/5.000

3
Các bản đồ hiện trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật và bảo
vệ môi trường
QH-03 1/5.000

4 Bản đồ quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất QH-04 1/5.000

5 Sơ đồ tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan QH-05 1/5.000

6
Bản đồ quy hoạch giao thông và chỉ giới đường đỏ, chỉ
giới xây dựng
QH-06 1/5.000

6.1


Bản đồ quy hoạch giao thông QH-06A

1/5.000

6.2

Bản đồ chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng và hành
lang bảo vệ các công trình HTKT
QH-07B

1/5.000

7 Các bản đồ quy hoạch hệ thống HTKT và môi trường:

7.1

Bản đồ quy hoạch chuẩn bị kỹ thuật. QH-07A

1/5.000

7.2

Bản đồ quy hoạch cấp nước QH-07B

1/5.000

7.3

Bản đồ quy hoạch thoát nước thải, xử lý chất thải rắn QH-07C


1/5.000

7.4

Bản đồ quy hoạch cấp điện và chiếu sáng công cộng đô thị

QH-07D

1/5.000

7.5

Bản đồ quy hoạch thông tin liên lạc QH-07E

1/5.000

8 Bản đồ tổng hợp đường dây đường ống kỹ thuật QH-08 1/5.000

9 Bản đồ đánh giá môi trường chiến lược QH-09 1/5.000

10
Thuyết minh tổng hợp, tóm tắt, dự thảo tờ trình, Quyế
t
định phê duyệt, Quy định quản lý theo đồ án quy hoạ
ch
phân khu.

Ghi chú: - Nội dung quy hoạch không gian xây dựng ngầm đô thị là 1 thành phần
nằm trong bản vẽ "Quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất” QH04.
- Nội dung thiết kế đô thị là thành phần nằm trong bản vẽ "Sơ đồ tổ chức

không gian kiến trúc - cảnh quan” QH05.
4.2. Dự toán kinh phí:
Kinh phí đo đạc và lập quy hoạch được thực hiện theo các văn bản quy định
hiện hành: kinh phí lập quy hoạch theo Thông tư 17/2010/TT-BXD ngày
20/09/2010 của Bộ Xây dựng, kinh phí đo đạc theo dự toán được cấp thẩm quyền
thẩm định - phê duyệt.


9

5. Tiến độ thực hiện:
- Thực hiện từ khi có đầy đủ cơ sở pháp lý theo đúng quy định gồm: các văn
bản giấy tờ có liên quan, bản đồ đo đạc hiện trạng đủ điều kiện, tỷ lệ 1/5.000 và
nhiệm vụ quy hoạch được cấp thẩm quyền phê duyệt.
- Thời gian hoàn thành: theo yêu cầu quản lý của Thành phố Hà Nội (tối
đa 9 tháng).
6. Tổ chức thực hiện:
- Cơ quan tổ chức lập quy hoạch: UBND Thành phố Hà Nội.
- Cơ quan lập NVQH, ĐAQHPK: Viện Quy hoạch Xây dựng Hà Nội.
- Cơ quan thẩm định và trình duyệt: Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội.
- Cơ quan phê duyệt NVQH và Đồ án QHPK: UBND Thành phố Hà Nội.




CƠ QUAN LẬP NHIỆM VỤ QUY HOẠCH
VIỆN QUY HOẠCH XÂY DỰNG HÀ NỘI

KT.VIỆN TRƯỞNG
PHÓ VIỆN TRƯỞNG







Bùi Xuân Tùng


CƠ QUAN THẨM ĐỊNH, TRÌNH DUYỆT
SỞ QUY HOẠCH KIẾN TRÚC HÀ NỘI
Xác nhận nội dung Nhiệm vụ Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng
(đoạn từ cầu Hồng Hà đến cầu Mễ Sở), tỷ lệ 1/5.000
Kèm theo Tờ trình số:……… /TTr-QHKT
KT. GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC






Dương Đức Tuấn

10

×