Tải bản đầy đủ (.docx) (41 trang)

Thực trạng cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách Xã hội Tỉnh Đắk Nông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (346.04 KB, 41 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm qua với đường lối chiến lượt phát triển nền kinh tế,
Đảng và Nhà nước ta đã xác định: Xây dựng chủ nghĩa xã hội nhằm mục tiêu
“Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh”. Ngày nay Việt
nam đã hòa nhập với thế giới, tạo điều kiện cho nền kinh tế trong nước phát
triển nhưng còn phải đối mặt với nhiều thách thức lớn. Nền kinh tế Việt nam
kể từ khi chuyển đổi cơ chế tập trung sang cơ chế thị trường, tiến hành đổi
mới, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh đi đôi với công tác xóa đói giảm
nghèo, thực hiện công bằng xã hội hạn chế sự phân hóa giàu nghèo giữa các
tầng lớp dân cư, giữa các vùng. Phương hướng phát triển của nước ta là phát
huy nội lực, đẩy mạnh thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.Đưa
nông nghiệp, nông thôn tiến lên một bước mới, bảo đảm cho nền kinh tế phát
triển liên tục, bền vững.
Đói nghèo không chỉ là mối lo của từng cá nhân, mà là mối lo chung
của toàn xã hội. Để thực hiện mục tiêu xóa đói, giảm hộ nghèo theo các chủ
trương và chính sách của Đảng và Nhà nước thì vai trò của Ngân hàng Chính
sách Xã hội (NHCSXH) nói chung, trong đó NHCSXH Tỉnh Đắk Nông nói
riêng là một bộ phận góp phần quan trọng vào việc đầu tư tín dụng ưu đãi tiếp
sức cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác vay vốn, phát triển sản
xuất, kinh doanh, dịch vụ góp phần phát triển kinh tế trên địa bàn huyện. Tạo
cơ hội cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác làm quen, mạnh dạn
tiếp cận với các dịch vụ trong cơ chế thị trường, trong đó “tín dụng ưu đãi” hộ
nghèo và các đối tượng chính sách khác của NHCSXH là kênh vốn ưu đãi
phục vụ những khách hàng là những hộ nghèo và các đối tượng chính sách
khác thiếu vốn, có điều kiện tổ chức sản xuất kinh doanh, đảm bảo tăng thu
nhập, và sẽ thoát nghèo cải thiện đời sống cùng vươn lên trong cộng đồng, tạo
sự công bằng và văn minh xã hội. Đó là lý do em chọn đề tài “Thực trạng
cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách Xã hội Tỉnh Đắk Nông” làm
đề án chuyên ngành.
Trong thời gian thực tập, em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của
toàn thể lãnh đạo, cán bộ, nhân viên Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh Đắk


Nông đã giúp em tìm hiểu, thu thập thông tin tại Ngân hàng và các nghiệp vụ
tín dụng áp dụng. Cảm ơn Cô ThS. Đặng Thị Thơi và các thầy cô trong Khoa
TCNH & QTKD trường Đại học Quy Nhơn đã giúp em hoàn thành tốt đề án
chuyên ngành này. Tuy nhiên do thời gian có hạn cũng như chỉ mới nhận thức
vấn đề trên lý thuyết, còn thiếu kinh nghiệm thực tế. Vì vậy bài luận không
tránh khỏi những khiếm khuyết, sai sót nhất định. Em rất mong nhận được sự
phê bình và góp ý kiến từ quý thầy cô, các anh chị trong NHCSXH Tỉnh Đắk
Nông.
Xin chân thành cảm ơn!
Đắk Nông, Ngày 22 tháng 11 năm 2014
Sinh viên thực tập
Đặng Quốc Thắng
CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG CHO VAY HỘ NGHÈO TẠI NGÂN
HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH ĐẮK NÔNG
1.1. TÌNH HÌNH ĐÓI NGHÈO TẠI TỈNH ĐẮK NÔNG VÀ KHÁI QUÁT
VỀ NHCSXH TỈNH ĐẮK NÔNG
1.1.1. Tình hình đói nghèo tại Tỉnh Đắk Nông
Đắk Nông có khá đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, trình độ
dân trí, ý thức thoát nghèo của đồng bào chưa cao… nên đời sống của đồng
bào còn gặp nhiều khó khăn. Đây là thực trạng đáng quan tâm đối với công
tác xóa đói giảm nghèo ở Đắk Nông hiện nay.
Theo báo cáo mới nhất của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh
Đắk Nông về kết quả tổng điều tra hộ nghèo theo chuẩn mới, cuối năm 2010,
tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh chiếm 29,25%, đến cuối năm 2011 là 26,8%, năm là
2012: 23,25%, năm 2013 là 21,12%. Ông Y’Long Niê - Phó Giám đốc Sở Lao
động, Thương binh và Xã hội tỉnh Đắk Nông cho biết, đến nay, tại Đắk Nông
còn 2 huyện là Tuy Đức và Đắk Glong có tỷ lệ hộ nghèo trên
35%, 19 xã nghèo có tỷ lệ trên 25%; hộ nghèo dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm
42,40% trên tổng số hộ DTTS, trong đó, hộ đồng bào DTTS tại chỗ chiếm tỷ
lệ 58,96% trên tổng số hộ đồng bào DTTS tại chỗ của tỉnh. Mặc dù các tỷ lệ

hộ nghèo còn khá cao so với cả nước, thế nhưng, có thể nói, trong những năm
qua, Đắk Nông đã rất quan tâm đến công tác xóa đói giảm nghèo, luôn coi
đây là một trong những công tác trọng tâm; nỗ lực để tỷ lệ hộ nghèo giảm dần
qua các năm. Ngoài nguồn vốn của Nhà nước, Đắk Nông đã huy động được
nhiều nguồn lực hỗ trợ từ các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp đầu tư cho
những vùng khó khăn, vùng có đông đồng bào DTTS. Đặc biệt, với nguồn
vốn đầu tư của Chính phủ từ Chương trình 134, 135 đã tác động một cách tích
cực và mang lại nhiều kết quả rất khả quan. Trong đó, riêng Chương trình 135
(giai đoạn 2) với tổng số vốn trên 130 tỷ đồng, các huyện trong tỉnh đã đầu tư
xây dựng hàng trăm công trình giao thông, trường học, nhà văn hóa cộng
đồng, thủy lợi, nước sạch, trạm y tế Nhờ đó, đến nay, đã có gần 90% xã có
đường nhựa đến trung tâm; trên 80% số hộ dân đã sử dụng điện sinh hoạt,
100% xã có trường lớp kiên cố, không còn trường tranh vách nứa, không còn
tình trạng học 3 ca Thông qua nguồn vốn đầu tư của Chương trình 134,
nhiều xã nghèo của tỉnh Đắc Nông đã tập trung đầu tư cho sản xuất, nhất là hỗ
3
trợ các hộ dân về vốn, tư liệu và kinh nghiệm, phương thức canh tác, sản xuất.
Bên cạnh đó, Ban chỉ đạo xóa đói giảm nghèo các huyện trong tỉnh cũng đã
đề ra các chương trình hỗ trợ cho bà con như: Đào tạo nghề, hướng dẫn, tập
huấn kỹ thuật thâm canh, tăng cao năng suất; chuyển giao công nghệ, giới
thiệu các mô hình làm kinh tế, giống cây trồng, con vật nuôi có giá trị kinh tế
cao; có kế hoạch và phát triển các tiêu chí xây dựng nông thôn mới đạt hiệu
quả, Cuộc sống ở nông thôn vùng sâu, vùng xa ngày càng hiện đại, tạo nên
sự tin tưởng, phấn khởi và đồng thuận cao trong sinh hoạt cộng đồng, đồng
thời tăng cường ý thức xây dựng nông thôn mới. Ngoài ra, thông qua nhiều
nguồn vốn khác nhau, chính quyền các cấp tỉnh Đắk Nông cũng đã hỗ trợ, tạo
điều kiện để người nghèo trên địa bàn tiếp cận xóa đói giảm nghèo. Riêng chi
nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội Đắk Nông đã có chương trình hỗ trợ đặc
biệt cho bà con DTTS có hoàn cảnh khó khăn, cho vay không lãi suất trong
vòng 5 năm để bà con yên tâm sản xuất vươn lên thoát nghèo bền vững; các

ngân hàng thương mại cũng đã kịp thời xây dựng mối liên kết với nông dân
trong sản xuất các mặt hàng nông sản, thế mạnh của địa phương như: Cà phê,
cao su, hồ tiêu… Nhờ đó, các hộ nghèo có cơ hội thoát nghèo và vươn lên
trong cuộc sống.
1.1.2. Khái quát về NHCSXH Tỉnh Đắk Nông, chức năng, nhiệm vụ cơ
bản của bộ phận quản lý
NHCSXH tỉnh Đắk Nông được thành lập và đi vào hoạt động từ tháng
4 năm 2004 theo Quyết định số 92/QĐ-HĐQT của Chủ tịch HĐQT NHCSXH
Việt Nam. Ngay từ khi mới thành lập được sự quan tâm chỉ đạo của Chủ tịch
HĐQT, NHCSXH Việt Nam, HĐND, UBND tỉnh, NHCSXH tỉnh Đắk Nông
đã nhanh chóng ổn định nhân sự hoạt động ngày càng hiệu quả, đáp ứng được
nhu cầu cần vốn của người dân.
Tên đầy đủ: NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH ĐẮK NÔNG
Địa chỉ: Đường Lê Duẩn, Phường Nghĩa Tân, Thị Xã Gia Nghĩa Tỉnh
Đắk Nông.
Điện thoại: (05013).544.673 - Fax: (05013).544.673
Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) được thành lập theo Quyết
định số 131/2002/QĐ-TTg ngày 04 tháng 10 năm 2002 của Thủ tướng Chính
phủ nhằm tách tín dụng chính sách ra khỏi tín dụng thương mại trên cơ sở tổ
4
chức lại Ngân Phục vụ người nghèo. Đây là sự nỗ lực rất lớn của Chính phủ
Việt hàng Nam trong việc cơ cấu lại hệ thống ngân hàng nhằm thực hiện
chương trình mục tiêu quốc gia và cam kết trước cộng đồng quốc tế về "xóa
đói giảm nghèo".
Mặt trái của sự phát triển cũng ngày càng bức xúc, như khoảng cách
giàu nghèo ngày càng tăng; sự tụt hậu ngày càng lớn giữa khu vực nông thôn
và thành thị, giữa miền núi và đồng bằng; tình trạng thiếu việc làm nghiêm
trọng; tình trạng ô nhiễm môi trường và lãng phí tài nguyên đất nước.v.v
Hàng triệu hộ nghèo hiện nay ở Việt Nam, đặc biệt là hộ nghèo ở vùng sâu,
vùng xa không được hưởng những thành quả của sự phát triển. Họ đang bơ

vơ, lạc lõng trước sự hội nhập toàn cầu và ánh sáng của thế giới văn minh.
Những yếu kém trên là nguyên nhân mất ổn định về xã hội- chính trị, là nỗi
đau của một xã hội đang phấn đấuvì lý tưởng dân giàu, nước mạnh xã hội
công bằng- dân chủ- văn minh.
Vì vậy, việc thiết lập một loại hình NHCSXH cho mục tiêu XĐGN là
một tất yếu khách quan cho quá trình phát triển và hội nhập quốc tế của Việt
Nam.
Ngày 04/10/2002, Chính phủ đã ban hành nghị định số 78/ NĐ-CP về
tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác nhằm sử dụng
các nguồn lực tài chính do Nhà nước huy động để cho người nghèo và các đối
tượng chính sách khác cần vay vốn để giải quyết việc làm, phục vụ SXKD,
cải thiện đời sống, góp phần thục hiện mục tiêu XĐGN, ổn định xã hội.
NHCSXH là ngân hàng được thành lập theo quyết định 131/2002/QĐ-
TTg ngày 04/10/2002 của thủ tướng chính phủ việt nam nhằm tách tín dụng
chính sách ra khỏi tín dụng thương mại trên cơ sở tổ chức lại ngân hàng phục
vụ người nghèo.
Sự ra đời của NHCSXH tạo điều kiện cho người nghèo tiếp cận được
các chủ trương, chính sách của đảng và nhà nước, hộ nghèo và các đối tượng
chính sách có điều kiện gần gũi với các cơ quan công quyền ở địa phương,
giúp các cơ quan này gần dân và hiểu dân hơn
NHCSXH là một tổ chức tín dụng hoạt động không vì mục tiêu lợi
nhuận, được nhà nước bảo đảm khả năng thanh toán, có bộ máy quản lí và
điều hành thống nhất phạm vi cả nước,là một pháp nhân, có vốn điều lệ ban
5
đầu là 5 nghìn tỷ đồng, có con dấu, có tài sản và hệ thống giao dịch từ trung
ương đến địa phương.đồng và được cấp bổ sung phù hợp với yêu cầu hoạt
động từng thời kỳ. Thời hạn hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội là
99 năm. NHCSXH được Nhà nước đảm bảo khả năng thanh toán; tỷ lệ dự trữ
bắt buộc bằng 0% (không phần trăm); không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi;
được miễn thuế và các khoản phải nộp vào ngân sách Nhà nước.

Bộ máy quản trị của Ngân hàng Chính sách xã hội bao gồm: Hội đồng
quản trị tại Trung ương, 63 Ban đại diện hội đồng quản trị cấp tỉnh, thành phố
và hơn 660 Ban đại diện Hội đồng quản trị cấp quận, huyện.
Việc thành lập và đi vào hoạt động của NHCSXH đã phần nào thể hiện
được trách nhiệm của Đảng và Nhà nước đối với những người thuộc diện
chính sách xã hội, đối với sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực có tri thức và tay
nghề cao, với bộ phận dân nghèo ở vùng sâu, vùng xa, giảm tỷ lệ thất nghiệm
ở thành thị và nâng cao tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn.
Sơ đồ 1.1. Cơ cấu tổ chức của NHCSXH tỉnh Đắk Nông
Nguồn: Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Đắk Nông.
Ghi chú: Quan hệ chỉ đạo trực tiếp
Quan hệ phối hợp
6
BAN GIÁM ĐỐC
CÁC PHÒNG TẠI
TỈNH
CÁC PHÒNG GIAO
DỊCH
P. KẾ
HOẠCH
NGHIỆP
VỤ
P. KIỂM
TOÁN NỘI
BỘ
BAN GIÁM
ĐỐC
P. HÀNH
CHÍNH TỔ
CHỨC

TỔ KẾ
HOẠCH
TỔ KẾ
TOÁN
P. TIN
HỌC
P. KẾ
TOÁN
NGÂN
QUỸ
 Chức năng, nhiệm vụ cơ bản của bộ phận quản lý
 Giám Đốc:Ông Trần Mốt
Trực tiếp điều hành nhiệm vụ của Chi, tham mưu cho Ban đại diện
Hội đồng quản trị về: huy động các nguồn lực ở địa phương để tăng nguồn
vốn cho vay phục vụ các chương trình phát triển kinh tế - xã hội trên địa
bàn; tổ chức triển khai thực hiện các nghị quyết, quyết định của Hội đồng
quản trị. Giúp việc Ban đại diện Hội đồng quản trị theo quy định tại Quy
chế hoạt động của Ban đại diện Hội đồng quản trị.
Ban hành các quy định về chức năng, nhiệm vụ của các phòng nghiệp
vụ; nội quy lao động, làm việc, tiếp khách của cán bộ viên chức Chi nhánh
Ngân hàng Chính sách xã hội.
Lập đề án trình cấp có thẩm quyền quyết định thành lập, sát nhập, giải
thể các Chi nhánh, Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội cấp huyện.
Trình Tổng Giám đốc bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động các chức danh
Phó Giám đốc, Trưởng phòng Kế toán Ngân quỹ, Trưởng phòng Kiểm tra
kiểm toán nội bộ Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội.
Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động Trưởng phòng Kế hoạch
nghiệp vụ tín dụng, Trưởng phòng Hành chính - Tổ chức và các Phó trưởng
phòng của Chi nhánh.
Quyết định việc ký kết hợp đồng tuyển dụng lao động trong phạm vi

chỉ tiêu định biên lao động được duyệt.
Bố trí, phân công công tác, nhận xét, đánh giá, nâng lương, khen
thưởng, kỷ luật và thực hiện chính sách, chế độ đối với cán bộ, viên chức
của Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội, trừ cán bộ có mức lương ở
ngạch kinh tế viên cấp III trở lên và các chức danh thuộc diện Tổng giám
đốc Ngân hàng Chính sách xã hội quản lý.
Cử cán bộ viên chức tham dự các khoá đào tạo do Trung tâm đào tạo
Ngân hàng Chính sách xã hội tổ chức.
Ký hợp đồng nhận vốn ủy thác, hợp đồng uỷ thác cho vay và các hợp
đồng khác liên quan đến hoạt động Ngân hàng Chính sách xã hội theo quy định
của pháp luật.
7
Đại diện theo uỷ quyền của Tổng giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội
tham gia khởi kiện, tranh tụng trước toà án để giải quyết các tranh chấp có liên
quan đến hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội trên địa bàn.
Thực hiện việc quản lý tiền lương, tiền thưởng, phúc lợi và các chế độ
phụ cấp, trợ cấp đối với người lao động theo quy định của Tổng Giám đốc.
Nhiệm vụ khác theo uỷ quyền của Tổng Giám đốc.
 Các Phó Giám Đốc:ÔngBùi Đăng Khoa và Ông Nguyễn Tiến Hà
Chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch và các giải pháp thực hiện
những công việc trong phạm vi được phân công.
Trực tiếp chỉ đạo, điều hành một số lĩnh vực nghiệp vụ của Chi nhánh
Ngân hàng Chính sách xã hội theo sự phân công của Giám đốc, chịu trách
nhiệm trước Giám đốc, trước pháp luật về các quyết định của mình.
Thay mặt Giám đốc điều hành một số công việc theo uỷ quyền khi Giám
đốc vắng mặt và báo cáo kết quả công việc khi Giám đốc có mặt tại đơn vị.
Ký các văn bản chỉ đạo và hướng dẫn nghiệp vụ thuộc phạm vi được
Giám đốc phân công phụ trách. Các văn bản do Phó Giám đốc ký phải gửi
cho Giám đốc.
Nhận xét, đánh giá đối với các cán bộ thuộc mình trực tiếp phụ trách

liên quan đến công tác bổ nhiệm, miễn nhiệm, nâng lương, thi đua, khen
thưởng, kỷ luật cán bộ.
Thực hiện nhiệm vụ khác do Giám đốc uỷ quyền.
 Nhiệm vụ của phòng Kế hoạch – Nghiệp vụ
Nghiên cứu, đề xuất chiến lược khách hàng, chiến lược huy động vốn
tại địa phương. Xây dựng kế hoạch kinh doanh ngắn hạn, trung hạn và dài
hạn theo định hướng kinh doanh của Ngân hàng chính sách xã hội.
Tổng hợp, theo dõi các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh và quyết toán kế
hoạch đến các chi nhánh NHCS trên địa bàn.
Cân đối nguồn vốn, sử dụng vốn và điều hoà vốn kinh doanh đối với
các chi nhánh NHCS trên địa bàn.
Tổng hợp, phân tích hoạt động kinh doanh quý, năm. Dự thảo báo cáo
sơ kết, tổng kết. Là đầu mối thực hiện thông tin phòng ngừa rủi ro và xử lý
rủi ro tín dụng. Tổng hợp, báo cáo chuyên đề theo quy định.
Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ban Giám đốc chi nhánh giao.
8
 Nhiệm vụ của phòng Kế toán – Ngân quỹ
Trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê và thanh toán theo quy
định của ngành.
Tổng hợp, lưu trữ hồ sơ tài liệu về hạch toán, kế toán, quyết toán và
các báo cáo theo quy định.
Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu, chi, tài chính,
quỹ tiền lương đối với các chi nhánh trên địa bàn trình NHCS cấp trên phê duyệt.
Thực hiện các khoản nộp Ngân sách Nhà nước theo luật định.
Thực hiện nghiệp vụ thanh toán trong và ngoài nước.
Chấp hành quy định về an toàn kho quỹ và định mức tồn theo quy định.
Quản lý, sử dụng thiết bị thông tin, điện toán phục vụ nghiệp vụ kinh
doanh theo quy định của NHCS.
Chấp hành chế độ báo cáo và kiểm tra chuyên đề.
Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc chi nhánh NHCS giao.

 Nhiệm vụ của phòng Tin học
Tổng hợp, thống kê và lưu trữ số liệu thông tin liên quan đến hoạt
động của chi nhánh.
Xử lý các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến hạch toán kế toán, kế toán
thống kê, hạch toán nghiệp vụ và tín dụng và các hoạt động khác phục vụ
cho hoạt động kinh doanh.
Chấp hành chế độ báo cáo, thống kê và cung cấp số liệu, thông tin
theo quy định.
Quản lý, bảo dưỡng và sửa chữa máy móc, thiết bị tin học.
Thực hiện các nhiệm vụ khác được Giám đốc chi nhánh giao.
 Nhiệm vụ của phòng Hành chính – Tổ chức
Xây dựng chương trình công tác hàng tháng, quý của chi nhánh và có
trách nhiệm thường xuyên đôn đốc việc thực hiện chương trình đã được
Giám đốc chi nhánh NHCS phê duyệt.
Xây dựng và triển khai chương trình giao ban nội bộ chi nhánh và
các chi nhánh NHCS trực thuộc trên địa bàn. Trực tiếp làm thư ký tổng
hợp cho Giám đốc tỉnh.
9
Tư vấn pháp chế trong việc thực thi các nhiệm vụ cụ thể về giao kết
hợp đồng, hoạt động tố tụng, tranh chấp dân sự, hình sự, kinh tế, lao động,
hành chính liên quan đến cán bộ, nhân viên và tài sản của chi nhánh NHCS.
Lưu trữ các văn bản pháp luật có liên quan đến Ngân hàng và văn bản
định chế của NHCSXH.
Đầu mối giao tiếp với khách đến làm việc, công tác tại chi nhánh NHCS.
Trực tiếp quản lý con dấu của chi nhánh; thực hiện công tác hành chính,
văn thư, lế tân, phương tiên giao thông, bảo vệ, y tế của chi nhánh.
Thực hiện công tác xây dựng cơ bản, sửa chữa tài sản cố định, mua sắm
công cụ lao động, vật rẻ mau hỏng; quản lý nhà tập thể, nhà khách, nhà nghỉ của
cơ quan.
Thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, quảng cáo, tiếp thị theo chỉ

đạo của Ban lãnh đạo chi nhánh.
Đầu mối trong việc chăm lo đời sống vật chất, văn hóa – tinh thần và
thăm hỏi ốm, đau, hiếu, hỉ cán bộ, nhân viên.
Thực hiện các nhiệm vụ khác được Giám đốc chi nhánh giao.
 Nhiệm vụ phòng Kiểm toán nội bộ
Kiểm tra công tác điều hành của chi nhánh NHCS và các đơn vị trực
thuộc theo Nghị quyết của HĐQT và chỉ đạo của Tổng giám đốc.
Kiểm tra, giám sát việc chấp hành quy trình nghiệp vụ kinh doanh
theo quy định của Pháp luật.
Giám sát việc chấp hành các quy định của NHNN về đảm bảo an toàn
trong hoạt động tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng.
Kiểm tra độ chính xác của báo cáo tài chính, báo cáo cân đối kế toán,
việc tuân thủ các nguyên tắc chế độ về chính sách kế toán theo quy định của
Nhà nước, ngành ngân hàng.
Báo cáo Tổng giám đốc NHCS, Giám đốc chi nhánh NHCS kết quả
kiểm tra và đề xuất biện pháp xử lý, khắc phục khuyết điểm, tốn tại.
Giải quyết đơn thư, khiếu tố liên quan đến hoạt động của chi nhánh
NHCS trên địa bàn trong phạm vi phân cấp uỷ quyền của Tổng giám đốc.
Tổ chức giao ban thường kỳ về công tác Thanh tra, kiểm tra, kiểm
toán nội bộ đối với các chi nhánh NHCS trên địa bàn; Sơ kết, tổng kết công
tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ theo quy định.
10
Làm đầu mối trong việc kiểm toán độc lập, thanh tra, kiểm soát của
Ngành ngân hàng và các cơ quan pháp luật khác đến làm việc với chi nhánh.
Thực hiện báo cáo chuyên đề và các nhiệm vụ khác do Giám đốc chi
nhánh NHCS, trưởng Ban kiểm tra, kiểm toán nội bộ giao.
1.2. THỰC TRẠNG CHO VAY HỘ NGHÈO TẠI NHCSXH TỈNH ĐẮK
NÔNG
1.2.1.Nguồn vốn cho vay hộ nghèo
Nguồn vốn cho vay hộ nghèo của NHCSXH tỉnh Đắk Nông bao gồm

nguồn nhận bàn giao từ ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh
khi mới thành lập, nguồn vốn từ NHCSXH Việt Nam, vốn ngân sách địa
phương và nguồn vốn huy động của dân cư; trong đó, nguồn vốn của Trung
ương đóng vai trò chủ đạo.
Nguồn vốn của NHCSXH tỉnh Đắk Nông trong 3 năm gần đây được
thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 1.1. Diễn biến nguồn vốn tại NHCSXH tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2011-
2013
Đơn vị tính: Triệu đồng
T
T
Chỉ tiêu
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Tổng số
Tỷ
trọng
(%)
Tổng
số
Tỷ
trọng
(%)
Tổng
số
Tỷ
trọng
(%)
I Tổng nguồn vốn 104.514 100
126.08
3

100
141.29
8
100
1 Vốn TW chuyển về 101.188 96,82
122.10
1
96,84
135.83
7
96,14
2 Vốn huy động 1.219 1,17 1.784 1,42 3.122 2,21
Trong đó:
+ HĐ TK từ dân cư 732 0,70 548 0,44 713 0,50
+ HĐ TK từ tổ
TK&VV
487 0,47 1.236 0,98 2.409 1,71
3 Vốn địa phương 2.107 2,01 2.198 1,74 2.339 1,65
(Nguồn: Báo cáo tổng kết NHCSXH tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2011-2013).
Đến 31/12/2011 tổng nguồn vốn của Ngân hàng chính sách xã hội là
104.514 triệu đồng tăng so với đầu năm là 16.259 triệu đồng. Trong đó nguồn
11
vốn trung ương là 101.188 triệu đồng, nguồn vốn ủy thác từ ngân sách địa
phương là 2.107 triệu đồng, vốn huy động tại địa phương là 1.219 triệu đồng.
Tổng nguồn vốn đến ngày 31/12/2012 của Ngân hàng chính sách xã hội
là 126.083 triệu đồng, tăng so với đầu năm là 21.569 triệu đồng. Trong đó,
nguồn vốn trung ương là 122.101 triệu đồng, nguồn vốn uỷ thác đầu tư từ
ngân sách địa phương 2.198 triệu đồng, chiếm 1,74% tổng nguồn vốn cho
vay, và nguồn vốn huy động tại địa phương đạt 1.784 triệu đồng, tăng so với
đầu năm 565 triệu đồng.

Đến ngày 31/12/2013, tổng nguồn vốn của Ngân hàng chính sách xã
hội là 141.298 triệu đồng, tăng so với đầu năm là 15.215 triệu đồng. Trong đó,
nguồn vốn trung ương là 135.837 triệu đồng, nguồn vốn uỷ thác đầu tư từ
ngân sách địa phương 2.339 triệu đồng, chiếm 1,65% tổng nguồn vốn cho
vay, và nguồn vốn huy động tại địa phương đạt 3.122 triệu đồng, tăng so với
đầu năm 1.338 triệu đồng.
Mặc dù năm 2013 nguồn vốn đạt kết quả khả quan nhưng hiện nay tỷ lệ
hộ nghèo còn cao và nhu cầu vay vốn của hộ nghèo cũng như các đối tượng
chính sách khác để xoá đói giảm nghèo là rất cao. Vì vậy để đáp ứng được
nhu cầu này đòi hỏi trong năm 2014 Ngân hàng chính sách xã hội phải hết sức
nổ lực trong công tác huy động vốn, công tác thu nợ đến hạn, quá hạn để tăng
vòng vay vốn, đáp ứng tốt nhu cầu vay vốn của hộ nghèo và các đối tượng
chính sách khác, đưa nguồn vốn đến tận tay người nghèo kịp thời, giúp họ sử
dụng vốn đúng mục đích để xoá đói giảm nghèo và có khả năng trả nợ cho
Ngân hàng.
Từ khi thành lập và đi vào hoạt động cho đến nay, nguồn vốn bền vững
tương ứng với nhu cầu của các chương trình tín dụng ưu đãi “Tín dụng đối
với người nghèo và các đối tượng chính sách khác”.
1.2.1.1. Nguồn vốn Trung ương
Do phụ thuộc vào sự phân bổ nguồn vốn của Chính phủ và các Bộ liên
quan cho NHCSXH, nên có lúc nguồn vốn không đáp ứng kịp thời nhu cầu
cho vay của Phòng giao dịch. Tuy nhiên nguồn vốn Trung ương vẫn là nguồn
chủ lực để NHCSXH ổn định và phát triển hoạt động cho vay hộ nghèo.
Diễn biến nguồn vốn cho vay nhận từ Trung ương qua các năm như sau:
+ Năm 2011: 101.188 triệu.
12
+ Năm 2012: 122.101 triệu, tăng 20.913 triệu so với năm 2011, tỷ lệ tăng
20,67%
+ Năm 2013: 135.837 triệu, tăng 13.726 triệu so với năm 2008, tỷ lệ tăng
11,24%.

1.2.1.2. Nguồn vốn huy động tại địa phương được Trung ương cấp bù (Huy động
tiết kiệm từ dân cư)
NHCSXH tỉnh Đắk Nông đã tăng cường công tác huy động tiền gửi
không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn (được cấp bù chênh lệch lãi suất
huy động với lãi suất cho vay) trong dân cư, trong các tổ chức, các đơn vị
kinh tế để bổ sung nguồn vốn cho vay hộ nghèo theo chỉ tiêu NH TW giao.
Diễn biến nguồn vốn huy động qua các năm như sau:
+ Năm 2011: 732 triệu.
+ Năm 2012: 548 triệu, giảm 184 triệu đồng so với năm 2011, tỷ lệ
giảm 25,14%.
+ Năm 2013: 713 triệu, tăng 165 triệu đồng so với năm 2012, tỷ lệ tăng
30,11%.
Năm 2012 tỷ lệ nguồn vốn giảm (giảm 25,14%) vì không có được
nhiều hình thức huy động như các Ngân hàng thương mại trên địa bàn. Đồng
thời do số vốn năm 2012 do NHTW cấp đã đáp ứng tương đối về nhu cầu vốn
tại NHCSXH nên việc huy động tiết kiệm từ dân cư ít được chú trọng.
1.2.1.3. Huy động tiết kiệm từ tổ TK&VV
Hàng tháng, căn cứ quy ước gửi tiền tiết kiệm của các thành viên trong Tổ
TK&VV, Tổ trưởng Tổ TK&VV thực hiện nhận tiền gửi tiết kiệm của tổ viên.Tổ
trưởng là người đại diện cho Tổ TK&VV đứng tên trên Sổ Tiết kiệm của Tổ
TK&VV. Hiện nay lãi suất tiền gửi từ Tổ TK&VV là 2%/năm.
Diễn biến nguồn vốn huy động qua các năm:
+ Năm 2011: 487 triệu đồng.
+ Năm 2012: 1.236 triệu đồng, tăng 749 triệu đồng so với năm 2011, tỷ
lệ tăng 153,80%.
+ Năm 2013: 2.409 triệu đồng, tăng 1.173 triệu đồng so với năm 2012,
tỷ lệ tăng 94,90%.
13
Năm 2012 và 2013 tăng trưởng là do Nghị quyết 30a của thủ tướng
chính phủ rót vốn về nên các hộ nghèo vay nhiều, từ đó làm cho nguồn vốn

huy động từ tổ TK&VV tăng lên.
1.2.1.4. Nguồn vốn do ngân sách địa phương hỗ trợ
Là vốn Xóa đói giảm nghèo trích từ Ngân sách địa phương, UBND tỉnh
giao NHCSXH cho vay hộ nghèo diện chính sách, cho vay hộ nghèo nguồn
vốn địa phương.
Diễn biến của nguồn vốn NSĐP qua các năm như sau:
+ Năm 2011: 2.107 triệu.
+ Năm 2012: 2.198 triệu, tăng 91 triệu so với năm 2011, tỷ lệ tăng
4,32%.
+ Năm 2013: 2.339 triệu, tăng 141 triệu so với năm 2012, tỷ lệ tăng
6,41%.
Năm 2012 nguồn vốn này tăng ít là do UBND tỉnh sử dụng để hỗ trợ
nghèo xóa nhà ở đơn sơ. Điều này gây ra những bất cập cho Phòng giao dịch
vì phải ngừng cho vay để tập trung vốn, số vốn đã cho vay thì chưa thu hồi
được do chưa đến hạn; dẫn đến tình trạng có lúc nhu cầu cho vay hộ nghèo
của nguồn vốn Ngân sách địa phương thì nhiều, nhưng nguồn vốn thực thì
không có.
1.2.2.Hoạt động cho vay hộ nghèo tại NHCSXH Tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2011
– 06/2014
1.2.2.1. Sự ra đời các hoạt động cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách
Để phục vụ cho sự tính toán và nhận dạng hộ nghèo phục vụ cho việc
triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói giảm nghèo, cho
hoạt động ưu đãi tín dụng hộ nghèo. Bộ lao động Thương binh và xã hội đã
xác định chuẩn mực đói nghèo theo từng giai đoạn phù hợp với tình hình phát
triển kinh tế xã hội của đất nước. Chuẩn mực đói nghèo được áp dụng cho
giai đoạn 2011-2015 theo mức thu nhập bình quân đầu người trong hộ cho
từng vùng cụ thể như sau:
- Hộ nghèo ở nông thôn : 400.000 đồng/người/tháng trở xuống.
- Hộ nghèo ở thành thị : 500.000 đồng/người/tháng trở xuống.
- Hộ cận nghèo ở nông thôn: 401.000 đến 520.000 đồng/người/tháng.

- Hộ cận nghèo ở thành thị : 501.000 đến 650000 đồng/người/tháng.
14
Những nguyên nhân gây ra nghèo đói là do: Điều kiện tự nhiên xã hội
như khí hậu, thiên tai bão lụt, hậu quả chiến tranh …; thiếu kiến thức làm ăn,
thiếu vốn, thiếu sự lao động, lười biếng …; thiếu hoặc không đồng bộ chính
sách đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho các vùng khó khăn, chính sách
khuyến khích sản xuất, vốn tín dụng
Chủ trương cơ bản về vấn đề xóa đói giảm nghèo của Chính phủ là "
Thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo thông qua những biện pháp cụ
thể, sát với tình hình địa phương, xóa nhanh các hộ đói giảm nhanh các hộ
nghèo, tiếp tục tăng tổng nguồn vốn xóa đói giảm nghèo, mở rộng các hình
thức tín dụng phục vụ người nghèo sản xuất kinh doanh, các chính sách trợ
giá nông sản, phát triển việc làm và nghề phụ nhằm tăng thu nhập của các hộ
nông thôn. Thực hiện các chính sách xã hội nhằm đảm bảo an toàn cuộc sống
mọi thành viên cộng đồng" (văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX).
Với những nguyên nhân trên và xuất phát từ vai trò và vị trí của người
nghèo đối với nền kinh tế nước ta thì việc cho vay hộ nghèo và các đối tượng
chính sách là hết sức cần thiết; giúp hộ nghèo và các đối tượng chính sách ưu
đãi có vốn làm ăn, quen dần với việc sản xuất hàng hóa, ý thức và thói quen
để giành tiền tiết kiệm từng bước tạo lập vốn tự có nhằm xóa đói giảm nghèo,
học hỏi kinh nghiệm làm ăn thông qua tổ chức hội đoàn thể, tiếp thu những
tiến bộ khoa học kỹ thuật, khuyến nông, ngư, lâm. Tình làng nghĩa xóm càng
thêm gắn bó, hạn chế các tệ nạn xã hội. Nghiệp vụ cho vay hộ nghèo và các
đối tượng chính sách đã khẳng định được vai trò và vị thế hết sức quan trọng
đối với chương trình xóa đói giảm nghèo, vừa hợp lý vừa mang tính chiến
lược tạo thế lực cho Ngân hàng Chính sách xã hội phát triển trong tương lai,
đưa nền kinh tế nước ta ngày càng một phát triển hơn.
15
Bảng 1.2. Danh sách chương trình, dự án tín dụng tại NHCSXH tỉnh Đắk
Nông.

TT
Tên chương trình
cho vay
Đối tượng
khách hàng thụ hưởng
Thời hạn cho vay
tối đa
Lãi suất
%/tháng
Mức cho
vay tối đa
1 Hộ nghèo
- Hộ nghèo theo chuẩn
nghèo quốc gia
5 năm 0,65 30 triệu đồng/hộ
2
Hộ nghèo tại huyện
nghèo theo Nghị quyết
30a
- Hộ nghèo theo chuẩn
nghèo quốc gia
2 năm 0 5 triệu đồng/hộ
3
Học sinh, sinh viên có
hoàn cảnh
khó khăn
Học sinh, sinh viên mồ côi; hộ nghèo, hộ có
thu nhập bình quân tối đa bằng 150% thu nhập
bình quân đầu người của hộ nghèo; hộ gặp khó
khăn về tài chính; lao động nông thôn và bộ

đội xuất ngũ học nghề.
Gồm thời hạn
phát tiền vay + 12
tháng
và thời gian trả nợ
0,65 1 triệu đồng/
tháng/sinh viên
4
Hộ gia đình sản xuất,
kinh doanh tại vùng
khó khăn
Hộ gia đình sản xuất, kinh doanh tại vùng khó
khăn.
5 năm 0,9
100 triệu
đồng/hộ
5 Giải quyết việc làm
- Người tàn tật. 5 năm 0,5 20 triệu đồng/hộ
- Hộ gia đình;
- Hộ kinh doanh cá thể, Tổ hợp sản xuất, hợp tác xã,
doanh nghiệp nhỏ và vừa, chủ trang trại, Trung tâm
Giáo dục Lao động Xã hội.
5 năm 0,65
20 triệu đồng/hộ
500 triệu đồng/dự
án và 20 triệu
đồng/1 lao động
thu hút mới- Cơ sở sản xuất kinh doanh của người tàn tật. 5 năm 0,325
6
Xuất khẩu lao động tại

huyện không nghèo đi
xuất khẩu lao động
Hộ nghèo theo chuẩn nghèo quốc gia và gia đình có
công.
Bằng thời gian
lao động ở nước
ngoài
0,65
30 triệu đồng/lao
động
7
Người lao động ở
huyện nghèo đi xuất
khẩu lao động
- Hộ không thuộc nghèo và không thuộc Dân tộc thiểu
số.
Bằng thời gian
lao động ở nước
ngoài
0,65
Tổng chi phí theo
hợp đồng tuyển
dụng lao động
- Hộ nghèo và hộ dân tộc thiểu số.
Bằng thời gian
lao động ở nước
ngoài
0,325
Tổng chi phí theo
hợp đồng tuyển

dụng lao động
8
Hộ dân tộc thiểu số
Đặc biệt khó khăn
Hộ Dân tộc thiểu số có mức thu nhập dưới
50% của hộ nghèo.
5 năm 0 5 triệu đồng/hộ
9 Hộ nghèo về nhà ở
Hộ nghèo theo chuẩn
nghèo quốc gia.
10 năm 0,25 8 triệu đồng/hộ
10
Thương nhân hoạt
động thương mại tại
vùng khó khăn
- Thương nhân là cá nhân. 5 năm 0,9
Đến 30 triệu đồng
hoặc đến 100 triệu
đồng
- Thương nhân là tổ chức kinh tế. 5 năm 0,9 500 triệu đồng
( Nguồn: Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Đắk Nông)
1.2.2.2. Quy trình xét duyệt cho vay tại NHCSXH tỉnh Đắk Nông
• Trước khi cho vay
 Đối với người vay
- Tự nguyện gia nhập tổ tiết kiệm và vay vốn.
- Người vay viết giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án sử dụng vốn
vay gửi cho tổ trưởng tổ tiết kiệm và vay vốn.
- Khi giao dịch với bên vay, chủ hộ hoặc người thừa kế hợp pháp
được ủy quyền phải có chứng minh nhân dân, nếu không có chứng minh
16

nhân dân phải có ảnh dản trên sổ tiết kiệm vày vay vốn để phát tiền vay
đúng tên người đứng vay.
 Đối với tổ TK&VV
- Nhận giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án sử dụng vốn vay của tổ
viên.
- Tổ chức họp Tổ để thảo luận, bình xét cho vay, kiểm tra các yếu tố
trên Giấy đề nghị vay vốn, đối chiếu với đối tượng xin vay đúng với chính sách
vay vốn của Chính phủ. Nếu chưa đúng thì hướng dẫn người vay làm lại thủ
tục hoặc bổ sung phần còn thiếu. Sau đó lập Danh sách hộ gia đình đề nghị vay
vốn NHCSXH kèm theo giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án sử dụng vốn
vay trình UBND cấp huyện xác nhận.
- Sau khi có xác nhận của UBND cấp huyện trên Giấy đề nghị vay vốn
của từng người vay kèm Danh sách hộ gia đình đề nghị vay vốn NHCSXH, Tổ
trưởng Tổ TK&VV gửi bộ hồ sơ xin vay đến NHCSXH nơi cho vay để làm thủ
tục phê duyệt.
- UBND thông báo cho các tổ chức chính trị - xã hội cấp huyện (đơn vị
nhận ủy thác) để Tổ TK&VV thông báo cho người vay đến điểm giao dịch tại
xã hoặc trụ sở NHCSXH nơi cho vay để làm thủ tục nhận tiền vay.
 Đối với bên cho vay
- Cán bộ tín dụng tập hợp giấy đề nghị vay vốn và danh sách theo mẫu
từ các xã, phường gửi lên, kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của bộ hồ sơ vay
vốn để trình Giám đốc xem xét phê duyệt cho vay, bước này thực hiện không
quá 5 ngày. Trường hợp người vay không có đầy đủ thủ tục vay vốn theo quy
định thì cán bộ tín dụng trả lại hồ sơ và hướng dẫn người vay làm lại hồ sơ và
thủ tục theo quy định.
- Sau khi danh sách hộ đề nghị vay vốn theo mẫu được phê duyệt, bên
cho vay gửi kết quả phê duyệt tới UBND cấp huyện.
- Bên cho vay cùng hộ vay lập Sổ vay vốn (mỗi hộ vay chỉ được cấp
một sổ vay vốn, sổ này bao gồm tất cả các chương trình tín dụng).
- Cùng với tổ tiết kiệm và vay vốn tổ chức giải ngân trực tiếp đến hộ

vay tại trụ sở Phòng giao dịch hoặc tại Điểm giao dịch huyên cố định có sự
chứng kiến của tổ trưởng tổ tết kiệm vay vốn và hội đoàn thể.
 Quy trình cho vay Tổ TK&VV
17
Bước 1: Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh ký văn bản
liên tịch chỉ đạo của Chính phủ về các chính sách ưu đãi cho vay hộ nghèo và
các đối tượng chính sách với các Tổ chức - Chính trị xã hội cấp tỉnh (Hội
nông dân, phụ nữ, cựu chiến binh, đoàn thanh niên)
Bước 2: Các Tổ chức - Chính trị xã hội cấp tỉnh tiến hành chỉ đạo
xuống Tổ chức - Chính trị xã hội cấp huyệntheo hội mình đồng thời kiểm tra
hàng tháng, quý, năm.
Bước 3: Tổ chức - Chính trị xã hội cấp huyện phối hợp với các phân
Chi hội cấp thôn tổ chức vận động hội viên của mình và tuyên truyền các
Chính sách ưu đãi cho vay của Chính phủ đến với hộ ngèo.
Bước 4: Khi có nhu cầu vay vốn người vay tự nguyện gia nhập Tổ tiết
kiệm và vay vốn.
Bước 5: Ban quản lý Tổ vay vốn (Tổ trưởng) báo cáo Hồ sơ lập tổ, bổ
sung thành viên lên Tổ chức - Chính trị xã hội (hội đoàn thể) thuộc hội để xét
duyệt cho hội viên trong tổ.
Bước 6: Tổ chức -Chính trị xã hội trình UBND cấp huyện phê duyệt
cho tổ hoạt động.
Bước 7: UBND cấp huyện duyệt công nhận cho phép tổ hoạt động vay
vốn.
Bước 8: Tổ trưởng tổ tiết kiệm và vay vốn hướng dẫn hội viên có nhu
cầu vay vốn lập hồ sơ vay vốn gửi hồ sơ cho cán bộ Kế hoạch - nghiệp vụ tín
dụng phụ trách địa bàn xem xét.
Bước 9: Cán bộ kiểm tra hồ sơ vay vốn do tổ trưởng gửi về tính hợp lệ,
hợp pháp bộ hồ sơ tiến hành duyệt và trình Thủ trưởng đơn vị (Giám đốc) phê
duyệt giải ngân.
Bước 10: Sau khi cân đối nguồn vốn thì NHCSXH lập Thông báo giải

ngân cho Tổ chức - Chính trị xã hội cấp huyện để thông báo cho hộ vay ngày
giải ngân. Tại địa điểm có ghi trong thông báo.
Bước11: Ngân hàng tiến hành giải ngân trực tiếp đến hộ vay có sự
chứng kiến của Tổ chức – Chính trị xã hội.
1.2.2.3. Tổ chức giải ngân, thu nợ, thu lãi
- Việc tổ chức giải ngân, thu nợ, thu lãi được thực hiện như cho vay đối
với hộ nghèo, người vay trực tiếp đến nhận tiền vay tại nơi quy định. Trường
18
hợp người vay không trực tiếp đến nhận tiền vay, được ủy quyền cho thành
viên trong hộ lĩnh tiền vay nhưng phải có giấy ủy quyền có xác nhận của
UBND huyện.
- Mỗi lần giải ngân, thu nợ, thu lãi, kế toán ghi đầy đủ nội dung và yêu
cầu người vay ký xác nhận tiền vay theo quy định tại khế ước nhận nợ.
- Thủ quỹ căn cứ vào chứng từ, sổ TK&VV đã có đủ chữ ký và các yếu
tố hợp lệ để phát tiền trực tiếp cho hộ vay. Cuối ngày, kế toán, thủ quỹ khóa
sổ và đối chiếu theo chế độ quy định.
- Nếu UBND tỉnh cách NHCSXH trong vòng 3km thì giải ngân tại
Ngân hàng, trên 3km thì Bên cho vay lập thủ tục ứng tiền cho tổ vay lưu động
đi phát tiền vay tại xã và quyết toán ngay sau khi về theo chế độ hoạch toán
hiện hành.
1.2.2.4. Xử lý nợ đến hạn
- Đến hạn trả nợ, người vay có trách nhiệm trả nợ gốc, lãi đầy đủ cho
NHCSXH.
- Điều chỉnh kỳ hạn nợ: Đối với khoản vay trung, dài hạn trường hợp
người vay có khó khăn chưa trả nợ gốc theo đúng kỳ hạn trả nợ thì được theo
dõi vào kỳ hạn trả nợ tiếp theo.
- Gia hạn nợ: Trước 5 ngày của kỳ hạn trả nợ cuối cùng của thời hạn
vay, người vay không trả được nợ phải có Giấy đề nghị gia hạn nợ gửi cho
NHCSXH nơi cho vay xem xét cho gia hạn nợ. Thời hạn gia hạn nợ đối với
cho vay ngắn hạn tối đa bằng thời gian đã cho vay, đối với cho vay trung hạn

và dài hạn tối đa bằng ½ thời hạn cho vay đã thỏa thuận trong Giấy đề nghị
vay vốn kiêm phướng án sản xuất và khế ước nhận nợ.
- Chuyển nợ quá hạn:
+ Sử dụng vốn sai mục đích
+ Nợ đến hạn có khả năng trả nhưng không chịu trả nợ, …
1.2.2.5. Các đối tượng chính sách khác trong giai đoạn 2011-6/2014 tại
NHCSXH tỉnh Đắk Nông
Thực hiện Nghị định 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Thủ tướng
Chính phủ “Về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách
khác”, trong những năm qua, NHCSXH tỉnh đã thực hiện cho vay được 09
chương trình tín dụng: cho vay hộ nghèo, cho vay học sinh sinh viên có hoàn
19
cảnh khó khăn, cho vay giải quyết việc làm, cho vay xuất khẩu lao động thuộc
huyện nghèo, cho vay xuất khẩu lao động không thuộc huyện nghèo, cho vay
hộ nghèo về nhà ở, cho vay hộ gia đình sản xuất kinh doanh tại vùng khó
khăn, cho vay hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn, cho vay
thương nhân hoạt động thương mại vùng khó khăn.
Trong các chương trình cho vay hiện nay, chương trình cho vay hộ
nghèo, cho vay hộ SXKD vùng khó khăn, cho vay học sinh sinh viên có hoàn
cảnh khó khăn là những chương trình được chính quyền, các tổ chức chính trị
- xã hội và nhân dân đón nhận nhiệt tình nhất, lãi xuất thấp, tốc độ giải ngân
nhanh.
Trong 09 chương trình cho vay hiện tại Ngân hàng Chính sách xã hội
tỉnh thực hiện tất cả đều uỷ thác qua các tổ chức chính trị - xã hội.
Các tổ chức chính trị là những tổ chức sát với dân nhất và từ nhân dân mà ra,
có đủ điều kiện kinh nghiệm điều hành lồng ghép các chương trình kinh tế xã
hội với chương trình tín dụng. Chính vì vậy mà các tổ chức chính trị xã hội
không thể thiếu, cấu thành mô hình quản lý chính sách bền vững cùng nhau
xây dựng thành công một ngân hàng có bản chất xã hội hóa cao, phát huy dân
chủ trong việc quản lý vốn tín dụng của nhà nước.

Bảng 1.3. Phân loại cho vay theo đơn vị ủy thác đến ngày 31/12/2013
Đơn vị: Triệu đồng, hộ, tổ
STT Đơn vị quản lý
Tổng số tổ
TK&VV
quản lý
Tổng số
khách hàng
còn dư nợ
Dư nợ đến 31/12/2013
Tỷ trọng so
với tổng dư
nợ (%)
Tổng số
Trong đó
Nợ quá
hạn
Tỷ lệ
(%)
1 Hội nông dân 61 2.478 66.051 193 0,29 47,28
2 Hội phụ nữ 50 2.146 60.068 50 0,08 42,99
3 Hội cựu chiến binh 10 292 5.615 5 0,09 4,02
4
Đoàn TNCS Hồ Chí
Minh
10 296 7.978 0 0 5,71
20
Tổng cộng 131 5212 139.712 248 0,46 100
(Nguồn: Báo cáo tổng kết NHCSXH tỉnh Đắk Nông năm 2011 – 2013)
Song song với hoạt động nghiệp vụ, NHCSXH tỉnh Đắk Nông luôn

luôn chú trọng công tác tập huấn nghiệp vụ với phương châm “cầm tay, chỉ
việc”, “vừa học vừa làm”.
Dựa vào bảng 1.3. ta thấy, về cơ cấu dư nợ: Đến 31/12/2013, chương
trình cho vay hộ nghèo (83.012 triệu đồng) chiếm tỷ trọng lớn nhất
59,42%/tổng dư nợ; cho vay hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn
(31.422triệu đồng) chiếm tỷ trọng 22,49%/tổng dư nợ; cho vay học sinh sinh
viên có hoàn cảnh khó khăn (14.236 triệu đồng) chiếm tỷ trọng 10,19%/tổng
dư nợ; cho vay hộ nghèo về nhà ở (4.307 triệu đồng) chiếm 3,08%/tổng dư
nợ; cho vay giải quyết việc làm (3.328 triệu đồng) chiếm tỷ trọng 2,38%/tổng
dư nợ; cho vay hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn (1.813 triệu
đồng) chiếm tỷ trọng 1,30%/tổng dư nợ; cho vay xuất khẩu lao động thuộc
huyện nghèo (884 triệu đồng) chiếm tỷ trọng 0,63%/tổng dư nợ; cho vay
thương nhân hoạt động thương mại vùng khó khăn (710 triệu đồng) chiếm
0,51%/tổng dư nợ.
Bảng 1.4. Kết quả hoạt động cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách
khác trong giai đoạn 2011-2013.
Đơn vị tính: Triệu đồng
S
T
T
Chương
trình cho vay
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Doanh số
cho vay
Doanh số
thu nợ
Dư nợ
Doanh số
cho vay

Doanh số
thu nợ
Dư nợ
Doanh số
cho vay
Doanh số
thu nợ
Dư nợ
1 Hộ nghèo 21.164 12.155 61.104 34.135 20.200 75.039 38.127 30.154 83.012
2
HSSV có
HCKK
3.858 931 11.586 3.453 2.012 13.027 4.146 2.937 14.236
3 GQVL 980 668 2.644 953 551 3.046 1.395 1.113 3.328
4 XKLĐ không
thuộc huyện
0 92 25 0 23 2 0 2 0
21
nghèo
5
XKLĐ thuộc
huyện nghèo
643 137 506 492 217 781 278 175 884
6
Hộ nghèo về
nhà ở
288 32 2.640 0 4 2.636 1.744 73 4.307
7 SXKD VKK 6.841 4.838 22.004 12.016 7.596 26.424 19.510 14.512 31.422
8 DTTS ĐBKK 138 58 752 1.285 130 1.907 0 94 1.813
9

Thương nhân
HĐTM VKK
700 13 717 133 140 710 477 477 710
Tổng Cộng 34.612 18.924 101.978 52.467 30.873 123.572 65.677 49.537 139.712
(Nguồn: Báo cáo tổng kết NHCSXH tỉnh Đắk Nông năm 2011 – 2013)
 Cho vay hộ nghèo:
Căn cứ để cho vay là danh sách hộ nghèo được Tổ TK&VV bình xét,
ban XĐGN và UBND huyện phê duyệt theo mẫu quy định (gồm hộ nghèo
trong danh sách được cấp thẩm quyền phê duyệt hàng năm).
Nhiều năm qua: Hội nông dân, Hội phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn
TNCS Hồ Chí Minh thông qua phong trào của mình đã xây dựng nhiều mô
hình nông dân làm kinh tế giỏi, tổ chức tập huấn kỹ thuật, trao đổi, hướng dẫn
hội viên nông dân cách làm ăn.
Từ khi thành lập đến nay, Hội đã chủ động phối hợp với NHPVNN
trước đây và NHCSXH ngày nay giúp người dân phát triển vay vốn sản xuất,
kinh doanh, thực hiện chương trình quốc gia XĐGN có hiệu quả, từ đó “Hội”
trở thành người bạn đồng hành tin cậy của NHCSXH hiện nay. “Hội” là cầu
nối giúp hộ nghèo và các đối tượng chính sách tiếp cận đầy đủ chính sách tín
dụng ưu đãi của Đảng, Nhà nước.Thực hiện dân chủ công khai, đảm bảo vốn
vay kịp thời, công bằng, thuận tiện và sử dụng vốn vay đạt hiệu quả.
• Doanh số cho vay:
Trong những năm qua Phòng giao dịch đã thực hiện doanh số cho vay
tính đến ngày 31/12/2013 là 38.127 triệu đồng / 1.538 lượt hộ vay vốn, bình
quân mỗi hộ được vay 24,79 triệu đồng.
Nguồn vốn tín dụng ưu đãi cho vay hộ nghèo tuy đã tăng trưởng ở mức
cao trong những năm gần đây, nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu vốn có
hiệu quả của hộ nghèo và đối tượng chính sách khác; cho vay món nhỏ, mức
cho vay thực tế bình quân đối với các hộ nghèo còn thấp, một bộ phận chưa
tiếp cận với vốn vay này.
22

Đối tượng đầu tư là chăn nuôi đại gia súc lấy thịt, nuôi gia cầm, sản xuất
cây lương thực, cây hoa màu, trồng điều xuất khẩu, ngành nghề Tiểu thủ công
nghiệp, nghề truyền thống và dịch vụ buôn bán nhỏ,…
• Doanh số thu nợ:
Năm 2013 đã thu được 30.154 triệu đồng nợ đến hạn và nợ quá hạn, tạo vốn
vay quay vòng.
Phần lớn hộ nghèo tập trung ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa,
vùng đồng bào dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ lớn, nên thu nợ thuộc lĩnh vực
nông nghiệp là chủ yếu, trong đó chăn nuôi chiếm hơn 80% trong cơ cấu thu
nợ.
• Dư nợ:
Dư nợ cho vay luôn tăng trưởng qua 3 năm gần đây, tạo điều kiện cho
chất lượng tín dụng ưu đãi hiệu quả.
Tốc độ tăng trưởng đạt 110,63%. Đến năm 2013: 83.012 triệu đồng,
tăng 7.973 triệu đồng so với cuối năm 2012.
 Cho vay học sinh-sinh viên có hoàn cảnh khó khăn:
Thực hiện Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg ngày 15/10/2007 của Thủ
tướng Chính phủ về cho vay HSSV đang theo học các trường Đại học, Cao
đẳng, Trung cấp, học nghề có hoàn cảnh khó khăn. NHCSXH tỉnh tham mưu
UBND tỉnh ban hành Văn bản chỉ đạo, tổ chức họp liên tịch các tổ chức chính
trị - xã hội tỉnh và triển khai tập huấn đến Hội cấp huyện, nhờ làm tốt công
tác tuyên truyền và hướng dẫn nên chỉ trong thời gian rất ngắn đã giải quyết
được số lượng rất lớn hộ có nhu cầu xin vay, không để sinh viên nào phải bỏ
học vì thiếu tiền đóng học phí.
Về khó khăn trong thực hiện chương trình này là Văn bản của các Bộ
Lao động-Thương binh xã hội, Bộ Giáo dục đào tạo ban hành không đồng bộ,
các Trường cấp Giấy xác nhận cho sinh viên quá chậm trễ, hầu hết sai mẫu
theo quy định hoặc đúng mẫu nhưng không ghi đầy đủ thông tin nên rất khó
xác định mức phê duyệt cho vay.
 Cho vay giải quyết việc làm:

Việc giải ngân - cho vay được thực hiện sau khi có thông báo phê duyệt
của UBND tỉnh. Mỗi lao động tham gia dự án đều được trực tiếp nhận tiền
23
vay để có trách nhiệm quản lý và sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu
quả.
 Cho vay hộ gia đình sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn:
Theo quyết định số 30/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Mức
cho vay sản xuất kinh doanh hiện nay là 30 triệu đồng với lãi suất 0,9 %/
tháng, hộ vay không phải thế chấp tài sản.
Qua hơn 3 năm (2011-2013) thực hiện chương trình này, dư nợ chủ yếu
là ngành tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ theo hướng phát triển kinh
tế xã hội của địa phương.
Bảng 1.5. Phân loại dư nợ cho vay theo đơn vị ủy thác và NHCS trực tiếp
quản lý đối với chương trình cho vay Hộ SXKD tại vùng khó khăn
Đơn vị: Triệu đồng, hộ, tổ.
S
T
T
Đơn vị quản lý
Tổng số
tổ
TK&VV
quản lý
Tổng số
khách
hàng
còn dư
nợ
Dư nợ đến 31/12/2012
Tỷ trọng

so với
tổng dư
nợ (%)
Tổng
số
Trong đó
Nợ
quá
hạn
Tỷ
lệ
(%)
1 Hội nông dân 52 412 10.838 - - 34,49
2 Hội phụ nữ 48 583 15.711 - - 50,00
3 Hội cựu chiến binh 9 70 2.043 - - 6,50
4 Đoàn TNCS Hồ Chí Minh 10 95 2.830 9,01
Tổng cộng 71 552 31.422 - - 100
(Nguồn: Báo cáo tổng kết NHCSXH tỉnh Đắk Nông năm 2011 – 2013)
 Cho vay đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn.
Khi nền kinh tế chuyển đổi sang cơ chế thị trường, Đảng và Nhà nước đã
kịp thời ban hành các chủ trương chính sách tín dụng ưu đãi, là giải pháp quan
trọng trong chiến lượt XĐGN. Một trong những biện pháp quan trọng là hỗ trợ
các hộ nghèo, chính sách vốn sản xuất, cải thiện đời sống, nâng cao dân trí.
Được NHCSXH tỉnh chú trọng đầu tư từ năm 2003, nhằm góp phần rút
ngắn khoảng cách giàu nghèo, văn minh xã hội với các vùng trên với đồng
bằng và thành thị, giúp hộ nghèo ở những vùng này hòa nhập được vào sự
tiến bộ của cộng đồng.
• Doanh số cho vay năm 2013: 0 triệu đồng.
• Doanh số thu nợ năm 2013 : 94 triệu đồng.
• Dư nợ đến 31/12/2013 : 1.813 triệu/ 1.452 hộ.

24
Năm 2013 tạm dừng cho vay đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số để
đánh giá hiệu quả hoạt động của chương trình này nên NHCSXH không cho
vay vốn đối với đối tượng này.
Bảng 1.6. Kết quả cho vay hộ nghèo là dân tộc thiểu số
Đơn vị: triệu đồng, hộ.
Số hộ dân tộc thiểu
số
Hộ dân tộc thiểu số còn dư nợ đến
31/12/2013
Số hộ
dân tộc
thiểu số
không
nghèo có
dư nợ
Trong đó
Số hộ
dân tộc
thiểu số
đã thoát
nghèo
trong
năm qua
Tổng số
hộ
Trong
đó số hộ
dân tộc
thiểu số

nghèo
Số hộ Số tiền dư nợ
Số hộ
không
có nhu
cầu
vay
Số hộ
không
đủ điều
kiện
vay
Số hộ
đủ điều
kiện
vay
nhưng
chưa
Tổng
số
Trong đó
số hộ đã
định
canh
định cư
Tổng số
Trong đó
dư nợ của
hộ đã định
canh,định


2.125 1.531 1.452 1.452 21.358 21.358 432 337 95 0 612
(Nguồn: Báo cáo tổng kết NHCSXH tỉnh Đắk Nông năm 2011 – 2013)
CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CHO VAY HỘ NGHÈO VÀ ĐỀ
XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CHO VAY HỘ NGHÈO
TẠI NHCSXH TỈNH ĐẮK NÔNG
2.1. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CHO VAY HỘ NGHÈO CỦA NHCSXH TỈNH
ĐẮK NÔNG
2.1.1. Kết quả đạt được đối với NHCSXH Tỉnh Đắk Nông
Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Đắk Nông trong quá trình hoạt động
luôn được sự quan tâm lãnh đạo sát sao của HĐND, UBND, ngân hàng cấp
trên, đảng uỷ khối, chi bộ, về chuyên môn dựa trên cơ sở các chủ trương
chính sách của Đảng, nhà nước và nghiệp vụ kinh doanh của ngành. Đặc biệt
là sự hỗ trợ của ban xoá đói giảm nghèo tỉnh Đắk Nông, sự phối hợp giữa các
25

×