Tải bản đầy đủ (.doc) (85 trang)

Đồ án tốt nghiệp XÂY DỰNG CỔNG THÔNG TIN CHO HỆ THỐNG LIÊN THƯ VIỆN GOODAS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.92 MB, 85 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
VIỆN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
──────── * ────────
ĐỒ ÁN
TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
XÂY DỰNG CỔNG THÔNG TIN CHO HỆ
THỐNG LIÊN THƯ VIỆN GOODAS
Sinh viên thực hiện:
Lớp:
Giáo viên hướng dẫn:
Nguyễn Việt Phương
Hệ thống thông tin – K50
PGS. TS Nguyễn Thanh Thủy
Đồ án tốt nghiệp đại học Xây dựng portal cho hệ thống liên thư viện GOODAS
HÀ NỘI, 6 – 2010
LỜI CẢM ƠN
Em xin được gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới PGS. TS Nguyễn
Thanh Thuỷ - Giám đốc Trung Tâm Tính Toán Hiệu Năng Cao – ĐH Bách Khoa
Hà Nội. Thầy đã tạo cho em cơ hội được học tập và nghiên cứu trong môi trường
khoa học lý tưởng, đồng thời cho em những lời khuyên quý báu để hoàn thành đồ
án này.
Em xin được gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới TS Nguyễn Hữu Đức.
Thầy đã tận tình chỉ bảo em trong suốt quá trình em thực hiện đồ án.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới Ths Lê Đức Tùng, người đã
tận tình hướng dẫn và động viên em trong quá trình làm đồ án.
Em xin cảm ơn các anh ThS Đào Quang Minh, Ks Phạm Hồng Phong –
Cán bộ Trung Tâm Tính Toán Hiệu Năng Cao – ĐH Bách Khoa Hà Nội Hà Nội.
Các anh đã tận tình chỉ bảo từ nếp làm việc đến phương pháp nghiên cứu trong suốt
thời gian em thực tập tại trung tâm.
Tôi xin cảm ơn tới các thành viên trong nhóm AGP: Nguyễn Duy Hoàng,


Tô Trọng Hiến, Nguyễn Hồng Thanh đã cùng nhau cố gắng để cùng vượt qua
những khó khăn bước đầu. Xin cảm ơn các thành viên tại Trung tâm Tính Toán
Hiệu Năng Cao - ĐH Bách Khoa HN, mọi người đã cùng nhau học tập, tìm hiểu và
động viên giúp đỡ nhau trong những lúc khó khăn nhất để có thể cùng hoàn thành
tốt đồ án tốt nghiệp.
Cuối cùng con xin được gửi lời cảm ơn đến bố mẹ và gia đình, những người
thân yêu nhất, những người luôn động viên cổ cũ con để con có được ngày hôm
nay.
Hà Nội, ngày 29 tháng 05 năm 2010
Nguyễn Việt Phương – Hệ thống thông tin K50 2
Đồ án tốt nghiệp đại học Xây dựng portal cho hệ thống liên thư viện GOODAS
Nguyễn Việt Phương
Lớp Hệ Thống Thông Tin – K50
Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
Nguyễn Việt Phương – Hệ thống thông tin K50 3
Đồ án tốt nghiệp đại học Xây dựng portal cho hệ thống liên thư viện GOODAS
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN 2
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 8
ĐẶT VẤN ĐỀ 10
1. Thực trạng ở Việt Nam và tính cấp thiết của đề tài 10
2. Mục tiêu nghiên cứu 11
3. Phương pháp nghiên cứu 11
4. Phạm vị và kết quả nghiên cứu 11
5. Cấu trúc đồ án 12
CHƯƠNG 1: KIẾN TRÚC HỆ THỐNG TÌM KIẾM & SO KHỚP TÀI LIỆU LIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC
GOODAS 13
1.1 Giới thiệu chung 13
1.2 Mô hình kiến trúc của hệ thống 16
1.3 Thiết kế các thành phần của hệ thống 17

1.4 Vị trí của thành phần portal trong hệ thống 21
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ GRID PORTAL 24
1.5 Tổng quan lưới & portal cho lưới 24
1.6 Các công nghệ xây dựng portal cho lưới 32
CHƯƠNG 3: GRIDSPHERE – CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG PORTAL CHO LƯỚI 34
1.7 Giới thiệu Gridsphere 34
1.8 Kiến trúc Gridsphere 35
1.9 Triển khai Gridsphere 41
1.10 Lập trình trên Gridsphere 45
CHƯƠNG 4: CỔNG THÔNG TIN HỆ THỐNG TÌM KIẾM & SO KHỚP TÀI LIỆU GOODAS 49
1.11 Đặc tả các ca sử dụng portal 49
1.12 Các ca sử dụng quản trị portal 50
1.13 Các ca sử dụng hệ thống 62
1.14 Biểu đồ lớp cho các ca sử dụng 73
CHƯƠNG 5: TRIỂN KHAI HỆ THỐNG 77
1.15 Hệ thống triển khai 77
Nguyễn Việt Phương – Hệ thống thông tin K50 4
Đồ án tốt nghiệp đại học Xây dựng portal cho hệ thống liên thư viện GOODAS
1.16 Kết quả triển khai portal 78
1.17 Đánh giá kết quả triển khai 82
TỔNG KẾT 84
1. Đánh giá kết quả công việc 84
2. Hướng phát triển 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO 85
Nguyễn Việt Phương – Hệ thống thông tin K50 5
Đồ án tốt nghiệp đại học Xây dựng portal cho hệ thống liên thư viện GOODAS
Hình 1.1 - Mô hình kiến trúc hệ thống 16
Hình 1.2 - Mô hình các thành phần của hệ thống 18
Hình 1.3 – Mô hình phân cấp truy nhập dữ liệu liên trường 19
Hình 1.4 – Quản lý ủy quyền lưới sử dụng kho lưu trữ ủy quyền 20

Hình 1.5 - Mô hình quản lý người dùng với VOs 21
Hình 1.6 – Mô hình các thành phần của portal 22
Hình 2.7 - Minh hoạ về tính toán lưới 25
Hình 2.8 - Minh họa một portal 27
Hình 2.9 - Các thành phần chức năng của portal 28
Hình 2.10 - Ví dụ một số portlet 30
Hình 3.11 - Mô hình kiến trúc Gridsphere 35
Hình 3.12 - File mô tả các xếp đặt trong Gridsphere 36
Hình 3.13 - Biểu đồ trình tự hiển thị một portlet của Gridsphere 36
Hình 3.14 – Sơ đồ lớp khi phát triển một portlet của Gridsphere 38
Hình 3.15 - Sơ đồ lớp khi phát triển portlet JSR 168 39
Hình 3.16 - Mô hình portlet services của Gridsphere 40
Hình 3.17 - File XML mô tả portlet services của Gridsphere 41
Hình 3.18 - Tạo một project mang tên Gridsphere 43
Hình 3.19 - Build project Gridsphere sử dụng ant plugin 44
Hình 3.20 - Chọn đích build cho project 44
Hình 4.21 – Các tác nhân của hệ thống 49
Hình 4.22 – Các ca sử dụng của hệ thống 50
Hình 4.23 – Các ca sử dụng quản trị portal 51
Hình 4.24 – Biểu đồ trình tự Quản lý người dùng 53
Hình 4.25 – Các ca sử dụng truy cập hệ thống lưới 55
Hình 4.26 – Biểu đồ trình tự Liệt kê giấy phép ủy quyền 57
Hình 4.27 – Lược đồ trình tự Tạo mới giấy phép ủy quyền 58
Hình 4.28 – Các ca sử dụng hệ thống 62
Hình 4.29 – Biểu đồ trình tự Cập nhật thông tin thành viên nhóm 64
Hình 4.30 – Biểu đồ trình tự Quản lý tài liệu cá nhân 66
Hình 4.31 – Biểu đồ trình tự Thay đổi thuộc tính tài liệu 67
Hình 4.32 – Biểu đồ trình tự Tìm kiếm tài liệu 69
Nguyễn Việt Phương – Hệ thống thông tin K50 6
Đồ án tốt nghiệp đại học Xây dựng portal cho hệ thống liên thư viện GOODAS

Hình 4.33 – Biểu đồ trình tự Xem tài liệu từ kết quả tìm kiếm 70
Hình 4.34 – Biểu đồ trình tự So khớp tài liệu 72
Hình 4.35 – Biểu đồ lớp Quản lý thông tin cá nhân 73
Hình 4.36 – Biểu đồ lớp Quản lý giấy phép ủy quyền lưới 74
Hình 4.37 – Biểu đồ lớp Quản lý tài liệu cá nhân 75
Hình 4.38 – Biểu đồ lớp Tìm kiếm tài liệu 75
Hình 4.39 – Biểu đồ lớp So khớp tài liệu 76
Hình 5.40 – Giao diện trang chủ GoodAs portal 78
Hình 5.41 – Giao diện Quản lý người dùng 78
Hình 5.42 – Giao diện Thay đổi thông tin người dùng 79
Hình 5.43 - Giao diện Quản lý giấy phép ủy quyền lưới 79
Hình 5.44 – Giao diện Quản lý tệp trên hệ thống lưới 79
Hình 5.45 – Giao diện Đệ trình công việc 80
Hình 5.46 – Giao diện Quản lý tài liệu cá nhân 80
Hình 5.47 – Giao diện Tìm kiếm tài liệu 81
Hình 5.48 – Giao diện Xem kết quả tìm kiếm & đề xuất 81
Hình 5.49 – Giao diện So khớp tài liệu 82
Hình 5.50 – Giao diện Quản lý thông tin cá nhân 82
Nguyễn Việt Phương – Hệ thống thông tin K50 7
Đồ án tốt nghiệp đại học Xây dựng portal cho hệ thống liên thư viện GOODAS
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Nghĩa tiếng Anh Chú giải
ACLs Access Control Lists Danh sách điều khiển quyền truy cập
ÁCP The Astrophysics
Simulation Collaboratory
Portal
Cổng thống tin cộng tác khoa học vật
lý thiên thể
API Application Programming
Interface

Giao diện lập trình ứng dụng
ASP Application Service
Provider
Nhà cung cấp dịch vụ ứng dụng
CA Certificate Authority Chứng chỉ số dùng trong việc ủy
quyền.
CORBA Common Object Request
Broker Architecture
Cấu trúc trung gian yêu cầu đối tượng
chung
CSS Cascading Style Sheets các tập tin định kiểu theo tầng
DCOM Distributed Component
Object Model
Mô hình Đối tượng có Thành phần
Phân tán
FTP File Transfer Protocol Giao thức truyền file
GPDK Grid Portal Development
Kit
Công cụ phát triển portal cho lưới
HTTP HyperText Transfer Protocol Giao thức truyền tải siêu văn bản
JSR Java Specification Requests Mô tả yêu cầu kỹ thuật Java (cho
portlet)
MVC Model View Controller (Mẫu thiết kế) Thực thể - Khung nhìn
– Điểu khiển
OGCE Open Grid Computing
Enviroment
Môi trường điện toán lưới mở
SOA Service Oriented
Architecture
Kiến trúc hướng dịch vụ

SSP Storage Service Provider Nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ
Nguyễn Việt Phương – Hệ thống thông tin K50 8
Đồ án tốt nghiệp đại học Xây dựng portal cho hệ thống liên thư viện GOODAS
VOMRS Virtual Organization
Management Registration
Service
Dịch vụ quản lý đăng ký tổ chức ảo
VOMS Virtual Organization
Management Service
Dịch vụ quản lý tổ chức ảo
VPN Virtual Private Network Mạng riêng ảo
XML eXtensible Markup
Language
Ngôn ngữ đánh dấu mở rộng
XHTML eXtensible Hypertext
Markup Language
Ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản mở
rộng
Nguyễn Việt Phương – Hệ thống thông tin K50 9
Đồ án tốt nghiệp đại học Xây dựng portal cho hệ thống liên thư viện GOODAS
ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Thực trạng ở Việt Nam và tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, nhu cầu tra cứu và chia sẻ tài liệu phục vụ cho công tác nghiên cứu
& giảng dạy trong các trường đại học là rất lớn. Các sinh viên không chỉ muốn chia
sẻ tài liệu với nhau trong cùng khóa, mà còn muốn tra cứu và tham khảo thêm tài
liệu, luận văn từ các khóa trước hay từ các trường đại học khác thuộc cùng lĩnh vực
nghiên cứu. Tuy vậy, việc tiếp cận các tài liệu này, đặc biệt là các luận văn, các tài
liệu, bài báo chuyên khảo, ở Việt Nam hiện nay là không dễ dàng, và thường được
thực hiện qua các con đường không chính thống như tải về từ mạng internet, hay
qua sao chép giữa các cá nhân với nhau. Đó là chưa kể đến việc một số trường còn

thiết lập các chính sách hạn chế truy cập đến một số tài liệu nội bộ, như chỉ được
lưu hành trong phạm vi trường, khoa, nhóm nghiên cứu…
Bên cạnh đó, các hiện tượng gian lận, sao chép trong học tập diễn ra ngày
một nhiều và ngày càng tinh vi hơn khiến cho việc phát hiện các gian lận là rất khó
khăn. Một số sinh viên không chỉ sao chép tài liệu từ các bạn cùng khóa, mà còn từ
các khóa khác, hay thậm chí là từ các tài liệu, luận văn của các trường đại học khác.
Phương pháp sao chép cũng ngày một tinh vi hơn, không chỉ cóp nguyên xi cả tài
liệu, mà còn thay đổi trật tự các đề mục, các câu trong tài liệu, hay sử dụng các từ
đồng nghĩa, đa nghĩa để thay thế. Một khó khăn nữa đặt ra cho các giảng viên đó là
họ thường chỉ có thể phát hiện sao chép với nguồn là từ các tài liệu trong nội bộ
trường, mà không phát hiện được sao chép từ các nguồn tài liệu bên ngoài. Việc gia
tăng ngày một nhiều các hành vi gian lận đã ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng tài
liệu, luận văn nói riêng, và tới chất lượng giáo dục nói chung. Do vậy, nhu cầu cần
có một hệ thống chia sẻ tài liệu vừa hỗ trợ tốt cho công tác nghiên cứu, vừa cung
cấp khả năng so khớp, phòng chống gian lận trong học tập là rất cấp thiết.
Xuất phát từ những nhu cầu trên, nhóm nghiên cứu thuộc Trung tâm tính
toán hiệu năng cao quyết định xây dựng một hệ thống tìm kiếm và so khớp tài liệu
liên trường đại học. Hệ thống cho phép người sử dụng, là những sinh viên, giảng
viên của các trường đại học, có thể chia sẻ các tài liệu nghiên cứu của mình, cũng
như tìm kiếm, tra cứu các tài liệu từ trong phạm vi trường mình cũng như từ các
trường khác tham gia liên minh. Với lợi thế về kho tài liệu liên trường đại học, hệ
thống còn cung cấp giải pháp so khớp tài liệu, dựa trên hướng tiếp cận ngữ nghĩa,
nhằm giải quyết vấn đề gian lận trong học tập.
Nguyễn Việt Phương – Hệ thống thông tin K50 10
Đồ án tốt nghiệp đại học Xây dựng portal cho hệ thống liên thư viện GOODAS
Để xây dựng được một hệ thống mạnh và đạt yêu cầu cần có một nền tảng
công nghệ thích hợp. Nền tảng công nghệ này cần có khả năng kết hợp sức mạnh
tính toán, lưu trữ của nhiều máy tính, thuộc các trường đại học nằm phân tán về mặt
địa lý. Qua quá trình nghiên cứu, nhóm thấy rằng công nghệ tính toán lưới, mà cụ
thể là công nghệ lưới dữ liệu là phù hợp với những yêu cầu đặt ra cho một hệ thống

như vậy. Tuy nhiên, tính toán lưới và các vấn đề liên quan đến nó vốn không đơn
giản thậm chí với cả những người nghiên cứu và hoạt động trong lĩnh vực này.
Chính vì thế để giúp đỡ những người sử dụng trong việc tiếp cận hệ thống, việc xây
dựng một cổng thông tin điện tử ( portal ) là hết sức cần thiết, điều này sẽ che dấu đi
kiến trúc phức tạp bên dưới và cung cấp giao diện thân thiện dễ sử dụng tới người
dùng, giúp họ có thể tiếp cận hệ thống và sử dụng nó như một công cụ hữu ích
trong công việc nghiên cứu của mình.
Tên của hệ thống - GOODAS – được lấy từ các chữ cái đầu của cụm từ tiếng
Anh: Grid Oriented Online Document Analysing System.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục đích của đồ án là phân tích thiết kế kiến trúc tổng thể của hệ thống và
xây dựng thành phần cổng thông tin dựa trên nền lưới (grid portal) cho hệ thống,
cung cấp một cách tiếp cận tới hệ thống dựa trên giao diện web, che dấu đi kiến trúc
phức tạp bên dưới và đưa tới người dùng khả năng sử dụng hệ thống một cách dễ
dàng.
3. Phương pháp nghiên cứu
Kiến trúc tổng thể của hệ thống được xây dựng dựa trên việc nghiên cứu các
kiến trúc hệ thống sử dụng các phương pháp tiếp cận truyền thống cho bài toán
quản lý tài liệu phân tán, đánh giá ưu nhược điểm và lựa chọn giải pháp phù hợp.
Bên cạnh đó, cũng nghiên cứu tìm hiểu mô hình kiến trúc của các hệ thống ứng
dụng khác được phát triển dựa trên nền công nghệ lưới dữ liệu (như hệ thống dự
báo thời tiết, cảnh báo sóng thần…).
Với mục đích xây dựng portal cho hệ thống như đã trình bày ở trên, sử dụng
cách tiếp cận tìm hiểu kiến trúc gridportal của các trung tâm tính toán hiệu năng cao
trên thế giới, các frame work hỗ trợ xây dựng grid portal.
4. Phạm vị và kết quả nghiên cứu
Đồ án chỉ trình bày các vấn đề liên quan đến kiến trúc hệ thống và gridportal,
các kết quả nghiên cứu và triển khai cũng như các công nghệ được sử dụng để xây
dựng nên portal cho hệ thống.
Nguyễn Việt Phương – Hệ thống thông tin K50 11

Đồ án tốt nghiệp đại học Xây dựng portal cho hệ thống liên thư viện GOODAS
5. Cấu trúc đồ án
Để giúp người đọc có được cái nhìn từ khái quát đến chi tiết công việc cũng
như kết quả của đồ án, cấu trúc đồ án được trình bày như sau.
Chương 1 Giới thiệu về vấn đề quản lý tài liệu phân tán & các phương pháp
tiếp cận truyền thống. Trình bày hướng tiếp cận của hệ thống GoodAs, mô hình
kiến trúc của hệ thống & vị trí của thành phần portal trong hệ thống
Chương 2 Trình bày tổng quan về grid portal, trong chương này các vấn đề
như lưới và grid portal sẽ được đề cập, các công nghệ để xây dựng một grid portal
cũng được trình bày trong phần này.
Chương 3 Chương này giúp người đọc hiểu rõ Gridsphere Portal Frame
Work, đó là framework đã được chọn để xây dựng portal cho hệ thống .
Chương 4 Trình bày về Portal của hệ thống, cung cấp cho người đọc thông
tin chi tiết các chức năng của portal cũng như các kết quả đã triển khai được trong
thời gian thực hiện đồ án trên portal.
Chương 5 Trình bày những kết quả triển khai portal trên hệ thống.
Cuối cùng là phần Tổng kết, trong phần này sẽ đưa ra kết luận, cũng như
hướng mở rộng của đồ án.
Nguyễn Việt Phương – Hệ thống thông tin K50 12
Đồ án tốt nghiệp đại học Xây dựng portal cho hệ thống liên thư viện GOODAS
CHƯƠNG 1: KIẾN TRÚC HỆ THỐNG TÌM KIẾM & SO
KHỚP TÀI LIỆU LIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC GOODAS
1.1 Giới thiệu chung
1.1.1 Bài toán quản lý tài liệu phân tán
Bài toán quản lý tài liệu phân tán trên các trường đại học có thể phát biểu
như sau:
Cho các trường đại học với hệ thống máy tính được nối mạng, cùng với các
kho lưu trữ tài liệu điện tử phục vụ học tập, nghiên cứu, thuộc nhiều lĩnh vực, nằm
phân tán ở mỗi trường. Cần xây dựng một hệ thống chương trình ứng dụng cho
phép kết nối các tài nguyên phân tán từ các trường, hỗ trợ người dùng dễ dàng chia

sẻ & tra cứu các tài liệu khoa học, bên cạnh đó, hỗ trợ đắc lực giảng viên các
trường trong việc phát hiện các tài liệu, luận văn sao chép từ các nguồn trong hệ
thống.
Vấn đề quản lý tài liệu điện tử nằm phân tán trên mạng đặt ra rất nhiều thách
thức. Đặc điểm của các tài liệu điện tử đó là các tài nguyên động. Tính chất động
không chỉ thể hiện về mặt dữ liệu (các tài liệu có thể được thêm, bớt, hay sửa đổi),
mà còn về mặt sở hữu. Các tài liệu thuộc sở hữu của các cá nhân nằm trong các tổ
chức khác nhau. Mỗi tổ chức lại có các chính sách quản lý tài nguyên và truy cập
riêng. Trong khi đó, yêu cầu về một hệ thống quản lý tài liệu phân tán trên mạng
đòi hỏi tính mềm dẻo (khả năng dễ dàng thêm bớt các tài nguyên lưu trữ, tính toán),
tính bảo mật cho dữ liệu thuộc các tổ chức, và tính cộng tác chia sẻ dữ liệu trong
các nhóm hay trong các lĩnh vực nghiên cứu. Việc giải quyết các yêu cầu đặt ra này
trên một tập các tài nguyên động là rất phức tạp.
1.1.2 Các phương pháp tiếp cận truyền thống
Cho đến này, đã có rất nhiều các giải pháp sử dụng các công nghệ tính toán
phân tán khác nhau để giải quyết vấn đề trên. Tuy nhiên các cách tiếp cận này chưa
xây dựng được một giải pháp đầy đủ cho vấn đề chia sẻ tài nguyên động, đáp ứng
yêu cầu cho mô hình cộng tác giữa các tổ chức. Sau đây, xin được điểm qua một vài
công nghệ tính toán phân tán đã được áp dụng:
Công nghệ Internet & tính toán ngang hàng (Peer-to-peer Computing) (được
triển khai trong các dự án như Napster, Freenet hay SETI@home ) thường tập
Nguyễn Việt Phương – Hệ thống thông tin K50 13
Đồ án tốt nghiệp đại học Xây dựng portal cho hệ thống liên thư viện GOODAS
trung vào các giải pháp tích hợp theo chiều dọc cho các vấn đề chuyên biệt, thay vì
định nghĩa một giao thức chung cho phép chia sẻ tài nguyên và làm việc cộng tác.
Hơn nữa, hình thức chia sẻ cũng còn nhiều hạn chế, như chia sẻ tệp tin không có
kiểm soát truy nhập, hay chia sẻ tính toán với một máy chủ tập trung. Khi các ứng
dụng trở nên phức tạp hơn và yêu cầu làm việc cộng tác trở nên rõ ràng hơn, thì
công nghệ Internet và tính toán ngang hàng cho thấy nhiều hạn chế. Ví dụ, khả năng
truy cập một lần (single sign-on), ủy quyền và các công nghệ chứng thực khác trở

nên rất quan trọng và cần thiết khi các dịch vụ chia sẻ dữ liệu và tính toán phải cộng
tác với nhau, hay khi chính sách điểu khiển truy nhập đến các tài nguyên trở nên
phức tạp.
Các công nghệ điện toán doanh nghiệp như CORBA, Enterprise JavaBeans,
Java 2 Enterprise Edition, hay DCOM đều được thiết kế để phát triển các ứng dụng
phân tán. Các công nghệ này cung cấp các giao diện truy cập tài nguyên chuẩn, các
cơ chế triệu gọi phương thức từ xa cũng như các cơ chế giúp đơn giản hóa việc trao
đổi tài nguyên trong phạm vi một tổ chức đơn. Tuy nhiên, các cơ chế này lại không
giải quyết được các yêu cầu đặt ra với các tổ chức ảo. Việc chia sẻ thường mang
tính chất tĩnh & gói gọn trong phạm vi một tổ chức. Dạng thức chủ yếu của các liên
tác là theo mô hình Client-server, thay vì là sự phối hợp hoạt động của nhiều tài
nguyên.
Các nhà cung cấp dịch vụ ứng dụng (ASPs), các nhà cung cấp dịch vụ lưu
trữ (SSPs) và các công ty cung cấp các dịch vụ hosting khác thường triển khai các
ứng dụng doanh nghiệp cũng như cung cấp khả năng lưu trữ cho các khách hàng
của mình. Công nghệ VPN thường được sử dụng để mở rộng hệ thống mạng của
khách hàng, bổ sung thêm các tài nguyên được quản lý và điều khiển bởi các ASPs
hay SSPs. Một số SSPs cung cấp các dịch vụ chia sẻ file, truy cập thông qua HTTP,
FTP, hay WebDAV với cơ chế mật khẩu hay danh sách điểu khiển truy nhập. Chính
việc sử dụng VPN hay các cơ chế cấu hình tĩnh này khiến cho việc thực hiện hóa
các mô hình chia sẻ tài nguyên giữa các tổ chức trở nên rất khó khăn.
1.1.3 Hướng tiếp cận của hệ thống GoodAs
Dựa trên việc tìm hiểu các giải pháp công nghệ đang được sử dụng để giải
quyết vấn đề quản lý tài liệu phân tán, đánh giá ưu nhược điểm của các phương
pháp trên, nhóm nghiên cứu đã quyết định sử dụng một hướng tiếp cận mới cho vấn
đề này. Qua quá trình nghiên cứu, nhóm nhận thấy công nghệ tính toán lưới [1].,
với nhiều ưu điểm trong việc kết hợp sức mạnh tính toán và lưu trữ của các tài
nguyên nằm phân tán, là phù hợp với những yêu cầu đặt ra cho một hệ thống quản
lý tài liệu như vậy.
Ưu điểm của công nghệ lưới

Nguyễn Việt Phương – Hệ thống thông tin K50 14
Đồ án tốt nghiệp đại học Xây dựng portal cho hệ thống liên thư viện GOODAS
Khả năng kết hợp các tổ chức tham gia vào hệ thống
Trong điều kiện cơ sở hạ tầng tại Việt Nam còn thấp, kinh phí đầu tư cho
một hệ thống lớn còn rất khó khăn, do đặc trưng của hệ thống lưu trữ và chia sẻ dữ
liệu đòi hỏi một lượng lớn tài nguyên phần cứng, ta khó có thể xây dựng một hệ
thống tập trung đạt chất lượng cao cho người dùng. Một khó khăn nữa đặt ra với bài
toán quản lý tài liệu liên trường đại học đó là số lượng các trường đại học là rất
nhiều, và việc một trường mới đăng ký tham gia hệ thống phải không ảnh hưởng
nhiều đến hệ thống đã có. Giải pháp lưới dữ liệu có khả năng giải quyết được những
khó khăn trên bằng cách kết hợp tài nguyên tính toán và khả năng lưu trữ sẵn có của
các trường đại học, tạo thành một hệ thống chung.
Hơn nữa, với đặc tính khả mở sẵn có của lưới, khi một trường đại học hay
một tổ chức muốn tham gia vào hệ thống, tổ chức đó chỉ việc triển khai hạ tầng lưới
và đăng ký kết nạp vào lưới thông qua việc cài đặt các cơ chế bảo mật để tin tưởng
lẫn nhau trong quá trình chia sẻ tài nguyên. Hệ thống lưới với các dịch vụ quản lý
và phát hiện tài nguyên có thêm đảm bảo việc thông tin về các tài nguyên trên hệ
thống (kể cả mới tham gia) liên tục được cập nhật đến các site.
Tính ổn định, vững vàng & bảo mật cao
Trong những năm trở lại đây, tính toán lưới nói chung và lưới dữ liệu nói
riêng đã có những bước tiến không ngừng trên phạm vi toàn thế giới. Tính toán lưới
cho phép kết hợp sức mạnh tính toán của nhiều máy tính đơn lẻ, tạo thành sức
mạnh tính toán tổng hợp. Các kiến trúc về lưới được phát triển và ứng dụng vào
nhiều các dự án lớn trên thế giới, cho thấy khả năng ứng dụng vào thực tế của công
nghệ lưới là rất lớn.
Công nghệ tính toán lưới được xây dựng với mục tiêu kết hợp các máy tính
có kiến trúc khác nhau. Vì vậy, việc thay đổi, nâng cấp của các nút lưới không
hề ảnh hưởng tới sự tham gia vào hệ thống của nút lưới đó. Các thành phần trong
lưới cũng độc lập với nhau tạo nên tính ổn định cho hệ thống, tránh lỗi thắt cổ chai
cho toàn hệ thống.

Khả năng tạo lập bản sao, dự phòng dữ liệu
Lưới cung cấp một khả năng rất mạnh cho hệ thống lưu trữ là tạo lập và quản
lý bản sao. Bản sao được tạo ra để nâng cao hiệu năng truy cập và tính sẵn dùng.
Đặc trưng cơ bản của lưới là các tổ chức tham gia nằm cách nhau về mặt địa
lý và dữ liệu được phân bố phân tán trên các máy tính khác nhau. Với việc tạo ra
nhiều bản sao ở các vị trí khác nhau, người dùng có thể lựa chọn và thực hiện truy
cập tới bản sao dữ liệu có hiệu năng cao hơn. Việc lựa chọn bản sao dựa trên nhiều
Nguyễn Việt Phương – Hệ thống thông tin K50 15
Đồ án tốt nghiệp đại học Xây dựng portal cho hệ thống liên thư viện GOODAS
tiêu chí: khoảng cách giữa người dùng và tài nguyên, băng thông mạng, tải của máy
lưu trữ v.v Các yếu tố trên đều có ảnh hưởng tới tốc độ và độ trễ từ người dùng
đến máy lưu trữ dữ liệu.
Đặc trưng này là đặc biệt phù hợp với hệ thống quản lý tài liệu phân tán như
GoodAs, bởi các trường đại học tham gia hệ thống có thể nằm rải rác trên khắp cả
nước. Bên cạnh đó, nếu các trường đại học, các tổ chức tin tưởng lẫn nhau và cho
phép tài liệu của tổ chức mình được sao lưu dự phòng sang các tổ chức bạn sẽ làm
tăng tính sẵn sàng và tin cậy của hệ thống. Trong trường hợp tài nguyên trên nút
lưu trữ dữ liệu nào đó không truy cập được, người dùng có thể truy cập tới bản sao
của dữ liệu và tiếp tục thực hiện công việc mà không bị gián đoạn.
Với những lý do trên, công nghệ tính toán lưới đã được lựa chọn làm hướng
tiếp cận để thiết kế mô hình kiến trúc cho hệ thống, và được sử dụng để xây dựng
hạ tầng tính toán và lưu trữ cho hệ thống GoodAs.
1.2 Mô hình kiến trúc của hệ thống
Với hướng tiếp cận dựa trên công nghệ tính toán lưới, giải pháp hệ thống đưa
ra kết nối các tài nguyên tính toán, lưu trữ của các trường đại học thành một lưới dữ
liệu, mỗi trường là một nút lưới. Người dùng truy cập và sử dụng các chức năng của
hệ thống thông qua cổng thông tin của mỗi trường. Hình 1 minh họa Mô hình kiến
trúc của hệ thống. Mô hình này mô tả các module chức năng của hệ thống. Các
module này được phân chia thành các tầng, ứng với nhiệm vụ và phương thức hoạt
động của chúng.

Hình 1.1 - Mô hình kiến trúc hệ thống
Theo đó, kiến trúc hệ thống gồm 4 tầng:
Nguyễn Việt Phương – Hệ thống thông tin K50 16
Đồ án tốt nghiệp đại học Xây dựng portal cho hệ thống liên thư viện GOODAS
Tầng tài nguyên: là tầng thấp nhất của hệ thống, bao gồm tất cả các tài
nguyên cơ bản, như các hệ thống tính toán, hệ thống lưu trữ của các trường đại học
cũng như hạ tầng mạng kết nối các tài nguyên lại với nhau về mặt vật lý.
Tầng Middleware (hay tầng phần mềm nền): bao gồm rất nhiều các dịch vụ,
các giao diện lập trình ứng dụng (APIs), cung cấp khả năng quản lý các tài nguyên
tính toán & lưu trữ nằm phân tán. Tầng middleware giúp triển khai hạ tầng lưới một
cách toàn diện, tạo cơ sở để phát triển những ứng dụng trên nền lưới. Hiện nay,
Globus Toolkit là một trong những grid middleware được sử dụng rộng rãi nhất
trong các dự án tính toán lưới.
Một số dịch vụ được cung cấp bởi tầng Middleware như:
- Hạ tầng bảo mật lưới
- Dịch vụ truyền file
- Dịch vụ quản lý bản sao
- Dịch vụ thông tin hệ thống
- Dịch vụ quản lý giấy phép ủy quyền
Tầng dịch vụ ứng dụng: dựa trên cơ sở hạn tầng lưới (các dịch vụ nền, các
APIs được cung cấp bởi tầng middleware), tầng dịch vụ ứng dụng cung cấp các
dịch vụ lưới mà các nhà phát triển có thể triển khai, hướng ứng dụng & hướng
người dùng, nhằm tận dụng sức mạnh mà hạ tầng lưới mang lại. Trong phạm vi hệ
thống quản lý tài liệu điện tử, tầng ứng dụng triển khai các dịch vụ tiện ích như
quản lý tài liệu, tìm kiếm, đánh chỉ mục, so khớp văn bản…
Tầng trình diễn: được triển khai theo mô hình cổng thông tin trên nền lưới
(grid portal), kết nối người dùng với hệ thống lưới. Cung cấp một điểm truy nhập
chung nhất, thông qua giao diện web, cho toàn bộ các tài nguyên tính toán, lưu trữ
phân tán, cũng như các dịch vụ lưới tiện ích của hệ thống. Có thể nói, tầng trình
diễn làm trong suốt sự phức tạp của lưới tới người dùng.

1.3 Thiết kế các thành phần của hệ thống
Việc triển khai các thành phần của hệ thống được minh họa bởi sơ đồ sau:
Nguyễn Việt Phương – Hệ thống thông tin K50 17
Đồ án tốt nghiệp đại học Xây dựng portal cho hệ thống liên thư viện GOODAS
Hình 1.2 - Mô hình các thành phần của hệ thống
1.3.1 Cổng thông tin trên nền lưới (Grid Portal)
Người dùng truy cập & sử dụng các tính năng của hệ thống bằng giao diện
web, thông qua grid portal. Portal đóng vai trò là tầng trung gian, giúp người dùng
có thể triệu gọi và sử dụng các dịch vụ hay thậm chí truy cập thẳng đến các tài
nguyên lưới.
Người dùng truy cập hệ thống thông qua portal của các trường, từ đó kết nối
đến các dịch vụ lưới trên các site cục bộ và thực hiện các yêu cầu của người dùng,
như tìm kiếm, so khớp văn bản…Với mỗi yêu cầu của người dùng, site cục bộ sẽ
liên hệ với Information Server để lấy về thông tin các site khác trên hệ thống &
đồng thời gửi các yêu cầu xử lý (như tìm kiếm hay so khớp một văn bản) tới các
site đó. Sau khi nhận được kết quả từ các site khác, site cục bộ phải tổng hợp kết
quả và trả về cho người dùng qua portal. Việc tổng hợp kết quả yêu cầu cần có các
thông tin về dữ liệu mô tả từ các site, được hỗ trợ bởi dịch vụ dữ liệu mô tả từ
Information Server.
1.3.2 Lưới dữ liệu hệ thống (GoodAs DataGrid)
Dữ liệu văn bản trong hệ thống được lưu trữ phân tán trên nhiều trường, do
đó vấn đề là phải xây dựng một tầng dịch vụ lưu trữ theo mô hình lưới dữ liệu [3]
Dịch vụ lưu trữ này kết nối các tài nguyên từ các trường, tạo thành một kho tài liệu
chung nhất và trong suốt với người sử dụng, qua đó cung cấp các tiện ích trên dữ
liệu như tìm kiếm, so khớp, download, upload Trên mỗi site - tương ứng với hệ
thống máy tính của mỗi trường đại học, ngoài việc tổ chức cơ sở dữ liệu về tài liệu
của người dùng cục bộ, còn triển khai hạ tầng lưới, cung cấp các tiện ích dưới dạng
các dịch vụ lưới. Các dịch vụ trên mỗi site kết nối với nhau qua môi trường lưới cho
Nguyễn Việt Phương – Hệ thống thông tin K50 18
Đồ án tốt nghiệp đại học Xây dựng portal cho hệ thống liên thư viện GOODAS

phép người dùng tiếp cận thông tin trên toàn hệ thống mà chỉ thông qua một giao
diện dịch vụ duy nhất.
Hình 1.3 – Mô hình phân cấp truy nhập dữ liệu liên trường
Bên cạnh đó, dựa trên một nền tảng dịch vụ rất mạnh từ tầng phần mềm nền
là dịch vụ quản lý bản sao, lưới dữ liệu hệ thống GoodAs còn cung cấp khả năng
nhân bản dữ liệu giữa các nút lưới giúp tăng độ tin cậy và tăng hiệu năng trong
trường hợp download dữ liệu. Để đảm bảo tính tự trị của mỗi trường thì việc nhân
bản là do các trường tự nguyện. Sau khi quản trị của hai trường thỏa thuận với
nhau, họ có thể tạo bản sao tại nhiều trường cũng như nhân bản từng nhóm dữ liệu
hoặc toàn bộ dữ liệu.
1.3.3 Máy chủ dịch vụ thông tin (Information Server)
Để quản lý các tài nguyên trên môi trường phân tán như lưới, hệ thống triển
khai một Information Server, trên đó cung cấp dịch vụ Giám sát & quản lý thông tin
toàn hệ thống (Monitoring & Discovery Service) và Dịch vụ dữ liệu mô tả, là nơi
lưu trữ tập trung dữ liệu mô tả về văn bản được cập nhật từ tất cả các trạm. Thông
qua Information Server, các site sẽ nắm được thông tin về hệ thống (các site tham
gia khác, tình trạng hoạt động, các dịch vụ), đồng thời sử dụng dịch vụ dữ liệu mô
tả trong việc tổng hợp các kết quả tìm kiếm, so khớp từ các site khác.
1.3.4 Mô đun Quản lý ủy quyền lưới (Credential Management)
Một tính năng nữa mà hệ thống hỗ trợ đó là khả năng truy cập thẳng đến các
tài nguyên lưới trông qua giao diện portal. Nếu như việc đăng nhập vào portal và sử
dụng các tính năng của hệ thống thông qua triệu gọi các dịch vụ lưới là khá dễ dàng
với người dùng thì việc truy cập đến các tài nguyên lưới là không hề dễ dàng.
Với hạ tầng bảo mật lưới được xây dựng dựa trên cơ sở hạ tầng khóa công
khai PKI, người dùng muốn truy cập vào hệ thống lưới phải có giấy ủy nhiệm lưới.
Giấy ủy nhiệm lưới là một cặp gồm giấy chứng nhận và một khóa mã hóa còn gọi là
khóa bí mật. Giấy chứng nhận một thực thể là kết nối giữa tên định danh của thực
thể đối với khóa bí mật của họ. Sự kết nối này được thực hiện nhờ chữ kí điện tử
của bên thứ ba đáng tin cậy gọi là nhà thẩm quyền (hay CA).
Nguyễn Việt Phương – Hệ thống thông tin K50 19

Đồ án tốt nghiệp đại học Xây dựng portal cho hệ thống liên thư viện GOODAS
Dựa trên hạ tầng bảo mật đó, các thực thể trên lưới xác thực nhau qua cơ chế
bắt tay ba bước. Khi truy xuất bất kỳ nguồn dữ liệu nào, người dùng phải thực hiện
các bước sau:
- Trình cho tài nguyên giấy chứng nhận để chứng tỏ mình là người sử dụng
thực sự có thẩm quyền trên lưới
- Tài nguyên cũng phải trình ra một giấy chứng nhận, để người dùng tin
tưởng đây là tài nguyên thực sự đã được chứng nhận, không phải là giả
mạo
- Khi tin tưởng nhau, quá trình truy xuất tài nguyên được diễn ra.
Khó khăn đặt ra không chỉ ở quy trình xác thực phức tạp mà còn ở việc
không phải lúc nào người dùng lưới cũng có những giấy ủy quyền bên mình. Mô
đun quản lý ủy quyền lưới được xây dựng nhằm giải quyết các vấn đề trên, cung
cấp cho người dùng một giao diện bảo mật thống nhất, trong đó người sử dụng
được xác định bằng hai thông tin là tài khoản và mật khẩu truy cập. Giải pháp đưa
ra, thực chất là sử dụng kho lưu trữ giấy phép ủy quyền. Kho lưu trữ này không chỉ
đóng vai trò lưu trữ giấy ủy quyền lưới của người dùng, mà còn hỗ trợ họ trong việc
thực hiện các quy trình xác thực một cách tự động. Người dùng chỉ việc trình mật
khẩu truy nhập đến giầy ủy quyền của họ đặt trên kho, các quy trình xác thực còn
lại sẽ được thực hiện một cách tự động & trong suốt đến người dùng.
Hình 1.4 – Quản lý ủy quyền lưới sử dụng kho lưu trữ ủy quyền
1.3.5 Mô đun quản lý đăng ký lưới (VOMS Module)
Khi một site mới gia nhập lưới, ngoài việc phải triển khai các hạ tầng tính
toán lưới như Global Toolkit, Portal , site đó còn phải đăng ký hoạt động với lưới,
mà thực chất là thông qua việc đăng ký người dùng lưới mới, được thực hiện bởi
các người quản trị của mỗi site. Ở các hệ thống lưới vừa và nhỏ, người dùng lưới sẽ
phải tự đăng ký sử dụng tài nguyên với từng cụm máy thực thi. Quá trình này là thủ
công, đòi hỏi tốn nhiều thời gian và công sức cho cả phía người dùng cũng như
người quản trị các cụm máy thực thi.
Nguyễn Việt Phương – Hệ thống thông tin K50 20

Đồ án tốt nghiệp đại học Xây dựng portal cho hệ thống liên thư viện GOODAS
Hình 1.5 - Mô hình quản lý người dùng với VOs
Ở hệ thống quản lý tài liệu, nơi có sự tham gia của nhiều đơn vị, kéo theo số
lượng lớn người dùng cũng như nhiều loại tài nguyên, thì quy trình thủ công như
vậy không thể đáp ứng được. Yêu cầu đặt ra là: cần phải nâng mức quản lý người
dùng lên 1 cấp (Hình 2.5) bằng cách gom nhóm việc đăng ký sử dụng tài nguyên
vào một đầu mối thống nhất cho toàn bộ lưới, hệ thống sẽ phải tự động cập nhật các
người dùng trên site này lên toàn bộ hệ thống tài nguyên bên dưới. Quy trình đăng
ký và cập nhật phải đảm bảo tính trong suốt cho lưới với người dùng. Từ các yêu
cầu trên, giải pháp được chúng tôi lựa chọn là: hệ thống quản lý thành viên tổ chức
ảo VOMS [4]. (Virtual Organization Membership Service).
Xét trên quan điểm của VO (Virtual Organization), việc người dùng tham gia
lưới cũng chính là tham gia VO của tổ chức lưới; việc người dùng đăng ký lưới
cũng chính là đăng ký vào VO. Để đáp ứng các yêu cầu về tính trong suốt với lưới
cho người dùng, VOMS, hệ thống quản lý thành viên tổ chức ảo, được phát triển để
hiện thực hóa quy trình quản lý người dùng trong môi trường lưới. Với việc áp dụng
VOMS, quy trình đăng ký mới một site với hệ thống được đơn giản hóa rất nhiều.
Người quản trị của site đó chỉ việc truy cập vào trang đăng ký của VOMS Server
của hệ thống để đăng ký người dùng lưới cho site mình, hệ thống sẽ tự động cập
nhật thông tin người dùng lưới mới trên tất cả các trạm thực thi khác trên lưới.
1.4 Vị trí của thành phần portal trong hệ thống
Như đã nói trong các phần trước, những hệ thống xây dựng trên công nghệ
lưới thường có độ phức tạp cao và rất khó để triển khai rộng rãi ra bên ngoài. Hệ
thống đã xây dựng cũng không phải là một ngoại lệ hơn nữa phải đưa những kết
quả của hệ thống phổ biến ra bên ngoài cho người dùng. Để giải quyết khó khăn
này, giải pháp được lựa chọn là xây dựng một portal cho hệ thống, cung cấp khả
năng truy cập hệ thống qua trình duyệt web.
Nguyễn Việt Phương – Hệ thống thông tin K50 21
Đồ án tốt nghiệp đại học Xây dựng portal cho hệ thống liên thư viện GOODAS
Portal được xây dựng phải trình diễn các kết quả hệ thống sinh ra cho người

dùng, cho phép người dùng sử dụng các công cụ hệ thống cung cấp và phải tuân thủ
các quy tắc bảo mật lưới. Với mục đích như vậy, mô hình thành phần của portal như
sau:
Hình 1.6 – Mô hình các thành phần của portal
1.4.1 Quản trị portal
Quản lý người dùng
Cung cấp khả năng quản lý người dùng hệ thống, cho phép thêm mới, xóa,
sửa người dùng.
Cấu hình portal
Chức năng này cho phép cấu hình các tham số cho portal, triển khai hoặc
loại bỏ chức năng trên portal, tùy theo mong muốn triển khai. Ngoài các chức năng
chính ra, portal phải được thiết kế trực quan, dễ sử dụng, tăng tính tương tác giữa
người dùng với hệ thống. Hơn nữa, vì portal được xây dựng dựa trên Gridsphere
Portal Framework nên cần sử dụng triệt để các thành phần cũng như dịch vụ sẵn có.
1.4.2 Truy cập hệ thống lưới
Với đặc điểm của lưới là yêu cầu cao về tính bảo mật, người dùng muốn truy
cập lưới phải thông qua một máy tính cài đặt môi trường lưới hoặc sử dụng dòng
lệnh truy cập từ xa. Điều này gây một số phiền toái cho người dùng như giao diện
không thân thiện hay tính không cơ động.
Để giải quyết vấn đề trên, portal hệ thống lưới sẽ hỗ trợ người dùng truy cập
hệ thống lưới và thực hiện các công việc quản trị lưới thông qua giao diện web của
Nguyễn Việt Phương – Hệ thống thông tin K50 22
Đồ án tốt nghiệp đại học Xây dựng portal cho hệ thống liên thư viện GOODAS
portal. Người dùng chỉ việc đăng nhập vào portal từ bất kỳ đâu thông qua giao diện
web, lấy giấy phép ủy quyền truy cập lưới là có thể truy cập và thực hiện các công
việc trên lưới (quản lý tệp, đệ trình công việc) như người dùng lưới có ủy quyền
tương ứng.
1.4.3 Tìm kiếm tài liệu
Hệ thống cung cấp khả năng tìm kiếm tài liệu theo nội dung. Người dùng
nhập vào một câu truy vấn, hệ thống sẽ tiến hành tìm kiếm trên tất cả các site (các

trường đại học tham gia) và trả lại kết quả cho người dùng (danh sách các tài liệu
liên quan đến câu truy vấn đó) một cách trực quan. Người dùng có thể lựa chọn
download hoặc xem tài liệu đó trực tiếp ngay trên portal.
Khi người dùng xem một văn bản, hệ thống sẽ tự động tiến hành so khớp văn
bản đó với các văn bản khác trong kho dữ liệu hiện có trên tất cả các site, tìm ra các
văn bản tương tự với văn bản mà người dùng lựa chọn xem, từ đó đưa ra danh sách
các văn bản tương tự để hỗ trợ người dùng trong quá trình tra cứu và tìm ra tài liệu
mong muốn.
1.4.4 So khớp tài liệu
Với mỗi tài liệu người dùng upload lên, hệ thống sẽ tiến hành so khớp với
các tài liệu trong kho dữ liệu hiện có, sử dụng giải thuật so khớp dựa trên ngữ nghĩa
để tìm ra các tài liệu tương tự, trùng khớp nhất & trả về cho người dùng dưới dạng
danh sách các tài liệu liên quan. Tính năng này có thể áp dụng để hỗ trợ giảng viên
phát hiện việc sao chép của các tài liệu mà sinh viên nộp.
1.4.5 Quản lý không gian cá nhân
Cung cấp chức năng quản lý không gian cá nhân của người dùng, các thông
tin cá nhân được quản lý bao gồm mật khẩu, email, người dùng hoạt động trong tổ
chức nào,
Bên cạnh đó, mỗi người dùng sẽ có một kho tài liệu riêng, hệ thống hỗ trợ họ
trong việc quản lý các tài liệu này. Cho phép họ xem trực tiếp trên portal, hay
download về máy, chỉnh sửa các thuộc tính (tên, thẻ, chế độ truy cập ,…) cho các
tài liệu.
Nguyễn Việt Phương – Hệ thống thông tin K50 23
Đồ án tốt nghiệp đại học Xây dựng portal cho hệ thống liên thư viện GOODAS
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ GRID PORTAL
Công nghệ lưới tuy không còn mới mẻ nhưng chính sự phức tạp của nó đã
gây không ít trở ngại trong việc phổ biến lưới tới cộng đồng. Những ứng dụng dựa
trên lưới ít được phổ biến vì nó đòi hỏi người dùng phải có kiến thức chuyên sâu về
lưới, tuy nhiên nhược điểm này có thể khắc phục bằng cách xây dựng một portal
cho hệ thống để che dấu đi kiến thức phức tạp bên dưới, không đòi hỏi người dùng

có kiến thức chuyên sâu, cho phép họ truy cập tới hệ thống từ bất cứ đâu bỏ lại các
khó khăn về truy cập mạng, tường lửa, .vv Chương này sẽ giúp người đọc có một
cái nhìn bao quát hơn về lưới cũng như portal dùng trong lưới.
1.5 Tổng quan lưới & portal cho lưới
1.5.1 Tính toán lưới
Tính toán lưới [2]., hiểu một cách đơn giản là sự phát triển tiếp theo của tính
toán phân tán. Mục đích là tạo ra một máy tính ảo lớn mạnh từ một tập lớn các hệ
thống không đồng nhất nhằm nâng cao khả năng tính toán, chia sẻ các tài nguyên
khác nhau.
Như vậy tính toán lưới hướng đến việc chia sẻ và sử dụng hiệu quả các
nguồn tài nguyên thuộc về nhiều tổ chức trên một quy mô rộng lớn (thậm chí là quy
mô toàn cầu). Chính các công nghệ mạng và truyền thông phát triển mạnh mẽ trong
những năm qua đã biến những khả năng này dần trở thành hiện thực. Các nghiên
cứu về tính toán lưới đã và đang được tiến hành là nhằm tạo ra một cơ sở hạ tầng
lưới cho phép dễ dàng chia sẻ và quản lý các tài nguyên đa dạng và phân tán trong
môi trường lưới
Nguyễn Việt Phương – Hệ thống thông tin K50 24
Đồ án tốt nghiệp đại học Xây dựng portal cho hệ thống liên thư viện GOODAS
Hình 2.7 - Minh hoạ về tính toán lưới
Hình 2.1 là một ví dụ về lưới, như một mạng liên kết các tài nguyên phân tán
về mặt địa lý, các tài nguyên rất phong phú, đa dạng, bao gồm tập các siêu máy
tính, các thiết bị truyền thông vệ tinh, các kho lưu trữ, các cụm (cluster) tính toán
hiệu năng cao, các tổ chức liên kết ảo trong lưới. Người dùng trong lưới cũng hết
sức đa dạng, từ các người dùng thông thường, cho tới các người dùng chuyên dụng,
có kiến thức sâu về chuyên môn như các nhà nghiên cứu, các nhà khoa học Và
lưới chính là sự tập hợp, chia sẻ, chọn lựa các nguồn tài nguyên này thông qua một
chính sách thống nhất, phân phối các siêu máy tính và các hệ cluster để đạt hiệu
năng tốt hơn trong tương lai.Sau đây là một số đặc điểm của tính toán lưới:
- Các tài nguyên hết sức đa dạng, không đồng nhất, tài nguyên ở đây được
hiểu theo nghĩa tổng quát. Đó có thể là các tài nguyên phần cứng: tài nguyên tính

toán, tài nguyên lưu trữ, các thiết bị đặc biệt khác ; các tài nguyên phần mềm: các
CSDL, các phần mềm đặc biệt và đắt giá ; các đường truyền mạng Các tài
nguyên này có thể rất khác nhau về mặt kiến trúc, giao diện, khả năng xử lý Việc
tạo ra một giao diện thống nhất cho phép khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn
tài nguyên này là hoàn toàn không dễ dàng.
- Các tài nguyên không chỉ thuộc về một tổ chức mà thuộc về rất nhiều tổ
chức tham gia lưới. Các tổ chức chỉ phải tuân thủ một số quy định chung khi tham
gia vào lưới còn nói chung là hoạt động độc lập. Do vậy các tài nguyên này đều có
quyền tự trị tương đối. Các tổ chức khác nhau có chính sách sử dụng hay cho thuê
tài nguyên của họ khác nhau và do vậy cũng gây khó khăn cho việc quản lý.
- Các tài nguyên phân tán rộng khắp về mặt địa lý, chính từ đặc điểm này mà
phải có các cơ chế quản lý phân tán.
Nguyễn Việt Phương – Hệ thống thông tin K50 25

×