Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

luận văn tài nguyên môi trường Quản lý tài nguyên đất 03 xã Phủ Lý Ôn Lương, Hợp Thành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 27 trang )

1. LÝ DO LỰA CHỌN VẤN ĐỀ THỰC TẬP
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá. Đất là giá đỡ cho toàn bộ sự sống của con
người. Vai trò của đất đai càng lớn hơn khi dân số ngày càng đông, nhu cầu sử dụng đất
ngày càng tăng mạnh. Vỳ vậy, việc quản lý đất đai là một vấn đề rất cần thiết với mọi địa
phương.
Huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên có vị trí nằm ngay ở cửa ngõ của vùng kinh tế
phía Bắc của tỉnh, địa bàn huyện có tuyến giao thông huyết mạch chạy qua tạo nhiều cơ hội
cho huyện đón nhận đầu tư và ứng dụng thành tựu khoa học trong quá trình phát triển kinh
tế - xã hội. Địa hình đa dạng, núi đồi, đồng bằng, sông ngòi và cảnh quan thiên nhiên phong
phú, khí hậu ôn hoà, nguồn nước dồi dào, môi trường trong lành là những lợi thế đáng kể để
Phú Lương chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế trong tương
lai. Giàu tiềm năng về tài nguyên khoáng sản, thiên nhiên tạo điều kiện thuận lợi cho phát
triển kinh tế du lịch. Huyện đang có nhiều lợi thế trong phát triển kinh tế - xã hội. Trên địa bàn
huyện có nhiều cơ sở sản xuất lớn đang hoạt động, đã tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế của
huyện, tạo ra những thuận lợi cho việc tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thực tế này
đã gây áp lực không nhỏ đến việc sử dụng quỹ đất trên địa bàn huyện Phú Lương, tỉnh Thái
Nguyên.
Tiềm năng đất đai của huyện có hạn, phần lớn là đất đồi núi, yêu cầu của công nghiệp
hoá, đô thị hoá càng mạnh sẽ gây áp lực càng lớn lên quỹ đất nói chung và đặc biệt là đất
nông nghiệp. Vì vậy, để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội bền vững trên địa bàn
huyện, xây dựng Phú Lương trở thành một khu kinh tế phát triển của tỉnh cần thiết phải
nghiên cứu kỹ lưỡng khả năng khai thác quỹ đất và chuyển đổi mục đích sử dụng hợp lý để
vừa đáp ứng mục tiêu công nghiệp hoá - hiện đại hoá vừa đảm bảo nâng cao đời sống dân cư
phát triển ổn định lâu dài.
Với thực tế trên khi về thực tập tại phòng Tài Nguyên và Môi Trường huyện Phú
Lương em đã được phòng giao cho phụ trách “quản lý tài nguyên đất 03 xã Phủ Lý Ôn
Lương, Hợp Thành “ với sự giúp đỡ và chỉ bảo của anh Nguyễn Hoàng Linh.
1
2. GIỚI THIỆU VỀ CƠ QUAN THỰC TẬP
2.1 Chức năng của phòng Tài Nguyên và Môi Trường huyện Phú Lương
Phòng TN &MT huyện Phú Lương là cơ quan chuyên môn giúp UBND huyện thực


hiện chức năng quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường trên địa bàn huyện theo luật
định, chịu sự lãnh đạo trực tiếp của UBND huyện, đồng thời chịu sự kiểm tra hướng dẫn của
Sở TN &MT về công tác nghiệp vụ chuyên môn, hướng dẫn, kiểm tra chuyên môn nghiệp
vụ tới cán bộ địa chính xã, thị trấn.
2.2 Tổ chức hành chính
sơ đồ tổ chức của phòng

Hình 1: Sơ đồ tổ chức của phòng TN & MT huyện Phú Lương
Do vấn đề nhân sự còn thiếu nên hiện nay phòng TN & MT huyện Phú Lương không
có trưởng phòng. Phó trưởng phòng phụ trách có quyền, trách nhiện và nghĩa vụ tương
đương với trưởng phòng.
2.3 Hoạt động chuyên nghành
Một số hoạt động chuyên nghành của phòng Tài Nguyên và Môi Trường huyện Phú
Lương là:
- Trình UBND huyện các văn bản hướng dẫn việc thực hiện các chính sách, chế độ
và pháp luật của nhà nước về quản lý tài nguyên và môi trường.
2
PHÓ TRƯỞNG PHÒNG
PHỤ TRÁCH
Cán bộ
phụ trách
địa bàn xã
Yên Ninh,
Yên Trạch,
Yên Lạc,
Động Đạt
và làm công
tác báo cáo,
thống kê
kiểm kê đất

đai, Thực
hiện một số
công việc
khác khi
lãnh đạo
phân công
Cán bộ
phụ trách
môi trường,
văn thư và
thủ quỹ.
Thực hiện
một số công
việc khác
khi lãnh đạo
phân công
Cán bộ
phụ trách
quản lý đất
tổ chức, đất
công, làm
QH-KH sử
dụng đất,
công tác kế
toán, quản
lý tài sản
công. Thực
hiện một số
công việc
khác khi

lãnh đạo
phân công
Cán bộ
phụ trách
địa bàn xã
Đổ, Tức
Tranh, Sơn
Cẩm và làm
công tác
đấu giá
QSD đất.
Thực hiện
một số công
việc khác
khi lãnh đạo
phân công
Cán bộ
phụ trách xã
Cổ Lũng, xã
Vô Tranh,
Phấn Mễ,
Phú Đô và
thị trấn
Giang Tiên.
Thực hiện
một số công
việc khác
khi lãnh đạo
phân công
Cán bộ

phụ trách
địa bàn xã
Ôn Lương,
Phủ Lý,
Hợp Thành,
thị trấn Đu.
Thực hiện
một số công
việc khác
khi lãnh đạo
phân công
PHÓ TRƯỞNG PHÒNG
GĐ VPĐKQSD ĐẤT
- Giúp UBND huyện lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn, thẩm định và
trình UBND huyện xét quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai của các xã, thị trấn và tổ chức
thực hiện, kiểm tra tình hình thực hiện của các xã, thị trấn sau khi được duyệt.
- Tổng hợp trình UBND huyện quyết định giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển
mục đích sử dụng đất, đăng ký quyền sử dụng đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất cho các đối tượng theo thẩm quyền.
- Quản lý, theo dõi sự biến động về đất đai, cập nhật, chính lý các tài liệu về đất đai
và bản đồ cho phù hợp với hiện trạng sử dụng đất theo hướng dẫn của Sở TN &MT, lập báo
cáo thống kê, kiểm kê đất và hiện trạng môi trường theo định kỳ, lập và quản lý hồ sơ địa
chính.
- Phối hợp với các cơ quan trong việc hoạch định địa giới hành chính cấp xã, quản lý
các tiêu mốc địa giới, mốc toạ độ trong phạm vi huyện.
- Công tác kiểm tra, thanh tra việc thi hành pháp luật trong lĩnh vực tài nguyên môi
trường tham mưu đề xuất với UBND huyện để xử lý vi phạm theo thẩm quyền, giúp UBND
giải quyết về tranh chấp đất đai theo quy định.
- Tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, báo cáo định kỳ về Tài nguyên Môi
trường

- Quản lý cán bộ công chức, viên chức, hướng dẫn kiểm tra chuyên môn nghiệp vụ
đối với cán bộ địa chính xã, thị trấn.
2.4. Nhân sự
Về nhân sự phòng Tài Nguyên và Môi Trường huyện Phú Lương gồm có:
1. Chị Dương Thị Quỳnh – phó trưởng phòng
2. Chị Đào Thị Quỳnh Trâm - chuyên viên
3. Anh Nguyễn Hoàng Linh – chuyên viên
4. Anh Nguyễn Văn Thành – chuyên viên
5. Anh Phạm Ngọc Thọ - chuyên viên
6. Anh Lê Anh Thắng – chuyên viên
7. Chị Lâm Minh Thảo – chuyên viên
2.5 Môi trường làm việc
Phòng Tài Nguyên và Môi Trường huyện Phú Lương do có đội ngũ cán bộ đều rất trẻ
tuổi nên môi trường làm việc rất năng động, mọi người rất hòa đồng. Khi có sinh viên thực
tập các anh chị hướng dẫn rất nhiệt tình, chu đáo. Ý thức tự giác trong công việc cao. Rất ít
có trường hợp đi làm muộn, về sớm.
3
Về cơ sở vật chất, kỹ thuật tại phòng TN & MT tuy chưa đáp ứng được với nhu cầu
làm việc thực tế nhưng cũng khá hoàn chỉnh trang bị về phòng ban rộng rãi. Mỗi nhân viên
được trang bị một máy tính, toàn phòng có 3 máy in khổ A4 và 4 máy in khổ A3, có nối
mạng internet. Ngoài ra những trang bị khác cần thiết cho công việc của nhân viên cũng khá
đầy đủ
Chính vì vậy trong thời gian thực tập tại phòng em đã học hỏi được rất nhiều kinh
nghiệm làm việc, kinh nghiệm giao tiếp và kinh nghiệm sống ở đây. Phòng là một môi
trường làm việc tốt đối với sinh viên thực tập và sinh viên mới ra trường làm việc.
4
3. NỘI DUNG CÔNG VIỆC ĐƯỢC PHÂN CÔNG
Khi về thực tập tại phòng Tài Nguyên và Môi Trường huyện Phú Lương công việc
được phân công phụ trách đó là cùng với anh Nguyễn Hoàng Linh phụ trách quản lý tài
nguyên Đất các xã Ôn Lương, Phủ Lý Hợp thành, huyện phú lương, tỉnh Thái Nguyên.

Công việc cụ thể được giao là:
3.1 Tiếp tục hoàn thành công tác cấp đổi giấy chứng nhận trong quyết định
1597/2007/QĐ-UBND về việc điều chỉnh cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở đối với thử đất ở có
vườn, ao đã cấp vượt hạn mức đất ở theo quy định do không tách diện tích đất ở và
đất vườn, ao trên địa bàn tỉnh thái nguyên của tỉnh Thái Nguyên với các xã Phủ Lý,
Ôn Lương, Hợp Thành
Thi hành quyết định 1597/2007/QĐ-UBND phòng Tài Nguyên và Môi Trường huyện
Phú Lương đã cùng các cán bộ địa chính cấp xã và văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất
huyện Phú Lương đo đạc, thành lập lại bản đồ địa chính và cấp đổi giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất trong toàn huyện. Công tác này được thực hiện bắt đầu từ năm 2009. Đến nay
việc cấp đổi giấy chứng nhận đang trong giai đoạn hoàn thiện. Thực hiện quyết định này
phòng tài nguyên môi trường huyện có nhiệm vụ nhận hồ sơ của các cá nhân, tổ chức từ văn
phòng đăng ký sử dụng đất sau đó thẩm định hồ sơ, viết GCNQSDĐ trình lên UBND huyện
ký duyệt và trả GCNQSDĐ mới theo đúng trình tự.
Tại 3 xã Ôn Lương, Phủ Lý, Hợp Thành tổng số GCNQSDĐ cần cấp mới trong
quyết định 1597/2007/QĐ – UBND là 1400 GCNQSDĐ cần cấp mới đến hết ngày
31/3/2011 đã cấp được 1300 GCNQSDĐ và còn 100 GCNQSDĐ chưa hoàn thành do cần
bổ xung thêm hồ sơ.
Trong thời gian thực tập tại phòng em đã được giao cho nhiệm vụ sử dụng phần mềm
VILIS nhập dữ liệu và in GCNQSDĐ, trình lên UBND ký duyệt, lưu hồ sơ gốc, thông tin
địa chính và trả GCNQSDĐ mới theo đúng trình tự của 65 hộ gia đình cá nhân và 100
GCNQSDĐ mới trong số 1300 GCNQSDĐ đã hoàn thành nói trên.
Nội dung trên GCNQSDĐ bao gồm:
- Trang 1 gồm Quốc hiệu, Quốc huy và dòng chữ "Giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất" in màu đỏ; mục "I. Tên người
sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất" và số phát hành Giấy chứng
nhận gồm 2 chữ cái tiếng Việt và 6 chữ số, bắt đầu từ BA 000001, được in màu đen; dấu nổi
của Bộ Tài nguyên và Môi trường
5

Hình 2:Trang 1 của GCNQSDĐ
- Trang 2 in chữ màu đen gồm mục "II. Thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với
đất", trong đó, có các thông tin về thửa đất, nhà ở, công trình xây dựng khác, rừng sản xuất
là rừng trồng, cây lâu năm và ghi chú; ngày tháng năm ký Giấy chứng nhận và cơ quan ký
cấp Giấy chứng nhận; số vào sổ cấp Giấy chứng nhận
Hình 3: Trang 2,3 của GCNQSDĐ
- Trang 3 in chữ màu đen gồm mục "III. Sơ đồ thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền
với đất" và mục "IV. Những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận"
6
- Trang 4 in chữ màu đen gồm nội dung tiếp theo của mục "IV. Những thay đổi sau khi
cấp Giấy chứng nhận"; những vấn đề cần lưu ý đối với người được cấp Giấy chứng nhận; mã
vạch.
Hình 4: Trang 4 của GCNQSDĐ
Trình tự biên soạn GCNQSDĐ như sau:
- Dùng phần mềm VILIS nhập dữ liệu người sử dụng đất và thông tin thửa đất
- Tiếp tục sử dụng phần mềm Micro Station, Famis mở tờ bản đồ có thửa đất,
cắt thửa đất cần cấp trong GCNQSDĐ và phần giáp ranh. In phần vừa cắt được vào phần sơ
đồ thửa đất trên GCNQSDĐ
- Sau khi hồ sơ và GCNQSDĐ mới được UBND huyện ký duyệt GCNQSDĐ
mới được trả theo đúng trình tự và tiến hành lưu thông tin. Thông tin về đất và người sử
dụng đất được lưu vào sổ địa chính, sổ mục kê đất đai và sổ cấp giấy chứng nhận. Hồ sơ gốc
được lưu bao gồm bản photo GCNQSDĐ mới, bộ hồ sơ gốc của hộ gia đình cá nhân khi xin
cấp đổi GCNQSDĐ kèm theo quyết định của UBND huyện về việc cấp đổi GCNQSDĐ.
7
3.2 Phụ trách thẩm định hồ sơ, làm tờ trình và biên soạn quyết định gửi lên UBNN
huyện trong việc chuyển quyền GCNQSDĐ quyền sử dụng Đất các xã Phủ Lý, Ôn
Lương, Hợp Thành
Ngoài việc sử dụng phần mềm VILIS nhập dữ liệu và in GCNQSDĐ trên thì công
việc được phân công phụ trách khác nữa đó là công tác thẩm định hồ sơ, làm tờ trình và biên
soạn quyết định gửi lên UBNN huyện trong việc chuyển quyền GCNQSDĐ quyền sử dụng

Đất các xã Phủ Lý, Ôn Lương, Hợp Thành
Hồ sơ chuyển quyền được nhận từ văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất bao gồm:
- Bản chính + bản sao công chứng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của bên
chuyển nhượng hoặc bản sao giấy tờ hợp lệ về đất.
- Bản chính sơ đồ thửa đất + bản photo
- Bản chính chứng từ nộp tiền thuế đất + bản photo
- Bản chính hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất hoặc giấy tờ hợp lệ tương
ứng + bản photo
- Biên bản thẩm định của cán bộ địa chính cấp xã Phủ Lý, Ôn Lương, Hợp Thành
- GCNQSDĐ mới của người được chuyển quyền do văn phòng đăng ký quyền sử
dụng đất biên soạn
Công tác thẩm định bao gồm kiểm tra độ chính xác của thông tin thửa đất và người
sử dụng đất bằng cách kiểm tra độ trùng khớp thông tin giữa các giấy tờ trong hồ sơ. Kiểm
tra thông tin thửa đất bằng hệ thống bản đồ địa chính Micro station – Famis
Sau khi hồ sơ đủ điều kiện chuyển nhượng, thực hiện làm tờ trình và biên soạn quyết
định cấp GCNQSDĐ mới cho bên nhận chuyển nhượng. Trình lên lãnh đạo phòng Tài
Nguyên và Môi Trường duyệt ký tờ trình, trình tiếp lên UBND huyện ký duyệt. Khi hồ sơ
được ký duyệt xong được trả về cho văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thực hiện công
tác lưu trữ và trả GCNQSDĐ theo đúng trình tự.
4. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
4.1 Phương pháp nghiên cứu
4.1.1 Phương pháp thu thập tài liệu
8
Là phương pháp thu thập thông tin từ các nguồn tài liệu về đất đai để bổ xung kiến
thức lý thuyết phục vụ cho việc thực tập và làm báo cáo
4.1.2 Phương pháp phân tích tổng hợp
Là phương pháp phân tích các tài liệu số liệu về đất đai, sau đó tổng hợp các thông
tin cần thiết phục vụ cho công tác quản lý tài nguyên đất.
4.2 Phương pháp giải quyết công việc
4.2.1 Phương pháp xử lý thông tin, dữ liệu

Sử dụng các phần mềm máy tính để thực hiện các công việc được giao đó là phần
mềm VILIS để nhập thông tin và in GCNQSDĐ, phần mềm Micro station SE + Famis
trong việc thẩm định thông tin thửa đất và in sơ đồ thửa đất vào GCNQSDĐ.
4.2.2 Phương pháp chuyên gia
Tham khảo ý kiến các anh chị chuyên viên về quản lý sử dụng đất ở phòng tài
nguyên và môi trường huyện phú lương để thực hiện công việc được giao một cách hiệu quả
nhất
9
5. CÁC KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
5.1. Những kiến thức lý thuyết được củng cố
5.1.1. Một số khái niệm
a) Khái niệm về Đất
Theo Đacutraiep(1879) thì “Đất là một vật thể thiên nhiên” được hình thành qua một
thời gian dài do kết quả tác động tổng hợp của 5 yếu tố: Đá mẹ, động thực vật, khí hậu, địa
hình và thời gian.
Theo Luật Đất đai 2003 của Việt Nam quy định: Đất đai là tài nguyên quốc gia vô
cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặt biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường
sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, an
ninh và quốc phòng.
b) Quản lý đất đai
Quản lý đất đai (Land administration - địa chính): Theo định nghĩa của LHQ: Là quá
trình lưu giữ và cập nhật những thông tin về sở hữu, giá trị, sử dụng đất và những thông tin
khác liên quan đến đất.
Quản lý đất đai (Land management): là quản lý tài nguyên đất, được xem xét trên cả
phương diện môi trường và kinh tế.
5.1.2. Công cụ pháp luật trong quản lý tài nguyên Đất
Luật đất đai 2003
Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về thi
hành Luật Đất đai
Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2007 về việc cấp Giấy

chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục
bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai
Nghị định số 91/2002/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường
Thông tư 09/2007/TT – BTNMT hướng dẫn việc lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa
chính
Nghị định 88/2009/NĐ-CP về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu
nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất do Chính phủ ban hành
Thông tư 17/2009/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về Giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
10
5.2. Các kỹ năng thực hành học hỏi được
5.2.1. sử dụng phần mềm viết giấy chứng nhận( VILIS) biên soạn GCNQSDĐ
a) Giới thiệu về phần mềm VILIS(Viet Nam Land Informationm System)
Phần mềm VILIS được xây dựng dựa trên các Quy định về kê khai đăng ký, lập Hồ
sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại Nghị định số 181/2004/NĐ-
CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 về việc thi hành luật đất đai, Nghị định số 88/2009/NĐ-
CP ngày 19 tháng 10 năm 2009 về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở
hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, Thông tư 1990/TT-TCĐC ngày 30 tháng 11 năm
2001 của Tổng cục Địa chính “Hướng dẫn đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính và cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất”, Thông tư 08/2007/TT-BTNMT ngày 02 tháng 8 năm 2007
hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất,
Thông tư 09/2007/TT-BTNMT ngày 02 tháng 8 năm 2007 hướng dẫn lập, chỉnh lý quản lý
hồ sơ địa chính, Thông tư 17/2009/TT-BTNMT ngày 21 tháng 10 năm 2009 về việc Quy
định về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với
đất, Thông tư 20/2010/TT-BTNMT ngày 22 tháng 10 năm 2010 về việc quy định bổ sung
về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
và hệ thống các văn bản pháp luật hiện hành.
Phần mềm VILIS là một công cụ thực sự hiệu quả trong quá trình xây dựng cơ sở dữ
liệu đất đai và tạo ra một môi trường mới, hiện đại cho các hoạt động của công tác quản lý

đất đai. Phần mềm VILIS được xây dựng dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại của hãng
ESRI (Mỹ) quản lý tích hợp cơ sở dữ liệu không gian và thuộc tính. Phần mềm VILIS được
xây dựng với rất nhiều chức năng đảm bảo giải quyết trọn vẹn các vấn đề trong công tác
quản lý đất đai hiện nay, tạo sự thống nhất từ trên xuống dưới ở các cấp quản lý.
b) Trình tự nhập dữ liệu vào phần mềm và in GCNQSDĐ
Giả sử biên soạn một GCNQSDĐ cho một hộ gia đình với thông tin sau:
- Họ và tên chủ sử dụng đất: Đặng Ngọc Trung
- Sinh năm 1964, số chứng minh thư nhân dân: 090256412 cấp ngày: 17/06/2005
- Vợ là: Âu Thị Nhân, sinh năm: 1967
- Số chứng minh thư nhân dân: 091599444 cấp ngày 14/10/2006
- Địa chỉ thường trú: xóm Cây Thị, xã Ôn Lương, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên
Số thửa: 138, tờ bản đồ 39, diện tích 518, địa chỉ thửa đất: xóm Cây Thị, xã Ôn Lương,
huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên
Mục đích sử dụng là đất ở tại nông thôn 518m
2
11
Bước 1: Khởi động phần mềm VILIS — > kê khai đăng ký —> đăng ký và cấp giấy
chứng nhận — > Tên chủ sử dụng/sở hữu —> thêm đăng ký mới, chọn phường xã là Ôn
Lương, nhập các thông tin của chủ sử dụng chủ sở hữu lần lượt như sau:
- Họ và tên, năm sinh
- Số chứng minh thư nhân dân, ngày, tháng, năm cấp
- Địa chỉ thường trú
Hình 5: Bước 1 nhập hồ sơ chủ sử dụng đất
Nếu là hộ gia đình thì chọn hộ gia đình và tiếp tục nhập thông tin của người còn lại
tương tự như trên sau đó cập nhập đăng ký chuyển thông tin đã đăng ký sang cột danh sách
đăng ký.
12
Bước 2: Chọn thửa —> thêm (F1) nhập tiếp:
- Số thửa
- Số tờ bản đồ

- Địa chỉ thửa đất
- Diện tích
- Nguồn gốc sử dụng
Chọn cập nhập (F2) — > thêm và nhập tiếp mục đích sử dụng đất và diện tích đất của
từng loại. Sau khi nhập xong cập nhập chuyển thông tin vừa đăng ký sang danh sách đăng ký
Hình 6: Bước 2 đăng ký thông tin thửa đất
Do mục 3 nhà – căn hộ, mục 4 công trình xây dựng, mục 5 rừng và mục 6 tài sản khác
không có kê khai trong hồ sơ nên các mục này bỏ qua và thực hiện luôn mục 7 đăng ký.
13
Bước 3: Tiếp tục chọn đăng ký — > chọn thửa đất và cập nhật đăng ký
Hình 7: Bước 3 đăng ký thông tin
14
Bước 4: Chọn cấp giấy chứng nhận —> thêm giấy mới nhập số GCNQSDĐ, số hồ sơ
gốc, số vào sổ
Chọn cập nhập giấy chứng nhận
Hình 8: Bước 4 cấp giấy chứng nhận
15
Bước 5: Biên tập giấy chứng nhận, kiểm tra lại độ chính xác của thông tin đã nhập và
in thông tin lên GCNQSDĐ
Hình 9: Bước 5 biên tập GCNQSDĐ
16
Sau khi cập nhật giấy chứng nhận xong chọn biên tập giấy chứng nhận được hình 9 ở
trên. Phó chủ tịch huyện là người duyệt ký GCNQSDĐ nên chọn tích vào ủy quyền cấp. để
kiểm tra thông tin vừa nhập sẽ thể hiện trên GCNQSDĐ như thế nào tiếp tục chọn xem trang
2- 3 kiểm tra thông tin sẽ in trên trang 2-3 của GCNQSDĐ như hình 10. Nếu thông tin đã
chính xác chọn lệnh in và in lên trang 2-3 của GCNQSDĐ
Hình 10: Nội dung trang 2-3trên GCNQSDĐ vừa biên soạn được
17
Sau khi kiểm tra xong thông tin trên trang 2-3 tiếp tục kiểm tra thông tin thể hiện trên
trang 1-4 như hình 11. Tương tự khi thông tin đã chính xác tiếp tục in trang 1-4 còn lại của

GCNQSDĐ
Hình 11: Nội dung trang 1,4 trên GCNQSDĐ vừa biên soạn được
18
5.2.2. Sử dụng phần mềm Micro station SE, Famis trong việc trích lục sơ đồ thửa đất in
lên GCNQSDĐ
a) Giới thiệu sơ lược về phần mềm Micro station SE và Famis
- Phần mềm Micro station SE
Microstation là một phần mềm giúp thiết kế (CAD - Computer Aided Draft, CAD là
sử dụng máy tính trong quá trình thiết kế và lập bản vẽ) và là môi trường đồ họa rất mạnh
cho phép xây dựng, quản lý các đối tượng đồ họa thể hiện các yếu tố bản đồ.
Microstation còn được sử dụng để là nền cho các ứng dụng khác như Famis chạy trên
đó. Các công cụ của Microstation được sử dụng để số hóa các đối tượng trên nền ảnh raster,
sửa chữa, biên tập dữ liệu và trình bày bản đồ.
Microstation còn cung cấp công cụ nhập, xuất (import, export) dữ liệu đồ họa từ phần
mềm khác qua các file (.dxf) hoặc (.dwg). Đặc biệt, trong lĩnh vực biên tập và trình bày bản
đồ, dựa vào các tính năng mở của Microstation cho phép người sử dụng tự thiết kế các ký
hiệu dạng điểm, dạng đường, dạng pattern và rất nhiều các phương pháp trình bày bản đồ
được coi là khó sử dụng đối với một số phần mềm khác như Mapinfo có thể được giải quyết
một cách dễ dàng trong Microstation.
- Phần mềm FAMIS (Field Work and Cadastral Mapping Intergrated Software)
Phần mềm tích hợp cho đo vẽ và bản đồ địa chính ( FAMIS ) là một phần mềm nằm
trong Hệ thống phần mềm chuẩn thống nhất trong ngành địa chính phục vụ lập bản đồ và hồ
sơ địa chính.
Phần mềm Micro station và Famis được dùng trong quản lý hệ thống bản đồ địa
chính. Phần mềm Famis được cài vào Micro station để thực hiện các chức năng chỉnh sửa,
thành lập, quản lý tạo thành một hệ thống bản đồ địa chính hoàn chỉnh của từng vùng cho
các cơ quan quản lý đất đai.
b) Trình tự tạo sơ đồ thửa đất trên Micro station SE, Famis
Trước tiên mở phần mềm Micro station SE cùng với phần mềm Famis đã được cài
trong Micro station SE rồi tiến hành các bước sau:

Bước 1: Mở sơ đồ thửa đất cần in ví dụ với thửa số 138, tờ bản đồ 12, tại xã Ôn
Lương, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên. Sau khi mở được thửa đất cần trích lục sơ đồ
tiến hành đọc thông tin thửa đất thể hiện trên bản đồ gồm có cá thông tin như: số thửa là
138, diện tích thửa là 518 và mục đích sử dụng đất là ONT đất ở tại nông thôn. Soát thông
tin này với thông tin trong hồ sơ nếu không có sai sót tiếp tục các bước tiếp theo. Hình 12
minh họa cho bước này.
19
Hình 12: Bước 1 mở thửa đất cần tìm trên Micro station SE, Famis
20
Bước 2: Thao tác trên Famis để kết nối với cơ sở dữ liệu. Thể hiện ở hình 13
Hình 13: Bước 2 chọn kết nối với cơ sở dữ liệu
21
Bước 3: Cắt thửa đất cần trích lục sơ đồ để tạo sơ đồ thửa đất. Các thao tác thể hiện ở
hình 14 và hình 15
Hình 14: Thao tác cắt thửa đất cần trích lục
22
Thực hiện thao tác này trước tiên chọn công cụ place fence. Chọn frence type dùng
chuột khoanh thửa đất cần trích lục lại sau đó vào cơ sở dữ liệu chọn các thanh như hình 14
được bảng như hình 15. Tiến hành chọn tỷ lệ cho bản đồ, tích vào ô to file, ô vẽ đỉnh thửa
sau đó ấn chữ chọn thửa di chuột vào tâm thửa đất kí hiệu sao màu vàng của thửa cần tách
kích đúp chuột trái.
Hình 15: Thao tác cắt thửa đất cần trích lục
23
Bước 4: Chỉnh sửa sơ đồ thửa đất vừa tách được để in lên GCNQSDĐ
Sau khi kích đúp chuột được hình 16. Dùng lệnh delete element để sóa bớt thông tin
không cần thiết, dùng lệnh copy để chuyển vị trí chữ và số sao cho phù hợp và đẹp mắt. Sau
đó ta tiến hành chọn lệnh in, chọn khổ giấy A3 và vị trí in sơ đồ trên GCNQSDĐ
Hình 16: Sơ đồ thửa đất tại file in
6. KẾT LUẬN
24

Tóm lại, trong thời gian thực tập tại phòng Tài Nguyên và Môi Trường huyện Phú
Lương, tỉnh Thái Nguyên em đã thu được những kiến thức về lý thuyết và kinh nghiệm thực
tiễn về công tác quản lý nhà nước về tài nguyên đất tại cấp huyện. Hơn thế nữa là em đã
được bắt tay làm những công việc cụ thể trong thời gian thực tập. Từ những công việc được
giao em đã rút ra được những kinh nghiệm cho bản thân như:
- Hiểu biết sâu hơn về cơ sở lý thuyết quản lý tài nguyên đất
- Có được những kinh nghiệm thực tiễn về công tác quản lý tài nguyên đất
- Tiếp cận và làm quen với các phần mềm VILIS, Micro staytion SE – Famis
Tuy nhiên do thời gian thực tập tại phòng TN & MT huyện Phú Lương, tỉnh Thái
Nguên là có hạn và nên những kiến thức mà em tiếp thu được cũng là còn rất hạn chế so với
đòi hỏi của công tác quản lý nhà nước về tài nguyên đất. Ngoài ra việc áp dụng kiến thức đã
học trên giảng đường vào thực tiễn cần có kinh nghiệm cọ sát nhiều mới có thể áp dụng tốt.
Do vậy, em thấy bản thân còn phải cố gắng học hỏi nhiều về kiến thức thực tế để sau này
khi ra trường có thể làm tốt công việc được giao
25

×