Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Báo cáo thực tập Công Nhân tại công trình nhà phố dân dụng tại khu dân cư Phú Lợi 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.61 MB, 21 trang )

Thực Tập Công Nhân GVHD: ThS. Bùi Phương Nam
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………


………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
SVTH: Trương Quang Nha – 061191C Lớp: 06XD1D
trang 1
Thực Tập Công Nhân GVHD: ThS. Bùi Phương Nam
MỤC LỤC
Trang
Nhận xét của giáo viên hướng dẫn 1
Mục lục
2 Lời nói đầu 3
Giới thiệu về công trình 4
I. Các công tác thực hiên tại công trình
A. công tác cốp pha 5
1. công dụng của cốp pha 5
2. gia công cốp pha 5
3. trình tự lắp đặt và đóng cốp pha 7
B. Công tác gia công cốt thép 9
1. Cắt và uốn cốt thép 9
2. Buộc cốt thép, nối côt thép 10
3. Lắp dựng cốt thép 11
a. lắp đặt cốt thép cột
11
b. lắp đặt cốt thép sàn 12
4. Lớp bảo vệ 13
C. Công tác bê tông 13
1. Vật liệu, thiết bị khi trộn bê tông 13
2. Cấp phối và trộn bê tông 14
3. Đổ và đầm bê tông 15
4. Bảo dưỡng bê tông 19
5. Tháo dỡ cốt pha 19

D. Công tác xây tô 19
1. Công tác xây 20
2. Công tác trát 20
3. Công tác trộn vữa 20
4.vệ sinh 20
II. Nhận xét chung 21
SVTH: Trương Quang Nha – 061191C Lớp: 06XD1D
trang 2
Thực Tập Công Nhân GVHD: ThS. Bùi Phương Nam
LỜI NÓI ĐẦU
 Qua thời gian thực tập 3 tuần tại công trình nhà phố dân dụng tại khu dân cư
Phú Lợi 1, em đã rút ra nhiều kinh nghiệm thực tế mà trong thời gian ngồi
trên ghế nhà trường em chưa nắm bắt và chưa hiểu nhiều.
 Để có kiến thức và kinh nghiệm trong qua trình thực tập, em xin chân thành
cảm ơn các thầy cô trong khoa Kỹ Thuật Công Trình trường Đại Học Tôn
Đức Thắng đã giảng dạy,trang bị cho em nhiều kiến thức cơ bản và tạo điều
kiện thuận lợi cho em đi thực tập, và chân thành cảm ơn thầy Bùi Nam
Phương đã trực tiếp hướng dẫn em trong suốt quá trình thực tập. Bên cạnh
đó em xin chân thành cảm ơn các anh và các chị trên công trường và anh Vỹ
kỹ sư công ty Kiến Trúc Trẻ đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi
cho chúng em hoàn thành tốt quá trình thực tập.
 Trong quá trình thực tập và làm báo cáo, do còn thiếu kinh nghiệm và còn
bở ngở với thực tế, nên em không tránh khỏi thiếu sót. Em mong thầy cô chỉ
bảo them để em có thể hoàn thành và đạt kết quả tốt. Em xin chân thành cảm
ơn các thầy cô!
SVTH: Trương Quang Nha – 061191C Lớp: 06XD1D
trang 3
Thực Tập Công Nhân GVHD: ThS. Bùi Phương Nam
GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TRÌNH THỰC TẬP
Nhóm em gồm 14 người chia làm 2 tổ, tổ 1 thực tập bên quận 8, tổ 2 thực tập

bên quận Tân Bình, sau 1 tuần cả 2 tổ hoán đổi vị trí để hoàn thành hạn mục báo
cáo. công trình bên quận Tân Bình, tổ 1 không thể hoàn thành được nội dung tô
trát.đây là giới thiệu về công trình nhà dân dụng bên quận 8:
Tên công trình : xây dựng nhà phố dân dụng.
Địa điểm :Lô A13-A24 Khu dân cư Phú Lợi 1, quận 8, TP HCM
Chủ đầu tư : Hồ Ngọc Thủy
Đơn vị giám sát: Công Ty TNHH Kiến Trúc Trẻ
Đơn vị thi công : do chú Trần Trọng Nghĩa trực tiếp chỉ huy
Bên thi công có 9 người : 2 thợ, 7 phụ.Do anh Huỳnh Công Vỹ kỹ sư công ty
Kiến Trúc Trẻ làm giám sát trực tiếp.
Lịch thực tập : từ thứ 2 đến thứ 6 , thứ 7 và chủ nhật được nghỉ.
Bắt đầu từ ngày 30/07/2009 kết thúc thực tập ngày 19/07/2009, tổng thời gian
thực tập công nhân 20 ngày.
 Đây là công trình nhà phố do Công Ty TNHH Kiến Trúc Trẻ thiết kế và
thực hiện giám sát,tiến độ của công trình là khá chậm, nguyên nhân chính là
thiếu máy móc và vật liệu, công nhân phải thi công bằng tay các công đoạn
cắt, uốn thép, trộn và đổ bê tông.
 Công trình có 7 thợ phụ và 2 thợ chính, đội ngủ công nhân khá chuyên
nghiệp, toàn bộ nguyên vật liệu do công ty Kiến Trúc Trẻ cung cấp.
 Thời gian thực tập có 20 ngày, nên chỉ dừng lại ở quá trình đổ cột, sàn tầng
trệt.đóng tháo cốp pha cột.
SVTH: Trương Quang Nha – 061191C Lớp: 06XD1D
trang 4
Thực Tập Công Nhân GVHD: ThS. Bùi Phương Nam
I. CÁC CÔNG TÁC THỰC HIỆN TẠI CÔNG TRƯỜNG:
A. Công tác cốp pha:
1. Công dụng của cốp pha:
Cốp pha là ván khuôn tạo hình kết cấu công trình, giữ cho vữa bê
tông không chảy ra và bảo vệ bê tông trong thời gian ngắn cho tời khi
bê tông đủ cường độ mới thôi.

Để có công trình bê tông cốt thép tồn tại lâu năm thì chúng ta phải
tạo dựng một công trình tạm thời bằng vật liệu khác giống hệt công
trình mà ta cần xây dựng đó là công trình cốp pha
Là tạm thời nhưng nó phải đảm bảo tính chắc chắn ổn định để
chịu lực và dễ dàng tháo lắp, đồng thời phải bền để sử dụng được
nhiều lần.
Cốp pha gồm 2 phần chủ yếu:
- Phần lát mặt và tạo hình kết cấu.
- Phần chống đở để đảm bảo vị trí ổn định vững chắc.
Công trình này thì thường là dùng cốp pha bằng ván ép, chúng có
đặc điểm:
- Bề mặt nhẵn phẳng không cong vênh thường người ta dùng loại có
chiều dày từ 1 – 2 cm
- Đối với kết cấu cần uốn cong người ta dùng cốt pha có chiều dày
nhỏ hơn 1 cm
- Những kết cấu như vách tường người ta dùng nó kết hợp với khung
sườn các thanh giằng, chống để lien kết chúng thành 1 khung cứng.
2. Gia công cốp pha:
- Tùy theo kết cấu mà lắp đặt bố trí cốp pha, thường đối cốp pha sàn
chúng ta ít phải gia công .
- Người ta dùng máy cưa để cắt gọn chúng cho phù hợp với hình
dạng của các cột dầm
- đối với cốp pha móng người ta tính toán và lắp đặt nhiều tấm cứng
trực tiếp xuống đài móng, chúng được lien kết với nhau bằng đinh
đóng.
SVTH: Trương Quang Nha – 061191C Lớp: 06XD1D
trang 5
Thực Tập Công Nhân GVHD: ThS. Bùi Phương Nam
Cốp pha móng
- những chổ nối người ta dùng đinh đóng để nối các tấm cốp pha lại

với nhau
Nối cốp pha
SVTH: Trương Quang Nha – 061191C Lớp: 06XD1D
trang 6
Thực Tập Công Nhân GVHD: ThS. Bùi Phương Nam
3. trình tự lắp đặt và đóng cốp pha
Khi đã chuẩn bị đủ các phương tiện đóng cốp pha như ván, cột chống,
dàn giáo, ta tiến hành đưa đóng cốp pha và ghép vào cấu kiện:
- mặt cốp pha phải không được cong vênh không bị hở hay bị thiếu
hụt, phải đúng các bộ phận của công trình đúc.
- Lien kết các vị trí chắc chắn để cốp pha không bị xê dịch hay mất
ổn định khi đổ bê tông
a) Cốp pha cột:
Sau khi thi công xong công đoạn nối cốt thép côt, ta tiến hành lắp cốp pha
cột, ba mặt cột được lắp bằng ván ép, 2 bên cột có đóng các thanh chống để
chịu lực ngang khi đổ bê tông và giữ cho ván khuôn cột đúng kích thước thiết
kế.
Các thanh chống giữ cốp pha thẳng
Để vị trí cột không bị xê dịch người ta dùng các ống chống xiên tỳ xuống
nền (hoặc sàn).
Trong quá trình lắp cốp pha để kiểm tra các phương công nhân tại công
trường đã dùng các quả rọi (để kiểm tra theo phương đứng)
SVTH: Trương Quang Nha – 061191C Lớp: 06XD1D
trang 7
Thực Tập Công Nhân GVHD: ThS. Bùi Phương Nam
Dùng quả rọi để kiểm tra phương đứng
b) Cốp pha sàn:
Cốp pha dầm sàn được lắp ghép ở hai mặt và lien kết với nhau bằng những
thanh giằng.
Cốp pha sàn được lắp ghép từ những tấm cốp pha ván định hình. Tại những

kích thước tấm cốp pha không phù hợp thì dùng những tấm bù.
Đặt cốp pha
SVTH: Trương Quang Nha – 061191C Lớp: 06XD1D
trang 8
Thực Tập Công Nhân GVHD: ThS. Bùi Phương Nam
c) Nghiệm thu công tác cốp pha:
Để đảm bảo chất lượng các cấu kiện được đúc bằng bê tông ta phải tiến hành
công tác nghiệm thu:
- Sự vững chắc của các cốp pha
- Cột chống luôn thẳng đứng và phải thật chắc chắn
- Sai lệch về vị trí và kích thước ván khuôn và dàn giáo đã dựng xong
không được vượt quá trị số cho phép.
- Trong quá trình đổ be tông phải thường xuyên kiểm tra hình dạng
và vị trí của ván khuôn nếu có biến dạng do dịch chuyển phải xử lý
kịp thời
- Không tháo dỡ cốp pha quá sớm.
B. Công tác gia công cốt thép:
1. Cắt và uốn cốt thép:
Cắt cốt thép bằng sức người hoặc bằng máy. Tuy nhiên sức
người chỉ có thể cắt được những thanh thép có đường kính nhỏ dưới
12mm. Máy cắt bằng động cơ có thể cắt được cốt thép tới φ 40 .
Máy cắt thép
- Máy cắt bằng động cơ có lười bằng đá là dụng cụ rất phổ biến tại các
công trường nhỏ.máy này chỉ cắt được các loại thép nhỏ φ 20.
SVTH: Trương Quang Nha – 061191C Lớp: 06XD1D
trang 9
Thực Tập Công Nhân GVHD: ThS. Bùi Phương Nam
- Uốn cốt thép bằng tay hoặc bằng máy, với dụng cụ uốn bằng tay
người ta có thể uốn được đén φ 20
- ở công trình nhà phố, không dùng đến máy uốn thép mà thực hiện uốn

thép bằng tay
Con ngựa dùng để uốn các thép nhỏ
2. buộc cốt thép , nối cốt thép:
- buộc cốt thép dùng để nối thép hoặc đan sàn, lưới…được sử dụng tại
hiện trường.
- có nhiều kiểu buộc thép: buộc đơn giản, buộc kiểu hình nơ, buộc hình
số 8, thường thì buộc kiểu hình nơ hoặc số 8 sẽ đảm bảo cốt thép
không bị xê dịch.
- Dây kẽm dùng buộc có đường kính 0.8 -1mm, chiều dài dây buộc phụ
thuộc vào đường kính các thanh cốt thép cần buộc.
- Để có những thanh thép dài hoặc tận dụng thanh thép ngắn người ta
nối chúng . có 2 cách nối: nối buộc bằng dây kẽm và nối hàn.
- Chiều dài nối buộc cốt thép chịu lực trong các dầm sàn cốt thép không
được nhỏ hơn 250mm đối cốt thép chịu kéo và 200mm đối cốt thép
chịu nén
- Đối các vị trí khác là 30 – 40d (d : đường kính thanh thép).
- Trong các mối nối sử dụng từ 2 -3 dây kẽm buộc.
SVTH: Trương Quang Nha – 061191C Lớp: 06XD1D
trang 10
Thực Tập Công Nhân GVHD: ThS. Bùi Phương Nam
Buộc hình nơ
3. Lắp dựng cốt thép
Cốt thép được gia công cắt uốn từ bên dưới theo thiết kế và được
lắp đặt vào các vị trí thích hợp.
a. Lắp đặt cốt thép cột:
Trình tự của chúng như sau:
- Thép chờ từ bề mặt sàn là 600mm
- Dùng vam uốn thép cho đúng vị trí tiền hành nối thép chiều cao nối
được thực hiện phải bằng chiều cao thép chờ phải có ít nhất 3 mối
kẽm liên kết.

- Cốt thép dọc được cắt theo tính toán và được dựng lên ( cùng với cốt
đai) trươc tiên chúng được buộc nối với thép chờ dười chân cột
- Sau đó buộc thép đai đã được gia công từ trước với khoảng cách theo
thiết kế
- Phải thả rọi ngắm để cốt thép được dựng lên phải tương đối thẳng để
khi ghép cốt pha được dể dàng
SVTH: Trương Quang Nha – 061191C Lớp: 06XD1D
trang 11
Thực Tập Công Nhân GVHD: ThS. Bùi Phương Nam
Đang Nối cốt thép cột
Cốt thép nối xong
b. Lắp đặt cốt thép sàn:
SVTH: Trương Quang Nha – 061191C Lớp: 06XD1D
trang 12
Thực Tập Công Nhân GVHD: ThS. Bùi Phương Nam
Đặt cốt thép sàn
- Đặt cốt thép móng trước rồi mới đặt cốt thép sàn sau cùng. Vì cốt
thép sàn thường luồn qua khung cốt thép dầm cho nên sau khi đã
đỗ xong móng mới rải và buộc cốt thép sàn.
4. Lớp bảo vệ:
- Để đảm bảo chiều dày quy định của lớp bê tông bảo vệ người ta
dùng thước đo và cắt 1 đoạn nêm có chiều dày bằng chiều dày lớp
bảo về những miếng này sẽ được đặt nằm giữa cốt thép đứng và
cốp pha đứng , được buộc chặt vào cốt thép bằng dây kẽm.
- Hoặc giữa hay nhiều lớp cốt thép thì phải đảm bảo lớp trên và lớp
dưới bằng cách đặt miếng kê này vào.
C. Công tác bê tông
1. Vật liệu thiết bị khi trộn bê tông:
- Đây là công trình nhà phố, vì là công trình nhỏ nên không cần phải
mua bê tông tươi, bê tông ở đây được trộn tại công trường, bằng tay

và cả bằng máy trộn nhỏ.
SVTH: Trương Quang Nha – 061191C Lớp: 06XD1D
trang 13
Thực Tập Công Nhân GVHD: ThS. Bùi Phương Nam
Máy trộn bê tông loại nhỏ
- Xi măng dùng ở đây là xi măng PC 40 (Holcim đa dụng).xi măng
đem dùng không được đóng cục khi đem sử dụng .
- Cát phải đúng chủng loại như : cát hạt trung hay nhỏ, hạt tinh hay
thô và phải rữa sach trước khi đưa vào sử dụng.
- Cốt liệu cũng phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật trước khi đưa vào sử
dụng , cốt liệu phải đảm bảo sạch.
- Nước dùng trộn bê tông phải đảm bảo sạch, không chứa rác , bùn.
2. Cấp phối và trộn bê tông:
- ở công trình này công nhân trộn bê tông bằng máy khi đổ sàn và
bằng tay khi đổ cột.
SVTH: Trương Quang Nha – 061191C Lớp: 06XD1D
trang 14
Thực Tập Công Nhân GVHD: ThS. Bùi Phương Nam
Đổ cấp phối cho máy trộn bê tông
- cấp phôi trộn:
• bê tông: 4 xô cát + 6 xô đá + 1 bao xi măng
• hồ: 10 xô cát + 1 xi măng
- trình tự trộn như sau:
• vật liệu được tập kết gần máy trộn
• trước tiên cho khoảng 1/5 lượng nước vào cối, nước được
đong bằng xô hoặc thùng. Rồi cho đá, cát vào (được đong
bằng thung hoăc xô), sau đó đổ xi măng xen kẽ giữa các lớp
đá cát.trong khi trộn đổ tiếp lượng nước còn lại để đảm bảo
độ dẻo cho bê tông.
• Sau khi trộn cối phải luôn được quay để đảm bảo rằng bê

tông luôn dẻo.
• Máy trộn quay càng lâu cường độ bê tông càng tăng nhưng
nếu quá nhiều năng suất sẽ giảm.
3. Đổ và đầm bê tông:
- Đây là công trình nhà phố nên không cần kiểm tra độ sụt của bê
tông, không cần lấy mẫu về thí nghiệm.
- Chuẩn bị sàn công tác, dàn giáo trước khi đổ bê tông
- Kiểm tra cốt thép đặt đúng yêu cầu thiết kế
- Vệ sinh cốt thép, cốp pha, chuẩn bị công tác đổ bê tông
SVTH: Trương Quang Nha – 061191C Lớp: 06XD1D
trang 15
Thực Tập Công Nhân GVHD: ThS. Bùi Phương Nam
Vệ sinh cốt thép trước khi đổ bê tông
- Trước khi đổ bê tông cần phải làm những việc sau:
• Kiểm tra lại vị trí đắt cốp pha, cốt thép
• Quét sạch rác, tẩy các vết dơ bên trong
• Kiểm tra thanh chống, thanh giằng cũng như cốp pha
• Tiến hành đổ bê tông theo cách rơi tự do để cốt liệu được rải
điều bê tông không bị phân tầng , phân lớp, đổ liên tục.
SVTH: Trương Quang Nha – 061191C Lớp: 06XD1D
trang 16
Thực Tập Công Nhân GVHD: ThS. Bùi Phương Nam
Đổ bê tông sàn
- Đầm bê tông :
• Bê tông đổ đến đâu thì đầm tới đó, nhằm đảm bảo hồ bê
tông đồng nhất , chắc đặc không xảy ra hiện tượng rỗng bên
trong, rỗ bên ngoài và để bê tông bám chắc vào cốt thép.
• Khi đầm cần chú ý:
- Không đầm quá gần cốp pha, cốt thép
- Thả đầm nhanh, rút đầm nhanh để bọt khí không lọt vào

- Không dùng đầm để dịch chuyển hồ
- Không để đầm chạm vào cốt thép sẽ làm cho vị trí cốt
thép sai lệch
- Không đầm quá lâu.
SVTH: Trương Quang Nha – 061191C Lớp: 06XD1D
trang 17
Thực Tập Công Nhân GVHD: ThS. Bùi Phương Nam
Thi công bề mặt
- Đối với thi công cột, người ta đầm bằng búa và dùng đầm chọc
- Trước khi đổ bê tông người ta đổ 1 ít xi măng phía trên sàn, chổ
liên kết giữa sàn và cột, để tạo liên kết tốt hơn.
Đầm chọc
SVTH: Trương Quang Nha – 061191C Lớp: 06XD1D
trang 18
Thực Tập Công Nhân GVHD: ThS. Bùi Phương Nam
Đầm bằng búa
4. Bảo dưỡng bê tông:
- Điểu kiện bảo dưỡng bê tông là giữ cho bể mặt bê tông luôn ẩm,
không bị rung động,khong bị va chạm,cung cấp đủ độ ẩm cho bê
tông (tưới nước) nếu không bê tông sẽ nứt.
- Đổ sàn khoăng 2 ngày có thể đi lại bình thường, đổ cột 1 ngày có
thể tháo cốp pha.
5. Tháo dỡ cốp pha
- Đối với cột bê tông thì sau khi đổ 1 ngày ta có thể cho tháo cốp pha
- Trình tự tháo dỡ cốp pha:
• Dỡ các tấm cốp pha bên phía đổ bê tông
• Sau đó dỡ nguyên 3 mặt của cốp pha để tận dụng cho các cột
tiếp theo.
• Thu dọn các cây chống, giàn giao
D. Công tác xây tô

Trong quá trình thực tập (20 ngày) nhóm chúng em đã không được
xem thi công xây tô.(công trình bên quận 8 chưa đến giai đoạn xây
tto, công trình bên Tân Bình hoàn thành xây tô sớm hơn dự kiến).
đây là quy trình xây tô em tham khảo được của công trình 86 TẢN
ĐÀ,thuộc công ty cổ phần Sài Gòn xây dựng (COSACO).
1. Công tác xây:
SVTH: Trương Quang Nha – 061191C Lớp: 06XD1D
trang 19
Thực Tập Công Nhân GVHD: ThS. Bùi Phương Nam
- Vệ sinh mặt sàn thật sạch, ghem cao độ hai đầu, trét hồ đầu tại vị trí
tiếp giáp giữa tường gách và bê tông
- Tưới gạch đủ ẩm trước khi xây 12h
- Mạch vữa phải điểu và thẳng, đúng kích thước theo quy phạm (ngang
1cm, đứng 1.5cm).
- Tại các vị trí có bổ trụ đặt râu
- Lớp gạch tiếp giáp giữa tường và trần , đà xây gạch nghiêng 45 – 60
độ,tram kín gạch.
- Tường xây phải đảm bảo đúng vị trí mực trắc đạc và bản vẻ kỹ thuật,
thẳng đứng.
- Trét vữa bít tất cả các lỗ gạch quay ngang của 2 lớp tường và cạnh
cửa
- Vệ sinh 2 mặt tường thật sạch không để hồ bám.
2. Công tác trát
- Phải dọn dẹp vệ sinh trước khi tô
- Tạo ghém thật kỹ, đảm bảo độ phẳng , thẳng đứng và vuông góc vào
tường. khoảng cách các viêm ghém không quá 1,5m. và không ít hơn 4
viên (cột và các bức tường nhỏ).
- Sau khi ghém ít nhất 12h mới bắt đầu trát
- Tưới nước tường xây thật kỹ trước 12h và đóng lưới phần giáp giữa
tường gạch và bê tông trước khi tô.

- Trong khi tô phải lót ván để thu hồi hồ rơi
3. Công tác trộn vữa
- Vữa trộn theo đúng tỉ lệ yêu cầu theo hồ sơ thiết kế kỹ thuật
- Đo lường cát bằng thùng
- Vữa được chứa trong máng
4. Vệ sinh
- Sau khi kết thúc công việc cần phải vệ sinh thật kỹ vị trí thi công và
máy thi công
- Dọn sạch xà bần
- Chuyển gạch thừa tới vị trí thi công tiếp theo
- Trước khi trát phải quét dọn thật sạch vị trí chân tường và trong lúc
trát phải lót ván hoặc nilong hứng vữa rơi
II. NHẬN XÉT CHUNG:
SVTH: Trương Quang Nha – 061191C Lớp: 06XD1D
trang 20
Thực Tập Công Nhân GVHD: ThS. Bùi Phương Nam
- Do tổng thời gian thực tập quá ngăn (20 ngày), mà thời gian thi công
thì dài (4 tháng) nên có những phần mới thi công sau như xây, tô chưa
quan sát được hết.
- Qua đợt thực tập này trang bị cho em những kiến thức cơ bản về công
tác thi công, giúp cho em thấy rõ được thực tiễn những gì mà mình đã
học và nó cũng giúp ít cho quá trình học tập và làm việc sau này.
- Qua đó em thấy rõ được vai trò và trách nhiệm của người kỹ sư xây
dựng sau này.
- Trong đợt thực tập này, chúng em được đi thực tập ở công trình nhà
phố, những kiến thức cơ bản về lý thuyết đã được thấy rõ bằng các
công tác trên công trường.
SVTH: Trương Quang Nha – 061191C Lớp: 06XD1D
trang 21

×