Biện chứng cái đẹp trong xã hội thông qua ngũ luân
LỜI NÓI ĐẦU
Khi nghiên cứu các phạm trù của khách thể thẩm mĩ, phạm trù cái
đẹp là một phạm trù mà không một nhà nghiên cứu nào có thể bỏ qua.
Điều đó không có gì là khó hiểu cả, bởi “trong cuộc sống của con người,
cái đẹp luôn là người bạn đồng hành, có mặt khắp mọi nơi; cái đẹp vây
quanh con người trong mỗi bước đi, mỗi việc làm, mỗi hành vi ứng xử.
Ở đâu có cuộc sống của con người là ở đó có cái đẹp. Cái đẹp đem lại
niềm vui, niềm hạnh phúc, nâng đỡ con người trong mọi khó khăn, tiếp
thêm sức mạnh để con người vượt qua thử thách. Nhờ có cái đẹp mà con
người không mất lòng tin vào cuộc sống, vào chân lí, vào ngày mai. Cái
đẹp luôn là khát khao vươn tới của con người”.
(Lê Văn Dương)
Cái đẹp được biểu hiện qua muôn vàn những sự vật, hiện tượng tồn
tại xung quanh ta. Có những cái đẹp của thế giới tự nhiên do tạo hoá sinh
ra như sông, núi, biển, trời, trăng, sao…; cũng có những cái đẹp do chính
bàn tay con người làm ra - họ chính là những người nghệ sĩ, bằng tài
năng và tâm huyết của mình, đã tạo ra những tác phẩm độc đáo, sinh
động làm đẹp cho đời (được gọi là cái đẹp trong nghệ thuật). Tuy nhiên,
điều mà chúng ta muốn đề cập đến ở đây lại là cái đẹp tồn tại trong một
trạng thái khác, đó là cái đẹp trong xã hội. Chúng ta sẽ phần nào hiểu rõ
hơn về nó khi đi vào tìm hiểu nếp sống tình cảm của con ngươì thông
qua Ngũ luân.
Và lẽ dĩ nhiên, theo quy luật tất yếu, trước khi đi vào nghiên cứu
sâu một khía cạnh nào đó của vấn đề đặt ra, chúng ta phải có nền tảng
chung, hay nói cách khác là, phải có hiểu biết nhất định về vấn đề đó.
Bởi vậy, để hiểu rõ được cái đẹp trong xã hội thông qua Ngũ luân, những
hiểu biết chung về cái đẹp là một điều hết sức cần thiết. Dưới đây sẽ là
những phần mà bài viết đề cập đến:
* Phần I: Tìm hiểu chung về cái đẹp.
* Phần II: Biện chứng cái đẹp trong xã hội thông qua Ngũ luân.
2
PHẦN I
TÌM HIỂU CHUNG VỀ CÁI ĐẸP
1. CÁI ĐẸP LÀ GÌ ?
1.1. Vị trí của cái đẹp trong quan hệ thẩm mĩ
Trong lịch sử tư tưởng mĩ học, cái đẹp là phạm trù thẩm mĩ xuất
hiện sớm nhất. Mặc dù những quan điểm cụ thể về cái đẹp có thể rất
khác nhau, thậm chí là đối lập nhau đối với những trường phái mĩ học
khác nhau, song có một điểm chung không thể phủ nhận là: bao giờ cái
đẹp cũng được coi là tiêu chuẩn quan trọng nhất, phổ biến nhất, là điểm
tựa trung tâm để con người đánh giá đời sống về mặt thẩm mĩ.
Với tư cách là chủ thể thẩm mĩ, con người luôn đi tìm cái đẹp,
khám phá cái đẹp và cao hơn là sáng tạo ra cái đẹp. Bởi vậy, con người
cũng đánh giá các sự vật, hiện tượng xung quanh mình theo tiêu chí đẹp
hay không đẹp. Cứ thế, nhu cầu cái đẹp của con người là vô tận, khát
khao vươn tới cái đẹp của con người là không cùng.
Nếu như đứng ở góc độ khách thể thẩm mĩ mà xét, các phạm trù
thẩm mĩ như: cái xấu, cái bi, cái hài, cái trác tuyệt đều ẩn chứa trong đó
mối quan hệ với cái đẹp, dù là trực tiếp hay gián tiếp:
- Phạm trù cái xấu: là phạm trù đối nghịch với phạm trù cái đẹp.
- Phạm trù cái bi, bản chất của nó chính là sự xung đột trực diện
giữa một bộ phận ưu tú của cái đẹp với toàn bộ cái xấu. Trong qúa trình
giao tranh ấy, một bộ phận ưu tú của cái đẹp bị cái xấu tiêu diệt.
- Phạm trù cái hài, bản chất của nó là sự xung đột giữa cái đẹp với
một bộ phận của cái xấu. Một bộ phận của cái xấu tìm cách chui vào thế
giới của cái đẹp hòng lũng đoạn, khống chế cái đẹp. Chỉ khi nào cái đẹp
đủ sức phát sáng, đuổi cái xấu xa ra khỏi thế giới của mình thì cái hài
xuất hiện.
- Phạm trù cái trác tuyệt, là phạm trù liên quan trực tiếp và gần gũi
nhất với cái đẹp. Nói như Hegel, đó là “cái đẹp ở mức tuyệt đỉnh” là cái
3
đẹp mang một tầm vóc lớn lao, phi thường, là cái đẹp quá mức bình
thường.
Như vậy, ở mức độ này hay mức độ káhoàn cảnh thì cái đẹp đều
liên quan, chi phối đến các phạm trù khác. Nó được xem là tiêu chuẩn, là
điểm tựa để khái quát nên các phạm trù khác. Nếu không có cái đẹp thì
nghĩa là không có các phạm trù kia.
Tóm lại, dù xét từ phương diện nào, khách thể hay chủ thể, thì cái
đẹp bao giờ cũng đứng ở vị trí trung tâm trong mối quan hệ thẩm mĩ của
con người với hiện thực.
1.2. Bản chất của cái đẹp
Cái đẹp là một phạm trù hết sức phức tạp, vì thế không dễ gì nhận
diện được bản chất mang tính khái quát của nó.
Trước khi mĩ học Mác - Lênin ra đời, lịch sử tư tưởng mĩ học đã
từng ghi nhận ít nhất là có ba khuynh hướng quan niệm khác nhau về bản
chất của cái đẹp: khuynh hướng duy tâm khách quan, duy tâm chủ quan
và khuynh hướng duy vật. Mỗi học thuyết đều có lí riêng của mình.
- Mĩ học duy tâm khách quan (Platon, Hêgel…) không tìm thấy cơ
sở của cái đẹp ở trong các sự vật, hiện tượng của thế giới hiện thực, họ lí
giải nguồn gốc của nó trong thế giới ý niệm. Bởi vậy, cái đẹp, theo họ là
một phạm trù vĩnh cửu, bất biến.
- Mĩ học duy tâm chủ quan (Hume, Lalo, Kant…) lại có quan niệm
khác, họ tuyệt đối hoá cái đẹp theo quan niệm chủ quan, tìm nguồn gốc
cái đẹp trong ý thức của chủ thể, trong cảm xúc chủ quan của cá nhân.
“Cái đẹp không ở trên đôi má hồng của người thiếu nữ mà ở trong con
mắt của kẻ si tình”.
- Đối lập với chủ nghĩa duy tâm, mĩ học duy vật trước Mác lại tập
trung sự chú ý vào phương diện khách quan của cái đẹp. Họ cho rằng,
cái đẹp là một thuộc tính tự nhiên, vốn có của sự vật, sự vật tự nó đã đẹp
rồi, con người chẳng qua chỉ là kẻ thưởng ngoạn vẻ đẹp ấy một cách bị
động mà thôi.
4
- Mĩ học Mác - Lênin đã lí giải về bản chất của cái đẹp trên một
chất lượng mới. Dưới ánh sáng của chủ nghĩa duy vật biện chứng, mĩ học
Mác xít quan niệm rằng, bản chất của cái đẹp là sự thống nhất biện
chứng giữa hai nhân tố khách quan và chủ quan.
Với cách nhìn biện chứng như vậy, mĩ học Mác - Lênin đã khắc
phục được hạn chế của chủ nghĩa duy vật siêu hình khi nó chỉ nhìn thấy
mặt khách quan của cái đẹp; đồng thời cũng chỉ ra tính chất phiến diện
của chủ nghĩa duy tâm khi họ quan niệm rằng cái đẹp chỉ là kết quả của
cảm xúc chủ quan của con người.
1.3. Đặc điểm cơ bản của cái đẹp
a- Cái đẹp vừa mang tính lịch sử, thời sự; vừa mang tính muôn
thủa, vĩnh viễn. Có những cái đẹp chỉ tồn tại trong một giai đoạn lịch sử
nhất định, nhưng cũng có cái đẹp tồn tại mãi với thời gian.
b- Cái đẹp bao gồm những phẩm chất: hài hoà, cân đối, mực thước,
chất lượng, tiến bộ. Trong bất cứ cái đẹp nào, chúng ta cũng dễ dàng
nhận thấy những phẩm chất đó.
c- Cái đẹp có hai hệ tiêu chí: đó là chân, thiện, mĩ và tính nhân
dân, tính dân tộc, tính nhân loại. Để đánh giá cái đẹp một cách chính
xác, toàn diện, chúng ta cần căn cứ trên hai hệ tiêu chí đó.
2. CÁI ĐẸP TRONG XÃ HỘI
Như chúng ta đá biết, cái đẹp biểu hiện ở trên ba lĩnh vực: cái đẹp
trong tự nhiên, cái đẹp trong nghệ thuật và cái đẹp trong xã hội. Tuy
nhiên, trong phạm vi của bài tiểu luận nhỏ này, chúng ta chỉ đi sâu vào
nghiên cứu cái đẹp trong xã hội.
Khác với cái đẹp trong tự nhiên là sản phẩm khách quan của tạo
hoá, cái đẹp trong xã hội là kết quả của hoạt động thực tiễn của con
người. Cái đẹp ấy được biểu hiện qua tập quán, lễ nghi, phép ứng xử của
con người với tự nhiên, con người với xã hội trong một phạm vi hẹp vi
mô là gia đình đến một phạm vi rộng vĩ mô là xã hội, mà nếu quy lại,
chúng được gọi là văn hoá ứng xử.
5
Ta có thể định nghĩa văn hoá ứng xử như sau :
“Văn hoá ứng xử là lối sống, lối suy nghĩ, hành động của con
người với con người, con người với tự nhiên, con người với xã hội qua
những luân thường đạo lý”.
Bản chất của văn hoá ứng xử là Tâm và Nhẫn : Tâm (tim) là nơi
thiêng liêng nhất, quan trọng nhất. Tâm còn có nghĩa là lương tâm, đạo
đức, tư cách, nhân ái. Theo Chu Dịch và Kinh Dịch của Chu Công Đán
và Chu Văn Vương (sau này được Khổng Tử phát triển thành Kinh
Dịch). Tâm có nghĩa là Đạo và Đức:
Đạo là ngũ thường, bao gồm: nhân, lễ, nghĩa, trí, tín.
Đạo là Ngũ luân, trong nó bao hàm các mối quan hệ giữa : vua -
tôi, thầy - trò; bố mẹ - con cái, vợ - chống và anh em, bạn bè, hàng xóm .
“Đạo” là cái lí tự nhiên của trời đất, là con đường rộng ai cũng phải theo
mà đi, tức là cái công lệ trung chính để làm quy tắc cho hành động của
người đời. Ai theo đạo ấy mà ăn ở là hay, là người quân tử, không theo
được đạo cũng là dở, là kẻ tiểu nhân”.
(Khổng Tử)
Qua Ngũ luân, ta sẽ thấy được phần nào cái đẹp trong xã hội
6
PHẦN II
BIỆN CHỨNG CÁI ĐẸP TRONG XÃ HỘI QUA NGŨ LUÂN
1. QUAN HỆ VUA TÔI
Trong Ngũ luân, quan hệ vua tôi là mối quan hệ đầu tiên mà nó đề
cập đến. Theo tư tưởng của Nho giáo thì quân quyền phải để một người
giữ cho rõ cái mối thống nhất. Người giữ quân quyền gọi là đế hay
vương, ta thường gọi là vua. Vua phải lo việc trị nước, tức là lo sự sinh
hoạt, sự dạy dỗ và sự mở mang cho dân. Ở trong nhà thì con phải hiếu
với cha mẹ, ở tỏng nước thì thần dân phải trung với quân. Vua thay trời
trị dân. Vua muốn làm điều gì là trời muốn làm điều ấy, không ai được
cưỡng lại. Tuy nhiên, khổng giáo còn quan niệm trời với dân là cùng
đồng một thể, toàn dân muốn thế nào là trời muốn thế ấy. Ông vua chỉ là
một phần trong toàn thể. Hễ ông vua làm điều gì trái với lòng dân, tức là
trái mệnh trời. Thành thử ông vua tuy đối với trời được thay quyền trời
nhưng đối với dân phải chịu hết cả các trách nhiệm. Mà dân thì tuy phải
chịu quyền ông vua cai trị nhưng vẫn có quyền bắt vua phải theo điều
lành mà làm. Lòng tự nhiên của dân là muốn điều lành, ghét điều ác,
theo cái lòng ấy mà trị dân thì tất là dân yêu mến như cha mẹ. Nếu ông
vua nào trị dân mà yêu cái ghét của dân và ghét cái mà dân yêu tức là
trái mệnh trời thì người khác có quyền “điếu dân phạt tội”, nghĩa là cứu
dân mà đánh người có tội.
Tư tưởng trung quân của Nho giáo đã thực sự góp phần rõ nét vào
chủ nghĩa yêu nước. Trong lịch sử Việt Nam đã có biết bao tấm gương
sáng lưu lại muôn đời. Hẳn trong chúng ta, không một ai có thể quên
được sự kiện Lê Lai liều mình chết thay cho Lê Lợi trong lúc ông và
quân đội của ông lầm vào tình trạng:
“Khi Linh sơn lương cạn mấy tuần
Lúc khôi huyện quân không một lữ”.
7