Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Vẻ đẹp người phụ nữ Việt Nam hiện đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.8 KB, 13 trang )

Vẻ đẹp người phụ nữ Việt Nam hiện đại
Cái đẹp là phạm trù cơ bản và trung tâm của Mỹ học. Biểu thị
cho cái đẹp của nhân loại là hình ảnh người phụ nữ. Vẻ đẹp thẩm
mỹ của người phụ nữ chịu sự chi phối bởi quan điểm thời đại - xã
hội. Trong xã hội phong kiến, người phụ nữ Việt Nam được đánh
giá là người phụ nữ đẹp phải hội đủ “tam tòng, tứ đức”. Đối với
thời đại mới, thời đại trí thức khoa học kỹ thuật, đất nước ta bước
vào thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hóa, vẻ đẹp của người phụ
nữ còn phải gắn với văn hoá - trí thức. Tuy nhiên, vẻ đẹp của người
phụ nữ trong thời kỳ đổi mới chính là sự kế thừa vẻ đẹp của người
phụ nữ xưa.
Theo quan niệm cũ “tứ đức, tam tòng” là thước đo phẩm giá,
giá trị của người phụ nữ.
Tứ đức bao gồm công - dung - ngôn - hạnh .
*Công: Là chăm lo việc nhà, thêu thùa, may vá, nấu ăn trong
bếp, sắp đặt nhà cửa, nuôi dạy con cái.
*Cung: Là chăm sóc dung nhan cho tươi tắn dễ thương .
*Ngôn: tức lời nói phải thành thật, dịu dàng, tránh lời thị phi.
*Hạnh: tính nết hoà nhã, khiêm cung, ngay thật.
Bên cạnh tứ đức, người phụ nữ phải đảm bảo tam tòng mới
được đánh giá là chính chuyên, đức hạnh. Tam tòng tức “tại gia
tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử”. Nghĩa là, “ở nhà phải
theo cha mẹ, lấy chồng theo chồng, chống chết phải theo con”.
Như vậy trong xã hội phong kiến vẻ đẹp của người phụ nữ
thể hiện ở đức hy sinh, phục tùng, sống phụ thuộc vào gia đình.
Điều đó cho thấy vẻ đẹp của họ không chỉ giữ trong đường môi cắn
chỉ quết trầu, trong mớ ba mớ bẩy, váy sồi yếm thắm. Vẻ đẹp của
người phụ nữ xưa bộc lộ trong tính chịu đựng, tần tảo, chịu thương
chịu khó phục vụ gia đình chồngcon.
Ngày nay, một nửa thế giới không còn khép mình trong “ánh
nâu màu sồi” xưa cũ nữa. Phụ nữ ngày nay năng động trong sự


nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước. Nền kinh tế trí thức
ra đời, người phụ nữ tìm được vị trí của mình trong xã hội. Cái đẹp
của người phụ nữ trong thời kỳ hiện đại vẫn có sự kế tiếp vẻ đẹp
tinh thần của người phụ nữ xưa. Giờ đây, tam tòng tứ đức được
nhìn nhận trên những khía cạnh khác cởi mở hơn.
Tam tòng thể hiện sự gắn bó chung thuỷ của người phụ nữ
với gia đình vốn là đức tính truyền thống của người phụ nữ Việt
Nam hiện nay đức tính ấy vẫn là vẻ đẹp tiềm ẩn trong tâm hồn họ.
Về Công dung ngôn hạnh vẫn luôn là phẩm chất hàng đầu của
người phụ nữ Việt Nam thời hiện đại.
*Dung: tức dung mạo của người phụ nữ. Phụ nữ thời nay chú
ý đến việc chăm sóc dung nhan của mình. Trên thế giới tư lâu đã có
câu danh ngôn: Không có phụ nữ xấu, chỉ có phụ nữ không biết làm
đẹp. Cái đẹp về ngoại hình bổ trợ cho cái đẹp về tinh thần. Cha ông
ta chẳng đã có câu: “Trông mặt mà bắt hình dong”. Phụ nữ là một
nửa thế giới, họ là biểu tượng cho cái đẹp, do đó người phụ nữ phải
xác định cho vai trò của mình làm đẹp cho mình cũng là cho gia
đình và xã hội. Trong xã hội hiện đại người phụ nữ có dung nhan
dễ nhìn, duyên dáng sẽ thuận lợi hơn trong công việc và giao tiếp
rất nhiều.
*Công: trong thế kỷ, cuộc cách mạng khoa học công nghệ
đang bùng nổ. Thế giới đã đưa ra nhận xét rằng: “Nam giới đại
2
diện cho thời đại công nghiệp, nữ giới đại diện cho thời đại thông
tin”,
nhằm nâng cao vai trò của người phụ nữ. Đối với người phụ nữ
Việt Nam chữ “Công” không còn dừng lại ở những việc trong nhà
mà tiến tới những việc ngoài xã hội. Người phụ nữ đã tiếp cận với
tri thức hiện đại và góp phần không nhỏ vào việc xây dựng đất
nước.

Vẻ đẹp của người phụ nữ trong thời kỳ hiện đại có nét nổi bật
đáp ứng nhu cầu của xã hội đó là vừa nỗ lực trong công tác chuyên
môn vừa chăm lo cho việc nhà cửa, con cái. Theo lời phát biểu của
Tiến sĩ Viện Khoa học công nghệ Việt Nam - Đặng Thị Cẩm Hà :
“Giáo dục con cái vẫn là vai trò quan trọng nhất của người phụ
nữ”. Trong một cuộc hội thảo nghệ sĩ nhân dân Lê Khanh cũng
từng phát biểu: “Tôi đề cao vai trò của người phụ nữ trong thời đại
mới là văn hoá và trí thức” …
Thực sự trong xã hội hiện nay người phụ nữ chịu nhiều sức
ép hơn đàn ông về công việc gia đình và cả xã hội. Nhưng bao giờ
cũng vậy “đằng sau thiên tài và anh hùng đều có hình ảnh một
người phụ nữ”.
*Ngôn: Trong khoa học tâm lý có đề cập đến vấn đề tư duy
được phản ánh qua ngôn ngữ. Người phụ nữ ngày nay có tri thức
cao hơn do đó tiếng nói của họ có trọng lượng và vị trí riêng trong
xã hội. Theo lời giáo sư Lê Thi bàn về chữ Ngôn của người phụ nữ
thì: “Không dễ dàng thừa nhận, nhưng tiếng nói, giọng nói của
người phụ nữ quả là có sức thuyết phục nhất thế gian… Ngôn ngữ
biểu đạt ý nghĩ, nhận thức của người phụ nữ với cuộc sống”.Ngôn
ngữ của phụ nữ ngày nay táo bạo hơn, khôn ngoan hơn. Theo tôi,
vẻ đẹp trong ngôn từ của người phụ nữ chính là những phát ngôn
3
nhẹ nhàng mà sâu sắc, vừa khoa học rõ ràng lại vừa có tính mềm
mại uyển chuyển, có tác dụng rất hiệu quả. Đúng như câu tục ngữ
“Lạt mềm buộc chặt” mà cha ông ta đã dạy.
Nếu như chữ Dung biểu thị cho vẻ ngoài của người phụ nữ
tạo ra sức lôi cuốn thì chữ “Hạnh” mới là thước đo phẩn chất của
người phụ nữ. Người phụ nữ đẹp trong thời hiện đại là người có
văn hoá, phẩm chất tốt, có tính chung thuỷ, vị tha. Người phụ nữ
phải là người điều hoà trong gia đình, luôn luôn có tính lạc quan…

Trong Hy Lạp cổ có câu: “Nhẹ dạ và nông nổi đích thị mi là đàn
bà”. Và mới đây Phó giáo sư Nguyễn Thị Minh Thái (Trường Đại
học Khoa học Xã hội và Nhân văn) cũng nói: Chị giống như bất kỳ
người phụ nữ nào dù thông minh tài giỏi đến đâu vẫn có những thứ
nhẹ lòng vốn có. Nhìn từ góc độ khác, phụ nữ là phái yếu cần sự
che chở của phái mạnh. Đức tính ấy cũng là nét đặc trưng cho sự
duyên dáng, thuỳ mị của người phụ nữ.
Đúng như câu danh ngôn “Nếu thượng đế sinh ra phụ nữ
trước, chắc ngài đã chẳng sinh ra hoa hồng”. Phụ nữ bao giờ cũng
vậy, họ là biểu tượng cho vẻ đẹp của nhân loại. Ngày nay, người
phụ nữ không chỉ đẹp về vẻ bề ngoài, họ có những vai trò phẩm
chất biểu thị cho tri thức xã hội. Họ đóng vai trò vô cùng quan
trọng trong công cuộc xây dựng đất nước Việt Nam.
Nói đến vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam hiện đại. Chúng
ta hiểu đó là vẻ đẹp kết tinh của những người phụ nữ tần tảo từ
ngàn đời. Bốn chữ Công - Dung - Ngôn - Hạnh xuất phát từ đạo
Nho giáo, Khổng giáo, tuy nhiên đi vào nước ta nó đã hoà nhập vào
vốn văn hoá truyền thống đạo đức của con người Việt Nam, đặc
biệt là người phụ nữ. Người phụ nữ, họ là một nửa thế giới. Nếu
như trước đây người ta nghĩ đến người phụ nữ với vẻ đẹp về sự
4
chịu đựng khuất phục thì nay những người phụ nữ trong thời đại
mới đã cho ta thấy một điều khác.
Người phụ nữ Việt Nam giờ họ có tiếng nói riêng có đời sống
riêng. Họ đẹp một vẻ đẹp tự tin, hoàn thiện hơn. Đứng trước phụ
nữ thế giới, những người phụ nữ Việt Nam có quyền tự hào vì năm
2005 chúng ta đã có một trong mười người phụ nữ đẹp nhất thế
giới: Hoa hậu Nguyễn Thị Hiền. Ngoài ra biểu trưng cho trí tuệ cho
linh hồn Việt, chúng ta có rất nhiều người phụ nữ thành danh trên
vũ đài chính trị, nghiên cứu khoa học.

Ví dụ như : Phó chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa, Nguyễn Thị
Bình. Người đại diện cho phát ngôn của nước cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam, bà Tôn Lữ Thị Ninh, và còn rất nhiều những
người phụ nữ khác đã và đang làm rạng danh cho truyền thống phụ
nữ Việt Nam trong thời đại mới. Đúng như Nghị quyết của Đại hội
phụ nữ toàn quốc lần thứ IX (nhiệm kỳ 2002 - 2007) đề ra mục tiêu
“Xây dựng người phụ nữ Việt Nam yêu nước, có tri thức, có sức
khoẻ, năng động, sáng tạo, có lối sống văn hoá, có lòng nhân hậu,
quan tâm đến lợi ích của cộng đồng”.
Từ những điều trên, chúng ta thấy vẻ đẹp của người phụ nữ
Việt Nam hiện đại không chỉ là kết tinh vẻ đẹp của dân tộc mà tới
nay còn hội tụ vẻ đẹp của nên tri thức Á Đông - nhân loại.
Đã khi nào các bạn đặt ra câu hỏi tại sao phụ nữ được gọi là
phái đẹp. Thuật ngữ đó xuất hiện từ khi nào? Phải chăng ngay từ
lúc sinh ra người phụ nữ đã được tạo hoá ưu ái ban cho một vẻ đẹp
riêng.
Vẻ đẹp đó không chỉ đơn thuần là những cái thểhiện ra bên
ngoài mà nó bao gồm tất cả những điều ẩn chứa sâu sa trong tâm
5

×