LUẬN VĂN:
Học thuyết “Tam tũng”, “Tứ đức”và ảnh
hưởng của nó đối với người phụ nữ Việt Nam
hiện nay - Thực trạng và giải pháp
Mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Học thuyết “Tam tòng”, “Tứ đức” trong Nho giáo và ảnh hưởng của nó đối
với phụ nữ Việt Nam là một vấn đề vẫn có ý nghĩa thiết thực trong giai đoạn hiện nay.
Vấn đề này đã thu hút được sự tham gia nghiên cứu của nhiều học giả và trên thực tế
vẫn còn nhiều vấn đề cần làm sáng tỏ.
Đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986, đánh dấu một bước chuyển mình lớn lao của
dân tộc, Việt Nam bước vào thời kỳ đổi mới. Đổi mới là một xu hướng tất yếu của của
đất nước, trên thực tế trải qua gần hai mươi năm thực hiện, nó đã tạo ra sự biến đổi mạnh
mẽ trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế. Tuy nhiên, đổi mới không đơn giản chỉ là đổi
mới về kinh tế mà nó kéo theo sự biến đổi toàn diện kể cả con người một cách sâu sắc, từ
đó, tạo điều kiện cho sự phát triển mới về vật chất. Đảng và Nhà nước ta luôn luôn xác
định: Con người là yếu tố quan trọng hàng đầu, trong đó người phụ nữ là lực lượng đông
đảo, nắm vai trò to lớn trong gia đình và ngoài xã hội.
Việt Nam bước sang thời kỳ đổi mới với nhiều thay đổi lớn lao trên mọi lĩnh
vực: Kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá, đã dẫn đến những thay đổi về yêu cầu,
những đòi hỏi, những tiêu chí đánh giá của xã hội về người phụ nữ. Người phụ nữ
trong thời đại mới phải đẹp toàn diện hơn, tài giỏi hơn, tích cực tham gia các công tác
xã hội, đảm đang việc gia đình Và bên cạnh những nét đẹp hiện đại, người phụ nữ
cần phải gìn giữ những nét đẹp truyền thống quý báu của dân tộc
Việt Nam
Học thuyết "Tam tòng", "Tức đức" bên cạnh ảnh hưởng tiêu cực nó còn góp phần
làm nên những nét đẹp tryền thống của người phụ nữ Việt Nam. Trong giai đoạn đất
nước thực hiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, người phụ nữ Việt
Nam cần khắc phục quan niệm “Tam tòng” và tiếp thu vận dụng "Tứ đức" ("công dung -
ngôn -hạnh") như thế nào là một vấn đề có ý nghĩa thiết thực.
Chính vì vậy nghiên cứu vấn đề: Học thuyết “Tam tũng”, “Tứ đức”và ảnh hưởng
của nó đối với người phụ nữ Việt Nam hiện nay - Thực trạng và giải pháp sẽ góp phần vào
mục tiêu xây dựng, phát huy vai trò của người phụ nữ Việt Nam hiện đại.
Đây cũng chính là lý do tác giả chọn vấn đề này làm đề tài nghiên cứu cho luận
văn của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Vấn đề ảnh hưởng của học thuyết “Tam tòng”, “Tứ đức”trong Nho giáo đối với
người phụ nữ Việt Nam ở mức độ ít nhiều trực tiếp hay gián tiếp đã được một số tác giả
Nho học, triết học các nhà bình luận nghiên cứu từ rất sớm. Cho đến nay, đã có nhiều
công trình nghiên cứu với nhiều góc độ khác nhau về vấn đề này. Điển hình là “Nho
Giáo” của Trần Trọng Kim với hai tập: Quyển Thượng và Quyển Hạ; “Khổng học đăng”
của Phan Bội Châu; “Chuyên khảo về Nho giáo” của Đặng Thai Mai; “Nho giáo xưa và
nay” của Vũ Khiêu,
Trong tác phẩm “Nho giáo” của Trần Trọng Kim, ông đã khái quát quá trình lịch
sử hình thành, phát triển của Nho giáo và các quan điểm cơ bản qua các thời kỳ. Ông đã
phân tích khá sâu học thuyết “Tam tòng”, “Tứ đức” trong lịch sử phát triển của Nho giáo:
Nho giáo thời Xuân Thu; Nho giáo thời Lưỡng Hán; Nho giáo thời Tam Quốc; Nho giáo
đời Thanh và đặc biệt là Nho giáo ở Việt Nam.
Về sách, báo, tạp chí như: Báo Phụ nữ, Tạp chí Gia đình, Báo Tiền phong phạm trù
công - dung - ngôn - hạnh và đạo tam tòng cũng được bàn đến nhưng nghiên cứu dưới góc độ
hẹp, đi vào từng khía cạnh nhỏ.
Như vậy, nhìn chung, những công trình nghiên cứu về đề tài này đã nêu lên nội
dung cơ bản của "Tứ đức" và học thuyết “Tam tòng” nhưng mới chỉ dùng lại ở mức đại
cương, khái quát. Vì vậy, học thuyết này rất cần được nghiên cứu sâu hơn, mang tính hệ
thống hơn nhất là sự ảnh hưởng tích cực, tiêu cực của nó đối với người phụ nữ Việt Nam
hiện nay thì hầu như chưa có công trình nào đề cập đến. Bởi vậy, tôi mạnh dạn đề cập
đến vấn đề hầu như vẫn còn trống vắng này.
3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đề tài chỉ giới hạn ở học thuyết “Tam tòng”, “Tứ đức” trong Nho giáo chứ không
phải toàn bộ Nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với người phụ nữ Việt Nam hiện nay.
4. Mục đích của đề tài
Mục đích:
- Nghiên cứu học thuyết “Tam tòng”, “Tứ đức” trong Nho giáo.
- Đánh giá ảnh hưởng tích cực, tiêu cực của học thuyết này đối với người phụ nữ
Việt Nam ngày nay.
- Trên cơ sở đó, đề ra một số giải pháp nhằm khắc phục những mặt hạn chế; tiếp
thu vận dụng sáng tạo giá trị tích cực của học thuyết "Tam tòng", "Tứ đức" góp phần vào
việc xây dựng và phát huy vai trò của người phụ nữ Việt Nam trong thời kỳ đổi mới.
Nhiệm vụ:
- Phân tích rõ nội hàm, ngoại diên của phạm trù: Tam tòng, công - dung - ngôn -
hạnh ở Trung Quốc cũng như ở Việt Nam.
- Phân tích ảnh hưởng của học thuyết này đối với phụ nữ Việt Nam xưa (trong chế độ
phong kiến), đặc biệt là đối với phụ nữ Việt Nam hiện nay.
- Đưa ra một số giải pháp nhằm phát huy những giá trị tốt đẹp và khắc phục
những ảnh hưởng tiêu cực của học thuyết này trong quá trình xây dựng phụ nữ Việt Nam
hiện đại.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận của luận văn là quan điểm duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của
chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về học thuyết tôn giáo nói chung và về
Nho giáo nói riêng; các tác phẩm kinh điển về Nho học; các văn kiện của Đảng; những
chính sách, chiến lược xây dựng con người mới của Nhà nước
Luận văn cũng sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu như: Phân tích,
tổng hợp, lôgíc, lịch sử, so sánh, thống kê, điều tra
6. Điểm mới của luận văn
Hệ thống hơn và bắt đầu đi sâu thêm nội hàm, ngoại diên của học thuyết “Tam
tòng”, “Tứ đức”; trên cơ sở đó phân tích, đánh giá mặt tích cực cũng như hạn chế của học
thuyết này.
Phân tích ảnh hưởng của "Tam tòng", "Tứ đức" đối với người phụ nữ Việt Nam
hiện nay.
Đề xuất những giải pháp nhằm phát huy mặt tích cực hạn chế mặt tiêu cực của học
thuyết “Tam tòng”, “Tứ đức” đối với phụ nữ Việt Nam hiện nay.
7. ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho Hội Phụ nữ Trung ương cũng như
Hội Phụ nữ tỉnh và địa phương khác, cho những người quan tâm, nghiên cứu ảnh hưởng
của các hệ tư tưởng và tôn giáo phương Đông đối với con người Việt Nam hiện nay.
8. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương, 7 tiết.
Chương 1
học thuyết “Tam tòng” “Tứ đức”
Trong Nho giáo
1.1. Vị trí học thuyết “Tam tòng”, “Tứ đức” trong Nho giáo
1.1.1. Một vài nét về sự hình thành và phát triển của Nho giáo
Thời kỳ lịch sử Cổ - Trung đại, Trung Quốc là một trong những trung tâm văn
minh lớn của thế giới. Giai đoạn này, Trung Quốc có nhiều phát minh vĩ đại như phát
minh ra chữ viết, giấy, nghề in, thuốc súng, thiên văn học… Cùng với ấn Độ và các dân
tộc phương Đông khác, Trung Quốc còn là quê hương của nhiều trường phái triết học
lớn; là chiếc nôi của nhiều nhà tư tưởng. Trong lịch sử cũng như trong hiện tại việc đánh
giá vai trò của triết học, tôn giáo Trung Quốc đối với sự phát triển của các nước chịu ảnh
hưởng Hán hoá vẫn là một vấn đề được nhiều người quan tâm, bàn luận.
Vào khoảng thế kỷ XVII đến thế kỷ XI (Trước Công nguyên) trên dải hoàng thổ
phì nhiêu của con sông Hoàng Hà phía Bắc Trung Quốc đã xuất hiện một liên minh thị
tộc lớn, một nền nông nghiệp định cư khá phát triển, chữ viết bắt đầu được sử dụng. Nhà
nước với những hình thức phôi thai của nó đã xuất hiện, đó là thời Ân - Thương.
Bước sang thế kỷ XI (Trước Công nguyên) bộ lạc du mục Chu từ phía Tây Bắc
men theo sông Hoàng Hà tiến vào và tiêu diệt nhà Ân, lập nên nhà Chu, mở đầu thời kỳ
"Văn minh dựng nước" Trung Quốc.
Giai đoạn đầu của nhà Chu, sử sách gọi là Tây Chu (tức vào khoảng thế kỷ XI
đến thế kỷ thứ VIII Trước Công nguyên). Căn cứ vào nguồn gốc tài liệu gián tiếp đời sau
ghi chép lại đã cho chúng ta biết tình hình kinh tế, chính trị, xã hội Tây Chu có những đặc
điểm nổi bật: Thời kỳ này đồ sắt đã xuất hiện nhưng chưa phổ biến. Chế độ quốc hữu về
tư liệu sản xuất và sức lao động được nhà Chu thực hiện rất nghiêm ngặt. Về nguyên tắc,
ruộng đất, mọi thành viên trong xã hội đều thuộc quyền quản lý của vua nhà Chu. Nhà
Chu còn thành lập thành thị đại quy mô. Giữa thành thị, nông thôn đã có sự phân biệt.
Thành thị là nơi ở của tầng lớp quý tộc, thị tộc, của kẻ thống trị, còn nông thôn là nơi ở
của người thị tộc bị nô dịch. Như vậy, Nhà Chu đã giữ lại hình thức tổ chức của thị tộc
cũ, hệ quả dẫn đến là trong phân tầng xã hội chỉ có sự phân biệt người quân tử (quý tộc)
và tiểu nhân (kẻ hèn kém) chứ không có sự phân biệt kẻ giàu và người nghèo trên cơ sở
tài sản hoặc kẻ trí, người ngu trên cơ sở tri thức. Điều này tất yếu dẫn đến sự đối kháng,
đấu tranh giai cấp giữa thành thị và nông thôn.
Những đặc điểm khái quát về kinh tế - chính trị - xã hội trên đã làm cơ sở cho
sự hình thành tư tưởng tôn giáo, chính trị, đạo đức thời Tây Chu.
Về tôn giáo: tiếp thu truyền thống tế tổ, tiên vương của người Ân, người Chu còn
thêm tư tưởng kính trời, thờ thượng đế, hợp mệnh trời, người với trời hợp nhất.
Trên cơ sở quan niệm tôn giáo đó, nhà Chu xây dựng một nền văn hoá "học tại
quan phủ" tức văn hoá của riêng tầng lớp quý tộc, học vấn không xuống đến nông thôn.
Tư tưởng chính trị thời Chu đã được tôn giáo hoá một cách toàn diện. Mọi chính
sách của nhà Chu đều được giải thích là "vâng mệnh trời", "thuận theo mệnh trời" Bên
cạnh đó, tư tưởng "trị dân" cũng là một tư tưởng chính trị quan trọng. Nó mang tính chất
chuyên chính tàn khốc của giai cấp quí tộc thị tộc Chu và luôn được phủ bằng một lớp
sơn tôn giáo "ý trời", "mệnh trời"…
Cơ sở để hình thành những quy tắc đạo đức trong thời kỳ này chính là mối quan
hệ giữa Thiên tử và muôn dân, từ đó sinh ra mối quan hệ giữa quyền lợi và nghĩa vụ của
người dân. Vì vậy, tư tưởng đạo đức thời Tây Chu luôn lấy hai chữ Hiếu và Đức làm
nòng cốt. Quan niệm đạo đức này muốn tuyên truyền và củng cố địa vị của giai cấp quí
tộc thị tộc, bảo vệ Nhà nước chuyên chính thị tộc.
Từ thế kỷ thứ VIII (Trước Công nguyên), xã hội Tây Chu bước vào một thời kỳ có nhiều
biến động lớn, toàn diện, kéo dài cho đến thế kỷ thứ III (Trước Công nguyên). Lịch sử gọi thời này
là Đông Chu hay chính là thời Xuân Thu - Chiến Quốc (Năm 770 Trước Công nguyên - 221
Trước Công nguyên).
Về mặt kinh tế, thời Đông Chu, đồ sắt đã được sử dụng phổ biến. Công cụ bằng
sắt tham gia vào sản xuất đem lại sự phát triển mạnh mẽ cho nền kinh tế nông nghiệp và
thương nghiệp. Đây cũng là giai đoạn khởi sắc của nền kinh tế thương nghiệp. Hiện
tượng buôn bán diễn ra rất nhộn nhịp ở các nước như: Hàn, Tề, Tấn, Sở.
Lĩnh vực chính trị: Sự phát triển mạnh trên lĩnh vực kinh tế đã tác động lớn đến
hình thức sở hữu ruộng đất và kết cấu giai tầng của trật tự xã hội cũ. Trong xã hội
xuất hiện một tầng lớp địa chủ mới lên, họ ngày càng giàu có và lấn át quý tộc, thị tộc
cũ. Họ đòi có được quyền bình đẳng với tầng lớp quý tộc Chu. Sự phân biệt sang hèn
dựa trên cơ sở huyết thống của nhà Chu tỏ ra không còn phù hợp nữa mà tình thế đòi
hỏi phải dựa trên cơ sở về giá trị tài sản. Quyền sở hữu tối cao (về đất và dân) của vua
nhà Chu đang bị tầng lớp địa chủ mới lên và có tiền của lấn át và chiếm lĩnh. Như vậy,
địa vị chính trị, ngôi thiên tử của vua nhà Chu đang dần chỉ còn là hình thức. Khi nhà
Chu lên giữ ngôi Thiên tử đã chia thiên hạ ra làm hơn 70 nước chư hầu. Khi nhà Chu
còn thịnh vượng những nước chư hầu này đều được quyền tự chủ và hàng năm phải
cống nạp Thiên tử nhà Chu. Khi có chinh phạt ở đâu, phải có mệnh lệnh của Thiên tử
đem quân đi chinh chiến. Nhưng ở giai đoạn Đông Chu, trật tự bị đảo lộn. Nhà Chu
suy nhược sau phải dời đô về phía Đông ở Lạc ấp. Mệnh lệnh của Thiên tử không ai
nghe theo. Các nước chư hầu phân tán ra đến 160 nước lớn nhỏ. Chiến tranh giữa các
quốc gia xảy ra liên miên và càng ngày càng khốc liệt. Nhân dân lầm than. Cương
thường đổ nát. Theo sử sách Trung Quốc còn ghi có tới 36 vụ bề tôi giết vua chúa; 52
vụ bán rẻ đất nước; loạn lạc, khổ đau không sao kể xiết. Đây cũng là thời kỳ vua
không ra vua, cha không ra cha, con không ra con. Nhiều người chỉ mải mê đường
danh lợi mà không nghĩ đến tình người, lòng nhân ái. Lịch sử gọi thời kỳ này "Bách
gia chư tử" (Trăm nhà, trăm thầy) "Bách gia tranh minh" (Trăm nhà đua tiếng).
Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội thời Đông Chu lúc này giống như một bức
tranh vẽ cảnh đất trời trong cơn giông bão với nhiều màu sắc và chính nó là cơ sở để
nhiều khuynh hướng, tư tưởng, học thuyết, triết gia xuất hiện. Dường như tất cả đều có
một mục đích: ổn định đất nước và cứu vớt thiên hạ khỏi khổ đau.
Thời kỳ này, Trung Quốc có nhiều trường phái triết học, tiêu biểu là: Nho gia,
Mặc gia, Đạo gia, Pháp gia, Âm dương gia… Có thể khẳng định: trừ Phật giáo được du
nhập từ ấn Độ, các hệ thống triết học được thành lập thời kỳ này - với những tư tưởng cơ
bản của nó - còn tồn tại và ảnh hưởng sâu đậm trong lịch sử tư tưởng Trung Quốc. Mỗi
nhà tư tưởng sau này đều tự xếp mình vào một trường phái nào đó để giải thích là phát
triển những quan niệm của bậc tiền bối.
Nho giáo ra đời trong hoàn cảnh kinh tế, chính trị, xã hội, đạo đức nói trên và nó
trở thành một trong sáu trường phái cơ bản của triết học Trung Quốc thời bấy giờ. Nho giáo ra
đời cách đây 26 thế kỷ, tức vào khoảng thế kỷ thứ VI (Trước Công nguyên) đến thế kỷ thứ V
(Trước Công nguyên).
Người sáng lập ra đạo Nho có tên là Khổng Tử. Khổng Tử sinh năm 551 Trước
Công nguyên mất năm 479 Trước Công nguyên, thọ 73 tuổi; tên thật là Khâu, tự là Trọng
Ni, sinh ở Khúc Phụ, nước Lỗ trong một gia đình quý tộc nhỏ, hoàn cảnh sa sút. Quê
hương nước Lỗ của ông là nơi trụ cột, nơi bảo tồn được nhiều di sản văn hoá cũ của Nhà
Chu. Sử sách còn ghi: Thời nhỏ, Khổng Tử hay chơi trò bày đồ cúng tế, ham học, thích
nghiên cứu thi, thư, lễ, nhạc đời trước. Điều này đã biểu hiện bản tính của Khổng Tử luôn
coi trọng những điều lễ nghĩa.
Năm 19 tuổi, ông thành gia thất rồi nhận chức quan coi kho, sau lại làm quan
coi việc cúng tế. Do chủ trương chính trị không hợp, ông bỏ nước Lỗ đi chu du qua
nước Vệ, Tống… Nhưng đường lối ông cũng không được những nước này tin dùng.
Năm 70 tuổi ông trở về nước Lỗ dạy học và là người đầu tiên mở nền tư học. Học trò
của ông đông đến 3000 người, trong đó có 72 người tài giỏi, nổi tiếng, được thờ cúng
cùng ông.
Khổng Tử là người ôn hoà, nghiêm trang, nhân hậu, ông thông minh, ham học,
hết lòng lo cứu đời.
Trong những năm đầu của lịch sử Trung Quốc, có ba nhà liên tiếp trị vì:
Hạ Vũ: 2205 Trước Công nguyên - 1766 Trước Công nguyên
Nhà Thương - Ân: 1766 Trước Công nguyên - 1027 Trước Công nguyên.
Vào năm 1027 Trước Công nguyên Cơ Phát diệt nhà Ân, sáng lập nhà Chu, trị vì dài
nhất (900 năm, từ 1027 Trước Công nguyên - 221 Trước Công nguyên) rực rỡ nhất trong số ba
nhà (Hạ, Thương, Chu) và có công tạo nên nền văn minh Trung Quốc. Người có công lớn nhất
- được nhân dân tôn là "Ông Thánh" trong thời kỳ này chính là Chu Công. Ông là em ruột của
vua Võ Vương. Võ Vương chết khi con còn nhỏ. Chu Công hết lòng phụ chính, giữ ngôi cho
cháu, dẹp bọn làm phản trong họ muốn cướp ngôi. Khổng Tử phục ông như vua Nghiêu, Vua
Thuấn. Suốt đời Khổng Tử chỉ ao ước lập được sự nghiệp như Chu Công. Nhà Chu châm
chước lễ chế của hai triều đại trước (Hạ, Ân) nên văn vẻ rực rỡ biết bao! Ta theo Chu" (Ngô
Tòng Chu)…Như đã bàn ở phần trên, thời đại Khổng Tử là thời đại nhà Chu suy nhược, chư
hầu lấn át, trật tự lễ pháp bị đảo lộn. Đứng trên lập trường của bộ phận cấp tiến trong giai cấp
quý tộc Chu, ông đem sách thánh hiền đời trước, phát triển, lập thành một học thuyết có hệ
thống; lấy nhân - nghĩa - lễ - trí dạy người, lấy cương thường hạn chế nhân dục, để giữ vững
trật tự xã hội. Khổng Tử chủ trương lập lại pháp chế kỷ cương của Nhà Chu với một nội dung
mới để khắc phục tình trạng xã hội hiện thời.
Khổng Tử là một nhà tư tưởng lớn, có ảnh hưởng sâu sắc đến văn hoá Trung
Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam. Tài liệu chủ yếu để nghiên cứu tư tưởng của ông
là cuốn Luận ngữ, ghi lại lời của Khổng Tử và học trò. Bên cạnh đó còn có "Tứ Thư" và
Ngũ Kinh" trong đó có bốn cuốn không phải tác phẩm ông chước tác mà do ông chỉnh lý
lại, ông chỉ viết kinh “Xuân - Thu".
Học thuyết của Khổng Tử được lưu truyền rộng và gây ảnh hưởng tới nhiều dân
tộc á Đông trong đó có Việt Nam. Trong học thuyết Khổng Tử, người phụ nữ ít được bàn
đến nhưng không phải là không có. Điều này thể hiện trong học thuyết "Tam tòng", "Tứ
đức".
1.1.2. Vấn đề người phụ nữ trong Nho giáo
Nho giáo là một học thuyết của xã hội phong kiến, nó đã giữ vai trò thống trị
trong lịch sử tư tưởng Trung Quốc qua nhiều thế kỷ. Vì vậy những quan điểm đường nối
phương pháp chuẩn mực… mà Nho giáo đề ra phục vụ đắc lực cho chính xã hội sinh ra
nó. Nho giáo bàn đến nhiều vấn đề như quan điểm về thế giới (đạo, thiên lý, thiên
mệnh…) học thuyết về luân lý đạo đức với những nguyên lý căn bản như: nhân, lễ,
dũng trong đó chữ “Nhân" được đề cập đến với ý nghĩa sâu rộng nhất, nó được coi là
nguyên lý chủ yếu quyết định bản tính con người và những quan hệ giữa con người với
con người trong gia tộc đến ngoài xã hội. Bên cạnh đó, Nho giáo còn bàn về quan điểm
chính trị - xã hội với phạm trù “Nhân trị", "Chính danh", “Thượng hiền” Vấn đề con
người nói chung cũng được Nho giáo bàn đến. Muốn xây dựng thành công và giữ vị trí
thống trị một xã hội thì phải có con người điều hành, tổ chức xã hội đó. Điều này khiến
cho vấn đề con người được xã hội phong kiến cũng như Nho giáo rất quan tâm. Con
người là vấn đề trung tâm của Nho giáo nhưng không được bàn đến trong tất cả các mặt
của nó mà chú trọng vào khía cạnh luân lý, đạo đức nhằm mục đích xoa dịu mâu thuẫn
giai cấp và ổn định trật tự xã hội. Con người trong Nho giáo được bàn đến dưới những
góc độ: nguồn gốc con người, tính người, số phận con người, mẫu người lý tưởng, đạo
làm người… Trong tất cả các vấn đề nêu trên người phụ nữ ít được bàn đến vai trò của họ
rất mờ nhạt. Một số vấn đề trong Nho giáo đề cập đến người phụ nữ như: Học thuyết luân
lý đạo đức phong kiến; quan niệm về đạo làm vợ, đạo làm con; mối quan hệ với mọi
người trong gia tộc, ngoài xã hội; quan niệm về phạm vi, lĩnh vực, công việc mà họ được
phép tham gia. Nhìn chung người phụ nữ trong Nho giáo được đánh giá là một lực lượng
cơ bản để xây dựng xã hội nhưng họ luôn ở vị trí phụ thuộc vào nam giới. Họ chỉ tồn tại
với tư cách là một yếu tố cần, đủ cho trật tự gia đình, xã hội.
Về số phận của họ cũng như số phận con người nói chung, theo Khổng Tử, con
người có mệnh và họ không thể cưỡng lại mệnh (chữa được bệnh chứ không chữa được
mệnh). Còn Mạnh Tử cho rằng, trời an bài địa vị xã hội của con người. Đổng Trọng Thư
cho rằng, trời và người cảm thông với nhau (“Thiên nhân cảm ứng”), trời là chủ tể của
việc người, người có công thì hưởng, người có tội thì phạt, bắt khổ phải khổ, cho sung
sướng được sung sướng. Giống như:
“Ngẫm ra muôn sự tại trời”
“Bắt phong trần phải phong trần
Cho thanh cao mới được phần thanh cao”
(Kiều)
Quan điểm này được xây dựng trên lập trường của giai cấp thống trị, nó phục vụ
cho mục đích của giai cấp thống trị, nó buộc con người nói chung, đặc biệt là phụ nữ vào
những khuôn phép nhất định của xã hội, nó xoa dịu mâu thuẫn giai cấp, sự bất công trong
xã hội, khiến cho người phụ nữ luôn cam chịu, nhẫn nhục, bằng lòng với số phận của
mình.
Nho giáo không tìm nguyên nhân rối loạn của xã hội ở cơ sở kinh tế mà tìm ở
bản chất con người đặc biệt là ở khía cạnh đạo đức. Mạnh Tử cho rằng bản chất con
người là thiện, là hiểu được các mối quan hệ vua - tôi, cha - con, vợ - chồng, trên -
dưới… và tự ghép được mình vào các mối quan hệ đó một cách phù hợp và theo đúng
chuẩn mực. Cụ thể, trong mối quan hệ vua - tôi, tôi tự thấy mình phải có nghĩa vụ với
vua; trong mối quan hệ vợ - chồng, vợ phải tự thấy khác biệt với chồng; trong mối quan
hệ trên - dưới phải đảm bảo tôn ti, trật tự; trong quan hệ nam - nữ phải gìn giữ phép tắc,
ranh giới. Trong lịch sử tư tưởng Trung Quốc, quan điểm này giữ vị trí thống trị trong
một thời gian dài, là cơ sở đắc lực cho giai cấp thống trị để giáo dục đạo đức cho mọi
người, mà bộ phận chịu thiệt thòi nhất chính là phụ nữ.
Theo Khổng Tử, con đối với cha phải lấy chữ “hiếu” làm đầu. Cha đối với con
phải lấy “từ ái” làm trọng. Đạo hiếu của con đối với cha mẹ dù rất nhiều mặt nhưng cốt
lõi phải ở “tâm thành kính”. Một hôm Tử Du hỏi về đạo “hiếu”, Khổng Tử nói rằng,
người có hiếu trước hết phải nuôi cha mẹ. Nuôi thì phải kính, chứ không kính thì không
phải hiếu “Đời nay hễ thấy ai nuôi được cha mẹ thì người ta khen là có hiếu. Nhưng loài
thú vật như chó, ngựa, người ta cũng nuôi được vậy. Cho nên, nuôi cha mẹ mà chẳng
kính trọng thì có khác gì nuôi thú vật đâu. (Kim chi hiếu giã; thị vị năng dưỡng, chí ư
khuyển mã, giai năng hữu dưỡng, bất kính hà dĩ biệt hồ) (Luận ngữ, vi chính, VII) [10].
Khi cha mẹ còn, không bao giờ làm điều gì để cho cha mẹ buồn. Bởi vậy, không
nên đi đâu xa mà có đi xa thì phải nói cho cha mẹ biết chỗ đi, để cha mẹ khỏi lo và nhỡ
có việc gì có thể tìm gọi được (Phụ mẫu tại, bất viễn du, du tất hữu phương) (Luận ngữ,
lý nhân, IV) [10].
Sách luận ngữ chép rằng, học trò hỏi đạo “hiếu”. Khổng Tử đáp lại rằng: “vô vi”.
Phàn Trì không hiểu rõ nghĩa hai chữ đó, hỏi lại thầy. Khổng Tử giải thích rõ sống thì lấy lễ
mà thờ, chết thì lấy lễ mà táng, lấy lễ mà tế (Sinh sự chi dĩ lễ, tử táng chi dĩ lễ, tế chi dĩ lễ)
(Luận ngữ, vi chính, II) [10].
Vậy sự vô vi đó là thờ cha mẹ cho đúng lễ. Lễ là hợp nghĩa lý, là vừa phải, chứ
không phải thái quá hay bất cập, miễn là “Xứng gia chi hữu vô” (vừa sức nhà nghèo, nhà
giàu mà làm cho phải lẽ thường) (Lễ ký: Đàn cung thương).
Có chỗ Khổng Tử lại nói rằng: lễ xa xỉ, thì thà rằng kiệm ước còn hơn, tang với nghi
văn quá, thì thà rằng thương buồn còn hơn (Lễ dữ kỳ xa giã, ninh kiệm: tang dữ kỳ dị giã,
ninh thích) - Luận ngữ: Bát dật, III) [10].
Theo Khổng Tử, người phụ nữ phải theo lễ để ngăn cấm đại dục. Khổng Tử, luôn
lấy tình cảm làm trọng, nhưng theo Khổng Tử tình cảm của người thường không có giới
hạn sẽ dẫn đến hư hỏng. Ông chủ trương dùng “Lễ” để ngăn giữ những điều xấu từ khi
chưa hình thành. Cái đại dục của người ta là việc ăn uống, trai, gái, bao giờ cũng có, cái
đại ố của người ta là ở sự chết chóc, nghèo khổ, bao giờ cũng có. Cho nên, dục ố là cái
mối lớn của tâm vậy, người ta dấu kín cái tâm không thể dò xét được… (ẩm thực, nam
nữ, nhân chi đại dục tồn yên, tử vong, bần khổ, nhân chi đại ố tồn yên. Cố dục, ố giã, tâm
chi đại đoan giã, nhân tàng kỳ tâm, bất khả trắc đạc giã, mỹ ác giai tại kỳ tâm, bất kiến kỳ
sắc giã. Dục nhất dĩ cùng chí, xả lễ hà dĩ tại) (Lễ ký, Lễ vận, IX) [10].
Vấn đề người phụ nữ trong Nho giáo không được bàn luận nhiều và không hệ
thống. Có thể nói, trung tâm của vấn đề này chính là phạm trù "Tam tòng", "Tứ đức". Nó
được coi là một chuẩn mực cơ bản để xây dựng người phụ nữ xưa.
1.2 Nội dung học thuyết “Tam tòng”, “ tứ đức”
Nho giáo được chia thành ba giai đoạn chính:
Nho nguyên thuỷ với đại biểu là: Khổng Tử, Mạnh Tử, Tuân Tử; Hán Nho với
đại biểu là Đổng Trong Thư, Dương Hùng, Vương Sung; Tống Nho với đại biểu là Chu
Đôn Di, Trình Hạo, Trình Di, Chu Hy.
Học thuyết của Nho giáo chủ yếu bàn về các mối luân thường đạo lý trong xã
hội. Phạm trù, “Tam tòng”, “Tứ đức” cũng nằm trong các mối luân thường đạo lý trong
xã hội. Qua mỗi thời đại khác nhau, Nho giáo nói chung, phạm trù "Tam tòng", "Tứ đức"
nói riêng có những sự biến đổi về nội dung và ảnh hưởng của nó đến tư tưởng, hành động
của người phụ nữ.
Vì vậy, trước hết chúng ta tìm hiểu “Tam tòng”, "Tứ đức" là gì?
1.2.1 “Tam tòng”, “Tứ đức” là gì?
“Tam tòng”: Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử, có nghãi là ở nhà theo
cha, xuất gia theo chồng, chồng chết theo con (trai trưởng).
“Tứ đức”: Công, dung, ngôn, hạnh.
Theo Từ điển Hán Việt:
Công: khéo léo
Dung: dáng mạo, gồm có:
+ Dung mạo: chỉ dáng điệu và sắc mặt
+ Dung sắc: chỉ dung mạo và nhan sắc
Ngôn: lời nói
Hạnh: chỉ nết na đức hạnh.
+ Hạnh còn là hạnh kiểm: nết na giữ gìn; hành vi theo mực thước.
Theo tác giả Lê Minh Viết trong tác phẩm "Gia đình và người phụ nữ" (Nhà xuất
bản Lao động, năm 2000), thì:
Công: có nghĩa là công việc, biết cách làm việc một cách có trí tuệ, có tỉ mỉ, có
rèn luyện đến điệu nghệ.
Dung: là dung nhan, dung mạo, nghĩa là dáng dấp thể hiện ra bên ngoài qua
gương mặt, qua dáng hình khi đi đứng, nói cười, ứng xử hoặc khi xử lý tình huống trong
cuộc sống.
Ngôn: vừa mang nghĩa "thuyết" tức là ý nghĩa, trí tuệ, vừa mang nghĩa "thoại"
tức lời ăn tiếng nói.
Hạnh: tức đức hạnh, phẩm giá.
Trong bài "Gia huấn ca" (Dạy con cái ăn ở cho có đức hạnh) có viết về đạo
“Tam tòng”, “Tứ đức” như sau:
Phận con gái ở cùng cha mẹ
Lòng phải chăm học khéo học khôn
Một mai xuất giá hồi môn
Phận bồ liễu giá trong như ngọc
Khéo là khéo bánh trong bánh lọc
Lại ngoan nghề dệt vóc may mền
Khôn là khôn lễ phải đường tin
Lại trọn đạo nâng khăn sửa túi
Không chẳng tưởng mưu lừa chước dối
Khéo chẳng khoe mẽ lịch triều trai
Xưa nay hầu dễ mấy ai
Miệng khôn tay khéo cho trai được nhờ
Phận làm gái nghe lời khéo khuyến
Lắng tai nghe truyện cổ mới nên
Hãy xem xưa những bậc dâu hiền
Kiêm tứ đức Công - Dung - Ngôn - Hạnh
Công là đủ mùi xôi, thức bánh
Nhiệm đặt thay đường chỉ mũi kim
Dung là nét mặt ngọc đoan trang
Không tha thướt không chiều lả lướt
Ngôn là lạy, trình, thưa, vâng, dạ
Hạnh là đường ngày thảo kính tin
Xưa nay mấy kẻ dâu hiền
Công - Dung - Ngôn - Hạnh là tiên phàm trần!
1.2.2. " Tam tòng", “Tứ đức” trong Nho giáo nguyên thuỷ
Khổng Tử - người sáng lập ra học thuyết Nho - nhà tư tưởng mở đường cho
Trung Quốc trong thời kỳ cổ đại. Như đã nói, thời đại của Khổng Tử là "Bá đạo" (đạo
của các nước chư hầu) đang nổi nên lấn át vương đạo (Đạo của Nhà Chu), trật tự, lễ
nghĩa Nhà Chu bị đảo lộn. Trước tình hình đó, Khổng Tử than rằng, vua không phải đạo
vua, tôi không phải đạo tôi, cha không phải đạo cha, con không phải đạo con. Đứng trên
lập trường của bộ phận cấp tiến trong tầng lớp quý tộc cũ, ông chủ trương lập lại kỷ
cương cũ của nhà Chu. Để thực hiện mục đích đó, ông xây dựng nội dung học thuyết:
Nhân - Lễ - Nghĩa - Chính danh - Hiếu đễ. Đây là những phạm trù linh hồn của học
thuyết Khổng Tử.
Để học thuyết của mình trở thành hiện thực, Khổng Tử tập trung xây dựng mẫu
người "Quân tử" với chủ trương "Đức trị". "Quân tử" là mẫu người lý tưởng để người đàn
ông trong xã hội phong kiến xưa phấn đấu và được Khổng Tử bàn đến rất nhiều. Còn về
phụ nữ, Khổng Tử cũng cho rằng họ là một lực lượng đông đảo để xây dựng xã hội, sự
ổn định trật tự của xã hội cũng phần nào phụ thuộc vào họ, nhưng do quan niệm bất bình
đẳng nam nữ nên hầu như ông không chú tâm vào việc xây dựng mẫu người phụ nữ cụ
thể cho xã hội đương thời. Có thể nói, " Tam tòng", “Tứ đức” là học thuyết cơ bản nhất
về phụ nữ của ông. Lý giải vấn đề này có một lôgíc nhất định. Vì người đàn ông được coi
trọng, được xem là trụ cột của gia đình, xã hội, người phụ nữ phải luôn phụ thuộc vào họ,
từ đó người phụ nữ không có vai trò độc lập. Khổng Tử chỉ tập trung vào việc xây dựng
những mẫu người nam giới. Nếu người đàn ông tu dưỡng đức tài trở thành những bậc:
quân tử, đại trượng phu hay thánh nhân thì tất yếu người phụ nữ phải đi vào khuôn phép.
Mặt khác, Khổng Tử luôn xem gia đình là một tế bào xã hội. Trong gia đình thì phụ nữ
lại là nhân tố sắp đặt, lo toan công việc… Trên cơ sở những quan điểm đó, Khổng Tử
đưa ra chuẩn mực về người phụ nữ (được viết trong sách "Quyển thượng" của Trần
Trọng Kim), người phụ nữ trước hết phải hiểu, làm theo “Tam tòng”
Tại gia tòng phụ
Xuất giá tòng phu
Phu tử tòng tử
Có nghĩa là, người phụ nữ khi còn ở nhà thì phải nghe theo cha, lấy chồng phải
theo chồng; chồng chết phải theo con, phải ở vậy "Tòng" con suốt đời, không được đi
bước nữa.
Phạm trù “Tứ đức”: Công - Dung - Ngôn - Hạnh.
Công chỉ sự khéo léo, đảm đang trong công việc gia đình, là nữ công gia chánh;
tề gia nội trợ.
Dung là vẻ đẹp hình thức, thể hiện dáng vẻ tự nhiên kết hợp với trang phục, tạo
nên sự đoan trang, thuỳ mị nói chung.
Ngôn chỉ lời ăn tiếng nói, chỉ sự lựa chọn từ ngữ tế nhị, kín đáo, nữ tính.
Hạnh chữ hạnh kiểm, đức hạnh, là lòng nhân ái, là sự tuân theo lễ nghĩa và hiếu
đễ với cha mẹ, anh em…
Trong bốn đức nêu trên, Khổng Tử nhấn mạnh đức "Hạnh". Theo ông, người
phụ nữ đạt đến đức "Hạnh" điều căn bản là phải có tấm lòng "hiếu" nhưng phải dựa trên
cơ sở "ái", "kính". Người có hiếu trước hết phải nuôi cha mẹ. Nuôi nhưng phải kính,
không kính là bất hiếu. Nuôi cha mẹ cốt ở sự thành kính, dẫu phải uống nước lã, ăn gạo
xấu mà làm cho cha mẹ vui - đó là hiếu. Trong đạo hiếu, Khổng Tử nhấn mạnh hai điều
"Vô vi", "Vô cải". "Vô vi là cách đối nhân xử thế với cha mẹ trong hoàn cảnh bình
thường thờ cha mẹ không trái lễ. "Vô cải" là cách đối xử với cha mẹ trong hoàn cảnh
biến. Trong cảnh biến thì người con gái cũng không thay đổi cái đạo với cha mẹ. Hai điều
này Khổng tử muốn nhấn mạnh đến sự phục tùng, đến chữ "tòng" của người phụ nữ đối
với cha mẹ. Song, bên cạnh đó, ông lại có quan niệm rất tiến bộ khi cho rằng không phải
phục tùng cha mẹ một cách thụ động không phân biệt phải trái, lấy lễ nghĩa mà thờ cha
mẹ, không phải cha mẹ làm điều gì trái đạo cũng theo. Ông nói: thờ cha mẹ khi cha mẹ
làm điều gì lầm lỗi, con phải tìm cách nhẹ nhàng mà can ngăn, không cha mẹ không nghe
theo ý kiến của con thì lại kính mà không trái lễ, dẫu có phải điều đau đớn cũng không
oán giận (sự phụ mẫu cơ giáo, kiến chi bất tòng, hựu kính bất vi, tạo nhi bất oán).
Tuân Tử cho rằng người làm con hiếu có ba hạng:
“Người con hiếu sở dĩ có ba điều không theo mệnh cha. Theo mệnh thì cha mẹ
nguy, không theo mệnh thì cha mẹ yên, người hiếu tử không theo mệnh là hợp với đạo
trung. Theo mệnh thì cha mẹ nhục, không theo mệnh thì cha mẹ vinh, người hiếu tử
không theo mệnh là hợp với điều nghĩa. Theo mệnh là cầm thú, không theo mệnh thì làm
cho cha mẹ được vẻ vang, người hiếu tử không theo mệnh là kính cha mẹ. Cho nên, điều
đáng theo mà không theo là không phải đạo làm con, chưa nên theo mà đã theo, là không
hợp đạo trung. Biết rõ cái nghĩ đáng theo và không đáng theo mà lại hết sức cung kính,
trung tín, đoan xác, rồi cứ cẩn thận mà làm, thế gọi là đạo hiếu” (Tử - Đạo - XXIX) [10].
Như vậy, đạo “Tòng cha" là phải biết rõ điều phải trái, cái đáng làm và cái không đáng
làm. Nếu không, dẫu đức hạnh có tốt đến thế nào mà người con không biết dùng cho hợp
đạo lý thì cũng thành ra dở.
Còn Mạnh Tử thì cho rằng thông qua ngôn ngữ giao tiếp, qua lời ăn tiếng nói
hàng ngày có thể đánh giá được những hạng người khác nhau trong xã hội. Ông nói: “Nói
ít thì dễ dàng mà rõ rệt, nghị luận có khuôn phép không phóng túng, như kéo thẳng cái
dây - ấy là trí của kẻ sỹ và quân tử”; “ Lời nói thì siểm, việc làm thì trái với lời nói, ấy là trí
của tiểu nhân”; “Thoắng thỉnh, bộp chộp mà không có thống loại; kỳ quặc, viển vông mà
không dùng được; gãy gọn, nhanh nhảu, tinh tường mà không vụ lấy thiết thực, không kể
đến phải trái, không bàn đến điều cong, điều thẳng, chủ ý chỉ kỳ lấy tranh thắng với
người ta, ấy là cái trí của đứa phu dịch vậy” (Tính ác, XXIII).
1.2.3. " Tam tòng", “Tứ đức” trong Hán Nho
Từ thời Mạnh Tử trở đi Nho giáo tồn tại ngang với Lão giáo, Mặc giáo, đến cuối
thời Chiến Quốc, Nho giáo bước vào giai đoạn suy tàn. Đến thời Tây Hán, Hán Nho dần
dần thịnh và chiếm vị trí độc tôn.
Năm 221 TCN nhà Tần tiêu diệt Tề, kết thúc cục diện chiến quốc. Đất nước
Trung Hoa lần đầu tiên được thống nhất. Nhưng sự thống nhất của nhà Tần dựa trên bạo
lực, cơ sở kinh tế xã hội phong kiến còn non yếu, chính trị tàn bạo, văn hoá phản động,
khởi nghĩa của nhân dân nổ ra khắp nơi. Lưu Bang giành được chính quyền lập ra nhà
Hán. Trong bối cảnh đó xuất hiện nhà triết học duy tâm nổi tiếng: Đổng Trọng Thư (180
- 105 Trước Công nguyên). Dưới danh nghĩa tiếp tục tư tưởng của Nho giáo nhưng trên
thực tế Đổng Trọng Thư đã tiếp thu khuyếch trương những yếu tố duy tâm, thần bí trong
học thuyết của Khổng Tử. Học thuyết này được coi là hệ tư tưởng chính thống, là khuôn
mẫu đạo đức xã hội cho các triều đại phong kiến Trung Quốc.
Tư tưởng triết học và chính trị của ông thể hiện mục đích phục vụ vương quyền
của chế độ chuyên chế phong kiến. Đổng Trọng Thư cho rằng, giữa người với người có
ba mối quan hệ cơ bản: vua tôi, cha con, vợ chồng. Ông đề cập đến phạm trù "Tam tòng",
“Tứ đức” nhưng đã tước đi những yếu tố nhân văn, nhân ái, tiến bộ của Khổng Tử, thay
vào đó là quan niệm nghiệt ngã - một quy tắc đạo đức phi nghĩa lý:
"Vua bảo tôi chết, tôi phải chết, nếu không mắc tội bất trung, cha bảo con chết,
con phải chết, nếu không mắc tội bất hiếu".
(Quân xử thần tử, thần bất tử, bất trung.
Phu xử tử vong, tử bất vong, bất hiếu)
Hay chồng nói, vợ tuyệt đối phải nghe theo, dù sai, dù đúng, người phụ nữ trong
gia đình không có quyền tham gia hay phản kháng.
Như vậy, đạo lý làm người đã trở thành quy định khắt khe, bề tôi phải trung với
vua, con phải hiếu với cha mẹ, vợ phải giữ đạo tòng với chồng. Từ đó dẫn đến một lôgíc:
Bề trên là chân lý, là tuyệt đối; bề dưới phải phục tùng, người phụ nữ phải phục tùng một
cách tuyệt đối với cha và chồng.
1.2.4. Mối quan hệ "Tam tòng", "Tứ đức"
"Tam tòng" và "Tứ đức" là hai phạm trù cơ bản, là chuẩn mực đạo đức để xây
dựng mẫu người phụ nữ phong kiến của Nho giáo. Giữa chúng có mối quan hệ chặt chẽ,
không thể tách rời.
Điểm chung giữa hai phạm trù này đều là những quy tắc, lễ nghĩa, chuẩn mực
bắt buộc đối với người phụ nữ. Cả hai đều được giai cấp thống trị phong kiến sử dụng
ngày một triệt để như một công cụ đắc lực để giáo hoá người phụ nữ với mục đích: ổn
định xã hội, bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị và của người đàn ông.
Tuy nhiên, giữa chúng cũng có nét khác biệt ở phạm vi, đối tượng đề cập. "Tam
tòng" chỉ mối quan hệ giữa người phụ nữ với nam giới trong gia đình và ngoài xã hội, đó
là: cha, chồng, con trai, đề cao sự phục tùng một chiều, sự chung thuỷ của họ đối với
người đàn ông. Còn “Tứ đức” chú trọng vào sự tự tu dưỡng của chính bản thân phụ nữ. Tu
dưỡng Công - Dung - Ngôn - Hạnh để đạt được "Tam tòng". "Tứ đức" là điều kiện để thực
hiện tốt đạo tòng cha, tòng chồng, tòng con. Ngược lại “Tam tòng” chứng minh cho “Tứ
đức”, cho phẩm hạnh của người phụ nữ.
Trong bản thân phạm trù “Tứ đức” cũng có mối quan hệ với nhau. Đó là mối
quan hệ giữa nội dung và hình thức. Hạnh là nội dung. Công, Dung, Ngôn là hình thức.
Chúng bổ sung cho nhau, thể hiện thông qua nhau. Như vậy, Nho giáo đòi hỏi ở người
phụ nữ vẻ đẹp toàn diện theo một khuôn mẫu nhất định. Sâu xa hơn, là đòi hỏi sự toàn
tâm, toàn ý, sự hy sinh hết mình đối với nam giới.
Khi hiểu được mối quan hệ giữa các phạm trù, chúng ta tránh hiểu chúng một
cách rời rạc hoặc tuyệt đối hoá một phạm trù nào và có thái độ khách quan, biện
chứng khi xem xét sự ảnh hưởng của nó đối với người phụ nữ Việt Nam.
Như vậy, Nho giáo có bước thăng trầm trong lịch sử tư tưởng Việt Nam, học
thuyết " Tam tòng", “Tứ đức” không nằm ngoài bước thăng trầm đó. Có lúc nó chi phối
vận mệnh người phụ nữ Việt Nam; có lúc lại mờ nhạt; có mặt tích cực, có điều hạn chế.
Nó đi vào đời sống tư tưởng của nhân dân Việt Nam, đã ăn sâu bén rễ từ rất lâu. Vậy sự
ảnh hưởng của nó như thế nào đối với phụ nữ Việt Nam ?
1.3. Học thuyết “Tam tòng”, “Tứ đức” ở Việt Nam
1.3.1. Vài nét về sự du nhập của Nho giáo vào Việt Nam
Vị trí của Nho giáo trong lịch sử tư tưởng Việt Nam là một vấn đề có ý nghĩa
phương pháp luận quan trọng đối với việc nghiên cứu truyền thống tư tưởng của dân tộc
cũng như sự ảnh hưởng của nó đối với người dân Việt Nam.
Đạo Nho được truyền bá vào Việt Nam không bằng con đường giao lưu văn hoá;
cũng không bằng con đường tìm đến của người bản xứ mà bằng con đường xâm lược của
phong kiến phương Bắc vào thế kỷ thứ II Sau Công nguyên (tức vào thời Tây Hán). Sự
kiện này được đánh dấu bằng việc thái thú Giao Chỉ - Tích Quang lấy nghĩa dạy dân;
Thái Thú Cửu Chân - Nhâm Diên lấy lễ dạy dân. Hai Thái thú đó dựng nhà dạy dân bằng
lễ nghĩa, văn phong Nho giáo của đất Lĩnh Nam bắt đầu từ đó. Nho học thời kỳ đầu có lẽ
là Nho Khổng Mạnh và Hán nho. Cùng với Đạo Lão, Đạo Phật, Đạo Nho cũng là công cụ
của giai cấp phong kiến tiến hành đồng hoá, thống trị lâu dài dân tộc Việt Nam. Sự áp đặt
đó mâu thuẫn gay gắt với thế giới quan chất phát, với truyền thống cộng đồng và ý thức
độc lập tự chủ của người Việt Nam. Vì vậy, bên cạnh việc chống áp bức của bọn xâm
lược, người Việt còn phải chịu sự thống trị về mặt tư tưởng. Nhìn tổng thể thời Bắc thuộc
(1117 năm) phong kiến phương Bắc ra sức truyền bá đạo Nho nhưng kết quả thu được
không nhiều. Nho ít đi vào xã hội bản xứ, xã hội lúc bấy giờ chưa phải là miếng đất để
đạo Nho ăn sâu bén rễ. Nho giáo gắn liền với kẻ thù xâm lược, hơn nữa rất khó học vì
phải biết chữ Hán, còn Phật giáo thì bình dị, đứng về phía quần chúng đau khổ nên các
triều đại đầu tiên của Việt Nam độc lập, Nho thật xa lạ, Phật giáo thì được tin dùng.
Nhưng tình hình đó thay đổi khi người Việt giành được chính quyền, dân tộc
Việt Nam bước vào thời kỳ xây dựng lại đất nước. Xây dựng kinh tế phải gắn liền với
việc xây dựng về văn hoá - tư tưởng và phòng thủ đất nước. Một vấn đề đặt ra đối với
chính quyền mới: tiếp tục giữ đạo Nho cùng đạo Phật, đạo Lão hay xây dựng một học
thuyết hoàn toàn mới. Nhưng một điều có tính quy luật là xây dựng một học thuyết mới
phải dựa trên những tiền đề tư tưởng của thời đại, mà tiền đề lúc đó đã có trong lịch sử tư
tưởng Việt Nam. Hơn nữa, Nho giáo lại là quan điểm, công cụ của giai cấp thống trị
phong kiến, phục vụ đắc lực cho mục đích duy trì trật tự xã hội, củng cố địa vị của giai
cấp thống trị, vì vậy chính quyền người Việt đương thời tiếp tục truyền bá đạo Nho.
Triều Lý (1010 - 1225) cùng với việc tôn sùng đạo Phật đã lập văn miếu thờ
Khổng Tử (1070); tổ chức thi tam giáo (1074) để chọn hiền tài; lập Quốc Tử Giám -
trường đại học đầu tiên của Việt Nam.
Thời Trần bắt đầu từ năm 1267, nho sĩ được nắm quyền binh. Đó là bước ngoặt
lớn đối với nho sĩ nước ta. Cuối Trần, xu thế Tống Nho đã thể hiện khá rõ ở Chu Văn An,
Trương Hán Siêu, Trần Nguyên Đán.
Thời Lê là thời kỳ đạo trị nước yên dân của Nho giáo có tính xuyên suốt, chi
phối mọi hoạt động chính trị, xã hội. Người đương thời đặc biệt quan tâm đến các khái
niệm đạo đức như "Trung, hiếu", "lễ nghĩa", … Những quan điểm đó vừa thuấm nhuần
chủ nghĩa yêu nước, vừa mang sắc thái đạo Nho - đây là nét đặc sắc trong tư tưởng dân
tộc Việt Nam. Điều này cũng gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống, số phận những người
phụ nữ Việt Nam.
Thời Lê - đặc biệt thời Lê Thánh Tông (1260 - 1497) Đạo Nho đạt đến điểm cực
thịnh. Điều đó thể hiện ở tổ chức nhà nước, pháp luật, các chính sách về giáo dục, khoa
cử… Nho giáo từ chỗ mới bắt đầu chiếm ưu thế hơn so với Phật giáo ở thời kỳ trước, giai
đoạn này nó đã giữ vị trí độc tôn, chi phối toàn bộ tư tưởng xã hội, chấm dứt thời kỳ Tam
giáo. Từ đó, Nho giáo thâm nhập vào xã hội Việt Nam ngày càng sâu đậm, trên nhiều
lĩnh vực: tư tưởng, văn hoá, phong tục tập quán…Nho giáo thời này là Tống nho vì Tứ
thư (Luận ngữ, Mạnh tử, Trung dung, là thuộc đời Tống) Ngũ kinh (Dịch, Thi, Thư, Lễ,
Xuân Thu) sang Việt Nam và được dùng vào thi cử. Trong số những nhà tư tưởng yêu
nước của nửa đầu thế kỷ XV thì Nguyễn Trãi là người xuất sắc nhất. Tư tưởng về con người của
ông được bộc lộ một cách sâu sắc trong tư tưởng nhân nghĩa - đạo làm người. Ông là người
thấu đạt những nguyên tắc đạo đức của Nho giáo.
Chữ học ngày xưa quên hết dạng
Chẳng quên có một chữ cương thường.
(Nguyễn Trãi)
Sang thế kỷ XVI - XVII, một thế kỷ mà xã hội Việt Nam có nhiều diễn biến phức
tạp. Quan niệm về nhân sinh quan thời kỳ này không giống như các giai đoạn trước. Nho
giáo ở Việt Nam không chỉ bàn đến vấn đề đạo đức mà bàn nhiều đến mối quan giữa hệ
linh hồn với thể xác, thế giới con người với thế giới khác… Các luận điểm đó về cơ bản
xuất phát từ quan niệm của Nho giáo về số phận con người, nhưng nội dung thì vượt xa
hơn tính khuôn mẫu của nó.
Vào thế kỷ XVIII - thế kỷ đánh dấu nhiều sự kiện nổi bật, đặc biệt là những biến
động về chính trị, tư tưởng. Thời kỳ này Nho giáo được đề cao nhưng không tách rời
Phật giáo, Đạo giáo, giữa chúng có sự nhất thể hoá. Hiện tượng "Tam giáo đồng nguyên"
trên cái nền tư tưởng chi phối của Nho giáo đang là xu hướng lớn thời bấy giờ và nó tác
động mạnh mẽ, sâu sắc tới các bình diện tư tưởng. Về đánh giá con người thế kỷ XVIII
thì Nho giáo vẫn là cơ sở nền tảng cho các chuẩn mực đạo đức đối với con người Việt
Nam, phụ nữ Việt Nam. Các vấn đề "Trung, Hiếu, Nhân, Nghĩa"…vẫn đứng hàng đầu và
là các yếu tố quan trọng nhất trong ý thức đạo đức của cá nhân và xã hội. Các nhà tư
tưởng đương thời thậm chí đã nâng những vấn đề có tính chất luân lý, đạo đức lên bình
diện chính trị, xã hội. Họ chủ trương theo đường lối "Đức trị", lấy nhân nghĩa, đạo đức
làm cơ sở cho việc duy trì, ổn định của quốc gia đất nước. Đại biểu tư tưởng của thế kỷ
này là Lê Quý Đôn. Đường lối trị nước theo ông phải là kết hợp giữ "Đức trị" và "Pháp
trị". Đây là khuynh hướng tư tưởng tiến bộ, có nhiều điểm mới mẻ. Khuynh hướng này
đã vượt ra khỏi giới hạn tác động chủ yếu của Nho giáo.
Thế kỷ XIX, nhà Nguyễn lật đổ chính quyền Tây Sơn giành quyền thống trị, lập
triều Nguyễn. Đây cũng là thời kỳ chiến tranh liên miên, kinh tế trì trệ, đời sống nhân dân
cực khổ. Để duy trì bộ máy thống trị phong kiến, nhà Nguyễn đã sử dụng Nho giáo như
một công cụ đắc lực. Nhà Nguyễn chủ trương độc tôn Nho giáo, nhưng lại gặp trở ngại
và sự thâm nhập ngày càng mạnh mẽ của Thiên chúa giáo. Vì vậy, hiện tượng phê phán
Nho giáo đã xuất hiện trong thời kỳ này. Năm 1858 - Việt Nam rơi vào tay thực dân
Pháp, Nho học thời kỳ này là phương tiện thể hiện lòng yêu nước, hướng nội của các nhà
nho như: Nguyễn Đình Chiểu, Phan Đình Phùng…Thơ văn của các ông sục sôi một tinh
thần chiến đấu cứu nước. Nhưng sự kết hợp giữa chủ nghĩa yêu nước và Nho học để thực
hiện giải phóng dân tộc trong lúc này không thể đi đến thành công. Nho học đã đi hết một
chặng đường dài lịch sử nước ta, từ thời Bà Trưng, Bà Triệu, Đinh, Lê, Trần…Trên
chặng đường đó, Nho giáo đã gây ảnh hưởng rất sâu đậm đến tư tưởng dân tộc Việt Nam.
Sự ảnh hưởng đó cũng thăng trầm, có lúc nó giữ vị trí độc tôn, đóng vai trò thúc đẩy, có
lúc nó bất lực, kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội và con người Việt Nam, đặc biệt là
phụ nữ. Dù thúc đẩy hay kìm hãm thì nó đều góp phần làm nên truyền thống tư tưởng
văn hoá dân tộc Việt Nam; góp phần xây dựng người phụ nữ Việt Nam. Điều đáng chú ý
là ở Việt Nam trong suốt thời kỳ phong kiến mặc dù Nho giáo chiếm vị trí quan trọng
trong đời sống tinh thần, tư tưởng, nhưng chưa bao giờ Nho giáo là rập khuôn, thuần tuý
như trên quê hương đã sản sinh ra nó, mà nó mang màu sắc Việt Nam đậm nét.
Ngày nay, chúng ta lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền
tảng cho sự nghiệp xây dựng đất nước, tiến lên chủ nghĩa xã hội. Nho học không còn giữ
vị trí chi phối nhưng ảnh hưởng của nó trong tư tưởng của quần chúng, trong những
phong tục tập quán, trong nếp nghĩ, cách làm của người dân Việt vẫn tồn tại. Cụ thể là
vẫn còn ảnh hưởng của quan niệm trọng nam, khinh nữ, của thuyết “Tam tòng”, “Tứ
đức” đối với người phụ nữ.
Xuất phát từ những cơ sở trên, nghiên cứu ảnh hưởng của phạm trù 'Tam tòng",
“Tứ đức” đối với người phụ nữ Việt Nam ngày nay chúng ta sẽ có cái nhìn tổng thể, thái
độ khách quan để đánh giá về giá trị cũng như hạn chế của nó.
1.3.2. Điều kiện để học thuyết “Tam tòng”, “Tứ đức” du nhập và tồn tại ở Việt
Nam
Nhìn về sự phát triển của dân tộc, chúng ta thấy mỗi thời kỳ lịch sử đều có một
cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội làm nền tảng cho sự vận động và phát triển của tư tưởng.
Nhìn xuyên suốt các triều đại phong kiến cho đến trước Cách mạng Tháng Tám, xã hội
Việt Nam có những đặc điểm cơ bản khiến Nho giáo tồn tại.
Trong tác phẩm "Sự thống trị của Anh ở ấn Độ", Mác đã chỉ ra điểm đặc trưng
của xã hội ấn Độ và phương Đông là xã hội nông nghiệp với công xã nông thôn, chế độ
đem lại cho mỗi làng xã một cuộc sống biệt lập. Công xã này tổ chức theo lối gia đình tự
cung, tự cấp, bị trói buộc bởi những quy tắc cổ truyền, từ đó làm hạn chế con người trong
những khuôn khổ chật hẹp. Xã hội truyền thống đó mang tính chất thụ động, quân bình ít
thay đổi, nó kéo dài từ những thời kỳ hết sức xa xưa cho đến thế kỷ XIX. Chính xã hội
"bất động”, hay "tĩnh" và sự lưu giữ những quy tắc cổ truyền, những quan niệm, những
hủ tục ở Việt Nam là mảnh đất cho Nho giáo tồn tại.
ở Việt Nam trước kia, ngay cả thời kỳ hưng thịnh nhất thì nền kinh tế phong kiến
chưa bao giờ vượt qua khỏi khuôn khổ của một nền sản xuất nhỏ, kinh tế lạc hậu, trình độ
phát triển của xã hội còn thấp, khoa học tự nhiên chưa phát triển, sự tiếp thu tôn giáo còn
hạn hẹp, chỉ thông qua quân xâm lược và một số chính sách ngoại nhập. Chính vì thế sự
tiếp nhận đạo Nho mới chủ yếu trên một số mặt, khía cạnh, quan điểm và không có hệ
thống.
Một vấn đề nổi bật nhất trong lịch sử Việt Nam là một nước liên tục phải đối phó
với quân xâm lược, bởi vậy việc giành độc lập, bảo vệ Tổ quốc là nhiệm vụ thường trực
hàng đầu. Điều đó được thể hiện qua những cuộc khởi nghĩa chống giặc ngoại xâm của
dân tộc như: khởi nghĩa Hai Bà Trưng vào những năm 40 - 43; khởi nghĩa Bà Triệu vào
năm 248; khởi nghĩa Lý Bí vào năm 542 chống nhà Lương; khởi nghĩa Lý Tự Tiên (687);
khởi nghĩa Mai Thúc Loan (722); khởi nghĩa Phùng Hưng, Khúc Thừa Dụ chống giặc
Đường; khởi nghĩa của Dương Đình Nghệ (931 - 938) chống quân Nam Hán; khởi
nghĩa Lê Hoàn (981) hai lần chống quân Tống; ba lần khởi nghĩa chống quân Nguyên
- Mông của Nhà Trần (1257 - 1287);30 năm chống giặc Minh của Lê Lợi (1400 -
1407); phong trào Tây Sơn (1771 - 1784) chống giặc Xiêm, Mãn Thanh. Vì vậy, vấn đề
độc lập dân tộc, chủ quyền đất nước luôn được đặt lên hàng đầu. Chính điều đó làm cho
tư tưởng yêu nước thương nòi ở người Việt Nam sớm hình thành và mang tính đặc thù.
Con người Việt Nam ít quan tâm đến vấn đề "bản chất con người", "mối quan hệ giữa
linh hồn và thể xác"… mà quan tâm nhiều đến số phận con người, luân lý đạo đức, đạo
làm người, cách đối nhân, xử thế, về vị trí vai trò của các cá nhân trong gia đình, xã hội.
Mặt khác, sự tồn tại lâu dài và bền vững của chế độ phong kiến Việt Nam cũng là
một nguyên nhân khiến cho Nho giáo tồn tại và ảnh hưởng sâu sắc đến người phụ nữ. Vì
Nho giáo được xây dựng trên lập trường của giai cấp quý tộc, thị tộc với mục đích xây
dựng những con người phục vụ cho giai cấp phong kiến. Giai cấp phong kiến Việt Nam đã
sử dụng Nho giáo như một công cụ đắc lực nhất bảo vệ quyền lợi của mình.
Ngoài những nguyên nhân khách quan trên, một nguyên nhân khiến Nho giáo còn ảnh
hưởng đến xã hội, phụ nữ Việt Nam ngày nay nằm ở chính bản thân Nho giáo. Song song với
những yếu tố hạn chế, tiêu cực thậm chí phản động, ngu dân thì Nho giáo vẫn có những nét
thâm thuý, những giá trị tích cực của nó. Vì vậy, nó đi vào lòng người dân Việt Nam và để lại
dấu ấn trong tư tưởng, phong tục tập quán… rất sâu sắc.
Lịch sử cho chúng ta thấy, nhiều khi tồn tại xã hội đã mất đi nhưng ý thức xã
hội do nó sinh ra vẫn tồn tại dai dẳng. Điều này được thể hiện rõ nét trong những quan
niệm truyền thống, tập quán, tâm lý… Lênin cho rằng sức mạnh của tập quán được tạo
ra qua nhiều thế kỷ có một sức mạnh ghê gớm. Việt Nam đã đánh đổ chế độ phong
kiến, đánh đuổi giặc ngoại xâm, xây dựng chủ nghĩa xã hội. Từ năm 1986 thực hiện
đổi mới cho đến nay, xã hội có nhiều biến động lớn lao, nhưng ảnh hưởng của Nho
giáo nói chung và “Tam tòng”, “Tứ đức” nói riêng vẫn là điều khiến chúng ta trăn trở.
1.3.3. Nội dung học thuyết “Tam tòng”, “Tứ đức” ở Việt Nam
Bắt đầu một giai đoạn mới của lịch sử, người ta phải xây dựng lại cả cơ sở hạ
tầng và kiến trúc thượng tầng. Trong công cuộc đó, vấn đề xây dựng con người là vấn đề
quan trọng hàng đầu. Với Việt Nam, sau một nghìn năm đô hộ của phong kiến phương
Bắc, đã bắt tay vào xây dựng đất nước độc lập, tự chủ. Để giữ vững vị trí thống trị của
mình, vấn đề đầu tiên mà giai cấp phong kiến Việt Nam đặt ra là xây dựng con người
phục vụ cho chế độ phong kiến Việt Nam độc lập. Để thực hiện điều này, giai cấp phong
kiến Việt Nam đã sử dụng Nho giáo làm hệ tư tưởng thống trị của xã hội, làm học thuyết
để bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị, làm công cụ giáo huấn dân sinh, lấy thuyết
“Tam tòng”, “Tứ đức” làm chuẩn mực cho phụ nữ noi theo. Đây là điều kiện cơ bản nhất
cho sự tồn tại của Nho giáo nói chung, học thuyết “Tam tòng”, “Tứ đức” nói riêng. Tuy
nhiên, điều kiện này lại chịu sự tác động của những yếu tố mang tính đặc thù. “Tam
tòng”, “Tứ đức” được tiếp nhận, vận dụng một cách sáng tạo chứ không phải bê nguyên
xi nội dung như trong Nho giáo của Trung Quốc.
Nho giáo vào Việt Nam và đã mang một màu sắc riêng của dân tộc. Theo giáo
sư Trần Văn Đoàn, Nho Việt đã tinh giản Nho giáo Trung Quốc thành một loại hình ý
thức đặc thù. Nho Việt chỉ lấy một phần có giá trị thực dụng để bảo vệ Tổ quốc khỏi ách
ngoại xâm, hoặc gắn kết với quyền lực của kẻ thống trị. Theo giáo sư Phan Đại Doãn các
sĩ phu Việt Nam thường "Giản yếu", "lược luận", phần lớn tiếp nhận những luân lý đạo
đức cơ bản của Nho giáo để áp dụng vào công cuộc xây dựng gia đình và cộng đồng.
Theo phó giáo sư Nguyễn Hùng Hậu, về đại thể, chủ yếu Nho Việt đi vào những vấn đề
cấp bách thiết thực do đời sống xã hội đặt ra. Khuynh hướng chủ đạo này có cái hay là
lược bỏ những phần rối rắm, phức tạp; nhưng vì thế nó cũng lược bỏ những chỗ thâm sâu
vi tế; làm mất tính hệ thống, thiếu cơ sở lý luận, tính nhất quán, thiếu sự chặt chẽ, lôgíc.
Điều này nói lên tính thực tế của người Việt Nam.
Mặt khác, nhân dân Việt Nam có truyền thống tôn trọng phụ nữ. Trong buổi bình
minh của lịch sử dân tộc nào cũng trải qua thời kỳ mẫu hệ và chế độ mẫu quyền, trong đó,
phụ nữ làm chủ gia đình, dòng họ, phụ nữ có vai trò lớn lao trong đời sống kinh tế, trong sinh
hoạt xã hội cũng như tinh thần. Mỗi người dân Việt Nam đều ghi nhớ một huyền thoại tổ
tiên, đó là: mẹ Âu Cơ, cha Lạc Long Quân là những người khai sáng ra lịch sử dân tộc. Mẹ
đã đẻ ra 100 trứng, nở thành 100 chàng trai tuấn tú.
Mẹ đem lên ở Tản Viên
Sửa sang giềng mối, giữ gìn quy mô
Bao nhiêu đồi núi đống gò
Luỹ thành bày đặt, cõi bờ chia phôi.
(Thiên Nam Ngữ Lục) [33, tr.9].
Còn thời vua Hùng, nàng Tiên Dung đã chủ động làm bạn trăm năm của Chử
Đồng Tử sau cuộc gặp tình cờ trên bãi Màn Trò (Khoái Châu - Hải Hưng hiện nay).
Trong dân gian, sử cũ có ghi: Trước Công nguyên, tháng 8, mùa thu, dân Lạc
Việt mở hội vui, trai gái cùng nhau gặp gỡ hát giao duyên" ưng ý nhau thì lấy, cha mẹ
không ngăn cấm" (Hán thư) [33, tr.11].
Trong truyền thuyết "Trầu cau" kể về nhà họ Lưu có người con gái, thấy hai anh
em Tân, Lang đem lòng yêu mến muốn kết làm vợ chồng. Nàng bày ra cách thử (so đũa
để trên mâm) xem ai là anh, ai là em, rồi xin với cha mẹ làm vợ người anh.
Như vậy, sử, truyện…đều có những chi tiết phản ánh vai trò chủ động của người
phụ nữ trong hôn nhân thời cổ.
Thời kỳ chuyển từ mẫu hệ sang phụ hệ, suốt thời kỳ phong kiến và mãi về sau
này, xã hội Việt Nam đã thừa hưởng và bảo lưu truyền thống tốt đẹp: "Tôn trọng vai trò
của người phụ nữ". Truyền thống này đã trở thành đạo lý khiến cho giai cấp phong kiến
Việt Nam không thể không công nhận luật pháp nhà Lê có một số điều khoản liên quan
đến phụ nữ mà các triều đại phong kiến Trung Hoa không có. Sau khi Lê Lợi lên ngôi,
năm 1429 ông ban hành phép quân điền (lấy ruộng công của làng xã định kỳ phân phối
cho mọi thành viên trong làng xã), từ thê thiếp của các quan viên đến các bà góa, vợ con