Tải bản đầy đủ (.doc) (67 trang)

NHỮNG YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC MỞ ĐƯỜNG BAY SÀI GÒN –THƯỢNG HẢI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (906.76 KB, 67 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Đề án mở đường bay quốc tế Sài Gòn – Thượng Hải là bước đột phá
chiến lược nhằm vào hai mục tiêu: thứ nhất, tiếp tục phát triển mạng bay tới
Trung Quốc, một thị trường du lịch, hàng không lớn, có tốc độ phát triển cao
nhất trên thế giới trong thập niên đầu thế kỷ 21; thứ hai, tăng cường khai thác
khách thương quyền qua Việt Nam. Cho đến thời điểm này, các yếu tố khách
quan và chủ quan đã chín muồi để Việt Nam Airlines có thể thực hiện được
bước đột phá chiến lược này.
Về điều kiện khách quan, trước hết phải kể đến tốc độ tăng trưởng kinh tế
cao của cả hai nước Việt Nam và Trung Quốc. Đồng thời, tốc độ tăng trưởng
khách du lịch đi, đến châu Á nói chung và đặc biệt là đi, đến Trung Quốc và
Việt Nam sẽ đạt mức cao nhất thế giới trong những năm đầu thập niên của thế
kỷ 21. Tiếp theo, việc bình thường hoá quan hệ Việt –Trung vào năm 1991 và
các bước phát triển vượt bậc trong quan hệ giữa hai nước về biên giới, quan
hệ chính trị, kinh tế, văn hoá là một điều kiện khách quan thuận lợi, đồng thời
là một cơ hội để Việt Nam Airlines phát triển sang thị trường Trung Quốc.
Trong các quan hệ hợp kinh tế giữa hai nước, quan hệ về du lịch đã có một
bước phát triển vượt bậc đánh dấu bằng việc Trung Quốc công nhận Việt Nam
là điểm đến cho công dân Trung Quốc vào cuối năm 2000. Trước thời điểm
này, lượng khách du lịch giữa hai nước cũng đã đạt số lượng và tốc độ phát
triển đột biến mặc dù những hạn chế về xuất nhập cảnh.
Về điều kiện chủ quan Việt Nam Airlines cũng đã đạt đến độ chín trong
sự phát triển cả về tiềm lực kinh tế cũng như trình độ, kinh nghiệm của lực
lượng cán bộ, nhân viên để có thể tham gia vào những thị trường có tốc độ
cạnh tranh khốc liệt. Sau thời kì 15 năm phát triển liên tục với tốc độ cao,
vượt qua những cuộc khủng hoảng tài chính khu vực và cùng với sự trợ giúp
của chính phủ, Việt Nam Airlines đã có được một cơ sở vật chất kĩ thuật, đội
bay tương đối khá và đội ngũ nhân viên trưởng thành. Mặt khác cũng sau giai
đoạn phát triển liên tục này, Việt Nam Airlines đã gặp các khó khăn về thị
trường nếu chỉ tập trung khai thác thị trường khách thương quyền 3,4 và đến
lúc cần điều chỉnh cơ cấu mạng bay và thị trường để có thể phát triển theo


chiều sâu với các thị trường thương quyền 5,6 tiềm năng.
Thực tế, với các kế hoạch phát triển mạng bay đã được thực hiện thành
công như bay thẳng Pháp - Việt Nam, tăng tần suất khai thác đến Thái Lan;
mở đường bay thẳng Hà Nội – Tokyo, tăng tải trên đường bay giữa Việt Nam
và Đài Loan, việc phát triển các đường bay đến các thị trường có khả năng
khai thác khách thương quyền 6 như Trung Quốc là một yêu cầu cấp thiết với
sự phát triển trong hiện tại và tương lai của Việt Nam Airlines.
Với các ý nghĩa và mục đích như trên, việc mở đường bay từ Sài Gòn
đến Thượng Hải, trung tâm kinh tế lớn nhất Trung Quốc là đúng đắn và kịp
thời. Tuy nhiên, đây cũng là một thách thức lớn về mọi mặt, đòi hỏi có định
hướng hoàn chỉnh, đầu tư nghiên cứu kĩ lưỡng, kế hoạch hành động chính
xác, thận trọng và một sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt theo những phõn kỡ
cú mục tiêu và chính sách rõ ràng.
CHƯƠNG I: CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG TÁC ĐỘNG
ĐẾN THỊ TRƯỜNG HÀNG KHÔNG TRUNG QUỐC
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của hãng hàng không quốc gia Việt
Nam Airlines
Khởi đầu từ năm 1956 với đội ngũ máy bay chỉ gồm 5 chiếc, Vietnam
Airlines đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển trước khi trưởng thành như
ngày nay. Với tên gọi là Hàng không dân dụng Việt Nam, Vietnam Airlines
bắt đầu bay với tư cách một hãng hàng không độc lập ngay sau khi tiếp quản
sân bay Gia Lâm. Qua hơn 48 năm, Vietnam Airlines đã trải qua nhiều thay
đổi. Và với mỗi đổi thay, Việt Nam Airlines không ngừng phát triển, mở rộng
và cải thiện dịch vụ để trở thành một hãng hàng không đạt tiêu chuẩn quốc tế.
Năm 1976, Vietnam Airlines đổi tên thành Tổng cục hàng không dân
dụng Việt Nam. Cũng trong năm đó Việt Nam Airlines bắt đầu đi vào hoạt
động thường xuyên, chuyên chở 21.000 hành khách trong đó 7.000 hành
khách trên chuyến bay quốc tế và 3.000 tấn hàng hoá.
Năm 1993, Vietnam Airlines đổi tên thành Hãng Hàng không Quốc gia
Việt Nam.

Năm 1995, Tổng công ty hàng không Việt Nam được thành lập với tư
cách là một tập đoàn kinh doanh vận tải hàng không có quy mô lớn của nhà
nước. Tổng công ty có chức năng nhiệm vụ kinh doanh, dịch vụ, phục vụ về
vận tải hàng không đối với hành khách, hàng hóa ở trong nước và nước ngoài,
trong đó có xây dựng kế hoạch phát triển, đầu tư, xây dựng, tạo nguồn vốn,
thuê và mua sắm tầu bay, bảo dưỡng và sửa chữa thiết bị, xuất nhập khẩu vật
tư thiết bị, phụ tùng, nguyên liệu, nhiên liệu phục vụ cho hoạt động kinh
doanh của Tổng công ty; liên doanh, liên kết với các tổ chức kinh tế trong
nước và nước ngoài. Từ đó đến nay, Việt Nam Airlines đã đạt được sự tăng
trưởng vững chắc trong kinh doanh vận chuyển hành khách và các loại hình
dịch vụ khác
Trong 3 năm trở lại đây, Vietnam Airlines không ngừng phát triển mạng
bay và tiếp tục mở thêm nhiều đường bay mới quốc tế và nội địa. Hiện nay,
Việt Nam Airlines khai thác và hợp tác đến 18 thành phố trong nước và 38
thành phố trên thế giới ở châu Âu, châu Á, châu Úc và Bắc Mỹ.
Năm 2006, Vietnam Airlines đã vận chuyển được gần 6,8 triệu hành
khách trong đó có gần 3,1 triệu khỏch trờn cỏc chuyến bay quốc tế, và 3,7
triệu khỏch trờn cỏc chuyến bay nội địa. Ngoài ra, Vietnam Airlines cũng
chuyên chở được khoảng 106 nghìn tấn hàng hoá.
Để làm cho sản phẩm của Vietnam Airlines đa dạng, phong phú và tiện
lợi hơn đối với hành khách, Việt Nam Airlines đã liên danh liên kết với nhiều
đối tác trên thế giới thông qua các hợp tác liên doanh; liên danh trao đổi chỗ
và các hợp đồng trao đổi; chia chặng đặc biệt
1.2. Nhiệm vụ chức năng của công ty Việt Nam Airlines
Hiện nay, phạm vi kinh doanh của Tổng công ty Hàng không Việt Nam
bao gồm những lĩnh vực sau: Kinh doanh, dịch vụ và phục vụ vận tải hàng
không đồng bộ đối với hành khách, hàng hóa ở trong nước và nước ngoài.
Bên cạnh đó, Tổng công ty Hàng không Việt Nam còn kinh doanh một số
ngành nghề khác như: Xăng dầu, các dịch vụ thương mại tại các cảng hàng
không, dịch vụ ủy thác xuất – nhập khẩu, các dịch vụ thương mại tổng hợp,

vận tải mặt đất, nhựa cao cấp, in, khảo sát thiết kế, xây dựng công trình, cung
ứng lao động chuyên ngành
Ngoài những nhiệm vụ về kinh tế phải thực hiện thì bên cạnh đó Việt
Nam Airlines cũng phải thực hiện những nhiệm vụ chính trị của mình với
quốc gia như nhiệm vụ chuẩn bị nhưng chuyên cơ, những chuyến bay cho
những nguyên thủ quốc gia khi đi đến các nước hay những nhiệm vụ chính trị
quân sự khác được nhà nước giao phó cho.
Tiếp tục vươn tới tương lai, Vietnam Airlines đã xây dựng những định
hướng lớn cho sự phát triển của mình. Đó là xây dựng Tổng công ty Hàng
không Việt Nam trở thành một tập đoàn kinh tế mạnh, phát huy vai trò của
một đơn vị kinh tế kỹ thuật hiện đại, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện
đại hóa đất nước, góp phần bảo đảm an ninh quốc phòng. Trên cơ sở lấy kinh
doanh vận tải hàng không làm cơ bản đồng thời đa dạng hoá ngành nghề kinh
doanh, nhanh chóng hiện đại hóa, làm chủ công nghệ mới, nâng cao vị thế,
xây dựng Vietnam Airlines trở thành một hãng hàng không có tầm cỡ, có bản
sắc, là một trong những hãng hàng đầu của khu vực về chất lượng dịch vụ và
hiệu quả kinh doanh
1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty Việt Nam Airlines
Thị trường của công ty hàng không Việt Nam Airlines chia làm hai khu
vực thị trường chính là thị trường hàng không nội địa và thị trường hàng
không quốc tế.
1.3.1 Thị trường hàng không nội địa:
Mạng nội địa của công ty hàng không Việt Nam Airlines được xây dựng
dựa trên cơ sở ba trung tâm vận chuyển chính là Hà Nội, Đà Nẵng và thành
phố Hồ Chí Minh với ba sân bay là Nội Bài, Tân Sơn Nhất và sân bay thứ ba
là sân bay Đà Nẵng, trong đú cú hai sân bay quốc tế là Nội Bài và Tân Sơn
Nhất. Lấy các đường bay nối ba trung tâm này làm trục : Hà Nội-Thành phố
Hồ Chí Minh và ngược lại, Hà Nội-Thành phố Hồ Chí Minh –Đà Nẵng, từ ba
trung tâm này thành lập các đường bay tới các tỉnh, các thành phố khác với
thời gian nối chuyến giữa các chuyến bay hợp lý Hà Nội –Đà Nẵng, Điện

Biên, Nà Sản, Huế, Nha Trang. Từ Đà Nẵng cú cỏc đường bay thẳng đi Hà
Nội, Hải Phòng, Vinh, Nha Trang. Từ thành phố Hồ Chí Minh cú cỏc đường
bay đến Playku, Buôn Ma Thuột, Đà Lạt, Phú Quốc, Rạch Giá. Các đường
bay này đã liên kết với nhau tạo thành một mạng lưới giao thông thuận tiện
phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân trong nước.
Thị trường hàng không nội địa của Việt Nam Airlines tăng trưởng rất
nhanh qua các năm. Năm 1991 là năm mà kinh tế Việt Nam bắt đầu tăng
trưởng thì lúc đó cả nước mới có 9 đường bay nội địa, vận chuyển được
250.000 lượt khách và 2,4 nghìn tấn hành hoá. Đến năm 1993 mạng nội địa
đã bao phủ cả nước với 18 đường bay. Trong năm 1993 này tổng công ty
hàng không Việt Nam đã tập trung củng cố mạng bay thông qua điều chỉnh cơ
cấu đường bay, lịch khai thác và tăng tần suất. Nhờ những nỗ lực đó cho đến
nay Việt Nam Airlines đó cú một mạng bay nội địa hệ thống hoá theo hướng
trục nan, đáp ứng được nhu cầu đi lại và nối chuyến thuận lợi.
Mạng đường bay nội địa hiện nay đã khai thác được 17 điểm, 23 đường
bay nối ba trung tâm chính là Hà Nội, Sài Gòn và Đà Nẵng, lấy 3 trung tâm
này làm trục. Năm 1993, tải hành khách là 65.000. Từ đó đến nay thị trường
hàng không tăng trưởng rất nhanh, vận tải hành khách tăng trung bình
25%/năm, hàng hoá trung bình tăng 30%/năm. Năm 2001, tổng lượt khách
nội địa là 2,2 triệu lượt, khách nước ngoài chiếm 28%, tổng sản lượng hàng
hoá vận chuyển lên đến 35000 tấn, chiếm 85% thị phần hành khách và 75%
thị phần hàng hoá. Năm 2002, lượng khách vận chuyển trên mạng nội địa đã
tăng lên 20%, hàng hoá vận chuyển đã tăng 26% so với cựng kỡ năm ngoái.
Mười năm sau khi tiến hành thực hiện tổng cải cách 1993-2004, lượng khách
vận chuyển tăng lên gấp 4 lần, thị phần đạt 88%. Năm 2005, tổng lượng
khách quốc tế, nội địa đã đạt 10.038.206 khách, tăng 17,8% so với năm 2004.
Trong đó khách quốc tế đạt 6.306.185 khách, tương đương với mức tăng là
116,8%, khách nội địa đạt 3.732.021 khách, đạt mức tăng trưởng là 119,6%
so với cựng kỡ năm 2004. Số ghế luân chuyển tăng lên 16,9%, ghế suất đạt
69,4%, thị trường tăng lên 3,9 điểm. Trong đó mạng nội địa tăng 19,6%, thị

phần đạt 87,8%, ghế suất đạt 79,9%. Năm 2006, tổng số khách vận chuyển đã
tăng lên đạt 6.834.643 khách, tăng 8,38%. Trong đó khách quốc tế đạt
2.995.662 khách, tăng 8.38%. Khách nội địa đạt 3.838.981 khách, tăng
6,93%. Mức ghế suất mạng toàn phần đạt 68.64%. Thị phần quốc tế đạt
41,57%, thị phần nội địa đạt 85,12%, doanh thu khách hàng 12.544.908 triệu
VND.
1.3.2 Thị trường hàng không quốc tế:
Hiện nay Việt Nam Airlines đã có đường bay đến 38 thành phố khác
nhau trên thế giới như châu Âu, Á, Úc và Bắc Mỹ với lượng khách trên các
chuyến bay quốc tế gần 3.1 triệu lượt khách. Việt Nam Airlines đã mở những
đường bay thẳng đến rất nhiều nước, bỏ qua quá trình transit ở các nước khác
đã nâng cao khả năng cạnh tranh của Việt Nam Airlines trên thị trường quốc
tế. Gần đây nhất là đường bay thẳng đến Nhật và Đức và hứa hẹn trong năm
nay sẽ là đường bay thẳng đến Thượng Hải và Mỹ bỏ qua quá trình transit ở
Nam Ninh và Dubai. Khi đường bay thẳng đến Thượng Hải và Mỹ của Việt
Nam Airlines được thực hiện thì đây sẽ là một thị trường mới đầy tiềm năng
của hãng.
Sau đây là một số thị phần lớn của Việt Nam Airlines trên thị trường
quốc tế (thị phần khách bay từ khu vực đó về Việt Nam )
Thị phần Đông Dương :92,39% Thị phần Đông Dương :
92,39%
Thị phần Đông Bắc Á :39,6% 39,6%
Thị phần Đông Nam Á:25,74% Thị phần Đông Nam Á: 25,74%
Thị phần Bắc Mỹ:49,13% Thị phần Bắc Mỹ: 49,13%
Thị phần châu Úc:100% Thị phần châu Úc: 100%
Thị phần châu Âu :63.52% 63.52%
Vietnam Airlines luôn coi trọng việc duy trì và phát triển quan hệ hợp tác
hữu nghị với các hãng hàng không trong khu vực và thế giới để nâng cao
năng lực phục vụ, đáp ứng nhu cầu đi lại của thị trường khách quốc tế và nội
địa. Hiện nay Vietnam Airlines

Hiện nay Vietnam Airlines đã ký 89 Hợp đồng công nhận chứng từ vận
chuyển với các hãng hàng không quốc tế và 10 Hợp đồng Liên danh khai thác
với các đối tác lớn trong khu vực là Cathay Pacific, Korean Air, Singapore
Airlines, China Airlines, China Southern Airlines, Japan Airlines, Philippine
Airlines, Malaysia Airlines, Laos Airlines và American Airlines. Việt Nam
Airlines tiếp tục duy trì và củng cố quan hệ hợp tác lâu dài và liên doanh với
các hãng, trao đổi về việc thay đổi lịch bay và số chỗ, mua bán chỗ phù hợp
với kế hoạch khai thác, khả năng bán và quyền lợi mỗi bờn. Trong tình hình
cạnh tranh gay gắt hiện nay thì việc nâng cao chất lượng sản phẩm và thực
hiện hợp tác quốc tế là điều Việt Nam Airlines không thể tránh khỏi nếu
muốn giữ được thị phần đáng kể như hiện nay.
1.4. Trung Quốc
1.4.1. Vị trí địa lý, dân số
Trung Quốc nằm ở phía Đông của Châu Á, có đường biên giới bộ với
Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG), Mông Cổ, Triều Tiên, Ấn Độ,
Pakistan, Lào, Việt Nam v.v , biên giới biển với biển Nam Trung Quốc (biển
Đông), Vịnh Triều Tiên, Hoàng Hải. Trung Quốc cú diện tích là 9,6 triệu Km
2
(chiếm 1/5 diện tích đất trên toàn thế giới) là nước lớn thứ 3 trên thế giới; có
thủ đô là Bắc Kinh. Trung Quốc được chia làm 23 tỉnh, 5 vùng tự trị, 4 đặc
khu kinh tế và hai đặc khu hành chính là Hồng Kụng và Ma Cao. Trung Quốc
có 663 thành phố, trong đó có 16 thành phố trên hai triệu dân ( thống kê của
năm 2005 ).
Với dân số gần 1.6 tỷ, Trung Quốc là nước đông dân nhất trên thế giới
gồm có 56 dân tộc khác nhau, trong đó người Hán chiếm tới 91%. Tiếng phổ
thông là quốc ngữ dùng trong giao tiếp và là một trong 5 ngôn ngữ chính của
Liên Hợp Quốc. Trung Quốc có nhiều tôn giáo khác nhau, trong đó các tôn
giáo chính là Phật Gớao, Thiên Chúa Gớao, Tin lành, đạo Lão, đạo Hồi. Như
vậy Trung Quốc là một quốc gia có vị trí địa lý thuận tiện cho việc đi lại với
rất nhiều các quốc gia cả bằng đường hàng không, đường thuỷ hay đường bộ.

Mặt khác, với quy mô dân số lớn như vậy nhu cầu đi lại của người dân sẽ rất
lớn, thị trường giao thông của Trung Quốc sẽ là một mảnh đất màu mỡ cho
các nhà khai thác. Nhu cầu đi lại của người dân Trung Quốc trong những năm
trở lại đây tăng lên rất nhanh, không chỉ có nhu cầu đi lại trong nước mà nhu
cầu đi ra các nước khác cũng tăng lên nhanh chóng. Vì vậy, trong hiện tại và
cả tương lai, thị trường Trung Quốc sẽ là một mảnh đất đầy hứa hẹn với các
nhà khai thác dịch vụ đi lại nói chung và các nhà khai thác đường hàng không
nói riêng.
1.4.2 Kinh tế
Đảng Cộng sản Trung Quốc đó đưa ra chiến lược tăng tốc cho sự phát
triển nền kinh tế Trung Quốc thông qua 3 bước: bước 1, đến năm 1990 tăng
gấp đôi GDP so với 1980; bước 2, đến cuối thế kỉ 20 tăng gấp đôi GDP so với
năm 1990; bước 3, đến giữa thế kỉ 21, GNP tính theo đầu người đạt mức các
nước phát triển trung bình. Trước mắt, cho đến năm 2010, mục tiêu của các
nhà lãnh đạo Trung Quốc là tăng gấp đôi GDP so với năm 2000.
Từ cuối năm 1978, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đó cố gắng đưa nền
kinh tế từ kế hoạch tập trung sang nền kinh tế thị trường dưới sự lãnh đạo của
Đảng Cộng sản Trung Quốc. Chính phủ Trung Quốc đó tiến hành hàng loạt
chính sách cải cách đem lại biến chuyển tích cực trong tất cả các lĩnh vực
công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ và thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Trong
hội nghị TW 3 vào tháng 11/1993, Trung Quốc đó nờu nghị quyết có tính
cương lĩnh cho giai đoạn 1993 -2020, xây dựng xong thể chế kinh tế thị
trường xã hội chủ nghĩa gồm 5 trụ cột chính: hai Hệ thống điều tiết (Nhà nước
và Thị trường thống nhất ); ba Chế độ (Xí nghiệp hiện đại, Phối thu nhập, Bảo
hiểm xã hội).
Chính sách phát triển kinh tế đã đem lại những kết quả khả quan. Trong
giai đoạn 1979 – 1997, tốc độ phát triển trung bình trên 9,7%/ năm. Giai đoạn
1997 -2006 tốc độ phát triển kinh tế trung bình là trên 8% (so sánh với tốc độ
phát triển trung bình của thế giới là 3,3 %, các nước phát triển là 2,5% và
châu Á là 7,3%).Từ một nước kinh tế nông nghiệp lạc hậu trong nửa đầu thế

kỷ 20, Trung Quốc đó vươn lên vị trí dẫn đầu thế giới về tốc độ tăng trưởng
kinh tế, xếp thứ hai về đầu tư nước ngoài và dự trữ ngoại tệ, xếp thứ 7 về
GDP, xếp thứ 8 về doanh thu du lịch và xếp thứ 10 về ngoại thương Thị
trường vận chuyển hàng hoá của Trung Quốc cú quy mô rất lớn và ngày càng
tăng trưởng mạnh. Trung Quốc đó xuất ra các nước khác rất nhiều hàng hoá
từ những nguyên vật liệu thô, rau quả cho đến các sản phẩm máy móc tinh vi
khác. Những hàng hoá này được vận chuyển không chỉ bằng đường thuỷ,
đường bộ mà còn được vận chuyển bằng đường sắt, đường hàng không,
nguồn hàng vận chuyển rất dồi dào và ổn định.
Kinh tế ngày càng phát triển nhanh làm cho thu nhập của người dân
Trung Quốc được tăng lên khá nhiều trong thời gian qua. Mức sống của đại đa
số tầng lớp dân cư được nâng cao hơn, đời sống của người dân được cải thiện
đáng kể. Khác với trước đõy, những dịch vụ xa xỉ như du lịch được người dân
Trung Quốc sử dụng ngày càng nhiều, cả du lịch trong nước lẫn du lịch quốc
tế. Tổng lượng khách du lịch Trung Quốc chiếm khoảng 13% số khách du lịch
thế giới và khoảng 30% khách du lịch đến Việt Nam. Các quốc gia Đông Nam
Á là những điểm du lịch thu hút người dân Trung Quốc đi đến nhiều nhất do
giao thông thuận tiện, giá cả phù hợp với khả năng chi trả của họ. Việc di
chuyển bằng đường hàng không khi đi du lịch được đa số người dân lựa chọn
do tính tiện dụng của nó mang lại. Hơn nữa hiện nay chính phủ Trung Quốc
đang hạn chế công dân nước mình xuất nhập cảnh sang các nước láng giềng
bằng đường bộ nên số lượng khách du lịch chọn máy bay làm phương tiện di
chuyển của mình ngày càng tăng lên. Số lượng khách du lịch Trung Quốc đến
Việt Nam bằng đường hàng không tăng khoảng 23,7% mỗi năm. Trung bình
một năm, số người dân Trung Quốc sử dụng dịch vụ đi lại bằng đường hàng
không tăng lên khoảng từ 9-11%. Như vậy thị trường các dịch vụ đi lại của
Trung Quốc nhất là các dịch vụ di chuyển bằng đường hàng không đang tăng
trưởng rất nhanh. Đây chính là một cơ hội lớn cho các nhà khai thác dịch vụ
hàng không nói chung và Việt Nam Airlines nói riêng
1.4.3. Đầu tư

Trung Quốc với các ưu thế về nguồn lao động, chính sách thu hút đầu tư
thông thoáng và nền kinh tế, chính trị ổn định đã thành công trong thu hút đầu
tư của nước ngoài ( đặc biệt là đầu tư trực tiếp nước ngoài – FDI). Theo số
liệu mới công bố của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế ( OECD) thì từ
năm 1979 đến năm 1997, Trung Quốc đó thu hút được 360 tỷ đụ-la Mỹ vốn
FDI, chiếm 10% tổng số vốn đầu tư trực tiếp thực hiện trên thế giới và 30%
vốn FDI đầu tư vào các nước đang phát triển. Với kết quả này, Trung Quốc
trở thành nước thu hút vốn FDI lớn thứ hai trên thế giới chỉ sau Mỹ. Thế
mạnh này của Trung Quốc đó thực sự thể hiện khi Trung Quốc gia nhập Tổ
chức thương mại thế giới WTO, số vốn đầu tư trực tiếp FDI đã tăng mạnh tạo
điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế Trung Quốc phát triển rất nhanh.
Số lượng các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Trung Quốc tăng lên rất
nhanh, nhu cầu đi lại của lượng khách thương gia này là không nhỏ. Nhất là
đối với những nhà đõự tư Nhật Bản, Hồng Kụng, Đài Loan là thị trường
khách thương quyền 6 tiềm năng của hãng hàng không Việt Nam Airlines.
Khách hàng hạng thương gia là thị trường đem lại nguồn thu rất lớn cho các
hãng hàng không, nếu cỏc hóng biết bố trí thời gian nối chuyến cho phù hợp
với nhu cầu đi lại của lượng khách thương gia này, những thành công và lợi
nhuận họ thu được sẽ không hề nhỏ.
1.4.4. Du lịch
Với bề dày lịch sử phát triển và là một trong những chiếc nôi văn hoá của thế
giới, nhiều cảnh đẹp và các khu di tích lịch sử, đa dạng về văn hoá của 56 dân
tộc, Trung Quốc là một trong những nước thu hút được nhiều khách du lịch
nhất trên thế giới. Với Vạn lý Trường Thành, thành phố mùa xuân Côn Minh,
sông Hoàng Phố, phố Đông của Thượng Hải và còn vô số các cảnh đẹp khác,
Trung Quốc đó thu hút mỗi năm hàng triệu lượt khách du lịch mang về nguồn
ngoại tệ dồi dào cho Trung Quốc. Du lịch Trung Quốc đã trải qua 4 giai đoạn
phát triển , bắt đầu từ những năm 50 của thế kỉ 20.
+Giai đoạn thứ nhất: Từ khi thành lập nước Cộng hoà nhân dân Trung
Hoa đến năm 1978, du lịch chỉ là hoạt động bổ trợ cho những cuộc giao thiệp

ra nước ngoài dưới hình thức đi chủ trì các hội nghị và viếng thăm. Năm
1978, Trung Quốc đó tiếp nhận 700.000 du khách và thu được 260 triệu USD,
chỉ đứng thứ 41 trên thế giới.
+ Giai đoạn thứ hai (1978 -1988): Du lịch Trung Quốc đó tự mở cửa ra
thế giới. Chính phủ Trung Quốc đã thực hiện chính sách khuyến khích các tổ
chức và các cá nhân, trong và ngoài nước tham gia phát triển công nghiệp du
lịch. Nhờ những nỗ lực bền bỉ đó, công nghiệp du lịch Trung Quốc đó tăng
trưởng tốc độ cao. Trung Quốc đã tham gia Tổ chức du lịch thế giới vào năm
1983. Những mục tiêu nhằm vào khách du lịch và thu nhập từ ngoại hối bắt
đầu được kết hợp chặt chẽ trong kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội quốc gia
từ năm 1986. Đây là một bước ngoặt lịch sử khi công nghiệp du lịch Trung
Quốc trở thành một phần của nền kinh tế. Hơn 4,3 triệu du khách đã được xắp
xếp để thăm quan Trung Quốc và đã đem lại khoản thu nhập là 2,24 tỷ USD
trong năm 1988.
+ Giai đoạn thứ ba (1989-1990) :Năm 1989, do sự kiện Thiên An Môn,
một số quốc gia phương Tây đã lợi dụng để thiết lập lệnh cấm vận lên ngành
du lịch Trung Quốc. Để đối phó, Trung Quốc đó đấu tranh để duy trì ngành
công nghiệp này và ngăn chặn sự giảm tốc độ nghiêm trọng chỉ trong vòng có
2 năm. Năm 1990, du lịch Trung Quốc đó thu được 2,21 tỷ USD, xấp xỉ với
mức thu của năm 1988.
+ Giai đoạn thứ tư (bắt đầu từ năm 1991): Đó cú một sự tăng trưởng
mạnh mẽ trong ngành công nghiệp du lịch Trung Quốc. Năm 1991, du lịch
Trung Quốc đó cú một cuộc cải cách về quản lý, phương pháp thu hút khách
du lịch, cải tiến chất lượng dịch vụ và thu được nhiều ngoại tệ hơn. Kết quả là
đã có được sự hồi phục và phát triển toàn diện hơn trong ngành du lịch Trung
Quốc. Trong những năm tiếp theo, Nhà chức trách du lịch quốc gia Trung
Quốc (NTA) và các tổ chức khỏc đó tổ chức thành công nhiều chiến dịch xúc
tiến du lịch theo chủ đề như: thăm quan hữu nghị 1992, thăm quan phong
cảnh 1993 và thăm quan thành thị, nông thôn của Trung Quốc. Cỏc hoạt động
này đã đóng góp vai trò quan trọng trong việc tăng cường và cải thiện cơ cấu

các sản phẩm du lịch cũng như việc mở cửa thị trường du lịch của Trung
Quốc.
Bên cạnh đó, Quốc hội đã thông qua việc thiết lập 12 nơi nghỉ mát quốc
gia và 119 nơi nghỉ ngơi có phong cảnh, đồng thời chỉ ra 99 thành phố mang
ý nghĩa cách mạng và lịch sử chính của quốc gia. Bộ An ninh đã thông qua
danh sách các thành phố sẽ được mở cửa để đón khách nước ngoài, tạo điều
kiện đầy đủ để thúc đẩy các cuộc thăm quan mang tính chất nghỉ ngơi.
- Năm 1999, số du khách thăm quan Trung Quốc đó đạt 72,79 triệu người,
đạt mức doanh thu ngoại tệ từ du lịch đứng thứ 7 trên thế giới với 14,1 tỷ đụ-
la. Đồng thời, du lịch nội địa Trung Quốc cũng bùng nổ và trở thành lĩnh vực
tiêu thụ lớn của cầu xã hội. Số du khách đã đạt 719 triệu người, đem lại nguồn
thu là 283,19 tỷ nhân dân tệ. Điều này chứng tỏ là du lịch đã trở thành một
ngành dịch vụ chính trong nền kinh tế Trung Quốc. Hiện nay Trung Quốc cú
7,326 đại lý du lịch, 7000 khách sạn dành cho khách du lịch nước ngoài, hơn
5 triệu người tham gia trực tiếp vào kinh doanh du lịch quốc tế và khoảng 25
triệu người tham gia gián tiếp phục vụ hoạt động du lịch.
Nhìn chung ngành công nghiệp khụng khúi này của Trung Quốc đang
phát triển nhanh và mạnh, cơ sở vật chất phục vụ cho ngành du lịch cũng khá
hoàn thiện và đầy đủ. Du lịch Trung Quốc không chỉ có khả năng thu hút
khách du lịch trong nước mà khách du lịch nước ngoài chính là một nguồn
thu ngoại tệ lớn cho đất nước. Số khách du lịch đến Trung Quốc tăng lên
nhanh chóng trong những năm gần đây. Tại Việt Nam, số tour đi Trung Quốc
chiếm gần ắ số tour du lịch nước ngoài. Chỉ một số tour đi các tỉnh của Trung
Quốc lân cận Việt Nam là sử dụng phương tiện đi lại bằng đường bộ hay
đường sắt như Côn Minh, Trịnh Châu còn lại các tour đi Bắc Kinh, Thượng
Hải …chủ yếu đi bằng đường hàng không. Đất nước Trung Quốc là một thị
trường hàng không lớn đối với các nhà kinh doanh trong nước mà cả ngoài
nước.
Mục tiêu lâu dài đối với du lịch Trung Quốc đến 2010 là khách du lịch
quốc tế vào Trung Quốc (không tính khách từ Hồng Kụng và Đài Loan) đạt

64 triệu đến 71 triệu người và khách nội địa đạt 2 đến 2,5 tỷ người. Nguồn thu
ngoại tệ từ du lịch quốc tế đạt 38 đến 43 tỷ USD và từ du lịch trong nước đạt
1 đến 1,05 nghìn tỷ nhân dân tệ.
CHƯƠNG II: NHỮNG YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG
TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC MỞ ĐƯỜNG BAY SÀI GềN –
THƯỢNG HẢI.
2.1 Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc
Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng có quan hệ truyền thống
lâu đời và hơn 1.400 km đường biên giới trên đất liền và biên giới phân định
trên biển ở Vịnh Bắc Bộ. Hai nước chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao
ngày 18/01/1950. Sau sự kiện bình thường hoá quan hệ Việt- Trung (1991),
quan hệ giữa hai nước đã bước sang giai đoạn phát triển mới. Trong cuộc gặp
lịch sử ở Bắc Kinh giữa Tổng bí thư Giang Trạch Dân và Nguyên Tổng bí
thư Lê Khả Phiêu, phương châm chỉ đạo quan hệ giữa hai Đảng hai nước đã
được khắc ghi bằng 16 chữ vàng: “Lỏng giềng hữu nghị.Hợp tác toàn diện.
Ổn định lâu dài. Hướng tới tương lai”.
Sự hợp tác giữa hai nước trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, thương
mại, du lịch v.v. đều đang phát triển mạnh mẽ, mang lại hiệu quả thiết thực
đáng khích lệ. Nổi bật là việc hai nước đã ký Hiệp ước về biên giới trên đất
liền tháng 12/1999 và dự kiến sẽ kí kết chính thức hiệp định nghề cá trên
Vịnh Bắc Bộ trong thời gian tới. Trong những năm 2000, dự tính kim ngạch
thương mại giữa hai nước đạt 2,5 tỷ USD. Về hợp tác đầu tư, Trung Quốc đã
cho Việt Nam vay ưu đãi tổng cộng 280 triệu NDT. Việt Nam đã cấp giấy
phép cho 63 dự án đầu tư của Trung Quốc với tổng số vốn đầu tư 132 triệu
USD. Mối quan hệ hữu nghị của hai quốc gia đã đem lại rất nhiều thuận lợi
cho việc phát triển du lịch giữa hai nước. Về du lịch, trong năm 2006, số
khách du lịch Trung Quốc đến Việt Nam đã đạt khoảng gần 1 triệu lượt khách
( chủ yếu là du lịch qua biên giới sử dụng giấy thông hành ), tăng gần 30% so
với năm 2000 và chiếm khoảng 30% tổng khách du lịch nước ngoài đến Việt
Nam.

Khi Việt Nam được Trung Quốc công nhận là điểm đến của người Trung
Quốc số lượng khách du lịch đã tăng lên rất nhanh, cả khách du lịch Việt Nam
đến Trung Quốc và ngược lại. Khách du lịch Việt Nam đến Trung Quốc( hay
ngược lại) chủ yếu bằng đường bộ, đường sắt hay đường hàng không. Những
địa điểm được người Trung Quốc ưa thích khi đặt chân đến Việt Nam là Sài
Gòn và Hà Nội rồi từ đó đi đến các nơi lân cận. Tương tự như vậy, người dân
Việt Nam khi du lịch Trung Quốc thỡ hai thành phố lớn là Bắc Kinh và
Thượng Hải là những địa điểm được lựa chọn nhiều nhất. Khi chính phủ
Trung Quốc xiết chặt và quản lý việc xuất nhập cảnh bằng đường bộ thì việc
di chuyển bằng đường hàng không được đa số khách du lịch ưa thích hơn. Vì
vậy trong thời gian tới việc khai thác thị trường khách du lịch đi bằng đường
hàng không là một cơ hội lớn cho các nhà khai thác cả Việt Nam và Trung
Quốc. Trong tương lai việc hợp tác trong lĩnh vực du lịch giữa hai nước sẽ
còn phát triển hơn nữa, vì vậy cơ hội để khai thác thị trường này sẽ càng mở
rộng hơn với các hãng hàng không hai nước. Hiện nay Việt Nam Airlines đã
có đường bay đến Bắc Kinh và Quảng Châu, trong tương lai với thị trường
khách du lịch đầy hứa hẹn như vậy việc mở đường bay Sài Gòn – Thượng Hải
sẽ giúp cho Việt Nam Airlines phát triển và tăng cường khả năng khai thác
của mình tại thị trường Trung Quốc hơn rất nhiều.
2.2 Thành phố Hồ Chí Minh
2.2.1 Thông tin cơ bản
- Dân số: : 6.239.938 người
- Diện tích : 2.095,239 km2.
- Dân tộc : Đa số là người Kinh ngoài ra cũn có người Khơme, người
Hoa, người Chăm.
- Đơn vị hành chính : Gồm 24 quận huyện.
- Khí hậu: Nhiệt đới gió mùa ẩm, chia làm hai mùa rõ rệt, không có mùa
đông.
- Vị trí địa lý : Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong toạ độ địa lý khoảng
10

0
10’ – 10
0
38 vĩ độ bắc và 106
0
22’ – 106
0
54

kinh độ đông. Phía Bắc
giáp tỉnh Bình Dương, Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh, Đông và Đông Bắc giáp
tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu, Tây và Tây Nam giáp
tỉnh Long An và Tiền Giang.
Thành phố Hồ Chí Minh cách thủ đô Hà Nội gần 1.730km đường bộ, nằm
ở ngã tư quốc tế giữa các con đường hàng hải từ Bắc xuống Nam, từ éụng
sang Tây, là tâm điểm của khu vực Đông Nam Á. Trung tâm thành phố cách
bờ biển Đông 50 km đường chim bay. Đây là đầu mối giao thông nối liền các
tỉnh trong vùng và là cửa ngõ quốc tế . Với hệ thống cảng và sân bay lớn nhất
cả nước, cảng Sài Gòn với năng lực hoạt động 10 triệu tấn /năm. Sân bay
quốc tế Tân Sơn Nhất với hàng chục đường bay chỉ cách trung tâm thành phố
7km.
Thành phố thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm văn hoá, kinh tế chính trị
lớn nhất cả nước. Thành phố chiếm 0.6% diện tích và 6.6% dân số so với cả
nước, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là trung tâm kinh tế của
cả nước, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. Thành phố là nơi hoạt động kinh tế
năng động nhất, đi đầu trong cả nước về tốc độ tăng trưởng kinh tế. Nếu như
năm 2001 tốc độ tăng GDP của thành phố là 7,4 % thì đến năm 2005 tăng lên
12,2%. Phát triển kinh tế với tốc độ tăng trưởng cao đã tạo ra mức đóng góp
GDP lớn cho cả nước. Tỷ trọng GDP của thành phố chiếm 1/3 GDP của cả
nước. Có thể nói thành phố là hạt nhân trong vùng Kinh tế trọng điểm phía

Nam (KTTĐPN) và trung tâm đối với vùng Nam Bộ. Với mức đóng góp GDP
là 66,1% trong vựng(KTTĐPN) và đạt mức 30% trong tổng GDP của cả khu
vực Nam Bộ. Thành phố là nơi thu hút vốn đầu tư nước ngoài mạnh nhất cả
nước, kể từ khi Luật đầu tư được ban hành. Số dự án đầu tư vào thành phố
chiếm khoảng 1/3 tổng số dự án đầu tư nước ngoài trên cả nước. Thành phố
luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng thu ngân sách của nhà nước, mặc dù
gặp nhiều khó khăn song thu ngân sách của thành phố vẫn không ngừng tăng.
Năm 2005, tổng thu ngân sỏch trờn địa bàn 58.850,32 tỷ đồng, tăng 22,21%
so với năm 2004, đạt 108,27% dự toán cả năm.
Nhìn chung với tình hình kinh tế phát triển nhanh như hiện nay mức sống
của người dân thành phố Hồ Chí Minh tăng lên nhanh chóng, nhu cầu sử
dụng các dịch vụ xa xỉ như du lịch đã trở nên khá phổ biến trong mọi tầng
lớp nhân dân. Thành phố đang là một thị trường lớn cho các dịch vụ cao cấp
như du lịch trong và ngoài nước. Số khách nội địa của thành phố đi du lịch
nước ngoài tăng trung bình 7% một năm, trong đó Hàn Quốc, Trung Quốc và
Thái Lan là những địa điểm được người dân lựa chọn nhiều nhất. Khi đến
Trung Quốc những địa danh được du khách lựa chọn nhiều nhất là Thượng
Hải, Bắc Kinh, Hàng Chõu…Hiện nay đường bay đến Bắc Kinh đang được
khai thác rất tốt, tần suất ghế luôn đạt trên 75%. Trong tương lai khi đường
bay Sài Gòn – Thượng Hải được mở ra thỡ đõy sẽ là một cơ hội lớn cho Việt
Nam Airlines khi khai thác thị trường khách du lịch trong nước đang ngày
một tăng trưởng mạnh.
Hoạt động du lịch của thành phố phát triển mạnh, chưa bao giờ thành phố
Hồ Chí Minh đón nhiều du khách như năm 2006. Số khách du lịch đến
thành phố thành phố Hồ Chí Minh chiếm 70% lượng khách quốc tế đến Việt
Nam. Lượng khách du lịch quốc tế đến thành phố trên 2 triệu 350 ngàn lượt,
tăng 17,5% so với năm 2005, trong đó khách đến bằng đường hàng không
tăng trung bình 7%/ năm. Công suất sử dụng phòng của các khách sạn 3 đến
5 sao đạt 75%, tăng 9,5%. Số khách đến thành phố thành phố Hồ Chí Minh
nhiều nhất là khách Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc. Lượng khách này tăng

lên trung bình khoảng 15% mỗi năm, trong đó khách Trung Quốc là tăng
nhanh nhất, 38% một năm. Thị trường khách Trung Quốc tăng trưởng nhanh
như vậy là một điều kiện thuận lợi cho việc mở đường bay mới từ Việt
Nam đến Trung Quốc, nhất là đến một thành phố lớn như Thượng Hải. Khi
đường bay Sài Gòn – Thượng Hải được mở chắc chắn thị trường khách du
lịch Trung Quốc sẽ là thị trường tiềm năng cho Việt Nam Airlines khai thác.
Doanh thu ngành du lịch của thành phố thành phố Hồ Chí Minh năm
2006 đạt 13.250 tỷ đồng, tăng 23% so với năm 2005. Công tác xúc tiến,
quảng bá du lịch đã phát huy các phương tiện thông tin đại chúng, nâng cao
chất lượng chuyên mục du lịch trờn cỏc bỏo lớn, truyền hình, tăng cường
và nâng cao hiệu quả các đợt tham dự hội chợ du lịch chuyên nghiệp khu
vực và các thị trường trọng điểm. Triển khai chương trình xét chọn và công
nhận 100 điểm mua sắm đạt chuẩn du lịch. Đến nay, có 142 khách sạn được
xếp hạng, trong đó 35 khách sạn 3 đến 5 sao với 5.740 phòng và 346 doanh
nghiệp lữ hành đủ điều kiện kinh doanh. Thành phố thành phố Hồ Chí Minh
đã và đang trở thành một điểm đến hấp dẫn đối với khách du lịch quốc tế
nói chung và khách Trung Quốc nói riêng. Hoạt động quản lý du lịch đã
được các nhà lãnh đạo thành phố chú trọng và phát triển. Cơ sở hạ tầng
phục vụ du lịch của thành phố đã và đang được nâng cấp, hoạt động du lịch
cũng trở nên chuyên nghiệp hơn trước rất nhiều. Các hoạt động quảng bá du
lịch cũng được lãnh đạo thành phố hết sức chú trọng. Những lễ hội lớn như
lễ hội hoa quả, lễ hội bánh tét, lễ hội đặc sản miền sông nước đã được tổ
chức ngày càng nhiều thu hút được rất nhiều du khách tham gia. Thị trường
khách du lịch, nhất là thị trường khách du lịch đi bằng đường hàng không
đến thành phố tăng lên nhanh chóng sẽ là một thị trường lớn cho Việt Nam
Airlines. Trong tương lai khi các đường bay thẳng mới như đường bay Sài
Gòn – Thượng Hải được mở thì sẽ là một cơ hội lớn cho việc phát triển cả
thị trường hàng không và thị trường du lịch của nước ta nói chung và thành
phố thành phố Hồ Chí Minh nói riêng.
2.3 Thành phố Thượng Hải

Thượng Hải là một trong ba thành phố trực thuộc trung ương của Trung
Quốc, thành phố công thương nghiệp và là hải cảng lớn nhất Trung Quốc
đồng thời cũng là một trong những thành phố lớn nhất thế giới. Thượng Hải là
một đầu mối giao thông quan trọng, một trong những cảng biển tầm cỡ thế
giới.
2.3.1. Thông tin cơ bản
-Dân số:
Tổng dân số của thành phố Thượng Hải năm 2006 là 18.67 triệu người.
Mật độ dân số trung bình là 2.945 người / km2. Trong đó dân số làm việc
trong lĩnh vực phi nông nghiệp là 13.48 triệu người chiếm 72,24% dân số
toàn thành phố.
-Diện tích:
Tổng diện tích thành phố Thượng Hải là 6.340,5 km
2
, chiếm 0,06% tổng
diện tích cả nước Trung Quốc. Khoảng cách từ Bắc đến Nam là 120 km, từ
Đông sang Tây là 100 km.
-Vị trí địa lý:
Thượng Hải nằm ở bờ tây Thái Bình Dương, phía đông Trung Quốc,
thuộc vùng đồng bằng châu thổ Trường Giang, phía đông là biển Đông Hải,
phía nam giáp vịnh Hàng Châu, phía tây liền kề hai tỉnh Giang Tô, Triết
Giang, phía bắc là nơi sông Trường Giang đổ ra biển.
-Địa hình:
Địa hình thành phố Thượng Hải chủ yếu là đồng bằng có độ cao trung
bình 4m so với mực nước biển, phía Tây Nam có một số gò đồi thấp với đỉnh
cao Đại Kim Sơn cao 104m, cao nhất trong thành phố. Hệ thống sông hồ
chằng chịt với hai con sông chính là sông Hoàng Phố và sông Ngụ Tùng,
trong đó sông Hoàng Phố là con sông rất nổi tiếng, đã xuất hiện rất nhiều ở
trong phim ảnh và sách báo. Hồ Điện Sơn giáp giới tỉnh Giang Tụ cú diện tích
63 km

2
có phong cảnh rất hữu tình. Ven biển thành phố có các đảo lớn như
Sùng Minh, Trường Hưng, trong đó đảo Sùng Minh có diện tích 1.083 km
2
, là
đảo lớn thứ ba của Trung Quốc.
-Đơn vị hành chính:
Thành phố Thượng Hải phân thành 18 khu và 1 huyện: Các khu Hoàng
Phố, Phố Đông, Sạp Bắc, Trường Ninh, Dương Phố, Phổ Đà, Lô Loan, Tịnh
An, Bảo Sơn, Từ Hối, Hồng Khẩu, Gia Định, Mân Hàng, Tùng Giang, Kim
Sơn, Thanh Phố, Nam Hối, Phụng Hiền và một huyện Sùng Minh.
- Lịch sử:
Thượng Hải có tên gọi tắt là “Hộ” hoặc “Thõn”. Cách đây khoảng 6.000
năm về trước, vùng phía tây Thượng Hải bây giờ đã hình thành, cũn vựng
phía Đông có lịch sử hình thành ngắn hơn, vào khoảng 2000 năm. Vào thời
Xuân Thu Chiến Quốc, Thượng Hải là đất phong của Xuõn Thõn Quõn
Hoàng Yết nước Sở, do vậy Thượng Hải còn có tên là “Thõn”. Vào thời nhà
Tấn (thế kỷ IX, V trước Công nguyên), các cư dân ở vùng vùng Tùng Giang
đa phần sinh sống bằng nghề đánh cá, họ chế tạo một công cụ đánh cá làm
bằng nan tre gọi là “hộ”, từ đó cả vùng này còn có tên là “Hộ”.
Năm 751 vào thời nhà Đường, khu vực Thượng Hải thuộc huyện Hoa
Đình, phạm vi từ phía bắc đến vùng Hồng Khẩu ngày nay, phía nam giáp
biển, phía đông đến Hạ Sa.
Năm 1267 vào thời nhà Nam Tống, bờ tây Thượng Hải Phố bắt đầu xây
dựng thị trấn, đặt tên là trấn Thượng Hải. Năm 1292, nhà Nguyờn tỏch trấn
Thượng Hải khỏi huyện Hoa Đình, thành lập huyện Thượng Hải, đánh dấu
lịch sử bắt đầu xây dựng thành phố Thượng Hải.
Từ thế kỷ XV thời nhà Minh, Thượng Hải trở thành trung tâm thủ công
nghiệp của cả nước. Năm 1658, vua Khang Hy nhà Thanh thiết lập hải quan
Thượng Hải. Đến giữa thế kỷ XIX, Thượng Hải trở thành hải cảng tập trung

đông đảo các thương nhân.
Từ sau hai cuộc chiến tranh nha phiến (1839 – 1842 và 1856 – 1860),
Thượng Hải biến thành cửa khẩu thông thương của thực dân. Trong khoảng
100 năm sau đó, nhiều nước tiến hành xâm chiếm Thượng Hải, đặt tô giới
riêng.
Ngày 27/5/1949, thành phố Thượng Hải được giải phóng, viết nên trang
sử mới cho sự phát triển của thành phố. Thượng Hải hiện nay là thành phố có
nhiều di tích văn hóa lịch sử nổi tiếng, là trung tâm kinh tế lớn nhất của Trung
Quốc.
-Chính trị :
Cơ cấu tổ chức chính quyền địa phương:
Chính quyền Nhân dân Thành phố và các Ủy ban, Cục cơ quan chức
năng như Ủy ban Phát triển và Cải cách, Ủy ban Giáo dục, Ủy ban Kinh tế,
Ủy ban Khoa học kỹ thuật, Ủy ban Nông nghiệp, Ủy ban Các sự vụ Tôn giáo
và Dân tộc, Cục Công an, Cục Dân chính, Cục Tài chính, Cục Dân sự, Cục
Lao động và Xã hội, Cục Y tế, Cục Thủy lợi, Cục Thống kê, Cục Thể dục Thể
thao…
-Kinh tế:
Thượng Hải là thành phố trực thuộc trung ương của Trung Quốc, một
trong những thành phố lớn nhất thế giới, là hải cảng quan trọng, trung tâm
thương mại tài chính ngân hàng sầm uất và công nghiệp hiện đại bậc nhất của
Trung Quốc.
Năm 2006, GDP toàn thành phố Thượng Hải ước tính đạt 1.029,7 tỷ
Nhân dân tệ (NDT), thu nhập bình quân đầu người 55.153 NDT.
Từ đầu thế kỷ XVI, Thượng Hải đã là đô thị thủ công nghiệp lớn nhất của
Trung Quốc. Đến nay, Thượng Hải đã trở thành thành phố công nghiệp lớn
nhất cả nước, giá trị sản xuất công nghiệp chiếm gần 90% tổng giá trị sản xuất
của thành phố, đứng hàng đầu so với các tỉnh, các khu vực khác. Giá trị sản
xuất của các ngành công nghiệp đóng tàu, thiết bị động lực, máy móc, dụng
cụ đo lường, hóa chất, vi điện, viễn thông, sinh học, vật liệu mới… đều đứng

hàng đầu cả nước. Ngành luyện kim, tơ sợi, sản xuất ụtụ, điện khí gia dụng…
có quy mô sản xuất lớn. Ngành công nghiệp dệt may của Thượng Hải cũng rất
phát triển, chiếm khoảng 60% hàng xuất khẩu của thành phố này.
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, thu nhập tài chính của
thành phố liên tục tăng trưởng với mức tăng bình quân mỗi năm 18,5%. Năm
2005, Thượng Hải hoàn thành mức thu tài chính 409,6 tỷ NDT. GDP tăng
nhanh cũng làm cho mức sống của người dân tăng lên nhanh chóng. Thượng
Hải được coi là thành phố có mức sống cao nhất Trung Quốc, cỏc dịch vụ xa
xỉ được người dân sử dụng rất nhiều. Tỷ lệ người dân Thượng Hải sử dụng
dịch vụ đi lại bằng đường hàng không tăng lên nhanh hơn mức tăng trung
bình của người dân Trung Quốc là 4% tương đương với 13-17% mỗi năm.
Việt Nam cũng là một trong những địa điểm được người dân Thượng Hải ưa
thích khi đi du lịch do chi phí không cao lắm, phù hợp với khả năng chi trả
của đại đa số người dân.
Thượng Hải có 16 di tích bảo vệ trọng điểm cấp quốc gia, 114 di tích bảo
vệ cấp thành phố, 29 di tích kỉ niệm. Thượng Hải giữ được nhiều di tích, nhà
vườn đặc sắc thời Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh. Các danh thắng nổi
tiếng cú chựa cổ Tịnh An được xây dựng từ thời Tam Quốc, chùa cổ Long
Hoa, chùa Ngọc Phật, Dự Viên, Khổng Miếu Gia Định, hồ Túy Bạch. Các
thắng cảnh hiện đại có Bến Thượng Hải, tháp truyền hình Đông Phương…
Với rất nhiều cảnh đẹp như vậy Thượng Hải đã thu hút được hàng triệu khách
du lịch quốc tế và khách du lịch nội địa mỗi năm. Năm 2005, doanh thu về du
lịch đạt 58,5 tỷ NDT, tăng 15,8% so với năm trước, chiếm 6,4% GDP toàn
thành phố, đón tiếp 5,714 triệu lượt khách quốc tế với doanh thu 3,608 tỷ
USD; đón 90,12 triệu lượt khách nội địa với doanh thu 13,084 tỷ NDT, tăng
7,6%. Thượng Hải cũng là địa danh được người dân Việt Nam ưa thích khi đi
du lịch Trung Quốc, nhất là trong thời gian gần đây số tour du lịch Trung
Quốc trong đó có Thượng Hải là một trong những điểm đến đã tăng vọt,
khoảng 40% một năm. Thị trường khách du lịch Việt Nam đến Thượng Hải
đang tăng lên rất nhanh, nhất là thị trường khách du lịch đi bằng đường hàng

không. Với tình hình như vậy, việc mở thêm những đường bay mới từ Việt
Nam đến Trung Quốc, trong đó có Thượng Hải và việc xây dựng các tour đến
Thượng Hải để bán cho khách hàng và cỏc hóng du lịch sẽ giúp cho Việt Nam
Airlines khai thác tốt được thị trường khách du lịch Việt Nam và ngược lại.
Xuất nhập khẩu của thành phố Thượng Hải năm 2005 tiếp tục tăng với
tổng kim ngạch đạt 186,37 tỷ USD, tăng 16,5%; trong đó, kim ngạch nhập
khẩu là 95,623 tỷ USD, tăng 10,5%, kim ngạch xuất khẩu đạt 90,742 tỷ USD,
tăng 23,4%. Thị trường vận chuyển hàng hoá của Thượng Hải vì thế mà tăng
lên cũng rất nhanh, trong đó vận tải bằng đường thuỷ chiếm tổng khối lượng
cao nhất. Hiện nay Thượng Hải đang xuất khẩu những mặt hàng chính như
máy móc, nguyên vật liệu với khối lượng rất lớn bằng đường biển còn nhập

×