Tải bản đầy đủ (.doc) (68 trang)

đồ án kiến trúc xây dựng Tranh vẽ họa tiết hoa Ly”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.54 MB, 68 trang )

Khoá luận tốt nghiệp Viện Đại học mở Hà Nội - Khoa Tạo dáng công nghiệp
MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
LỜI NÓI ĐẦU 1
(DESIGN) 4
CHƯƠNG II: NGÔN NGỮ CỦA ĐỒ HỌA TRONG QUẢNG CÁO SẢN PHẮM
THƯƠNG MẠI 21
2.3.2.3. Có ý nghĩa : 38
SV: Nguyễn Hoàng Long - K13 Đồ hoạ
Khoá luận tốt nghiệp Viện Đại học mở Hà Nội - Khoa Tạo dáng công nghiệp
LỜI NÓI ĐẦU
Nghệ thuật luôn luôn gắn liền với cái đẹp. Nó gợi mở ra cho xã hội loài
người những cảm nhận mang tính chuẩn mực về vẻ đẹp của thiên nhiên, vẻ
đẹp mà con người tạo ra cùng với những khát vọng lớn lao của thế giới loài
người về việc chinh phục thiên nhiên nhằm nâng cấp - cải thiện cuộc sống của
mình. Một trong những thổ loại thuộc nghệ thuật thị giác có sức lan to ả rộng
nhất, xuất hiện ở tất cả các lĩnh vực trong đời sống xã hội, đó là nghệ thuật Đồ
hoạ.
Đồ họa là phương tiện thông tin thị giác đầu tiên truyền đạt các khái
niệm và tính chất, về cảm nhận đối với các tạo vật xung quanh, môi trường
cuộc sống của con người ngay từ những buổi nguyên sơ.Bắt đầu từ những vật
dụng thô sơ như búa , rìu đá con người nguyên thủy đã biết chạm khắc các
họa tiết hoa văn từ đơn giản đến phức lạp lên hang đá,lên những vật dụng
trang sức hay sinh hoạt.Những nét chạm khắc, tạo hình đơn giản đã thể hiện
những giá trị mỹ thuật cổ xưa của người tiền sử,giá trị nghệ thuật thẩm mỹ tạo
hình của thời đại đồ đá,đặt nền móng những viên gạch đầu tiên cho lịch sử mỹ
thuật thế giới,đặc biệt là nghê thuật Đồ họa.Cho đến ngày nay,cùng với sự
phát triển mạnh mẽ của Khoa học kv thuật,nghệ thuật Đồ họa cũng đã nhanh
chóng bắt kịp và hòa nhập vào sự phát triển chung và ngày càng phát triển
mạnh mẽ,với ngôn ngữ độc đáo riêng.
Khái niệm đồ họa bao gồm đồ họa tạo hình và đồ họa ứng dụng. Đồ


họa tạo hình là các thể loại tranh khắc, tranh được in trực tiếp qua bàn tay của
họa sĩ. Đồ họa ứng dụng hầu hết là các tác phẩm Mỹ thuật được in ấn hàng
loạt bàng quy trình công nghiệp, nhằm ứng dụng một cách phổ cập vào đời
sống, như các thể loại tranh minh họa, biếm họa, tranh cổ động chính trị - xã
hội, trình bày sách, tem thư, thiết kế logo, bao bụ nhãn hiệu Trong sự phát
SV: Nguyễn Hoàng Long - K13 Đồ hoạ
1
Khoá luận tốt nghiệp Viện Đại học mở Hà Nội - Khoa Tạo dáng công nghiệp
triển chung của Mỹ thuật công nghiệp, đồ hoạ ứng dụng có vị trí rất quan
trọng, nó bao trùm lên phần lớn các hoạt động thiết kế, quảng cáo đưa ra
những định hướng thẩm mỹ cho từng lĩnh vực nhằm hoà nhập với xu thế
chung của toàn nhân loại. Đồ hoạ bao bì chính là một trong những; hoạt động
đó đã góp phần không nhỏ phục vụ cho nhu cầu về thưởng thức cái đẹp của
con người. Đây là lĩnh vực khá lý thú nhưng nó lại mới mẻ đối với ngành đồ
hoạ nước nhà bởi nền kinh tế Việt Nam còn non trẻ so với Thế giới. Vì thế,
trong thời buổi kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay, sản phẩm
hàng hoá của Việt Nam muốn tới được tay người tiêu dùng và có được tiếng
nói chung với kinh tế Thế giới thì sản phẩm đó ngoài chất lượng tốt còn phải
mang giá trị thẩm mỹ cao, tính thẩm mỹ của một sản phẩm ở đây thông qua
bao bì chứa đựng nó. đây cũng chính là một trong những yếu tố tiếp thị có
hiệu quả cao nhất đưa sản phẩm đến với người tiêu dùng, với vai trò dó bao bì
thực sự có vị trí quan trọng trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu
hàng hoá của đất nước nói chung và của một đơn vị sản xuất nói riêng.
Qua một thời gian dài tìm hiểu những công trình nghệ thuật trên thế
giới và ở tại Việt Nam. đồng thời vận dụng triệt để các kiến thức đã học về
Đồ họa ứng đụng, em đã đưa ra Đồ án thiết kế Bộ bao bì sản phẩm và hệ
thống quảng cáo cho sản phẩm Bút TechOne của Công Ty TNHH sản xuất
Bút An Phong Với đề tài của mình, em hy vọng sẽ góp phần vào việc xây
dựng thương hiệu, quảng bá hình ảnh sản phẩm Bút của Việt Nam tới người
tiêu dung; đồng thời làm phong phú thêm các loại mẫu mã cho thị trường

hàng hoá Việt Nam, nâng cao thị hiếu thẩm mỹ -của người tiêu dùng, khẳng
định khả năng sáng tạo của đội ngũ các nhà thiết kế của Việt Nam. về mảng
Đồ họa nghệ thuật, em lựa chọn đề tài Tranh vẽ họa tiết “hoa Ly” cách điệu
được ứng dụng lên các sản phẩm quà lưu niệm và các vật dụng sinh hoạt hằng
ngày.
Để hoàn thành được Khóa luận Tốt nghiệp và Đồ án tốt nghiệp này, em
SV: Nguyễn Hoàng Long - K13 Đồ hoạ
2
Khoá luận tốt nghiệp Viện Đại học mở Hà Nội - Khoa Tạo dáng công nghiệp
xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, dìu dắt tận tình của các thầy giáo, cô giáo
đã trực tiếp hướng dẫn em trong suốt quá trình làm Tốt nghiệp, cũng như đã
dạy dỗ, bảo ban em ngay từ những ngày đầu mới vào trường.
Em vô cùng biết ơn các thầy giáo, cô giáo :
GV:Phạm Mai Châu.
TS.Nguyễn Văn Vĩnh
TS. Phạm Lan Oanh
Cùng tập thể các thầy cô giáo Khoa Tạo Dáng Công Nghiệp, Viện Đại
Học Mở Hà Nội đã tận tình chỉ bảo em trong suốt thời gian em được học tập,
rèn luyện tại nhà trường.
Hà nội, tháng 5 năm 2012 Sinh viên thực hiện
Nguyễn Hoàng Long
SV: Nguyễn Hoàng Long - K13 Đồ hoạ
3
Khoá luận tốt nghiệp Viện Đại học mở Hà Nội - Khoa Tạo dáng công nghiệp
CHƯƠNG I: KHÁI NIỆM, SỰ HÌNH THÀNH VÀ
PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH MỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP
(DESIGN)
1.1. Khái niệm về Mỹ Thuật Công Nghiệp ( Designs )
1.1.1. Khái niệm về Mỹ thuật công nghiệp ( Design )
Mỹ thuật công nghiệp còn được gọi là Design (phát âm như "đi-zai"), là

ngành thiết kế tạo mẫu, tạo dáng cho sản phẩm công nghiệp, tạo mỹ thuật sản
phẩm, thiết kế môi trường sống hay thế giới đồ vật.
Danh từ Design có xuất xứ từ chữ Disegno của tiếng Latinh, có từ thời
Phục hưng, có nghĩa là phác thảo, thuật vẽ, thiết kế, bản vẽ và là cơ sở của
mọi nghệ thuật thị giác, công việc của sự sáng tạo. Thời đó thuật ngữ này
thường ám chỉ công việc sáng tạo của các họa sĩ vẽ tranh, tạc tượng v.v. và
hơn nữa đó vẫn chưa phải là một nghề chuyên nghiệp hoàn toàn Lull-time
Professional) mà gắn kết như một thuộc tính của họa sĩ, nhà điêu khắc hay
các nghệ nhân.
Tại Anh, vào thế kỉ 16. khái niệm này đã được mở rộng hơn như là "lập
trình một cái gì đó để thực hiện", "thực hiện phác thảo một bản vẽ đầu tiên
cho một tác phẩm nghệ thuật" hoặc "phác thảo của một sản phẩm mỹ nghệ".
Design là phác thảo, thiết kế, chế mẫu và lập kế hoạch cho sản phẩm công
nghiệp. Với quá trình công nghiệp hóa cũng là quá trình hình thành lịch sử
design và bắt đầu vào khoảng giữa thế kỉ 19.
Cụm từ Design ở Việt Nam có nghĩa là "mỹ thuật công nghiệp", "thiết
kế tạo dáng công nghiệp" hay "mỹ thuật ứng dụng". Thuật ngữ này mới nhập
vào Việt Nam trong thập niên 1960, bắt nguồn từ Industrielle Formgestaltung
trong tiếng Đức khi các giáo sư trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Halle
(Die Hochschule für Industrielle Formgestaltung - Halle) sang trường Trung
cấp Mỹ nghệ Hà Nội trao đổi học thuật và đã được dịch thành "Mỹ thuật công
SV: Nguyễn Hoàng Long - K13 Đồ hoạ
4
Khoá luận tốt nghiệp Viện Đại học mở Hà Nội - Khoa Tạo dáng công nghiệp
nghiệp" (MTCN). Từ đó MTCN trở thành thuật ngữ của ngành và trở nên
thông dụng, quen thuộc.
Design - Khái niệm Mỹ thuật công nghiệp và Mỹ thuật ứng dụng
Mv thuật Công nghiệp (MTCN) = Design công nghiệp (Industrial
Design)
Mỹ thuật ủng dụng (MTƯlD) = Design ứng dụng (Applied Design)

Công thức : 2D ->2F = P+W
“Design bằng các giải pháp của 2D tiến tới mục tiêu 2F thông qua p
và W". Trong đó:
2D - Designer & Decor ( Thiết kế và Trang trí)
2F - Function & Form (Công năng và Hình dáng) p - Product (Sản
phẩm) w - Work (Tác phẩm)
Từ đó cho đến nay đã có rất nhiều những định nghĩa, những khái niệm
về mỹ thuật công nghiệp, mỹ thuật ứng dụng hay Design là gì? Có thế kể ra
những khái niệm tiêu biểu nhất như:
• Design: là nghề thiết kế tạo mẫu, tạo dáng sản phẩm công nghiệp,
nghề thiết kế mỹ thuật sản phẩm, thiết kế môi trường sống hay thế giới đồ vật
và thuật ngữ Designer tại VN thường hiểu là Mỹ thuật công nghiệp
• Design = disegno = Phác thảo, thuật vẽ (drawing), thiết kế, bản vẽ, là
cơ sở của mọi nghệ thuật thị giác, công việc của sự sáng tạo. (Thuật ngữ
Latinh thời Phục hưng)
• Design = “Lập trình một cái gì đó để thực hiện"; “Thực hiện phác
thảo một bản vẽ đầu tiên cho một tác phẩm nghệ thuật”; “Phác thảo của một
sản phẩm mỹ nghệ (Quan niệm từ thế kỉ XVI ở Anh quốc)
• Design = Mv thuật công, nghiệp, Thiết kế công nghiệp hay Mỹ thuật
ứng dụng. [Việt Nam 1960 từ tiếng Đức “Industrielle Formgestaltung”]
• MTCN = Hoạt động sáng tạo có mục đích thiết lập một môi trường
đồ vật hài hòa, thỏa mãn đầy đủ nhất các nhu cầu vật chất và tinh thần của
SV: Nguyễn Hoàng Long - K13 Đồ hoạ
5
Khoá luận tốt nghiệp Viện Đại học mở Hà Nội - Khoa Tạo dáng công nghiệp
con người. Mục đích đó đạt được bằng cách xác lập các chất lượng hình thức
của đồ vật ,tạo nên bởi sản xuất công nghiệp”. (Viện nghiên cứu khoa học
Thấm mỹ Kỹ thuật toàn liên bang (Liên Xô trước đây)
• Design là nơi gặp gỡ của mỹ thuật và công nghiệp, khi con người bắt
đầu quyết định những sản phẩm sản xuất hàng loạt sẽ có hình dạng như thế

nào. [Stephen Bayley]
• Design = Tổ hợp công năng (the functional complex) gồm : tính hữu
dụng (use), sự càn thiết (need), Telesis là thuyết phát triển xã hội được kế
hoạch hóa nơi mà nhân loại sử dụng năng lực giáo đục và phương pháp khoa
học hướng tới sự tiến hóa của xã hội loài người, phương cách (method), tính
thẩm mĩ (aesthetics) và sự kết hợp (association). [Victor Papanek]
Nhưng có lẽ với định nghĩa “ Design là nơi gặp gỡ của mỹ thuật và
công nghiệp. Khi con người bắt đầu quyết định sản xuất những sản phẩm
hàng loạt sẽ được hình dung như thế nào? ” Dây là định nghĩa của Stephen
Bavlcy như đại diện của những ý tưởng cho rằng Design là sự hợp hôn giữa
mỹ thuật và công nghiệp vào khoảng giữa những năm 1930 thế kỷ trước.
Những nhà viết sử Design đương đại cho rằng “Design như một hoạt động
đặc biệt cỏ quan hệ với cách mạng công nghiệp, sản xuất hàng loạt, hiện đại
hoả trong Kinh tế và Xã hội tiêu dùng”.Có thể xác định 3 chức năng chính của
Design là chức năng kỹ thuật, và thực tiện, chức năng thẩm mỹ và chức năng
biểu tượng.Các chức năng này là tiền đề để Design mang chức năng kinh tế, tạo
ra những giá trị vô hình cho sàn phẩm và vì thế rất quan trọng đối với các nhà
sản xuất, kinh doanh. Tạo dáng công nghiệp là một môn khoa học nghệ thuật
mang tính ứng dụng kết họp giữa thuộc tính mỹ thuật và tính ứng dụng
Tạo dáng công nghiệp bao gồm từ việc hình thành V tưởng, phác hoạ.
thiết kế tạo ra hình dáng bên ngoài của sản phẩm, được thể hiện bàng đường
nét, hình khói, màu sắc nhằm tạo ra một sản phẩm có giá trị văn hoá. Tạo
dáng phải có tính mới đổi với thế giới và dùng làm mẫu để chế tạo sản phẩm
SV: Nguyễn Hoàng Long - K13 Đồ hoạ
6
Khoá luận tốt nghiệp Viện Đại học mở Hà Nội - Khoa Tạo dáng công nghiệp
công nghiệp, thủ công nghiệp và các sản phẩm dân dụng trong đời sống hàng
ngày.
1.1.2 Khái niệm về Thiết Ke Đồ Họa ( Graphic Designs )
Thiết kế đồ họa ( Graphic Designs ) là cụm từ để chỉ một chuyên ngành

thuộc về mỹ thuật. Trong đó danh từ "đồ hoạ" để chỉ những bản vẽ được hiển
thị trên một mặt phẳng (đa chất liệu), và động từ "thiết kế" bao hàm ý nghĩa
kiến thiết, sáng tạo. Từ đó có thể hiểu, "thiết kể đồ hoạ" là kiến tạo một hình
ảnh, một tác phẩm lên một bề mặt chất liệu nào đó, mang ý nghĩa nghệ thuật
nhằm mục đích trang trí, làm đẹp, phục vụ nhu cầu con người Ngày nay,
thiết kế đồ hoạ đã trở thành một ngành dịch vụ quan trọng, ảnh hưởng lớn đến
hầu hết các ngành nghề khác trong xã hội. Ý nghĩa của khái niệm thiết kế đồ
hoạ giờ đây thường được hiểu là tạo ra những hình ảnh như logo, quảng cáo,
trang trí trên đồ vật, quần áo vải vóc dưới sự trợ giúp của máy vi tính. Lẽ dĩ
nhiên đó chỉ là một khía cạnh của thiết kế đồ hoạ. Tuy nhiên đó là khái niệm
thực dụng nhất về thiết kể đồ hoạ hiện nay mà hầu như ai cũng có thể biết
đến. Đồ họa là ngôn ngũ' thị giác bao gồm sự cân bàng, hài hòa, hình khối,
màu sắc, nội dung. Không những thế nó còn là thứ ngôn ngữ ẩn chứa nhiều
biểu tượng, văn hoá và quan điểm sống. Một thiết kế có the hấp dẫn người
xem bởi cả bề ngoài và ý nghĩa nó ấn chứa bên trong.
Thiết kế đồ họa ( Graphic Designs ) là quá trình sáng tạo hình một hình
ảnh, một tác phẩm để chuyển tải thôn£ điệp cụ thể (hoặc tin nhắn) để một đối
tượng mục tiêu. Thuật ngữ "thiết kế đồ họa" cũng có thể liên quan đến một số
ngành nghệ thuật và chuyên nghiệp mà tập trung vào truyền thông hình ảnh
và trình bày. Các lĩnh vực nói chung cũng thường được gọi là Visual truyền
thông hoặc truyền thông Thiết kể. Có nhiều phương pháp được sử dụng kết
hợp từ ngữ, ký hiệu và hình ảnh để tạo ra một hình ảnh của những V tưởng và
thông điệp. Một nhà thiết kế đồ họa có thể sử dụng kiểu chữ, nghệ thuật thị
giác và kỹ thuật dàn trang đế tạo ra kết quả cuối cùng.
SV: Nguyễn Hoàng Long - K13 Đồ hoạ
7
Khoá luận tốt nghiệp Viện Đại học mở Hà Nội - Khoa Tạo dáng công nghiệp
Ngày nay, cùng với sự phát triển của Khoa học kỹ thuật thì máy tính là
một trong những lĩnh vực phát triển mau lẹ của công nghệ thông tin, và nó đã
được sử dụng rộng rãi trong rất nhiều lĩnh vực như Khoa học kỹ thuật, công

nghệ.Và người ta cũng đưa máy tính áp dụng vào việc thiết kế đồ họa.Với
những ưu điểm vượt trội của máy tính đã và đang giúp con người thay đổi
cách cảm nhận và sử dụng máy tính để trở thành công cụ quan trọng trong
thiết kế kỹ thuật và tạo dáng mỹ thuật, thiết kế đồ họa phục vụ cho đời sống
hàng, ngày.
1.2. Sự hình thành và phát triển của Mỹ Thuật Công Nghiệp.
Mỹ thuật ứng dụng có nền tảng là Mỹ thuật công nghiệp hay nói cách
khác là bao hàm Mỹ thuật công nghiệp bởi vấn đề sản xuất chế tạo những sản
phẩm đưa vào ứng dụng cụ thể trước hết thuộc về lĩnh vực sản xuất (thường là
sản xuất công nghiệp).
Trong lĩnh vực mỹ thuật ứng dụng điểm phân biệt căn bản với mỹ thuật
tạo hình chính là ở công năng vật chất của sản phẩm. Lịch sử Design và quá
trình phát triển của Design chính là vấn đề quan niệm phần hơn của hình thức
hay công năng và cuộc tranh luận về công năng hay hình dáng (hình thức) của
sản phẩm trong thế kỉ XX lại càng trở nên bất phân thắng bại.
Nếu như trước đây, thời Design thủ công, vấn đề hình thức sản phẩm
được nâng thành tác phẩm nghệ thuật để chứng tỏ tài ba và sự khéo léo của
bàn tay con người, công năng sản phẩm được xếp hàng thứ yếu và được coi
như một phần của chính hình thức sản phẩm. Ngay cả các phong trào nghệ
thuật cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX cũng chỉ là những thay đổi mang tính
hình thức bởi những người tiên phong chỉ chủ trương tìm kiếm hình thức mới
của hoa văn trang trí cho sản phẩm để phù hợp với thời đại công nghiệp hóa
đang diễn ra khắp châu Âu khi đó.
Chính vì thế những moiive hình dáng sản phẩm ít thay đổi. Có nghĩa là
những vấn đề mang tính thẩm mỹ cũng khône có những thay đổi triệt để, mặc
SV: Nguyễn Hoàng Long - K13 Đồ hoạ
8
Khoá luận tốt nghiệp Viện Đại học mở Hà Nội - Khoa Tạo dáng công nghiệp
dù cũng, đã có những nghệ sĩ cấp tiến như Adolf Loos (trường phái Secession
Vienna, Áo) hô hào “Hoa văn là tội ác” và kêu gọi hướng tới thẩm mỹ hiện

đại - thẩm mỹ không hoa văn trang trí, nhưng thực ra phong trào nghệ thuật
hiện đại (mệnh danh hiện đại) thực chất chỉ dừng lại ở chỗ “gột rửa hoa văn
trang trí” mà không hướng tới thẩm mỹ công nghiệp mới và mang nặng tính
thủ công mỹ nghệ, cũng bởi do chủ trương phản đối công nghiệp sản xuất
hảng loạt.
Chỉ sau khi đại chiến thế giới thứ nhất kết thúc năm 1918 và xu thế
phát triển công nghiệp hóa đã được khẳng định thì vấn đề Design công nghiệp
trở thành vấn đề cấp thiết, đòi hỏi có những quan niệm thẩm mỹ công nghiệp
hiện đại tương thích phương thức sản xuất công nghiệp. Trường Bauhaus ở
Weimar của Đức được thành lập trên cơ sở hợp nhất Trường Mv nghệ
Weimar do Henry van de Velde (kiến trúc sư, Design Bỉ, cha đẻ của Trường
phái Tân Nghệ thuật Bỉ) làm Giám đốc và Viện hàn lâm nghệ thuật Weimar
do Muthesius làm giám đốc đã xác định được rõ nét xu hướng tạo dáng công
nghiệp mới dựa trên nền tảng lấy công năng của sản phẩm làm gốc và hình
thức phải tuân theo công năng.
Khẩu hiệu nghệ thuật “Hình dáng theo công năng” (Form follows
function) trở thành tôn chỉ nghệ thuật của phái Công năng chủ nghĩa
(Funtionalism) coi trọng công năng hơn hình thức. Đó cũng chính là phong
cách Desien công nghiệp tiêu biểu của thế kỉ XX phù hợp phương thức sản
xuất công nghiệp hàng loạt, trở thành mẫu mực cho việc phát triển Designer
công nghiệp ở các nước đang tiến hành công nghiệp hóa như VN. Design hỗ
trợ cho sản xuất công nghiệp hóa và hiện đại hóa, mang lại hiệu quả kinh tế
nhất là cho những ngành công nghiệp chế biến và sản xuất hàng tiêu dùng,
đặc biệt trong lĩnh vực Design đồ họa quảng cáo
Thẩm mỹ công nghiệp hiện đại MMS = Mode + Modern + Style
(Mốt + Hiện đại + Phong cách)
SV: Nguyễn Hoàng Long - K13 Đồ hoạ
9
Khoá luận tốt nghiệp Viện Đại học mở Hà Nội - Khoa Tạo dáng công nghiệp
Sự khác biệt giữa thẳm mv truyền thống có tính hàn lâm như quan niệm

của nghệ thuật tạo hình đổi với Design chưa đủ. Thẩm mỹ công nghiệp hiện
dại mang tính thực tiễn và gắn liền với sự tồn tại của cuộc sống vận động
không ngừng. Cái mới, cái khác đời, cái đẹp chưa được định nghĩa của một
sản phẩm vươn tới thì tương lai ngay trong quá trình tồn tại của nó, khiến cho
lỗi mode, lạc hậu là sự biểu hiện của hình thể không còn hợp thời, bị phế bỏ,
thay thế bởi kiểu dáng tân thời hơn ngay cả khi công năng của chúng còn hữu
hiệu. Hàng second-hand tồn tại bởi giá trị biểu hiện của hình thế đó còn có ý
nghĩa trong môi trường khác, phù hợp nhãn quan và mục đích sử dụng khác.
Môn học Thẩm mỹ công nghiệp là hết sức cần thiết.
Nghệ thuật thủ công có truyền thống hàng ngàn năm đã để lại di sản
khống lồ cho nhân loại. Những phong cách thời đại trong lịch sử văn minh
loài người chứng tỏ tính sáng tạo, trí thông minh và bàn tay khéo léo của con
người đã có từ rất sớm và ngày càng phát triển đa dạng, phong phú. Thế giới
kiến trúc và đồ vật con người tạo ra là một phần không thổ tách rời của nền
vãn hóa mỗi dân tộc, mỗi vùng miền. Quá trình mỹ thuật hóa đồ vật nhằm
hoàn thiện ngày một cao hơn đời sống vật chất và tinh thần của con người
cũng là cuộc đấu tranh không mệt mỏi của rất nhiều thế hệ. Văn minh phương
Tây và văn hóa phương Đông được thể hiện qua nhiều lăng kính, một trong số
đó là “thiên nhiên thứ hai”, là thể giới kỹ quyến con người tạo dựng và được
thể hiện qua nhCrng phong cách đặc trưng riêng, rõ ràng và phân biệt. Đặc
biệt phong cách phương Đông với bề dày truyền thống và sự liên tục kéo dài
tạo được dấu ấn đặc sắc, được phương Tây ngày càng ngưỡng mộ.
Những hình thức biểu hiện, những dấu ấn phong cách của nghệ thuật
thủ công tạo được nhờ bàn tay khéo léo, nhờ ý chí và sức lực của con người
trong một môi trường tự nhiên và xã hội phù hợp. Những phong cách lớn của
các thời đại ngày xưa. Antique cổ đại, Gothic trung cố, Phục hưng,
Renaissance, Baroque cận hiện đại là minh chứng của lịch sử văn minh,
SV: Nguyễn Hoàng Long - K13 Đồ hoạ
10
Khoá luận tốt nghiệp Viện Đại học mở Hà Nội - Khoa Tạo dáng công nghiệp

của khả năng sáng tạo nghệ thuật và cũng là lv tưởng thẩm mỹ thời đại đã
qua. Phong cách thời đại bao trùm trên một vùng rộng lớn nhiều lãnh thổ.
quốc gia, nhưng có lẽ cũng xuất phát từ những dấu ấn cá nhân, tạo dần thành
trường phái, thành phong cách nhóm dể dần hình thành, hưng thịnh và phát
triển rộng khắp cho đến khi một phong cách khác thay thế, thịnh hành.
Design như một neành nghề đặc biệt của thời đại công nghiệp xuất hiện
từ giữa thế kỉ XIX. Cách mạng công nghiệp gắn liền với phương thức chế tạo
cơ khí, sản xuất dây chuyền hàng loạt, dã thay thế dần phương pháp thủ công
đơn chiếc truyền thống, sự phân công lao động thời công nghiệp đã hình
thành công việc thiết kế độc lập như một nghề nghiệp. Trên cơ sở xu hướng
phong cách của form thay đổi có các phân kỳ Design như:
1850 - 1914 : Các phong trào cải cách và Nghệ thuật mới
1850 - 1914 : Các phong trào cải cách và Nghệ thuật mới
1950 - 1980 : Hình dáng tốt và những lựa chọn mới
1980 - nay : Chủ nghĩa Hậu hiện đại và Design đa hướng
Nhiệm vụ của ngành Design đã luôn thay đổi theo thời gian, luôn được mở
rộng và trong thời gian qua đã không còn chỉ dừng ở việc tạo dáng sản phẩm.
Ngay cả khi người ta bỏ qua việc sử dụng thuật ngữ một cách quá lạm dụng thì rổ
ràng ý nghĩa của ngành Design trong tương lai vẫn gia tăng cùng với việc mở rộng
nhiệm vụ của lĩnh vực này. Mặc dù đang có những than phiền về tình trạng các thị
trường bị xé nhỏ, song sự đa dạng của sản phẩm và hình dáng sỗ tiếp tục gia tăng,
bởi sự nỗ lực để đạt được tính riêng tư và để tạo ra sự phân biệt với các đối thủ
cạnh tranh khác sẽ khuyến khích quá trình phát triển đó.
Bức tranh của tình hình Design hiện hành sẽ ngày một phức tạp hơn,
các nhà lý luận, các nhà phê bình và những người trong cuộc Designer sẽ phải
hành động giống như ở các lĩnh vực nghệ thuật đã có từ trước (hội họa, kiến
trúc ) và phải chọn cho mình những lĩnh vực chuyên môn và những vấn đề
riêng lẻ đặc biệt.
SV: Nguyễn Hoàng Long - K13 Đồ hoạ
11

Khoá luận tốt nghiệp Viện Đại học mở Hà Nội - Khoa Tạo dáng công nghiệp
Tương lai thật khó có thể đoán trước. Chúng ta đã từng nhận định, thế
kỉ XX đã qua có thể được ghi nhớ như thế kỉ của những cao ốc (mass-
building), đa truyền thông (mass-communication), đại tiêu dùng (mass-
consuming) và sản xuất hàng loại (mass-production), cũng là thế kỉ của
Designer đại chúng (for mass Designer). Thế kỉ 21 hiện nay với nền văn minh
đã bước sane một trang mới, nền văn minh tin học, nền kinh tế tri thức, nền
sản xuất thích ứng và vì thế. Design cảm hứng, Design biểu tượng, Design
nghệ thuật.
Đó là những thành phố tương lai kiểu ốc đảo, là nhà ở với những tiện
ích tin học, là thông tin vô tuyến hữu hình, là sản phẩm nghe nhìn và sản
phẩm đa năng max-mini (Max công năng - Mini hình dáng), là phương tiện
giao thông tự hành, là sinh hoạt giải trí cộng đồng, là du lịch nghịch cảnh sinh
thái, là thế giới ảo cá thổ Design kiểu CAD/CAM chuyển sang DBC/MBC
(Designer by computer/ manufacturing by computer).
Quá trình đơn giản hóa hình thức bề ngoài cũng chính là quá trình thay
đổi về quan niệm thẩm mỹ trước hết ở giới nghệ sĩ trong mọi lĩnh vực hoạt
động nghệ thuật và sau đó là toàn xã hội. Nghệ thuật mới Art Nouveau ở Pháp
là điển hình quan niệm đề cao vẻ đẹp của sản phẩm thủ công, của những hoa
văn motive thiên nhiên làm hình thức trang trí căn bản. Điều đó dẫn đến quá
trình “gột rửa” hoa văn phức tạp trước đây thành những kiểu thức hoa văn tự
nhiên, hữu cơ và đơn giản hơn.
Mục tiêu của những phong trào nghệ thuật mới này. không chỉ ở
Pháp mà ở cả châu Âu khi đó là nhằm cạnh tranh với sự lớn mạnh và bành
trướng của sản xuất công nghiệp đang thắng thế nhưng cho ra sản phẩm
thiếu thẩm mỹ.
Những sản phẩm thủ công từ trường phái Nancy, Paris của Pháp tiêu
biểu cho phong cách Nghệ thuật mới, mệnh danh phong trào nghệ thuật
hiện đại khi bước sang thế kỉ XX. Đỏ là những sản phẩm đồ gỗ, vải dệt. đồ
SV: Nguyễn Hoàng Long - K13 Đồ hoạ

12
Khoá luận tốt nghiệp Viện Đại học mở Hà Nội - Khoa Tạo dáng công nghiệp
thuỷ tinh, gốm sứ tinh xảo và lộng lẫy như những tác phẩm nghệ thuật, vẫn
gợi lại hình bóng của các phong cách cổ điển Baroque thế kỉ XVII, XVIII
trước đây. Dòng nghệ thuật trang trí như vậy vẫn tiếp tục để đến thập niên
1920, 1930 ở Pháp Paris tiếp tục trở thành kinh đô nghệ thuật và văn hóa
thế giới, và Nghệ thuật trang trí Art Derco lại nảy mầm và kết trái, đạt tới
đỉnh cao tại đây dù châu Âu mới trải qua cuộc Thế chiến lần thử nhất 1914-
1918 tàn khốc và chết chóc.
Nghệ thuật trang trí Art Derco, Nghệ thuật mới Art Nouveau của Pháp
và châu Âu vẫn có đất sống bởi lối sống phù hoa của giới quý tộc thượng
lưu, của cả tầng lớp trung lưu thị dân đua đòi. những Hector Guimar,
Maịorellé, Daum, Gallé là những nghệ sĩ đã làm nổi danh nghệ thuật thủ
công trang trí Pháp.
Cũng ở Paris nghề Design thòng qua sự thăng hoa của ngành thời trang
như bằng chứng của quá trình phục hưng kinh tế châu Âu sau thế chiến lần
thứ nhất, đã lần đầu tiên được nhắc đến như một lĩnh vực nghệ thuậl và kinh
doanh cao quý - Design là kinh doanh nghệ thuật. Những tên tuổi lớn của
ngành thời trang Pháp từ thập niên 1930 luôn tỏa sáng. Đó là Coco ChaneỊ
Pier Cardin, và những mẫu thời trang, những buổi trình diễn thời trang như
một loại hình nghệ thuật đặc sắc, vì ở đó có những bộ trang phục đẹp. và trên
hết ở đó có những người mẫu tuyệt sắc, hấp dẫn và đầy mơ mộng. Desìgn và
Desỉgner từ đó được biết đến một cách hấp dẫn và đầy triển vọnR. Kiến trúc
sư và Designer (gốc Thuỵ Sĩ) Le Corbusier, Designer p. Stack tiêu biếu
cho trường phái kiến trúc hiện đại và nền Designer mới của Pháp.
Chiến tranh thế giới thứ nhất cũng mang lại cơ hội để Design công
nghiệp lên ngôi, bởi những tranh luận về nghệ thuật thiết kế theo phương thức
thủ công hay công nghiệp đã đến hồi kết. Phương thức sản xuất công nghiệp
hàng loạt thắng thế bởi nhu cầu số lượng cần bồi đắp sau những mất mát và
tàn phá bởi cuộc đại chiến lần 1 của thế kỉ XX. Design đậm chất nghệ thuật

và văn hóa Pháp nhường chỗ cho Design công năng của người Đức.
SV: Nguyễn Hoàng Long - K13 Đồ hoạ
13
Khoá luận tốt nghiệp Viện Đại học mở Hà Nội - Khoa Tạo dáng công nghiệp
Ở Đức. tại Weimar, trường Bauhaus được thành lập và trang sử mới
của ngành Design công nghiệp bắt đầu. Trường Bauhaus được thành lập bởi
Kiến trúc sư Walter Gropius ở Weimar .Lịch sử Design công nghiệp thường
dược coi như bắt đầu từ khi có trường Bauhaus, bởi chỉ từ khi có Bauhaus,
một phong cách mới của Design coi trọng tính hiệu quả của sản xuất, coi
Design chính là phương tiện để hoàn thiện sản phẩm trước khi đưa vào sản
xuất hàng loạt, nhằm mục tiêu phục vụ đa số con người một cách tốt nhất mới
trở thành một phong cách chính thống của Design công nghiệp trong thế kỉ
XX. Những tên tuổi lừng danh như Peter Behrens từ trào lưu Phong cách trẻ,
một trong những nhà sáng lập Liên đoàn lao động thủ công Đức năm 1907,
cha đẻ của Design công nghiệp Đức với những đóng góp ứng dụng Design
mẫu mực cho hãng điện dân dụng AEG và góp phần để có Bauhaus thành lập
năm 1919, cũng là người đề cử Walter Gropius giữ trọng, trách quản lý
trường Bauhaus. Chủ nghĩa công năng thắng thé Nghệ thuật mới, và Bauhaus
trở thành cái nôi của phong cách quốc tế công năng chủ nghĩa. Những bậc
thầy của trường phái này như w. Gropius, Ludwig Mies van der Rohe, Marcel
Breuer, cùng các tác phẩm của mình đã khắng định ưu thể của Design công
nghiệp, Design sản phẩm không hoa văn trang trí. Mặc dù thời gian tồn tại
của Bauhaus ngắn ngủi 14 năm nhưng dấu ấn nó để lại rất lớn. Trường Tạo
dáng công nghiệp Ưlm (1953- 1968) của Đức sau này đã cố gắng noi theo
Chủ nghĩa công năng và mone, muốn kế tục Bauhaus, nâng Chủ nghĩa công
năng thành phong cách Hình dáng tốt (Good form, Good Design) để có Chủ
nghĩa tân công năng và Chủ nghĩa công năng trở thành phong cách tiêu biểu
của Design công nghiệp trong suốt giữa thế kỉ XX và đến ngày nay vẫn còn
nguyên giá trị. Nói đến Design Đức là nói tới chất lượng và sự hoàn hảo công
năng.

Với ngôn ngữ giản dị và tinh tế, khả năng tiện lợi mà đồ họa đã phát
triển ngày càng mạnh. Cái đẹp trong đồ họa cũng phát triển song, song, đó là
SV: Nguyễn Hoàng Long - K13 Đồ hoạ
14
Khoá luận tốt nghiệp Viện Đại học mở Hà Nội - Khoa Tạo dáng công nghiệp
cái đẹp của hiện thực cuộc sống, là vẻ đẹp lự nhiên của xã hội, của con người
đã được người nghệ sỹ sáng tạo và biểu đạt bằng các cấp độ khác nhau của
hình tượng nghệ thuật trong mối quan hệ giữa cái chung - riêng, giữa cái nội
dung - hình thức Cái đẹp là một giá trị thẩm mỹ, triết học, chính trị, đạo đức,
văn hóa. Cho nôn những tác phẩm nghệ thuật của nhân loại bao giờ cũng là
các tác phẩm mà ở đó hàm chứa những khát vọng vươn tới cái đẹp, cái cao
thượng ở sự hoàn mỹ. ở một hình thức hấp dẫn đích thực của nó trone các
ngôn ngữ đặc thù của nghệ thuật.
ngày nay, với sự phát triển của nghệ thuật trang trí thực dụng gắn liền với
sự phát triển của văn hóa xã hội, kinh tế, khoa học kỹ thuật với đời sons, của con
người. Con người sáng tạo ra những công trình kiến trúc vĩ đại, máy móc, vật
dụng hàng ngày nhưng chúng không hề thô kệch, mà ngược lại chúng vẫn sang
trọng, hài hòa, mans tính thẩm mỹ cao. Con người khône chỉ thưởng thức cái
đẹp trong các côns trình kiến trúc, trong những bức tranh, những tác phẩm điêu
khắc mà cái đẹp còn phải có ở khắp mọi nơi, mọi chỗ, mọi vật dụng từ nơi ăn
chốn ở, nơi vui chơi giải trí cho đến quần áo, đồ dùng hàng ngày đều phải đẹp.
Đó chính là nhu cầu tất yếu của con người trong mọi thời đại.
Khi máy móc chưa thay thế con người, hàng hóa được làm ra bởi đôi
tay của người thợ thủ công. Khi Khoa học kv thuật phái triển, việc sản xuất
hàng hóa dần được thay thế bằng máy móc. Việc tổ chức sản xuất hàng hóa
không còn đơn lẻ nữa mà thay thể vào đấy là nhữns dây truyền sản xuất công
nghệ cao với hàng, loại các sản phẩm ra đời mang tính đồng loạt, không mất
nhiều công sức như trước kia. Một cuộc cách mạng về cái đẹp đối với các sản
phẩm công nghiệp ra đời đã thực sự phục hồi “nhân tính" cho các sản phẩm
công nghiệp và mỹ thuật công nghiệp đã hình thành dựa trên nhừng kinh

nghiệm thực tế như vậy
Chắc hẳn không ai trong hoạt động trong lĩnh vực thiết kế lại không
biết đến cha đẻ của ngành tạo dáng; công nghiệp Raymond Loewv.
SV: Nguyễn Hoàng Long - K13 Đồ hoạ
15
Khoá luận tốt nghiệp Viện Đại học mở Hà Nội - Khoa Tạo dáng công nghiệp
“Raymond Loewy thực sự đã thay đối bộ mặt và hình dáng của cả thế giới
hiện đại.” - Tờ Nhật báo New.
Ông sinh ngày 05/11/1893, mất ngày 14/07/1986 tại Paris nhưng ông
chủ yếu sinh sống tại Hoa Kỳ. Ôns bắt đầu sự nghiệp tạo dáng công nghiệp
của mình từ năm 1929 với việc tạo dáng cho chiếc máy in rô-nê-ô. Với
phương châm “Đẹp nhưng vẫn Đơn giản và Đa chức năng”, Loewy đã cống
hiến hơn 50 năm trong lĩnh vực tạo dáng, trong đó sản phẩm nối tiếng nhất đó
là hộp thuốc lá Lucky Strike cigarette package, đầu máy xe lửa GG1 và Sl, vỏ
chai Coca-Cola bottle, bộ tem tưởng nhớ cố Tổng thống John F. Kennedy, nội
thất tàu Saturn I, Saturn V, và Skylab, logo Shell International Rất nhiều sản
phẩm tạo dáng của ông trong ngành xe hơi cũng được coi là những tác phẩm
kinh điển, đó là chiếc Studebaker Starliner Coupé 1953 và chiếc Avantu 1963.
Automotive News đã từng nhận định: “Studebaker xứng đáng là chiếc xe vĩ
đại nhất của mọi thời đại.” Trên thực tế, những mẫu xe hơi do Loewy thiết kế
từ thập niên 1920 đã có ảnh hưởng rất lớn đến thiết kế của thập niên 1980.
Hẳn không một nhà kinh doanh nào lại không biết đến câu nói trứ danh của
ông “Giữa hai sản phẩm ngang giá, cùng chức năng và chất lượng, sản phẩm
nào bắt mắt hcm, sản phẩm đó chắc chắn sẽ bán chạy hơn." Đó như một
tuyên ngôn khẳng định tầm quan trọng không thể phụ nhận của ngành tạo
dáng công nghiệp.
1.3. Quá trình phát triển ngành Đồ Họa ở Việt Nam
Ngành bao bì của Việt Nam chỉ mới phát triển mạnh trong khoảng 10-
15 năm trở lại đây. Khi nền kinh tế của Việt Nam còn trong: thời kỳ bao cấp,
hàng hoá được bán theo hình thức tem phiếu, phân phối, thì ngành bao bì lần

như không có. Các loại bao bì được sử dụng; lúc đó chỉ nhằm một mục đích
duy nhất là bảo quản các sản phẩm bên trong trong quá trình vận chuyển. Yếu
tố thẩm mỹ trong bao bì gần như khôna; có. Người tiêu dùng lúc đó không có
nhiều sự lựa chọn bởi tất cả hàng hoá lúc bấy giờ đều do nhà nước phân phối
SV: Nguyễn Hoàng Long - K13 Đồ hoạ
16
Khoá luận tốt nghiệp Viện Đại học mở Hà Nội - Khoa Tạo dáng công nghiệp
qua chính sách tem phiếu. Vì vậy bao bì có đẹp hay không không quan trọng
chỉ cần sản phẩm đó sử dụng được tốt và có dộ bền cao là được. Mầu mã bao
bì lúc đó rất nghèo nàn, chất liệu thường được sử dụng nhất là loại giấy xi
măng, carton. Mục tiêu phấn đấu lúc bấy giờ là “ăn chắc mặc bền”, “ăn no
mặc ấm". Sản phẩm làm ra chỉ nhằm một mục đích duy nhất, đế sử dụng.
Thành phần kinh tế lúc đó chỉ có duy nhất thành phần kinh tế quốc doanh. Vì
vậy việc đầu tư cho sản xuất không được chú trọng dẫn tới một nền sản xuất
hàng hóa trì trệ, què quặt. Việc đầu tư thái quá vào một số ngành, buông lỏng
các ngành khác làm cho nền kinh tế đã suy yếu càng trở nên yếu kém hơn.
Nhận thức được tình hình đó, năm 1988 Nhà nước đã bãi bỏ nền kinh tế bao
cấp, chuyển sang nền kinh tế thị trường.
Sau thời gian chuyển đổi nền kinh tể từ nền kinh tế “tự cung tự cấp”,
“tự sản tự tiêu” sang nền kinh tế mở cửa, nền kinh tế thị trường, thì ngay lập
tức nền kinh tế của Việt Nam đã thay đổi hoàn toàn bộ mặt. Vào khoảng
những năm 1997-1988 , hàng loạt các công; ty quảng cáo nước ngoài đồng
loạt nhảy vào thị trường Việt Nam.Các công ty quảng cáo đa quốc gia này
tuyển dụng những người Việt Nam giỏi tiếng Anh và có khả năng sáng
tạo,gấp rút đào tạo họ đề phục vụ cho khách hàng là các tập đoàn đa quốc gia
mới thâm nhập thị trường.Trong các công ty quảng cáo, công việc sáng tạo và
lập chiến lược truyền thông đều do đội ngũ chuyên gia người nước ngoài đảm
trách.Nhân viên người Việt chỉ là những công dân hạng hai tại các côns ty
quảng; cáo đa quốc gia này .Việc cho phép các thành phần kinh tế khác cùng
tham gia vào nền kinh tế đã khuyến khích người dân tích cực hơn trong kinh

doanh. Các doanh nghiệp tư nhân, liên doanh nước ngoài liên tục ra đời đã
thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế hàng hoá. Sự cạnh tranh xuất hiện, các
doanh nghiệp phải tìm mọi cách để khắng định chỗ đứng của mình trên thị
trường. Cách duy nhất để thực hiện điều đó là phải phát triển thương hiệu của
doanh nghiệp mình trên thị trườn? trong nước và Thế giới, quảng bá sản
phẩm, cạnh tranh bằng giá cả,
SV: Nguyễn Hoàng Long - K13 Đồ hoạ
17
Khoá luận tốt nghiệp Viện Đại học mở Hà Nội - Khoa Tạo dáng công nghiệp
Cuộc sống của người dân ngày một nâng cao, mục tiêu phấn đấu thay
đổi “ăn ngon mặc đẹp”. Nhu cầu cuộc sống của người dân nâng cao, mức
sống cải thiện đã làm cho nền kinh tế hàng hoá cũng biến đổi theo. Yếu tố
thẩm mỹ trước đây không được quan tâm, giờ đây trở nên vô cùng cần thiết
trong các sản phẩm hàng hóa. Một sản phẩm có cùng chất lượng nhưng sản
phẩm nào có mẫu mã ấn tượng hơn, đẹp hơn thì sẽ được người tiêu dùng lựa
chọn. Vì vậy các doanh nghiệp muốn phát triển thì phải tìm mọi cách thay đổi
kịp thời theo thị hiếu của người tiêu dùng. Sản phẩm làm ra phải hội đủ tiêu
chuẩn về chất lượng, mẫu mã, giá thành thì mới có thể tiêu thụ được. Chưa
bao giờ khách hàng lại được quan tâm như hiện nay. Các doanh nghiệp luôn
đưa ra những sản phẩm mới, các hình thức quảng cáo, khuyến mãi nhằm thu
hút khách hàng. Khẩu hiệu "Khách hàng là thượng đế” được các doanh
nghiệp thực hiện triệt để. Trong các hình thức đẩy mạnh thương hiệu như thế
thì đầu tư vào mẫu mã sản phẩm đang trở thành một lựa chọn tốt đối với các
các doanh nghiệp. Việc thay đổi mẫu mã sản phẩm liên tục sẽ làm khách hàng
không bị nhàm chán với những mẫu thiết kế cũ. Đứng trên quan điểm đó, các
nhà sản xuất liên tục đưa ra các mẫu mã sản phẩm, mẫu mã bao bì mới lạ ra
thị trường nhằm thu hút sự quan tâm của khách hàng. Hiện nay mẫu mã bao
bì của Việt Nam đã khá đa dạng và đầy đủ. Cùng, với những mầu mã các sản
phẩm nhập từ nước ngoài, có thể nói hệ thống bao bì của Việt Nam hiện nay
đã đáp ứng được hầu hết nhu cầu tiêu dùng của người dân.

Nước ta là một nước xã hội chủ nghĩa, nền Mỹ thuật Công nghiệp -
Design được phát triển trên tinh thần tiến bộ của mỹ thuật công nghiệp thế
giới. Thuật ngữ Mỹ thuật công nghiệp - Design thâm nhập vào Việt Nam
trong thập niên 60 thế kỷ trước, bắt nguồn từ tiếng Đức “Industrielle
Formgestaltung” khi các giáo SU' trường đại học MTCN Halle- cộng hoà dân
chủ Đức sang trường trung cấp Mỹ nghệ Hà Nội trao đổi học thuật và được
dịch thành Mỹ thuật công nghiệp.
Suốt thời gian từ đó đến nay, nỵành quảng cáo ở Việt Nam đã có những
bước tiến vượt trội. Bạn có thể thấy rõ điều này khi nhìn vào đội ngũ nhân
SV: Nguyễn Hoàng Long - K13 Đồ hoạ
18
Khoá luận tốt nghiệp Viện Đại học mở Hà Nội - Khoa Tạo dáng công nghiệp
viên tại các công ty quảng cáo đa quốc gia ngày nay, với hơn 90% là ns,ười
Việt Nam. Tuy nhiên, điều đáng buồn là hầu hết ở Việt Nam, chúng ta làm
quảng cáo theo kiểu chi lo học được vài “Chiêu là các kỹ năng, các công việc
cụ thể - mà lại không nắm được phần "Thức”- tức những kiến thức nền tảng,
những hiếu biết về nguyên nhân, về cấu trúc và các quy trình chuyên nghiệp.
Nhiều quảng, cáo do các chuyên viên quảng cáo Việt Nam tạo ra đều dựa trên
sự sao chép một cách máy móc từ chương trình quảne cáo của các công ty
quảng cáo đa quốc gia và thường mang lại những phí tổn hơn là hiệu quả.
Với nhiều người, việc đưa ra những V tưởng sáng tạo có vẻ rất dỗ
dàng. Tuy nhiên, để chứng minh được hiệu quả của các ý tưởng đó trước khi
đổ tiền vào thực hiện chương trình quản a cáo tiếp thị là điều mà không mấy
người thực hiện được.
Ngành thiết kế Đồ Họa ( Graphic Design ) ở Việt Nam hiện nay vẫn
còn là một dạng thiên về nghệ thuật ( tức dựa vào chuyện may rủi cảm tính )
hơn là về Khoa họa đê có thể chứng minh được tính hiệu quả.
Cho đến nay vẫn chưa có định nghĩa chính xác và đầy đủ về nghề Thiết kế
độ họa-công việc được dân trong ngành gọi vui là nghề của “Picasso’- trong lĩnh
vực số. Có thể tạm hiểu việc thiết kế đồ họa là việc sử dụng máy tính để thiết kế

những sản phẩm liên quan đến đồ họa, hình ảnh, mỹ thuật, phim ảnh.
Ngành thiết kế đồ họa có ứng dụng rất rộng rãi. Do đó. nhà thiết kế rất
dễ dàng tìm công cụ, phần mềm khác nhau để hoàn thành công việc của mình.
Những người sử dụng các công cụ số hỏa để viết, thiết kế sản phẩm trên máy
tính dược gọi là chuyên gia thiết kế đồ họa ( Designer ). Designer hoạt động
khá đa dạng: thiết kế logo,bao bì sản phẩm , quàng cáo, banner, brochure,
poster, tạo mẫu bìa tạp chí. thiết kế giao diện website, làm kỹ xảo điện ảnh,
phục hồi ảnh cũ Họ sử dụng phong phú chất liệu, từ tranh ảnh, hoạt hình
,video, âm nhạc, các hiệu ứng âm thanh, hình ảnh Các sản phẩm do đó cũng
rất đa dạng : clip, website, mẫu bài tạp chí, poster, video clip quảng cáo
Ngành thiết kế Đồ họa ( Graphic Design ) tại Việt Nam vẫn còn non trẻ
và chưa có phong cách.Nhiều người vẫn hình dung thiết kể đồ họa là nghề
SV: Nguyễn Hoàng Long - K13 Đồ hoạ
19
Khoá luận tốt nghiệp Viện Đại học mở Hà Nội - Khoa Tạo dáng công nghiệp
thời thượng, có mức thu nhập cao, công việc sáng tạo. Quả thật, cũng có
nhiều designer tài năng, họ được săn đon và trọng dụng. Tuy nhiên trên thực
tế, khône phải lúc nào và bất cứ họa sĩ số nào cũng thành công. Nhu cầu nhân
lực của ngành Đồ họa trong nước rất lớn nhưng tính chuyên nghiệp thì vẫn
chỉ là một câu chuyện dài.
Thiết kế Đồ họa ở Việt Nam vẫn còn trong giai đoạn phát triển và chưa
thực sự tạo nên những dấu ấn hay phong cách riêng. So với Trung Quốc, Nhật
Bản hay một số các quốc gia khác thì bản sắc trong các tác phẩm của họ được
thể hiện rất rõ ràng và tiêu biểu chứ không mang tính lắp ghép hay áp dụng
công nghệ “ copy- paste “ ( sao - chép ) như ở Việt Nam. Ngành đồ họa Việt
Nam mới thực sự phát triển từ năm 2000. Đến nay, ngành đồ họa trong nước
vẫn còn non trẻ và đang trong quá trình đi tìm phong cách riêng. Những sản
phẩm được quảng bá truyền thông hay hình ảnh ở Việt Nam còn non yếu,
thiếu sáng tạo, chỉ 30% mẫu được xây dựng ý tưởng và sản xuất tại Việt Nam,
còn 70% là từ nước ngoài.Phần lớn các tư liệu phục vụ thiết kế Đồ họa tại

Việt Nam là từ nước ngoài. Điều đó gây khó khăn nhưng cũng là thuận lợi để
người làm thiết kế tự do sáng tạo, xây dựng phong cách riêng. Những năm
gần đây, khách hàng và người tiêu dùng ngày càng khó tính hơn, yêu cầu sản
phẩm có chất lượng cao hơn. Điều này bắt buộc Designer phải liên tục làm
mới mình, tăng sức sáng lạo và tìm tòi những ý tưởng mới. Tâm lý chung
người ngành thiết kế đều muốn mình sẽ tạo được sán phẩm độc đáo, tính thẩm
mỹ cao Tuy nhiên trên thực tế, khi đi làm lại bị gò bó bởi ý tưởng và yêu cầu
của khách hàng nên dần cảm thấy chán , chai lỳ sức sáng tạo. Đây là vấn đề
và cũng là mâu thuẫn mà nhiều chuyên gia thiết kế gặp phải. Không phải lúc
nào trong đầu cũng đầy ắp ý tưởng sáng tạo. Hoặc có khi có ý tưởng sáng tạo
thì khách hàng lại không, hiểu hoặc không hài long. Nhiều khi khái niệm “
đẹp, sáng tạo “ giữa khách hàng và chuyên gia thiết kế “ vênh “ nhau và
thường khách hàng là người quyết định.
SV: Nguyễn Hoàng Long - K13 Đồ hoạ
20
Khoá luận tốt nghiệp Viện Đại học mở Hà Nội - Khoa Tạo dáng công nghiệp
CHƯƠNG II: NGÔN NGỮ CỦA ĐỒ HỌA TRONG
QUẢNG CÁO SẢN PHẮM THƯƠNG MẠI
2.1. Khái niệm quá trình sáng tạo
Sáng tạo là biếu hiện sự tỉm tòi, nghiên cứu của các nhà thiết kế về một
sản phẩm (đồ vật) hay một đề tài nào đấy theo ý tưởng của nhà thiết kế và đưa
ra bàng bản vẽ, phác thảo, phác họa hay mô hình nhằm đạt tới mức hoàn thiện
để có thể áp dụng vào sản xuất hay sử dụng trong công nghiệp cũng như trong
cuộc sống. Tuy nhiên trong; quá trình sáng tạo thì nó cũng có những phương
pháp khoa học và có

những trình tự khoa học nhất định thì mới thực hiện
được. Thì quảng cáo cũng có những trình tự của nó. Một số chuyên gia, học
giả nước ngoài đã nêu ra một số trình tự phác học về quảng cáo như :
Trình tự Young :

W.Young đưa ra 5 cơ sau đây trong “ Phép sáng tạo “ của mình :
- Thu thập tài liệu.
- Xử lý tài liệu : Suy nghĩ kỹ để thấu hiểu được tốt các tài liệu thu thập
được.
- Thai nghén tài liệu : Tổ chức trong đầu các loại tư duy.
- Sáng tạo nảy sinh : Tâm huyết đến cao trào, có tình cảm thực hiện,
nảy sinh sáng kiến.
- Định hình thực hiện : Cuối cùng sáng kiến được gia công định hình
để thể hiện.
• Trình tự Hoàng :
Một học giả người Hồng Kông tên Hoàng Tiêm đã nêu ra các bước :
Tàng : Thu thập và cất giữ tài liệu.
Vận : Tính toán trù liệu các tài liệu.
Hóa : Nảy sinh các sáng kiến quảng cáo.
SV: Nguyễn Hoàng Long - K13 Đồ hoạ
21
Khoá luận tốt nghiệp Viện Đại học mở Hà Nội - Khoa Tạo dáng công nghiệp
Tu : Tu chỉnh, hoàn thiện sáng kiến quảng cáo.
Qua đây, ta cũng có thể mô tả được quá trình sáng tạo qua 7 bước sau :
a. Định hướng :
Xác định và nhận thức rõ ràng để định hướng vấn đề cần giải quyết và
cố gắng giải quyết trong quá trình sáng tạo.
b. Chuẩn bị:
Nghiên cứu tìm hiểu ,và thu thập các thông tin có liên quan để tìm ra
hướng sáng tạo.
c. Phân tích :
Người thiết kế phải nắm bắt các thông tin đã thu thập và từng bước
phân tích, tổ chức và sắp xếp lại dữ liệu.
d. Hình thành ý tưởng :
Đây là lúc người thiết kế xử lý các thông tin đã thu thập được để tìm ra

mối liên hệ và phát triển các ý tưởng sáng tạo.
e. Liên kết các ý trong :
Đây là lúc người thiết kế liên kết các ý thức; mới hình thành để tìm ra
mồi liên hệ chung.
f. Tổng họp :
Nhà thiết kế phân loại các ý tưởng và loại bỏ những ý tưởng không phù
hợp dể xây dựng ý tưởng hoàn chỉnh.
g. Đánh giá :
Đánh giá, so sánh các ý tưởng hay, không hay và dựa trên 3 yếu tố: ngữ
cảnh, tính bất ngờ, và phong phú về mặt nội dung.
Quá trình sáng tạo đòi hỏi nhà thiết kế phải nỗ lực, nâng cao năng lực
sáng tạo và tiếp thu nhiều ý tưởng mới lạ để có nhiều kinh nghiệm sống cũng
như trong sáng tạo được phong phú.
SV: Nguyễn Hoàng Long - K13 Đồ hoạ
22
Khoá luận tốt nghiệp Viện Đại học mở Hà Nội - Khoa Tạo dáng công nghiệp
2.2. Các nguyên lý cơ bản của Design
2.2.1. Các nguyên lý cơ bản của Design.
Trong cuộc sổng chúng ta sắp phải và chịu ảnh hưởng của rất nhiều
điều luật. Luật lệ là do con người chúng ta đặt ra nhằm mục đích tạo ra một xã
hội công bằng và văn minh. Trong thiết kế cũng vậy, cũng có những điều luật
cơ bản chi phối diện mạo của một tác phẩm. Chúng có thể không tương tác
qua lại lẫn nhau và cũng có thể trùng lặp với nhau trong một số trường hợp.
Vậy hãy cùng nhau phân tích những nguyên lý cơ bản của Design, để chúng
ta có thể áp dụng trong những thiết kế của mình.
Các nguyên lv cơ bản của Design bao gồm :
Cân bằng ( Balance )
Nhịp điệu ( Rhvthm )
Nhấn mạnh ( Emphasis )
Đồng nhất ( Unity )

Đơn giản (Siraplicity)
Cân xứng ( Proportion )
2.2.1.1. Luật cân bằng : The law of balance
Sự cân bằng phù hợp của các yếu tố là sự cần thiết đối với một mẫu
thiết kế. Luật cân bằng có 2 loại : đó là cân bằng đối xứng và cân bàng bất đối
xứng.
• Cân bằng đối xứng biểu thị tất cả các yếu tố như chiều cao , chiều
rộng được sắp đặt một cách đối xứng trong trang. Cân bằng đổi xứng đề cập
đến tất cả những gì được sắp xếp trong một bố cục. Cân bằng đối xứng được
chia ra làm nhiều loại như cân bằng đảo ngược, cân bằng 2 trục, cân bằng
xuyên tâm
• Cân bằng không đối xứng đạt được khi không có sự đối xứng. Khi tất
cả các yếu tố được xếp đặt không có đối xứng với nhau, cân bằng bất đói
xứng được thiết lập.
SV: Nguyễn Hoàng Long - K13 Đồ hoạ
23
Khoá luận tốt nghiệp Viện Đại học mở Hà Nội - Khoa Tạo dáng công nghiệp
Luật cân bằng được áp dụng trong rất nhiều thiết kế mà tiêu biểu là
thiết kế logo.
2.2.1.2. Luật nhịp điệu : The law of rhythm
Nhịp điệu dùng để tạo nên sự dịch chuyển và điều hướng của tầm nhìn.
Nó xảy ra khi các yếu tố bên trong một bố cục được lặp lại. Nhịp điệu được ra
bằng cách tạo nên một dòng chảy êm đềm của tầm nhìn. Nhịp điệu được dùng
như một đường dẫn mà do đó mắt chúng ta có thể đọc được những phần quan
trọng của một thông tin. Nó còn được gọi là một mẫu thức của nghệ thuật.
Nhịp điệu rất quan trọng vì nó đóng, một vai trò sống còn trong cuộc sống vật
chất của chúng ta. Nhịp diệu giúp chúng ta nhìn nhận ra trật tự của thế giới
xung quanh.
Nhịp điệu có thể tạo nên bằng 3 cách , đó là : Sự lặp lại, dùng chuồi và
dùng sự liên tục. Người nghệ sĩ thône; thường sử dụng tất cả các hình thức

của nhịp điệu trong một bố cục

Họ phát triển thành một sự liên kết của nhịp
điệu trong xây dựng, vẽ , các sản phẩm thủ công một cách nhuần nhuyễn và
khéo léo để tạo nên một tổng thể tuyệt vời.
2.2.1.3. Luật nhấn mạnh : The law of emphasis
Những yếu tố cần phải nổi bật thì sẽ cần được nhấn mạnh. Sự nhấn
mạnh dược tạo ra bởi sự sắp đặt các yếu tố một cách hợp lý. Hoặc đặt chúng ở
vị trí đáng được chú ý bằna; cách dùng sự tương phản, có nghĩa là làm chúng
nổi bật lên bằng nhữna, nét đặc trưng như màu sắc, hình dạng, tỉ lệ. Sự nhấn
mạnh hoặc tương phản mang lại sự muôn màu muôn vẻ cho một mẫu design.
Một số loại tương phản phô biến là : cong và thẳng, rộng và hẹp, hoa mỹ và
xù xì Nhấn mạnh bàng tương phản xuất phát từ rất nhiều phương cách,
nhưng cách phổ biến nhất có lẽ là dùng màu sắc. Sự lương phản về đường nét,
hình dạng và kích thước làm nên một ưu thế của một chi tiết so với tổng thể.
Thí dụ như một đóa hoa đặt trước một bức tường tĩnh lặng và đơn sắc thu
được hiệu quả nhiều hơn trong một môi trường ồn ào, náo nhiệt.
SV: Nguyễn Hoàng Long - K13 Đồ hoạ
24

×