Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Báo cáo thực tập tại Trung tâm quy hoạch 1 – Viện quy hoạch xây dựng Thanh Hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.27 KB, 14 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết phải đi thực tập.
Việc đi thực tập giúp chúng ta vận dụng các kiến thức đã học trên
trường vào thực tế và giúp chúng ta rèn rủa kinh nghiệm về cách ứng xử khi
bước vào môi trường làm việc chuyên nghiệp với những mối quan hệ vô cùng
phức tạp. Vì vậy việc đi thực tập là rất cần thiết.
2. Mục tiêu đi thực tập.
- Học hỏi kinh nghiệm của các cán bộ nhân viên nơi mình thực tập để
củng cố thêm kiến thức về chuyên ngành được đào tạo.
- Phát hiện các khó khăn vướng mắc tại nơi thực tập và kiến nghị một số
giải pháp giải quyết.
3. Phạm vi thực tập
Trung tâm quy hoạch 1 – Viện quy hoạch xây dựng Thanh Hóa
4. Cấu trúc của báo cáo thực tập bao gồm.
Phần mở đầu
Chương I: Giới thiệu tổng quan về Viện Quy Hoạch Xây Dựng TH
Chương II: Nội dung thực tập
Phần kết luận
Trong quá trình viết báo cáo thực tập em xin trân thành cảm ơn sự
giúp đỡ của Ts Nguyễn Hữu Đoàn, cán bộ công nhân viên của viện quy hoạch
xây dựng Thanh Hóa đã giúp đỡ em hoàn thiện bản báo cáo này. Tuy nhiên,
bản báo cáo chắc chắn không tránh khỏi những thiếu xót vì vậy em mong
nhận được những ý kiến đóng góp để bản báo cáo được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

Chương I: Tổng quan về viện quy hoạch xây dựng
Thanh Hóa
I. THÔNG TIN CHUNG
Tiền thân của Viện Quy hoạch Xây dựng Thanh Hoá là Viện Quy hoạch
khảo sát thiết kế xây dựng Thanh Hoá thành lập từ tháng 10/1973.
Ngày 12/6/1997 Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá ký Quyết định thành lập


Viện Quy hoạch Xây dựng Thanh Hoá số: 1074 QĐ/TC-UB.
 Tên đơn vị: Viện Quy hoạch Xây dựng Thanh Hoá.
 Tên giao dịch quốc tế: Thanh Hoa Construction Planning Institute
(Viết tắt THCPI).
 Người đại diện : Ông Lê Đình Nam – Chức vụ Viện trưởng
 Trụ sở làm việc : 747 - Đường Bà Triệu - Thành phố Thanh Hoá
Điện thoại: (084) 037.3 858.558 Fax: (084) 037. 3850.893
 Website: Emal:
 Viện là đơn vị sự nghiệp khoa học có thu, hạch toán kinh tế độc lập.
 Tài khoản: 501.10.00.000.505.1; Ngân hàng đầu tư và phát triển Thanh
Hoá.
 Mã số thuế: 2800223270 - 1
 Được Nhà nước trao tặng:
 Huân chương lao động hạng Ba năm 2001.
 Huân chương lao động hạng Nhì năm 2006.
II. CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ
1. Nghiên cứu và lập quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết phát triển đô thị
và quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.
2. Nghiên cứu và lựa chọn lập quy hoạch khu công nghiệp, khu kinh tế.
3. Khảo sát, điều tra đánh giá tài nguyên phục vụ chiến lược phát triển vật
liệu xây dựng, nguồn nước phục vụ sinh hoạt.
4. Giúp giám đốc Sở xây dựng thực hiện một số chức năng quản lý Nhà
nước về quy hoạch.
5. Được phép hành nghề tư vấn đầu tư xây dựng:
o Khảo sát xây dựng.
o Thiết kế quy hoạch chi tiết xây dựng.
o Lập dự án đầu tư xây dựng công trình.
o Lập báo cáo kinh tế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công các công
trình dân dụng; Công trình công nghiệp; Công trình hạ tầng kỹ
thuật.

o Thẩm tra hồ sơ thiết kế kỹ thuật bản vẽ thi công ; Thẩm tra tổng
dự toán, dự toán các công trình, hạng mục công trình xây dựng
dân dụng; Công nghiệp; Hạ tầng kỹ thuật.
o Lập hồ sơ mời thầu, phân tích, đánh giá hồ sơ dự thầu xây dựng
các công trình: Dân dụng; Công nghiệp ; Hạ tầng kỹ thuật.
o Giám sát kỹ thuật thi công công trình xây dựng: Dân dụng; Công
nghiệp; Hạ tầng kỹ thuật.
o Tư vấn quản lý dự án đầu tư các công trình: Dân dụng; Công
nghiệp; Hạ tầng kỹ thuật.
III. TỔ CHỨC - NHÂN LỰC
1. Sơ đồ tổ chức
2. Nhân lực
Đến ngày 1/1/2009 toàn viện có:
Tổng số: 90 người
Bao gồm:
- Kiến trúc sư: 25 người
- Kỹ sư kỹ thuật: 51 người
- Cử nhân kinh tế: 4 người
- Cán bộ kỹ thuật: 10 người
Chuyên môn cán bộ, nhân viên như sau:
o Kiến trúc sư: 25 nưgời (6 thạc sỹ)
o Kỹ sư đô thị : 18 người (3 thạc sỹ)
o Kỹ sư xây dựng: 9 người (2 thạc sỹ)
o Kỹ sư kinh tế xây dựng : 4 người
o Kỹ sư giao thông: 4 người
o Kỹ sư điện: 3 người.
o Kỹ sư địa chất công trình: 5 người
o Kỹ sư trắc địa: 6 người
o Kỹ sư VLXD: 2 người
o Cử nhân kinh tế: 4 người

o Cán bộ kỹ thuật: 10 người
IV- CÁC ĐƠN VỊ THUỘC VIỆN
1- Phòng Tổng hợp Hành chính
2- Phòng Quản lý khoa học kỹ thuật
3- Trung tâm Quy hoạch xây dựng I
4- Trung tâm Quy hoạch xây dựng II
5- Trung tâm Tư vấn xây dựng
6 - Trung tâm Khảo sát xây dựng
V- MỘT SỐ CÔNG TRÌNH THỰC HIỆN TRONG NHỮNG NĂM GẦN
ĐÂY
1- Điều tra cơ bản trữ lượng tài nguyên, khảo sát địa hình, địa chất
xây dựng:
+ Nhà máy Xi măng Nghi Sơn ( Liên doanh Việt Nam - Nhật Bản )
+ Nhà máy lọc hoá dầu số 2 Nghi Sơn (Tổng Công ty Dầu khí Việt
Nam).
+ Nhà máy chế biến bột giấy Hậu Lộc ( Tổng Công ty giấy Việt Nam ).
+ Nhà máy công ty đường mía Việt Nam - Đài Loan
+ Các nhà máy, Tổng kho của Công ty CP Mía đường Lam Sơn.
+ Nguồn, trữ lượng nước sinh hoạt ở vùng, miền trên địa bàn tỉnh Thanh
Hoá
+ Đường Hồ Chí Minh qua tỉnh Thanh Hoá
+ Cung cấp tài liệu, thông tin cho các dự án kinh tế, văn hoá xã hội khác.
+ Khảo sát địa hình qui mô từ 15.000Ha đến 100Ha, tỷ lệ 1/10.000,
1/5000, 1/2000, 1/500 phục vụ quy hoạch chung, Quy hoạch chi tiết xây dựng
các đô thị, điểm dân cư nông thôn trong toàn tỉnh Thanh Hoá.
+ Khảo sát địa chất công trình phục vụ thiết kế nhiều trụ sở làm việc,
công trình công nghiệp, công trình văn hoá xã hội, các dự án thuộc các nguồn
vốn Ngân sách, viện trợ, tài trợ, cho vay của nước ngoài như: ADB, WB,
ODA của các Sở, Ban, Ngành, Huyện, Thị xã, Thành phố và các cơ quan
Trung ương đóng tên địa bàn tỉnh Thanh Hoá.

2- Quy hoạch xây dựng
- Nghiên cứu lập quy hoạch tổng thể chiến lược phát triển Đô thị toàn
tỉnh Thanh Hoá đến năm 2020 với dân số đô thị 1,5 triệu người.
- Nghiên cứu lập quy hoạch chiến lược cấp thoát nước đô thị trong tỉnh
Thanh Hoá đến năm 2020
- Lập Đề án phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn theo hướng CNH -
HĐH đến năm 2010 – 2020 Tỉnh Thanh Hoá .
- Lập quy hoạch chung đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt tại quyết định 140/ QĐ-Ttg ngày 11/6/1999 và quy hoạch chi tiết các
khu vực thuộc Thành phố Thanh Hoá với diện tích trên 15.000 Ha.
- Lập quy hoạch chung đến 2020 với 180.000 dân đã được Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt tại quyết định sô 604/TTg ngày 17/5/2001, quy hoạch
chi tiết các khu đô thị thuộc đô thị mới Nghi Sơn Thanh Hoá.
- Lập quy hoạch chung đến 2020 với 200.000 dân và quy hoạch chi tiết
thị xã Bỉm sơn tỉnh Thanh Hoá.
- Lập quy hoạch chung đến 2020 với 150.000 dân và quy hoạch chi tiết
thị xã Sầm sơn Thanh Hoá.
- Lập quy hoạch chung đến năm 2020 với 100.000 dân đô thị vùng miền
núi phía Tây (khu vực huyện Ngọc Lặc) tỉnh Thanh Hoá.
- Lập quy hoạch chung, quy hoạch chi chi tiết 32 thị trấn, huyện lỵ trong
và ngoài tỉnh Thanh Hoá.
- Lập quy hoạch chung xây dựng 143km dọc tuyến đường Hồ Chí Minh
đoạn qua Tỉnh Thanh Hoá.
- Lập quy hoạch chi tiết xây dựng các khu kinh tế, khu công nghiệp ở các
vùng miền, huyện, thị xã và khu hoá dầu, sản xuất xi măng, vật liệu xây dựng
trong tỉnh Thanh Hoá.
- Lập quy hoạch tổng thể KTXH cho một số huyện trong tỉnh
- Lập quy hoạch xây dựng vùng Nam Thanh- Bắc Nghệ
- Lập quy hoạch vùng huyện Tĩnh Gia vùng bắc Ghép, vùng ngã ba Bông
- Điều chỉnh quy hoạch chung Thành phố Thanh Hoá đến năm 2025, tầm

nhìn 2035 đã được thủ tướng chính phủ phê duyệt tại quyết định số: 84/QĐ-
TTG ngày 16/01/2009.
- Chủ trì phối hợp với các Viện quy hoạch Hà Nam, Nam Định, Hà Nội,
Ninh Bình, Nghệ An lập quy hoạch chung xây dựng dọc đường cao tốc Hà
Nội - Vinh.
3 - Tư vấn đầu tư
3-1- Lập dự án và thiết kế kỹ thuật thi công
+ Khu chung cư, KCN Lễ Môn, Nghi Sơn .
+ Khu đô thị mới Tây Nam Cầu Cao thành phố Thanh hoá.
+ Khu đô thị mới Thành Yên - Quảng Thành
+ Hạ tầng cảng Nghi Sơn và các dịch vụ hậu cần
+ Đường vào Mỏ sét của Công ty xi măng Nghi Sơn
+ Đại lộ Lê Lợi - Đường phố chính đô thị - Thành phố Thanh Hoá , tổng
mức 40 tỷ đồng
+ Đường vành đai thị xã Sầm Sơn tổng mức đầu tư 70 tỷ đồng
+ Đại lộ Đông Tây 2 Đô thi mới Nghi Sơn tổng mức đầu tư 146 tỷ đồng
+ Đại lộ Bắc Nam 4 Đô thị mới Nghi Sơn tổng mức đầu tư 160 tỷ đồng.
+ Đường trục chính trung tâm - Đô thị trung tâm vùng miền núi phía Tây
tỉnh Thanh hoá đặt tại Ngọc Lặc tổng mức đầu tư 165 tỉ đồng
+ Đường Quốc lộ 1A cải dịch đoạn qua thành phố Thanh Hoá giai đoạn
1: 400 tỷ Đồng
+ Xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp đường phố chính của Thành phố
Thanh Hoá, thị xã Bỉm Sơn, Sầm Sơn Thanh Hoá
+ Lập DA và TKKT các trụ sở cơ quan: Trụ sở Liên cơ quan Tài chính -
Thương mại - Du lịch, Trung tâm thương mại Lam Sơn, Trụ sở Ban Dân tộc
miền núi, Cảng vụ Thanh Hoá, Trụ sở Đảng uỷ cơ quan cấp tỉnh, Trụ sở Ban
thanh tra giao thông vận tải, trụ sở các huyện Tĩnh Gia, Quan Hoá, Ngọc Lặc,
Thiệu Hoá, Mường Lát, Quan Sơn. trụ sở làm việc phòng Thương mại công
nghiệp VN, hội trường UBND huyện Tĩnh Gia, Thọ Xuân các công trình
này có tổng mức đầu tư từ 5 tỷ đến 50 tỷ Đồng.

+ Lập DA và TKKT các trường: Đại học Hồng Đức, Trường chuyên
nghiệp dạy nghề, đào tạo cán bộ: Trường chính trị Tỉnh, Trường kỹ thuật
nghiệp vụ phát thanh truyền hình, Trung tâm giáo dục dạy nghề 05 - 06,
Trường dạy nghề thủ công nghiệp, Trường dạy nghề kỹ thuật nghiệp vụ giao
thông vận tải, Trung tâm dạy nghề thuỷ nông; Các bệnh viện Huyện, cải tạo
bệnh viện Đa Khoa tỉnh, bệnh viện Nhi khu vực Bắc miền trung, trường cao
đẳng Ytế Thanh Hoá, Trung cấp nghề Nghi Sơn, trường Cao đẳng nghề công
nghiệp TH . tổng mức đầu tư từ 5 tỷ đến 100 tỷ đồng
+ Lập DA và TKKT thi công hạ tầng các khu TĐC Xuân Lâm, Nguyên
Bình, Mai Lâm, Tĩnh Hải – khu kinh tế Nghi Sơn có tổng mức đầu tư từ 20
đến 100 tỷ đồng
3.2- Tư vấn đầu tư khác
- Lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu cho một số công trình công
nghiệp, dân dụng do các chủ đầu tư yêu cầu với chất lượng tốt, được tín
nhiệm.
- Đã hợp đồng thẩm tra và được Sở xây dựng Thanh Hoá giao thẩm tra
hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công và dự toán do các tư vấn khác lập.
- Tư vấn Quản lý dự án xây dựng công trình nhà máy men Viêt Nam -
Đài Loan tại thị trấn Thạch Thành, Thanh Hoá.
- Tư vấn giám sát: Trụ sở làm việc Sở Thương binh xã hội
- Tư vấn đấu thầu xây dựng khu neo đậu và trách trú bão Lạch Hới –
Sầm Sơn, công trình Doanh trại quân đội đảo Nẹ tổng mức đầu tư từ 10 tỷ
đến 100 tỷ
VI. Trung Tâm quy hoạch 1
1. Tổ chức:
1 Giám đốc Trung tâm;
01 Phó Giám đốc Trung tâm – Phụ trách kiến trúc;
01 Phó Giám đốc Trung tâm - Phụ trách kỹ thuật
Tổng số cán bộ, nhân viên: 14 người.
Trong đó:

Đại học và trên đại học: 12 người (01 thạc sỹ);
- Trung cấp kỹ thuật: 02 người;
- Chủ nhiệm thiết kế đồ án QHXD hạng 1: 01 người;
- Chủ nhiệm thiết kế đồ án QHXD hạng 2: 01 người;
- Chủ trì thiết kế đồ án QHXD hạng 1: 01 người;
- Chủ nhiệm lập dự án, thiết kế công trình Dân dụng và Công nghiệp
hạng 2: 02 người;
- Chủ trì thiết kế công trình Dân dụng và Công nghiệp hạng 2: 02
người;

2. Chức năng nhiệm vụ:
- Nghiên cứu lập nhiệm vụ và thiết kế các đồ án: Quy hoạch vùng tỉnh;
Quy hoạch vùng liên tỉnh; Quy hoạch chung xây dựng đô thị; Quy hoạch chi
tiết xây dựng đô thị; Quy hoạch điểm dân cư nông thôn; Khu công nghiệp;
Khu đô thị mới; Quy hoạch kiến trúc cảnh quan; Quy hoạch môi trường
chiến lược.
- Đề xuất các giải pháp quản lý quy hoạch xây dựng.
- Lập luận chứng, phương án, phân tích lựa chọn địa điểm xây dựng khi
có yêu cầu.
- Tham gia thẩm tra, thẩm định các đồ án quy hoạch xây dựng khi có
yêu cầu.
- Lập dự án, thiết kế các công trình hạ tầng kỹ thuật Đô thị, Nông thôn;
Khu công nghiệp.
- Đề xuất, tham gia nghiên cứu, ứng dụng các đề tài khoa học về Quy
hoạch; Kiến trúc.
- Tham mưu và đề xuất cho Ban lãnh đạo Viện về công tác Quy hoạch
Xây dựng.
- Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nghiên cứu, thiết kế Quy hoạch xây
dựng.
Chương II: Nội dung thực tập

1. Thời gian thực tập
Từ 11/1/2009 đến 10/5/2010
2. Các công việc được giao
- Tiếp nhận văn bản quyết định trình lên cấp trên
- Tìm hiếu quy hoạch chung của thành phố Thanh Hóa
3. Kết quả thu được trong quá trình thực tập
- Có cái nhìn thực tế hơn về quy hoạch đô thị
- Hiểu được hơn những khó khăn trong công việc quy hoạch: Xây dựng
bản vẽ chi tiết, phương án di dời
- Kỹ năng về máy tính, tiếp nhận thông tin được ứng dụng thành thạo
hơn
4. Bài học rút ra trong quá trình thực tập
4.1. Khó khăn
- Kiến thức học trên trường thực tế chưa bám sát vào công việc được
giao nên không tránh khỏi những lung túng
- Chưa có nhiều kinh nghiệm nên chưa được đảm trách một số công
việc quan trọng
4.2. Thuận lợi.
- Được tiếp xúc với môi trường thực tế rất gần với chuyên ngành được
đào tạo
- Sự giúp đỡ tận tình của cán bộ công nhân viên nơi thực tập từ kinh
nghiệm đến kiến thức chuyên ngành
- Có nhiều số liệu, tài liệu liên quan đến quy hoạch để giúp hoàn thiện
báo cáo chuyên ngành sau này.
5. Sự liên quan giữa chuyên ngành đào tạo với công việc ở nơi thực
tập
- Tìm hiểu về quy hoạch quản lý đô thị
- Tầm quan trọng của quy hoạch đối với đời sống của con người
6. Kỹ nằng kiến thức cần được bổ sung
Muốn tìm hiểu về quy hoạch của 1 vùng hay của 1 đô thị thì chúng ta

cần phải biết vị trí, tầm quan trọng của vùng đó hay đô thị đó vì vậy cần phải
có kiến thức sâu về kinh tế của vùng, đô thị.
Cần phải có kiến thức sâu hơn về kỹ thuât như kết cấu hạ tầng, bản vẽ
kỹ thuật của nhà.
7. Kiến nghị đối với chuyên ngành đào tạo
- Việc học lý thuyết trên trường là rất cần thiết nhưng cũng cần phải có
những buổi đi thực tế thì sẽ giúp sinh viên nắm được thực trạng của quy
hoạch để sau nay ra trường tránh khỏi những bỡ ngỡ.
- Tổ chức những buổi hội thảo nhiều hơn mời các chuyên gia trong lĩnh
vực liên quan đến chia sẽ các kinh nghiệm.
- Vì khi quy hoạch một khu đô thị thì cần phải xây dựng được bản vẽ chi
tiết khu đô thị đó rồi trình lên cấp trên nên sinh viên phải nắm được sơ bộ bản
vẽ đó vì vậy chương trình của môn vẽ kỹ thuật nên có nhiều kiến thức hơn về
bản vẽ nhà, công trình công công.
- Môn tin học ứng dụng cũng là môn rất cần thiết cho sinh viên vì ở các
công sở yêu cầu các kỹ năng tin học văn phòng rất cao nên đưa vào môn bắt
buộc.
- Vì viện quy hoạch là cơ quan nhà nước nên việc tiếp nhận và xử lý
công văn, quyết định rất nhiều đòi hỏi sinh viên phải có kỹ năng thành thạo
trong soạn thảo văn bản nên môn soạn thảo văn bản trong trường là rất cần
thiết.
Phần Kết Luận
Việc đi thực tập giúp sinh viên tiếp xúc với môi trường làm việc
chuyên nghiệp, vận dụng kiến thức đã học trên trường vào thực tế để sau này
khi ra trường sinh viên sẽ không bị bỡ ngỡ vì thường kiến thức trên trường chỉ
mới là nền tảng giúp sinh viên làm việc sau này. Tuy nhiên để đạt được kết
quả như vậy đòi hỏi sinh viên phải có ý thức kỷ luật cao, có trách nhiệm với
công việc và có tinh thần học hỏi cao có như vậy thì việc đi thực tập mới giúp
ích cho việc học của sinh viên. Và có một bài học em rút ra trong quá trình
thực tập nữa đó là khi tìm được một đề tài nào đó thì chúng ta phải bắt tay vào

xây dựng đề cương luôn vì khi đó chúng ta đang tìm hiểu nhiều về nó, tấm
huyết với nó thì việc viết chuyên đề sẽ hiệu quả hơn.
Xác nhận của cơ quan thực tập
Đề cương chuyên đề tốt nghiệp dự kiến
Đề tài 1. Thực trạng và một số giải pháp về công tác quản lý quy hoạch các
công trình hạ tầng đô thị trên địa bàn thành phố Thanh Hóa.
Đề cương chi tiết
Phần mở đầu
1. Lý do lựa chọn đề tài
2. Phạm vi đề tài
Phần nội dung
I. Tổng quan về kết cấu hạ tầng đô thị
1. Một số vấn đề lý luận về kết cấu hạ tầng đô thị
1.1. Khái niệm kết cấu hạ tầng đô thị
1.2. Vai trò, ý nghĩa kết cấu hạ tầng đô thị
1.3. Nguyên tắc quản lý và phát triển kết cấu hạ tầng đô thị
2. Phân loại kết cấu hạ tầng đô thị
II. Hiện trạng kết cấu hạ tầng ở thành phố Thanh Hóa
1. Giao thông đô thị
2. Cấp nước sạch đô thị
3. Thoát nước đô thị
4. Cung cấp điện chiếu sáng cho đô thị
5. Cây xanh trong đô thị
6. Rác thải và hệ thống thu gom rác thải
III. Ưu điểm, nhược điểm của công tác quản lý quy hoạch kết cấu hạ tầng đô thị
1. Ưu diểm
2. Nhược điểm
IV. Kiến nghị một số giải pháp
VI. Bài học rút ra
Phần kết luận

Danh mục tài liệu tham khảo
Đề tài 2. Thực trạng và một số giải pháp về quy hoạch các khu đô thị mới
trên địa bàn thành phố Thanh Hóa.

×